1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Giao lưu trực tuyến qua báo mạng điện tử

20 669 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 146 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Sau 11 năm ra đời, báo mạng điện tử ở Việt Nam đã và đang có những bước phát triển nhanh mà chúng ta chưa kịp tổng kết đầy đủ. Tốc độ phát triển đó còn thử thách khả năng dự báo của những nhà quản lý và hoạch định chính sách. Nhưng có một điều không ai phủ nhận, đó là trong những năm qua, cùng với các loại hình truyền thông khác, báo mạng điện tử đã góp phần rất lớn trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng đời sống dân chủ, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thỏa mãn nhu cầu thông tin, giáo dục, giải trí của các tầng lớp nhân dân, và đặc biệt, góp phần rất lớn trong việc quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với thế giới. Sự tăng trưởng nhanh chóng của Internet băng thông rộng đã thu hút công chung trẻ dành nhiều thời gian hơn cho truyền thông trực tuyến so với các loại hình báo chí truyền thống. Với internet, thế hệ trẻ ngày nay vừa như một khách thể hưởng thụ truyền thông vừa như một đồng chủ thể sáng tạo trong truyền thông. Báo mạng điện tử ngày càng thu hút, người nghexemđọc, trung bình mỗi năm tăng lên 120% và từ năm 2003 đến nay, đã có hiện tượng bùng nổ website báo chí tại Việt Nam. Báo mạng cũng đang hấp dẫn nhiều cơ quan báo in, báo nói, báo hình ở Việt Nam trong việc khai thác thế mạnh của nó để bổ sung cho các kênh truyền thống. Việc tích hợp nhiều kênh truyền thông (phát triển báo mạng điện tử song song báo in, phát thanh, truyền hình) trong cùng một cơ quan báo chí đã là xu thế. Sự phát triển báo chí trực tuyến đã kéo theo nhiều sự thay đổi trong tác nghiệp báo chí theo lối cũ. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, báo chí phát hành trên mạng vẫn còn một tỷ lệ khá lớn hình thức làm báo theo cách thức cũ, theo “tư duy giấy mực”, coi báo mạng điện tử chỉ là “ấn bản số” của báo in. Những cơ quan báo chí có lối suy nghĩ như vậy chắc chắn không thể cho ra đời một tờ báo mạng “đúng nghĩa” chứ chưa nói đến việc hấp dẫn, lôi cuốn được đông đảo bạn đọc. Thực trạng đó xuất phát từ chỗ chưa khai thác các đặc trưng của loại hình báo chí mới mẻ này như tính thời sự, tính cập nhật phi định kỳ, tính đa phương tiện, khả năng lưu trữ và tìm kiếm thông tin, đặc trưng cá nhân hóa thông tin… đặc biệt là tính tương tác – một thế mạnh vượt trội của báo mạng điện tử. Để khắc phục điều này các báo mạng điện tử trong nước nên tăng cường vận dụng các thể loại có khả năng khai thác triệt để các tiện ích ưu việt của báo điện tử. Trong số các thể loại báo chí được sử dụng trên báo mạng điện tử gần đây, có một thể loại thể hiện được rõ ràng nhất tính tương tác này của báo mạng điện tử đó là hình thức giao lưu trực tuyến.

Trang 1

Mục lục Lời mở đầu

Phần nội dung

Chương I: Sơ lược về hình thức giao lưu trực tuyến trên báo mạng điện tử

1 Khái niệm

1.1 Giao lưu trực tuyến

1.2 Một số nội dung giao lưu trực tuyến

2 Sự hình thành và phát triển

Chương II – Một vài nhận định về giao lưu trực tuyến trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay

1 Ưu điểm

2 Hạn chế

Chương III – Cách thức tổ chức và thực hiện một buổi giao lưu trực tuyến

1 Điều kiện tổ chức một buổi giao lưu trực tuyến

2 Các bước tiến hành giao lưu trực tuyến

2.1 Xác định đề tài và lựa chọn khách mời

2.2 Lập đề cương

2.3 Viết lời mời gọi

2.4 Thực hiện buổi giao lưu trực tuyến

2.5 Tổng kết giao lưu trực tuyến

Kết luận

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Sau 11 năm ra đời, báo mạng điện tử ở Việt Nam đã và đang có những bước phát triển nhanh mà chúng ta chưa kịp tổng kết đầy đủ Tốc độ phát triển đó còn thử thách khả năng dự báo của những nhà quản lý và hoạch định chính sách Nhưng có một điều không ai phủ nhận, đó là trong những năm qua, cùng với các loại hình truyền thông khác, báo mạng điện tử đã góp phần rất lớn trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng đời sống dân chủ, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thỏa mãn nhu cầu thông tin, giáo dục, giải trí của các tầng lớp nhân dân, và đặc biệt, góp phần rất lớn trong việc quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với thế giới

