1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ TÊN GỌI, LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NHÂN HỌC

9 1,2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 98,5 KB

Nội dung

Các truyền thống nhân học:  Coi Dân tộc học là một chuyên ngành của các khoa học lịch sử: tồn tại phổ biến ở các nước xã hội chủ nghĩa và nhiều quốc gia từng theo mô hình xã hội chủ ngh

Trang 1

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ TÊN GỌI, LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU NHÂN HỌC

1 MỘT NGÀNH HỌC: NHIỀU TÊN GỌI

Nguồn gốc các tên gọi: Do trọng tâm nghiên cứu khác nhau và các truyền thống nhân học ở các quốc gia khác nhau

Các truyền thống nhân học:

 Coi Dân tộc học là một chuyên ngành của các khoa học lịch sử: tồn tại phổ biến ở các nước xã hội chủ nghĩa và nhiều quốc gia từng theo mô hình xã hội chủ nghĩa

 Dân tộc học được coi là một khoa học độc lập: Ở một số quốc gia khác như Pháp và Tây Đức

 Nhân học gồm theo truyền thống Bắc Mỹ: Gồm bốn lĩnh vực là Nhân học văn hóa, Nhân học hình thể, Nhân học ngôn ngữ, Khảo cổ học, trong đó Nhân học văn hóa (bao gồm nhiều chuyên ngành nhỏ là Nhân học xã hội, Nhân học tôn giáo, Nhân học pháp lý, Nhân học tâm lý, Nhân học kinh

tế, Nhân học nghệ thuật, Nhân học y tế, Nhân học phát triển,…) là lĩnh vực quan trọng nhất

 Nhân học xã hội Anh

Sự khác nhau giữa các truyền thống này:

 Về vị trí của ngành học:

 Dân tộc học (theo truyền thống Việt Nam, Trung Quốc,…) chỉ là một chuyên ngành của các khoa học Sử học

 Nhân học xã hội Anh và Dân tộc học Pháp có mối quan hệ rất gần với Xã hội học

 Nhân học theo truyền thống Bắc Mỹ: Là một khoa học độc lập, bao gồm nhiều lĩnh vực

Trang 2

 Về đối tượng nghiên cứu truyền thống:

 Theo nghĩa hẹp: Nhân học văn hóa tập trung vào văn hóa; Nhân học xã hội đi sâu phân tích xã hội; còn Dân tộc học ở Việt Nam, Trung Quốc chú ý nhiều đến tộc người, nhất là Dân tộc học ở Việt Nam đặc biệt quan tâm đến các tộc người thiểu số

 Theo nghĩa rộng nhất: Đây là các truyền thống khác nhau của một ngành học nghiên cứu về con người, cụ thể hơn là về văn hóa và xã hội của loài người, trong đó Nhân học theo truyền thống Bắc Mỹ tương đương với Nhân học xã hội Anh, Dân tộc học ở Đức, Pháp, Việt Nam, Trung Quốc, Nga

2 VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Điền dã dân tộc học

 Điền dã là khoảng thời gian nhà Nhân học ở trên thực địa, thâm nhập cộng đồng được nghiên cứu, xây dựng quan hệ với người cung cấp thông tin, sử dụng các kỹ thuật nghiên cứu để thu thập tài liệu gốc có độ chân xác và tin cậy về những vấn đề nhà Nhân học muốn khám phá Do đó nghiên cứu Nhân học mang tính thực nghiệm cao

 Điền dã dân tộc học ra đời vào đầu thế kỷ XX, khi các nhà nhân học cực lực phê phán kiểu nghiên cứu “ghế bành”

2.2 Địa bàn nghiên cứu

Khảo sát chi tiết trên những địa bàn có giới hạn, hay nghiên cứu vấn đề lớn trên địa bàn nhỏ với thời gian điền dã dài hạn Hiện nay đang có sự chuyển đổi: mở rộng địa bàn nghiên cứu từ một cộng đồng (đơn diện) sang một số địa bàn nghiên cứu (đa diện)

2.3 Quan sát tham gia

Trang 3

Nghiên cứu điền dã dân tộc học dài ngày trên một hoặc một số địa bàn nhỏ, nhờ đó giúp nhà nghiên cứu tham gia và quan sát đối tượng nghiên cứu từ bên trong một cách chủ quan và từ bên ngoài một cách khách quan

