1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nâng cao hiệu quả kỹ năng nghe và nói cho sinh viên chuyên ngành tiêng nhật trình độ sơ câp bằng phương pháp shadowing

88 1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 8,91 MB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu Qua thực trạng hiện nay về các khó khăn việc học tiếng Nhật, tôi mong rằng thông qua việc nghiên cứu “Phương pháp Shadowing”, sẽ giúp cho sinh viên học tập đúng hướng

Trang 1

BARIA VUNGTAUUNIVERSITY CAP S a in t I a cq u e s

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Nâng cao hiệu quả kỹ năng nghe và nói cho sinh viên chuyên

ngành tiêng Nhật trình độ sơ câp băng phương pháp Shadowing

Trình độ đào tạo: Đ ại học C hinh quy

Chuyên ngành: Ngôn ngũ: Nhật: Bạn

G iảng viên hướng dẫn: ThS H aruka Sasam ura

GV N guyên M inh Tậm Sinh viên thực hiện: Đ ặng T rung H iên

M SSV: 13030435 Lớp: D H 13N B

Trang 2

BARIA VUNGTAUUNIVERSITY

C ap S a in t Ị acques

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Nâng cao hiệu quả kỹ năng nghe và nói cho sinh viên chuyên ngành

tiếng Nhật trình độ sơ cấp bằng phương pháp Shadowing

Trình độ đào tạo: Đ ại học C hinh quy

Trang 3

Tôi xin cam đoan, khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Nâng cao hiệu quả kỹ

năng nghe và nói cho sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật trình độ sơ cấp bằng phương pháp Shadowing” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao

chép của bất cứ ai, dưới sự hướng dẫn của 2 giáo viên: ThS Haruka Sasamura

và cô Nguyễn M inh Tâm Công trình có sự kế thừa một số kết quả nghiên cứu liên quan đã được công bố Các số liệu, tài liệu trong khóa luận là trung thực, bảo đảm tính khách quan và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng

Tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước hội đồng về công trình nghiên cứunày

Người cam đoan

ĐẶNG TRUNG HIỀN

Trang 4

Để hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ từ thầy

cô và bạn bè Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu Nhà trường và các phòng ban khác của trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu

đã tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu tại trường

Tôi xin lời gửi cảm ơn chân thành đến các thầy cô Ngành Đông Phương học trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu đã quan tâm, tận tình dạy dỗ, hướng dẫn

và đóp góp những ý kiến thiết thực cho đề tài của tôi trong suốt thời gian học tập tại trường

Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô Haruka Sasamura và

cô Nguyễn Minh Tâm đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành tốt khóa luận này

Vì điều kiện thời gian còn hạn chế, khóa luận này của tôi không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy

cô để tôi có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này

Xin chân thành cảm ơn!

Vũng Tàu, 04 tháng 07 năm 2017

Tác giả khóa luận

ĐẶNG TRUNG HIỀN

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮ T iv

DANH MỤC CÁC B Ả N G v

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH Ả N H v

L Ơ M Ở Đ Ầ U 1

1 Lý do chọn đề t à i 1

2 Mục đích nghiên c ứ u 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Tình hình nghiên cứ u 3

5 Đối tượng và phạm vi nghiên c ứ u 5

6 Phương pháp nghiên c ứ u 5

7 Các kết quả đạt được 6

8 Cấu trúc của khóa luận 6

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ SHADO W ING 7

1.1 Khái n iệ m 7

1.2 Đặc trư n g 8

1.3 Phân lo ạ i 9

1.4 Ưu điểm 11

1.4.1 Cải thiện trọng âm và ngữ điệu 11

1.4.2 Nâng cao năng lực nghe h iể u 11

1.4.3 Nâng cao khả năng nói, khả năng phản x ạ 12

1.4.4 Lĩnh hội cách diễn đạt và trau dồi vốn từ v ự n g 13

1.4.5 Tự chủ luyện tập 13

Trang 6

1.5 Chức năng 14

1.5.1 Phương pháp giảng dạy từ v ự n g 14

1.5.2 Phương pháp giảng dạy Listening 15

1.5.3 Phương pháp giảng dạy kỹ năng n ó i 17

1.5.4 Phương pháp luyện đọc 19

1.6 Thời gian thực hiện và giáo trình sử dụng trong Shadowing 20

1.7 Phương pháp thực hiện Shadowing 21

1.7.1 Tiếp cận giáo trình ngay từ đầu 23

1.7.2 Tiếp cận giáo trình lúc đầu nhưng tập trung vào việc nghe (Tosawa, 2010 [41]) 24

1.7.3 Không tiếp cận với giáo trình lúc ban đ ầ u 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ KHẢO S Á T 28

2.1 Tình hình việc học tiếng Nhật tại Việt N a m 28

2.1.1 Giai đoạn trước năm 2000 28

2.1.2 Giai đoạn sau năm 2000 30

2.2 Đánh giá về trình độ phát âm tiếng Nhật của sinh viên Việt N a m 33

2.2.1 Đánh giá tổng q u a n 34

2.2.2 Ảnh hưởng của phát âm tiếng Nhật của sinh viên Việt Nam đến giao tiếp với người N h ậ t 35

2.3 Tình hình học tiếng Nhật tại Trường Đại học Bà Rịa - Vũng T àu 38

2.3.1 Đối tượng, phạm vi khảo s á t 38

2.3.2 Tình hình học tiếng Nhật của sinh v iê n 39

2.3.3 Hiểu biết của sinh viên về phương pháp Shadowing 43

Trang 7

2.4 Thực nghiệm và kết q u ả 44

2.4.1 Mục đích, đối tượng và thời gian thực nghiệm 44

2.4.2 Nội dung thực nghiệm 44

2.4.3 Đánh giá kết quả 47

CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP SHADOWING TRONG VIỆC HỌC VÀ GIẢNG DẠY TIẾNG N H Ậ T 51

3.1 Tự luyện tập với phương pháp Shadowing 51

3.1.1 Giáo trình sử dụng 51

3.1.2 Cách thực hiện 55

3.2 Áp dụng phương pháp Shadowing trong lớp học tiếng N hật 64

3.2.1 Lớp học giả thuyết 64

3.2.2 Nội dung chi tiế t 64

KẾT L U Ậ N 68

TÀI LIỆU THAM K H Ả O 70

PHỤ L Ụ C 76

Trang 8

B1~8: Bước 1, bước 2,

CD: Compact Disc - đĩa quang

ĐNA: Đông Nam Á

ĐVT: Đơn vị tính

JF: Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản

-ORF: Oral reading fluency - khả năng đọc trôi chảy.SV: Sinh viên

THPT: Trung Học Phổ Thông

VD: Ví dụ

Trang 9

Bảng 2.1: Số lượng người học tiếng Nhật tại Việt Nam năm 1993 và 1998 28Bảng 2.2: Danh sách 12 quốc gia - khu vực có số lượng người học tiếng nhật cao nhất thế giới tính đến năm 1998 29Bảng 2.3: Số lượng người học tiếng Nhật tại Việt Nam năm 2012 và 2015 31Bảng 2.4: Danh sách 10 quốc gia - khu vực có số lượng người học tiếng nhật cao nhất thế giới năm 2015 32Bảng 2.5: Danh sách tổng hợp những câu trả lời về khó khăn trong giao tiếp tiếng N hật 42Bảng 2.6: Bảng quy tắc chung trong nhóm thực nghiệm phương pháp

Shadowing 45Bảng 2.7: Tiến độ thực hiện của nhóm thực nghiệm 47Bảng 2.8: Kết quả cải thiện các lỗi phát âm sau khi luyện tậ p 48

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu số lượng người học tiếng Nhật tại Việt Nam 1993-1998 29Biểu đồ 2.2: Cơ cấu số lượng người học tiếng Nhật tại Việt Nam 2012-2015 31Biểu đồ 2.3: Số lượng người học tiếng Nhật của các nước ĐNA 33Biểu đồ 2.4: Đánh giá trình độ phát âm tiếng Nhật của SV Việt N am 34Biểu đồ 2.5: Ảnh hưởng của phát âm tiếng Nhật của SV Việt Nam đến giao tiếp 36Biểu đồ 2.6: Ân tượng khi nghe SV Việt Nam phát âm tiếng N h ậ t 37Biểu đồ 2.7: Thành phần đối tượng khảo s á t 38

