1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chuyên mục văn hóa trên báo mạng điện tử hải phòng (tt)

13 421 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 242,03 KB

Nội dung

Trong đó, Hải Phòng cũng là một ví dụ điển hình chứng minh tầm quan trọng của báo mạng điện tử đối với các hoạt động văn hóa.. Bên cạnh vai trò, chức năng cũng chính là thách thức cho lo

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHOA VĂN HÓA HỌC

KHÓA LUẬN CỬ NHÂN VĂN HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG

CHUYÊN MỤC VĂN HÓA TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ HẢI PHÒNG

Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thành Nam

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Thúy An Lớp: VHH4B

Khóa học: 2012 - 2016

HÀ NỘI - 2016 LỜI CẢM ƠN

Trang 2

Công trình nghiên cứu “Chuyên mục văn hóa trên báo mạng điện tử Hải Phòng” là bài khóa luận tốt nghiệp đại học của em Để có thể hoàn tàn được công trình này, trong quá trình xây dựng đề tài và nghiên cứu em không thể tránh khỏi những khó khăn, hạn chế nhất định, càng nhiều hơn là nhận được sự giúp đỡ của mọi người- người thầy cô, anh chị, bạn bè xung quanh

Và để có thể bày tỏ được sự chân trọng, lòng biết ơn của mình, em xin dành những lời cảm ơn chân thành nhất để có thể khắc sâu và ghi nhớ sự giúp đỡ từ mọi người

Lời đầu tiên, cho phép em được bày tỏ sự kính trọng và lòng cảm ơn sâu sắc đến người thầy Nguyễn Thành Nam- người thầy đã theo sát, hướng dẫn và góp ý trong toàn bộ quá trình từ chọn đề tài, lập đề cương và hoàn thành công trình này

Thứ hai, em xin chân thành cảm ơn nhà báo Hoàng Hồng Hạnh- Thư

ký tòa soạn Tạp chí Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà báo cũng giáo viên đã từng dạy em Môn khai thác và xử lý thông tin trong truyền thông Cảm ơn thầy đã cho em những định hướng, và cách để khai thác tài liệu từ đề tài này

Bên cạnh đó, em cũng chân thành cảm ơn nhà báo Trịnh Thường- trưởng ban Văn hóa, Ngoại giao và Thời sự của báo Hải Phòng điện tử về những chia sẻ và giúp đỡ của chị để bài của em hoàn thiện hơn

Cuối cùng, em chân thành gửi lời cảm ơn của mình đến cô chú, anh chị

và những bác trong các câu lạc bộ Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật thành phố Hải Phòng- đơn vị thực tập tốt nghiệp vừa qua Bên cạnh đó là bạn bè, người thân và cả những người tham gia vào quá trình khảo sát của mình

Em chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

MỞ ĐẦU 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ, CHUYÊN MỤC VĂN HÓA VÀ TỔNG QUAN VỀ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ HẢI PHÒNG

Error! Bookmark not defined 1.1 Báo mạng điện tử Error! Bookmark not defined 1.1.1 Khái niệm về báo mạng điện tử Error! Bookmark not defined 1.1.2 Đặc trưng của báo mạng điện tử Error! Bookmark not defined 1.2 Chuyên mục văn hóa trên báo mạng điện tử Error! Bookmark not

defined

1.2.1 Về tin Error! Bookmark not defined 1.2.2 Về bài Error! Bookmark not defined 1.3 Tổng quan về báo mạng điện tử Hải Phòng Error! Bookmark not

defined

1.3.1 Sự ra đời của báo mạng điện tử Hải Phòng Error! Bookmark not

defined

1.3.2 Một số tờ báo tiêu biểu Error! Bookmark not defined

Chương 2: THỰC TRẠNG CHUYÊN MỤC VĂN HÓATRÊN BÁO MẠNG

ĐIỆN TỬ HẢI PHÒNG HIỆN NAY Error! Bookmark not defined 2.1 Số lượng tin, bài và nội dung phản ánh Error! Bookmark not defined 2.1.1 Số lượng tin bài Error! Bookmark not defined 2.2.2 Nội dung phản ánh Error! Bookmark not defined 2.2 Hình thức trình bày tin, bài trong chuyên mục văn hóa Error!

