1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý bền vững không gian xanh công cộng khu vực bốn quận nội thành cũ hà nội

137 194 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 137
Dung lượng 6,42 MB

Nội dung

dụng không gian công cộng hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng dân cư trong 04 quận nội thành cũ Hà Nội, bao gồm quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình Từ thực tế này, học v

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Hoàng Liên

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Thị Hoàng Liên – Giảng viên Khoa Môi trường – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác

Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn

Tác giả

Đoàn Khánh Huyền

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian học tập tại Khoa Sau Đại học - Đại học Quốc Gia Hà Nội, em đã

thực hiện luận văn với đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý bền vững không gian xanh công cộng khu vực bốn quận nội thành cũ Hà Nội”

Để có được thành quả như ngày hôm nay, em xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ, quan tâm của các giảng viên tại Khoa Sau Đại học trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại Khoa, những người đã cung cấp những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình đào tạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học viên hoàn thành khóa đào tạo

Em xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất tới giáo viên hướng dẫn TS.Nguyễn Thị Hoàng Liên – Giảng viên Khoa Môi trường – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội là người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành luận văn

Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu không dài, trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế, vì vậy không tránh khỏi thiếu sót, kính mong các thầy cô nhận xét, góp ý, giúp đỡ

để em từng bước hoàn thiện kiến thức chuyên ngành và tiếp cận với công việc thực tế một cách tốt nhất

Em xin trân trọng cảm ơn./

Hà Nội - 2017

MỤC LỤC

Trang 5

LỜI CẢM ƠN………

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT………

DANH MỤC BẢNG………

DANH MỤC HÌNH………

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 Những vấn đề chung về không gian xanh công cộng 4

1.1.1 Tổng quan nghiên cứu 4

1.1.2 Các khái niệm liên quan 7

1.1.3 Phân loại và đối tượng phục vụ của không gian xanh công cộng 11

1.1.4 Vai trò của KGXCC 11

1.2 Đặc điểm phát triển và quản lý KGXCC khu vực 04 quận nội thành cũ Hà Nội 13 1.3 Kinh nghiệm quản lý không gian xanh công cộng 15

1.3.1 Kinh nghiệm quốc tế 15

1.3.2 Kinh nghiệm trong nước 19

1.3.3 Bài học kinh nghiệm đối với Thành phố Hà Nội trong việc quản lý không gian xanh công cộng 20

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

2.1 Đối tượng nghiên cứu 22

2.2 Phạm vi nghiên cứu 22

2.3 Phương pháp nghiên cứu 22

2.3.1 Phương pháp khảo cứu, kế thừa tài liệu 22

2.3.2 Phương pháp điều tra 22

2.3.3 Phương pháp thống kế 23

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24

3.1 Đánh giá hiện trạng phát triển không gian xanh công cộng khu vực 4 quận nội thành cũ Hà Nội 24

3.1.1 Hiện trạng số lượng, diện tích, chất lượng KGXCC 24

3.1.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng không gian xanh công cộng 38

3.2 Đánh giá hiện trạng công tác quản lý không gian xanh công cộng khu vực 4 quận nội thành cũ Hà Nội 49

3.2.1 Hệ thống hóa các văn bản pháp lý của Trung ương và Thành phố về KGXCC 49

3.2.2 Phân tích sự phù hợp của các văn bản, chính sách 49

3.2.3 Đánh giá hiện trạng và kết quả phân công, phân cấp quản lý của chính quyền 54

3.3 Đánh giá sự tham gia quản lý và phát triển KGXCC từ phía cộng đồng 59

3.3.1 Đánh giá sự tham gia của người dân cộng đồng 59

3.3.2 Đánh giá hiệu quả công tác xã hội hóa đầu tư phát triển KGXCC từ cộng đồng …… 62

3.4 Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý bền vững không gian xanh công cộng khu vực 4 quận nội thành cũ Hà Nội 63

3.4.1 Đối với các khu đất hiện có 63

3.4.2 Đối với các khu đất đã có chủ trương di dời 68

3.4.3 Phát triển không gian xanh công cộng tại các khu vực phát triển mới 71

3.4.4 Các giải pháp khác 71

3.5 Giải pháp nâng cao chất lượng các khu vực KGXCC 73

3.5.1 Với khu vực Công viên, vườn hoa 73

3.5.2 Với khu vực Sân chơi 76

Trang 6

3.5.3 Đề xuất một số dự án cụ thể 77

3.6 Giải pháp tăng cường công tác quản lý không gian xanh công cộng 83

3.6.1 Các giải pháp tiếp tục bổ sung hệ thống pháp lý, phân cấp quản lý KGXCC 83

3.6.2 Giải pháp nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước 84

3.7 Giải pháp huy động nguồn lực phục vụ phát triển và quản lý KGXCC 86

3.7.1 Giới thiệu các nguồn lực 86

3.7.2 Các giải pháp cụ thể huy động nguồn lực 87

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90

1 Kết luận 90

2 Kiến nghị 91

2.1 Kiến nghị với TW 91

2.2 Kiến nghị với Thành phố Hà Nội 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

PHỤ LỤC 93

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

GTCC : Giao thông công cộng

KGXCC : Không gian xanh công cộng

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Tổng hợp một số yếu tố của không gian xanh công cộng khu vực Hà Nội 5

Bảng 1.2: Các tiêu chí cơ bản về cơ sở hạ tầng Hà Nội 6

Bảng 1.3: Diện tích và mật độ dân số 04 quận nội thành cũ Hà Nội 14

Bảng 3.1: Số liệu hiện trạng công viên, vườn hoa của 04 quận nội thành cũ 27

Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng các công viên khu vực nội thành cũ Hà Nội 30

Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng các vườn hoa khu vực nội thành cũ Hà Nội 33

Bảng 3.4: Kết quả thực hiện các kế hoạch cải tạo, chỉnh trang công viên, vườn hoa khu vực nội thành cũ Hà Nội 56

Bảng 3.5: Đề xuất mục đích sử dụng cho sân chơi đối với một số chung cư cũ khi có phương án cải tạo, xây dựng 65

Bảng 3.6: Danh sách một số nhà VSCC được đề xuất chuyển đổi mục đích sử dụng thành KGXCC 67

Bảng 3.7: Đề xuất mục đích sử dụng cho sân chơi, vườn hoa đối với một số trụ sở cũ của các Bộ, Ngành sau di dời 68

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Bản đồ vị trí các công viên trong khu vực nghiên cứu 25

Hình 3.2: Bản đồ vị trí các vườn hoa trong khu vực nghiên cứu 26

Hình 3.3: Bản đồ vị trí các sân chơi trong khu vực 04 quận nội thành cũ 37

Hình 3.4: Kết quả điều tra khảo sát mục đích sử dụng KGXCC tại công viên, vườn hoa khu vực nghiên cứu 40

Hình 3.5: Kết quả điều tra - mục đích sử dụng KGXCC tại sân chơi 40

Hình 3.6: Kết quả điều tra - Hiện trạng sử dụng không gian theo nhóm tại công viên, vườn hoa khu vực nghiên cứu 41

Hình 3.7: Kết quả điều tra - Hiện trạng sử dụng không gian theo nhóm tại khu vực sân chơi………41

Hình 3.8: Biểu đồ đánh giá số lượng các trang thiết bị tại công viên,vườn hoa khu vực nghiên cứu 42

Hình 3.9: Biểu đồ đánh giá chất lượng các trang thiết bị tại công viên,vườn hoa khu vực nghiên cứu 43

Hình 3.10: Biểu đồ đánh giá số lượng các trang thiết bị tại sân chơi, vườn hoa khu vực nghiên cứu 43

Hình 3.11: Biểu đồ đánh giá chất lượng các trang thiết bị tại sân chơi, vườn hoa khu vực nghiên cứu 43

Hình 3.12: Tỉ lệ ý kiến trả lời về thời gian sửa chữa khi có một thiết bị bị hỏng hóc (%)……….44

Hình 3.13: Tỉ lệ ý kiến trả lời về thời gian mà người/cơ quan ra nhắc nhở, xử lý khi xảy ra hiện tượng lấn chiếm đất công để buôn bán, đỗ xe (%) 44

Hình 3.14: Biểu đồ kinh phí vui chơi tại công viên, vườn hoa khu vực nghiên cứu 45

Hình 3.15: Biểu đồ tần suất sử dụng công viên, vườn hoa 45

Hình 3.16: Biểu đồ tần suất sử dụng công viên, vườn hoa theo chi phí phải trả 46

Hình 3.17: Biểu đồ kinh phí vui chơi tại sân chơi ………46

Hình 3.18: Biểu đồ tần suất sử dụng sân chơi 46

Hình 3.19: Biểu đồ tần suất sử dụng sân chơi theo chi phí phải trả……….47

Hình 3.20: Biểu đồ thể hiện những yếu tố làm hài lòng người sử dụng tại công viên, vườn hoa……… ……….47

Hình 3.21: Biểu đồ thể hiện những yếu tố khiến người sử dụng tại công viên, vườn hoa không hài lòng 48

Hình 3.22: Kết quả đánh giá sự hài làng của người dân đối với khu vực sân chơi 48

Hình 3.23: Kết quả đánh giá sự không hài lòng của người dân đối với khu vực sân chơi 48

Hình 3.24: Phân cấp quản lý KGXCC trên địa bàn Hà Nội 54

Hình 3.25: Tỷ lệ người dân tham gia quản lý KGXCC 60

Hình 3.26: Tỷ lệ các hình thức tham gia đóng góp để nâng cao chất lượng không gian xanh công cộng khu vực nghiên cứu 60

Hình 3.27 :Tỷ lệ người dân biết đến các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về công tác quản lý KGXCC khu vực nghiên cứu 61

Hình 3.28: Sân chơi thuộc Phường Trung Phụng – Đống Đa được hình thành trên nền nhà VSCC cũ 68

Hình 3.29: Sân chơi di động cho trẻ em trên phố Đào Duy Từ 73

Hình 3.30: Sơ đồ phối hợp của các bên liên quan trong quản lý KGXCC 86

Trang 10

MỞ ĐẦU

Không gian xanh công cộng (KGXCC) như quảng trường, công viên, vườn hoa, vườn dạo, sân chơi, là yếu tố không thể thiếu trong một đô thị, có vai trò quan trọng trong tạo cảnh quan đô thị, tạo môi trường sống hài hòa với thiên nhiên, đồng thời là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, tinh thần của cộng đồng dân cư KGXCC của một

đô thị góp phần rất lớn vào việc tạo ra hình ảnh cho thành phố, đồng thời mang lại những trải nghiệm sống cho con người Ở quy mô khu ở, KGXCC cần được nhìn nhận như một yếu tố quyết định trong việc mang lại chất lượng cuộc sống cho một khu đô thị, biến khu đô thị trở thành một môi trường sống tốt nơi con người cảm thấy thật sự gắn bó Đồng thời, KGXCC cũng mang lại giá trị gia tăng cho các khu vực xung quanh Do đó, việc phát triển và quản lý hệ thống KGXCC tốt có ý nghĩa vô cùng quan trọng với một thành phố nói chung, cũng như khu vực đô thị nói riêng

