1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp theo luật việc làm 2013

97 329 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 894 KB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu Qua nghiên cứu các quy định pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp mới đượcquy định trong Luật Việc làm 2013 cùng thực trạng thực hiện những quy địnhnày để thấy được n

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN NGỌC HUYỀN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

THEO LUẬT VIỆC LÀM 2013

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật quốc tế

Mã số: 60380108 Người hướng dẫn khoa học: TS TRẦN MINH NGỌC

Trang 2

Hà Nội - 2017

MỤC LỤCLỜI NÓI ĐẦU 1

Chương 1 MỘT SỐ VÁN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 7

1.1 Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp 7

1.1.1 Khái niệm thất nghiệp và người thất nghiệp 7

1.1.2 Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp 9

1.2 Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp 10

1.3 Khung pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp 13

1.3.1 Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp 13

1.3.2 Điều kiện, mức trợ cấp và thời gian hưởng trợ cấp bảo hiểm thất

nghiệp 14

1.3.3 Hồ sơ, thủ tục tham gia, hưởng BHTN 19

1.3.4 Quỹ bảo hiểm thất nghiệp 19

1.4 Lược sử pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam 21

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 25

Chương 2 CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT VIỆC LÀM NĂM 2013 26

2.1 Nguyên tắc của bảo hiểm thất nghiệp 26

2.2 Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp 28

2.3 Điều kiện và chế độ hưởng bảo hiểm thất nghiệp 31

2.3.1 Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho ngườilao động 31

2.3.2 Chế độ bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động 35

2.4 Hồ sơ, thủ tục thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp 45

Trang 3

2.4.1 Hồ sơ, thủ tục tham gia bảo hiểm thất nghiệp 45

2.4.2 Hồ sơ, thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp 47

2.4.3 Hồ sơ, thủ tục hỗ trợ học nghề 53

2.4.4 Hồ sơ, thủ tục hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năngnghề để duy trì việc làm cho người lao động 55

2.5 Quỹ bảo hiểm thất nghiệp 56

2.5.1 Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm thất nghiệp 56

2.5.2 Quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp 60

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 64

Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM 65

-3.1 Thực trạng pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp 65

3.2 Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện bảohiểm thất nghiệp 68

3.3 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và nâng caohiệu quả thưc hiện 73

3.3.1 Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm thất

nghiệp……… 73

3.3.2 Nâng cao hiệu quả thực hiện bảo hiểm thất nghiệp 77

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 83

KẾT LUẬN 84

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Ở tất cả các quốc gia trên thế giới, vấn đề việc làm là một vấn đề vô cùng

quan trọng Nó không chỉ đơn thuần là một vấn đề xã hội mà còn mang đậm tínhchính trị và kinh tế, bởi một quốc gia có bền vững và phát triển hay không phụthuộc rất lớn vào yếu tố việc làm trong xã hội mà quốc gia đó đang tồn tại.Trong vấn dề lớn “việc làm” ấy, “thất nghiệp” lại càng là một phép toán nan giảikhi nó đã và đang trở thành một vấn nạn của nhiều quốc gia trên thế giới, trong

đó có Việt Nam Vì vậy, bảo hiểm thất nghiệp trở thành một chính sách cần thiếttrong nền kinh tế thị trường hiện nay Trước đây, chính sách bảo hiểm thấtnghiệp lần đầu được xây dựng trong BLLĐ 2002, tuy nhiên tới khi Luật Bảohiểm xã hội ra đời năm 2006, bắt đầu được thực hiện từ ngày 01/01/2009, phápluật về bảo hiểm thất nghiệp mới thực sự được quy định cụ thể, chi tiết Có thểnói, đây chính là bước đầu hết sức tích cực mà theo đó, Nhà nước tiến hànhnhững biện pháp hữu hiệu để bảo hiểm thất nghiệp phát huy được vai trò và ýnghĩa quan trọng của mình đối với vấn đề “thất nghiệp” trong xã hội Sau 4 nămthực hiện, những quy định về chính sách bảo hiểm thất nghiệp này đã phần nàođáp ứng được nhu cầu của người lao động, bộc lộ sự phù hợp với điều kiện kinhtế-xã hội của đất nước Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng không thể tránh khỏi nhữngvướng mắc, bất cập còn tồn tại Vì thế, chế độ bảo hiểm thất nghiệp đã đượchoàn thiện một bước đáng kể trong Luật Việc làm 2013, thể hiện cái nhìn mớicủa Nhà nước, của các nhà làm luật đối với vấn đề này, đặt bảo hiểm thất nghiệpgắn liền với “việc làm” thay vì chỉ nhìn nhận chế độ bảo hiểm này dưới góc độ

là một chế độ bảo hiểm xã hội thuần túy như trước đây Luật Việc làm 2013 có

Trang 5

hiệu lực 01/01/2015 với nhiều quy định mới về bảo hiểm thất nghiệp và việcnghiên cứu về các quy định mới này để từ đó thấy được thực trạng chế độ bảohiểm thất nghiệp cũng như đưa ra một số giải pháp hoàn thiện là cần thiết Bởi

vậy, tác giả luận văn đã lựa chọn đề tài “Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp theo

Luật Việc làm 2013” làm đề tài luận văn thạc sỹ.