Bookmark not defined

2.2.1 Văn bản (text) Error! Bookmark not defined 2.2.2 Văn bản (text) và hình ảnh (image) Error! Bookmark not defined 2.2.3 Hình ảnh (image) Error! Bookmark not defined 2.2.4 Video Error! Bookmark not defined

2.3 Đối tượng công chúng chuyên mục văn hóa báo mạng điện tử Hải

Phòng Error! Bookmark not defined

Trang 4

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT

ĐỘNG TRUYỀN TẢI VĂN HÓA TRÊN CHUYÊN MỤC VĂN HÓABÁO

MẠNG ĐIỆN TỬ HẢI PHÒNG Error! Bookmark not defined

3.1 Những hạn chế trong chuyên mục văn hóa và chủ trương, đường hướng

phát triển trang chuyên mục văn hóa trên báo điện tử Hải Phòng Error!

Bookmark not defined

3.1.1 Những hạn chế trong chuyên mục văn hóa Error! Bookmark not

defined

3.1.2 Chủ trương phát triển chuyên mục văn hóa của báo mạng Hải

Phòng Error! Bookmark not defined

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền tải văn hóa trên

báo điện tử Hải Phòng Error! Bookmark not defined

3.2.1 Đào tạo, nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ người làm báo,

đặc biệt người làm báo văn hóa Error! Bookmark not defined 3.2.2 Nâng cao cơ sở vật chất hạ tầng Error! Bookmark not defined

3.2.3 Mở rộng thêm các đầu mục nhỏ khác để làm phong phú hơn cho

chuyên mục văn hóa Error! Bookmark not defined

3.2.4 Ứng dụng nhiều hơn cách truyền tải thông tin trong một tác phẩm

báo chí Error! Bookmark not defined

3.2.5 Nâng cao tính tức thời nhanh chóng của tin, bài chuyên mục văn

hóa Error! Bookmark not defined KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined

DANH MỤC SÁCH THAM KHẢO 11

PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined

Trang 5

MỞ ĐẦU

1.!LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Văn hóa là một trong những lĩnh vực quan trọng được quan tâm Văn hóa với vai trò và chức năng của mình, góp phần trở thành nguồn động lực để phát triển mọi mặt của đời sống chính trị- kinh tế- xã hội Do đó, văn hóa trở thành một lực lượng trụ cột trong sự phát triển bền vững của đất nước, dân tộc

Hải Phòng, thành phố cảng có vị trí chiến lược trọng yếu, nằm ở phía Đông Nam, giáp biển, là nơi tiếp nhận và bị ảnh hưởng đầu tiên các luồng văn hóa ngoại lai Nên để đưa những thông tin, hình ảnh, những vấn đề nổi cộm

về văn hóa đời sống xã hội, và những thông tư, chính sách cũng như hiệu quả việc thực hiện các quyết sách về văn hóa của Đảng và Nhà nước, cũng như của từng địa phương thì không thể không nhắc đến các phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình, phát thanh, Internet

Mạng Internet dần khẳng định vị trí của mình trên xa lộ thông tin và là điều kiện tiên quyết để hình thành và phát triển loại hình báo mạng điện tử Nhờ đó, ngành văn hóa nói chung cũng trở nên thuận lợi hơn khi sử dụng loại hình truyền thông này trong việc quảng bá thương hiệu, đưa hình ảnh của đất nước-con người Việt tới bạn bè thế giới Bên cạnh đó, truyền tải những thông tin văn hóa trên thế giới đến công chúng Việt làm tăng thêm hiểu biết và nhận thức đối với các vấn đề văn hóa trên thế giới Đồng thời, loại hình truyền thông này cũng góp phần khắc họa và lột tả được những thực trạng, những vấn đề văn hóa đang diễn ra trong xã hội Việt Nam nói chung, và Hải Phòng cùng những vùng miền khác nói riêng

Trong điều kiện công nghệ phát triển hiện đại, có ba loại hình thiết bị trở nên thông dụng trong cuộc sống của con người là ti vi, máy tính cá nhân

Trang 6

và thiết bị di động Qua đó, báo mạng điện tử lại càng có thể khẳng định vị trí của mình trong hoạt động thông tin truyền thông văn hóa Trong đó, Hải Phòng cũng là một ví dụ điển hình chứng minh tầm quan trọng của báo mạng điện tử đối với các hoạt động văn hóa

Trên thế giới, các trang báo mạng điện tử mang tính chất quảng bá văn hóa, và các thông tin du lịch cũng đã xuất hiện từ lâu, và ngày càng phát triển

về nội dung và chất lượng Có những trang báo mạng không chỉ phục vụ trong nước mà còn được sự quan tâm của cộng đồng độc giả của các nước khác Tại Việt Nam loại hình báo mạng điện tử lại ra đời muộn tuy cũng có những bước phát triển trong quảng bá văn hóa, nhưng chưa mạnh và còn hạn chế

