1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tạm giữ trong tố tụng hình sự việt nam

97 205 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 759,5 KB

Nội dung

Tuy nhiên qua thực tiễn áp dụng cũng không thể phủ nhận trongquy định của pháp luật về biện pháp ngăn chặn này vẫn còn tồn tại một số bấtcập, gây khó khăn trong việc áp dụng, như thẩm qu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

……….… ……

T¹m gi÷ trong Tè tông h×nh sù ViÖt Nam

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật

Mã số : 60380101 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ………

HÀ NỘI – NĂM 2017

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Để đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả, pháp luật tố tụng hình

sự Việt Nam đã quy định hệ thống các biện pháp cưỡng chế áp dụng vớingười thực hiện hoặc nghi thực hiện tội phạm, trong đó các biện pháp ngănchặn là các biện pháp cưỡng chế có tính nghiêm khắc nhất trong tố tụng hình

sự Nói tới các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, không thể khôngnhắc tới biện pháp tạm giữ Đây là một trong những biện pháp ngăn chặn cótính cưỡng chế cao và có ý nghĩa quan trọng trong Tố tụng hình sự Thôngqua việc áp dụng biện pháp tạm giữ, cơ quan tiến hành tố tụng có thể đảm bảođược tính hiệu quả của các hoạt động tố tụng, góp phần bảo đảm pháp chế, ổnđịnh tự xã hội, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của nhân dân Biện pháp tạm giữ hạnchế một số quyền cơ bản của con người được đã được Hiến pháp và pháp luậtquy định, mà quan trọng nhất có thể kể tới quyền “bất khả xâm phạm về thânthể” (Điều 20 Hiến pháp năm 2013) và quyền “tự do đi lại” (Điều 23 Hiếnpháp năm 2013) Chính vì thế nếu áp dụng sai biện pháp này sẽ xâm phạmđến quyền con người, quyền công dân, đồng thời không đảm bảo được tínhđúng đắn trong tiến trình giải quyết vụ án hình sự, gây mất lòng tin trongquần chúng nhân dân

Biện pháp tạm giữ được quy định từ rất sớm, lần đầu tiên là trong luật

số 103-SL/005 về bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạmđối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân, ngày 20/5/1957 Từ đó đến nay,qua nhiều lần sửa đổi để phù hợp với tình hình mới, biện pháp ngăn chặn tạm

Trang 3

giữ vẫn được quy định và ngày càng hoàn thiện hơn, điều này khẳng định tầmquan trọng của biện pháp này trong hệ thống các biện pháp ngăn chặn của Bộluật tố tụng hình sự (BLTTHS) nói riêng và trong pháp luật tố tụng hình sựnói chung Tuy nhiên qua thực tiễn áp dụng cũng không thể phủ nhận trongquy định của pháp luật về biện pháp ngăn chặn này vẫn còn tồn tại một số bấtcập, gây khó khăn trong việc áp dụng, như thẩm quyền ra lệnh tạm giữ cònnhiều mâu thuẫn, chưa dự trù được hết những người cần có thẩm quyền tạmgiữ; về thời điểm bắt đầu của thời hạn tạm giữ cũng chưa phù hợp với đốitượng bị áp dụng; việc trả tự do cho người bị tạm giữ cũng chưa thực sự phùhợp, v v…

Mặt khác có thể thấy, trong thời gian qua việc áp dụng biện pháp ngăn

chặn tạm giữ đã đem lại nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng trongcông cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, song bên cạnh đó việc áp dụngcác quy định của pháp luật về biện pháp này vẫn còn có những hạn chế vàvướng mắc nhất định như vẫn còn để xẩy ra tình trạng người bị tạm giữ sau

đó không bị khởi tố về hình sự; số người bị tạm giữ sai, không đủ căn cứ tạmgiữ vẫn còn; tạm giữ quá hạn… Những hạn chế, vướng mắc đó phần nào đãlàm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tốtụng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, xâm phạm đến quyềncon người, quyền công dân

Xuất phát từ thực tế nói trên, cùng với sự ra đời của Hiến pháp 2013

-bản Hiến pháp đánh dấu một bước biến chuyển quan trọng trong tình hình đấtnước, trong đó, vấn đề về quyền con người, quyền công dân đặc biệt đượcxem trọng - đã đặt ra yêu cầu cấp thiết cho công tác nghiên cứu và hoàn thiện

Trang 4

các quy định của pháp luật cũng như nâng cao chất lượng áp dụng biện phápngăn chặn trong tố tụng hình sự nói chung và biện pháp tạm giữ nói riêng Vì

vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Tạm giữ trong Tố tụng hình sự Việt Nam” làm

đề tài cho luận văn thạc sĩ luật học của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Tạm giữ là một trong các biện pháp ngăn chặn được áp dụng khá

thường xuyên trên thực tế, vì thế, biện pháp ngăn chặn này đã được nhiềucông trình nghiên cứu đề cập tới Có thể chia các công trình nghiên cứu theocác nhóm sau:

Nhóm thứ nhất, những nghiên cứu có tính chất lý luận về quyền con

người là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu biện pháp tạm giữ Có thể kể đếnmột số các công trình như: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản củacông dân trong Hiến pháp Việt Nam của Văn phòng thường trực về nhân quyền

và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2015); Quyền con người, quyềncông dân trong Hiến pháp Việt Nam của tác giả Nguyễn Văn Động (2005);Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người do các tác giả NguyễnĐăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng đồng chủ biên của Khoa luật Đạihọc Quốc gia Hà Nội (2011); Quyền con người trong Hiến pháp năm 2013,quan điểm mới, cách tiếp cận mới và các quy định mới của Viện khoa học pháp

lý – Bộ Tư pháp (2014); bài viết “Bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật

tố tụng hình sự Việt Nam: Những vấn đề lý luận cơ bản” của tác giả Lê Cảmđăng trên tạp chí Dân chủ và pháp luật số 7/2010; bài viết “Bảo vệ quyền conngười, quyền công dân trong Tố tụng hình sự theo Hiến pháp sửa đổi năm2013” của tác giả Nguyễn Văn Hưng đăng trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật

Trang 5

số 7/2014…

Các công trình nghiên cứu trên đã đi sâu làm rõ về các quyền con người,quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trên và cách thức hạn chế quyền conngười trong đó có biện pháp tạm giữ được pháp luật thừa nhận Những côngtrình này đã đề cập đến một số nội dung của biện pháp tạm tố tụng hình sựnhưng lại không nghiên cứu cụ thể, trực tiếp về biện pháp này

Nhóm thứ hai, những nghiên cứu chung về biện pháp cưỡng chế, biện

pháp ngăn chặn để nắm được tính chất, đặc điểm chung của biện pháp cưỡngchế, biện pháp ngăn chặn trong đó có biện pháp tạm giữ Trong nhóm này, cónhiều công trình khoa học của nhiều tác giả khác nhau như: “Về tự do cá nhân

và biện pháp cưỡng chế Tố tụng hình sự” của tác giả Trần Quang Tiệp (2005);

“Những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự” của tác giả Nguyễn Mai

Bộ (1997)… Một số luận văn, luận án như: “Các biện pháp ngăn chặn trong tốtụng hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Điệp (1996); “Căn cứ ápdụng biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả LêThanh Bình (2010); Cùng với một số bài viết đăng trên các tạp chí khoa họcchuyên ngành như: “Sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật Tố tụng hình

sự về những biện pháp ngăn chặn” của tác giả Mai Bộ (2007) đăng trên tạpchí Kiểm sát; “Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự nhằmnâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp ngăn chặn” của tác giả Vũ Gia Lâm(2012) đăng trên tạp chí Luật học; “Những vướng mắc trong việc áp dụng cácbiện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và kiến nghịsửa đổi, bổ sung” của tác giả Phùng Văn Tài (2012) đăng trên tạp chí Nhànước và Pháp luật…

Trang 6

Những nghiên cứu này đều đã đề cập đến biện pháp tạm giữ như là mộttrong số các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế Tuy nhiên nhữngcông trình trên này chỉ đề cập đến tạm giữ như một biện pháp trong tổng thểcác biện pháp khác mà chưa đi sâu nghiên cứu về nội dung cụ thể, những quyđịnh qua từng thời kỳ của biện pháp này Có những công trình đã có từ rấtlâu,do đó nhiều quy định đã được thay đổi cho phù hợp với tình hình mớichưa được cập nhật.