Sự tăng trưởng nhanh chóng của Internet băng thông rộng đã thu hút công chung trẻ dành nhiều thời gian hơn cho truyền thông trực tuyến so với các loại hình báo chí truyền thống Với internet, thế hệ trẻ ngày nay vừa như

một khách thể hưởng thụ truyền thông vừa như một đồng chủ thể sáng tạo

trong truyền thông Báo mạng điện tử ngày càng thu hút, người

nghe/xem/đọc, trung bình mỗi năm tăng lên 120% và từ năm 2003 đến nay, đã

có hiện tượng bùng nổ website báo chí tại Việt Nam Báo mạng cũng đang hấp dẫn nhiều cơ quan báo in, báo nói, báo hình ở Việt Nam trong việc khai thác thế mạnh của nó để bổ sung cho các kênh truyền thống Việc tích hợp nhiều kênh truyền thông (phát triển báo mạng điện tử song song báo in, phát thanh, truyền hình) trong cùng một cơ quan báo chí đã là xu thế Sự phát triển báo chí trực tuyến đã kéo theo nhiều sự thay đổi trong tác nghiệp báo chí theo lối cũ

Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, báo chí phát hành trên mạng vẫn còn một tỷ lệ khá lớn hình thức làm báo theo cách thức cũ, theo “tư duy giấy mực”, coi báo mạng điện tử chỉ là “ấn bản số” của báo in Những cơ quan báo chí có lối suy nghĩ như vậy chắc chắn không thể cho ra đời một tờ báo mạng

Trang 3

“đúng nghĩa” chứ chưa nói đến việc hấp dẫn, lôi cuốn được đông đảo bạn đọc Thực trạng đó xuất phát từ chỗ chưa khai thác các đặc trưng của loại hình báo chí mới mẻ này như tính thời sự, tính cập nhật phi định kỳ, tính đa phương tiện, khả năng lưu trữ và tìm kiếm thông tin, đặc trưng cá nhân hóa thông tin… đặc biệt là tính tương tác – một thế mạnh vượt trội của báo mạng điện tử Để khắc phục điều này các báo mạng điện tử trong nước nên tăng cường vận dụng các thể loại có khả năng khai thác triệt để các tiện ích ưu việt của báo điện tử Trong số các thể loại báo chí được sử dụng trên báo mạng điện tử gần đây, có một thể loại thể hiện được rõ ràng nhất tính tương tác này của báo mạng điện tử- đó là hình thức giao lưu trực tuyến

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I- SƠ LƯỢC VỀ HÌNH THỨC GIAO LƯU TRỰC TUYẾN

TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

1 Khái niệm

1.1Giao lưu trực tuyến: là hình thức trao đổi thông tin về một vấn đề

nào đó giữa độc giả với những người khách được mời đến toà soạn một cách trực tiếp thông qua mạng Internet.

Giao lưu với tư cách là một hình thức thông tin báo chí là sự tiếp xúc, trò chuyện, trao đổi ý kiến giữa các đối tượng: nhà báo với khách mời và khách mời với công chúng Như vậy, giao lưu là sự trao đổi qua lại giữa các đối tượng, có sự tham gia từ nhiều phía Vì thế, giao lưu phần nào đã tạo ra được

sự bình đẳng giữa công chúng và khách mời

Khách mời của giao lưu trực tuyến thường là những nhân vật được

công chúng ngưỡng mộ và muốn gặp gỡ, trò chuyện Họ có thể là những ca

sĩ, diễn viên, người mẫu… nổi tiếng và trở thành “thần tượng” trong lòng một

bộ phận công chúng chiếm số lượng khá đông trong xã hội Tuy nhiên, càng

về sau này thì đối tương khách mời tham gia các cuộc giao lưu cũng ngày càng phong phú, gần với nhu cầu công chúng hơn, không chỉ là các ngôi sao nghệ thuật mà còn có cả những nhà lãnh đạo, quản lý, nhà khoa học