Trong những năm qua, Thành phố Hà Nội đã quan tâm phát triển và quản lý KGXCC như đầu tư cải tạo, nâng cấp một số quảng trường, công viên, vườn hoa, bảo đảm trật tự, mỹ quan đô thị, tạo điểm vui chơi giải trí thuận tiện cho nhân dân Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng cho thấy chất lượng hệ thống KGXCC chưa cao Việc phát triển, bố trí KGXCC trong khu vực các quận nội thành cũ của Hà Nội chưa có sự nghiên cứu tới tổng thể và mối liên hệ với các khu vực xung quanh Do đó, khi hình thành, một công viên, vườn hoa, sân chơi có xu hướng trở thành một không gian độc lập với những hoạt động của riêng nó mà thiếu đi sự liên kết với những KGXCC khác Mặt khác, cơ sở vật chất của KGXCC như đường dạo

bộ, tiểu cảnh, hệ thống ánh sáng là những không gian có tính chất kết nối giữa KGXCC với người sử dụng chưa được coi trọng và thiếu gắn kết Ngoài việc thiếu hụt

về quỹ đất, nhiều vườn hoa, sân chơi ở Thủ đô còn bị xuống cấp trầm trọng, thiết bị đồ chơi thô sơ, hoen gỉ không tạo ra được không gian hấp dẫn cho trẻ em Nhiều sân chơi

bị chiếm dụng và sử dụng sai mục đích, chủ yếu nằm trong khu vực 04 quận nội thành

cũ, đó là các khu nhà ở cũ: Khu tập thể Nam Đồng, Trung Tự, Bách Khoa, Nguyễn Công Trứ, Văn Chương,

Với đặc thù về hạ tầng, lịch sử, văn hóa, xã hội, và số lượng dân cư đông đúc, khu vực nội thành cũ Hà Nội đang là khu vực được quan tâm nhiều để tạo điều kiện phát triển Thành phố Hà Nội một cách bền vững Đặc biệt hơn là việc khai thác, sử

Trang 11

dụng không gian công cộng hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng dân cư trong

04 quận nội thành cũ Hà Nội, bao gồm quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình

Từ thực tế này, học viên tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý bền vững không gian xanh công cộng khu vực bốn quận nội thành cũ

Hà Nội” để qua đó, đánh giá đúng hiện trạng phát triển, quản lý các không gian xanh

công cộng, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý bền vững không gian xanh công cộng khu vực nội thành cũ của Hà Nội

+ Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu tổng quát:

Đề xuất giải pháp quản lý bền vững KGXCC khu vực 04 quận nội thành cũ Hà Nội

Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá hiện trạng và phân tích những vấn đề bất cập trong công tác quản lý

và phát triển KGXCC khu vực nghiên cứu

- Đề xuất một số giải pháp quản lý KGXCC khu vực 04 quận nội thành cũ Hà Nội

+ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động quản lý KGXCC, tập trung vào các đối tượng: công viên, vườn hoa, sân chơi trên địa bàn nội thành cũ Hà Nội, trong đó ưu tiên các khu vực có tính phổ cập cao, người dân dễ dàng tiếp cận miễn phí

- Phạm vi nghiên cứu: trên địa bàn 04 quận nội thành cũ, tập trung tại các quận: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình

+ Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp khảo cứu, kế thừa các nghiên cứu đã có: đề tài kế thừa các nghiên cứu đã có về không gian xanh công cộng, các quy hoạch, kế hoạch và văn bản pháp quy khác về không gian xanh công cộng để phục vụ cho các nội dung nghiên cứu

- Phương pháp điều tra: đề tài tiến hành khảo sát thực địa, điều tra xã hội học nhằm thu thập ý kiến người dân về thực trạng không gian xanh công cộng:

Khảo sát thực địa: tiến hành khảo sát trực tiếp tại một số công viên, vườn hoa, sân chơi khu tập thể trên địa bàn 4 quận, bao gồm: công viên Thống Nhất, Thanh

Trang 12

Nhàn, vườn hoa: Lê Nin, Indira Gandhi, Lý Thái Tổ, Vạn Xuân , các sân chơi của khu tập thể Thành Công, Kim Liên, Trung Tự, Phương Mai, Nguyễn Công Trứ, Quỳnh Mai

Tiến hành phát phiếu bảng hỏi, phỏng vấn đến người dân với các nội dung đánh giá về số lượng, chất lượng các KGXCC, sự tham gia của người dân vào công tác phát triển, quản lý KGXCC; phỏng vấn chuyên gia với các nội dung liên quan đến đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp phát triển và quản lý KGXCC

- Phương pháp thống kê: sử dụng trong việc phân tích, tổng hợp và xử lý các số liệu điều tra về KGXCC 4 quận nội thành cũ Hà Nội

+ Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, kết cấu luận văn gồm

03 Chương:

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1 Những vấn đề chung về không gian xanh công cộng

1.2 Đặc điểm phát triển và quản lý không gian xanh công cộng khu vực 04 quận nội thành cũ Hà Nội

1.3 Kinh nghiệm quản lý không gian xanh công cộng trên thế giới và trong nước

Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

2.2 Phạm vi nghiên cứu

2.3 Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.1 Đánh giá hiện trạng phát triển không gian xanh công cộng khu vực 4 quận nội thành cũ Hà Nội

3.2 Đánh giá hiện trạng công tác quản lý không gian xanh công cộng khu vực 4 quận nội thành cũ Hà Nội

3.3 Đánh giá sự tham gia quản lý và phát triển không gian xanh công cộng

từ phía cộng đồng

3.5 Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý bền vững không gian xanh công cộng khu vực 4 quận nội thành cũ Hà Nội

Trang 13

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Những vấn đề chung về không gian xanh công cộng

1.1.1 Tổng quan nghiên cứu

Trên thế giới và Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý các yếu tố cấu thành nên không gian công cộng và không gian xanh đô thị Phần lớn các công trình này đều tập trung nghiên cứu đề xuất các giải pháp về quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý không gian xanh, không gian công cộng Một số công trình nghiên cứu cụ thể như sau:

Đầu tiên là nhà tư tưởng người Đức Hannah Arendt (1906 – 1975) Arendt đã nhìn nhận khu vực công cộng là một không gian mà tại đó, kể từ thời Hy Lạp cổ đại trở đi, cuộc sống tự do và không bị chi phối bởi những ràng buộc, đối lập với cuộc sống của cá nhân Giữ gìn được khu vực công cộng là việc duy trì được một không gian mà chúng ta có thể gặp gỡ và trao đổi những quan điểm khác nhau Theo ông, điều này là rất quan trọng đối với một xã hội dân chủ thực sự [32]

Năm 1962, nhà triết học đương đại người Đức, Juergen Habermas đã liên hệ giữa khu vực công cộng với đời sống chính trị Tác giả nhận định khu vực công cộng

là không gian mà các ý kiến của cộng đồng có thể được đưa ra và trao đổi, một không gian và xã hội dân sự có thể nằm ngoài sự kiểm soát của Nhà nước [34]

Henri Lefebvre (1901 – 1991), có thể được coi là nhà tư tưởng quan trọng nhất

về đô thị trong thế kỷ 20, đề cập một cách trực tiếp hơn tới các vấn đề không gian công cộng và đặc biệt là không gian công cộng trong đô thị Lefebvre đãliên hệ không gian công cộng với quyền của các cư dân đô thị trong việc tạo ra thành phố của họ Không gian công cộng có thể được gìn giữ và phát triển nếu sự phát triển của đô thị không chỉ nằm trong giới hạn quản lý của nền kinh tế tư nhân và của Nhà nước [33]

Bên cạnh đó, chuyên gia thần kinh và tâm thần học người Mỹ - ông Brian Koehler cũng đã chỉ ra tầm quan trọng của các mối quan hệ xã hội diễn ra trong môi trường không gian công cộng đối với các rối loạn thần kinh Chứng tâm thần phân liệt

có một phần nguyên nhân là do nguồn gốc gien, phần còn lại liên quan đến sự cô lập, hạn chế giao tiếp xã hội Ông cũng đã cho biết tỷ lệ bệnh nhân bị rối loạn thần kinh do thiếu tiếp xúc và trao đổi với xã hội là 35%, điều này cho thấy việc giữ gìn và phát triển các không gian công cộng tại đô thị cũng là một vấn đề thuộc về y tế công cộng

Trang 14

và chi phí y tế Các không gian công cộng kém phát triển trong hiện tại cũng đồng nghĩa với các chi phí y tế công cộng cao trong tương lai [27]

Tại Chương trình Nghị sự toàn cầu về phát triển đến năm 2030, Liên Hiệp Quốc

đã đề ra 17 mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có mục tiêu “Thành phố và cộng đồng bền vững” với mục tiêu làm cho các thành phố và khu vực sinh sống của con người trở nên toàn diện, an tòan, linh động và bền vững Các đô thị là trung tâm của những ý tưởng, thương mại, văn hóa, khoa học, năng suất, phát triển xã hội và nhiều hơn nữa Đặc biệt các thành phố đã cho phép mọi người đạt được tiến bộ rõ rệt về mặt

xã hội và kinh tế Tuy nhiên, nhiều thách thức tồn tại khi duy trì các thành phố trong khả năng tạo việc làm và sự thịnh vượng trong thời điểm căng thẳng đất đai và các nguồn lực Những thách thức các thành phố phải đối mặt có thể được khắc phục bằng cách cho phép chúng tiếp tục phát triển và tăng trưởng, trong khi cải thiện sử dụng tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm và nghèo đói Trong tương lai, cộng đồng muốn các thành phố có những cơ hội tiếp cận với các dịch vụ cơ bản, năng lượng, nhà ở, giao thông vận tải và nhiều hơn nữa

Chính phủ Việt Nam đã ban hành bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa phương giai đoạn 2013 – 2020, trong đó có chỉ tiêu về tỷ lệ đất cây xanh bình quân, một yếu tố quan trọng cấu thành nên không gian xanh công cộng [4]

Đề tài cấp Nhà nước của tác giả Lê Phương Thảo,“Nghiên cứu không gian xanh trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường đô thị” cũng đã đề xuất những giải pháp tổ chức không gian xanh nhằm cải thiện và môi trường đô thị ở Việt Nam, đặc biệt là đã lựa chọn được các giải pháp hợp lý và các loại cây trồng trong đô thị theo các tiêu chí phù hợp với các khu chức năng đô thị Đề tài đã đề xuất nhiều giải pháp và mô hình bố cục cây xanh trong thiết kế quy hoạch, đề xuất được danh mục cây trồng đô thị và giải pháp quy hoạch trong công tác nghiên cứu thiết kế quy hoạch đô thị ở Việt Nam [5]