Nhóm thứ ba, những nghiên cứu về biện pháp tạm giữ Những nghiên

cứu này có thể ở mức độ đại cương về biện pháp tạm giữ như: Bình luận khoahọc Bộ luật Tố tụng hình sự của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namcủa tác giả Võ Khánh Vinh (2012), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Namcủa các cơ sở đào tạo như Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật Đại họcQuốc gia, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh; “Hỏi đáp về bắt, tạmgiữ, tạm giam, giáo dục, giáo dưỡng và thi hành án hình sự” của tác giả

Hoàng Anh Tuyên, Hoàng Hoa Sơn (2004)… Đây là những nghiên cứu cótính chất phân tích pháp luật về biện pháp tạm giữ

Có những nghiên cứu chuyên sâu về biện pháp tạm giữ như: “Một số

vấn đề chung quanh việc tạm giữ, tạm giam” của tác giả Phạm Thanh Bình(1997); luận án tiến sỹ “Các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giamtrong Tố tụng hình sự Việt Nam Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp”(2005) của tác giả Nguyễn Văn Điệp; “Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quyđịnh của Bộ luật tố tụng hình sự về biện pháp ngăn chặn tạm giữ” của tác giảTrần Duy Bình (2012), đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân; “Một vài trao đổi

về biện pháp ngăn chặn tạm giữ và thủ tục bắt người trong trường hợp khẩn

Trang 7

cấp trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003” của tác giả Hoàng Đình Thanh(2014) đăng trên tạp chí Nghề luật số 5,… Đây là những nghiên cứu đi sâunghiên cứu về biện pháp tạm giữ với các nội dung như khái niệm, đối tượng,thẩm quyền, thủ tục áp dụng, đề xuất những kiến nghị nhằm nâng cao hiệuquả áp dụng và hoàn thiện quy định của pháp luật về biện pháp tạm giữ trong

tố tụng hình sự

Những công trình trên tuy đã có những nghiên cứu về biện pháp tạm

giữ, tuy nhiên những công trình này hoặc đã lạc hậu, hoặc chưa nghiên cứuriêng về biện pháp tạm giữ, hoặc vẫn còn những vấn đề chưa thống nhất nhậnthức, cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ thêm

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận, những quy

định của pháp luật Tố tụng hình sự về biện pháp ngăn chặn tạm giữ và thựctrạng áp dụng những quy định này

Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Về mặt lý luận, luận văn tập trung

nghiên cứu khái niệm của biện pháp ngăn chặn tạm giữ, ý nghĩa của biệnpháp này và yêu cầu khi áp dụng biện pháp này trên thực tiễn Khi nghiên cứuquy định của pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp tạm giữ, luận văn tậptrung vào nghiên cứu các quy định về biện pháp ngăn chặn tạm giữ trongBLTTHS năm 2003 có sự so sánh đối chiếu với BLTTHS năm 2015 Về thựctrạng áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ, luận văn nghiên cứu thực trạng

áp dụng biện pháp này từ năm 2011 đến năm 2015 trên phạm vi cả nước

4 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu lý luận và thực tiễn về

Trang 8

biện pháp ngăn chặn tạm giữ trong tố tụng hình sự Việt Nam, nhằm đưa ra

giải pháp bảo đảm thực hiện tốt biện pháp này

5 Câu hỏi nghiên cứu của luận văn

Để đạt được các mục tiêu trên, luận văn phải trả lời cho các câu hỏi sau đây:

- Khái niệm biện pháp tạm giữ là gì?

- Việc quy định và áp dụng biện pháp tạm giữ có ý nghĩa như thế nào?

Yêu cầu đặt ra khi áp dụng biện pháp này trên thực tiễn bao gồm những yêu cầu gì?

- Biện pháp tạm giữ được quy định trong từng giai đoạn của pháp luật

Tố tụng hình sự Việt Nam thế nào?

- Biện pháp tạm giữ được áp dụng trên thực tiễn ra sao? Những hạn

chế, vướng mắc cụ thể là gì? Cần hoàn thiện, kiến nghị những nội dung gì?

6 Phương pháp nghiên cứu của luận văn

Để thực hiện luận văn, tác giả sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa

duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các quan điểm của Đảng về

pháp luật, đấu tranh phòng chống tội phạm, chính sách hình sự của Nhà nước

Về phương pháp nghiên cứu khoa học, luận văn sử dụng các phương

pháp: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh,

phương pháp lịch sử và phương pháp chuyên gia

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về biện pháp ngăn

chặn tạm giữ, luận văn xây dựng khái niệm khoa học về biện pháp ngăn chặn

này, cũng như chỉ ra những ý nghĩa quan trọng của biện pháp đó đối với thực

tiễn đấu tranh, phòng, chống tội phạm, góp phần làm giàu thêm nhận thức về

biện pháp ngăn chặn tạm giữ

Trang 9

Trên cơ sở phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật tố tụng

hình sự về biện pháp ngăn chặn tạm giữ cũng như thực tiễn áp dụng, kết quảcủa quá trình nghiên cứu không chỉ phát hiện những quy định chưa thực sựphù hợp mà còn cả những khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng từ đóđưa ra những kiến nghị, đề xuất về hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự vànhững kiến nghị khác góp phần bảo đảm cho việc áp dụng những quy định vềbiện pháp ngăn chặn tạm giữ vào thực tiễn được chính xác, khôn khéo, cóhiệu quả

8 Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, bố cục

của luận văn gồm 2 Chương:

- Chương I: Những vấn đề chung về biện pháp ngăn chặn tạm giữ

trong tố tụng hình sự

- Chương II: Thực trạng áp dụng và một số giải pháp nâng cao chất

lượng việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ

Trang 10

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TẠM GIỮ

TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

1.1 Khái niệm biện pháp ngăn chặn tạm giữ

Quyền con người, quyền công dân đã được ghi nhận trong các bản Hiến

pháp của nước ta mà gần đây nhất là Hiến pháp năm 2013 Các quyền này

được công nhận, tôn trọng, bảo vệ theo Hiến pháp và pháp luật (khoản 1 Điều

14 Hiến pháp năm 2013) Tuy nhiên, các quyền con người, quyền công dân

không phải là tuyệt đối mà vẫn có thể bị tước bỏ hoặc hạn chế theo luật định.Trong Hiến pháp năm 2013, nguyên tắc về giới hạn quyền lần đầu tiên được

quy định tại khoản 2 Điều 14, theo đó, việc hạn chế quyền phải được quy địnhtrong luật và chỉ được đặt ra trong trường hợp cần thiết, có nghĩa nó chỉ đượcđặt ra khi có lý do khách quan, hợp pháp và hợp lý nhằm bảo vệ một số lợi

ích chính đáng, bao gồm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn, đạo

đức xã hội, sức khỏe cộng đồng 1 Một trong những biện pháp hạn chế quyềncon người, quyền công dân là sử dụng các biện pháp cưỡng chế

Cưỡng chế được hiểu là biện pháp mang tính quyền lực nhà nước

do cơ quan có thẩm quyền áp dụng, nhằm tác động lên tâm lý, tư tưởng,

hành vi của công dân, buộc họ phải thực hiện các nghĩa vụ do pháp luật

quy định nhằm ngăn chặn, xử lý nghiêm minh những người đã thực hiện

hành vi vi phạm pháp luật 2

Hiểu theo một cách khác, thì biện pháp cưỡng chế sẽ tác động, hạn chế

một hoặc một số quyền con người, quyền công dân của người thực hiện hành

Trang 11

vi vi phạm pháp luật Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế là cần thiết, phùhợp với nguyên tắc dân chủ, nhân đạo của Nhà nước ta, bởi lẽ nó được thựchiện vì mục đích chung của toàn xã hội, trong đó có lợi ích cá nhân Phụthuộc vào tính chất, mức độ vi phạm pháp luật, cưỡng chế có nhiều hình thứckhác nhau như cưỡng chế hành chính, cưỡng chế dân sự, cưỡng chế tố tụnghình sự…

Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, các cơ quan và người có thẩm

quyền tiến hành tố tụng có những lúc phải áp dụng các biện pháp cưỡng chếđối với người bị nghi thực hiện tội phạm hoặc với người phạm tội, trong đó cóbiện pháp ngăn chặn nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa họ gây khó khăncản trở cho việc tiến hành tố tụng để giải quyết vụ án hình sự Tùy theo phápluật của từng nước và ở từng thời điểm khác nhau mà các biện pháp ngănchặn được quy định có thể có sự khác nhau về số lượng, tên gọi, thủ tục ápdụng… Mặc dù vậy, bản chất chung của các biện pháp này đều là các biệnpháp có tính chất cưỡng chế, động chạm đến quyền bất khả xâm phạm về thânthể và các quyền con người cơ bản khác, do cơ quan có thẩm quyền tiến hành

tố tụng thực hiện nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn những hành vi gâykhó khăn cản trở cho việc giải quyết vụ án hình sự Theo quy định của phápluật tố tụng hình sự, tạm giữ là một trong những biện pháp ngăn chặn trong tốtụng hình sự Hiện nay vẫn còn nhiều khái niệm khác nhau về biện pháp tạmgiữ Các nhà nghiên cứu trên cơ sở những nghiên cứu của mình, đã đưa ranhững khái niệm khác nhau về biện pháp ngăn chặn tạm giữ với những góc

độ tiếp cận và nội hàm khác nhau

Quan điểm thứ nhất cho rằng “Tạm giữ là biện pháp ngăn chặn

Trang 12

trong luật tố tụng hình sự thể hiện việc người hoặc cơ quan có thẩm

quyền quyết định tước tự do với thời hạn ngắn đối với người bị bắt trongtrường hợp khẩn cấp, trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc người cólệnh truy nã nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn người bị bắt trốn việcđiều tra, xác minh và để quyết định việc truy cứu trách nhiệm hình sự

(khởi tố bị can) đối với họ” 3

Quan điểm này là tương đối hợp lý khi đã làm rõ được các dấu hiệu cơ

bản của biện pháp tạm giữ, đó là các dấu hiệu về tính chất cưỡng chế, chủ thể

có thẩm quyền, đối tượng áp dụng, trường hợp áp dụng, cũng như mục đíchcủa biện pháp ngăn chặn này Tuy nhiên khái niệm này còn chưa chỉ ra căn cứ