2 Tình hình nghiên cứu

Có thể khẳng định, tất cả các nước có nền kinh tế thị trường đều phải đối

mặt với vấn đề thất nghiệp và giải quyết vấn đề này luôn được coi là một trongnhững ưu tiên hàng đầu Việt Nam cũng không được loại trừ khỏi “vòng xoay”này, khi mà Việt Nam cũng lựa chọn con đường xây dựng nền kinh tế thị

trường Từ những ngày đầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tình trạng thất nghiệp vànhu cầu việc làm ở nước ta đã ngày càng tăng, vì vậy mà bảo hiểm thất nghiệptrở thành mối quan tâm và là đề tài nghiên cứu của nhiều nhà khoa học từ trướctới nay

Năm 1999, PGS.TS Nguyễn Văn Kỷ đã có bài viết “Luật Bảo hiểm xã hội

và vấn đề bảo hiểm thất nghiệp” đưa ra vấn đề thất nghiệp cũng như yêu cầu xâydựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

Năm 2000, tác giả Đỗ Năng Khánh đã lựa chọn đề tài “Thất nghiệp và

việc xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở ViệtNam” làm đề tài luận văn thạc sỹ trong đó nghiên cứu về mặt lý luận vấn đề thấtnghiệp và sự điều chỉnh pháp luật đối với Bảo hiểm thất nghiệp trong cơ chế thịtrường Tuy nhiên, tại thời điểm này Luật Bảo hiểm xã hội 2006 chưa được banhành nên nội dung của đề tài này dừng lại ở tính định hướng

Năm 2004, đề tài “Chế độ Bảo hiểm thất nghiệp trong nền kinh tế thị

trường ở Việt Nam” đã trở thành đề tài Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả LêThị Hoài Thu Nội dung đề tài đề cập đến kinh nghiệm thực hiện chế độ Bảo

Trang 6

hiểm thất nghiệp ở một số nước trên thế giới và quy định về bảo hiểm thấtnghiệp của Tổ chức Lao động Quốc tế, đồng thời chỉ ra những nội dung cầnthiết của chế độ bảo hiểm thất nghiệp khi được triển khai ở Việt Nam.

Năm 2006, Trường Đại học Luật Hà Nội có đề tài nghiên cứu “Hoàn thiệnpháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam” do TS Nguyễn Thị Kim Phụng làmchủ nhiệm, trong đó đề cập đến bảo hiểm thất nghiệp là nội dung cần hoàn thiệntrong hệ thống pháp luật về bảo hiểm xã hội

Năm 2008, trong Luận án tiến sĩ Luật học “Cơ sở lý luận và thực tiễn cho

việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam”, tác giả

Nguyễn Hiền Phương cũng đề cập đến bảo hiểm thất nghiệp như là một chế độcủa bảo hiểm xã hội bắt buộc

Năm 2010, khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế “Thực trạng thu nộp quỹ bảohiểm thất nghiệp và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu nộp quỹ bảohiểm thất nghiệp theo pháp luật Việt Nam” của tác giá Nguyễn Thu Trang đã đềcập đến thực trạng thu nộp quỹ bảo hiểm thất nghiệp và đưa ra một số giải phápnâng cao hiệu quả Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Năm 2012, tác giả Ngô Thị Thu Hoài trong luận văn thạc sĩ luật học

“Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp và thực tiễn áp dụng ở Nghệ An” cũng đã đềcập đến một số thực trạng thi hành pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trongphạm vi của tỉnh Nghệ An

Năm 2013, luận văn thạc sĩ luật học “Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp

sau 04 năm thực hiện – Những vấn đề đặt ra và giải pháp hoàn thiện” của tác giảTrần Vân Khánh đã đề cập đến thực trạng pháp luật BHTN theo Luật BHXH sau

04 năm thực hiện, từ đó thấy được những ưu nhược điểm và đưa ra những giảipháp hoàn thiện những nhược điểm đó

Cũng cùng năm này, tác giả Ngô Thị Thùy đã đưa ra những giải pháp

Trang 7

hoàn thiện pháp luật BHTN hiện hành trong Luận văn thạc sĩ luật học “Hoànthiện pháp luật BHTN ở Việt Nam hiện nay”.