Các nghiên cứu, đánh giá thực trạng về công viên, vườn hoa tại Hà Nội cũng

đã được thể hiện qua Quy hoạch hệ thống công viên cây xanh, vườn hoa và hồ Thành phố Hà Nội đến năm 2030, Quy hoạch chung Thủ đô [23, 24]

Bảng 1.1: Tổng hợp một số yếu tố của không gian xanh công cộng của Hà Nội

Trang 15

trung tự nhiên (độ che phủ)

- Bình quân diện tích cây xanh đô thị là 1,7m2/người

Cây xanh đường

- Có khoảng 370 dự án nhà ở, 223 dự án giao đất với 5.600ha Chỉ

có 56 dự án đúng quy định, còn lại chậm hoặc sai, thậm chí có một

số dự án không tìm được chủ đầu tư

Nguồn: Báo cáo của Sở xây dựng Hà Nội và Công ty công viên cây xanh (2014)

Tập hợp các dữ liệu nghiên cứu, một số chỉ tiêu về hạ tầng Thủ đô được so sánh

với các đô thị trong khu vực và thế giới như trong bảng sau:

Bảng 1.2: Các tiêu chí cơ bản về cơ sở hạ tầng Hà Nội Dịch vụ cơ sở

hạ tầng Các tiêu chí Hiê ̣n tra ̣ng

So sánh với các nước khác

Nhà ở Diê ̣n tích ở TB/người (m2) 20,81) 27,2 (Tokyo) Công viên và

không gian xanh

Diê ̣n tích công viên (ng/m2) ( đô

2)

26,9 (London) Nước sa ̣ch Phạm vi (% hô ̣ gia đình) 61,63) 100 (Tokyo) Điê ̣n Phạm vi cấp điện (% hô ̣ GĐ) 99,6 100 (Seoul)

Vê ̣ sinh

Tỉ lệ có NVS tự hoại (% hô ̣ GĐ) 79,83) 100 (Singapore) Xử lý nước thải (% số dân) 1,2 70 (Chiang Mai)

Giao thông đô

Trang 16

1) Diện tích nhà ở theo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 1/4/2009

2) Tính đến năm 2008 (Sở Xây dựng)

3) Điều tra Phỏng vấn hộ GĐ HAIDEP năm 2005

4) Tính cho khu vực nội thành cũ

Ngoài ra còn có những dự án liên quan đến việc xây dựng và cải tạo không gian xanh công cộng tại khu vực Hà Nội: Dự án nghiên cứu về không gian công cộng và văn hóa của giới trẻ Hà Nội thực hiện bởi Chương trình hợp tác nghiên cứu – hành động giữa Canada và Việt Nam cùng Tổ chức phi chính phủ Health Bridge; Dự án cải tạo sân chơi khu vực ở của nhóm kỹ sư trẻ Think playgrounds cũng đã góp phần đưa

ra những giải pháp giúp tạo nên các không gian sinh hoạt cho cộng đồng dân cư Các

dự án này đã cải tạo các sân chơi trong khu ở, trong khu vực giao lưu cộng đồng, lắp đặt các trò chơi, tạo lập không gian giải trí, thư giãn cho người dân

Đồng thời cũng đã có tài liệu nghiên cứu của Trung tâm dự báo và nghiên cứu

đô thị - PADDI trong khóa tập huấn quy hoạch và quản lý không gian xanh, chính sách bảo tồn và phát triển cây xanh tháng 4/2011 với phạm vi khu vực đề cập là Thành phố

Hồ Chí Minh

1.1.2 Các khái niệm liên quan

1.1.2.1 Khái niệm không gian công cộng

Theo các tài liệu đã nghiên cứu, hiện nay chưa có định nghĩa chung về không gian công cộng Một số tài liệu nghiên cứu của quốc tế đưa ra khái niệm về thuật ngữ

“không gian công cô ̣ng” như : không gian công cô ̣ng là những công trình , khu vực đươ ̣c chính phủ thay mă ̣t người dân sở hữu , bao gồm rất nhiều không gian như đường phố công cô ̣ng, vỉa hè, công viên và thư viê ̣n công cô ̣ng , đây là những nơi mở cửa cho tất cả người dân sử du ̣ng Tuy nhiên, đi ̣nh nghĩa này cũng bao gồm các không gian công cộng như căn cứ quân sự gần với khu vực dân cư , những công trình khác như quảng trường công cộng - nơi mà viê ̣c tâ ̣p trung mô ̣t số lượng người vượt quá cho phép có thể bị cấm hoặc bến xe buýt , ga tàu - nơi mà mô ̣t số hoa ̣t đô ̣ng như biểu diễn đường phố cần phải xin giấy phép Mô ̣t cách hiểu khác củ a “không gian công cô ̣ng” dựa trên đi ̣nh nghĩa phổ biến , được áp du ̣ng cho bất kỳ một không gian nào mà người dân có thể tu ̣ ho ̣p, bao gồm cả các khu vực do tư nhân sở hữu như trung tâm mua sắm Nhiều trong số các công trình nêu trên thực sự là những không gian mở với mục tiêu

Trang 17

phát triển đời sống xã hội của thành phố , nhưng mô ̣t số khu vực khác cũng ha ̣n chế tự

do cá nhân

Hiện nay, “không gian công cộng” có những cách hiểu khác và được định nghĩa đơn giản hơn Bên cạnh đó, khái niệm “không gian công cộng” còn được định nghĩa tùy theo cấp độ của nó từ vĩ mô như: không gian công cộng của đô thị, khu vực đô thị, đơn vị ở,… đến vi mô như: ngôi nhà, ngõ phố, thậm chí là một hành lang đi lại trong các chung cư Hay trong một số nghiên cứu, thuật ngữ “không gian công cộng” được giới hạn và hiểu như sau: không gian công cộng có thể hiểu là không gian diễn ra các hoạt động mang tính tập thể giữa một cộng đồng hay một nhóm người có xu hướng kết hợp với nhau và liên kết với nhau vì lợi ích, giá trị và nhu cầu chung

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng khái niệm của Tổng hội Xây dựng Việt Nam: Không gian công cộng là những không gian mở, nơi mọi công dân có thể đến

mà không phải xin phép hay trả tiền (www.tonghoixaydungvn.org)

1.1.2.2 Khái niệm không gian xanh công cộng

Hiện nay, chưa có một định nghĩa chính thức nào về khái niệm “không gian xanh công cộng”, tuy nhiên trong các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về không gian công cộng đều hướng đến một không gian công cộng xanh, thân thiện, an toàn với môi trường và con người sử dụng và xung quanh chúng

Theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/BXD của Bộ Xây dựng thì không gian xanh công cộng được hiểu là cây xanh sử dụng công cộng Trong quy chuẩn có nêu: “Cây xanh sử dụng công cộng (quảng trường, công viên, vườn hoa, vườn dạo…, bao gồm cả diện tích mặt nước nằm trong các khuôn viên các công trình này và diện tích cây xanh cảnh quan ven sông được quy hoạch xây dựng thuận lợi cho người dân đô thị tiếp cận và sử dụng cho các mục đích tập luyện TDTT, nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn…)”

Cây xanh sử dụng công cộng (không gian xanh công cộng) gồm: quảng trường, công viên, vườn hoa, vườn dạo… là yếu tố không thể thiếu trong cấu trúc đô thị, là không gian được xác định trong quy hoạch, là nơi tiếp cận thuận lợi với người dân để

sử dụng cho mục đích TDTT, nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn

Trong nghiên cứu này, đề tài đưa ra quan điểm về không gian xanh công cộng như sau: “Không gian xanh công cộng là các không gian công cộng ngoài trời bao gồm: quảng trường, công viên, vườn hoa, vườn dạo, sân chơi,… được xây dựng để

Trang 18

người dân có thể tiếp cận, thuận lợi để sử dụng cho mục đích TDTT, nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn.”

Với quan điểm này, từ “xanh” không chỉ đơn giản chỉ những địa điểm có cây xanh, mà còn mang hàm ý chỉ các khu vực công cộng tạo nên các giá trị văn hoá – xã hội, an toàn và miễn phí cho cộng đồng dân cư, nhằm hướng đến phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của Thành phố

Trong khuôn khổ đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quản lý KGXCC tại các công viên, vườn hoa và sân chơi

1.1.2.3 Khái niệm công viên

Theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/BXD của Bộ Xây dựng, công viên là một loại hình thuộc cây xanh sử dụng công cộng (không gian xanh công cộng) được quy hoạch xây dựng thuận lợi cho người dân đô thị tiếp cận và sử dụng cho các mục đích tập luyện TDTT, nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn

1.1.2.4 Khái niệm vườn hoa

Theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9257:2012 Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế, vườn hoa là một hình thức công viên nhỏ, hạn chế về quy mô, nội dung với diện tích từ 1ha đến 6ha và gồm 3 loại chủ yếu:

+ Loại I: Tổ chức chủ yếu dành cho dạo chơi, thư giãn, nghỉ ngơi

+ Loại II: Ngoài chức năng trên còn có tác dụng sinh hoạt văn hóa như biểu diễn nghệ thuật quần chúng, triển lãm hay hoạt động tập luyện thể dục thể thao

+ Loại III: Có 5 vườn hoa nhỏ phục vụ khách bộ hành, khách vãng lai, trang trí nghệ thuật cho công trình đường phố, quảng trường, diện tích không quá 2ha

1.1.2.5 Khái niệm sân chơi

Theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9257:2012 Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị, sân chơi là không gian chung trong các khu dân cư, là nơi người dân sử dụng chung cho các hoạt động vui chơi, giải trí, thể dục thể thao

1.1.2.6 Khái niệm phát triển bền vững

Thuật ngữ phát triển bền vững xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”

Trang 19

Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland) Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là:

“Sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”

Năm 1996, Munro đã đưa ra quan niệm rõ ràng hơn về khái niệm bền vững bao gồm 03 lĩnh vực: Bền vững xã hội, bền vững kinh tế và bền vững môi trường

1.1.2.7 Khái niệm quản lý

Theo Giáo trình Khoa học quản lý của Học viện Tài chính “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động”

1.1.2.8 Quan điểm quản lý bền vững không gian xanh công cộng

Trên cơ sở khái niệm bền vững và khái niệm quản lý, tổng quát và những đặc điểm yếu tố cấu thành nên không gian xanh công cộng, đề tài đề xuất quan điểm về quản lý bền vững không gian xanh công cộng:

- Quản lý bền vững dưới góc độ văn hóa xã hội: Không gian xanh công cộng trở thành bộ phận quan trọng của không gian đời sống và tạo điều kiện để các tầng lớp xã hội tiếp cận và sử dụng qua thời gian, qua đó có thể cảm nhận giá trị mà di sản mang tới cho thành phố Quản lý bền vững không gian xanh công cộng chính là quản lý, gìn giữ một phần lịch sử Hà Nội, quản lý nét văn hóa cộng đồng dân cư và ghi nhận sự phát triển mối giao lưu văn hóa