áp dụng biện pháp tạm giữ

Quan điểm thứ hai cho rằng “Tạm giữ là biện pháp ngăn chặn được

quy định trong BLTTHS do người có thẩm quyền áp dụng đối với nhữngngười bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạmtội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã

nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn người bị bắt trốn việc điều tra, xácminh, và để giải quyết việc khởi tố bị can, tạm giam hoặc trả tự do cho

người bị bắt” 4

Với cách hiểu này, tác giả đã nói lên được những nội dung cơ bản về

biện pháp ngăn chặn tạm giữ như được quy định trong BLTTHS, do chủ thể

có thẩm quyền áp dụng, đối tượng áp dụng và mục đích của biện pháp này.Tuy nhiên định nghĩa này lại chưa lột tả được tính chất cưỡng chế của biệnpháp ngăn chặn tạm giữ và cũng chưa làm rõ căn cứ áp dụng của biện phápngăn chặn này

Trang 13

Quan điểm thứ ba cho rằng: “Tạm giữ là biện pháp ngăn chặn được

áp dụng đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội

quả tang để cách li họ với xã hội trong thời gian nhằm ngăn chặn người

đó tiếp tục phạm tội, cản trở điều tra và xác định sự liên quan của người

này đối với tội phạm” 5

Quan điểm này tuy đã nêu được tính chất cưỡng chế, đối tượng bị áp

dụng, mục đích của biện pháp tạm giữ, tuy nhiên lại chưa mô tả được ai, haychủ thể nào có thẩm quyền áp dụng biện pháp này

Quan điểm thứ tư cho rằng: “Tạm giữ là biện pháp ngăn chặn được

quy định trong BLTTHS do người có thẩm quyền áp dụng đối với nhữngngười bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạmtội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã

nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn người bị bắt trốn việc điều tra, xácminh, và để quyết định việc khởi tố bị can, tạm giam hoặc trả tự do cho

người bị bắt” 6

Theo quan điểm này, có thể xác định được thẩm quyền, đối tượng, mục

đích của biện pháp tạm giữ Tuy nhiên, quan điểm này lại chưa nêu bật lênđược tính chất cưỡng chế của biện pháp tạm giữ

Theo chúng tôi, để xây dựng khái niệm khoa học về biện pháp tạm giữ,

cần phải xác định rõ những nội dung, những dấu hiệu đặc trưng của biện phápnày Đó là những dấu hiệu sau:

- Biện pháp tạm giữ là biện pháp có tính chất cưỡng chế trong tố tụng

hình sự BLTTHS quy định những biện pháp cưỡng chế để áp dụng đối vớingười nghi thực hiện tội phạm và người phạm tội Các biện pháp cưỡng chế tố

Trang 14

tụng hình sự có thể chia thành các nhóm theo mục đích áp dụng như sau:+ Nhóm các biện pháp cưỡng chế nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừangười nghi thực hiện tội phạm bỏ trốn hoặc có hành vi gây khó khăn cho quátrình giải quyết vụ án Tố tụng hình sự gọi các biện pháp này là các biện phápngăn chặn, bao gồm 6 biện pháp theo luật tố tụng hình sự hiện hành: Bắt, tạmgiữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú,

+ Nhóm các biện pháp cưỡng chế nhằm thu thập chứng cứ, như: khám

xét, thu giữ, tạm giữ đồ vật, tài liệu… Đây là các biện pháp vừa mang tínhchất là hoạt động điều tra vừa là biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự.+ Nhóm các biện pháp nhằm bảo đảm cho việc tiến hành tố tụng, thi

hành án, như: dẫn giải, áp giải

+ Nhóm các biện pháp nhằm bảo đảm thi hành án như: kê biên tài sản…Như vậy, mặc dù trong tố tụng hình sự quy định nhiều biện pháp cưỡngchế, song không phải mọi biện pháp cưỡng chế quy định trong BLTTHS đều

là biện pháp ngăn chặn Từ đây có thể khẳng định tạm giữ là một biện phápngăn chặn được quy định trong BLTTHS và do đó nó có tính chất cưỡng chế.Tính cưỡng chế của biện pháp tạm giữ thể hiện ở việc biện pháp này mangtính bắt buộc đối với tất cả đối tượng bị áp dụng

Quyền con người được hiểu là những đảm bảo pháp lí toàn cầu có

tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động

hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và

sự tự do cơ bản của con người 7

Các quyền con người bao gồm nhóm các quyền dân sự, chính trị và

nhóm các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội, có thể kể đến một số quyền con

Trang 15

người cơ bản như quyền sống, tự do và an toàn cá nhân; quyền tự do đi lại, cưtrú trong phạm vi lãnh thổ quốc gia; quyền kết hôn, lập gia đình và bình đẳngtrong hôn nhân; quyền làm việc và tự do lựa chọn nghề nghiệp; v v 8 Ởnước ta các quyền con người được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ và bảo đảmthực hiện, chỉ trong những trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định, cơ quanhay người có thẩm quyền mới được phép hạn chế hoặc tước các quyền tự do

cá nhân đó Trong tố tụng hình sự, biện pháp tạm giữ tạm thời hạn chế một sốquyền con người như quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do cưtrú, quyền tự do đi lại của người bị tạm giữ Quyền bất khả xâm phạm về thânthể (quy định tại Điều 20 Hiến pháp năm 2013) có thể hiểu là quyền đối vớithân thể của một người mà người khác không được động chạm đến hay khôngđược xâm phạm vào Điều 23 Hiếp pháp năm 2013 cũng quy định “Công dân

có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước” như vậy, theo quy định của phápluật, công dân có thể lựa chọn nơi cư trú cho mình và cho gia đình, và cóquyền tự do đi đến và rời khỏi nơi mình muốn đi hoặc đến Biện pháp tạm giữtrong tố tụng hình sự hạn chế các quyền con người nêu trên bằng cách tạmthời cách li người bị tạm giữ khỏi xã hội trong một thời gian, buộc họ phải bịquản lý trong các cơ sở tạm giữ Tại đây họ bị quản lý, giám sát và có nghĩa

vụ phải chấp hành các quy định đối với người bị tạm giữ

Ngoài tính cưỡng chế, biện pháp tạm giữ còn có tính cấp bách Tính cấpbách của tạm giữ thể hiện ở việc đây là biện pháp thường được áp dụng ngaysau biện pháp bắt (trừ trường hợp bắt bị can, bị cáo để tạm giam), bởi chỉ nếuchỉ dừng lại ở biện pháp bắt, trong nhiều trường hợp cơ quan có thẩm quyền

sẽ không xác định được ngay đã có đủ căn cứ để khởi tố hay chưa, đủ căn cứ

Trang 16

để tạm giam hay không, mà nếu không có biện pháp quản lý đối tượng, nhiềutrường hợp đối tượng sau khi bị bắt có thể bỏ trốn, hoặc tiếp tục phạm tội,hoặc tiêu hủy chứng cứ, hoặc có những hành vi khác gây khó khăn cho quátrình giải quyết vụ việc Do đó, yêu cầu đặt ra là cần có một biện pháp nhằmngăn chặn ngay đối với những trường hợp này Ngoài trường hợp nêu trên,còn có trường hợp cũng cần phải áp dụng một biện pháp ngăn chặn nhằm hạnchế quyền tự do thân thể, tự do đi lại… của cá nhân, đó là trường hợp tự thúhoặc đầu thú Thực tế hiện nay cho thấy, không phải lúc nào cơ quan màngười đầu thú hoặc tự thú đến trình báo cũng là cơ quan có thẩm quyền tốtụng giải quyết vụ việc của họ Tuy nhiên, đây cũng là những đối tượng cầnquản lý, bởi vậy việc giữ họ trong một thời hạn ngắn tại cơ sở giam giữ là cầnthiết để có một khoảng thời gian thích hợp để thông báo và chờ cơ quan cóthẩm quyền đến dẫn giải họ đi.