Trang 10

Biểu đồ 2.8: Thời lượng trung bình học một ngày 39

Biểu đồ 2.9: Phương pháp luyện tập của S V 40

Biểu đồ 2.10: Tần suất tiếp xúc với giáo viên người Nhật của SV 41

Biểu đồ 2.11: Số SV biết và luyện tập Shadowing 43

Hình 3.1: Quyển Honsatsu sơ cấp I và I 52

Hình 3.2: Quyển bản dịch sơ cấp I và I I 53

Hình 3.3: Quyển Choukai Tasuku 25 sơ cấp I và I I 54

Hình 3.4: Quyển Hyoujun Mondaishuu sơ câp I và II 54

Hình 3.5: Quyển Kanji (Hán tự) sơ cấp I và I I 55

Hình 3.6: Từ vựng bài 1 trong quyển bản dịch 56

Hình 3.7: Phần Reibun và Bunkei bài 1 trong quyển H onsatsu 58

Hình3.8: Phần Kaiwa bài 1 59

Hình 3.9: Phần Renshuu C bài 1 59

Hình 3.10: Mẫu câu, Ví dụ, Hội thoại trong quyển bản dịch 60

Hình 3.11: Video Kaiwa bài 1 63

Hình 3.12: Renshuu A bài 1 trong quyển H onsatsu 65

Hình 3.13: Hình mẫu minh họa Renshuu C bài 1 - câu 1 66

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tính đến năm 2015, số lượng người đang học tiếng Nhật tại Việt Nam là 64,863 người1 Điều đó cho thấy tiếng Nhật ngày càng được nhiều người quan tâm, sử dụng và xem như ngoại ngữ thứ 2 Hiện nay, nhu cầu về nguồn nhân lực biết tiếng Nhật để có thể làm việc tại các công ty, nghiệp đoàn của Nhật Bản trong

và ngoài nước rất lớn Vì vậy, việc đầu tư học tiếng Nhật có thể xem là một quyết định rất thiết thực Tuy nhiên, việc dạy và học tiếng Nhật hiện nay tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế: Dạy học trong một tập thể lớn (thường là đơn vị lớp có khoảng 30 đến 40 học sinh hoặc cao hơn), trình độ nhận thức khác nhau, thiếu cơ

sở vật chất, nguồn sách tham khảo ít và cơ hội tiếp xúc với giáo viên bản xứ không nhiều Những khó khăn này ảnh hưởng rất lớn đến thời gian học tập; việc rèn luyện kỹ năng trong khi học; quá trình tiếp thu kiến thức của người học cũng như tác động đến việc lựa chọn, nghiên cứu và áp dụng kĩ năng dạy sao cho thích hợp của giáo viên Thực tế cho thấy, đối với người học tiếng Nhật, việc khó khăn nhất chính là phát âm ngữ điệu trong câu Việc phát âm từ tiếng Nhật khá dễ dàng (viết sao nói vậy), nhưng để nói tiếng Nhật hay thì phải chú ý đến âm điệu Cách nói của người Nhật thường khá nhanh và nhiều khi người nghe không nắm bắt được những gì họ nói Người nghe phải chú ý đến âm điệu, có một số từ viết giống nhau nhưng chỉ thay đổi ngữ điệu thì sẽ trở thành từ khác Do đó, việc áp dụng phương pháp cụ thể mang tính tổng hợp vào các lớp học là yếu tố quan trọng mang lại hiệu quả cao và có thể giúp người học khắc phục được các khó khăn trong quá trình học tiếng Nhật

Cho đến nay, có rất nhiều phương pháp học tập ngoại ngữ hiệu quả, nhưng trong số đó có một phương pháp tuy không mới nhưng vẫn chưa được phổ biến

1 Theo Khảo sát của Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản

Trang 12

-rộng rãi tại Việt Nam mang tên Shadowing Shadowing được cho là một trong những phương pháp thực tiễn rất có hiệu quả để nâng cao khả năng NGHE và NÓI cho người học ngoại ngữ Phương pháp này sẽ giúp cho những người mới học ngoại ngữ có thể dễ dàng tiếp cận, nắm bắt cách thức và giúp người học mô phỏng chính xác cách phát âm, ngữ điệu, của ngôn ngữ.

Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả kỹ năng nghe và nói cho sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật trình độ sơ cấp bằng phương pháp Shadowing”

để nghiên cứu Tôi mong rằng khóa luận này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích góp phần giải quyết một số vấn đề liên quan đến việc học tiếng Nhật, đặc biệt

là trong giao tiếp

2 Mục đích nghiên cứu

Qua thực trạng hiện nay về các khó khăn việc học tiếng Nhật, tôi mong rằng thông qua việc nghiên cứu “Phương pháp Shadowing”, sẽ giúp cho sinh viên học tập đúng hướng và hiệu quả khi mới bắt đầu trình độ sơ cấp, tạo thói quen sắp xếp thời gian học tập và luyện tập mỗi ngày, nâng cao khả năng giao tiếp (nghe và nói) nhanh chóng trong quá trình học tập Bên cạnh đó, với phương pháp mới này, tôi mong rằng sẽ giúp cho những người học ngoại ngữ có cái nhìn mới về phương pháp học tập này (đặc biệt là trong việc học tiếng Nhật) bởi nó là phương pháp luyện tập chuyên môn và mang tính thực tiễn hơn Không những thế, bài khóa luận này còn có thể cung cấp kiến thức một cách khái quát nhất để người đọc có thể tham khảo và luyện tập theo phương pháp Shadowing một cách hiệu quả

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Với đề tài SHADOWING - Phương pháp nâng cao hiệu quả khả năng nghe

và nói cho sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật trình độ sơ cấp, khóa luận sẽ tập trung phân tích chuyên sâu về phương pháp Shadowing, nghiên cứu cơ sở lý luận

và thực tiễn về vấn đề nâng cao khả năng giao tiếp

Trang 13

Thứ nhất: Khóa luận sẽ tập trung làm rõ các khái niệm, đặc trưng, mức độ ảnh hưởng và tính hiệu quả của phương pháp này trong quá trình học ngoại ngữ.Thứ hai: Dựa trên những cơ sở lý luận về Shadowing, chúng tôi đi vào phân tích và xây dựng có hệ thống các biện pháp tổ chức lớp học trình độ sơ cấp áp dụng phương pháp Shadowing.

Thứ ba: Khảo sát tìm hiểu về thực trạng việc học tiếng Nhật tại Việt Nam (đặc biệt tại các trường Đại học đang đào tạo chuyên ngành tiếng Nhật), tìm ra những lợi thế và các mặt hạn chế, đồng thời tổng hợp kết quả nghiên cứu thực nghiệm

4 Tình hình nghiên cứu

Theo khảo sát, ở Nhật Bản từ trước đến nay, đã có nhiều bài nghiên cứu tổng quát về mức độ ảnh hưởng, quy trình tổ chức cũng như phương pháp áp dụng Shadowing Tiêu biểu như các tác giả:

(tạm dịch: Áp dụng phương pháp Shadowing vào các lớp học sơ cấp) Dựa trên sự thừa kế từ những bài nghiên cứu trước đây, tác giả nghiên cứu và áp dụng thực tiễn phương pháp Shadowing một cách cụ thể trong khoảng thời gian 5 tháng để đưa ra kết luận về tính thực tiễn của phương pháp này và hiện

Trang 14

quả mà nó mang lại Từ những dữ liệu nghiên cứu đó, Doi Miyuki sẽ nghiên cứu để áp dụng rộng rãi phương pháp này trong giảng dạy tiếng Nhật.

(tạm dịch: Bài giảng về hiệu quả nâng cao năng lực nghe của phương pháp Shadowing) Bài nghiên cứu này nằm trong ấn bản của Hiệp hội Biên phiên dịch Nhật Bản và được công bố tại Hội thảo Biên phiên dịch lần thứ 3 vào năm 2002 Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã nêu rõ hiệu quả của Shadowing giúp nâng cao kỹ năng nghe qua các mô hình bộ nhớ làm việc khi thực hiện phương pháp này, đồng thời đưa ra phương pháp giúp người học lĩnh hội được từ ngữ và các nhóm âm thanh trong bộ nhớ làm việc

Shadowing nhằm nâng cao tính vận dụng cho người học tiếng Nhật trình độ

sơ cấp) Bài nghiên cứu này được tác giả thực hiện dựa trên các nghiên cứu thực tiễn với các đối tượng là người học tiếng Nhật trình độ sơ - trung cấp tại trường Đại học Doshisha Tác giả đã nêu lên các phương thức tổ chức, áp dụng và lên kế hoạch thử nghiệm trong khoảng thời gian 3 tháng nhằm nâng cao tính vận dụng của phương pháp này đối với người học tiếng Nhât

Tuy nhiên, cho đến nay thì tại Việt Nam chỉ có bài nghiên cứu về phương pháp này chủ yếu trong tiếng Anh chứ chưa có trong tiếng Nhật Do đó, trên cơ

sở kế thừa một phần kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, tôi hi vọng khóa luận “Nâng cao hiệu quả kỹ năng nghe và nói cho sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật trình độ sơ cấp bằng phương pháp Shadowing” sẽ mang đến cái nhìn mới, tổng quan, khái quát hơn về phương pháp Shadowing cũng như nêu lên được những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc sinh viên chưa cải thiện được khả năng giao tiếp và thực trạng về khả năng giao tiếp của sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật trước và sau khi áp dụng phương pháp này Phương pháp

Trang 15

Shadowing có thể được cho là một phương pháp giúp cho người học tiếng Nhật

có thói quen giao tiếp chủ động, sắp xếp đúng trình tự thời gian học tập, và đặc biệt là nâng cao khả năng nghe nói tiếng Nhật

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về phương pháp học tập, giảng dạy và cách tổ chức Shadowing vào các lớp học sơ cấp với các đối tượng là những sinh viên đang học tiếng Nhật tại Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu

- Phạm vi không gian: trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu

- Phạm vi nội dung: khóa luận tập trung làm rõ nội dung lý thuyết của phương pháp Shadowing: nêu lên thực trạng việc học tiếng Nhật, đưa ra kiến nghị sử dụng phương pháp này trong học tập và giảng dạy từ các cơ

sở lý luận này

6 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu đặt ra trong khóa luận, khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp: tập hợp, phân tích, xử lý, tổng hợp

hệ thống, điều tra khảo sát, thực nghiệm và so sánh Trong quá trình nghiên cứu, tùy vào từng vấn đề cụ thể để áp dụng phương pháp nghiên cứu hợp lý và có hiệu

quả: (Chương 1: Khái quát về Shadowing sử dụng phương pháp tập hợp, xử lý,

phương pháp hệ thống; Chương 2: Thực trạng và kết quả khảo sát sử dụng

Trang 16

phương pháp tổng hợp, phân tích, điều tra khảo sát, thực nghiệm, so sánh;

Chương 3: Ứng dụng phương pháp shadowing trong việc học và giảng dạy

tiếng nhật sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp.)