Bên cạnh vai trò, chức năng cũng chính là thách thức cho loại hình báo mạng điện tử đối với hoạt động thông tin và quảng bá văn hóa tại Hải Phòng,

đó là phải đáp ứng được cả về hình thức nội dung và chất lượng của bài viết cung cấp thông tin đến độc giả Vì vậy, để nâng cao chất lượng tin, bài viết phản ánh và truyền tải những nội dung thông tin văn hóa ở Hải Phòng thì việc nghiên cứu “Chuyên mục văn hóa trên báo mạng điện tử Hải Phòng” là một việc làm cần thiết Và đây cũng là đề tài tác giả lựa chọn cho khóa luận tốt nghiệp của mình

2.!TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Trong lĩnh vực báo chí truyền thông hiện đại, tuy ra đời muộn nhưng cũng xây dựng cho mình một hệ thống lý luận riêng với nhiều tác giả tác

phẩm như cuốn “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông” (2005) của các tác giả

Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang đồng biên soạn; hay cuốn

“Truyền thông đại chúng-Những kiến thức cơ bản” (2003) của Claudia Mast

do Trần Hậu Thái dịch

Khái quát về lịch sử hình thành, đặc điểm, chức năng của báo chí nói chung và sự phát triển của một số loại hình truyền thông hiện nay có tác phẩm

Trang 7

“Các loại hình báo chí truyền thông” (2014) của tác giả Dương Xuân Sơn

Trong đó, báo mạng điện tử cũng đã có cho mình những nghiên cứu mang cơ

sở lý luận riêng Có thể kể đến hai cuốn “Báo mạng điện tử - Đặc trưng và

phương pháp sáng tạo” và “Báo mạng điện tử -Những vấn đề cơ bản”, xuất

bản năm 2004 của TS Nguyễn Thị Trường Giang đã đưa ra các khái niệm và các vấn đề về sự hình thành, đặc trưng của loại hình báo mạng điện tử

Văn hóa trong lĩnh báo chí cũng là đề tài được quan tâm trong giới nghiên cứu, và liên quan đến sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Một số tài liệu tiêu biểu như:

Năm 1991, cuốn Một số văn kiện của Đảng về văn hóa-văn nghệ, báo

chí-xuất bản (NXB mũi Cà Mau) và cuốn Văn bản chỉ đạo, quản lý công tác văn hóa thông tin thể thao và du lịch 1990 (Bộ Văn hóa Thông tin, Thể thao

và Du lịch) xuất bản Cả hai cuốn sách đều là tập hợp những văn bản chỉ thị, thông tư của Đảng, Nhà nước và Bộ Văn hóa thông tin về văn hóa và báo chí

Năm 2005, cuốn Báo chí truyền thông và kinh tế, văn hóa, xã hội (NXB

Thông tin) của TS.Lê Thanh Bình là một cuốn sách chuyên khảo, biên soạn

và tập hợp từ các công trình nghiên cứu của chính tác giả trong nhiều năm, đăng tải trên các báo và tạp chí Công trình này tác giả đi sâu vào truyền thông đại chúng trong xã hội hiện đại, đặc biệt là vai trò và ảnh hưởng của báo chí trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội Bên cạnh đó, tác giả cũng dành nhiều trang viết để xem xét, nghiên cứu vai trò của truyền thông đại chúng ở một số quốc gia và khu vực trên thế giới dưới góc độ lịch sử văn hóa

Ngoài ra, trên một số tạp chí trong nước cũng đăng tải những bài nghiên cứu của các học giả về vấn đề văn hóa và báo chí Chẳng hạn như:

Trên tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 2 (77), 6/2009 (tr185-196) của TS

Lê Thanh Bình có bài Xu hướng văn hóa-truyền thông thế giới tác động đến

báo chí, ngoại giao văn hóa quốc tế đương đại và khuyến nghị cho Việt Nam

Trang 8

Tác giả bài viết đã tổng kết các xu hướng cơ bản của văn hóa-truyền thông thế giới, sự tác động của nó đến đời sống thế giới đương đại (trong đó có cả lĩnh vực báo chí hiện đại), kể cả về vấn đề giao lưu văn hóa giữa các quốc gia và ngoại giao văn hóa- sức mạnh mềm đang nổi lên trong quan hệ quốc tế Trên

cơ sở đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy lĩnh vực ngoại giao văn hóa nước ta, có điểm nhấn mạnh vào khả năng của các phương tiện truyền thông đại chúng

Báo chí, xuất bản đã góp phần tích cực vào việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Thứ trưởng Bộ