Đề tài: ban đầu chỉ là những đề tài nhẹ nhàng thiên về văn hóa, giải trí,

thể thao… nhưng đến nay thì những buổi giao lưu trực tuyến về các đề tài chính trị, xã hội lớn, có ý nghĩa rộng rãi cũng đã chiếm một lượng lớn trên các trang báo điện tử

1.2 Một số nội dung giao lưu trực tuyến chủ yếu

* Giao lưu về chủ đề chính trị - xã hội nhân các sự kiện: Ví dụ: Đại hội Đảng toàn quốc, kỷ niệm chiến thắng 30-4, họp Quốc hội; Việt Nam gia nhập WTO, trở thành thành viên không thường trực Hội đồng bảo an LHQ

Trang 5

* Giao lưu xung quanh các vấn đề xã hội bức xúc như: mùa thi, tiêu cực trong giáo dục, cải cách thủ tục hành chính, giá xăng dầu, tham nhũng, lạm phát

* Giao lưu về các chủ đề văn hoá thể thao như: các cuộc thi hoa hậu, các cuộc thi ca nhạc, chiến thắng của đội tuyển bóng đá Việt Nam

2 Sự hình thành và phát triển

Ngày 31/12/1999, buổi giao lưu trực tuyến đầu tiên trên mạng Intenet ở Việt Nam đã diễn ra tại 99 Triệu Việt Vương (Hà Nội) do mạng thông tin trực tuyến VASC Orient (tiền thân của Vietnamnet bây giờ) thuộc Công ty phát triển phần mềm VASC tổ chức Buổi giao lưu trực tuyến đầu tiên được thực hiện vào đêm giao thừa của Tết dương lịch 2000 - đêm chuyển giao thiên niên

kỷ Khách mời gồm rất nhiều người nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực như: VĐV Wushu Thuý Hiền, nhà thơ Trần Đăng Khoa, cầu thủ bóng đá Như Thuần, ca

sĩ Quang Huy MC, nghệ sĩ múa Lê Vi, danh thủ Hồng Sơn Buổi giao lưu này xuất phát từ suy nghĩ muốn tạo ra một nét đặc điểm nổi bật, riêng có cho báo mạng điện tử, nhằm tạo nên sự khác biệt với các loại hình báo chí khác của ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc VASC, Tổng biên tập Vietnamnet

Khó khăn ban đầu của buổi giao lưu đến từ cả hai phía khách mời và những người thực hiện Trong số những người nổi tiếng này chỉ có nhà thơ Trần Đăng Khoa là sử dụng thông thạo máy tính, còn Lê Vi, Hồng Sơn, Thuý Hiền thì tỏ ra vô cùng lạ lẫm, ngạc nhiên trước hệ thống máy tính cùng các thiết bị phụ trợ tại toà soạn Khi thực hiện buổi giao lưu, trừ Trần Đăng Khoa, những người còn lại đều khá bỡ ngỡ nên nói năng, trả lời câu hỏi tương đối khó khăn, Ở chiều ngược lại, các biên tập viên trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề của VASC vốn chưa từng trải trong nghề báo, cũng chưa có nhiều cơ hội tiếp xúc với những người nổi tiếng, lại cộng thêm áp lực phải thực hiện một hình thức làm báo mới chưa từng có ở Việt Nam nên cũng phải chịu nhiều áp lực Tuy nhiên, không khí bỡ ngỡ đó tan dần nhường chỗ cho sự hăng hái của các

vị khách mời và các BTV được tăng lên theo từng câu hỏi Các câu hỏi được gửi về dồn dập, cùng với đó là số người truy cập tăng nhanh chóng làm nghẽn

Trang 6

cả đường truyền Cả các vị khách mời lẫn các BTV đều tỏ ra rất hào hứng khiến cho buổi giao lưu kéo dài suốt 2 tiếng đồng hồ trong khi thời gian dự tính chỉ là 1 tiếng Buổi giao lưu đã thành công tốt đẹp, mở đầu cho sự xuất hiện của một hình thức làm báo mới, đậm chất “báo mạng điện tử”