7 Các kết quả đạt được

Thứ nhất, đây là công trình nghiên cứu đầu tiên, hệ thống và chuyên sâu về phương pháp Shadowing trong việc nâng cao hiệu quả nghe và nói cho sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật trình độ sơ cấp tại các Trường Đại học ở Việt Nam.Thứ hai, kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tài liệu tham khảo cho bạn đọc, góp phần nâng cao hiệu quả học tập và giảng dạy tiếng Nhật, đồng thời phục

vụ cho công tác nghiên cứu khoa học

8 Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo nội dung khóa luận được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Khái quát về Shadowing

Chương 2: Thực trạng và kết quả khảo sát

Chương 3: Ứng dụng phương pháp Shadowing trong việc học và giảng dạy tiếng Nhật

Trang 17

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ SHADOWING

1.1 Khái niệm

SHADOWING là thuật ngữ có nguồn gốc từ Shadow trong tiếng Anh (có

nghĩa là cái bóng) Về cơ bản, Shadowing là một hành động mô phỏng chính xác

âm thanh phát ra từ đối phương Nói một cách khác, Shadowing chỉ đơn thuần là một phương pháp luyện tập thực tiễn Dưới đây là một số định nghĩa về Shadowing của một số nhà nghiên cứu:

“Shadowing giống như một hành động theo dõi nhịp điệu và phát âm lại ngay lập tức các âm thanh được nghe, nghĩa là lặp đi lặp lại các từ trong một đoạn lời thoại thông qua tai nghe với cùng một ngôn ngữ, kiểu như một con vẹt” [7,381]

“Shadowing là một phương pháp luyện tập vừa nghe lời thoại ban đầu, vừa phản xạ lại như một con vẹt những từ giống như vậy trong khoảng thời gian gần như đồng thời” [32,7]

“Shadowing là một hành động (hoặc là một phương pháp luyện tập kỹ năng nghe) tái tạo lại bài phát biểu bằng cách nói giống như bài thuyết trình đã được nghe trong một khoảng thời gian nhất định hoặc gần như đồng thời đối với bài thuyết trình đó” [17,105]

“Shadowing là hành động lặp đi lặp lại một cách chính xác nhất ngôn ngữ nói của người bản xứ mà ta nghe thấy trong khoảng thời gian chậm hơn một chút hoặc gần như đồng thời” [45,38]

Trang 18

“Shadowing được cho là một trong những phương pháp thực tiễn rất có hiệu quả để nâng cao khả năng NGHE và NÓI cho người học ngoại ngữ Shadowing là một kỹ năng dễ dàng giúp người học không chỉ có thể bắt chước, mô phỏng chính xác âm thanh mà còn có thể trau dồi được cách phát

âm và ngữ điệu một cách tự nhiên, hơn nữa, chỉ cần có âm thanh thì bất cứ lúc nào và ở đâu đều có thể dễ dàng thực hiện được” [40,77]

Trong bài nghiên cứu của Tanimoto (1988)[36] có nêu lên một thuật ngữ

(Do-ji-sai-sei - tạm dịch là phát lại song song) Trong phiên dịch đồng thời (thường được gọi là phiên dịch ca-bin), thông thường sẽ nghe nguyên văn cần dịch qua tai nghe, đối với Shadowing cũng nghe với cách thức tương tự như vậy nhưng chỉ lặp lại nguyên văn chứ không cần chuyển đổi ngôn ngữ Nishimura (1998b)[31] cũng cho rằng Shadowing là một phương pháp đào tạo sơ

bộ cho thông dịch song song, nói cách khác thì đó là “Phương pháp luyện tập liên tục cả hai hành động nghe vào nói trong một khoảng thời gian nhất định” Tóm lại, phương pháp này được có tên là Shadowing bởi vì đó là hành động sao chép hoàn toàn lại nguyên văn giống hệt như một cái bóng

1.2 Đặc trưng

Theo nghiên cứu của Mochizuki (2006)[45], đặc trưng trong phương pháp Shadowing là được thực hiện một cách vô thức trong cuộc sống hằng ngày Trong tâm lý học nhận thức, những âm thanh được lặp lại trong tâm trí những việc mà đối phương đã nói được gọi là Inner Voice Việc lặp đi lặp lại trong tâm trí các Inner Voice2 mà chúng ta nghe thấy được gọi là Subvocalization Và phương pháp luyện tập thực hiện Subvocalization được phát thành tiếng một cách có ý thức chính là phương pháp Shadowing Nhìn chung, ta có thể thấy việc lặp đi lặp lại

2 Tiếng nói bên trong

Trang 19

như một con vẹt trong một khoảng thời gian gần như đồng thời để bắt chước tiếng nước ngoài thực sự mà chúng ta nghe thấy có vẻ đơn giản nhưng khi ta thực hiện điều đó thì không dễ dàng gì Tuy nhiên, khi ta chỉ mô phỏng thôi mà không có một chút kiến thức gì về ngôn ngữ đó thì chẳng khác gì việc bắt chước của loài vẹt Vì vậy, những người đề xướng về Shadowing đã nhấn mạnh rằng phương pháp này là một dạng thao tác có nhận thức.

1.3 Phân loại

Theo Gile (1995)[5], Shadowing được biết như là một phương pháp đào tạo thông dịch viên đồng thời và phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực giáo dục Ngôn ngữ Anh Nishimura (1998b)[31] cho biết những năm gần đây, phương pháp này cũng được nghiên cứu và dần dần có thể áp dụng vào lĩnh vực giáo dục Ngôn ngữ Nhật Shadowing được chia làm 2 dạng là Prosody Shadowing (Shadowing tập trung vào mặt phát âm, nhịp điệu) và Contents Shadowing (Shadowing tập trung vào việc hiểu nghĩa) Trong đó, Prosody Shadowing là phương pháp nắm bắt phát âm, đặc biệt nó rất có ích cho phần gieo vần (theo đánh giá của Aina Rina; Hayashi Ryoko, 2010 [8]) Nếu như sử dụng Prosody Shadowing thì ta có thể ghi nhớ được giọng điệu tự nhiên và điều đó làm giảm bớt những gánh nặng cho người học ngoại ngữ Tuy nhiên, thông tin hướng dẫn

về phương pháp Shadowing hiện nay có rất nhiều Do đó, phương pháp nào hữu hiệu để nắm bắt ngữ điệu thì vẫn chưa có lời giải đáp Bên cạnh đó, còn nhiều vấn

đề như tài liệu nào thích hợp, khả năng thử nghiệm từ trình độ sơ cấp, vẫn đang trong quá trình nghiên cứu

Hiện nay, nhiều người đã có năng lực tiếng Nhật không gặp trở ngại trong giao tiếp nhưng cũng có không ít người mong muốn có thể sử dụng tiếng Nhật một cách lưu loát hơn Do đó, để hiểu được những gì đối phương nói và có thể truyền đạt ngay lập tức điều mình muốn nói, thì điều cần thiết nhất chính là tìm ra một phương pháp luyện tập dẫn đường cho ta giải quyết các vấn đề trên một cách

Trang 20

nhanh chóng Ví dụ như có thể nói lại ngay lập tức những âm thanh đã nghe được Shadowing chính là một trong những phương pháp luyện tập như vậy.

Khi nói đến việc lặp lại thì ta hay liên tưởng đến một số thuật ngữ tương tự Shadowing như Repeat hay Repeating Trên thực tế, õtani (2000)[35] đã giải thích cụm từ Repeat khá giống với Shadowing Repeat cũng được chia làm 2 dạng

là Simultaneously Repeat3 và Sequential Repeat4 Simultaneously Repeat được

mô tả như một phương pháp bắt đầu lặp lại cùng với lúc nghe Sequential Repeat thì lặp lại chậm hơn một câu Hơn nữa, Miura (1997)[25] cũng gọi Simultaneously Repeat là lặp lại đồng thời và Sequential Repeat là lặp lại chênh lệch (về thời gian) Ngay cả Inagaki (2002)[51] và Iwamura (1996)[14] đều giải thích cùng một phương pháp gần giống như vậy với thuật ngữ Repeating Mặc dù cho đến bây giờ vẫn chưa thống nhất về thuật ngữ cụ thể nhưng đã có rất nhiều trường hợp đề cập đến kỹ thuật luyện tập giống như vậy Tuy nhiên, Repeat và Repeating thật

sự khác biệt so với Shadowing Trong trường hợp Repeat và Repeating hay trường hợp luyện tập chậm hơn so với 1 câu thì việc lặp lại phần lớn hầu như được thực hiện sau khi nghe và tạm dừng từng đoạn lời thoại Trái lại, ở phương pháp Shadowing thì việc lặp lại gần như liên lục và thường xuyên Để tránh bị nhầm lẫn giữa 2 thuật ngữ, tôi xin gọi Repeat là phương pháp lặp đi lặp lại câu mẫu sau khi đã tạm dừng hành động nghe; Shadowing là phương pháp lặp đi lặp lại liên tục câu mẫu