Bên cạnh đó, vấn đề bảo hiểm thất nghiệp còn được nghiên cứu trong mộtsố bài viết đăng trên các tạp chí khoa học như “Điều kiện, thời gian và mứchưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam” của TS Lê Thị Hoài Thu đăngtrên báo Dân chủ và pháp luật số 04/2005; “Bảo hiểm thất nghiệp – chỉ nên quyđịnh về nguyên tắc và định hướng” của TS Nguyễn Thị Kim Phụng đăng trênTạp chí Nghiên cứu lập pháp số 3/2006; “Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp sau 03năm thực hiện ở Việt Nam” của Ths Đỗ Thị Dung đăng trên tạp chí Luật học số9/2012

Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả nhận thấy các công trình nghiên cứu

trước đây đã đề cập đến bảo hiểm thất nghiệp từ mức độ khái quát nhất cho đếnkhi được quy định thành một chế độ bảo hiểm trong Luật Bảo hiểm xã hội, đồngthời đã đánh giá được thực tiễn thực hiện các quy định này cũng như đưa ranhững giải pháp hoàn thiện nó Tuy nhiên, với thực tế hiện nay, chế độ bảo hiểmthất nghiệp đã được tách ra khỏi Luật bảo hiểm xã hội, được quy định trong Luậtviệc làm 2013, chưa có đề tài nào nghiên cứu về những quy định mới này Vì

vậy, đề tài “Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp theo Luật việc làm 2013” không

trùng với các đề tài khoa học đã được công bố

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Qua nghiên cứu các quy định pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp mới đượcquy định trong Luật Việc làm 2013 cùng thực trạng thực hiện những quy địnhnày để thấy được những điểm tiến bộ so với những quy định trước đây, đồngthời chỉ ra được nguyên nhân của sự tách biệt chế độ bảo hiểm này ra khỏi bảohiểm xã hội và quy định gắn với vấn đề vi ệc làm Từ những nghiên cứu này có

Trang 8

thể đánh giá và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện những quy định hiện hành.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về bảo hiểm thất nghiệp như:

khái niệm, các nguyên tắc, nội dung cơ bản của pháp luật bảo hiểm thất nghiệphiện hành để đánh giá hệ thống bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta

- Nghiên cứu các quy định cơ bản của bảo hiểm thất nghiệp hiện hành và

thực trạng thực hiện các quy định đó để đánh giá được những mặt tích cực mặthạn chế và từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật bảo hiểmthất nghiệp ở Việt Nam

4 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về bảo hiểm

thất nghiệp được quy định trong Luật Việc làm 2013 (có hiệu lực từ

01/01/2015), từ đó đánh giá những ưu và nhược điểm của những quy định này,

nó có gì tiến bộ hơn so với những quy định về chế độ BHTN trước đây, đồngthời lý giải việc tách các quy định về chế độ này khỏi Luật BHXH và quy địnhtrong Luật Việc làm

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về duy vật lịch sử và duy

vật biện chứng được sử dụng để triển khai các nội dung hoàn thiện pháp luật củaluận văn, cụ thể, các quy định pháp luật hiện hành về chế độ BHTN được nhìnnhận trong sự phát triển và trong mối tương quan với các vấn đề có liên quankhác, chẳng hạn như việc làm, nguồn nhân lực lao động, công tác quản lý laođộng,…

- Phương pháp logic và phân tích được sử dụng để đánh giá các quy định

pháp luật hiện hành về chế độ BHTN, cụ thể là tác giả đã sử dụng các phương

Trang 9

pháp này để triển khai Chương 2 của Luận văn.

- Đồng thời, tác giả cũng sử dụng phương pháp tổng hợp để nghiên cứu

các quy định chung hay còn gọi là khung pháp luật về chế độ BHTN theo phápluật quốc tế và nghiên cứu lược sử các quy định về chế độ BHTN trong hệ thốngpháp luật Việt Nam

- Phương pháp so sánh được sử dụng để triển khai việc so sánh các quy

định pháp luật về chế độ BHTN trong Luật Việc làm năm 2013 với các quy định

cũ trong Luật BHXH 2006, từ đó đánh giá được những điểm tiến bộ của nhữngquy định hiện hành cũng như mức độ phù hợp của những quy định đó trong thựctiễn