- Về mục đích của biện pháp ngăn chặn: Việc tạm thời hạn chế các

quyền con người của biện pháp tạm giữ phải được thực hiện nhằm mục đíchngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, ngăn ngừa họ trốn hoặc gây khó khăn, cản trởcho việc điều tra, đồng thời tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền điều traxác minh một số vấn đề như nhân thân lai lịch của họ, và để có thời gian cầnthiết thu thập chứng cứ, bước đầu kết luận người đó có thực hiện hành viphạm tội hay không, từ đó ra các quyết định tố tụng tiếp theo, hoặc để có đủthời gian cần thiết thông báo và chuyển người bị bắt theo quyết định truy nãcho cơ quan đã ra quyết định truy nã

- Về đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giữ: Xuất phát từ tính cấp báchcủa biện pháp tạm giữ, biện pháp này thường được áp dụng với những đối

Trang 17

tượng chưa bị khởi tố về hình sự Đó là người bị nghi thực hiện tội phạm nhưngười bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, trường hợp phạm tội quả tang hoặcngười tự thú Đó cũng có thể là người đã bị khởi tố hoặc bị kết tội, sau đó bỏtrốn và có lệnh truy nã như trường hợp bắt người đang bị truy nã, hay trườnghợp đầu thú Đây là những đối tượng mà trên thực tế chưa đủ căn cứ hoặc điềukiện để khởi tố bị can hoặc áp dụng biện pháp tạm giam đối với họ Sau khi cơquan có thẩm quyền nhận người bị bắt, hoặc trường hợp tự thú, đầu thú, thì cầnphải có một khoảng thời gian để xác định thêm căn cứ khởi tố vụ án, khởi tố bịcan trong trường hợp bắt người đang bị truy nã thì cần có thời gian để tiến hànhcác thủ tục thông báo và chờ cơ quan đã ra lệnh truy nã đến nhận người bị bắt 9 Biện pháp tạm giữ có thể được áp dụng với những đối tượng sau:

Thứ nhất, đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp Bởi khi ra

quyết định bắt người trong trường hợp khẩn cấp cơ quan có thẩm quyền đãxác định cần phải ngăn chặn ngay việc người đó thực hiện tội phạm (đó chính

là trường hợp bắt khẩn cấp người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất

nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng) hoặc cần phải ngăn chặnngay việc người đó trốn tránh pháp luật hay cản trở việc điều tra khám phá tộiphạm Tuy nhiên, chỉ bắt thì chưa đủ để tiến hành các hoạt đồng điều tra, xácminh tiếp theo, đặc biệt là trong trường hợp này, những người bị bắt hoàntoàn có khả năng trốn, tiêu hủy chứng cứ, gây khó khăn cho cơ quan có thẩmquyền tiến hành tố tụng trong việc giải quyết vụ án Do đó, cần tiến hànhbiện pháp ngăn chặn tạm giữ để ngăn ngừa các yếu tố nói trên, đồng thời tạođiều kiện thuận lợi cho quá trình cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạtđộng điều tra ban đầu

Trang 18

Thứ hai, đối với người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang Bắt

người phạm tội quả tang là bắt người khi người đó đang thực hiện tội phạmhoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc đuổi bắt Đối vớitrường hợp này, ngay sau khi bắt, cũng cần thiết phải áp dụng ngay biện phápnhằm ngăn chặn người đó tiếp tục phạm tội, bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ Thứ ba, đối với người bị bắt theo quyết định truy nã Trong thực tế,

người đang bị truy nã có thể là bị can, bị cáo hoặc mới chỉ là người bị bắtđang trong quá trình xác minh thì bỏ trốn Do đó, sau khi bắt người đang bịtruy nã, cần thiết phải hạn chế quyền tự do thân thể của họ, giữ họ trong cơ sở

cơ quan có thẩm quyền nhằm tránh trường hợp họ có thể trốn, hoặc có nhữnghành vi gây khó khăn cho việc xử lý sau này Mặt khác, cơ quan điều tra nhậnngười bị bắt phải thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy nã đến đểnhận người bị bắt, trong trường hợp nếu xét thấy cơ quan đã ra quyết địnhtruy nã không thể đến nhận ngay người bị bắt thì sau khi lấy lời khai, cơ quanđiều tra nhận người bị bắt phải ra ngay quyết định tạm giữ

Thứ tư, đối với người phạm tội ra tự thú, đầu thú Người phạm tội ra tự

thú đó là khi một người đến cơ quan có thẩm quyền khai nhận về hành viphạm tội của mình khi mà hành vi phạm tội đó chưa bị phát hiện Còn trườnghợp đầu thú có thể hiểu là trường hợp một người đã thực hiện hành vi phạmtội, và người ngày đã bị khởi tố bị can, có thể chưa hoặc đã bị bắt, bị tạm giữ,tạm giam, bị xử phạt nhưng trốn tránh và bị truy nã, sau đó họ đến cơ quan cóthẩm quyền khai nhận về hành vi của mình Đây là những trường hợp màthông thường người tự thú, đầu thú đã nhận ra mình có hành vi phạm tội, biếthành vi của mình là sai, trái với đòi hỏi của xã hội, cũng như đã có sự ăn năn,

Trang 19

hối cải về hành vi phạm tội của mình Với trường hợp này, trong một sốtrường hợp cần thiết vẫn phải giữ họ lại tại cơ sở tạm giữ của cơ quan điều tra

để thẩm tra, xác minh, xác định rõ các tình tiết vụ án, đồng thời có thể đềphòng họ có hành vi tiêu cực gây khó khăn cho quá trình giải quyết vụ ánhình sự

- Về thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giữ: Xuất phát từ tính chất của

biện pháp tạm giữ là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự mang tínhcưỡng chế nhà nước áp dụng với người phạm tội hoặc nghi thực hiện tộiphạm nhằm mục đích ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, ngăn ngừa họ trốn hoặcgây khó khăn, cản trở cho việc điều tra, đồng thời tạo điều kiện cho việc thựchiện các hoạt động của tố tụng hình sự Chính vì vậy, biện pháp ngăn chặntạm giữ phải được thực hiện bởi những người có thẩm quyền, trước hết là bởinhững người có thẩm quyền tiến hành tố tụng Đây lại là biện pháp được ápdụng ngay sau biện pháp bắt người trong trường hợp khẩn cấp, bắt ngườiphạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc bắt người đang bị truy

nã, nên việc ra quyết định tạm giữ cũng phải được thực hiện bởi những cơquan có thẩm quyền nhận những người nói trên, mà cụ thể là cơ quan điều tra.Người có thẩm quyền tạm giữ trước hết phải là Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơquan điều tra các cấp Ngoài ra, còn có những chủ thể không phải là cơ quan,người tiến hành tố tụng nhưng do tính chất đặc thù trong công việc, mà họ cóthẩm quyền tạm giữ như: Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trungđoàn và tương đương; Người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới,người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bếncảng Đây là những người do đặc thù công việc có điều kiện phát hiện người

Trang 20

thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, mà do tính chất cấp bách phải ngănchặn ngay người đó có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội, hoặc có những hành vigây khó khăn cho việc giải quyết vụ án Đồng thời do điều kiện khách quan(như về địa lý, địa bàn hoạt động, dó công việc có tính chất “động”…) nên cơquan điều tra không thể tiếp nhận vụ việc được ngay Chính vì vậy các cơquan khác không phải cơ quan điều tra mới có quyền tạm giữ.

- Về thời hạn tạm giữ: Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người

bị tạm giữ, cũng như để tránh tình trạng cơ quan, người có thẩm quyền chậmtrễ, trì hoãn trong việc giải quyết vụ án, đồng thời với bản chất của biện phápnày là tạm thời hạn chế một số quyền của một người mà quan trọng nhất làquyền tự do thân thể, tự do đi lại trong một thời hạn nhất định, mà thời hạntạm giữ ko được quá dài, và cũng không được quá ngắn Bởi nếu quá dài, sẽlàm mất bản chất của biện pháp này, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợppháp của người bị tạm giữ, còn nếu quá ngắn sẽ không tạo được điều kiện chocác cơ quan và người có thẩm quyền có đủ thời gian tiến hành những hoạtđộng điều tra ban đầu Hiện nay, theo quy định của pháp luật Việt Nam thờihạn tạm giữ là 3 ngày tính kể từ ngày cơ quan điều tra, cơ quan được giaonhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt

về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữngười phạm tội tự thú, đầu thú Nếu vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, trongtrường hợp cần thiết thì thời hạn tạm giữ tính cả gia hạn tối đa không quá 9ngày

Từ những phân tích trên đây, có thể đưa ra định nghĩa khái niệm tạm

giữ như sau:

Trang 21

“Tạm giữ là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do cơ quan và

người có thẩm quyền quyết định hạn chế quyền tự do thân thể và một sốquyền con người khác trong một thời hạn nhất định đối với người bị bắt trongtrường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặcngười bị bắt theo quyết định truy nã nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn chặnngười đó trốn và tạo điều kiện cho việc giải quyết vụ án hình sự”

1.2 Ý nghĩa của việc quy định và áp dụng biện pháp tạm giữ

BLTTHS chính là công cụ hữu hiệu để Nhà nước ta đấu tranh phòng và

chống tội phạm Để làm được điều này, trong BLTTHS quy định nhiều biệnpháp cưỡng chế nhà nước áp dụng với những người thực hiện hoặc nghi thựchiện tội phạm, trong đó những biện pháp ngăn chặn là những biện pháp cưỡngchế nghiêm khắc nhất

Thực tế cho thấy, đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp,người bị bắt trong trường hợp quả tang, người đầu thú, tự thú, không phải lúcnào họ cũng phối hợp tích cực với cơ quan điều tra, ăn năn hối cải về hành vicủa mình, mà đôi khi họ còn có hành vi gây khó khăn, cản trở đối với việcgiải quyết vụ án của những chủ thể có thẩm quyền Do đó, việc buộc phải tạmthời hạn chế một số quyền công dân của họ như quyền tự do thân thể, tự do đilại… là điều tất yếu Tuy nhiên, nếu việc hạn chế này không phù hợp, chínhxác, có thể làm mất đi ý nghĩa của việc áp dụng, thậm chí còn xâm phạm đếnquyền cơ bản của công dân Chính vì lý do đó, việc BLTTHS có những quyđịnh cụ thể biện pháp tạm giữ là một trong những biện pháp ngăn chặn có ýnghĩa hết sức quan trọng