Tóm lại, Shadowing là phương pháp luyện tập lặp đi lặp lại âm thanh mà ta nghe thấy và trái ngược với kỹ năng Repeating thông thường chỉ nhắc lại âm thanh mẫu sau khi đã nghe hết còn Shadowing lại phải vừa nghe âm thanh mẫu vừa tái tạo lại ngay lập tức Ở điểm này cho thấy Shadowing là hành vi ngôn ngữ đòi hỏi

sự xử lý ngay lập tức hơn so với Repeating

3 lặp lại đồng thời

4 lặp lai tuần tự

Trang 21

1.4 Ưu điểm

1.4.1 Cải thiện trọng âm và ngữ điệu

Theo như các bài nghiên cứu của Kawamoto (2003)[55], Kadota (2007)[46], Torikai (2003)[39] có nêu lợi ích của Shadowing là cải thiện phát âm giống như

tiếng mẹ đẻ (VD: “An Apple” sẽ được phát âm là “ T 'Ỳ Ư A '” - A na pu ru),

tiếp thu kiến thức về hiện tượng âm vị học5 thực tiễn qua tương tác, cải thiện được thái độ, nhịp điệu, âm điệu, trọng âm, cường độ, luật gieo vần, v v Hơn nữa, trong nghiên cứu của Acton (1984)[3], luyện tập Shadowing không những

có thể nói trôi chảy mà còn cải thiện được kiểu trọng âm và nhịp điệu trong tiếng Anh của những người Mỹ di dân nhưng tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Anh có phát âm chưa chính xác cũng được nêu ra Theo nghiên cứu của Takahashi (2006)[22] cũng có báo cáo rằng sau khi áp dụng thực tiễn Prosody Shadowing

để luyện tập phát âm trong 1 tuần, cho các đối tượng đọc văn bản thì có thể thấy trọng âm và ngữ điệu đã được cải thiện Takahashi đã phân tích những người tham gia thực nghiệm có thể hình dung được các kiểu âm thanh trong đầu khi đọc Vì vậy khi luyện tập Shadowing bằng cách lặp đi lặp lại lời thoại đã nghe được đọng lại trong đầu cũng ảnh hưởng đến phát âm sau khi thực hiện Hơn nữa, theo nghiên cứu của Mochizuki (2006)[45] cũng nêu ra khả năng có thể tổ chức luyện tập có

hệ thống bằng cách Shadowing những trọng âm bị thiếu trong các bài hướng dẫn phát âm ở các mức độ âm đơn từ trước đến nay

1.4.2 Nâng cao năng lực nghe hiểu

Việc cho lặp đi lặp lại để giống các lời thoại được nghe thấy giúp ta có thể nắm bắt được những lời thoại đó nhưng rất khó để tạo ra lời thoại mà bản thân họ

5 Âm vị học là ngành nghiên cứu hệ thống âm thanh được sử dụng nhằm truyền tải ý nghĩa trong bất cứ một ngôn ngữ nói nào của con người Một ngôn ngữ bên cạnh cú pháp và từ vựng, còn có hệ thống âm vị tác động đến thính giác Khác với ngữ âm học nghiên cứu cách tạo ra, truyền tải và nhận thức âm thanh một cách vật lý, âm vị học nghiên cứu chức năng hoặc cách ký hiệu âm thanh trong một ngôn ngữ nhất định Thuật ngữ "âm vị học" được dùng trong ngôn ngữ học thế kỷ 20 có thể bao gồm cả âm vị học và ngữ âm học.

Trang 22

không thể nghe được Trong bài nghiên cứu của Kawamoto (2003)[55] và Torikai (2003)[39] có nêu, nhờ luyện tập Shadowing, ta có thể bắt kịp được tốc độ của ngôn ngữ đang nghe, nắm bắt được việc hiểu nghĩa, thúc đẩy khả năng nghe hiểu bằng việc lặp lại những âm thanh còn sót lại trong trí nhớ một khoảnh khắc ngắn Hơn nữa, trong nghiên cứu của Tosawa (2010)[41] có báo cáo rằng qua các câu hỏi được thực hiện sau khi thử nghiệm Shadowing, những đối tượng tham gia đã trả lời rằng họ đã thay đổi từ phương pháp hiểu và dịch sang tiếng mẹ đẻ sang phương pháp hiểu nguyên trạng ngôn ngữ đó.

Có thể thấy, phương pháp luyện tập Shadowing không chỉ nâng cao khả năng

xử lý thông tin tiếng nước ngoài ngay bên trong não bộ mà còn có thể gắn kết và

mở rộng khả năng nghe hiểu

1.4.3 Nâng cao khả năng nói, khả năng phản xạ

Phương pháp Shadowing có khả năng giúp ta đồng thời luyện tập cả hai kỹ năng NGHE và NÓI Đó là khả năng mà Kawamoto (2003)[55] và Torikai (2003)[39] đã trình bày trong nghiên cứu của mình Tuy nhiên, Iwashita (2010)[13] lại có sự phân biệt rõ ràng về hiệu quả của cả hai phương pháp Shadowing và Repeating Theo Iwashita, để nhanh chóng hiểu rõ câu từ của đối phương và nói ra ngay lập tức những điều bản thân muốn nói một cách trôi chảy thì có một cách luyện tập cần thiết giúp ta định hướng cụ thể và xử lý nhanh chóng

Ví dụ như việc nói lại ngay tức thì sau khi nghe thấy Cả hai phương pháp Shadowing và Repeating đều là phương pháp nói lại ngay tức thì sau khi nghe thấy, nhưng Repeating là nói lại lời thoại mẫu sau khi đã kết thúc việc nghe, còn Shadowing lại vừa nghe vừa nói lại lời thoại mẫu Do đó, để có thể nói một cách trôi chảy những điều bản thân muốn nói thì phương pháp Shadowing có thể là phương pháp luyện tập thích hợp mang lại hiệu quả tức thì

Trang 23

1.4.4 Lĩnh hội cách diễn đạt và trau dồi vốn từ vựng

Theo nghiên cứu của Funayama (1998)[32], bằng cách kích thích âm thanh nhờ vào phương pháp Shadowing, những từ vựng khó có thể nhớ bằng mắt thì cũng dễ dàng lưu lại trong kí ức Theo báo cáo của Tosawa (2010)[41], trong phiếu khảo sát hỏi ý kiến của các đối tượng sinh viên đang luyện tập theo phương pháp Shadowing, có khá nhiều câu trả lời tương tự như: Có thể nhớ được các từ khó và nhớ được vần của đoạn văn; tăng vốn từ vựng, ví dụ như các từ vựng chuyên ngành; cho dù cụm từ có khó như thế nào cũng đều có thể nghe được;

1.4.5 Tự chủ luyện tập

Hagiwara (2007)[10] đã nêu rằng chỉ cần tập trung vào một việc là nghe kỹ lời thoại mẫu, chú ý đến nhịp điệu, biên độ trầm bổng và thực hiện Shadowing giống như vậy thì cho dù giáo viên không hướng dẫn phát âm cụ thể với các cử chỉ bằng tay theo cách truyền thống, sinh viên vẫn có thể dần dần tự mình thực hiện Shadowing được và có thể nắm bắt được ngữ điệu của lời thoại mẫu Hơn nữa, chỉ cần có lời thoại để thực hiện Shadowing thì cho dù ở bất cứ nơi đâu, bất

cứ lúc nào hay bất cứ khi nào muốn ta đều có thể dễ dàng thực hiện được Khi luyện tập Shadowing có lẽ nên chú ý một số vấn đề như để tránh bị cho là người đáng ngờ Ví dụ như phát âm quá lớn ở nơi công cộng, lặp lại những từ dễ gây hiểu n h ầ m , nhưng để khắc phục điều đó không khó Ví dụ trong trường hợp đang đi bộ trên đường, ta chỉ cần thực hiện Shadowing với âm lượng nhỏ hoặc vừa đủ thì không gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh Hơn nữa, nếu tận dụng Shadowing ngay cả những đoạn hội thoại của mọi người xung quanh, trên các phương tiện công cộng hoặc ngay trên phố thì chắc chắc rằng bất cứ lúc nào

ta cũng có thể thử thách bản thân với những giáo trình mới ngay trong cuộc sống

Trang 24

Tóm lại, qua các dẫn chứng trên, phương pháp Shadowing gồm có cụ thể 5

ưu điểm như sau:

- Phát âm: cải thiện phát âm như tiếng mẹ đẻ, cải thiện hiện tượng âm vị một cách thực tế

- Âm luật: cải thiện hầu hết các vấn đề về phát âm, thái độ, nhịp điệu, âm điệu, trọng âm, cường độ, luật gieo vần,

- Nghe hiểu: cải thiện nhanh chóng các điểm khó trong kỹ năng nghe

- Năng lực hiểu biết: lời thoại được lặp lại sẽ còn lưu giữ trong trí nhớ một thời gian ngắn (trí nhớ ngắn hạn), cho dù lời thoại đó cùng lúc biến mất đi chăng nữa thì người nghe vẫn nắm bắt đầu mối ý nghĩa và có thể thúc đẩy được năng lực hiểu

- Khả năng luyện tập đồng thời cả 2 kỹ năng NGHE và NÓI

Là một phương pháp có nhiều ưu điểm như vậy nhưng việc làm thế nào đề truyền đạt được ý nghĩa của Shadowing cho người học trước khi thực hiện nó?