- Quản lý bền vững dưới góc độ kinh tế: Quản lý không gian xanh công cộng được xem là bền vững không tạo rào cản cho sự phát triển kinh tế mà còn giúp kinh tế phát triển Xây dựng và quản lý không gian xanh công cộng bền vững là một hình thức đầu tư để phát triển, đặc biệt đối với các khu dân cư, khu đô thị, nhằm thu hút người dân sống và sinh hoạt, chi tiêu để thụ hưởng

- Quản lý bền vững dưới góc độ môi trường: Không gian xanh công cộng là công trình làm tăng mật độ cây xanh, bóng mát, giúp giảm thiểu ô nhiễm Đồng thời,

là môi trường sinh hoạt chung nên sẽ tạo lập ý thức gìn giữ môi trường sống của người dân, tạo lập hành vi bảo vệ môi trường, đồng thời giúp cải thiện môi trường thị giác, đảm bảo một Hà Nội là thành phố - Thủ đô xanh, sạch, đẹp

Trang 20

1.1.3 Phân loại và đối tượng phục vụ của không gian xanh công cộng

1.1.3.1 Phân loại không gian xanh công cộng

+ Khu vực có nhu cầu sử dụng đặc thù: hè phố, khu cách ly, phòng hộ, vườn ươm, khu bảo tồn di sản, khoảng cách giữa các nhà chung cư, sân vườn trong các công trình công cộng [16]

- Phân loại theo loại hình [24]:

+ Quảng trường;

+ Công viên ≥ 3ha;

+ Vườn hoa ≤ 3ha;

+ Vườn dạo ≤ 300m2

1.1.3.2 Đối tượng phục vụ của không gian xanh công cộng

Đối tượng phục vụ của không gian xanh công cộng đa dạng bao gồm:

- Trí thức: Học sinh, sinh viên, cán bộ

- Người lao động phổ thông

- Người làm dịch vụ: bán hàng, trông xe, dọn dẹp,…

- Người ngoài độ tuổi lao động: Trẻ em, hưu trí

1.1.4 Vai trò của KGXCC

1.1.4.1 Tạo cảnh quan và sự gắn kết người dân trong đô thị

Hệ thống cây xanh mặt nước là 1 trong 7 thành tố chính tạo nên không gian đô thị, đó là: hình thái tổng quát của thành phố, phân bố sử dụng đất, hoạt động của con người, hình dạng công trình và kiến trúc, mạng lưới đường và hệ thống giao thông, đường đi bộ và không gian mở [16] Như vậy, trước tiên, có thể khẳng định cây xanh mặt nước – với tư cách là không gian mở - là một yếu tố quan trọng trong ngôn ngữ không gian đô thị

Những không gian xanh công cộng tăng cường lòng yêu mến của người dân với thành phố, khu phố Chúng là nơi nghỉ ngơi, vui chơi, thư giãn, giao tiếp xã hội Mạng lưới cây xanh cũng góp phần giáo dục ý thức môi trường và phát huy truyền thống trồng cây của nhân dân ta

KGXCC là một thành phần tích cực trong việc mang lại đời sống tinh thần theo

xu hướng giao tiếp cộng đồng, là nơi mọi người có thể vừa sử dụng để nghỉ ngơi, tham gia các hoạt động chung như thể dục thể thao, vui chơi các trò chơi tập thể…

Trang 21

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trần Ngọc Thêm, người Việt thích giao tiếp nhưng chỉ thực sự mạnh dạn trong một cộng đồng quen thuộc còn rất rụt rè, "giữ kẽ" đối với đối tượng ngoài cộng đồng [19] Do vậy mà các sân chơi trong khu ở với vai trò là KGCC trong cộng đồng có một vai trò cực kỳ quan trọng, nhất là những không gian xóm giềng, kề cận ngay căn hộ hay nhà ở của mình

1.1.4.2 Tác động đến môi trường

Điều hòa không khí, tạo các khu vực có vi khí hậu tiện nghi: Cây xanh, mặt nước trong đô thị có thể làm giảm nhiệt độ không khí từ 3,3oC đến 3,9oC khi diện tích đất cây xanh đạt 20% đến 50% diện tích đất đô thị Hiệu quả tổng hợp của bóng mát

và bay hơi có thể làm giảm đi 17% đến 57% năng lượng cần thiết khi tăng 25% diện tích che phủ thảm thực vật Cây xanh đô thị có thể làm giảm từ 40% đến 50% cường

độ bức xạ mặt trời và hấp thụ 70% đến 75% năng lượng mặt trời Cây xanh tạo bóng mát, giảm nhiệt độ mùa hè, lọc tiếng ồn và khói bụi, tăng dưỡng khí cho môi trường không khí [7]

Hệ thống này còn giúp thẩm thấu nước mưa, giảm tình trạng úng ngập cục bộ

do mưa lớn và tình trạng cứng hoá bề mặt Các hồ, ao có tác dụng chứa nước mưa, rồi sau đó mới thoát dần theo hệ thống cống Các hồ điều hòa có khả năng hỗ trợ hệ thống thoát nước trong đô thị, bởi làm giảm được lưu lượng nước chảy sau đó, giảm công suất trạm bơm

Xử lý nước thải: Đó là khả năng tự làm sạch chất ô nhiễm thông qua các quá trình làm sạch tự nhiên (lý học, hóa học, sinh học) diễn ra trong môi trường nước Quá trình này diễn ra tương đối nhanh và làm phân hủy hoàn toàn chất hữu cơ có trong nước sau 20 ngày Tác dụng dẫn xuất là tạo ra thức ăn cho nguyên sinh động vật, rồi sinh vật phù du và nhuyễn thể…làm cho nước ngày càng sạch hơn

1.1.4.3 Lợi ích kinh tế

Ngoài các giá trị khai thác từ chính KGXCC như nuôi trồng thuỷ sản hoặc trái cây…, KGXCC còn có giá trị rất lớn đối với hoạt động kinh doanh bất động sản Không gian cây xanh – mặt nước trong đô thị hay yếu tố đi bộ thuận tiện đến các dịch

vụ gần nhà có thể nâng giá trị bất động sản Trong đó nhà ở gắn liền với cảnh quan có cây xanh thường được mua với giá cao hơn hoặc nhu cầu nhiều hơn so với nhà ở tương tự nhưng không có tiện ích này Năm 2011, nhóm các nhà kinh tế học Niko Drake-McLaughlin và Noelwah R Netusil tại Khoa Kinh tế học Trường Cao Đẳng

Trang 22

Reed, Hoa Kỳ cũng đã chỉ ra rằng không gian thân thiện nhưng không có cây xanh làm tăng giá trị nhà ở tại thành phố Portland trung bình khoảng 3.500 USD Trong khi đó, nếu nhà ở thuộc khu vực có không gian công cộng rợp bóng cây, giá trị nhà ở tại đây

sẽ tăng lên trung bình 22.000 USD [36]

Tác động đến hành vi của người tiêu dùng: Nghiên cứu được xuất bản tại Journal of Arboriculture của Tiến sĩ Kathleen L Wolf - Đại học Washington chỉ ra rằng, người tiêu dùng đánh giá cao những khu mua sắm gắn liền với cây xanh, cụ thể người tiêu dùng sẵn sàng trả cao hơn 11% đối với hàng hoá và dịch vụ trong khu kinh doanh có cảnh quan xanh so với khu kinh doanh không có tiện ích này, đối với hàng tiện dụng người mua hàng sẵn sàng trả cao hơn trung bình 50% Không chỉ vậy, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng cảnh quan dọc theo các tuyến đường dẫn đến đến các khu thương mại cũng gây ảnh hưởng tích cực đến nhận thức của người tiêu dùng [36]

1.1.4.4 Ý nghĩa văn hoá, lịch sử

Những không gian cây xanh mặt nước, đặc biệt trong đô thị cổ mang đến các giá trị rất lớn về văn hoá, lịch sử Cùng với sự phát triển của mỗi đô thị, các KGXCC thường là nơi diễn ra những hoạt động cộng đồng, nhất là những hoạt động liên quan đến văn hóa- xã hội tại các đô thị đó

Tại thủ đô Hà Nội, khu vực nội thành cũ là nơi có nhiều KGXCC gắn với lịch

sử, văn hoá của Thủ đô Có thể lấy ví dụ về quần thể KGXCC khu vực hồ Gươm với rất nhiều dấu ấn lịch sử, văn hoá như truyền thuyết thần Kim Quy trao gươm cho vua

Lê Lợi; đền Ngọc Sơn linh thiêng với Tháp Bút- biểu tượng của vùng đất văn hiến; tượng đài cảm tử quân- minh chứng lịch sử cho cuộc chiến đấu cứu nước của người dân Thủ đô Nơi đây được xem là nơi hội tụ của huyền thoại và biểu tượng, một không gian phản chiếu những yếu tố tinh thần, tôn giáo, vừa linh thiêng huyền bí, vừa lãng mạn giàu chất thơ

1.2 Đặc điểm phát triển và quản lý KGXCC khu vực 04 quận nội thành cũ Hà Nội

Khu vực nội thành cũ có những đặc điểm rất riêng, tác động đến phát triển và quản lý KGXCC, đó là sự hạn chế về quỹ đất, dân số rất đông, mật độ và mật độ xây dựng các công trình ở mức rất cao Bảng sau cho thấy các thông tin về diện tích, mật

độ dân số 4 quận nội thành cũ:

Trang 23

Bảng 1.3: Diện tích và mật độ dân số 04 quận nội thành cũ Hà Nội

TT Tên Quận Số phường

trực thuộc

Diện tích (km²)

Dân số (người)

Mật độ (người/km²)

Nguồn: Cục thống kê Hà Nội (2014)

Theo bảng trên cho thấy, tổng diện tích tự nhiên của 04 quận nội thành là: 34,07

km2; Mật độ dân cư tại 4 quận thuộc hàng cao nhất trong toàn Thành phố (mật độ cao nhất là Đống Đa: 38.160 người/km²; thấp nhất là Ba Đình: 25.502 người/km²) Điều này cho thấy nhu cầu về KGXCC trong khu vực nội thành cũ là rất lớn Đánh giá đặc điểm phát triển, quản lý các KGXCC tại khu vực nội thành Hà Nội như sau:

- KGXCC được phát triển khá tốt trong thời kỳ Pháp thuộc, nhưng rất hạn chế trong những năm gần đây Với đặc điểm khu vực nội thành cũ được hình thành từ thời Pháp thuộc, khi mà công tác quy hoạch- trong đó có các khoảng không giành cho công viên, vườn hoa được coi trọng, khu vực nội thành cũ Hà Nội được xây dựng khá nhiều công viên, vườn hoa trong thời gian đó Đến nay, Hà Nội có 3 trong 6 công viên lớn của Thành phố (Thống Nhất, Tuổi Trẻ, Bách Thảo) đều năm trong khu vực nội thành

cũ Mật độ vườn hoa tại các tuyến phố cũ khá cao Tuy nhiên, trong những nằm gần đây, quỹ đất giành cho phát triển KGXCC trong khu vực này hầu như không còn do dân số tăng cao, mật độ các công trình xây dựng lớn Vì vậy việc xây dựng mới các KGXCC trong khu vực nội thành cũ là rất khó khăn