2.4 Tài liệu dân tộc học

 Các nhà nhân học thông qua điền dã tự tạo cho mình tài liệu dân tộc học

 Kết hợp với các nguồn tài liệu khác, tài liệu dân tộc học thường được trình bày theo lối mô tả, gọi là mô tả dân tộc học Mô tả dân tộc học không phải chỉ là một sự mô tả thuần túy mà nó phải là mô tả sâu và viết

về văn hóa

3 VỀ LÝ THUYẾT

3.1 Khái niệm lý thuyết

 Lý thuyết là một hệ thống các tuyên ngôn có logic giải thích về các mối quan hệ giữa các sự vật, khái niệm, hiện tượng hay đặc tính của con người – những vấn đề đôi khi được gọi là các “biến số”

 Lý thuyết nhân học gồm có các tầng khác nhau: lý thuyết vĩ mô, lý thuyết trung mô và các lý thuyết vi mô nhằm trả lời 2 câu hỏi lớn về bản chất của con người và sự đa dạng trong văn hóa – xã hội loài người

3.2 Mối quan hệ giữa lý thuyết với ý tưởng, phương pháp nghiên cứu và tài liệu dân tộc học

 Trong giai đoạn đầu, lý thuyết định hướng việc khảo sát tài liệu, xây dựng câu hỏi nghiên cứu, lựa chọn phương pháp và địa bàn nghiên cứu

 Cuối cùng, tài liệu thu được trên thực địa sẽ định hướng việc lựa chọn lý thuyết phù hợp để diễn giải tài liệu đó

Trang 4

 Lý thuyết được chọn này có thể là một lý thuyết định hướng trong giai đoạn đầu, như vậy, tài liệu dân tộc học thu được sẽ làm sáng tỏ các quan điểm và lập luận của lý thuyết đó

 Đó cũng có thể là một lý thuyết mới, cách tiếp cận mới được nhà nghiên cứu phát triển để giải thích tài liệu thu được

3.3 Lịch sử lý thuyết Nhân học

Giai đoạn 1: Giữa thế kỷ XIX

Tiến hóa luận đơn tuyến: Cho rằng các xã hội loài người tiến hóa theo

một chiều tiến bộ từ thấp lên cao (mông muội, dã man, rồi đến văn minh)

Giai đoạn 2: Nửa đầu thế kỷ XX

Thuyết lan tỏa: Phản bác Tiến hóa luận đơn tuyến, cho rằng thuyết này

không giải thích được sự đa dạng và các nét khác biệt của các xã hội và nền văn hóa Luận điểm của thuyết này là có sự lan tỏa của một hay một

số trung tâm văn minh sang các khu vực khác

Đặc thù lịch sử: Phê phán tiến hóa luận đơn tuyến là chủ nghĩa vị chủng,

các xã hội không thể mang ra để so sánh và phân cấp thành thấp hay cao Thuyết Đặc thù lịch sử cho rằng mỗi xã hội phải được xem xét như là một sản phẩm riêng của các hoàn cảnh lịch sử riêng có của nó

Văn hóa và tính cách: Mỗi xã hội có các giá trị văn hóa hay các chủ đề

kiên định riêng, mà các chủ thể được nuôi dưỡng trong xã hội đó sẽ hấp thụ các giá trị văn hóa này để rồi hình thành nên những loại tính cách nhất định của mỗi xã hội hay dân tộc

Chức năng luận và Chức năng luận – cấu trúc: Các xã hội tồn tại như là

một cơ thể sinh học, trong mỗi cơ thể gồm có nhiều thể chế (thành tố) được gắn kết với nhau và mỗi thể chế đó có những chức năng nhất định phục vụ cho nhu cầu của cá nhân hoặc của xã hội nói chung

Giai đoạn 3: Bắt đầu từ giữa thế kỷ XX

Trang 5

Cấu trúc luận: Tìm đến cái chung của con người; cho rằng sự đa dạng

của các hiện tượng văn hóa – xã hội loài người có thể nhận thức được một cách dễ dàng qua việc chứng minh các mối quan hệ chung của các hiện tượng này đối với một số các nguyên tắc chìm giản đơn Con người chuyển từ tự nhiên sang tình trạng có văn hóa khi sử dụng ngôn ngữ, học cách nấu ăn… Cấu trúc luận cho rằng trong bước chuyển từ tự nhiên sang văn hóa này, con người tuân thủ các quy luật mà con người không tạo ra,

đó là một cơ chế của não người

Tân tiến hóa luận: Tập trung phân tích xem các yêu cầu về năng lượng,

công nghệ và môi trường đã dẫn đến sự tiến hóa của mỗi xã hội như thế nào

Chủ nghĩa vật chất văn hóa: Nhấn mạnh đến việc phân tích các hệ thống

văn hóa xã hội và cho rằng yếu tố quyết định đến sự tiến hóa văn hóa xã hội là hạ tầng cơ sở, bao gồm công nghệ, môi trường và các điều kiện vật chất