Đó là vấn đề đặt ra khi áp dụng phương pháp này trong thực tế dạy và học tiếng Nhật nói riêng và ngoại ngữ nói chung Theo khảo sát của Mochizuki (2006)[45]

về cách thức giáo viên giải thích nội dung lý thuyết của Shadowing như một nội dung học tập trước khi giới thiệu vào bài học, kết quả cho thấy có hơn 80% trả lời rằng điều đó thật sự giúp ích cho họ

1.5 Chức năng

1.5.1 Phương pháp giảng dạy từ vựng

Các vấn đề thảo luận trong báo cáo của Funayama (1998)[32] về tính thực tiễn của phương pháp nhớ từ vựng đã cho thấy sự đóng góp của Shadowing đối với việc cố định những kiến thức từ vựng đã được dạy Bao gồm các dự đoán rằng vốn từ vựng có thể được ghi nhớ bằng cách nhận kích thích âm thanh từ các tài

Trang 25

liệu, phần mềm nghe thông qua luyện tập Shadowing Thử nghiệm được thực hiện

ở đây là tạo ra cơ hội để người học bắt gặp lại một lần nữa những từ vựng mà họ

đã nhớ thông qua Shadowing và để kiểm tra việc kích thích não bộ bằng âm thanh như thế sẽ giúp ích ở mức độ như thế nào đối với việc ghi nhớ từ vựng Giả thuyết xác minh ở đây là những đóng góp mà Shadowing mang lại trong việc cố định kiến thức từ vựng Tuy nhiên, nhờ vào việc trải qua quá trình kích thích não bộ bằng âm thanh giống như phương pháp Shadowing thì những từ vựng khó nhớ được bằng mắt có khả năng lưu giữ tốt trong trí nhớ

Hơn nữa, Trong báo cáo của Sakota và Matsumi (2005)[42], từ kết quả của bài kiểm tra trình độ tiếng Nhật cho thấy không chỉ từ vựng mà ngữ pháp, khả năng đọc hiểu cũng được tăng lên một cách đáng kể Ông đã nêu rằng phương pháp Shadowing có thể thúc đẩy xử lý thông tin ngôn ngữ bao gồm cả xử lý ngữ nghĩa Mặc dù ĐỌC NÓI được sử dụng như một chỉ số biểu thị cho khả năng đọc nhưng Đọc trôi chảy (ORF - Oral reading fluency6) không thể sinh ra mà không

có sự hiểu biết từ ngữ (word recognition) cùng với các kiến thức ngôn ngữ, chẳng hạn như ngữ điệu, sự hiểu biết về cú pháp (Kinoshita; Taeko 2005 [56])

1.5.2 Phương pháp giảng dạy Listening7

Điểm khó nhất trong Listening chính là làm sao để có thể bắt kịp được tốc

độ của ngôn ngữ đang nghe Và hiệu quả mà phương pháp này mang lại chính là cải thiện các điểm khó đó Điều này đã được giải thích bằng các khái niệm đã nêu trên Tóm lại, nếu ta lặp đi lặp lại các lời thoại được nghe thấy bằng Inner Voice với tốc độ nhanh thì ta có thể nâng cao được khả năng nghe hiểu Để tránh thất thoát thông tin trong khi đang thực hiện nhắc lại các lời thoại nghe được thì ta chỉ

6 ORF - Oral reading fluency là khả năng đọc văn bản được kết nối một cách nhanh chóng, chính xác và có biểu hiện Khi làm như vậy, không có nỗ lực nhận thức đáng chú ý nào liên quan đến việc giải mã các từ trên trang Oral reading fluency là một trong những thành phần quan trọng cần thiết cho việc đọc hiểu thành công.

7 Listeng là Kỹ năng nghe

Trang 26

cần nắm bắt một lượng thông tin nhất định trong vòng lời thoại đó đủ để hiểu nghĩa, như thế thì khả năng hiểu nghĩa sẽ được nâng cao đáng kể Phương pháp Shadowing cũng có cơ chế giống như thế, luyện tập Shadowing sẽ giúp ích trong việc sử dụng, chuyển hóa và xử lý hiểu ngữ nghĩa mà không bị thất thoát thông tin giống như việc chuyển các Inner Voice thành các âm thanh phát ra bằng miệng.

1.5.2.1 Hiệu quả giữa phương pháp Shadowing và phương pháp Dictation8

Theo báo cáo khảo sát của Tamai (1992)[18] được thực trên các đối tượng

là các sinh viên người Nhật đang học tiếng Anh, các đối tượng này được chưa làm

2 nhóm, một nhóm thực hiện phương pháp Shadowing và nhóm còn lại sẽ thực hiện phương pháp Dictation Kết quả cho thấy, nhóm thực hiện phương Shadowing có hiệu quả rõ rệt về khả năng nghe hơn nhóm thực hiện phương pháp Dictation

1.5.2.2 Hiệu quả của Phương pháp Shadowing với trình độ của người học

Qua kết quả của các thí nghiệm để chứng minh hiệu quả đối với khả năng nghe của người học trong khóa học ngắn hạn có áp dụng phương pháp Shadowing như một trong những phương pháp giảng dạy Listening, Tamai (2005)[17] đã nêu

rõ hiệu quả của phương pháp Shadowing trong việc nâng cao khả năng nghe hiểu Tuy nhiên, khi phân tích kết quả của bài kiểm tra nghe, ông đã chia các đối tượng thí nghiệm thành các nhóm theo 3 mức trình độ Cao - Trung - Thấp Kết quả phân tích cho thấy hiệu quả nâng cao khả năng nghe không đồng nhất và ở các nhóm trình độ thấp thì hiệu quả xuất hiện mạnh mẽ hơn so với các nhóm có trình độ Cao Mặc dù Ông dự kiến kết quả thử nghiệm rằng một khi càng áp dụng luyện

8 Dictation Là một trong những kỹ thuật luyện nghe thường được sử dụng nhiều trong phương pháp dạy ngoại ngữ truyền thống, và cả hiện đại là chép chính tả

Trang 27

tập Shadowing thì cho thấy hiệu quả về năng lực nghe hiểu càng đồng đều, nhưng kết quả thực tế lại trái ngược với điều đó.

Trong nghiên cứu của Tamai (1992)[18], ông đã tiến hành các thí nghiệm về tính đồng nhất và tính phổ biến trong mức độ ảnh hưởng của phương pháp Shadowing bằng cách chia các đối tượng thành 3 nhóm theo trình độ khả năng nghe (Cao - Trung - Thấp) Kết quả, việc áp dụng Shadowing như một phương pháp giảng dạy Listening mang lại những ảnh hưởng tích cực được thấy rõ ở nhóm

có trình độ Trung và Thấp, nhưng không thấy hiệu quả ở nhóm trình độ Cao Nếu phương pháp Shadowing là một phương pháp mang lại hiệu quả vô điều kiện như một phương pháp giảng dạy Listening, chắc chắn rằng khi càng thực hiện phương pháp này thì càng thấy rõ được hiệu quả đồng nhất về khả năng nghe, nhưng vì một số lý do khách quan, có thể sẽ xuất hiện một phần trái ngược với dự đoán ban đầu

1.5.3 Phương pháp giảng dạy kỹ năng nói

Ở phần này, tôi xin chỉ ra hiệu quả của phương pháp Shadowing trong việc nâng cao tốc độ nói và ngữ điệu

1.5.3.1 Phương pháp hướng dẫn ngữ điệu

Sau đây tôi xin trình bày về ảnh hưởng của Shadowing đến ngữ điệu của người học

Hầu như những người học ngoại ngữ đều có một mong muốn mạnh mẽ là

“muốn nói ngoại ngữ một cách tự nhiên và trôi chảy” Tuy nhiên, tiếng Anh mà

người học tiếng Anh nói có vẻ giống như tiếng Anh (theo đánh giá của Cruz­

Ferreira 1989 [4], Jenkins 2000 [6], Sugito 1996 [28]), hoặc tiếng Nhật của người

học tiếng Nhật nói có vẻ giống như tiếng Nhật (theo đánh giá của Sugito, 1989

[29]) đã chỉ ra rằng tác động của ngữ điệu lớn hơn nhiều so với ảnh hưởng của

Trang 28

cách phát âm, các yếu tố phân đoạn như các phụ âm và nguyên âm của từng cá nhân Tuy nhiên, cho dù đó là giảng dạy tiếng Anh hoặc giảng dạy tiếng Nhật, hay là tổ chức một lớp đào tạo đơn ngữ hoặc cấp độ từ, thì khó có thể nói đến việc hướng dẫn ngữ điệu được tổ chức và thiết lập có hệ thống về mặt lâu dài Ngoài ra, cách giảng dạy phát âm thường được thực hiện chủ yếu về các từ đơn,

từ đồng âm và âm thanh đặc biệt khó nắm vững, sự phân biệt rõ ràng, loại giọng nói, Tuy nhiên, trong những năm gần đây, có khá nhiều tài liệu giảng dạy âm ngữ chú trọng đến hướng dẫn ngữ điệu được bày bán khá rộng rãi và được ngày càng được nhiều người biết đến

Một số phương pháp hướng dẫn ngữ điệu điển hình như phương pháp Đọc nói, phương pháp Repeating, phương pháp Shadowing Tất cả các phương pháp này đều có một điểm chung là sử dụng thanh quản để đọc thành tiếng Nhưng trong phương pháp đọc nói, chỉ đọc nói các lời thoại mẫu mà không có sự kích thích âm thanh Trái ngược với việc tái hiện giọng nói được ghi nhớ trong não bộ bằng cách nhìn vào mặt chữ, trong phương pháp Repeating, ta có thể dễ dàng tái hiện lại thông tin âm thanh từ lời thoại sau khi nghe trực tiếp các âm thanh kích thích từ tai mà không có thông tin về mặt chữ Phương pháp Shadowing cũng giống như phương pháp Reapeating ở điểm không có thông tin về mặt chữ, nhưng lại khác ở điểm là Shadowing tái hiện chính xác nhất có thể các lời thoại nghe được trong cùng một cùng thời điểm hoặc muộn hơn một chút

Hơn nữa, trong nghiên cứu của Yamane, Saito, Yashima (2004)[27] cũng chứng minh về hiệu quả mà phương pháp Shadowing mang lại cho người học ngoại ngữ trong việc học ngữ điệu Về mặt phát âm, họ đánh giá cao phương pháp Shadowing hơn phương pháp Đọc nói về tất cả 4 yếu tố Prosody9, Segmentals10,

9 Ngữ điệu, nhịp điệu

10Âm vị siêu đoạn tính là những âm vị không được thể hiện riêng rẽ hoặc kế tiếp nhau theo thời gian mà luôn luôn được thể hiện đồng thời với âm tố hoặc toàn bộ âm tiết Trọng âm và thanh điệu là những âm vị siêu đoạn tính.