- Có nhiều KGXCC với những nét đặc thù riêng, có tầm quan trọng đối với văn hoá- xã hội của Thủ đô, đòi hỏi sự quản lý đặc biệt Những khu vực có thể kể đến như Hoàng Thành Thăng Long với dấu tích hàng ngàn đời của các kinh thành; khu vực hồ Trúc Bạch- Hồ Tây; khu vực Hồ Gươm; công viên Bách thảo- nơi lưu giữ nhiều loại thực vật quý, phục vụ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học… Những khu vực này đều gắn liền với các trang sử của Hà Nội, có ý nghĩa quan trọng về lịch sử - văn hoá – môi trường và cần có những phương pháp quản lý khác nhau nhằm bảo tồn và phát triển các giá trị riêng có của chúng

Trang 24

- Cũng theo báo cáo tổng hợp năm 2011 của Viện Dân số và các vấn đề xã hội,

Hà Nội là khu vực tập trung đông dân cư, tỷ lệ người dân ngoại tỉnh cao, với nhiều nền văn hoá, mức sống khác nhau, gây khó khăn cho công tác quản lý KGXCC Khu vực nội thành cũ là nơi thu hút rất đông người lao động ngoại tỉnh Trong số đó, lao động

có trình độ văn hoá thấp, kiếm sống bằng các loại hình lao động giản đơn chiếm tỷ lệ không nhỏ Thực tế cho thấy, rất nhiều người dân không có ý thức trong việc sử dụng, bảo vệ các trang thiết bị tại các KGXCC [25]

- Có nhiều khu vực tiềm năng có thể phát triển thành các khu sân chơi phục vụ cộng đồng dân cư Khu vực nội thành cũ có khá nhiều khu tập thể cũ như: Kim Liên, Trung Tự, Trương Định, Nguyễn Công Trứ, Tân Mai, Thành Công, Giảng Võ Khi được xây dựng, các đơn nguyên của những khu tập thể này đều được thiết kế một khoảng không giành cho các hoạt động công cộng và sẽ rất phù hợp để phát triển thành sân chơi Tuy nhiên, diện tích các khu vực công cộng này ngày càng thu hẹp do tác động của áp lực kinh tế xã hội và thiếu kiểm soát trong quản lý đô thị

1.3 Kinh nghiệm quản lý không gian xanh công cộng

1.3.1 Kinh nghiệm quốc tế

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, nhóm tác giả tiến hành tham khảo một số kinh nghiệm phát triển của một số các quốc gia châu Á Theo tác giả, đây là những quốc gia có điều kiện về vị trí địa lý, phong tục tập quán và văn hóa của người dân có những điểm tương đồng, có thể áp dụng để tham khảo cho các Thành phố ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng

1.3.1.1 Nhật Bản

Nhật Bản, một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về phát triển khoa học

và công nghệ Bên cạnh sự phát triển vượt bậc và hiện đại, quốc gia này vẫn còn lưu giữ được nhiều công trình có giá trị, không gian công cộng (KGCC) phục vụ cho người dân trong các hoạt động mua sắm, nghỉ dưỡng, giải trí, sinh hoạt cộng đồng

Thành phố cảng Yokohama, thủ phủ tỉnh Kaganawa của Nhật Bản, vừa là cảng biển lớn nhất Nhật Bản, vừa là trung tâm thương mại của Vùng thủ đô Tokyo Công viên Yamashita tại Thành phố, là địa điểm nổi tiếng không chỉ thu hút dân cư trong vùng mà còn được nhiều du khách đến thăm quan Nhiều bức tượng đồng được dựng trong công viên như bức tượng đồng “Bé gái đi giày đỏ” mang rất nhiều ý nghĩa, giá trị nhân văn về các giai đoạn phát triển lịch sử của đất nước Những bức tượng đồng

Trang 25

đặt tại đây như một bản ghi nhớ để nhắc nhở cho du khách biết đến những cột mốc lịch

sử, những thời kỳ khó khăn mà đất nước Nhật đã phải trải qua Bên cạnh đó, công viên Yamashita còn được biết tới như một không gian mở với rất nhiều cây xanh, đài phun nước

Bên cạnh việc, triển khai xây dựng các công trình mới, ghi dấu ấn về sự phát triển của đô thị này Yokohama còn rất thành công trong việc tái thiết các công trình

hạ tầng không còn được sử dụng trong quá khứ trở thành các công trình hữu dụng hiện nay Nhiều công trình kiến trúc có nét đặc sắc gắn liền với Thành phố này như khu bến cảng cũ được chuyển đổi công năng thành các quần thể thương mại dịch vụ, triển lãm, sinh hoạt văn hóa… Ngoài các hạng mục phục vụ cho việc kinh doanh thương mại, các khu vực được chuyển đổi công năng này còn bố trí các khoảng không gian công cộng phục vụ nhu cầu thư giãn, giải trí, đi bộ của người dân địa phương

Việc xây dựng các công trình kiến trúc hiện đại xen lẫn với các kiến trúc cũ đã chuyển đổi công năng trong khu cảng cũ tạo nên sự gắn kết hài hòa giữa truyền thống

và hiện đại Hành động này đã giúp gắn kết người dân thành phố với những giá trị lịch

sử còn lại, đồng thời thu hút khách du lịch tới tìm hiểu về lịch sử thành phố

1.3.1.2 Hồng Kông

Hồng Kông, một trong số những thành phố có nhiều tòa nhà cao chọc trời nhiều nhất trên thế giới, đây cũng là một thành phố cảng sôi động và nhộn nhịp Với hệ thống đường cao tốc và mật độ giao thông dày đặc tuy nhiên vấn đề giao thông không gây ra những bất cập cho cuộc sống của người dân như các đô thị lớn khác trên thế giới Để tạo ra không gian sống lành mạnh, môi trường trong lành, chính quyền Hồng Kông đã có nhiều cố gắng trong việc giảm thiểu hiệu ứng nhiệt sinh ra trong quá trình xây dựng đô thị

Một trong số các giải pháp được thực hiện trong nhiều năm liền, đó là việc thực hiện phủ xanh từ 20-30% toàn Thành phố Việc thực hiện phủ màu xanh cây cỏ được triển khai ở nhiều khu vực địa điểm khác nhau, nhằm tăng chất lượng môi trường cho không gian sống Tại các không gian cho người đi bộ được tiến hành trồng cây xanh nhằm tạo sự thoải mái cho người dân Bên cạnh đó, cây xanh còn được trồng tại nhiều địa điểm khác nhau tại các tầng trệt, các bậc thềm, mái nhà và các tầng khác nhằm một mục tiêu tạo ra một thành phố có không gian xanh tối đa

Trang 26

Để thực hiện mong muốn của chính quyền về việc tạo dựng Hồng Kông thành một thành phố xanh kiểu mẫu của châu Á, với các không gian xanh chất lượng cao phục vụ đời sống hằng ngày của dân cư, tạo dựng hình ảnh đô thị hiện đại thân thiện

với môi trường, chính quyền sở tại đã triển khai dự án “Quy hoạch phủ xanh Hồng

Kông” trên quy mô rộng Dự án nhằm mục đích nâng cấp chất lượng môi trường cuộc

sống thông qua hệ thống KGCC, cụ thể là việc nâng cấp hệ thống cây xanh để cải thiện KGCC trong đô thị, gia tăng các không gian cây xanh, tối đa hóa các cơ hội phủ xanh cho thành phố

Trong quá trình triển khai dự án, các khu vực KGCC (bao gồm đường phố, các không gian mở) được các đơn vị chức năng đánh giá, rà soát toàn bộ những khoảng không gian còn sót lại, những không gian vẫn còn cơ hội để phủ xanh Đối với các khu vực có đặc thù riêng về cảnh quan, những khu vực còn lưu giữ được các dấu tích về lịch sử được cải tạo theo hướng bảo tồn, giữ lại các giá trị đó, sau đó tiếp tục thực hiện công việc phủ xanh phù hợp với tính chất của không gian và điều kiện đặc thù từng khu vực Các KGCC được thực hiện phủ xanh luôn luôn đảm bảo mang lại không gian cảnh quan đẹp và thân thiện với người sử dụng, khả năng tiếp cận thuận tiện nhất

Việc triển khai dự án “Quy hoạch phủ xanh Hồng Kông” thành công nhờ vào

nhiều yếu tố, tuy nhiên có thể kể đến 03 yếu tố quan trọng nhất đã làm nên thành công của dự án này như sau:

- Công tác quản lý dữ liệu cây xanh Việc sử dụng phần mềm GIS vào quá trình

thực hiện toàn bộ dự án đã giúp thành lập hệ thống cơ sở dữ liệu một cách chuyên nghiệp, bản đồ hóa toàn bộ hệ thống không gian mở và cây xanh tại Hồng Kông Trong quá trình vận hành các không gian này, kế hoạch bảo trì được thiết kế với các khoảng thời gian thích hợp, đồng thời ngay khi có sự cố hệ thống sẽ đưa ra những cảnh báo để khắc phục kịp thời

- Sự tham vấn của cộng đồng trong quá trình thực hiện dự án Người dân Hồng

Kông đặc biệt quan tâm đến chất lượng của không gian công cộng và cây xanh Trong quá trình thực hiện, các nhà hoạch định tiến hành xin ý kiến tham vấn cộng đồng để đảm bảo cho mọi hoạt động của dự án đều mang lại lợi ích cho cư dân Vì vậy, người dân cảm thấy gắn bó và được làm chủ không gian công cộng nơi mình sinh sống, đồng thời có trách nhiệm bảo vệ các KGCC và hệ thống cây xanh được trồng

Trang 27

- Chất lượng thiết kế Đồ án được thiết kế bởi các chuyên gia có kinh nghiệm

trong lĩnh vực, đồng thời sử dụng hệ thống cây xanh có chất lượng, đạt yêu cầu Công tác bảo trì được thực hiện đều đặn, sát sao trong quá trình vận hành dự án giúp đảm bảo chất lượng và lợi ích lâu dài cho các không gian này

1.3.1.3 Singapore:

Singapore, một quốc gia – thành phố thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch

và kiến trúc không chỉ trong khu vực mà còn trên toàn thế giới Được biết tới như một thành phố kiểu mẫu với 04 tiêu chí được xác định: Thành phố dễ dàng lui tới (An Accessible City); Thành phố thương mại (A Business City); Thành phố hấp dẫn (An Attractive City); Thành phố sống tốt (A City for Living)

