1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý chương trình đào tạo ngành quản trị kinh doanh ở trường đại học kinh tế quản trị kinh doanh thái nguyên

105 379 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,47 MB

Nội dung

Vì vậy nếu xây dựng được biện pháp quản lý chương trình đào tạo Ngành Quản trị kinh doanh đảm bảo tính khoa học, phù hợp với thực tế phát triển kinh tế - xã hội của khu vực thì sẽ góp ph

Trang 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VŨ THỊ NHƯ TRANG

QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ

KINH DOANH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2016

Trang 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VŨ THỊ NHƯ TRANG

QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ

KINH DOANH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số: 60 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THÀNH KỈNH

THÁI NGUYÊN - 2016

Trang 3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực chưa hề được sử dụng và công bố ở bất kỳ một công trình nào khác

Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc

Thái Nguyên, tháng năm 2016

Tác giả

Vũ Thị Như Trang

Trang 4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ii

LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo của trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu về quản lý, quản lý giáo dục Những kiến thức đã học, giúp tôi nghiên cứu, học tập và ứng dụng thực tiễn trong công việc

Xin cảm ơn toàn thể cán bộ, nhân viên trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại nhà trường

Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát tại các cơ quan

Xin cảm ơn toàn thể đồng nghiệp bạn bè, gia đình đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ cho tác giả hoàn thành chương trình học tập và hoàn tất luận văn này

Một lần nữa xin chân thành tiếp thu mọi sự đóng góp ý kiến của các thầy

cô, tập thể hội đồng khoa học để đề tài có tính hiệu quả cao, góp phần vào công tác giáo dục toàn diện trong các nhà trường

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng năm 2016

Tác giả

Vũ Thị Như Trang

Trang 5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC CÁC HÌNH vi

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

5 Giả thuyết khoa học 3

6 Phương pháp và giới hạn nghiên cứu 3

7 Cấu trúc luận văn 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH 5

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

1.2 Các khái niệm cơ bản 7

1.2.1 Quản lý 7

1.2.2 Chương trình đào tạo 9

1.2.3 Quản lý chương trình đào tạo 13

Trang 6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iv

1.2.4 Nội dung quản lý chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh

doanh ở trường đại học 13

1.3 Vai trò của các chủ thể đào tạo và quản lý chương trình đào tạo 23

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý chương trình đào tạo 25

Kết luận chương 1 25

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ KINH DOANH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN 27

2.1 Một vài nét về Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên 27

2.1.1 Lịch sử phát triển của Nhà trường 27

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm và định hướng khác của nhà trường 28

2.2 Tổ chức khảo sát 35

2.2.1 Mục đích khảo sát 35

2.2.2 Nội dung khảo sát 36

2.2.3 Đối tượng khảo sát 36

2.2.4 Phương pháp khảo sát 37

2.3 Thực trạng về quản lý chương trình đào tạo 38

2.3.1 Giới thiệu chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh 38

2.3.2 Thực hiện nội dung chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh 40

2.3.3 Các biện pháp quản lý và thực hiện chương trình đào tạo 48

2.3.4 Sự phối hợp với các doanh nghiệp sử dụng lao động trong việc quản lý, xây dựng và phát triển CTĐT 51

2.3.5 Vai trò của cán bộ quản lý chương trình đào tạo 52

2.3.6 Công tác kiểm tra, đánh giá việc quản lý và phát triển CTĐT 53

Trang 7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn v

2.4 Phân tích nguyên nhân của thực trạng 54

Kết luận chương 2 57

Chương 3 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN 58

3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 58

3.1.1 Nguyên tắc 1 Đảm bảo tính phù hợp 58

3.1.2 Nguyên tắc 2 Đảm bảo tính kế thừa và phát triển 58

3.1.3 Nguyên tắc 3 Đảm bảo tính đồng bộ 59

3.1.4 Nguyên tắc 4 Đảm bảo tính khả thi 59

3.2 Các biện pháp 60

3.2.1 Xây dựng bộ máy và nhân sự thực hiện nhiệm vụ phát triển chương trình đào tạo có tính chuyên nghiệp 60

3.2.2 Nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý về quản lý chương trình và phát triển chương trình đào tạo 61

3.2.3 Đảm bảo chất lượng trong thực hiện chương trình đào tạo 64

3.2.4 Phối hợp giữa nhà trường với các doanh nghiệp để quản lý và phát triển chương trình đào tạo 65

3.2.5 Tăng cường cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho phát triển chương trình và tổ chức quá trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh 68

3.2.6 Thường xuyên tự đánh giá chương trình đào tạo ngành quản trị kinh doanh và tham gia kiểm định chương trình đào tạo 69

3.2.7 Mối quan hệ giữa các biện pháp 71

3.3 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý chương trình đào tạo 71

Kết luận chương 3 80

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

Trang 8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vi

PHỤ LỤC

Trang 9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iv

Trang 10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Cơ cấu chọn mẫu khảo sát 36

Bảng 2.2: Ý kiến đánh giá của GV & CBQL về tính kịp thời trong việc quản lý chương trình đào tạo 40

Bảng 2.3: Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý về nội dung CTĐT 41

Bảng 2.4: Ý kiến đánh giá của giảng viên về nội dung CTĐT 42

Bảng 2.5: Ý kiến đánh giá của sinh viên về nội dung CTĐT 43

Bảng 2.6: Ý kiến đánh giá doanh nghiệp về nội dung CTĐT 44

Bảng 2.7: Ý kiến đánh giá chung (GV, CBQL, SV, HV, DN) về nội dung CTĐT 47

Bảng 2.8: Kết quả khảo sát cán bộ quản lý về chương trình đào tạo 48

Bảng 2.9: Kết quả khảo sát các biện pháp chỉ đạo phát triển CTĐT 49

Bảng 2.10: Đánh giá chung về các biện pháp nhằm quản lý CTĐT 50

Bảng 2.11: Kết quả đánh giá về quản lý và thực hiện CTĐT 50

Bảng 2.12: Kết quả đánh giá việc phối hợp giữa nhà trường với doanh nghiệp trong việc quản lý CTĐT 51

Bảng 2.13: Kết quả đánh giá về cán bộ quản lý ĐT và Phát triển CTĐT 52

Bảng 2.14: Kết quả đánh giá về công tác kiểm tra việc quản lý CTĐT 53

Bảng 2.15: Tổng hợp ý kiến đánh giá chung về công tác quản lý chương trình đào tạo 57

Bảng 3.1 Khảo nghiệm ý kiến giảng viên về quản lý chương trình đào tạo 72

Bảng 3.2 Khảo nghiệm ý kiến cán bộ quản lý về quản lý và phát triển chương trình đào 73

Bảng 3.3 Khảo nghiệm ý kiến doanh nghiệp về quản lý và phát triển chương trình đào 74

Bảng 3.4 Khảo nghiệm ý kiến sinh viên về quản lý chương trình đào tạo 75

Bảng 3.5: Kết quả tổng hợp chung Khảo nghiệm về quản lý và phát triển chương trình đào 76