Sinh học xã hội: Giải thích về việc các yếu tố và xu hướng sinh học ảnh

hưởng đến các ứng xử xã hội của con người như thế nào

Nhân học biểu tượng và Nhân học diễn giải: Tập trung tìm hiểu các biểu

tượng văn hóa, quan điểm thế giới và đạo đức xã hội, coi các điều kiện văn hóa như là các văn bản cần được các nhà Nhân học diễn giải

Chủ nghĩa Marx mới: Áp dụng lý thuyết của Marx vào nghiên cứu các xã

hội ngoài phương Tây

Hậu hiện đại: Kêu gọi các nhà nghiên cứu đặt người được nghiên cứu

vào vị trí các tác nhân trung tâm của xã hội và tiếng nói của họ cần được phản ánh rõ hơn Ngoài ra các nhà Nhân học theo thuyết này cũng quan tâm đến mối quan hệ giữa nhà Nhân học với mô tả dân tộc học của mình, với người được nghiên cứu và độc giả

Bài thứ hai: CÁC CHỦNG TỘC TRÊN THẾ GIỚI

Trang 6

I ĐỊNH NGHĨA CHỦNG TỘC

1 Định nghĩa chủng tộc

Chủng tộc là một quần thể (hay tập hợp quần thể mà ta quen gọi là những nhóm người) đặc trưng bởi những đặc điểm di truyền về hình thái – sinh lí mà nguồn gốc và quá trình hình thành của chúng liên quan đến một vùng địa vực nhất định Hay nói cách khác, chủng tộc là những nhóm người có một số đặc trưng hình thái giống nhau Những đặc trưng đó được di truyền lại

2 Chủng tộc và mối quan hệ với dân tộc, văn hóa

 Theo quan điểm Mácxít, đặc điểm nhân chủng hoàn toàn không quyết định mức độ và phương hướng phát triển của tiến trình xã hội cũng như diện mạo của các nền văn hóa Tuy nhiên sự phân bố cư dân và sự hỗn chủng hay sống biệt lập xảy ra giữa các loại hình nhân chủng chính là kết quả của quá trình lịch sử, và do đó, sự hình thành các loại hình nhân chủng không thể không phản ánh mặt này hay mặt khác của lịch sử hình thành dân tộc

 Mối quan hệ giữa loại hình nhân chủng với ngôn ngữ, văn hóa, dân tộc, địa vực cư trú là mối quan hệ phức tạp Nếu như ngôn ngữ và văn hóa có thể truyền đi từ địa vực này sang địa vực khác không kèm theo nó những loại hình nhân chủng nhất định thì ngược lại các loại hình nhân chủng không thể thiên di qua các địa vực mà không kéo theo nó những yếu tố ngôn ngữ và văn hóa

 Nếu cộng đồng ngôn ngữ và văn hóa tạo điều kiện cho sự hình thành các loại hình nhân chủng nhất định thì sự tiếp xúc giữa các cộng đồng ngôn ngữ và văn hóa sẽ dẫn tới hỗn chủng mà kết quả tất yếu là sự hình thành các loại hình nhân chủng mới Các quá trình này diễn ra liên tục, phức tạp, không tách rời khỏi lịch sử dân tộc

II CÁC ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI CHỦNG TỘC

Trang 7

1 Sự cấu tạo của sắc tố

2 Dạng tóc

3 Mức độ nhiều hay ít của lớp lông

thứ ba trên cơ thể

4 Hình dạng khuôn mặt (trắc diện

mặt)

5 Hình dạng mắt

6 Hình dạng mũi

7 Hình dạng môi

8 Hình dạng đầu

9 Tầm vóc

10 Tỉ lệ thân hình

11 Răng

12 Vân tay III SỰ PHÂN BỐ CÁC CHỦNG TỘC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1 Sự phân loại các chủng tộc

 N N Trêbốcxarốp trong công trình “Các nguyên tắc cơ bản của sự phân loại nhân chủng” đã chia nhân loại thành 3 đại chủng (cấp thứ nhất) lớn, dưới đó là 7 tiểu chủng (cấp thứ hai)

3 đại chủng là:

 Đại chủng Xích đạo hay Úc – Phi

 Đại chủng Âu Ơrôpôit hay Âu – Á

 Đại chủng Á Môngôlôit

7 tiểu chủng là:

 Phi hay Nêgrôit

 Úc hay Ôxtralôit

 Nam Ơrôpôit

 Bắc Ơrôpôit

 Bắc Môngôlôit hay Lục địa

 Nam Môngôlôit hay Thái Bình Dương

 Mỹ hay Amêrican

Trang 8

 Gắn với cách phân loại của Trêbôcxarốp, đáng chú ý là cách phân loại của 2 nhà nhân chủng học Nga Rôghinxki và Lêvin Các ông chia các đại chủng ra thành nhiều tiểu chủng