Có thể nói trong khu vực Đông Nam Á, Singapore là quốc gia đi đầu về việc tạo dựng các không gian cảnh quan cho người dân, cũng như phủ xanh các khu vực đô thị Cách đây hơn 45 năm, Singapore đã bắt đầu triển thực hiện chiến dịch “xanh hóa”

đô thị của mình Mục tiêu của chương trình này nhằm “mềm hóa” sự khô cứng của các

khối bê tông trong đô thị, biến Singapore trở thành một “Thành phố trong vườn” Hoạt

động này được tiến hành qua 3 giai đoạn: (1) phát triển hạ tầng xanh, (2) biến Singapore thành cổng kết nối thông tin trong lĩnh vực cây xanh đô thị quốc tế, (3) tạo cho người dân sự hứng thú với cây xanh Thành phố này đã tạo ra nhiều không gian công cộng được phủ xanh cho người dân bằng các biện pháp trồng cây ven đường, quy hoạch lại cây trồng ven đường, trồng thêm nhiều cây có những màu sắc khác nhau, đẩy mạnh trồng cây leo trên trụ đèn, tường chắn, cầu vượt, bãi đậu xe Những khu vực này tạo cảnh quan thân thiện cho người dân trong sinh hoạt hằng ngày: đi lại, tập thể dục, nghỉ dưỡng, các hoạt động ngoài trời, người dân đều cảm nhận được sự thư thái

và trong lành do các không gian này mang lại

Có thể nói, thành công của Singapore chính là sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền cùng với sự đồng thuận của người dân địa phương Người dân đã hiểu được bản chất của các chiến dịch “xanh hóa” nhằm tạo ra môi trường sống tốt nhất cho họ, người dân chính là người được thụ hưởng nhiều nhất từ các hoạt động này Ngoài việc vận dụng các nguồn vốn của Chính phủ, Singapore đã rất khéo léo tận dụng các nguồn kinh phí từ các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, người dân thông qua các hình thức lập quỹ Thành phố vườn, phát động các chương trình tình nguyện xanh, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cộng đồng tham gia

Trang 28

1.3.2 Kinh nghiệm trong nước

1.3.2.1 Thành phố Biên Hòa

Trong xu hướng thiết kế các công trình hiện nay, việc lựa chọn xây dựng theo lối kiến trúc xanh đang được nhiều kiến trúc sư lựa chọn Tại trường mầm non Bông Hoa Nhỏ (TP Biên Hòa – Đồng Nai), có thiết kế đặc biệt kết nối mái nhà với sân chơi tạo nên một màu xanh trải dài trên diện tích đất 10.650 m2 Công trình có kết cấu xoắn

ốc tạo thành ba vòng gắn liền mô phỏng hình dạng cây cỏ ba lá độc đáo Công trình với thiết kế độc đáo, với hệ thống mái nhà là các thảm xanh giúp giảm nhiệt độ trong điều kiện nắng nóng bên cạnh đó tận dụng tối đa hóa diện tích vui chơi và học tập cho các em nhỏ Vị trí của trường mầm non ở gần một số nhà máy lớn giúp cho các phụ huynh yên tâm gửi trẻ, đảm bảo nhu cầu xã hội

1.3.2.2 Thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng, một trong những thành phố có tốc độ phát triển nhanh chóng ở khu vực miền Trung của nước ta trong những năm gần đây Thành phố được biết tới với rất nhiều công trình tiêu biểu, biểu trưng cho thành phố Đặc biệt, Đà Nẵng là một trong những đô thị rất thành công trong việc tạo ra các không gian công cộng ven biển cũng như không gian công cộng 2 bên bờ sông Hàn

Trên tuyến đường Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo đoạn từ chân cầu Thuận Phước đến cầu Trần Thị Lý, đã được cải tạo thành trục cảnh quan quan trọng nhất của thành phố, hình thành tuyến cảnh quan liên tục dọc theo bờ sông Hàn, tạo ra không gian sinh hoạt cộng đồng đặc sắc cho người dân Thành phố Các khu vực được thiết kế với các vườn hoa, tượng đài, ghế đá, quảng trường, không gian phục vụ người dân rèn luyện thể dục – thể thao Hệ thống công trình đã tạo ra các khoảng không gian vui chơi có ý nghĩa, góp phần phát triển ngành du lịch địa phương…

1.3.2.3 Khu đô thị Ecopark – Hưng Yên:

Ecopark, một trong những khu đô thị lớn nhất miền Bắc với tổng diện tích 500

ha, nằm ở khu vực Đông Nam của Thành phố Hà Nội, trên địa phận của tỉnh Hưng Yên Trong khu đô thị, phần diện tích cây xanh và hồ nước nhân tạo hơn 110 ha, đảm bảo cuộc sống xanh và không gian trong lành cho người dân

Tỷ lệ cây xanh trong khu đô thị đạt mức cao so với các khu đô thị hiện có ở nước ta với mật độ trung bình 125 cây/người Khu đô thị đã kiến tạo 3 công viên cây xanh, hồ nước với cảnh quan đẹp Các khu vực không gian công cộng này không chỉ

Trang 29

phục vụ cư dân trong khu đô thị mà còn thu hút cả người dân ở các khu vực xung quanh tới thăm quan và giải trí

Để đạt được thành công trong việc duy trì và phát triển các không gian xanh công cộng, Ecopark đã quản lý tốt các dịch vụ xã hội trong khu vực Việc thành lập một đơn vị độc lập thực hiện các nhiệm vụ: vệ sinh, chăm sóc cây xanh, duy tu cảnh quan, bảo trì bảo dưỡng… Đã giúp cho các công trình, không gian trong khu đô thị luôn sạch sẽ, hoạt động hiệu quả tạo sự thích thú cho người dân khi sử dụng Bên cạnh

đó, Ecopark tích cực tổ chức các hoạt động vào các dịp lễ, tết nhằm tạo ra nhiều sự kiện mang tính cộng đồng, thu hút được sự quan tâm của người dân

1.3.3 Bài học kinh nghiệm đối với Thành phố Hà Nội trong việc quản lý không gian xanh công cộng

Kinh nghiệm từ các quốc gia tiên tiến trong khu vực Châu Á cho thấy bên cạnh việc xây dựng, phát triển các không gian công cộng hiện đại, tầm cỡ trong khu vực, các quốc gia này cũng rất thành công trong việc cải tạo, tái thiết các công trình cũ chuyển đổi công năng sử dụng thành các khu vực công cộng phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng cho người dân (Bến tàu khách của cảng Yokohama – Nhật Bản) Nhà nước có chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng các công trình cũ sau đó kêu gọi các nhà đầu tư tham gia vào quá trình cải tạo này Sau khi tiến hành cải tạo các khu vực này, các nhà đầu tư được phép khai thác để tận thu các nguồn lợi về tài chính hoặc chia nhỏ mặt bằng để kinh doanh các loại hình dịch vụ khác nhau (nhà hàng, cửa hàng

ăn nhanh, quầy sách báo, đồ lưu niệm…)

Trong công tác quản lý các khu vực không gian công cộng cho thấy, việc kêu gọi cộng đồng dân cư tham gia cùng với chính quyền địa phương vào việc bảo vệ, duy trì các khu vực này đóng vai trò quan trọng Thành công của Singapore, Hồng Kông cho thấy việc tham vấn cộng đồng khi Chính phủ triển khai các dự án tạo lập không gian xanh giúp cho người dân hiểu rõ được trách nhiệm của mình và tích cực tham gia với cộng đồng trong việc quản lý các công trình này Bên cạnh đó, ngoài việc huy động xã hội hóa từ các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, Nhà nước có thể thành lập ra một số loại quỹ do chính người dân đóng góp và người dân sẽ theo dõi hiệu quả

sử dụng quỹ này Bên cạnh đó, yếu tố không thể thiếu để khởi đầu cho một phương pháp và mô hình quản lý tốt chính là mục tiêu của công tác quản lý Qua các kinh nghiệm trên cho thấy mục tiêu chính là quản lý bền vững đáp ứng cân bằng giữa yêu

Trang 30

cầu của con người, xã hội và môi trường xung quanh và để nâng cao chất lượng quản

lý, cơ quan chuyên trách cần sử dụng các công nghệ khoa học để hỗ trợ cho việc quản

lý, lưu trữ và theo dõi dữ liệu được tốt nhất

Từ việc tham khảo các bài học về tổ chức không gian công cộng ở các quốc gia tiên tiến trong khu vực châu Á và các mô hình tiêu biểu tại một số địa bàn trên cả nước, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm để Hà Nội tham khảo, thực hiện tốt công tác quản lý và phát triển không gian xanh công cộng như sau:

* Đối với công tác quản lý các không gian công cộng hiện hữu:

- Kêu gọi sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý các khu vực công cộng; phải làm cho người dân hiểu rõ ý nghĩa, giá trị của các khu vực này để cùng tham gia bảo vệ, giữ gìn

- Phải có các chế tài nghiêm đối với các hành vi chiếm dụng, sử dụng sai mục đích các khu vực không gian công cộng vào mục đích cá nhân, kinh doanh, xây dựng…

* Đối với công tác phát triển các không gian công cộng trong tương lai:

- Tích hợp các không gian công cộng với các công trình hiện hữu, ví dụ kết hợp các khu vực chợ dân sinh, trung tâm thương mại với các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, tổ chức các chương trình tết thiếu nhi, tết trung thu cho trẻ em tại các khu vực thiếu không gian công cộng

- Thiết kế các không gian công cộng miễn phí cho cư dân, trẻ em trên mái của các trung tâm thương mại, khu chung cư như tạo ra các sân chơi cát, địa hình, sân nhạc nước

- Tạo ra các khu vực dịch vụ công cộng (bao gồm khu vực thu phí và khu vực không thu phí) trong đó tạo ra sự hấp dẫn ngay từ vòng ngoài để người dân sẵn sàng trả phí khi có nhu cầu tiếp cận với khu vực bên trong để khám phá với tâm lý thoải mái

- Sự kết nối liên hoàn giữa các khu chức năng trong đô thị tạo ra hiệu quả khai thác sử dụng cho các không gian công cộng như kết nối với các tuyến giao thông công cộng; các khu vực thương mại; cầu vượt hoặc hầm sang đường cho người đi bộ…

- Cải tạo các khu vực không sử dụng, công trình cũ không còn khai thác (nhà máy, kho tàng, nhà ga…) để chuyển đổi công năng sử dụng thành các khu vực công cộng miễn phí hoặc có thu phí cho người dân đến vui chơi

Trang 31

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động quản lý KGXCC, tập trung vào các đối tượng: công viên, vườn hoa, sân chơi trên địa bàn nội thành cũ Hà Nội, trong đó ưu tiên các khu vực có tính phổ cập cao, người dân dễ dàng tiếp cận miễn phí

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp khảo cứu, kế thừa tài liệu