Sau Vietnamnet, đến lượt báo điện tử VnExpress tiến hành giao lưu trực tuyến với ca sĩ Trần Thu Hà vào ngày 31/7/2002 Tuổi Trẻ online cũng nhập cuộc vào ngày 8-2-2004 với sẽ buổi giao lưu về kỳ thi tuyển sinh 2004 với các

vị khách mời là GS-TS Khoa học Bành Tiến Long, vụ trưởng Vụ Đại học và sau đại học (Bộ GD-ĐT); GS-TS Mai Trọng Nhuận, phó giám đốc ĐHQG Hà Nội và Ông Đỗ Duy Dự, thành viên Ban chỉ đạo tuyển sinh Đại học - cao đẳng

2003 Ngày 03/03/2005, Tiền phong online cũng tổ chức “Bàn tròn trực tuyến”

về chủ đề “Phụ nữ và cái đẹp” nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 với sự tham gia trả lời của các vị khác: nhà thơ Dương Kỳ Anh, NSND Lê Khanh, Hoa hậu Việt Nam 2004 Nguyễn Thị Huyền, Người đẹp Nguyễn Thảo Hương - Thí sinh đại diện cho Việt Nam sắp tham dự cuộc thi Hoa hậu ASEAN và chuyên gia trang điểm cao cấp của Hãng mỹ phẩm Shiseido Nguyễn Thị Diễm Trang Nội dung của buổi “Bàn tròn trưc tuyến” – theo cách gọi của Tiền phong online hôm đấy thực chất vẫn là giao lưu trực tuyến…

Từ dạng thức đơn giản ban đầu chỉ có text, đến nay, nội dung một chương trình giao lưu đã có thể có thêm yếu tố đa phương tiện như video và audio phát dạng livestream, hình ảnh minh họa được đưa vào bài ngay tức thì Cho đến hôm nay, Vietnamnet đã mở ra chuyên mục phỏng vấn trực tuyến, rồi bàn tròn trực tuyến; Tuổi trẻ online cũng đã có trang giao lưu trực truyến… Việc xuất hiện thường xuyên hình thức giao lưu trực tuyến trên các trang báo điện tử như: Vnexpress, Thanh Niên Online, VTC, VnMedia… cũng giúp cho loại hình này ngày càng trở nên gần gũi và quen thuộc với đông đảo người đọc báo Việt Nam qua mạng, phát huy triệt để ưu thế của báo mạng điện tử so với các loại hình báo chí khác như: phát thanh, truyền hình, báo in

Trang 7

CHƯƠNG II - MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH VỀ GIAO LƯU TRỰC TUYẾN

TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY

1 Ưu điểm

Khảo sát các báo mạng điện tử Việt Nam, dễ dàng nhận thấy: những tờ báo thành công (thu hút số lượng lớn người xem/nghe/đọc) chính là những báo khai thác tốt đặc trưng của loại hình báo chí phát hành trên mạng

internet… Loại hình phỏng vấn trực tuyến nói chung và giao lưu trực tuyến

nói riêng đã thể hiện rõ nét nhất tính ưu việt của báo mạng: khả năng tương tác cao, không giới hạn số người tham gia, số lượng câu hỏi phỏng vấn, thời gian giao tiếp- phản hồi nhanh chóng và nhất là giới hạn khoảng cách địa lý cũng bị loại bỏ

Điều đầu tiên cần nói đến chính là tính tương tác của hình thức giao lưu trực tuyến trên báo mạng điện tử Trên thực tế, báo in cũng có khả năng tương tác qua việc xây dựng các hình thức trả lời thư bạn đọc, ý kiến độc giả v.v… Phát thanh, truyền hình với công nghệ trực tiếp cũng tạo được khả năng tương tác cao đặc biệt trong các chương trình giao lưu, tọa đàm (talkshow) Thính giả, khán giả được mời gọi điện thoại trực tiếp đến phòng thu, trường quay để trao đổi với “nhà Đài” và khách mời Hoặc hình thức phỏng vấn dư luận (vox-pop) trên phát thanh, truyền hình trong chừng mực nào đó cũng có ý nghĩa tương tác

Tuy nhiên, so với báo trực tuyến, khả năng tương tác của báo in, phát thanh, truyền hình đều có giới hạn Đó là sự giới hạn về dung lượng, giới hạn

về không gian giao tiếp, giới hạn về tần suất và mức độ dân chủ trong giao tiếp Với 1 đến 2 line điện thoại, phát thanh - truyền hình không thể cùng một lúc đón nhận nhiều ý kiến vào chương trình (vốn bị giới hạn về thời lượng của mình) Hàng trăm, thậm chí hàng ngàn khán thính giả khác trong cả nước sẽ không có cơ hội tham gia chương trình khi do những khán thính giả khác đang sử dụng Trong thực tế vì an toàn trên sóng, nhiều biên tập viên đã “giả