Trang 11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vi

DANH MỤC CÁC HÌNH

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý trường Đại học Kinh tế & Quản trị

Kinh doanh - Thái Nguyên 30

Trang 12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chất lượng đào tạo luôn luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu Trong bối cảnh toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu của thời đại, buộc các trường Đại học phải không ngừng vươn lên, đổi mới mạnh mẽ chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy theo hướng cập nhật và tiên tiến của thế giới Do vậy việc cơ cấu tổ chức và quản lý hệ thống giáo dục quốc dân, đặc biệt là chương trình đào tạo có một ý nghĩa đặc biệt ảnh hưởng tới, trình độ, chất lượng đào tạo của nguồn nhân lực được đào tạo

Hiện nay, Trường Đại học Kinh tế & QTKD đã và đang tích cực xây dựng,

rà soát, bổ sung các CTĐT với các mục tiêu cụ thể, rõ ràng và có sự cập nhật các CTĐT tiên tiến của một số trường đại học nước ngoài Đồng thời, Trường đã chuyển hình thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chí nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người học Nhà trường đã tích cực đa dạng hóa các loại hình đào tạo nhằm đáp ứng hơn nữa nhu cầu học tập của người học phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung

Chương trình ngành Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Kinh Tế & Quản trị kinh doanh Thái Nguyên là xương sống của toàn bộ quá trình đào tạo Chương trình đào tạo Ngành Quản trị kinh doanh thể hiện trình độ chuyên môn

mà người học cần tích lũy nhằm đảm bảo 6 nhân tố của chất lượng đào tạo: Trình độ văn hóa và kỹ năng nghề, học vấn, trí lực, thể lực, năng lực chuyên môn, nghề nghiệp, hiểu biết xã hội, lối sống, khả năng thích ứng phát triển

Một chương trình đào tạo phù hợp không chỉ cập nhật với các tri thức hiện đại trong lĩnh vực nghề nghiệp tương ứng mà còn phải phù hợp với thực tiễn, phát triển của mỗi quốc gia Vấn đề đặt ra là cần phải giải quyết nào để vừa quản lý chương trình đào tạo Ngành Quản trị kinh doanh tại trường không

bị tụt hậu so với nền kinh tế, đảm bảo được chương trình đào tạo thể hiện mục

Trang 13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 2

tiêu đào tạo, nội dung đào tạo được cập nhật đi trước, đón đầu trước sự phát triển nền kinh tế một bước Đây là một yêu cầu cần thiết trong việc quản lý chương trình đào tạo Ngành Quản trị kinh doanh Trường Đại học Kinh Tế & Quản trị kinh doanh Thái Nguyên

Với mong muốn nghiên cứu đề xuất những biện pháp quản lí phù hợp với thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng ĐT của nhà trường, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý chương trình đào tạo Ngành Quản trị kinh

doanh ở Trường Đại học Kinh Tế & Quản trị kinh doanh Thái Nguyên”.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận về chương trình nói chung cùng với thực trạng quản

lý đào tạo chương trình ở Trường Đại học Kinh Tế & Quản trị kinh doanh Thái

Nguyên, tiến hành đề xuất một số biện pháp quản lý chương trình đào tạo Ngành Quản trị kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng quản lý ở Trường Đại học kinh tế & Quản trị kinh doanh Thái Nguyên

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp quản lý chương trình đào tạo Ngành Quản trị kinh doanh

ở Trường Đại học kinh tế & Quản trị kinh doanh Thái Nguyên

3.2 Khách thể nghiên cứu

Quá trình quản lý hoạt động đào tạo Ngành Quản trị kinh doanh ở Trường Đại học kinh tế & Quản trị kinh doanh

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý chương trình đào tạo ngành Quản

trị kinh doanh ở trường đại học Kinh tế & quản trị kinh doanh

- Nghiên cứu thực trạng quản lý chương trình Ngành Quản trị kinh doanh

ở Trường đại học Kinh tế & quản trị kinh doanh

- Đề xuất các biện pháp quản lý chương trình đào đạo Ngành Quản trị

Trang 14

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 3

kinh doanh ở Trường Đại học kinh tế & Quản trị kinh

5 Giả thuyết khoa học

Chất lượng đào tạo phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhiều khâu quan trọng quá trình đào tạo, trong đó quản lý chương trình là một khâu quan trọng giúp cho hoạt động đào tạo có chất lượng, đáp ứng yêu cầu xã hội Tuy nhiên thực tế cho thấy ở trường ĐHKT&QTKD nội dung chương trình vẫn còn dàn trải, tính thực tiễn chưa cao, hợp tác giữa doanh nghiệp với nhà trường trong phát triển chương trình đào tạo còn hạn chế… Vì vậy nếu xây dựng được biện pháp quản lý chương trình đào tạo Ngành Quản trị kinh doanh đảm bảo tính khoa học, phù hợp với thực tế phát triển kinh tế - xã hội của khu vực thì sẽ góp phần nâng cao được chất lượng đào tạo Ngành Quản trị kinh doanh ở Trường Đại học Kinh Tế & Quản trị kinh doanh Thái Nguyên

6 Phương pháp và giới hạn nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu

6.1.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử du ̣ng các phương pháp nghiên cứu lí luâ ̣n: phân tích, tổng hợp, nghiên cứu tài liệu, văn bản, các quan điểm lí luâ ̣n có liên quan, nhằm thu thâ ̣p thông tin lý thuyết dựa trên các tài liê ̣u nghiên cứu để khái quát hóa xây dựng

cơ sở lý luận của đề tài

6.1.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát, điều tra bằng ankét về thực trạng hoạt động quản lý chương trình đào tạo ngành quản trị kinh doanh của Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh

- Phương pháp xin ý kiến chuyên gia góp ý về cách xử lý kết quả điều tra, các biện pháp quản lý

- Tổng kết kinh nghiệm trong quản lý chương trình đào tạo ngành quản trị kinh doanh ở trường ĐHKT&QTKD

6.1.3 Các phương pháp bổ trợ

Đề tài sử dụng toán thống kê và phần mềm tin học để xử lý các kết quả

Trang 15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 4

thu được nhằm đánh giá thực trạng về quản lý chương trình đào tạo ngành QTKD ở trường ĐHKT&QTKD

6.2 Giới hạn nghiên cứu

Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu việc quản lý chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh ở Trường Đại học Kinh Tế & Quản trị kinh doanh Thái Nguyên bao gồm: Về tổ chức xây dựng, quản lý chương trình đào tạo, về nội dung chương trình đào tạo (CTĐT), Công tác kiểm tra, đánh giá việc quản

lý và phát triển CTĐT

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần những vấn đề chung, kết luận, mục lục; phụ lục; danh mục tài liệu tham khảo và khuyến nghị, luận văn gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý chương trình đào tạo Ngành Quản

trị kinh doanh ở trường đại học KT&QTKD

Chương 2: Thực trạng quản lý chương trình đào tạo Ngành Quản trị

kinh doanh ở Trường Đại học kinh tế & Quản trị kinh doanh

Chương 3: Các biện pháp quản lý trình đào tạo Ngành Quản trị kinh

doanh ở Trường Đại học kinh tế & Quản trị kinh doanh

Trang 16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 5

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH

ĐÀO TẠO NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

sự dịch chuyển trong việc sử dụng thuật ngữ để mô tả các nguyên tắc và quá trình phát triển chương trình nhà trường