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

- Ý nghĩa khoa học: Luận văn sẽ góp phần làm rõ và hoàn thiện những

vấn đề lý luận về BHTN nói chung và các quy định pháp luật BHTN hiện hànhnói riêng, cụ thể là các quy định được quy định trong Luật Việc làm năm 2013.Đây cũng là điểm mới của luận văn, bởi từ khi Luật Việc làm năm 2013 đượcban hành, chưa có tác giả nào lựa chọn chế độ BHTN theo quy định của Luậtnày làm đề tài để nghiên cứu Bởi vậy, luận văn trở thành tài liệu đầu tiên tìmhiểu về các quy định này, là “viên gạch” đầu tiên được đặt trên con đườngnghiên cứu về BHTN theo quy định mới

- Về mặt thực tiễn, với những nghiên cứu bước đầu về các quy định về

chế độ BHTN theo pháp luật hiện hành và thực trạng áp dụng những quy định

đó trên thực tiễn, luận văn góp phần làm rõ những ưu nhược điểm của chế độBHTN theo Luật Việc làm năm 2013, từ đó góp phần đưa ra phương hướnghoàn thiện pháp luật về vấn đề này

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài Lời nói đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

Trang 10

gồm 03 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận và pháp luật về bảo hiểm thất nghiệpChương 2: Quy định về bảo hiểm thất nghiệp theo Luật việc làm 2013.Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thựchiện bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

Trang 11

Chương 1 MỘT SỐ VÁN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT

NGHIỆP 1.1 Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp

1.1.1 Khái niệm thất nghiệp và người thất nghiệp

Điều 20 Công ước số 102 (1952) của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã

đưa khái niệm thất nghiệp như sau: “Thất nghiệp là hiện tượng người lao động

bị ngừng thu nhập do không có khả năng tìm được việc làm thích hợp trong

trường hợp người đó có khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc” Định nghĩa

này đã được rất nhiều quốc gia tán thành và đưa vào áp dụng, bởi nó được xây

dựng dựa trên căn cứ được cho là căn bản nhất của hiện tượng thất nghiệp, đó là

việc “bị ngừng thu nhập” do không có việc làm của người lao động Định nghĩa

cũng nhấn mạnh rằng, một người chỉ bị coi là thất nghiệp nếu họ không có khả

năng tìm được việc làm thích hợp trong khi họ vẫn có khả năng làm việc và sẵn

sàng làm việc để tạo ra thu nhập

Trên cơ sở khái niệm “thất nghiệp” mà ILO đưa ra, Văn phòng Lao động

Quốc tế (BIT) đã đưa ra khái niệm về người thất nghiệp như sau: “Người thất

nghiệp là người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng không có

việc làm Họ có thể là người chưa có việc làm hoặc có việc làm nhưng đã thôi

việc và đang cần tìm việc làm có thu nhập”

Có thể thấy đây là một định nghĩa rõ ràng, cho thấy không phải bất cứ

người nào không có việc làm cũng được xếp vào nhóm “người thất nghiệp” mà

phải có những điều kiện nhất định như về độ tuổi, khả năng lao động Theo đó,

người không có việc làm nhưng phải đang ở trong độ tuổi lao động và có khả

năng lao động mới được xếp vào nhóm “người thất nghiệp” Như vậy, định

Trang 12

nghĩa này đã loại trừ những đối tượng khác không có việc làm nhưng không ởtrong độ tuổi lao động như người già, trẻ em chưa đến tuổi lao động và ngườikhông có khả năng lao động như người tàn tật,… Đồng thời, người thất nghiệpcòn phải là người đang không có việc làm và đang đi tìm việc làm Tình trạngthất nghiệp của họ được hiểu là không có các nguồn thu nhập dưới dạng tiềnlương do không tham gia quan hệ lao động Là người đang không có việc làm,nhưng bản thân họ phải đang tích cực tìm kiếm việc làm và sẵn sàng làm việc đểtạo ra thu nhập Đây là điều quan trọng để phân biệt giữa đối tượng người thấtnghiệp và đối tượng người không có việc làm khác.

Đối với Việt Nam, thất nghiệp cũng là hiện tượng kinh tế - xã hội tồn tại

trong nền kinh tế thị trường cần được hết sức chú trọng Dưới góc độ pháp lý,thuật ngữ “thất nghiệp” lần đầu tiên được đề cập đến trong Sắc lệnh số 29/SLngày 12/3/1947 (Điều 76) và sau đó là Nghị định số 233/HĐBT ngày 22/6/1990của Hội đồng bộ trưởng ban hành quy chế lao động đối với các xí nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài (khoản 1 Điều 46) Tuy nhiên, các văn bản này chỉ đề cập đếnthuật ngữ “thất nghiệp” chứ chưa đưa ra định nghĩa cụ thể về “thất nghiệp”.Ngay cả khi chế độ BHTN lần đầu được quy định tại Luật BHXH 2006 và hiệntại được quy định trong Luật Việc làm 2013, chúng ta cũng chưa đưa ra kháiniệm “thất nghiệp” mà chỉ đưa ra khái niệm “người thất nghiệp” (được quy địnhtại khoản 4 Điều 3 Luật BHXH 2006)

Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật BHXH 2006 thì “Người thất

nghiệp là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc chấmdứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng chưa tìm được việc làm” Cầnlưu ý rằng, khái niệm “người thất nghiệp” được giải thích trong quy định phápluật này không phải khái niệm chung theo các tài liệu của ILO, mà chỉ để phục

vụ mục đích xác định đối tượng chi trả BHTN So với khái niệm chung của ILO,

Trang 13

khái niệm “người thất nghiệp” để xác định đối tượng chi trả BHTN theo phápluật Việt Nam đã được quy định thêm điều kiện “đang đóng bảo hiểm thấtnghiệp” ngoài các điều kiện chung về tuổi lao động và khả năng lao động (giántiếp quy định thông qua “bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợpđồng làm việc”) Quy định này được đặt ra với các điều kiện phù hợp với cơ chếquản lý nguồn lao động Việt Nam, đồng thời cũng là để thắt chặt một cách hợp

lý các đối tượng hưởng BHTN vào thời điểm Luật BHXH 2006 ra đời – lần đầutiên chúng ta triển khai thực hiện chế độ BHTN

1.1.2 Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp

Như đã đề cập, tình trạng thất nghiệp đã và đang trở thành một vấn đề hết

sức nhức nhối, không chỉ ảnh hưởng đến bản thân, gia đình người thất nghiệp

mà còn ảnh hưởng tới nền kinh tế của một quốc gia Vì vậy, các quốc gia luôntìm kiếm các giải pháp trợ giúp cho những người thất nghiệp Một trong nhữngbiện pháp trợ giúp đó là chế độ BHTN

Khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013 đã đưa ra định nghĩa cụ thể về

“BHTN” như sau: “Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thunhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề,duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp”.Nhìn nhận từ góc độ kinh tế - xã hội, BHTN là một biện pháp nhằm hỗ trợngười lao động bị mất việc làm, giúp ổn định tạm thời cuộc sống, học nghề vàtìm kiếm việc làm mới thông qua việc tạo lập một quỹ tiền tệ tập trung do ngườilao động, người sử dụng lao động đóng góp và có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước

Do đó, BHTN chính là giải pháp nhằm khắc phục hậu quả của tình trạng thấtnghiệp đối với người tham gia BHTN và góp phần điều tiết sự chuyển dịch laođộng trong nền kinh tế thị trường

Dưới góc độ pháp lý, pháp luật BHTN là tổng hợp những quy phạm pháp

Trang 14

luật quy định về việc thu nộp BHTN, chi trả trợ cấp thất nghiệp, đưa người thấtnghiệp trở lại làm việc, quản lý quỹ BHTN và các quy phạm pháp luật điềuchỉnh các quan hệ phát sinh giữa các bên tham gia vào quá trình thực hiện chế

độ BHTN cho người lao động

BHTN có những điểm đặc trưng thể hiện đúng bản chất riêng của nó, cụ

thể là:

Thứ nhất, BHTN xuất phát từ quan hệ lao động nhưng khi thực hiện lại

chủ yếu thuộc về lĩnh vực việc làm, nó giống như một phương án dự phòng vềviệc làm của người lao động Việc chi trả BHTN cũng luôn luôn gắn liền vớivấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động, nó vừa đóng vai trò

hỗ trợ phần nào thu nhập cho người thất nghiệp, vừa xúc tiến các hoạt động tìmkiếm và tạo việc làm cho người thất nghiệp Đây là điểm khác biệt giữa hoạtđộng quản lý BHTN so với việc quản lý các chế độ BHXH khác Cũng chínhbởi sự gắn bó mật thiết giữa BHTN và việc làm của người lao động mà hiện nayở nước ta chế độ BHTN đã được tách ra khỏi Luật BHXH, được quy định trongLuật Việc làm

Thứ hai, về đối tượng được hưởng chế độ BHTN, người được hưởng chế

độ BHTN là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và đang

bị mất việc làm dẫn đến việc tạm thời không có thu nhập, vẫn sẵn sàng trở lạilàm việc Như vậy, người được hưởng chế độ BHTN là những người hiện khôngtham gia vào quan hệ lao động, bị chấm dứt quan hệ lao động trong khi vẫn cókhả năng lao động, khác với đối tượng của các chế độ BHXH khác là nhữngngười lao động vẫn đang có quan hệ lao động (chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản)hoặc đã chấm dứt quan hệ lao động do không có khả năng tiếp tục làm việc (chế