Trang 8

lập” các cuộc điện thoại gọi đến để tạo sắc thái giao lưu cho chương trình Cuộc điện thoại đó không thực sự đại diện cho ý kiến khán thính giả, mà là ý

chí chủ quan của những người làm chương trình

Với báo mạng điện tử, tính tương tác giữa công chúng với khách mời và giữa công chúng với nhau được đẩy lên mức cao nhất Tất cả mọi người ở bất

cứ đâu trên hành tinh, chỉ cần một máy tính kết nối Internet là đều có thể bày

tỏ ý kiến, quan điểm của mình, đặt câu hỏi với các vị khách mời tham gia giao lưu Những người tham gia có thể đặt câu hỏi và gửi đến cho những người được phỏng vấn chỉ bằng một cái nhấp chuột, thậm chí còn đơn giản hơn khi gửi một e-mail Người được phỏng vấn nhận được câu hỏi cũng sẽ trả lời lại thông qua Internet và câu trả lời này được hiển thị trên màn hình của những người đang tham gia Và trong một thời gian rất ngắn, người được hỏi sẽ trả lời ngay mà không bị một sự hạn chế nào

Đến nay, người truy cập Internet đã dần quen “đối chất” với những người

có trách nhiệm với các quyền lợi sát sườn của mình trên mạng Intenet Ngược lại, buổi giao lưu cũng là cơ hội để các chính khách, các nhà quản lý và những người nổi tiếng tiếp xúc trực tiếp với công chúng trong và ngoài nước, giãi bày những trăn trở, suy nghĩ của họ một cách trực tiếp đến bạn đọc Ví dụ như trước đây nhà sử học Dương Trung Quốc đã từng giãi bày mong muốn chân thành được bảo vệ quyền lợi của người dân với tư cách vừa là nhà sử học, vừa

là nhà chính trị cùng hàng ngàn bạn đọc trong một buổi giao lưu được tổ chức trên Vietnamnet tháng 5/2003 Tất cả những câu hỏi của độc giả đều bộc lộ tinh thần thẳng thắn, cởi mở mà những cuộc phỏng vấn của các loại hình báo chí khác khó mà thể hiện và chuyển tải được Và những câu trả lời “sâu sắc và hấp dẫn, duyên dáng” (theo Vietnamnet) của Dương Trung Quốc đã khiến cho số lượng bạn đọc ngồi trước màn hình vi tính “chát” với ông mỗi lúc một đông: gần một nghìn câu hỏi gửi về trong gần hai tiếng đồng hồ

Để giao lưu trực tuyến ngày càng hiệu quả hơn, yêu cầu đặt ra không chỉ với những người tổ chức mà ngay cả công chúng cũng cần “nâng tầm”

Trang 9

văn hóa online của mình; thể hiện ở cách đặt câu hỏi, cách tiếp cận sao cho đúng và trúng Về lâu dài, giao lưu trực tuyến cần được mở rộng hơn kể cả về phạm vi, quy mô và mức độ tiến hành Với sự phát triển mạnh mẽ của internet

ở Việt Nam thời gian qua, khoảng 13,34% số người “lên mạng” thường xuyên cho thấy, nếu biết phát huy, giao lưu trực tuyến, diễn đàn điện tử sẽ là kênh thông tin hữu ích, góp phần phát triển dân chủ, cải cách hành chính, đóng góp

to lớn cho công cuộc đổi mới

Ở một khía cạnh khác, theo ông Nguyễn Anh Tuấn, TBT báo điện tử

VietnamNet: “Những cuộc giao lưu được thực hiện qua mạng Internet sẽ

khiến không khí báo chí trở nên cởi mở và quyền của công chúng được tôn trọng hơn Cách phỏng vấn, đối thoại từ trước tới nay của chúng ta (qua báo

giấy, báo nói, báo hình) thường hạn chế quyền đối thoại của công chúng, trong lúc quyền của nhà báo đôi khi gần như tuyệt đối Vì thế, giao lưu trực

tuyến là một công cụ giúp công chúng có một diễn đàn rộng mở hơn Quả

không sai khi người ta nói rằng giao lưu trực tuyến là một “đặc sản” của báo điện tử”