Trang 29

Articulateness11, Impression12 Về phạm vi sử dụng thì Shadowing cho phép người học mở rộng phạm vi sử dụng ngữ điệu Với phương pháp này, người học

có thể áp dụng với nhiều giáo trình khác nhau, hoặc trong cuộc sống nếu như có lời thoại mẫu

I.5.3.2 Ảnh hưởng đến thời gian phát âm

Theo như nghiên cứu của Yamane, Saito, Yashima (2004)[27] đã nêu ở phần trên cũng đề cập đến thời gian phát âm, với phương pháp Shadowing ta có thể rút ngắn được thời gian phát âm nhưng hầu như trong mọi trường hợp thì không thể ngắn hơn lời thoại mẫu Về bản chất, Shadowing giúp người học mô phỏng chính xác những lời thoại mà họ nghe thấy Cho nên, ở phương pháp này chỉ có thể cho phép người học đẩy nhanh tốc độ phát âm giống 100% với lời thoại mẫu và không thể rút ngắn hơn được nữa

1.5.4 Phương pháp luyện đọc

Trong nghiên cứu của Sakota, Matsumi (2004)[43], ông đã cố gắng giới thiệu Shadowing như một nỗ lực để sinh viên Nhật Bản chuyển đổi từ những kiến thức

đã học (có thể gọi là - Wakaru - có nghĩa là hiểu, biết) sang cách sử

dụng nó để phù hợp trong bối cảnh thực tế (có thể gọi là ‘“V Ề Ò ” - Dekiru -

có nghĩa là có thể) Kết quả là có sự thay đổi rõ nét số lượng từ vựng, tốc độ phản

xạ và độ dài của câu Thông qua phương pháp này sẽ giúp họ có thể kết nối từ “

thành Ề ò ” Hơn nữa, cũng trong nghiên cứu của Sakoda, Matsumi

(2005)[42], kết quả của bài kiểm tra trình độ tiếng Nhật cho thấy không chỉ từ vựng mà ngữ pháp , khả năng đọc hiểu đã được tăng lên một cách đáng kể Và

11 Sự phát âm rõ ràng và rành mạch Cách nối câu.

12 Sự nhại lại, nhép lại

Trang 30

ông đã nêu rằng phương pháp Shadowing có thể thúc đẩy não bộ xử lý thông tin ngôn ngữ và xử lý ngữ nghĩa Mặc dù ĐỌC được sử dụng như một chỉ số biểu thị khả năng đọc nhưng “Đọc trôi chảy” (ORF) không thể sinh ra mà không có sự hiểu biết về từ ngữ cùng với các kiến thức ngôn ngữ, chẳng hạn như ngữ điệu, sự hiểu biết về cú pháp Vì vậy, những sinh viên không thành thạo ORF thì chắc chắn

sẽ bị ngập ngừng khi đọc nói, cũng không nắm được nội dung nên sẽ có nhiều trường hợp tạm dừng đọc sau mỗi chữ hoặc vài chữ Tuy nhiên, đối với các sinh viên có thể đọc nói trôi chảy thì họ biết cách thêm khoảng dừng sao cho thích hợp

để có thể đọc được tự nhiên hơn Bên cạnh đó, Kinoshita (2005)[56] so sánh thí nghiệm giữa phương pháp đọc nói truyền thống thông thường với phương pháp đọc nói có áp dụng Shadowing, điều đó cho thấy phương pháp Shadowing có thể nâng cao khả năng ORF

1.6 Thời gian thực hiện và giáo trình sử dụng trong Shadowing

Mặc dù giáo trình sử dụng cho Shadowing khá nhiều và được lựa chọn theo những kiến thức mà người học quan tâm nhưng điều quan trọng nhất chính là nội dung kiến thức phải phù hợp với trình độ của người học Kadota, Tamai (2004)[47] đã nêu trong nghiên cứu của họ rằng cách tốt nhất để xây dựng một giáo trình hợp lý chính là thiết kế nội dung có kiến thức thấp hơn 1 hoặc 2 bậc so với năng lực trình độ của người học (ký hiệu là i-1, i-2; i = input)13 Việc xây dựng giáo trình cho Shadowing đòi hỏi khả năng tập trung cao nên đây được coi là thử thách khá khó và dễ gây căng thẳng (Kadota, 2007 [46]) Trong kỹ năng nghe, cho dù bạn không thể nghe hết được toàn bộ nhưng vẫn có khả năng hiểu được nội dung Nhưng trong Shadowing, bạn cần phải tái tạo lại chính xác những gì bạn đã nghe, vì vậy lắng nghe là cách tốt nhất để có thể hiểu đầy đủ nội dung

13 INPUT có nghĩa là thông tin đầu vào, nói cách khác là kiến thức ngôn ngữ được đưa vào giáo trình, i-1 là kiến thức thấp hơn 1 bậc và i-2 là kiến thức thấp hơn 2 bậc.

Trang 31

những gì bạn đã nghe Torikai (2003)[39] đã trình bày rằng tỷ lệ số từ vựng chưa được xác định là dưới 5% Vì thế một số giáo trình có nội dung mang tính nhất quán như tin tức hay các bài thuyết trình, khá phù hợp với người học có trình

độ trung cấp và độ dài lý tưởng là từ 3 đến 5 phút

Hơn nữa, thời gian thực hiện Shadowing được khuyến cáo là khoảng 10 phút mỗi ngày (trong giáo trình của Saito Hitoshi, 2013 [23]) Bởi vì phương pháp này cần khả năng tập trung cao cho nên cần phải cố gắng thực hiện cho đến khi bạn có thể luyện tập nhiều giờ cùng một lúc Không những thế, chỉ cần tiếp tục thực hiện từng chút một trong khoảng thời lượng từ 10 đến 15 phút mỗi ngày sẽ không khiến bạn bị căng thẳng và mang lại hiệu quả tốt nhất có thể

1.7 Phương pháp thực hiện Shadowing

Trong nghiên cứu của Kadota (2007)[46], phương pháp Shadowing áp dụng trong các lớp học ngoại ngữ được chia thành 5 phương pháp sau đây:

(A) Shadowing

(B) Mumbling (Nhẩm theo)

(C) Parallel Reading (đọc song song)

(D) Contents Shadowing (Shadowing với nội dung)

(E) Delayed Shadowing (Shadowing đuổi)

Về cơ bản, Phương pháp (A) thường được sử dụng gần giống với định nghĩa Tuy nhiên Kadota, Tamai (2004)[47] thì lại gọi là Prosodie Shadowing, hay Takizawa (1998)[36] gọi đó là Prosody Shadowing Cả 2 cách gọi đều có nghĩa

là Shadowing theo nhịp điệu và nó được sử dụng với mục đích nắm bắt ngữ điệu

Trong giảng dạy tiếng Anh, Shadowing dạng (A) thường được thực hiện như một hình thức hoàn thành tổng thể, phương pháp này sẽ được thực hiện sau khi đã hoàn thành tất cả các yêu cầu của Shadowing Phương pháp (B) là Shadowing với giọng nhỏ Phương pháp (C) là vừa nhìn văn bản vừa thực hiện Shadowing

Trang 32

và thường được gọi là Synchronized Reading14 hay Shadowing With T ext15 Phương pháp (D) là phương pháp Shadowing có chú trọng đến việc hiểu ý nghĩa Phương pháp (E) là phương pháp Shadowing thực hiện chậm hơn khoảng 1 giây

so với lời thoại mẫu Phương pháp này được xem là phù hợp với việc đào tạo chuyên ngành thông dịch, vì thời gian trễ khoảng 1 giây nên áp lực để nắm bắt theo bài phát biểu rất lớn

Bên cạnh đó, theo giáo trình Shadowing của Saito Hitoshi, Yoshimoto Keiko, Fukazawa Michiko, Onoda Chikako, Sakai Rieko (2014)[24] thì Shadowing được chia thành 6 phương pháp:

(I) Silent Shadowing (Shadowing câm)

(II) Mumbling (Nhẩm theo)

(III) Synchronized Reading (đọc đồng bộ)

(IV) Script Shadowing (Shadowing cùng lời thoại)

(V) Prosody Shadowing (Shadowing theo nhịp điệu)

(VI) Contents Shadowing (Shadowing với nội dung)

Nhìn chung phương pháp này hầu như đều giống với các phương pháp đã đề cập ở trên, nhưng trong giáo trình này đã nêu lên được một phương pháp Shadowing mới chính là (I), là phương pháp vừa nghe vừa nhẩm lại trong đầu mà không phát ra âm Phương pháp rất phù hợp để luyện tập những bài hội thoại tốc

độ nhanh hoặc có những mẫu câu nói chưa thành thục Phương pháp (IV) chính

là phương pháp Shadowing With Text

Phương pháp thực hiện Shadowing có rất nhiều dạng khác nhau và được phân loại từ những bước đơn giản đến các bước chi tiết tùy thuộc vào thời gian diễn đạt văn bản, quá trình thực hiện xác nhận ngữ nghĩa ở từng giai đoạn, cách

14 Đọc đồng bộ

15 Shadowing với văn bản

Trang 33

thức truyền đạt lại, Qua các tài liệu đã nghiên cứu tham khảo, tôi xin giới thiệu một số cách thực hiện Shadowing.