độ hưu trí, tử tuất)

Thứ ba, việc thực hiện chế độ BHTN trên thực tế rất phức tạp và khó

Trang 15

quản lý Sự phức tạp và khó quản lý có thể thấy ngay được từ việc khó có thể dựđoán được tỷ lệ thất nghiệp một cách chính xác, từ đó dẫn đến khó khăn trongviệc hạch toán và cân đối thu – chi quỹ BHTN Việc thực hiện chế độ BHTNcũng liên quan mật thiết với các hệ thống đào tạo nghề, các trung tâm giới thiệuviệc làm và chương trình quốc gia về việc làm nên cần có sự phối hợp đồng bộgiữa cơ quan quản lý BHTN với các cơ quan chức năng trong lĩnh vực lao độngviệc làm Hơn nữa, việc xác định điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp khó khănhơn nhiều so với các chế độ BHXH khác, xuất phát từ ranh giới mờ nhạt giữa

“có việc làm” và “không có việc làm”, giữa “có thu nhập” và “không có thunhập” Đây là một thực tế mà chúng ta cần phải cố gắng khắc phục để có thểthực hiện được chế độ BHTN một cách hiệu quả

1.2 Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp

BHTN đóng vai trò hết sức cần thiết ở mỗi quốc gia bởi những lý do cơ

bản sau đây:

- Thứ nhất, chế độ BHTN được xây dựng chính là cơ sở pháp lý để người

lao động được đảm bảo trợ cấp về vật chất khi thất nghiệp, giúp cho họ phần nào

ổn định được cuộc sống để có thể trở lại làm việc khi tìm được việc làm mới.Bất cứ người lao động nào cũng mong muốn có được một công việc, một

mối quan hệ lao động ổn định và bền vững để có được khoản thu nhập ổn địnhphục vụ cho cuộc sống hàng ngày của bản thân và gia đình Tuy nhiên, khôngphải lúc nào mối quan hệ lao động – việc làm cũng diễn ra một cách suôn sẻ Lý

do này hoặc lý do khác, khách quan hoặc chủ quan có thể sẽ khiến cho họ “đánhmất” đi việc làm đã tìm kiếm được trước đó, lúc này họ không còn thu nhập để

có thể đảm bảo được cuộc sống ở mức tối thiểu, họ không chỉ rơi vào khó khăn

về kinh tế mà còn phải chống chọi với sự khốn khó về mặt tinh thần Cuộc sốngcủa người lao động bị mất việc làm sẽ trở nên hết sức nặng nề về tất cả mọi mặt

Trang 16

nếu như không có khoản trợ cấp dưới tên “BHTN” BHTN giúp cho người thấtnghiệp có thể phần nào ổn định được cuộc sống vật chất và gánh nặng về mặttinh thần Có ổn định được cuộc sống vật chất và tinh thần người thất nghiệpmới có cơ hội để tìm việc và tiếp tục tham gia thị trường lao động ILO cũng đãđưa ra vấn đề đảm bảo cuộc sống cho người lao động bị mất việc trong các côngước và khuyến nghị của mình Điều này sẽ được đề cập đến ở phần sau của luậnvăn.

- Thứ hai, BHTN góp phần đảm bảo quyền con người và quyền có việc

làm của người lao động

Có thể nói, sự ra đời của chế độ BHTN đã góp phần không nhỏ trong việcđảm bảo quyền con người của người lao động Người lao động có quyền đượcsống, được đảm bảo cuộc sống bằng vật chất do họ lao động mà tạo ra, được tự

do phát triển Trong Tuyên ngôn về nhân quyền của Liên hiệp quốc (1948) đãghi nhận “Mỗi người đều có quyền có một mức sống cần thiết cho việc giữ gìnsức khỏe bản thân và gia đình, có quyền được bảo đảm trong trường hợp thấtnghiệp” Vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cũng là một vấn đề quan trọngthuộc về quyền con người, mỗi con người đều có quyền có việc làm, tự do chọnnghề, được có những điều kiện làm việc thuận lợi và chính đáng và được bảo vệchống lại thất nghiệp Như vậy, sự ra đời của chế độ BHTN là biện pháp hữuhiệu góp phần tạo điều kiện đảm bảo các quyền cơ bản của con người

- Thứ ba, BHTN góp phần làm ổn định nền kinh tế - xã hội của quốc gia

+ Đối với nền kinh tế: Nền kinh tế của mỗi quốc gia không thể tự bản thân

nó phát triển và lớn mạnh, mà hạt nhân của nền kinh tế quốc gia chính là kinh tếcủa cá nhân mỗi người lao động Nếu mỗi người lao động đều có việc làm ổnđịnh, thu nhập ổn định đồng nghĩa với việc xã hội với nhiều cá nhân người laođộng đó cũng có sự “thu nhập” ổn định, kinh tế từ đó mà càng lúc càng vững