Với thế mạnh này, báo điện tử thực sự tạo ra một cách “đọc” mới của công chúng truyền thông Tác phẩm báo chí giờ đây không còn ý nghĩa là một sáng tạo của một nhà báo cụ thể mà là sản phẩm tập thể, trong đó, công chúng báo

mạng là đồng chủ thể sáng tạo Khả năng tương tác cao của báo trực tuyến

không chỉ tạo cảm giác gần gũi hơn giữa công chúng báo chí và tòa soạn mà

nó có ý nghĩa dân chủ trong thông tin và tiếp nhận thông tin Việc báo chí đăng bài của bạn đọc gửi về là chuyện bình thường không có gì đáng nói, nhưng đối với hình thức giao lưu trực tuyến trên báo điện tử thì bạn đọc chính

là một thành phần rất quan trọng trong quá trình thực hiện buổi giao lưu Trong phát thanh, truyền hình, từ lâu đã có mục “Giao lưu với bạn nghe đài, xem đài”, "Trả lời trực tiếp bạn nghe đài, xem đài“, "Khách mời phòng thu” nhưng nếu so với cách thu thập ý kiến công chúng như ở giao lưu trực tuyến của các báo điện tử thì còn khoảng cách khá xa Khi các “sao” có buổi

Trang 10

giao lưu, khi vấn đề đang là bức xúc được đưa lên trực tuyến…, con số hàng ngàn, hàng vạn ý kiến chuyển về là chuyện hết sức bình thường Giao lưu trực tuyến trên báo điện tử cũng khác hẳn đối thoại trực tiếp trên truyền hình và phỏng vấn trên báo viết ở chỗ nhân vật được mời giao lưu có thể cùng một lúc trả lời trực tiếp nhiều công chúng trên khắp thế giới Và vì thế , người hỏi

có thể “truy kích” nhân vật của mình về một vấn đề gì đó (do toà soạn gợi ý hoặc độc giả tự nghĩ ra) một cách rốt ráo… Và một nhân vật ở cách xa toà soạn nửa vòng trái đất cũng có thể “kết nối” về tòa soạn để thực hiện được cuộc giao lưu mà không tốn kém gì về chi phí tổ chức Ví dụ như buổi giao lưu trực tuyến xuyên biên giới với anh Phạm Đức Trung Kiên, giám đốc điều hành quỹ học bổng Việt Nam - Hoa Kỳ mà Vietnamnet đã thực hiện ngày 23/3/2003…

Ở Việt Nam, một số báo điện tử và trang web hiện nay đã thực hiện được giao lưu trực tuyến có sử dụng multimedia (đa phương tiện) mặc dù không thường xuyên như: Vietnamnet, chuyên trang Ngôi sao của VnExpress, VnMedia, VTV Đồng thời với việc gửi câu hỏi và đọc câu trả lời, người đọc còn có thể nghe lại các file âm thanh ghi giọng nói của người hỏi và trả lời Các cuộc giao lưu không chỉ là những dòng văn bản (text) đơn thuần nữa mà

có cả âm thanh hình ảnh Buổi giao lưu trực tuyến đầu tiên có ứng dụng công nghệ multimedia là với hoa hậu hoàn vũ 2003 Amelia Vega do Vietnamnet tổ chức ngày 19/12/2003 Độc giả của Vietnamnet hôm ấy không chỉ được đọc những câu trả lời và ngắm hoa hậu qua những bức ảnh (như nhiều cuộc giao lưu khác) mà còn có thể “theo dõi” cô trả lời như xem truyền hình trực tiếp và lắng nghe giọng nói của “người phụ nữ đẹp nhất hành tinh”… Ứng dụng công nghệ multimedia đã làm cho không khí của các buổi GLTT trở nên gần gũi và thân thiện “Thật thú vị, khi không chỉ được hỏi nhân vật mà tôi quan tâm, xem ảnh của họ trên mạng mà tôi còn được theo dõi từng cử chỉ, hoạt động, tiếng nói của họ qua Internet” - một bạn đọc từ nước ngoài gửi thư về tòa soạn VietnamNet sau buổi GLTT với Hoa hậu Hoàn vũ 2003

Ngày đăng: 14/08/2017, 11:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w