1.7.1 Tiếp cận giáo trình ngay từ đầu

1.7.1.1 Theo giáo trình Shadowing của Saito Hitoshi, Yoshimoto Keiko,

Fukazawa Michiko, Onoda Chikako, Sakai Rieko (2013) [23]

B 1 Xem giáo trình và xác nhận ý nghĩa

B2 Vừa nhìn sách, đọc theo chữ và Shadowing theo lời thoại mẫu phát ra từ CD B3 Khi đã quen, hãy Shadowing mà không cần nhìn chữ

1.7.1.2 Theo nghiên cứu của Hagiwara (2007) [10]

B 1 Vừa nghe lời thoại mẫu, vừa đọc với giọng nhỏ theo giáo trình khoảng 2 lần B2 Không nhìn giáo trình và thực hiện Shadowing

B3 Nhìn giáo trình và nghe lại lần nữa, sau đó tra cứu các từ khó đọc, những từ nghe không rõ hay không hiểu và đánh dấu lại

B4 Thực hiện lại Shadowing mà không nhìn giáo trình

B5 Khi đã thuần thục, thu âm lại kết quả Shadowing

B6 Hỏi ý kiến của giáo viên về phần kết quả thu âm

Lưu ý: từ bước 1 ~ 4, nên luyện tập với tốc độc chậm Khi đã quen dần có thể tăng tốc độ từ buớc 4

1.7.1.3.Theo giáo trình Theo giáo trình Shadowing của Saito Hitoshi,

Yoshimoto Keiko, Fukazawa Michiko, Onoda Chikako, Sakai Rieko (2014) [24]

B1 Lựa chọn bài học trong giáo trình

B2 Xác nhận ý nghĩa nội dung

Trang 34

B3 Nắm bắt âm thanh (thực hiện Silent Shadowing và Synchronized Reading) B4 Tập nói (thực hiện Mumbling và Script Shadowing).

B5 Thực hiện Prosody Shadowing

B6 Thực hiện Contents Shadowing

1.7.2 Tiếp cận giáo trình lúc đầu nhưng tập trung vào việc nghe (Tosawa,

2010 [41])

B 1 Nghe nhiều lần lời thoại mẫu trong khi vừa nhìn giáo trình

B2 Thực hiện Prosody Shadowing mà không nhìn giáo trình (ở bước này tập trung nghe chú ý đến nhịp điệu, ngữ điệu Nếu gặp từ khó hoặc không hiểu thì vẫn cứ tiếp tục nghe và đọc theo)

B3 Xem giáo trình, xác nhận nội dung và từ vựng

B4 Không nhìn giáo trình, thực hiện Contents Shadowing và thu âm lại

B5 Kiểm tra lại kết quả Shadowing đã thu âm của bản thân

1.7.3 Không tiếp cận với giáo trình lúc ban đầu

1.7.3.1 Theo nghiên cứu của Kadota (2007) [46]; Kadota, Tamai (2004)

[47]; Torikai (2003) [39]

B1 Thực hiện Listening (Nghe lời thoại mẫu và không nhìn giáo trình)

B2 Thực hiện Mumbling (nói nhẩm theo và không nhìn giáo trình)

B3 Thực hiện Parallel Reading (Nhìn giáo trình và đọc đồng thời với lời thoại mẫu)

B4 Xác nhận ý nghĩa nội dung

B5 Thực hiện Prosody Shadowing

B6 Thực hiện Contents Shadowing

Trang 35

1.7.3.2 Theo nghiên cứu của Kumai Nobuhiro, Paul Daniels (2010)[20]

B 1 Nghe lời thoại mẫu 2 lần

B2 Xác nhận mẫu câu trong đoạn văn, giáo trình

B3 Nghe lời thoại mẫu lần nữa và xác nhận mức độ hiểu bằng kỹ năng True/Fail (T/F - Đúng/Sai, nếu hiểu đúng thì đánh ký hiệu T/Đúng ở cuối câu, nếu hiểu sai thì đánh ký hiệu F/Sai)

B4 Nghe nhiều lần, sau đó thực hiện Shadowing mà không nhìn giáo trình và thu âm lại

B5 Vừa nghe lại bản thu âm vừa nhìn giáo trình để kiểm tra lỗi

B6 Giáo viên sẽ chia thành đoạn, câu ngắn và đọc lên Học sinh sẽ lặp lại theo giáo viên và xác nhận ngữ nghĩa

B7 Mỗi học sinh sẽ tự luyện tập Parallel Reading

B8 Không nhìn giáo trình và thu âm lại

B9 Nghe lại bản thu âm của mình và tự đánh giá hoặc các học sinh sẽ nghe của bạn khác và đánh giá lẫn nhau

1.7.3.3 Theo nghiên cứu của Iwashita (2008) [13]

B 1 Nghe lời thoại mẫu 2 lần và không nhìn giáo trình

B2 Chỉ nhìn bản dịch của giáo trình

B3 Vừa nghe vừa nhìn bản dịch

B4 Thực hiện Shadowing mà không nhìn giáo trình lẫn bản dịch

B5 Thu âm lại

Lưu ý: sau khi thực hiện Shadowing từ 2 đến 4 ngày mà không nhìn giáo trình, ngày thứ 5 sẽ thu âm lại phần đã luyện tập Shadowing nhưng vẫn không nhìn giáo trình

Trang 36

Trên đây là một vài ví dụ về các bước thực hiện của Shadowing được tổng hợp từ một loạt các công trình nghiên cứu Do vậy, để áp dụng vào tiết học thì giáo viên cần phải xây dựng được hình thức tự luyện tập sao cho phù hợp với trình

độ của học viên và mục đích của lớp học Ví dụ như nên cho học sinh tham khảo giáo trình trước hay cho học sinh thực hiện Prosody Shadowing trước khi tiếp xúc giáo trình, hoặc là làm thế nào để có thể tương tác với học sinh Cách tổ chức giờ học theo phương pháp Shadowing kết hợp giữa việc cho học sinh tiếp xúc với giáo trình ngay từ đầu, hướng dẫn giải thích cụ thể và áp dụng kỹ Parallel Reading giúp tạo mối liên kết giữa mặt chữ và âm thanh được cho là không tốn thời gian cũng như giảm bớt áp lực cho học sinh Nếu các tài lệu, phần mềm nghe như CD,

dữ liệu âm thanh được sử dụng tối đa thì sẽ mang lại hiệu quả đáng kể và phát triển khả năng nghe khi thực hiện Shadowing Theo Mochizuki (2006)[45], để bổ sung cho những hạn chế của Shadowing khi nó ngày càng có xu hướng trở thành một bài tập lặp đi lặp lại đơn điệu, và để tăng cường sự hiểu biết về nội dung, ông

đã tạo ra một sơ đồ đơn giản hoặc các biểu đồ phân tích tâm lý về chủ đề này bằng các công cụ hỗ trợ vào thời điểm giới thiệu Sau khi giới thiệu cách thực hiện Shadowing, ông đã đưa ra các sơ đồ và biểu đồ này Kết quả khảo sát là có 70% người học trả lời “hữu ích” Như thử nghiệm mà Mochizuki đã làm, có khả năng hoạt động Shadowing sẽ phát triển thành các hoạt động giao tiếp nếu như cho học sinh thực hiện Shadowing về các nội dung có giá trị thông tin mà họ quan tâm hay yêu thích và làm một bài phát biểu ngắn về các chủ đề đó

Theo phương pháp của Iwashita (2008)[12], để có thể tập trung vào việc tái tạo lời thoại mà ta nghe thấy, phương pháp chỉ đưa ra bản dịch mà không đưa nội dung của văn bản gốc dường như là một tác động khó khăn cho người học Tuy nhiên, có vẻ như phương pháp này phù hợp với người có trình độ cao, những người đã tích lũy đầy đủ kiến thức về cách cấu thành câu Đây không chỉ là vấn

đề về mức độ thành thạo, mà còn là vấn đề của từng cá nhân người học Ví dụ như việc có thể lắng nghe chính xác đến mức nào những điều hoàn toàn không biết

Trang 37

(ngoại trừ những nội dung có thể hiểu được) và tự mình tái tạo lại những điều đó Với phương pháp này của Iwashita, có lẽ một số người có thể phát huy hết khả năng của mình nhưng cũng sẽ có một số người sẽ cảm thấy chán nản và lùi bước Trong nghiên cứu của Iwashita (2010)[13] có trình bày rằng vì giáo trình chính là chìa khóa để người học có thể xác định âm thanh Vì thế, việc xem qua giáo trình trong khi thực hiện Shadowing giúp người học có thể tái tạo lời thoại mẫu chính xác hơn so với trường hợp thực hiện Shadowing thông thường Theo Iwashita, việc tham khảo trước giáo trình còn có lợi ích là giúp cho những người học có trình độ kém có thể Shadowing tốt hơn và giảm bớt áp lực trong học tập Nhưng mặt khác, việc luyện tập sử dụng giáo trình cũng khiến cho người học trở nên thụ động và dựa dẫm vào đó, dần dần sẽ khiến họ không thể nghe được gì khi không

có giáo trình Do đó, cần phải cân nhắc các phương pháp phù hợp với từng đối tượng người học Bên cạnh đó, cần phải nghiên cứu tìm ra nhiều phương pháp mới có mức độ khó phù hợp để giúp người học tự tin hơn và không cảm thấy căng thẳng khi học

Trang 38

CHƯƠNG 2: THỰC t r ạ n g v à k ế t q u ả k h ả o s á t

2.1 Tình hình việc học tiếng Nhật tại Việt Nam

Trong phần này, tôi sẽ nêu ra và so sánh tình trạng việc học tiếng Nhật tại Việt Nam trong 2 giai đoạn trước và sau năm 2000 Lý do tôi chọn cột mốc năm