Thứ nhất, về ý nghĩa chính trị Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển,

Trang 22

nhà nước ta luôn là nhà nước của dân, do dân và vì dân với mục đích xâydựng một xã hội xã hội chủ nghĩa dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,văn minh 10 Điều này được thể hiện rõ qua các bản Hiến pháp của nước ta,

từ Hiến pháp năm 1946 (Điều 1), Hiến pháp 1959 (Điều 2), Hiến pháp 1980(Điều 2), Hiến pháp 1992 (Điều 2), và mới đây nhất, khoản 1 Điều 2 Hiếnpháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 cũng đã khẳngđịnh “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” Như vậy ở nước

ta, nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, quyền lực nhà nước xuất phát

từ nhân dân, do nhân dân tổ chức ra và vì lợi ích của nhân dân, Nhà nướcquản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật Đáp ứng yêu cầu của nhà nướcpháp quyền của dân, do dân, vì dân, Nhà nước quy định nhiều biện phápnhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân luôn được tôn trọng

và bảo vệ Tạm giữ với tư cách là một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình

10 Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), tlđd chú thích 8, tr.134

sự, được quy định và áp dụng bởi những cơ quan có thẩm quyền góp phầnbảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa Theo đó, chỉ trong những trường hợp luậtđịnh, một người mới có thể bị tạm giữ Việc tạm giữ này phải được thực hiệnbởi những cơ quan có thẩm quyền, theo đúng trình tự, thủ tục, căn cứ, đốitượng theo quy định của BLTTHS Bên cạnh đó, việc quy định và áp dụngbiện pháp còn đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp, chính sách của Đảngtrong công cuộc đấu tranh phòng, ngừa tội phạm

Các quyền con người được thế giới thừa nhận, bảo vệ và được tuyên bố

trong nhiều văn kiện pháp lí quốc tế như Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền

Trang 23

năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966,.v v Ở nước ta, các quyền con người cũng luôn được thừa nhận và bảo vệ,

mà trong đó có các quyền như quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự

do cư trú, quyền tự do đi lại.v v Các quyền này được ghi nhận trong Hiếnpháp, và chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật Trong tố tụng hình

sự, các biện pháp ngăn chặn chính là các biện pháp được pháp luật quy địnhnhằm hạn chế một số quyền con người của người bị áp dụng Chính vì lý do

đó, việc quy định biện pháp ngăn chặn nói chung trong đó có biện pháp tạmgiữ trong BLTTHS như về thẩm quyền, đối tượng áp dụng, trình tự, thủ tục

sẽ góp phần quan trọng trong việc bảo đảm và tôn trọng những quyền cơ bảncủa con người được quy định trong Hiến pháp và pháp luật Với những quyđịnh đã được pháp điển hóa trong BLTTHS, cơ quan, người có thẩm quyềntiến hành tố tụng buộc phải tuân thủ theo đúng những gì đã được quy định,mọi hành vi tạm giữ sai sẽ bị xử lý theo quy định Đồng thời mọi công dân sẽcăn cứ được vào những quy định của pháp luật về tạm giữ để kiểm tra đượctính đúng đắn của việc áp dụng này, qua đó bảo vệ được quyền và lợi íchchính đáng của mình, của người khác Bên cạnh đó, quy định về biện phápngăn chặn tạm giữ còn thể hiện tính đúng đắn và tính nhân đạo qua việc quyđịnh việc chăm lo người thân thích và bảo quản tài sản của người bị tạmgiữ,chế độ tạm giữ cũng được quy định là khác đối với những người đangchấp hành hình phạt tù Như vậy, mặc dù người bị tạm giữ bị hạn chế quyền

tự do thân thể, tự do đi lại, nhưng pháp luật vẫn bảo đảm cho họ những quyền

và lợi ích hợp pháp khác, đồng thời đảm bảo nguyên tắc “không ai bị coi là cótội khi chưa có bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án” Ngoài ra việc áp

Trang 24

dụng biện pháp tạm giữ còn góp phần bảo vệ các quyền con người, quyềncông dân khác không bị hành vi phạm tội xâm phạm.

Việc quy định và áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ còn là phương

thức hữu hiệu để đấu tranh phòng, chống tội phạm Tạm giữ là biện phápcưỡng chế tương đối nghiêm khắc của nhà nước, tuy nhiên, đây lại khôngphải là hình phạt và do đó hoàn toàn không có mục đích trừng trị người bị tạmgiữ Như đã nói ở trên việc áp dụng biện pháptạm giữ sẽ tạo điều kiện cho quátrình điều tra, xử lý tội phạm được nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả, từ đó,giúp cho việc xử lý người phạm tội được đúng đắn, kịp thời Mặt khác, việccách li người phạm tội hoặc người bị nghi thực hiện tội phạm sẽ giúp ngănngừa việc người đó có khả năng tiếp tục phạm tội Trong quá trình tạm giữ,bằng những biện pháp nghiệp vụ của cơ quan điều tra còn có thể góp phầngiúp cho người phạm tội ăn năn hối cải về hành vi của mình, từ đó giáo dụcngười phạm tội ý thức tuân theo pháp luật

Thứ hai, về ý nghĩa xã hội Trật tự xã hội được ổn định luôn là cái đích

mà mọi quốc gia đều hướng tới Tuy nhiên, tội phạm lại là “hiện tượng xã hộitồn tại trong mọi quốc gia… trái với chuẩn mực xã hội ở mức cao nhất so vớicác hiện tượng lệch chuẩn khác” 11 Do đó, tội phạm có thể gây mất ổn định

xã hội, thậm chí gây ra những hệ lụy xấu cho đất nước Chính vì thế, khôngchỉ riêng ở Việt Nam mà mọi quốc gia trên thế giới đều có những quy địnhnhằm đấu tranh và phòng chống hiện tượng xã hội tiêu cực này Ở nước ta,nếu luật hình sự là luật nội dung, quy định những hành vi nào bị coi là tộiphạm và cách xử lý đối với những hành vi đó thì luật tố tụng hình sự là luậthình thức, quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi

Trang 25

hành án hình sự để đảm bảo cho việc phát hiện, xác định tội phạm và ngườiphạm tội được chính xác, xử lý nghiêm minh, không để lọt tội phạm, khônglàm oan người vô tội, đồng thời bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp kháccủa công dân 12.

Tạm giữ được quy định trong BLTTHS với tư cách là một biện pháp

cưỡng chế nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa người người bị nghi thựchiện tội phạm, người phạm tội trốn hoặc có những hành vi gây khó khăn, cảntrở cho việc giải quyết vụ án hình sự… Với mục đích như vậy, tạm giữ gópphần quan trong việc đảm bảo ổn định trật tự xã hội, đấu tranh phòng ngừa tộiphạm

Ngoài ra, việc quy định và áp dụng biện pháp tạm giữ còn góp phần đápứng yêu cầu, đòi hỏi của nhân dân Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xãhội, xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến các quan hệ xã hội được luật hình sựbảo vệ như độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâmphạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật

tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, tính mạng, sức khỏe,danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của côngdân… 13, do đó việc hạn chế, phòng ngừa, đấu tranh, xử lý với những hành vinày là mong muốn chung của mọi người dân trong xã hội và BLTTHS quyđịnh biện pháp ngăn chặn tạm giữ chính là một trong những cách thức nhằmđáp ứng đòi hỏi, nguyện vọng đó Biện pháp tạm giữ được áp dụng đối vớingười bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người tự thú, đầuthú hoặc người bị bắt theo quyết định truy nã Đây đều là những người đã cócăn cứ chứng tỏ họ thực hiện hành vi phạm tội hoặc đã là người phạm tội, và

Trang 26

nếu không có biện pháp tố tụng để áp dụng với họ thì có thể xẩy ra trườnghợp trốn hoặc tiếp tục phạm tội - tiếp tục thực hiện hiện hành vi xâm phạmđến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ Chính vì vậy, biện pháp tạmgiữ được áp dụng nhằm ngăn ngừa những hành vi nguy hiểm cho xã hội kểtrên.