 Vào thập kỷ 70 (1973), nhà nhân loại học Nga V.P Alecxêép đã đưa ra một hệ thống phân loại xây dựng theo quan điểm quần thể và dựa vào tập hợp những đặc điểm hình thái – sinh lí Alecxêép chủ trương tách đại chủng xích đạo thành 2 đại chủng riêng biệt là Ôxtralôit và Nêgrôit Về nguồn gốc, các tác giả coi Ôxtralôit gần với Môngôlôit và Nêgrôit gắn với Ơrôpôit

2 Sự hình thành các chủng tộc

Thuyết nhiều trung tâm: Các chủng tộc loài người hiện nay không phải là kết quả

của sự tiến hóa nội tại từ một giống người tối cổ duy nhất mà là kết quả tiến hóa đồng thời và biệt lập của từng loại người tối cổ khác nhau Bốn đại chủng xuất hiện từ bốn loại người tối cổ Mỗi loại người tối cổ lại tiến hóa thành người cổ riêng, tiếp đó tiến hóa thành người Hômôsapiens

Thuyết một trung tâm: Các chủng tộc loài người hiện nay là kết quả của một quá

trình tiến hóa nội tại, ngày càng hoàn thiện của cùng một dòng người cổ trước đó

Thuyết hai trung tâm: Ngay từ thời đá cũ đã xuất hiện 2 trung tâm hình thành

chủng tộc, sớm nhất là Đông Bắc Phi và Tây Nam Á, ít nhiều muộn hơn là Đông Nam Á Nói một cách khác, ngay từ sơ kì đá cũ, nhân loại đã chia thành Đông và Tây và do đó hình thành 2 nhóm nhân loại, trên cơ sở đó mà hình thành các chủng tộc người hiện nay

3 Nguyên nhân dẫn đến việc hình thành các chủng tộc

a) Sự thích nghi hoàn cảnh địa lý tự nhiên

b) Sự sống biệt lập giữa các nhóm người

c) Sự lai giống giữa các nhóm người

Trang 9

4 Sự phân bố chủng tộc ở Đông Nam Á và Việt Nam

 Ở Đông Nam Á có các nhóm loại hình là Nam Á, Vêđôti, Nêgritô và Anhđônêdiêng, trong đó Nam Á và Anhđônêdiêng là hai nhóm loại hình chủ yếu

ở Đông Nam Á và bán đảo Đông Dương

 Các dân tộc ở nước ta đều nằm trong hai nhóm loại hình nhân chủng Nam Á và Anhđônêdiêng Cả hai nhóm đều có những điểm tương đồng như: tóc thẳng và đen, lông trên người ít phát triển, gò má nhô trung bình,… và cũng có những nét khác biệt

 Tóm lại, khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng là khu vực có đặc thù về nhiều mặt: địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội, lịch sử, đồng thời có tính cách thống nhất về mặt nhân chủng

IV CHỦ NGHĨA CHỦNG TỘC VÀ NGUỒN GỐC XÃ HỘI CỦA NÓ

 Lịch sử phát triển của loài người chỉ ra rằng kể từ khi xã hội phân chia thành giai cấp thì đồng thời đã có mầm mống của chủ nghĩa chủng tộc Chủ nghĩa chủng tộc đặc biệt phát triển trong xã hội tư bản

 Nội dung: Phân chia loài người thành thượng đẳng và hạ đẳng Dân tộc thượng đẳng có khả năng phát triển về mọi mặt, nhất là về trí tuệ, tinh thần Còn các dân tộc hạ đẳng bị xem là hèn kém, dốt nát, phải nhờ vào sự khai hóa của thượng đẳng và vĩnh viễn phụ thuộc vào họ

 Chủ nghĩa chủng tộc đặc biệt thịnh hành ở Anh, Pháp, Đức, Mĩ từ thế kỷ XVIII, XIX

 Các công trình khoa học nghiêm túc đã chứng minh không thể chối cãi được về

sự bình đẳng của nhân loại Sự khác nhau về các đặc điểm hình thái hoàn toàn không có ý nghĩa quyết định đối với đời sống con người Cùng với thời gian, quá trình hỗn chủng đang được đẩy mạnh Sự vươn lên của các dân tộc chậm phát triển là minh chứng hùng hồn, giáng đòn mạnh vào chủ nghĩa chủng tộc

Ngày đăng: 14/08/2017, 20:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w