Trang 17

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 6

Ở New Zealand các công trình về phát triển chương trình nhà trường ít hơn, bao gồm một vài chuyên khảo, bài báo, báo cáo tổng kết đề tài khoa học… nhờ có 2 dự án lớn về phát triển chương trình nhà trường cuối những năm 80 đầu những năm 90 (Ramsay và cộng sự 1995 Ramsay, Hawk, Harold, Marriot

và Posskit, 1993) [37] 10 năm gần đây số công trình viết về phát triển chương trình nhà trường tăng không đáng kể Từ năm 2000 đến nay có nhiều công trình nghiên cứu về chương trình, quản lý chương trình đào tạo được tiến hành nghiên cứu ở Hong Kong, Trung quốc, Nhật, Đài Loan

Các công trình này tập trung giải quyết một số vấn đề lí luận liên quan

đế phát triển chương trình nhà trường, như định nghĩa chương trình nhà trường, các nguyên tắc, luận cứ, vai trò của nhà nước, nhà trường trong đó có nhấn mạnh vai trò của giáo viên trong phát triển chương trình nhà trường Nhiều công trình đề cập tới vai trò của cộng đồng, nhà doanh nghiệp trong phát triển chương trình đào tạo trong đó có đề cập đến vai trò của các bên liên quan (steakholder), các chuyên gia trong phát triển chương trình nhà trường

Theo Nghị quyết 14/2005/NQ-CP về đổi mới căn bản và toàn diện giáo

dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 có nêu rõ: “Xây dựng và thực hiện

lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích lũy kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và ngoài nước” [30] Để thực hiện

chủ trương này có hiệu quả, trước tiên các trường đại học cần hoàn thiện chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ, sau đó tổ chức xây dựng đề cương học phần cho tất cả học phần trong chương trình đào tạo

Ở Việt Nam: Thời gian gần đây có khá nhiều công trình nghiên cứu về chương trình và quản lý chương trình đào tạo Cụ thể ở trong nước, có thể nói

Trang 18

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 7

bất cứ tài liệu nào khi viết về giáo dục học, đi sâu vào lý luận dạy học đều đề cập tới chương trình, nội dung đào tạo, Các giáo trình kinh điển của Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt - Giáo dục học [24] và các tác giả đi sau và gần đây có tài liệu của tác giả Nguyễn Hữu Châu - Những Vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học [11], đã viết khá rõ về các vấn đề cơ bản về chương trình và phát triển chương trình có tính chất xác định các nội dung cơ bản làm nền tảng cho khoa học về chương trình và phát triển chương trình Trong nguồn tài liệu phải kể đến các tài liệu của TS Giáo dục Nguyễn Kim Dung - Xây dựng chương trình - Hướng dẫn thực hành.[36] Tác giả Phạm Văn Lập - Phát triển chương trình đào tạo - một số vấn đề lí luận thực tiễn, Hà Nội (1988).[22]

1.2 Các khái niệm cơ bản

1.2.1 Quản lý

Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, con người muốn tồn tại và phát triển phải có sự phối hợp, thống nhất với nhau trong cùng một nhóm, một tổ chức Để tổ chức, điều khiển tạo nên sự phối hợp của nhóm người trong hoạt động theo yêu cầu nhất định thì cần phải có một người lãnh đạo, quản lý tổ chức đó

Như vậy, quản lý là một loại hình lao động của con người trong cộng đồng nhằm thực hiện các mục tiêu mà tổ chức, hoặc xã hội đã đặt ra Quản lý là một hoạt động đặc biệt bao trùm lên các mặt của đời sống xã hội, là nhân tố không thể thiếu được trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước Có nhiều cách tiếp cận khác nhau, ở mỗi cách tiếp cận thì có nhiều định nghĩa khác nhau

Quản lý là một hoạt động thiết yếu nó đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực

cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm Mục tiêu của các nhà quản lý nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt tới mục

Trang 19

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 8

đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất, với tư cách thực hành thì quản lý là một nghệ thuật, còn kiến thức có tổ chức về quản lý là một khoa học

- Theo Đại Bách khoa toàn thư Liên Xô, 1977: Quản lý là chức năng của

hệ thống có tổ chức với bản chất khác nhau (xã hội, sinh vật, kỹ thuật), nó bảo toàn cấu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động, thực hiện những chương trình, mục đích hoạt động”.[33]

Theo C.Mác, quản lý xã hội (QLXH) là chức năng được sinh ra từ tính

xã hội hóa lao động Nó có tầm quan trọng đặc biệt vì mọi sự phát triển của xã hội đều thông qua hoạt động của con người và thông qua quản lý (con người

điều khiển con người) Người đã viết “Tất cả mọi lao động trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đếnmột sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với

sự vận động của những khí quan độc lập của nó Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”.[10]

Trong cuốn ‘‘Quản lý nhân lực”, Pau Hersey và Ken Blane Heard lại coi

‘‘Quản lý là một quá trình cùng làm việc giữa nhà quản lý và người bị quản lý nhằm thông qua hoạt động của cá nhân, của nhóm, huy động các nguồn lực khác để đạt mục tiêu của tổ chức” [25]

Hà Thế Ngữ, Đặng Ngữ Hoạt coi: "Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định” [24]

Tác giả Mai Hữu Khuê lại cho rằng: "Hoạt động quản lý là một dạng hoạt động đặc biệt của người lãnh đạo mang tính tổng hợp các loại lao động

Trang 20

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 9

trí óc, liên kết với bộ máy quản lý, hình thành một chỉnh thể thống nhất điều hòa phối hợp các khâu và các cấp quản lý, làm sao cho hoạt động nhịp nhàng,

đi đến hiệu quả” [21]

Nhìn chung các khái niệm về quản lý đều nói đến một số đặc điểm sau đây của quản lý:

- Quản lý là tác động vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật vào hệ thống con người nhằm đạt các mục tiêu kinh tế - xã hội

- Quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có tổ chức dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng ổn định và phát triển đến mục tiêu đã định

- Quản lý là sự tác động có ý thức, hợp quy luật giữa chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt đến các mục tiêu đã đề ra

- Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hương đích của chủ thể quản lý là đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến đổi của môi trường

Trên cơ sở tìm hiểu một số khái niệm về quản lý, chúng tôi quan niệm:

Quản lý là hoạt động có ý thức, có mục đích của chủ thể quản lý nhằm điều khiển hoạt động của đối tượng, khách thể quản lý để đạt được mục tiêu quản

lý đặt ra

Toàn bộ hoạt động quản lý đều được thực hiện thông qua các chức năng quản lý Nếu không xác định được các chức năng quản lý thì chủ thể quản lý không thể điều hành được hệ thống quản lý

1.2.2 Chương trình đào tạo

Theo từ điển tiếng việt thông dụng, NXB giáo dục, chương trình được

Trang 21

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 10

giải nghĩa như sau:

- Chương trình là: Các mục, các vấn đề, các nhiệm vụ đề ra và được sắp xếp theo trình tự thực hiện trong một thời gian”

- Chương trình là: “Nội dung kiến thức về một môn học ấn định cho từng lớp, từng cấp, từng năm”

- Chương trình như là một phần của khối kiến thức được chuyển hoá qua khâu thiết kế

- Chương trình như là kết quả chắc chắn đạt được của người học vào cuối khoá học - sản phẩm đào tạo

- Chương trình là một quá trình (Tổ chức thực hiện) [35]

Ở nước ta, Điều 6 luật giáo dục quy định: “Chương trình giáo dục theo hiện mục tiêu giáo dục: quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo".[23]

Chương trình khung cho từng ngành đào tạo đối với trình độ Đại học, bao gồm cơ cấu nội dung các môn học, thời lượng đào tạo, tỷ lệ thời gian giữa môn học, giữa lý thuyết và thực hành, thực tập Căn cứ vào chương trình đào tạo của trường mình (Điều 41 luật giáo dục 2005) [23]

Theo quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo quyết định số 43/2007/QĐ-BGĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định về quy chế giáo dục đào tạo đại học như sau:

- Chương trình đào tạo thể hiện mục tiêu giáo dục đào tạo, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đào tạo,

Trang 22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 11

phương pháp và hình thức đào đạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngành học

- Chương trình đào tạo được các trường xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ trường Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

- Chương trình đào tạo được cấu trúc từ hai khối kiến thức: giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp.[6]

Chương trình đào tạo thể hiện chi tiết chương trình khung được Bộ Giáo dục và Đào tạo duyệt trước khi cho chỉ tiêu tuyển sinh Chương trình đào tạo gồm nhiều môn học Môn học (Subject) dạy trong một học kỳ gọi là một học phần (subject course) Mỗi học phần gồm nhiều đơn vị học trình (unit), tín chỉ (credit)

Tổng số tín chỉ quy định cho mỗi chương trình đào tạo của ngành/ chuyên ngành là 120 tín chỉ Các học phần trong chương trình đào tạo được sắp xếp theo trình tự nhất định vào từng học kỳ của kháo đào tạo - đây là trình tự học mà nhà trường khuyến cáo sinh viên nên tuân theo để thuận lợi nhất cho việc tiếp thu kiến thức

Chương trình đào tạo có số lượng không hạn chế, có thể gắn với một hoặc một số ngành đào tạo Chương trình đào tạo do trường đặt tên và quản lý Một ngành đào tạo được mã hóa thành một số có 8 chữ số Theo Quyết định số 25/2005/QĐ-TTg ngày 27/01/2005, trình độ và lĩnh vực đào tạo do Thủ tướng Chính phủ quy định, còn nhóm ngành đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo và

Bộ Lao động Thương binh và xã hội quy định.[31]

Chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở chuẩn đầu ra và được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp và đảm bảo chuẩn đầu ra Chương trình đào

tạo cũng đảm bảo sự cân đối giữa các khối kiến thức, tính lô-gic, đảm bảo đáp ứng nhu cầu ho ̣c tâ ̣p của người ho ̣c Các kỹ năng mềm được chú trọng trang

Trang 23

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 12

bị trong CTĐT và thông qua các hoạt động ngoại khóa Đề cương chi tiết các học phần có yêu cầu tiên quyết, đáp ứng yêu cầu chuẩn kiến thức, thể hiện được tính hệ thống, logic và sự bổ sung cho nhau Chương trình đào tạo được thiết kế đảm bảo liên thông dọc và liên thông ngang giữa các trình độ và phương thức tổ chức đào tạo Theo từ điển Giáo dục học - NXB Từ điển bách khoa 2001, khái niệm chương trình đào tạo là “Văn bản chính thức quy định mục đích, mục tiêu, yêu cầu, nội dung kiến thức và kỹ năng, cấu trúc tổng thể các bộ môn, kế hoạch lên lớp và thực tập theo từng năm học, tỷ lệ giữa các bộ môn, giữa lý thuyết và thực hành, quy định phương thức, phương pháp, phương tiện, cơ sở vật chất, chứng chỉ và văn bằng tốt nghiệp của cơ sở giáo dục và đào tạo”.[17]

Theo chúng tôi: Chương trình đào tạo là một bản thiết kết tổng thể các hoạt động của quá trình đào tạo cho một khoá hoặc một loại hình đào tạo nhất định, trong đó xác định rõ mục tiêu chung, chuẩn đầu ra cần đạt được, các thành phần, nội dung cơ bản, phương pháp đào tạo, hình thức tổ chức, lịch trình (kế hoạch) đào tạo tổng thể, cũng như các yêu cầu về kiểm tra, đánh giá

kết quả đào tạo trong quá trình và kết thúc khoá đào tạo

Chương trình giảng dạy (Curriculum): Là một bản thiết kế chi tiết quá trình giảng dạy trong một khoa đào tạo, phản ánh cụ thể nội dung, cấu trúc, trình tự, cách thức tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá các hoạt động giảng dạy cho khoá đào tạo và cho từng môn học, phần học, chương, mục, bài giảng Chương trình giảng dạy do các cơ sở đào tạo xây dựng trên cơ sở chương trình giáo dục đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt

Chương trình khung hay chương trình đào tạo khung: Là bản thiết kế phản ánh cấu trúc tổng thể về thời lượng và các thành phần, nội dung đào tạo

Trang 24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 13

cơ bản của chương trình đào tạo, làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình đào tạo Có thể hiểu chương trình khung là chương trình và phần nội dung đào tạo cơ bản, cốt lõi, tương ứng với những thời lượng nhất định để đảm bảo đạt được mục tiêu đào tạo với trình độ tương ứng

Như vậy chương trình đào tạo không chỉ phản ánh mục tiêu, nội dung mà

là một văn bản hay bản thiết kế thể hiện tổng thể các thành phần của quá trình, điều kiện, cách thức, quy trình tổ chức, đánh giá các hoạt động đào tạo để đạt được mục tiêu đào tạo, đáp ứng chuẩn đầu ra đã công bố

1.2.3 Quản lý chương trình đào tạo

Quản lý chương trình đào tạo là những tác động của Hiệu trưởng đến quá trình phát triển và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo của nhà trường nhằm đào tạo đạt chuẩn, đáp ứng với chuẩn đầu ra của chương trình đã công bố

Quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành kinh tế quản trị kinh doanh thực chất là sự chỉ đạo của các cấp trong việc định hướng xây dựng, phát triển chương trình; quản lý các hoạt động trong quá trình phát triển chương trình đào tạo: Phân tích nhu cầu, xác định mục tiêu; thiết kế xây dựng chương trình; tổ chức thực hiện chương trình, đánh giá chương trình và cải tiến chương trình để nâng cao chất lượng đào tạo

Để có một chương trình giáo dục tốt thì việc chỉ đạo, quản lý trong từng khâu của công tác phát triển chương trình phải tuân theo đúng quy trình, nguyên tắc phát triển chương trình

1.2.4 Quản lý chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh ở trường đại học

Quản lý chương trình đào tạo là những tác động của chủ thể quản lý đến toàn bộ quá trình phát triển chương trình, tổ chức quá trình đào tạo sao cho

Trang 25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 14

sản phẩm đào tạo, đáp ứng với chuẩn đầu ra

Quản lý chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh bao gồm các thành tố sau:

- Mục tiêu quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội về nguồn nhân lực Quản trị kinh doanh, nâng cao chất lượng đào tạo

- Chủ thể quản lý gồm Ban giám hiệu, trưởng phòng Đào tạo, trưởng phòng Thanh tra khảo thí &ĐBCL, Trưởng các khoa chuyên môn, trưởng bộ môn

- Đối tượng quản lý gồm có:

+ Quá trình xây dựng phát triển chương trình đào tạo

+ Quá trình tổ chức hoạt động đào tạo và thực hiện chương trình

+ Quá trình đánh giá chương trình đào tạo

- Công cụ quản lý: hệ thống văn bản pháp quy của các cấp về chương trình đào tạo

- Khách thể là các yếu tố về thị trường lao động, sự phát triển về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, môi trường đào tạo của Nhà trường, các yếu tố khác ảnh hưởng tới sự phát triển chương trình và tổ chức quá trình đào tạo

1.3 Nội dung quản lý chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh ở

Trang 26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 15

hiện chương trình đào tạo và đánh giá kết quả đào tạo sao cho sản phẩm đào tạo ngành quản trị kinh doanh đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng và phù hợp với mục tiêu đào tạo đã đề ra

Hiệu trưởng nhà trường là người chịu trách nhiệm về chỉ đạo phát triển chương trình đào tạo dựa vào những định hướng phát triển của ngành và kết quả khảo sát nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực quản trị kinh doanh Theo đó Hiệu trưởng chỉ đạo Phòng Đào tạo, Khoa chuyên môn phải xác định được hồ

sơ nghề nghiệp và hồ sơ năng lực của sinh viên tốt nghiệp để xác định chuẩn đầu ra của chương trình và hệ thống modul kiến thức đáp ứng hồ sơ nghề nghiệp và hồ sơ năng lực sinh viên tốt nghiệp Dựa trên các modul kiến thức xác định Trưởng khoa chuyên môn chỉ đạo giảng viên thiết kế đề cương môn học để tổ chức giảng dạy theo các chủ đề học tập, kèm theo là các điều kiện tổ chức lớp học và đánh giá kết quả học tập của sinh viên

Dưới sự chỉ đạo của ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, phòng Khảo Thí đảm bảo chất lượng, Khoa chuyên môn tổ chức tốt hoạt động giảng dạy, thực hành, thực tế, phối hợp với doanh nghiệp giúp sinh viên trải nghiệm chuyên môn để hình thành năng lực nghề nghiệp theo tiêu chí xác định Đánh giá kết quả học tập của sinh viên qua mỗi giai đoạn để điều chỉnh quá trình đào tạo một cách hiệu quả Hiệu trưởng cho phép giảng viên có thể chủ động phát triển chương trình môn học trong tổ chức quá trình đào tạo để nâng cao chất lượng dạy học

Khâu cuối cùng là Hiệu trưởng chỉ đạo phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp đánh giá sản phẩm sinh viên tốt nghiệp và mức độ đáp ứng yêu

Trang 27

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 16

cầu của sản phẩm để điều chỉnh và phát triển chương trình đào tạo của chuyên ngành nâng cao chất lượng đào tạo

Quản lý chương trình đào tạo ở thời điểm hiện tại và tương lai nhà quản

lý sẽ phải đặc biệt chú ý những vấn đề sau đây:

Không thể chỉ coi trọng tri thức mà quan tâm nhiều đến phát triển năng lực tư duy, năng lực thực hành và khả năng thích ứng

Tuỳ theo cá nhân, mỗi con người có những sở thích, sở trường, sở đoán riêng, sự đa dạng ấy làm lên cuộc sống phong phú và là mảnh đất để nảy nở tài năng sáng tạo Cho nên chương trình đào tạo phải thiết kế theo hướng mở, không hạn chế, hay kìm hãm mà trái lại phải tôn trọng, phát triển cá tính và muốn thế không gò bó mọi người trong một kiểu đào tạo như nhau, mà phải mở nhiều con đường, nhiều hướng học vấn như nhau, mà phải mở ra nhiều con đường, nhiều hướng, tạo nhiều cơ hội lựa chọn cho thế hệ trẻ phát triển tài năng, đồng thời cho phép họ dễ dàng chuyển sang con đường khác khi sự lựa chọn cho thế hệ trẻ phát triển tài năng, đồng thời cho phép họ dễ dàng chuyển sang con đường khác khi thấy sự lựa chọn của mình cho phù hợp

Nhà quản lý cần nghiên cứu các mô hình phát triển chương trình đào tạo (Training Development) để tìm kiếm cho nhà trường một mô hình thích hợp với nguồn lực của nhà trường:

Mô hình phát triển chương trình đào tạo được đề xuất năm 1995 bởi tiến

sĩ Jonh Collum- chuyên gia về giáo dục tại viện đào tạo giáo viên ký thuật TITI thuộc tổ chức Swisscontact Nepal

Trang 28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 17

Hoàn cảnh tổ chức: nhận thức rõ thực trạng của tổ chức cùng các điều kiện

về kinh tế xã hội để định hướng chính xác mục tiêu và đề xuất phương án khả thi

Phân tích đầu vào: đầu vào là đối tượng người học cần trang bị kiến thức, cần phải xác định rõ chuẩn và trình độ văn hoá người học và đặc điểm yêu cầu môn học

Mục tiêu tổng quát (mục đích đào tạo): mục tiêu mô tả ở thời điểm kết thúc quá trình đào tạo Cụ thể là người học có khả năng làm việc ở vị trí lao động nào, có năng lực nghề nghiệp, phẩm chất chính nào để phù hợp với nghề được đào tạo

Mục tiêu đào tạo: mục tiêu xây dựng cho từng đơn vị học học tập

Xác định mục tiêu chuẩn kết quả đào tạo: người xây dựng chương trình cần phải xác định được hình ảnh cụ thể của từng người học sau khi được đào tạo

Xây dựng công cụ đánh giá: Phương pháp và hình thức đánh giá phải đảm bảo giá trị, có độ tin cậy cao Cần đánh giá cả về ký năng và kiến thức