Bên cạnh đó, biện pháp tạm giữ còn góp phần đảm bảo công bằng xã

hội, công lý được thực thi, không có sự phân biệt, bất bình đẳng trước phápluật Biện pháp tạm giữ được áp dụng với người thực hiện tội phạm hoặc nghithực hiện tội phạm, khi có đủ căn cứ theo quy định của pháp luật tố tụng hình

sự Việc áp dụng biện pháp này là cần thiết, và bất cứ đối tượng nào thuộc cáctrường hợp do luật định đều có thể bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ,bất kể họ là ai, thuộc thành phần xã hội nào Quy chế chung về tạm giữ cũngđược áp dụng đối với tất cả những người bị tạm giữ, đảm bảo công bằng,đúng pháp luật

Thứ ba, về ý nghĩa pháp lý Tạm giữ là biện pháp ngăn chặn được quy

định từ rất sớm, nếu như về xã hội, đây là biện pháp có ý nghĩa quan trọngtrong việc giữ gìn, đảm bảo ổn định trật tự xã hội, đáp ứng yêu cầu và đòi hỏicủa nhân dân, thì về pháp lý, việc quy định biện pháp tạm giữ trong BLTTHS

và các văn bản pháp luật khác chính là căn cứ để áp dụng biện pháp tạm giữmột cách chính xác, đúng pháp luật Cũng từ quy định của pháp luật về biệnpháp tạm giữ, từ đó có thể xác định việc áp dụng biện pháp này trên thực tiễn

là đúng hay sai từ đó xác định quyền hạn và nhiệm vụ, trách nhiệm của nhữngngười có thẩm quyền tạm giữ khi họ có hành vi vi phạm pháp luật về tạm giữ

Áp dụng biện pháp tạm giữ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người

Trang 27

bị tạm giữ cũng như xác định được trách nhiệm của chủ thể có thẩm quyềntạm giữ đối với tài sản, nhân thân của người bị tạm giữ Quyền và nghĩa vụcủa người bị tạm giữ không tự nhiên mà có, nó chỉ được phát sinh khi và chỉkhi có quyết định tạm giữ của chủ thể có thẩm quyền tạm giữ đối với mộtngười cụ thể Người này trước đó có thể là người bị nghi thực hiện tội phạmhoặc người phạm tội, như vậy, trước khi bị tạm giữ, họ có thể giữ những tưcách tố tụng khác nhau và cũng có quyền và nghĩa vụ riêng của tư cách tốtụng đó Nhưng kể từ sau khi có quyết định tạm giữ thì họ mới có nhữngquyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, như quyền được biết lý do mình bịtạm giữ, quyền trình bày lời khai, nghĩ vụ thực hiện các quy định về tạm giữtheo quy định của pháp luật… Bên cạnh quyền và nghĩa vụ của người bị tạmgiữ thì các chủ thể có thẩm quyền tạm giữ, kể từ sau khi quyết định tạm giữcũng phát sinh trách nhiệm đối với tài sản, nhân thân của người bị tạm giữ,như phải có trách nhiệm áp dụng các biện pháp bảo quản tài sản; các biệnpháp đối với việc chăm nom người thân thích là con chưa thành niên hoặcngười tàn tật, già yếu không có người chăm sóc của người bị tạm giữ Đây làtrách nhiệm của cơ quan ra quyết định tạm giữ đã được pháp luật quy địnhKhi bị tạm giữ, người bị tạm giữ sẽ bị hạn chế một số quyền con người,

bị quản lý trong các cơ sở tạm giữ Khi đó, sẽ có chế độ riêng được áp dụngđối với họ như tiêu chuẩn ăn, chế độ nhận quà và đồ dùng sinh hoạt, chế độkhám chữa bệnh… Do đó, việc áp dụng biện pháp tạm giữ chính là căn cứpháp lý để xác định, áp dụng chế độ tạm giữ đối với người bị tạm giữ, rằng từthời điểm có quyết định tạm giữ, họ trở thành người bị tạm giữ và sẽ được ápdụng các chế độ tạm giữ theo quy định của pháp luật

Trang 28

1.3 Các yêu cầu cơ bản cần quán triệt khi áp dụng biện pháp tạm giữ

Một thực tế khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn nói chung và áp dụng

biện pháp tạm giữ nói riêng đó là việc áp dụng không chỉ dựa trên các yêu cầu

về pháp luật, mà còn phải đáp ứng các yêu cầu về chính trị, nghiệp vụ Nhất làtrong tình hình hiện nay, khi các thế lực thù địch đang tăng cường chống phánước ta thông qua luận điệu “tự do ngôn luận” thì chỉ cần một chút sơ sẩy

trong áp dụng pháp luật cũng sẽ ảnh hưởng đến vấn đề về an ninh chính trị.Mặt khác, khi tiến hành giải quyết một vụ án hình sự, cũng cần phải tính toán

về vấn đề nghiệp vụ để đạt hiệu quả cao nhất trong việc giải quyết vụ án hình sự

Do đó, khi áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ, ngoài việc áp dụng

theo đúng những quy định của pháp luật cũng cần đảm bảo những yêu cầu vềpháp luật, về chính trị và về nghiệp vụ

- Yêu cầu về pháp luật

Yêu cầu về pháp luật đối với việc tạm giữ đòi hỏi khi quyết định và tiến

hành tạm giữ thì cần phải tuân thủ theo đúng những gì pháp luật đã quy định

về vấn đề này

Chủ thể ra lệnh tạm giữ phải là người có thẩm quyền do luật định; Khi

xem xét ra lệnh tạm giữ phải đảm bảo các tài liệu, chứng cứ cần thiết và đủcăn cứ cũng như áp dụng đúng đối tượng; Các vấn đề khác về thủ tục, thời

hạn cũng cần được tuân thủ theo đúng quy định của BLTTHS hiện hành

cũng như của các loại văn bản khác có liên quan

Đặc biệt, khi tiến hành tạm giữ phải tuân thủ đúng quy định pháp luật,

nghiêm cấm sử dụng hành vi tạm giữ trái pháp luật, xâm phạm đến danh dự,nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của người bị tạm giữ

Trang 29

Thực tiễn cho thấy, việc tạm giữ khi được tiến hành đúng theo yêu cầu

của pháp luật sẽ góp phần trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ của tố tụng hình

sự, đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, qua đó uy tíncủa các cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ ngày càng được nâng cao

- Yêu cầu về chính trị

Ngoài việc áp dụng đúng các quy định về pháp luật, thì việc tạm giữ

đối tượng còn phải xem xét các yêu cầu về chính trị Nhất là khi biện phápnày ảnh hưởng trực tiếp đến một số quyền con người, quyền công dân

Yêu cầu về chính trị khi áp dụng biện pháp tạm giữ được thể hiện qua

các nội dung sau:

Tạm giữ nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của Đảng và nhà nước

trong phạm vi cả nước cũng như yêu cầu chính trị của địa phương trong từnggiai đoạn cụ thể

Việc tạm giữ phải được cân nhắc và xem xét kỹ những vấn đề có liên

quan đến các chính sách khác của Đảng như: chính sách dân tộc, chính sáchtôn giáo, chính sách đối ngoại, chính sách ngoại giao Do vậy, có nhữngtrường hợp tuy đã đủ căn cứ để tạm giữ theo luật định nhưng các cơ quan cóthẩm quyền vẫn cần phải cân nhắc, tính toán khi ra lệnh tạm giữ

Muốn thực hiện tốt các yêu cầu về chính trị, cán bộ nhà nước hoạt độngtrong các cơ quan tư pháp cần phải nắm vững nhiệm vụ chính trị của Đảng vàNhà nước cùng các chính sách khác có liên quan, nắm bắt kịp thời tình hìnhchính trị của địa phương để vận dụng cho phù hợp với từng thời kỳ, từng giaiđoạn cũng Mặt khác, cũng cần chủ động nắm tình hình, xin ý kiến chỉ đạo,nhất là đối với những vụ án có liên quan đến vấn đề an ninh, chính trị

Trang 30

- Yêu cầu về nghiệp vụ

Đối với mọi hoạt động tố tụng nói chung, không chỉ riêng đối với biện

pháp tạm giữ thì công tác nghiệp vụ hay yêu cầu nghiệp vụ luôn được đặt ra.Yêu cầu về nghiệp vụ đòi hỏi, trước hết, những người tiến hành phải có

nghiệp vụ vững vàng, có như vậy khi thực hiện mới đạt hiệu quả, không gây

ra những khó khăn, vướng mắc

Trước tình hình tội phạm diễn biến phức tạp cả về quy mô, cách thức,

cũng đòi hỏi đội ngũ tiến hành tố tụng phải phát triển từng ngày, khi thực hiệncác hoạt động tố tụng nói chung và áp dụng biện pháp tạm giữ nói riêng phảiđảm bảo tính bất ngờ, chính xác, khách quan

Bên cạnh đó, khi xem xét tạm giữ hay không tạm giữ còn phải tính toáncác nội dung như việc tạm giữ có đạt hiệu quả cao trong việc giải quyết vụ ánhay không, có “rút dây động rừng” đối với những đối tượng khác có liên quanhay không, Có những trường hợp, dù có đủ căn cứ để tạm giữ đối tượngnhưng cơ quan có thẩm quyền vẫn thả tự do hoặc áp dụng biện pháp khácnhằm đánh lạc hướng đối tượng, khiến đối tượng chủ quan, từ đó ta có cơ hộithu thập thêm các chứng cứ, làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án

Như vậy có thể thấy rằng, trên thực tế, việc áp dụng biện pháp tạm giữ

không chỉ dựa trên các quy định của pháp luật mà còn phải dựa trên các yêucầu thực tiễn của vụ án như yêu cầu về chính trị, yêu cầu về nghiệp vụ Thựchiện tốt cả ba yêu cầu này sẽ góp phần giải quyết vụ án được đúng đắn, kháchquan, toàn diện

1.4 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về biện pháp tạm giữ1.4.1 Khái quát pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp tạm giữ trước khi