VH-TT Đỗ Quý Doãn, đăng trên tạp chí Toàn cảnh sự kiện-dư luận, số

169/8-2004 đã có nhiều ý kiến về sự tăng cường lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực báo chí, báo chí với Ban Tư tưởng-Văn hóa và Bộ VHTT Đồng thời khẳng định tầm quan trọng của báo chí xuất bản trong xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Hội Nghị BCHTƯ Đảng lần 5, khóa VIII (1998)

Sứ mệnh văn hóa của báo chí cách mạng của tác giả Phạm Tùng Thư

trên tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 6-2005, không chỉ bàn sâu về tầm quan trọng của văn hóa trong đời sống và xã hội hiện đại, cũng như các quyết sách

về văn hóa của Đảng trong lĩnh vực tư tưởng thông qua hoạt động của báo chí; mà còn làm rõ về chức năng và “sứ mệnh” văn hóa của báo chí cách mạng trong thời đại mới

Kỉ niệm 81 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam

(21/6/1925-21/6/2006), tác giả Hà Lâm Tùng đã có bài viết Báo chí và Văn hóa đăng trên

tạp chí Văn hóa Nghệ thuật Bằng ngôn từ giàu chất biểu cảm và xúc tích, tác giả bài viết đã nhìn nhận một cách sâu sắc về văn hóa và các nghị quyết phát triển văn hóa của Đảng thông qua mặt trận văn hóa-nghệ thuật, mà chiến sĩ

Trang 9

trên mặt trận đó là báo chí Vai trò của báo chí cũng như năng lực của của đội ngũ người làm báo trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực tư tưởng- văn hóa

Như vậy, vấn đề văn hóa trong lĩnh vực báo chí truyền thông nói chung rất được sự quan tâm và được nhìn nhận từ nhiều khía cạnh của các học giả và nhà nghiên cứu Tuy nhiên, chưa có một công trình chuyên sâu nào về khảo sát thực trạng của trang mục văn hóa trên báo mạng điện tử tại Việt Nam nói chung và của mỗi tỉnh thành nói riêng, trong đó Hải Phòng cũng là một điển hình về loại hình báo mạng điện tử

3.!ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

-! Đối tượng nghiên cứu: Là các tin, bài trong chuyên mục văn hóa trên báo mạng điện tử và công chúng Hải Phòng trong tiếp nhận những thông tin văn hóa

-! Phạm vi nghiên cứu: tác giả bài viết khảo sát trên chuyên mục văn hóa của hai trang báo mạng điện tử Hải Phòng là báo Hải Phòng điện tử và báo An ninh Hải Phòng điện tử, trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến đầu tháng 5/2016

4.!MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

4.1.! Mục đích

Mục đích của khóa luận là để khảo sát, nghiên cứu về thực trạng chuyên mục văn hóa trên báo mạng điện tử Hải Phòng Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền tải thông tin văn hóa trên báo mạng điện tử Hải Phòng

4.2.! Nhiệm vụ

-! Tìm hiểu nội dung phản ánh và số lượng của các tin, bài trong chuyên mục văn hóa

-! Hình thức trình bày các tin, bài trong chuyên mục văn hóa

-! Nguyên nhân những hạn chế và đề ra giải pháp khắc phục và cải thiện

Trang 10

5.!PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bài luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu của xã hội học sau: -! Khảo sát

-! Thống kê

-! Phân tích và tổng hợp

Để làm rõ thực trạng chuyên mục văn hóa trên báo mạng điện tử Hải Phòng hiện nay

6.!Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

-! Ý nghĩa lý luận: Là công trình nghiên cứu về báo mạng điện tử Hải Phòng, phần chuyên mục văn hóa, giúp làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này

-! Ý nghĩa thực tiễn: Giúp cho báo và người làm báo mạng Hải Phòng nói chung, những người làm chuyên làm văn hóa nói riêng có định hướng thay đổi khiến bản nó trở nên hay, hấp dẫn, tức thời hơn trong hoàn thành “sứ mệnh văn hóa” của báo chí

7.!BỐ CỤC

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tham khảo, bài chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về báo mạng điện tử, chuyên mục văn hóa và tổng quan về báo mạng điện tử Hải Phòng

Chương 2: Thực trạng chuyên mục văn hóa trên báo mạng điện tử Hải Phòng (Khảo sát trên báo Hải Phòng điện tử và báo An ninh Hải Phòng điện tử)

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền tải văn hóa trên chuyên mục văn hóa báo mạng điện tử Hải Phòng

Ngày đăng: 03/08/2017, 15:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w