Đề tài kế thừa các nghiên cứu đã có về không gian xanh công cộng, các quy hoạch, kế hoạch và văn bản pháp quy liên quan đến không gian xanh công cộng và khu vực nghiên cứu để phục vụ cho các nội dung nghiên cứu

Sử dụng các quy hoạch để tập hợp danh sách khu vực nghiên cứu với vị trí, quy

mô, sử dụng bản đồ hiện trạng để cho thấy mật độ và sự phân bổ của các KGXCC này trên phạm vi khu vực nghiên cứu để góp phần đánh giá được sự đáp ứng nhu cầu của khu vực và tính dễ tiếp cận

2.3.2 Phương pháp điều tra

Đề tài tiến hành khảo sát thực địa, điều tra xã hội học người dân nhằm thu thập

ý kiến của người dân về thực trạng không gian xanh công cộng từ tháng 11/2015 đến tháng 8/2016 với các đợt khảo sát liên tục, trực tiếp tại một số công viên, vườn hoa, sân chơi khu tập thể trên địa bàn 04 quận, bao gồm: công viên Thống Nhất, Tuổi Trẻ,

Trang 32

vườn hoa: Lê Nin, Indira Gandhi, Lý Thái Tổ, Vạn Xuân , các sân chơi của khu tập thể Thành Công, Kim Liên, Trung Tự, Phương Mai, Nguyễn Công Trứ, Quỳnh Mai :

+ Khảo sát thực địa: Lên danh sách các công viên, vườn hoa theo danh mục trong Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ Hà Nội đến năm 2030

và tầm nhìn 2050, khảo sát thực địa tiến hành chụp hình, quan sát, sử dụng thực tế một

số dịch vụ công cộng tại khu vực nghiên cứu, dựa vào số liệu đã có trong Quy hoạch

để lập bảng điều tra đánh giá về thực trạng của đối tượng nghiên cứu

+ Tiến hành phát 420 phiếu phỏng vấn đến người dân bằng bảng hỏi, bên cạnh

đó thu thập thông tin dựa trên cơ sở quá trình giao tiếp với người dân tại khu vực nghiên cứu về một số vấn đề liên quan đến đánh giá về số lượng, chất lượng, tính dễ tiếp cận các KGXCC, sử dụng các dịch vụ tại KGXCC, sự tham gia của người dân vào công tác phát triển, quản lý KGXCC bao gồm: 288 phiếu điều tra đối với khu vực công viên, vườn hoa, 132 phiếu điều tra đối với khu vực sân chơi

Phát 20 phiếu bảng hỏi chuyên gia, phỏng vấn chuyên gia với các nội dung liên quan đến đánh giá thực trạng quản lý, đề xuất các giải pháp phát triển và quản lý KGXCC

2.3.3 Phương pháp thống kê

Sử dụng trong việc phân tích, tổng hợp và xử lý các số liệu điều tra về KGXCC

04 quận nội thành cũ Hà Nội:

Từ bảng tổng hợp hiện trạng các đối tượng nghiên cứu của khu vực nghiên cứu

có những nhận xét, đánh giá hiện trạng về quy mô, chất lượng, tính năng sử dụng, tính

dễ tiếp cận

Dựa vào bảng hỏi người dân và chuyên gia thu được, phân tích tỷ lệ phần trăm mục đích và tần suất sử dụng, tỷ lệ đánh giá số lượng và chất lượng cơ sở hạ tầng của các KGXCC hiện nay đối với nhu cầu người sử dụng, tỷ lệ về hiệu quả quản lý KGXCC của cơ quan có thẩm quyền, tỷ lệ về ý kiến đối với kinh phí dịch vụ của các khu vực KGXCC và mức độ hài lòng của người dân đối với KGXCC đó, từ đó có những nhận xét chung về khu vực nghiên cứu

Trang 33

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Đánh giá hiện trạng phát triển không gian xanh công cộng khu vực 4 quận nội thành cũ Hà Nội

3.1.1 Hiện trạng số lượng, diện tích, chất lượng KGXCC

3.1.1.1 Hiện trạng khu vực công viên, vườn hoa:

a Sơ lược quá trình phát triển

KGXCC khu vực nội thành cũ Hà Nội, bao gồm các công viên, vườn hoa, sân chơi ở khu vực thuộc quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng và Đống Đa, chủ yếu được hình thành và phát triển bắt đầu từ thời Pháp thuộc; lớn nhất là vườn Bách Thảo (nay là công viên Bách Thảo)

Giai đoạn những năm 60 của thế kỷ 20, từ những bãi rác cũ, hai công viên đầu tiên được xây dựng bởi lực lượng thanh niên tình nguyện là công viên Thống Nhất và công viên Thủ Lệ Những công trình đã tạo thêm những không gian nghỉ ngơi, vui chơi mới cho người dân Thủ đô thời điểm đó

Giai đoạn đầu thế kỷ 21, sự thay đổi nhận thức, cũng như thái độ kiên quyết của các cơ quan quản lý đã phần nào hạn chế dần những biểu hiện xâm lấn quỹ đất cây xanh trên địa bàn thành phố, từ các vườn hoa hiện có trong các khu nhà ở, đến các công viên khu vực

b Vị trí, phân bố, quy mô

Các công viên, vườn hoa, sân chơi tập trung nhiều tại các khu dân cư (chiếm khoảng 46% tổng số công viên, vườn hoa như: công viên Indira Gandhi, công viên Hồ

Ba Mẫu …), các trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị (chiếm khoảng 28% như công viên Bách Thảo, vườn hoa Lê Nin, vườn hoa Lý Thái Tổ, vườn hoa Diên Hồng…), còn lại là gắn với các khu vực có cảnh quan thiên nhiên (chiếm khoảng 21% như vườn hoa Mai Xuân Thưởng…) [15]

Trang 34

Số lượng công viên, vườn hoa tập trung nhiều ở khu vực nội thành (chiếm khoảng 74%), trong đó các quận nội thành cũ (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng), với lợi thế được hình thành từ lâu đời nên mạng lưới công viên, vườn hoa tại đây cũng nhiều hơn các khu vực mới hình thành (Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai…) Tỷ lệ công viên, vườn hoa ở các quận nội thành cũ chiếm khoảng 63% Trong 04 quận nội thành, vườn hoa công viên tập trung nhiều nhất ở hai quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, tiếp đến là quận Đống Đa và ít nhất là Hai bà Trưng [22]

Hình 3.1: Bản đồ vị trí các công viên trong khu vực nghiên cứu

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội( 2012)

Chú thích:

: Công viên năm 2000

: Công viên mới năm 2010

: Mặt nước năm 2010

: Mặt nước mất từ năm 2000

Danh sách các công viên trên Hình 3.1:

- Quận Ba Đình: Công viên Bách Thảo, công viên Thủ Lệ, công viên Indira Gandi

Trang 35

- Quận Đống Đa: Công viên Đống Đa

- Quận Hai Bà Trưng: Công viên Thống Nhất, công viên Tuổi trẻ Thủ đô

Hình 3.2: Bản đồ vị trí các vườn hoa trong khu vực nghiên cứu

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội( 2012)

Chú thích:

: Vườn hoa có trước năm 2000

Vườn hoa Lý Tự Trọng, vườn hoa Mai Văn Thưởng, vườn hoa Lý Thái Tổ, vườn hoa Con cóc, vườn hoa Nhà Hát Lớn, vườn hoa Tao Đàm

: Vườn hoa mới năm 2010

Đối chiếu với Tiêu chuẩn Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị (TCXDVN 362: 2005) quy mô công viên cấp khu vực phải đạt từ 10ha trở lên Các công viên lớn hiện có như công viên Thủ Lệ, Bách Thảo (quận Ba Đình), Thống Nhất, Tuổi trẻ (quận Hai Bà Trưng) có diện tích từ 10-50ha Trong đó các công viên như Thủ Lệ, Thống Nhất, Tuổi Trẻ đã có quy hoạch chỉnh trang, nâng cấp theo hướng văn minh, hiện đại, tăng cường cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, nghỉ ngơi đang tăng nhanh Chiếm đa số là các vườn hoa nhỏ có quy mô dưới 1 ha

Trang 36

Bảng 3.1: Số liệu hiện trạng công viên, vườn hoa của 04 quận nội thành cũ

năm 2012 Quận

tích phủ (ha)

Tỷ lệ che phủ (%)*

Số lượng

Diện tích (ha)

Số lượng

Diện tích (ha)

Số lượng

Diện tích (ha)

Ba Đình 3 41,83 7 10,155 10 51,985 512,83 1,92 Hoàn Kiếm 1 19,770 9 2,617 10 22,387 36,96 6,99 Hai Bà Trưng 2 62,932 6 15,987 8 78,190 129,48 12,83 Đống Đa 1 1,94 4 2,894 5 4,943 9,36 0,19

Nguồn: Quy hoạch Công viên, vườn hoa, hồ nước Hà Nội đến năm 2030;

(*) Tỷ lệ che phủ được tính trên tổng diện tích đất đô thị

Hiện tất cả các công viên, vườn hoa thuộc khu vực nội thành cũ đều tồn tại trước khi TCVN 362: 2005 - “Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị

- Tiêu chuẩn thiết kế” quy định các chỉ tiêu diện tích cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị và các nguyên tắc thiết kế (Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 01/BXD ngày 05 tháng 01 năm 2006) Sau đó, do đặc thù tốc độ đô thị hóa rất cao mà

Hà Nội đã không mở thêm công viên, vườn hoa nào Các vườn hoa, công viên và sân chơi có sẵn đa số đều có diện tích nhỏ (trừ công viên Thống nhất và công viên Tuổi

trẻ) và không đáp ứng được yêu cầu về bố cục không gian

c Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội

Nhìn chung chất lượng các công viên, vườn hoa không đồng đều, ở các quận nội thành cũ (đặc biệt là quận Ba Đình và Hoàn Kiếm) hệ thống công viên, vườn hoa

đã được hình thành hoàn chỉnh và duy trì tốt, mang lại giá trị thẩm mỹ, giá trị cảnh quan cho đô thị và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân đô thị Ở các công viên, vườn hoa trong các khu vực khác, các tiện ích trong công viên như khu

vệ sinh, ghế đá, thùng rác, chưa được chú trọng và đều chưa đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường và mỹ quan Không gian một số công viên, vườn hoa còn tình trạng bị chiếm dụng sai mục đích gây ảnh hưởng đến việc sử dụng KGCC của người dân và trật tự xã hội tại khu vực

Trang 37

- Hệ thống chiếu sáng: Tại các công viên, vườn hoa trong khu vực nội thành cũ

đa số chỉ có đèn đường, một số công viên, vườn hoa lớn có đèn hắt và vào một số dịp đặc biệt có tổ chức các loại đèn vui chơi Đèn đường có hiệu quả chiếu sáng khá cao, tăng khả năng phục vụ người dân vào buổi tối Tuy nhiên kiểu dáng thiết bị chiếu sáng (đèn, cột đèn, cần đèn) chưa có phong cách đồng nhất Việc thiết kế chiếu sáng ở các đường đi dạo chưa có tính dẫn hướng để người đi bộ có thể cảm nhận được rõ rệt về hình dạng và hướng của con đường