Trang 31

có Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

Năm 1946, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, đánh dấu một mốc

son chói lọi trong lịch sử dân tộc, với bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946,chúng ta lần đầu tiên tuyên bố với toàn thế giới, Việt Nam là một nước độclập, chủ quyền, có luật pháp riêng Ngay từ khi thành lập, Đảng và nhà nước

ta đã đặc biệt quan tâm, chú trọng tới vấn đề tôn trọng và bảo đảm các quyền

cơ bản của công dân, trong đó có quyền bất khả xâm phạm về thân thể Điều

11 Hiến pháp năm 1946 quy định: “Tư pháp chưa quyết định thì không đượcbắt bớ và giam cầm người công dân Việt Nam” 14 Năm 1960, bản Hiến phápthứ hai của nước ta ra đời, kế thừa và phát triển những quy định về vấn đề bảođảm quyền dân chủ của công dân Điều 27 Hiến pháp 1959 quy định: “Quyềnbất khả xâm phạm về thân thể của công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòađược bảo đảm Không ai có thể bị bắt nếu không có sự quyết định của Tòa ánnhân dân hoặc sự phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân” 15 Sau khi đấtnước hoàn toàn thống nhất, Hiến pháp năm 1980 được ban hành, bản Hiếnpháp này tiếp tục khẳng định: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thânthể Không ai có thể bị bắt nếu không có sự quyết định của Tòa án nhân dân,quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân Việc bắt và giam giữngười phải đúng pháp luật Nghiêm cấm mọi hình thức bức cung, nhục hình”(Điều 69, 70) 16 Các quy định của những bản Hiến pháp nêu trên đã làm cơ

sở pháp lý cho việc ban hành các quy định về bắt, tạm giam, tạm giữ sau này.Văn bản pháp luật tố tụng đầu tiên quy định một cách có hệ thống và

tương đối đầy đủ về các biện pháp cưỡng chế trong Tố tụng hình sự, trong đó

có biện pháp tạm giữ là Luật số 103-SL/005 về bảo đảm quyền tự do thân thể

Trang 32

và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân, ngày20/5/1957 Theo quy định tại Điều 5 Chương III Luật số 103-SL/005, tạm giữ

là biện pháp được áp dụng đối với người bị bắt, do Cơ quan tư pháp hoặccông an huyện trở lên tiến hành Thời hạn tạm giữ được quy định là ba ngày,trong ba ngày đó phải tiến hành hỏi cung can phạm Hết thời hạn ba ngày, thì

cơ quan có thẩm quyền ra lệnh tạm giữ phải quyết định tha hẳn, tạm tha, hoặcgiải lên toà án nhân dân hoặc công an cấp trên Ngoài ra, để đảm bảo cácquyền và lợi ích chính đáng của người người bị tạm giữ, đồng thời góp phầntạo điều kiện cho việc giải quyết vụ án hình sự được khách quan, chính xác,tại Điều 14, còn quy định: “Đối với những người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam,tuyệt đối nghiêm cấm tra tấn hoặc dùng bất cứ nhục hình nào” 17

Như vậy tại Luật số 103, khi điều chỉnh vấn đề tạm giữ đã quy định về

thời hạn tạm giữ, các thủ tục cần tiến hành khi và sau khi tạm giữ.Những quyđịnh này khá đầy đủ và phần nào thể hiện sự tiến bộ của pháp luật Tố tụnghình sự nước ta những năm đầu của việc xây dựng một nhà nước cách mạng

vì nhân dân, tôn trọng và bảo đảm các quyền hợp pháp của công dân

Cụ thể hóa luật 103, ngày 10/7/1957, Thủ tướng chính phủ ban hành

Nghị định số 301-TTg, quy định chi tiết thi hành luật số 103/SL-L005 ngày20/5/2957 bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối vớinhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân Biện pháp tạm giữ được quy định tạiChương II, Điều 4 và Điều 11 như sau:

Lệnh tạm giữ người phạm pháp phải ghi rõ lý do ngày hết hạn tạm

giữ và phải đọc cho can phạm nghe.Trong hạn hai mươi bốn giờ kể từ

lúc tạm giữ can phạm, thẩm phán Toà án nhân dân huyện, châu, công an

Trang 33

huyện, châu hoặc đồn công an trở lên, cán bộ quân đội có trách nhiệmđiều tra vụ phạm pháp, phải hỏi cung can phạm.

Giám thị trại giam của Tỉnh,thành phố, Khu, Liên khu hoặc của Tòa

án binh có nhiệm vụ chuyển những đơn khiếu nại về việc tạm giữ công

tố uỷ viên Toà án nhân dân tỉnh, thành phố, Toà án nhân dân phúc thẩmhoặc Toà án binh để giải quyết hoặc để chuyển đến cơ quan đã ra lệnhtạm giữ giải quyết tuỳ theo trại giam đó thuộc phạm vi kiểm tra của công

tố uỷ viên Toà án nhân dân tỉnh, thành phố, Toà án nhân dân phúc thẩmhoặc Toà án binh Giám thị trại tạm giam của tỉnh, thành phố, khu, liênkhu hoặc của Toà án binh có nhiệm vụ báo cáo cho cơ quan đã ra lệnhtạm giữ biết mỗi khi thời hạn tạm giữ một can phạm đã hết Nếu thời hạntạm giữ đã hết mà chưa nhận được lệnh tha, tạm tha, tạm giam hoặc giahạn tạm giam, thì giám thị trại tạm giam phải báo cáo gấp cho công tốviên Toà án nhân dân tỉnh, thành phố, Toà án nhân dân phúc thẩm hoặcToà án binh tuỳ theo trại tạm giam đó thuộc phạm vi kiểm tra của công

tố uỷ viên Toà án nhân dân tỉnh, thành phố, Toà án nhân dân phúc thẩmhoặc Toà án binh, đồng thời báo cáo lên cấp trên của mình.Công tố uỷviên, phó công tố uỷ viên các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố, Toà ánnhân dân phúc thẩm hoặc Toà án binh có nhiệm vụ kiểm tra thườngxuyên trại tạm giam thuộc cấp mình để ngăn ngừa những việc giam giữkhông hợp pháp Gặp một việc giam giữ không hợp pháp thì công tố uỷviên phải dùng mọi biện pháp để giải quyết mau chóng, đồng thời báocáo lên cấp trên của mình và cho Uỷ ban hành chính cấp tương đươngbiết 18

Trang 34

Những quy định trên đây về tạm giữ đã bước đầu quy định về biện

pháp này một cách tương đối đầy đủ về thẩm quyền, về thời hạn , tuy nhiêncòn một số quy định tính khả thi chưa cao như quy định về thời hạn tạm giữcòn ngắn, tạm giữ và tạm giam chưa được tách biệt, thẩm quyền còn đượcquy định một cách chung chung Song không thể phủ nhận những quy địnhtrên đã góp phần đáng kể trong công cuộc đấu tranh phòng và chống tộiphạm, cũng như đảm bảo hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của công dân19.Mặc dù vậy, trước yêu cầu và đòi hỏi của cuộc đấu tranh phòng, chống

tội phạm cũng như để đáp ứng việc quy định thống nhất các biện pháp ngănchặn trong tố tụng hình sự, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu,

áp dụng, cần thiết phải xây dựng một bộ luật mới quy định về trình tự thủ tụcgiải quyết vụ án hình sự, và trước yêu cầu của tình hình hình mới, BLTTHSViệt Nam năm 1988 ra đời, đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việcpháp điển hóa các nội dung của luật tố tụng hình sự Kế thừa những điểm hợp

lý của 103-SL/005 về bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâmphạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân, ngày 20/5/1957 và Nghịđịnh số 301-TTg của Thủ tướng Chính phủ, BLTTHS năm 1988 tiếp tục quyđịnh về các biện pháp ngăn chặn, trong đó có biện pháp ngăn chặn tạm giữ,đồng thời sửa đổi, bổ sung thêm những nội dung mới phù hợp hơn với thựctiễn

Cụ thể, về đối tượng áp dụng, biện pháp ngăn chặn tạm giữ có thể được

áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặcphạm tộiquả tang (Khoản 1 Điều 68) Với quy định này, BLTTHS năm 1988 đã chỉ rõ,

Trang 35

đối tượng bị áp dụng biện pháp ngăn chặn ở đây gồm hai đối tượng là người

bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặcphạm tội quả tang, chứ không còn

18 Thủ tướng chính phủ, Nghị định số 301-TTg, quy định chi tiết thi hành luật số L005 ngày

103/SL-20/5/2957 bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật,thư tín của nhân

dân, http://moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=982,ngày truy cập

chung chung là “người bị bắt” như trong quy định của Luật số 103 Tuy

nhiên, chính việc quy định như vậy lại trở lên không hợp lý, vì đã bỏ sót các

trường hợp bắt khác là bắt người đang bị truy nã Mà thực tế cho thấy, đây là

đối tượng mà ngay sau khi bắt cũng cần áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ

để bảo đảm cho quá trình giải quyết vụ án, đề phòng đối tượng trốn

Điều 68 BLTTHS không đề cập đến căn cứ cụ thể để tạm giữ Do đó,

khi áp dụng biện pháp ngăn chặn này thường dựa vào các căn cứ được quy

định tại Điều 61 (căn cứ chung để áp dụng biện pháp ngăn chặn)

Về thẩm quyền ra lệnh tạm giữ, Khoản 2 Điều 68 BLTTHS năm 1988

đã chỉ rõ: Trưởng công an, Phó trưởng công an cấp huyện, Thủ trưởng, Phó

thủ trưởng cơ quan điềutra cấp tỉnh và cấp quân khu trở lên có quyền ra lệnh

tạm giữ Đây cũng là một quy định tiến bộ, phù hợp hơn so với trước, theo đó,

Trang 36

thẩm quyền ra lệnh tạm giữ sẽ thuộc về những người đứng đầu cơ quan điềutra các cấp Tuy nhiên quy định này lại chưa tính đến trường hợp những ngườikhác do tình hình thực tế mà cũng cần phải có thẩm quyền ra quyết định tạmgiữ như người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển rời khỏi sân bay,bến cảng.