Quá trình song song: có 4 hoạt động tiến hành đồng thời:

Tổ chức đào tạo: Tổ chức các hình thức đào tạo và hình thức học tập cung cấp và truyền đạt thông tin điều khiển quá trình nhận thức

Thiết kế giảng dạy: lên kế hoạch thực hiện các bài giảng sao cho mỗi kỹ năng đều phải hoàn thiện và nối tiếp nhau một cách có hệ thống

Thiết kế tài liệu: soạn giáo trình, giáo án,chuẩn bị đồ dùng dạy học… Thu thập tài liệu: chuẩn bị các trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy như phim, ảnh, mô hình, sách báo

Hướng dẫn chương trình đào tạo: từ thực tế tổng kết những vấn đề phát sinh trong những vấn đề đào tạo để xuất những hướng dẫn thực hiện

Trang 29

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 18

Trong đó thành tố phát triển chương trình được coi là cốt lõi, quyết định nhất và là thành tố trung tâm trong chiến lược phát triển quá trình đào tạo và liên quan trực tiếp tới các thành tố trong quá trình đào tạo

Theo tài liệu của Peter F Oliva "Xây dựng chương trình học - Developing the Currculum” (NXB Giáo dục, TS Nguyễn Thị Kim Dung dịch),[26] có các mô hình xây dựng chương trình sau:

- Mô hình Tyler đã xác định các yếu tố cho mục tiêu tổng quát từ các nguồn: sinh viên, xã hội, các vấn đề môn học được xem như nguồn dữ liệu để xây dựng chương trình thông qua bức màn tâm lý Dựa vào quan điểm này, W,James Popham và EvaL.Baker đã minh hoạ bằng mô hình sau:

Mô hình Saylor, Alexxander và Lewis thể hiện ở sơ đồ sau:

Các mục tiêu giảng dạy chính xác

Đánh giá chương trình: Các quyết định

như quy trình đánh giá nhằm xác định sự tiến

bộ của học viên được giáo viên có trách nhiệm đưa ra Các quyết định

về quy trình đánh giá nhằm vào đánh giá kế

Thực hiện chương trình:Các quyết định như cách thức giảng dạy được giáo viên có trách nhiệm đưa ra Kế hoạch chương trình, bao gồm các phương thức thay đổi nhau

Trang 30

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 19

Mô hình này xuất phát từ quan niệm “chương trình” và “kế hoạch chương trình” được hiểu là: một kế hoạch cung cấp cần tập hợp các cơ hội học tập để mọi người được giáo dục: Gồm các mục tiêu và phạm vi, các phương thức giảng dạy đánh giá

Mô hình Oliva được thể hiện qua sơ đồ sau đây:

Nhận xét chung về các mô hình sau đây:

- Các mô hình giúp chúng ta có khái niệm về một quá trình bằng cách chỉ ra các nguyên tắc và trình tự nhất định;

- Một số mô hình thể hiện dạng biểu đồ, một số biểu thị bằng liệt kê các bước do người làm chương trình đề nghị;

Trình bày mục tiêu

Vạch

kế hoạch Thực hiện Đánh giá

Trang 31

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 20

- Có mô hình theo phương pháp tuyến - từng bước, một số khác xuất phát từ một trình tự các bước cố định;

- Một số mô hình đề nghị phương pháp quy nạp, một số khác theo phương pháp suy diễn, một số mô hình đề ra quy tắc, một số khác miêu tả

Trong tài liệu “Dự báo thế kỷ XXI”- (NXB thống kê, 1998), Các nhà khoa học mỹ đã xác định các nguyên tắc xây dựng môn học của thế kỷ XXI như sau để có cơ sở xây dựng các mô hình chương trình:

- Giáo trình giúp học sinh thích nghi với xã hội;

- Giáo trình giúp ích cho học sinh tự lý giải;

- Giáo trình giúp học sinh vị thành niên lý giải sự đầu tư của mình với tương lai;

- Giáo trình giúp học sinh tìm hiểu phương hướng có tính biến đổi của xã hội xác định vai trò của mình trong sự biến đổi đó;

- Giáo trình giúp học sinh mang những điều học tập ở giảng đường chuyển hoá thành trách nhiệm tương lai.[8]

Quản lý chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh ở trường đại học là các biện pháp tác động của chủ thể quản lý nhà trường, phòng chức năng

và Khoa chuyên lên toàn bộ quá trình quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh, tổ chức quá trình đào tạo để đạt được sản phẩm đầu

ra đáp ứng với chuẩn đầu ra đã công bố

Chủ thể của quản lý chương trình đào tạo ở trường Đại học bao gồm: Hiệu trưởng nhà trường, Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, trưởng phòng Đào tạo, Trưởng khoa chuyên môn và các lực lượng liên đới

Mục tiêu của quản lý chương trình đào tạo là: Phát triển và tổ chức quá trình đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh đáp ứng chuẩn đầu ra với chi phí thấp nhất, đạt hiệu quả cao nhất

Nội dung quản lý:

Trang 32

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 21

Thứ nhất: Nhà quản lý phải quản lý được toàn bộ mục tiêu của chương trình, nội dung chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện chương trình, đánh giá kết quả đạt được

- Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu đào tạo của chương trình đào tạo khôngchỉ

là khối kiền thức thuần tuý cung cấp cho người học để tạo ra kỹ năng nghề nghiệp, mà phải bao gồm cả phát triển kỹ năng mềm, tư duy phản biện và đặc biệt là thái độ trách nhiệm của người học đối với xã hội tự nhiên Xu hướng đa văn hoá và có cả hiệu quả với những người khác Xuất phát từ mục tiêu của chương trình để thiết lập những chuẩn đầu ra thích ứng

- Nội dung đào tạo: Là những kiến thức, kỹ năng, phương pháp

màchương trình đào tạo muốn cung cấp cho người học: nội dung chương trình đào tạo phải thoả mãn cùng lúc những ràng buộc: (1) mang tính hệ thống, (2) tiên tiến hiện đại, (3) phù hợp nhu cầu thực tế, và (4) có khả năng triển khai trong những điều kiện cụ thể của người học và người dạy Với những ràng buộc như trên, việc phát triển chương trình đào tạo là quá trình phức tạp, đòi

hỏi sự tham gia nhiều thành phần liên quan

- Phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy: Phương pháp giảng dạy

phụ thuộc vào mụctiêu và nội dung chương trình; ngày nay phương pháp giảng dạy tích cực với người học là trung tâm, phát huy tính sáng tạo và dân chủ trong việc dạy và học là phương pháp đánh giá cao Bên cạnh đó, tuỳ theo đặc trưng của ngành học và môn học, phương pháp giảng dạy khác cũng được sử dụng trên cơ sở lấy mục tiêu đào tạo và chuận đầu ra để làm thước đo cho việc truyền đạt những nội dung mà chương trình đòi hỏi Hình thức tổ chức giảng dạy được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau: Diễn giảng, tự học,

seminar, trải nghiệm thực tế nghề nghiệp vv…

- Đánh giá kết quả: Là một thành phần quan trọng Bảo đảm thực hiện

Trang 33

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 22

đúng nội dung đào tạo và thoả mãn những mục tiêu đặt ra hệ thống đánh giá phải phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, phù hợp với đối tượng đánh

giá và bảo đảm lượng hoá theo chuẩn đầu ra

- Quản lý việc phát triển chương trình đào tạo

Bước 1: Tìm hiểu nhu cầu

Bước 2: Xác định mục tiêu

Bước 3: Lựa chọn nội dung

Bước 4: Tổ chức nội dung

Bước 5: Lựa chọn kinh nghiệm học tập

Bước 6: Sắp xếp kinh nghiệm học tập

Bước 7: Xác định những gì để đánh giá và cách thức và phương tiện để làm điều đó

Cách hiểu phổ biến hiện nay về chương trình đào tạo, chương trình môn học được hiểu là văn bản do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành, trong đó ghi rõ:

Vị trí môn học; yêu cầu; nội dung chi tiết- thời gian thực hiện; hướng dẫn thực hiện chương trình

Ở đại học và giáo dục chuyên nghiệp; bộ chủ quản quy định chương trình khung với khối kiến thức bắt buộc, cốt lõi và chuyên nghiệp, các phần tự chọn do các trường xây dựng, chương trình các trường thường được thống nhất các điểm sau:

- Kiến thức chung bắt buộc (được quy định rõ tên học phần và thời lượng)

- Kiến thức ngành có thể hiện thông qua trong đào tạo có nội dung chung cho nhóm trường hoặc nhóm ngành

+ Khối kiến thức chuyên nghiệp dành cho đặc thù các trường, hoặc nhóm trường

+ Khối kiến thức tự chọn

Trang 34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 23

Trong các trường đại học, việc cải thiện chương trình đào tạo (Curiculum) được coi là nhân tố quan trọng nhất để nâng cao chất lượng đào tạo Theo Tim

Weling (1993): “chương trình đào tạo là một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo Hoạt động đó có thể chỉ là một khoá đào tạo kéo dài một vài giờ, một người, một tuần hoặc vài năm Bản thiết kế tổng thể đó cho ta biết toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ ra những gì ta có thể trông đợi ở người học sau khoá học, nó phác hoạ ra quy trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, nó cũng cho ta biết các phương pháp đào tạo và cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập và tất cả những cái đó được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ” [22, tr.34]

1.4 Vai trò của các chủ thể đào tạo và quản lý chương trình đào tạo

Ở các cơ sở đạo đại học và cao đẳng, chủ thể quản lý chương trình đào tạo là ban giám hiệu, phòng đào tạo, phòng thanh tra khảo thí &ĐBCL

Vai trò của Ban giám hiệu là chỉ đạo Phòng đào tạo triển khai xây dựng quản lý chương trình đào tạo

Phòng thanh tra khảo thí &ĐBCL thực hiện các nhiệm vụ để thực hiện chương trình đào tạo có hiệu quả

Phòng đào tạo đã nhận thức rất rõ về vai trò của chương trình đào tạo của mình

Phòng luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sắc và kịp thời của các

cơ quan chủ quan là Bộ Tài chính và cơ quan quản lý nhà nước về chuyên môn

là Bộ Giáo dục & Đào tạo

Công tác lý quản chương trình đào tạo của trường Đại học kinh tế & QTKD Thái Nguyên hiện nay do phòng đào tạo chủ trì Đây là đơn vị tham mưu cho hiệu trưởng trong lĩnh vực quản lý phát triển chương trình như ra quyết định thành lập hội đồng xây dựng chương trình Là đầu mối giúp việc

Trang 35

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 24

thực thi các công việc cụ thể trong công tác phát triển như: Cung cấp báo cáo đánh giá chương trình hiện tại, gửi, nhận phiếu điều tra khảo sát, xử lý số liệu… Tổng hợp của các ý kiến của các chuyên gia; tổ chức hội thảo, các cuộc họp, tiếp nhận ý kiến đóng góp cho chương trình

Hàng năm xem đã phù hợp với mục tiêu đào của trường không và cần bổ sung một số môn học vào chương trình khung

Căn cứ vào quỹ đào tạo chung để phân bố thời lượng từng môn học tăng, môn học giảm Đồng thời sẽ dành từ 25% - 30% quỹ thời gian để nhà trường chủ động điều chỉnh môn học cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế địa phương

Biên soạn đề cương một số môn còn thiếu trong chương trình khung cụ thể Sửa đổi, bổ sung, cắt bỏ một số nội dung trong đề cương các môn họ bắt buộc cho phù hợp với chính sách, chế độ mới và thực tế vận động phát triển của nền kinh tế nước ta hiện nay

Tổ chức thực hiện tốt mục tiêu chương trình đào tạo của nhà trường Chịu trách nhiệm với các nguồn lực đảm bảo các mục tiêu đào tạo của trường được thực hiện một cách chuẩn xác, khoa học, đúng kế hoạch Thường xuyên tìm cách tiếp thu vận dụng các mới trong công tác quản lý đào tạo

Quá trình thực hiện quản lý chương trình, khi triển khai làm tốt các hướng dẫn và kiểm tra giám sát chặt chẽ khi thực hiện

Phải tổ chức hội thảo bàn bạc về tính cấp thiết đổi mới xây dựng, phát triển đội ngũ GV, CBQL

Trên cơ sở quy mô đào tạo và dự báo đào tạo, các văn bản quy định về chế độ làm việc của GV cần lập đề án xây dựng, phát triển đội ngũ GV, CBQL trong từng giai đoạn cụ thể

Mời những chuyên gia am hiểu sâu sắc về quản lý giáo dục và đào tạo

Trang 36

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 25

nói chuyện, bồi dưỡng chuyên đề

Yêu cầu các phòng khoa, các tổ bộ môn đưa nội dung phương pháp đổi mới giảng dạy vào công tác hàng quý, học kỳ của các tổ bộ môn và khoa phòng mình

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý chương trình đào tạo

- Yếu tố chủ quan:

Cán bộ lãnh đạo trong trường đôi khi còn cầu toàn vì ngại trái cấp trên không dám quyết đoán, hoặc khi đề xuất giải pháp đột phá với cấp trên nhưng chưa được chấp thuậnthì không tìm cách thuyết phục bảo vệ ý kiến của mình Đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong trường chưa mạnh dạn trong công tác quản lý, tính năng động, quyết đoán chưa cao tư duy quản lý của lãnh đạo trường chưa thay đổi kịp với tính hình thực tế và xu thế của xã hội, lãnh đạo chưa thường xuyên mở rộng quan hệ giao lưu giữa trường với cơ sở đào tạo khác

- Yếu tố khách quan:

Trường là đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, nguồn tài chính phụ thuộc

từ đào tạo, liên kết đào tạo, đào tạo theo hợp đồng cho các doanh nghiệp, sự hỗ trợ Đại học Thái nguyên rất ít nên lượng giáo viên chỉ theo đúng định mức nhà nước nên còn thấp, không đáp ứng nhu cầu hiện

Kết luận chương 1

Quản lý chương trình đào tạo nói chung và quản lý chương trình đào tạo ngành quản trị kinh doanh nói riêng cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, phát triển chương trình đòi hỏi chủ thể đào tạo phải tiến hành qua nhiều khâu, nhiều bước và cần phải có hệ thống các biện pháp, nội dung quản lý tương ứng để việc phát triển chương trình thực hiện đúng hướng, đạt mục tiêu đề ra

Quản lý phát triển chương trình ngành quản trị kinh doanh, đòi hỏi các chủ thể đào tạo phải thực hiện đầy đủ các nội dung quản lý từ quản lý mục tiêu

Trang 37

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 26

đến quản lý nội dung và quản lý quá trình tổ chức đào tạo và đánh giá kết quả đào tạo Quá trình quản lý đó chịu sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau bao gồm nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan Trong đó nhân tố chủ quan

là nhân tố có tính chất quyết định

Trang 38

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 27

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ KINH DOANH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ &

QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN

2.1 Một vài nét về Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên

2.1.1 Lịch sử phát triển của Nhà trường

Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh được thành lập theo Quyết định số 136/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sáp nhập hai khoa: Khoa Kinh tế Nông nghiệp thuộc Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và Khoa Kinh tế Công nghiệp thuộc Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp

Trong những năm đầu thành lập, Nhà trường đã ổn định về tổ chức và cán bộ; xây dựng được một hệ thống các văn bản quy định về hoạt động nội bộ; các mặt công tác đã bắt đầu đi vào nề nếp; chất lượng đào tạo được đảm bảo; bước đầu xây dựng được uy tín của Nhà trường đối với xã hội, đã tạo ra được một mạng lưới các đơn vị đối tác trong và ngoài nước bao gồm các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu, các hiệp hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội ở các địa phương

Đến nay Nhà trường đã thành lập được 8 phòng chức năng và 7 khoa chuyên môn gồm có: Phòng Công tác HSSV, Phòng Đào tạo, Phòng Hành chính Tổ chức, Phòng Kế hoạch - Tài chính, Phòng Quản trị Phục vụ, Phòng Thanh tra Khảo thí và Đảm bảo chất lượng Giáo dục, Phòng Quản lý đào tạo sau đại học, Phòng Quản lý khoa học và Quan hệ quốc tế, Khoa Kế toán, Khoa Kinh tế, Khoa Quản trị Kinh doanh, Khoa Quản lý - Luật Kinh tế, Khoa Ngân hàng tài chính, Khoa Khoa học cơ bản

Trang 39

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 28

Nhà trường cũng đã thành lập được Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Đào tạo và Du học, Trung tâm Thông tin - Thư viện; và đã thành lập các trung tâm khác là: Trung tâm Ngoại ngữ và Tin học; Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Kinh

tế và Quản trị Kinh doanh, Trung tâm Tư vấn & Hỗ trợ sinh viên, Trung tâm Đào tạo - Tư vấn Tài chính - Kế toán, Trung tâm Hán ngữ…nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của Nhà trường và xã hội

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm và định hướng khác của nhà trường

- Chức năng của nhà trường:

Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh là một trường thành viên của Đại học Thái Nguyên, chịu quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Sứ mạng và tầm nhìn của nhà trường:

+ Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học và trên đại học với chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và quản lý nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt ở vùng núi và trung du Bắc bộ

- Hợp tác quốc tế

+ Vào năm 2025, Trường sẽ trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu

và chuyển giao khoa học - công nghệ, hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh

tế, kinh doanh và quản lý có uy tín cao, nhiều mặt ngang tầm với các trường đại học tiên tiến trong cả nước và trong khu vực Đông Nam Á

+ Hợp tác quốc tế là thế mạnh của Nhà trường Nhà trường luôn coi quốc tế hóa là hướng đi cơ bản để phát triển Nhà trường Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2011, Nhà trường đã ký kết được trên 30 văn bản hợp tác và biên bản ghi nhớ với các đối tác là các tổ chức quốc tế và các đại học nước ngoài,

05 dự án quốc tế Nhà trường đã đồng tổ chức 08 hội thảo quốc tế với các

Trang 40

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 29

trường đại học và các tổ chức quốc tế Nhà trường đã ký kết văn bản hợp tác với các tổ chức quốc tế như IRRI, INSA-ETEA Đối với việc trao đổi học thuật, trao đổi giảng viên và sinh viên, Nhà trường đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Đại học Sogang-Hàn Quốc, Đại học quốc gia Kyungpook-Hàn Quốc, Đại học Ajou-Hàn Quốc, Đại học Daegu-Hàn Quốc, Đại học Khoa học

và Kỹ thuật điện tử Quế Lâm-Trung Quốc…Nhà trường đã ký kết và triển khai 04 chương trình hợp tác đào tạo, trong đó có 1 chương trình đào tạo cử nhân Quản trị Kinh doanh với Đại học Deagu Cyber - Hàn Quốc, 1 chương trình đào tạo cử nhân Quản trị Kinh doanh, 1 chương trình đào tạo cử nhân Kế toán và 1 chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh với Đại học Central Phillipines - Phillipnes

- Nghiên cứu khoa học và viết giáo trình

Từ năm 2004 đến nay, Trường đã và đang nghiên cứu hàng trăm đề tài Khoa học và dự án các cấp, trong đó có 5 dự án quốc tế, 41 đề tài cấp Bộ, cấp Tỉnh, Đại học Thái nguyên, 296 đề tài cấp cơ sở, tổ chức được 12 hội thảo Khoa học quốc tế và nhiều hội thảo trong nước với tổng kinh phí hơn 11 tỷ đồng Trong 10 năm hoạt động, Trường đã công bố hơn 490 bài nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín trong nước và quốc tế,trong đó có 51 bài được nghiên cứu được công bố trên tạp chí nước ngoài, nghiên cứu và xuất bản được 5 số tạp chí kinh tế và quản trị kinh doanh có mã số ISSN bằng hai thứ tiếng anh và việt Nhà trường cũng đã tổ chức được nhiều cuộc hội thảo lớn, thu hút sự quan tâm đông đảo các cơ quan hoạch định chính sách của chính phủ, cơ quan nghiên cứu, các Bộ, ngành như; Năm 2008 Trường đã phối hợp với đoàn Đại biểu quốc hội đơn vị Tỉnh Thái nguyên tổ chức hội thảo về(suy giảm kinh tế, từ lý thuyết đến thực tiễn tại Việt Nam); Năm 2012, cùng Đại học cùng Đại học quốc gia Hà Nội tổ chức“ tọa đàm góp ý cho báo cáo thường niên kinh tế việt nam 2012“; Năm 2013 nhà trường tổ chức thành công 2 hội thảo

Ngày đăng: 15/08/2017, 14:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w