Trang 17

mạnh Ngược lại, nếu trong quốc gia nào đó có quá nhiều người thất nghiệp,không có khả năng tạo ra thu nhập thì trước hết, bản thân họ sẽ rơi vào cảnh đóinghèo, không có tiền để chăm lo cho bản thân cũng như cho gia đình Điều nàyđồng nghĩa với việc quốc gia sẽ trở nên ngày càng nghèo khó, không thể pháttriển được Chính vì vậy, chế độ BHTN với chức năng “hỗ trợ” thu nhập chongười lao động khiến cho họ phần nào ổn định được cuộc sống, từ đó có cơ hội

để tìm kiếm việc làm mới, sẵn sàng tham gia quan hệ lao động mới để có thunhập, làm giàu cho bản thân Nền kinh tế cũng từ đó mà phát triển hơn BHTN

đã đóng vai trò làm cân bằng nền kinh tế, hạn chế những tác động tiêu cực củanền kinh tế thị trường

+ Đối với xã hội: Trong nền kinh tế thị trường, thất nghiệp đang dần trở

thành một sự cản trở vô cùng to lớn cho sự phát triển của xã hội Như đã đề cậpở trên, nếu người lao động bị mất việc làm và hoàn toàn không có sự hỗ trợ từchế độ BHTN, khả năng tìm kiếm việc làm mới của họ sẽ trở nên khó khăn hơnrất nhiều bởi các yếu tố khách quan lẫn chủ quan Điều này sẽ dẫn đến tình trạngngười thất nghiệp bị lâm vào tình trạng “đường cùng”, từ đó sẽ nảy sinh ra nhiềuvấn đề xã hội phức tạp như các tệ nạn xã hội, trộm cắp, cờ bạc,… làm ảnhhưởng không nhỏ đến đời sống của những người xung quanh BHTN với chứcnăng không chỉ hỗ trợ về thu nhập mà còn tạo điều kiện để người thất nghiệp cóthể dễ dàng hơn trong việc tìm công việc mới phù hợp để tạo ra thu nhập, đảmbảo cuộc sống cho bản thân, gia đình và xã hội

1.3 Khung pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp

1.3.1 Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Xác định đối tượng tham gia, hay còn gọi là đối tượng áp dụng BHTN là

một trong những vấn đề hết sức quan trọng để có thể thực hiện chế độ BHTN,thường được xem xét trên các yếu tố: nhu cầu bảo vệ, khả năng tài chính của

Trang 18

người tham gia BHTN và khả năng quản lý của nhà nước thông qua tổ chứcBHTN.

ILO đã có nhiều Công ước quy định rõ đối tượng áp dụng BHTN Điều 2

Công ước số 44 “Công ước về bảo đảm tiền trợ cấp cho những người thất nghiệpkhông tự nguyện” ban hành năm 1934 quy định áp dụng BHTN cho tất cả nhữngngười làm việc được trả tiền công hoặc tiền lương Đây được coi là nguyên tắcchung xác định đối tượng cần được bảo vệ Tuy nhiên, Điều 2 của Công ước nàycũng chỉ ra rằng khi cần thiết, pháp luật của mỗi quốc gia có thể quy định nhữngngoại lệ đối với những người giúp việc gia đình, làm việc tại nhà, những ngườilàm công ăn lương trong các hệ thống dịch vụ công ích của Nhà nước, nhữngngười lao động chưa đến tuổi quy định, những người đã đến tuổi nghỉ hưu, cóthu nhập đảm bảo tham gia BHTN

Như vậy, theo Công ước nêu trên, đối tượng tham gia bảo hiểm thất

nghiệp là những người làm công ăn lương và tùy vào điểu kiện kinh tế – xã hộicủa mỗi quốc gia có thể mở rộng thêm đối tượng

Trên thực tế, có rất nhiều nước đã triển khai chế độ BHTN với đối tượng

tham gia là người lao động và người sử dụng lao động Tuy nhiên, đối tượng nàyrộng hay hẹp còn tùy thuộc vào điều kiện cụ thể và quy định của từng nước.Trong bài viết “Quy định về BHTN trong Công ước của Tổ chức lao động quốc

tế (ILO) và một số nước trên thế giới” của TS Lê Thị Hoài Thu đăng trên Tạpchí Nhà nước và Pháp luật số 6/2006 thì theo kinh nghiệm của các nước, đốitượng của BHTN là những người lao động bị thất nghiệp phải có thời gian laođộng nhất định, ở lĩnh vực ngành nghề nào đó và làm trong cơ sở có quy mô laođộng theo quy định Ví dụ như ở Trung Quốc, BHTN được áp dụng từ năm