2000 là vì đó chính là thời điểm mà Việt Nam có một bước chuyển to lớn về kinh

tế, chính trị, ngoại giao, giáo dục, 16

2.1.1 Giai đoạn trước năm 2000

Tính đến năm 1998, số luợng người học tiếng Nhật tại Việt Nam theo khảo sát của Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản (JF) là 10.106 người (tăng hơn 7.000 người so với năm 1993) Trong đó, tại các trường THPT chỉ có 18 người, tại các trường Đại Học là 2.353 người, và ở các cơ sở khác là 7.735 người

Bảng 2.1: Số lượng người học tiếng Nhật tại Việt Nam năm 1993 và 1998

Nguồn: Khảo sát của JF năm 1998

16 10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật trong năm 2000 - http://vietbao.vn/Kinh-te/10-su-kien-kinh-te-Viet-Nam- noi-bat-trong-nam-2000/10709393/87/; 10 sự kiện nổi bật Việt Nam năm 2000 - http://vnexpress.net/tin- tuc/thoi-su/10-su-kien-noi-bat-viet-nam-nam-2000-1953377.html

Trang 39

Qua các số liệu, có thể thấy lượng người học tiếng Nhật tuy không nhiều nhưng vẫn tăng nhanh trong giai đoạn trước năm 2000 Trong giai đoạn 1993 -

1998, số lượng người học tăng gấp 3 lần tuy nhiên vẫn là con số ít cho thấy sự biến đổi lớn nhưng chưa rõ rệt

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu số lượng người học tiếng Nhật tại Việt Nam

Trang 40

Nguồn: Khảo sát của JF năm 1998

Từ bảng danh sách, có thể thấy rõ trong 10 Quốc gia, khu vực đầu tiên thì

có đến 5 Quốc gia đến từ Châu Âu, Mỹ Việt Nam chỉ được xếp thứ 12 với số lượng chỉ bằng 1/9 so với Hàn Quốc có số lượng người học tiếng Nhật cao nhất Qua đó, có thể thấy tình hình giáo dục tiếng Nhật tại Việt Nam thời điểm trước năm 2000 chưa được phổ biến rộng rãi

2.1.2 Giai đoạn sau năm 2000

Theo khảo sát của Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản (JF), tính đến năm 2015,

số lượng người học tiếng Nhật tại Việt Nam là 64.863 người (tăng gần 20.000 người so với năm 2012) Trong đó, tại các trường THPT là 10.995 người, tại các trường Đại Học là 19.602 người, và ở các cơ sở giáo dục khác là 34.266 người

Ngày đăng: 15/08/2017, 11:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Sái Thị Mây (2016), Đánh giá trình độ phát âm tiếng nhật của sinh viên Việt Nam thông qua khảo sát trên đối tượng người Nhật, Tạp Chí Khoa học ĐHSP TPHCM, 1(79), 136-144 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá trình độ phát âm tiếng nhật của sinh viên Việt Nam thông qua khảo sát trên đối tượng người Nhật
Tác giả: Sái Thị Mây
Năm: 2016
2. Thư viện KHTH TP.HCM, Giáo trình Tiếng Nhật cho mọi người trình độ sơ cấp 1 - Bản tiếng nhật và Bản dịch, NXB Trẻ, TP.Hồ Chí Minh.B. Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tiếng Nhật cho mọi người trình độ sơ cấp 1 - Bản tiếng nhật và Bản dịch
Nhà XB: NXB Trẻ
3. Acton, W. (1984), Changing fossilized pronunciation, TESOL Quarterly, 18, 71—85 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Changing fossilized pronunciation
Tác giả: Acton, W
Năm: 1984
4. Cruz-Ferriera (1989), A test fo r non-native comprehension o f intonation in English, International Review o f Applied Linguistics in Language Teaching, 27:1, 23-39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A test fo r non-native comprehension o f intonation in English
Tác giả: Cruz-Ferriera
Năm: 1989
5. Gile, D. (1995), Basic Concepts and Models lor Intertreter and Translator Training, Amsterdam: JohnBenjamins Sách, tạp chí
Tiêu đề: Basic Concepts and Models lor Intertreter and Translator Training
Tác giả: Gile, D
Năm: 1995
6. Jenkins, J. (2000), The Phonology o f English as an International Language, Oxford Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Phonology o f English as an International Language
Tác giả: Jenkins, J
Năm: 2000
7. Lambert, S. (1988), A human information processing and cognitive approach to the training ofsimultaneous interpreters. In D.L. Hammmond (Ed.) Languages at Crossroads, Proceeding o f the 29th AnnuaConference o f the American Translators Association, 379-388 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A human information processing and cognitive approach to the training ofsimultaneous interpreters
Tác giả: Lambert, S
Năm: 1988
8. W * * , # Ã í (2010), • > ^ F — ^ y , ,y m m m m m m m ^ £ M ề ỉ F — m ^ t i ệ r a t ^ è , 19-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: • > ^ F — ^ y , ,"y m m m m m m m ^ £ M ề ỉ F —
Tác giả: W * * , # Ã í
Năm: 2010
12. MW: (2008), F ^ m ¥ W ^ F : F ỉ f S : y ^ F — y y ĩ í m ^ m Ế— 1 r £ m y m m m £ F F ò m f t g ( ^ r ^ ) , 57, 219-228 Sách, tạp chí
Tiêu đề: MW:" (2008), "F ^ m ¥ W ^ F : F ỉ f S : y ^ F — y y ĩ í m ^ m Ế"— 1 r £ m y m m m £ F F ò m f t
Tác giả: MW
Năm: 2008
13. (2010), F ^ ^ ( O Ỉ Ề M M ^ F F y ^ F — F y ^ ' ( D M f f M M F M ỉ £ ~ t & w , ĩ F % F ^ F ^ u ^ ^ m % n u m ( % y n \ 59, 219-227 Sách, tạp chí
Tiêu đề: F ^ ^ ( O Ỉ Ề M M ^ F F y ^ F — F y ^ ' ( D M f f M M F Mỉ £ ~ t & w , ĩ F % F ^ F ^ u ^ ^ m % n u m ( % y n \
Năm: 2010
16. m (2002), M M : y F " ^ ỉ F ± F ^ i ý ỏ y ^ F — F y F " y ỹ j ] MF ^ y y , 2, 178-192 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ^ ỉ F ± F ^ i ý ỏ y ^ F — F y F
Tác giả: m
Năm: 2002
17. m (2005), F y ^ y F W W F L X ( D y - Y F — f y ^ ' y ỹ F M F K T® ^ # M , M M Sách, tạp chí
Tiêu đề: m" (2005), "F y ^ y F W W F L X ( D y - Y F" — "f y ^ ' y ỹ F M F K T"® ^ # M
Tác giả: m
Năm: 2005
18. (1992), follow-up y M Ễ ệ A M M ề y M M lM M ư follow-up: Ẻ Ề A t B Ể ệ ^ c o m M , P M ^ I M Ề M r n è , 4, 48-62 Sách, tạp chí
Tiêu đề: follow-up y M Ễ ệ A M M ề y M M lM M ư follow-up: Ẻ Ề A tB Ể ệ ^ c o m M
Năm: 1992
19. (1997), F — { y y A M i M t B Ễ ệ y A y y t e t e ỉ ý ỏ {Ẻ r n ^ í ý , , 36, 105-116 Sách, tạp chí
Tiêu đề: F — { y y A M i M t B Ễ ệ y A y y t e t e ỉ ý ỏ {Ẻr n ^ í ý
Năm: 1997
20. fẼ3Ẳ, Paul Daniels (2010), LM S ( M o o d l e ) l y F l f Ô W ^ M W ' - ^—y y m ^ R ư m y y y F — f y y ' M W ^ y j M ặ , 100— 108 Sách, tạp chí
Tiêu đề: LM S ( M o o d l e ) l y F l f Ô W ^ M W ' - ^"—y y m ^ R ư m y y y F"— "f y y ' M W ^ y j M ặ
Tác giả: fẼ3Ẳ, Paul Daniels
Năm: 2010
21. t M y (2011), F — { y y t F A M ^ W ^ y A M ^ y ^ W — M r n t Ê J W A l f & M A F , f ü t ^ X M M M ^ M M Sách, tạp chí
Tiêu đề: F — { y y t F A M ^ W ^ y A M ^ y ^ W — Mr n t Ê J W A l f & M A F
Tác giả: t M y
Năm: 2011
22. ô M M I J B (2006), y r F — M y M ^ m ^ F M M ụ M f m . 2006 M B ^ M m è ^ Ằ M M è m ^ ẵ M , 57-62 Sách, tạp chí
Tiêu đề: y r F — M y M ^ m ^ F M M ô M f m ." 2006"M B ^ M m è ^ Ằ M M è m ^ ẵ M
Tác giả: ô M M I J B
Năm: 2006
23. ằ Í - . M , M M M B , m r n M M , / M ? H Ê p y , m M M M M (2013), y r F Sách, tạp chí
Tiêu đề: m r n M M ," / M ? H £ p y , "m M M M M" (2013)
Tác giả: ằ Í - . M , M M M B , m r n M M , / M ? H Ê p y , m M M M M
Năm: 2013
50. 7 t K —f y y ^ f t 7 7 F ^ 7 F A y A S ^ A ? , http://eigoguide.com/listening/headset/ Link
55. jl|^ i£ ^ ," ^ (K a w a m o to Sanae) ( 2 0 0 3 ) , ^ f p ^ ^ U ^ / ^ ^ U ^ , http://allabout.co.jp/study/english/closeup/CU20031125A/ Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w