Về thủ tục tạm giữ, gia hạn tạm giữ, tại khoản 3 Điều 68 BLTTHS năm

1988 cũng quy định khá rõ ràng về nội dung này, đó là trong thời hạn 24 giờ,lệnh tạm giữ phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp Nếu xét thấy việctạm giữ không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định huỷ bỏ lệnh tạm giữ

và trả tự do ngay cho người bị tạm giữ Lệnh tạm giữ phải ghi rõ lý do tạmgiữ, ngày hết hạn tạm giữ và phải giao cho người bị tạm giữ một bản

Về thời hạn tạm giữ, gia hạn tạm giữ: Theo quy định tại Điều 69

BLTTHS, thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày đêm, kể từ khi cơ quanđiều tra nhận người bị bắt.Trong trường hợp cần thiết và được Viện kiểm sátcùng cấp phê chuẩn, cơ quan ra lệnh tạm giữcó thể gia hạn tạm giữ nhưngkhông quá ba ngày đêm Khi hết thời hạn tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi

tố bị can thì phải trả tự do ngaycho người đã bị tạm giữ Bên cạnh đó,

Trang 37

Ngoài ra, BLTTHS năm 1988 còn quy định về chế độ tạm giữ, cụ thể

Điều 72 quy định: chế độ tạm giữ khác với chế độ đối với người đang chấphành hình phạt tù Nơi tạm giữ,tạm giam, chế độ sinh hoạt, nhận quà, liên hệvới gia đình được thực hiện theo quy định của Hội đồng bộ trưởng

Đặc biệt, BLTTHS năm 1988 đã có thêm một quy định mới, thể hiện sự

tiến bộ trong tư tưởng lập pháp, đồng thời cũng thể hiện rõ chính sách nhânđạo của nhà nước ta, đó là đảm bảo những quyền và lợi ích chính đáng củangười bị tạm giữ cũng như người thân của những người này Cụ thể, điều 73quy định: “Khi người bị tạm giữ, tạm giam có con chưa thành niên dưới 14tuổi và thân nhân là người tàn tật, già yếu, không có người chăm sóc, thì cơquan ra lệnh tạm giữ, tạm giam giao những người đó cho người thân thíchhoặc cho chính quyền sở tại chăm nom.Trong trường hợp người bị tạm giữ,tạm giam có nhà hoặc tài sản khác mà không có người trông nom thì cơ quan

ra lệnh tạm giữ, tạm giam phải áp dụng những biện pháp bảo quản thích đáng.Bên cạnh đó, BLTTHS năm 1988 còn có quy định về chế độ tạm giữ

riêng với người chưa thành niên như sau: “Nếu có đủ căn cứ quy định tại cácĐiều 62, 63, 64, 68 và 71 Bộ luật này thì có thể bắt, tạm giữ, tạm giam ngườichưa thành niên, nhưng chỉ trong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng vàtheo quy định tại Điều 58 Bộ luật hình sự” Như vậy, đối với người chưathành niên (người từ 16 đến dưới 18 tuổi) chỉ được tạm giữ nếu tội phạm màngười đó phạm là tội nghiêm trọng và có đủ các căn cứ quy định tại các Điều

62, 63, 64, 68 và 71 BLTTHS năm 1988

33

Trang 38

Có thể thấy rằng, đối với BLTTHS đầu tiên của nước ta, BLTTHS năm

1988 đã quy định những vấn đề cần thiết, quan trọng về biện pháp ngăn chặntạm giữ.Về cơ bản, BLTTHS năm 1988 đã điều chỉnh những vấn đề cần thiếtquan trọng có liên quan đến biện pháp ngăn chặn tạm giữ Ngoài ra, nhữngquy định có liên quan đến BPNC này còn được quy định trong Nghị định số88/1998/NĐ-CP ngày 7/11/1998 của Chính phủ ban hành quy chế về tạm giữ,tạm giam (Nghị định này thay thế cho Nghị định số 149/HĐBT ngày 5/5/1992của Hội đồng Bộ trưởng) Theo nội dung quy chế về tạm giữ, tạm giam banhành kèm theo Nghị định số 88/1998/NĐ-CP, những vấn đề như khái niệmtạm giữ, việc tổ chức nhà tạm giữ, chế độ quản lý tạm giữ, chế độ đối vớingười bị tạm giữ đã được quy định khá đầy đủ và chi tiết Tạo điều kiện choquá trình áp dụng biện pháp này được thuận lợi, hiệu quả

1.4.3 Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về biện pháp tạmgiữ

Trong hơn 10 năm thi hành, BLTTHS năm 1988 đã bộc lộ nhiều bất

cập, hạn chế cả trong quy định cũng như trong áp dụng, cần phải được khắcphục Trước yêu cầu của tình hình mới, BLTTHS năm 2003 đã được ban hànhvào 26/11/2003 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2004, trong đó, tạm giữ vẫn đượcquy định là một trong các biện pháp ngăn chặn tại chương VI của Bộ luật này

Về cơ bản, nội dung của biện pháp ngăn chặn tạm giữ được kế thừa từ

BLTTHS năm 1988, tuy nhiên bên cạnh đó, một số nội dung cũng được thayđổi phù hợp hơn với thực tiễn quy định và áp dụng

Về đối tượng áp dụng: Theo quy định tại khoản 1 Điều 86, tạm giữ có

thể được áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp,

Trang 39

phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắttheo quyết định truy nã Như vậy, đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giữ đã

bổ sung thêm người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc người bị bắt theo quyếtđịnh truy nãso với BLTTHS 1988 Đây là sự bổ sung phù hợp, phù hợp vớithực tiễn khách quan, bởi thực tế cho thấy, đối với người tự thú, đầu thú hoặc34

người bị bắt theo quyết định truy nã, nếu không hạn chế quyền tự do thân thể,quyền tự do đi lại cũng như có sự giám sát đối với họ thì họ có thể bỏ trốn,hoặc gây khó khăn cho quá trình điều tra Như vậy, theo quy định của

BLTTHS năm 2003, đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giữ bao gồm:

Người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp: theo quy định tại khoản 1

Điều 81 BLTTHS năm 2003, thì đây là người bị bắt trong trường hợp đangchuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm dặc biệt nghiêmtrọng; hoặc bị bắt khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạmhính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xétthấy cần ngăn hặn ngay việc người đó trốn; hoặc bị bắt khi thấy có dấu vếtcủa tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm màxét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ Đốivới người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, đây là những đối tượng bị nghithực hiện tội phạm, có khả năng nếu không bị quản lý, giám sát có thể sẽ trốnhoặc tiêu hủy chứng cứ Do đó, trong trường hợp cần thiết, trong thời hạn 24giờ, cơ quan điều tra thực hiện việc bắt hoặc nhận người bị bắt phải ra quyếtđịnh tạm giữ Tuy nhiên, về vấn đề này còn có sự không hơp lý trong quyđịnh của pháp luật, khi Hiến pháp năm 1992 quy định “Không ai bị bắt, nếu

Trang 40

không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn củaViện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang” (Điều 71), và đếnHiến pháp 2013 cũng tiếp tục thừa nhận quy định này tại khoản 2 Điều 20,nhưng nếu theo quy định của Điều 81 BLTTHS năm 2003, do tính chất khẩncấp nên việc bắt khẩn cấp lại được tiến hành trước khi có sự phê chuẩn củaViện kiểm sát Điều này chính là điểm mâu thuẫn với Hiến pháp mà BLTTHShiện nay đang mắc phải.

Người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang: Đây là trường hợp mộtngười bị bắt khi đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tộiphạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt (Khoản 1 Điều 82 BLTTHS năm

2003) Cũng tương tự như đối với trường hợp bắt khẩn cấp, nếu trong thời hạn35

24 giờ có đủ căn cứ theo luật định thì người bị bắt quả tang có thể sẽ bị ápdụng biện pháp tạm giữ

Người phạm tội tự thú, đầu thú: Theo Công văn số 81/2002/TANDTC

của Tòa án nhân dân tối cao ngày 10/6/2002 về việc giải đáp, hướng dẫn cácvấn đề về nghiệp vụ có hướng dẫn: “Tự thú là tự mình nhận tội và khai rahành vi phạm tội của mình, trong khi chưa ai phát hiện được mình phạm tội”.Còn “đầu thú là có người đã biết mình phạm tội, nhưng biết không thể trốntránh được nên đến cơ quan có thẩm quyền trình diện để cơ quan có thẩmquyền xử lý theo quy định của pháp luật” Tuy nhiên, hiện nay BLTTHS lạichưa quy định rõ trường hợp nào cần tạm giữ đối với những đối tượng tự thú,đầu thú Khác với trường hợp bắt, trường hợp người phạm tội tự thú, đầu thúhầu hết là các trường hợp họ đã nhận thức được hành vi của mình là sai trái,

Ngày đăng: 11/08/2017, 21:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w