Đèn hắt chiếu sáng tạo phông trang trí (Ví dụ như đèn pha chiếu sáng tán lá cây), đèn chiếu sáng tạo các điểm nhấn kiến trúc như đài phun nước, tượng đài tại khu vực có chất lượng không đồng đều Điển hình như tại công viên Lê Nin, vườn hoa Lý Thái Tổ, vườn hoa Diên Hồng (các công viên, vườn hoa nằm trên địa bàn quận Ba Đình) có hệ thống đèn hắt khá chuyên nghiệp và hiệu quả, nhưng vườn hoa Tao Đàn (địa bàn quận Ba Đình), công viên Thống Nhất (địa bàn quận Hai Bà Trưng) là công viên trung tâm của Thành phố thì hệ thống đèn hắt còn rất thiếu, chưa tạo được hiệu quả thẩm mỹ cao Tuy nhiên do điều kiện khảo sát chưa cho phép đo đạc và tính toán

cụ thể, dựa vào cảm quan có thể thấy nhiều KGXCC tại khu vực nội thành cũ chưa đạt được các chỉ số chiếu sáng dưới đây theo tiêu chuẩn XDVN 333 – 2005

- Hệ thống cây xanh, bồn hoa, thảm cỏ: Đây là một trong những nhân tố chính

tạo nên không gian xanh công cộng Hiện nay cây xanh, bồn hoa, thảm cỏ nói chung đều có chất lượng và số lượng ở mức độ trung bình Các công viên tồn tại từ lâu có cây xanh bóng mát phát triển tốt và được chăm sóc định kỳ Chủng loại cây xanh tại các khu vực khá đa dạng về chủng loại cây bản địa và cây ngoại lai, có vẻ đẹp đặc trưng (hàng hoa sưa trong công viên Lê nin và Bách thảo cứ đến tháng 3 hàng năm lại ra hoa trắng, đến tháng 4 tháng 5 thì trổ lá xanh mướt rất đẹp mắt) Đa số cây đảm bảo bốn mùa có hoa lá xanh tươi (xà cừ, sấu vài năm mới thay lá một lần) hoặc cây có giai đoạn rụng lá trơ cành vào mùa đông nhưng dáng đẹp, màu đẹp và có tỷ lệ thấp (cây bằng lăng, cây bàng) Các cây trang trí hiện có giá trị trang trí cao về hình thái, màu sắc và khả năng cắt xén tạo hình như cau, vạn tuế hay cây thông

- Hệ thống bãi trông giữ xe: Khu vực để xe ở tất cả các công viên đều chưa

được tổ chức tốt, vị trí bãi xe bố trí ảnh hưởng đáng kể đến mỹ quan lối vào công viên

Ví dụ như hiện nay tại vườn hoa Lê Nin không có bãi đỗ xe, gây khó khăn cho người

Trang 38

dân đến vui chơi Hay như tại vườn hoa Lý Thái Tổ, người dân thường đỗ xe máy, xe đạp ngay cạnh vị trí ngồi nghỉ ngơi chứ không mang gửi vào bãi tập trung

- Hệ thống các tiện ích trong công viên: Khu vệ sinh, thùng rác, ghế đá, vòi

nước, chỗ ngồi có mái che v.v có chất lượng không đồng đều Đa số đều thiếu, hoặc khá đơn giản, sơ sài, thẩm mỹ thấp Cụ thể như tại nhà vệ sinh ở vườn hoa Lý Thái Tổ (có thu phí), gồm 3 buồng vệ sinh nhưng hiện chỉ có 2 buồng có thể sử dụng được Thêm vào đó, kể từ buổi chiều tối khi công nhân vệ sinh nghỉ hết giờ làm việc thì nhà

vệ sinh khóa cửa, người dân không thể tiếp cận sử dụng Tình trạng tương tự cũng diễn

ra tại các nhà vệ sinh công cộng khác tại các công viên, vườn hoa khác Hay như nhà

vệ sinh tại vườn hoa Vạn Xuân (vườn hoa Hàng Đậu cũ) hiện có 2 buồng vệ sinh nhưng tạm thời vào thời điểm khảo sát không có người trông coi, các vòi nước rửa tay, giật vệ sinh không hoạt động Đặc biệt các nhà vệ sinh công cộng này đều không bố trí

đủ diện tích và tiện nghi để phục vụ những đói tượng người khuyết tật, người già và trẻ

em

Số lượng thùng rác tại các khu vực công cộng còn thiếu rất nhiều (cụ thể như vườn hoa Lý Thái Tổ chỉ có 4 thùng rác) Vị trí đặt các thùng rác cũng chưa hợp lý, còn ở nhiều góc khuất khiến người dân khó nhìn thấy/ tìm thấy để sử dụng Ngoài ra thiết kế hình thức của các thùng rác còn có nhiều nhược điểm: cố định nên khó vệ sinh, không thể di dời, kinh phí sản xuất cao mà hiệu quả sử dụng không cao

Hiện nay ghế đá công viên đa số có chất lượng thấp, hình thức sơ sài, cũ kĩ, nặng nề, khó sửa chữa khi có hỏng hóc (ghế làm bằng bê tông đá rửa kiểu từ những năm 80 của thế kỉ trước) Số lượng ghế đá còn ít so với nhu cầu của người dân Các chòi nghỉ (chỗ ngồi có mái che) hiện không phải là hạng mục phổ biến trong các không gian công viên, vườn hoa dù nó rất hữu ích với khí hậu Hà Nội Hiện có nhà kèn tại vườn hoa Lý Thái Tổ luôn được duy tu và vẫn là điểm nghỉ ngơi hấp dẫn của vườn hoa

Gạch lát tại các công viên, vườn hoa khá phong phú, có phân biệt gạch lát sân chơi và gạch lát đường dạo Bề mặt của gạch lát khu vực đường dạo tốt, chống được trơn trượt khi trời mưa, thoát nước mưa nhanh Tuy nhiên các khu vực sân chơi có bề mặt cứng và phẳng hơn thì hiệu quả thoát nước mưa còn kém

Đa số các vườn hoa hiện nay đều đã loại bỏ hàng rào để người dân dễ dàng tiếp cận và sử dụng (vườn hoa Đống Đa, vườn hoa Tao Đàn, vườn hoa Nhà hát lớn,…)

Trang 39

Tuy nhiên tất các công viên đều sử dụng tường rào (công viên Thống Nhất, công viên Tuổi Trẻ)

Các điểm nhấn trong công viên, vườn hoa như hệ thống tượng đài, phù điêu, đài phun nước đa số đều là những hạng mục cũ Tuy nhiên hệ thống này có chất lượng không đồng đều (đài phun nước tại vườn hoa Diên Hồng (tên thường gọi là vườn hoa Con Cóc) được xây dựng từ năm 1901 Đài phun nước là sự kết hợp kiến trúc Đông Tây độc đáo, trải qua hơn 100 năm vẫn còn tồn tại tinh xảo và sắc nét Tuy nhiên phần trụ đá ở trung tâm đài phun nước có dấu hiệu nứt vỡ, xuống cấp – mới được cải tạo bằng cách đơn giản và chằng bằng thép; đài phun nước hình tròn ở vườn hoa Vạn Xuân (bốt nước Hàng Đậu) mới được xây dựng và được bảo trì khá thường xuyên lại

có hình thức rất đơn giản mà vẫn đẹp và hiệu quả trong việc làm điểm nhấn thị giác cho khu vực; Trong khi đó đài phun nước Sen Vàng tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng khánh thành năm 2014 đạt giải khuyến khích tại giải Thiết kế Quốc tế lần thứ 8 tại Los Angeles, Mỹ (tháng 3/2015) lại được nhiều ý kiến đánh giá trái chiều của các kiến trúc

- Hệ thống bảng tên, biển báo và các tiện ích cho người khuyết tật trong công

viên: Đa số các vườn hoa, công viên tại khu vực nội thành cũ Hà Nội không có biển

tên Hệ thống biển báo, lối đi bộ cho người mù, cột phát ra tiếng kêu gắn tại các biển đèn giao thông tại các nút giao thông, lối lên xuống cho người khuyết tật không có Lối lên xuống của xe lăn, xe đẩy chưa được chú tâm khi thi công thiết kế ( độ dốc quá cao, người khuyết tật khó có thể tự mình đẩy lên được; bề mặt lối lên xuống của xe lăn, xe đẩy quá trơn, không an toàn)

- Hệ thống thiết bị phục vụ rèn luyện sức khoẻ, vui chơi: Trong khu vực nội

thành cũ, hầu hết các vườn hoa không có các thiết bị để người dân tập thể dục, vui chơi (Đây là một điểm khác biệt so với các vườn hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh) Hiện tại chỉ có các công viên như công viên Thống Nhất, công viên Thanh Nhàn là có các thiết bị này Theo khảo sát thực tế, số lượng các thiết bị phục vụ cho thể dục thể thao quần chúng tại các công viên này chưa nhiều, được đầu tư từ khá lâu nên nhiều thiết bị đã hỏng Đa số trò chơi trong công viên Thống Nhất là những trò chơi phải mất phí và đã rất cũ, tạo cảm giác không an toàn cho người chơi

Hiện trạng sử dụng các công viên, vườn hoa khu vực nội thành cũ được thể hiện trong các bảng dưới đây

Trang 40

Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng các công viên khu vực nội thành cũ Hà Nội

TT Tên Diện tích

3 thảm xanh lớn nhất có ý nghĩa quan trọng với môi trường Thành phố

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, cây xanh, hồ nước, ghế

đá, điện chiếu sáng…) được trang bị, chăm sóc khá đầy đủ

Hệ thống hạ tầng xã hội (thiết bị tập thể dục, các trò chơi miễn phí) chưa được quan tâm đầu tư thích đáng Tình trạng bán hàng rong; bãi đỗ xe lấn chiếm vỉa hè, vi phạm quy định quản lý công viên… vẫn diễn ra

3 Tuổi

trẻ 15.463

Trung tâm Thanh thiếu niên Hà Nội

Nơi nghỉ ngơi, tập thể dục, giao lưu cộng đồng

Theo quy hoạch chi tiết điều chỉnh công viên Tuổi trẻ Thủ đô tỷ lệ 1/500, ô đất số 17 là đất cây xanh Tuy nhiên, hiện diện trên đó lại là nhà hàng Queen Bee; Ô số 37 được phê duyệt là Khu nhà văn hóa, Ban quản lý dự án và các hoạt động, hiện

có nhà 2 tầng làm văn phòng Công ty

và Văn phòng Trung tâm xuất khẩu lao động; một số sân tenis, sân bóng mini được xây dựng trên các ô quy hoạch xây dựng thiết chế văn hoá

Ngày đăng: 03/07/2017, 20:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w