1986 đối với người lao động mới tuyển dụng vào doanh nghiệp Nhà nước Saumột số lần sửa đổi, Trung Quốc thông qua “Điều lệ BHTN” vào năm 1999 áp

Trang 19

dụng với tất cả lao động ở thành thị, lao động trong các doanh nghiệp nhà nước,doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nông dân làmhợp đồng trong các doanh nghiệp này Ở Cộng hòa liên bang Đức, tất cả nhữngngười lao động trên cơ sở hợp đồng như: công nhân, nhân viên hoặc những

người đang đi học cũng như chủ của họ, không phụ thuộc vào mức thu nhập,đều là đối tượng bắt buộc tham gia BHTN Theo pháp luật Đức, công chức Nhànước là đối tượng duy nhất không cần tham gia BHTN vì thời gian phục vụ Nhànước là cả đời Đối với học sinh, sinh viên và người lao động làm việc dưới 18giờ trong tuần hoặc có mức thu nhập ít hơn 1/7 thu nhập trung bình của tất cảthành viên của BHTN cũng không tham gia loại bảo hiểm này

1.3.2 Điều kiện, mức trợ cấp và thời gian hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp 1.3.2.1 Điều kiện hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Theo Công ước số 44 của ILO, để được hưởng trợ cấp BHTN, người thất

nghiệp phải có đủ các điều kiện sau đây:

- Thứ nhất, có năng lực làm việc và sẵn sàng làm việc nhưng hiện tại

không có việc làm

Điều kiện “có năng lực làm việc” là điều kiện quan trọng để phân biệt đối

tượng hưởng BHTN với đối tượng hưởng BHXH khác, cụ thể là, chỉ trong

trường hợp người thất nghiệp có năng lực làm việc mới được hưởng BHTN, cònnếu họ không còn năng lực làm việc hay mất năng lực làm việc do hết tuổi laođộng hoặc gặp tai nạn dẫn đến mất khả năng lao động thì sẽ hưởng chế độ bảohiểm khác tùy quy định pháp luật của mỗi quốc gia Ngoài ra, người thất nghiệpcũng phải “sẵn sàng làm việc” chứ không phải không muốn làm việc và khôngtích cực tìm kiếm việc làm

- Thứ hai, có đăng ký tìm việc tại một phòng tìm việc

Việc đăng ký tìm việc như vậy tạo điều kiện để các cơ quan chức năng hỗ

Trang 20

trợ tìm việc làm cho người thất nghiệp đồng thời giúp cơ quan có thẩm quyền dễdàng thống kê số lượng người thất nghiệp để điều chỉnh chính sách BHTN mộtcách hợp lý, đúng đối tượng Ví dụ, ở Nhật, việc đăng ký phải được làm thườngxuyên 4 tuần 1 lần tại cơ quan bảo đảm việc làm quốc gia.

- Thứ ba, có sổ BHTN

Sổ BHTN là cơ sở pháp lý để chứng nhận người thất nghiệp có tham gia

đóng BHTN trong một thời gian nhất định và đủ thời gian tối thiểu (còn đượcgọi là thời kỳ dự bị) theo quy định Điều kiện này nhằm tránh sự lạm dụng củangười thất nghiệp đối với chế độ BHTN Trong thời gian tối thiểu được quy địnhtheo pháp luật, người lao động tham gia đóng góp cho quỹ BHTN trước khi thấtnghiệp Điều 6 Khuyến nghị số 41 hướng dẫn “Thời kỳ dự bị thường không vượtquá 26 tuần lễ làm việc… trong thời gian 12 tháng trước khi xin hưởng trợ cấpBHTN” Luật BHTN Ba Lan quy định thời gian này là 180 ngày trong 12 thángcuối cùng trong quan hệ lao động, trong khi Cộng hòa Pháp quy định là 03 thángđóng BHTN trong 12 tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp

- Thứ tư, việc thất nghiệp không phải do lỗi của người lao động

Người lao động phải chứng minh bị thất nghiệp không do lỗi của bản

thân Các quốc gia trên thế giới đều đưa ra các tiêu chí xác định trường hợp mấtquyền hưởng trợ cấp BHTN với các lý do như tự ý bỏ việc không có lý do chínhđáng, vi phạm kỷ luật lao động dẫn đến mất việc,…

Ngoài ra, nhiều quốc gia cũng quy định thêm về điều kiện không có thu

nhập trong thời gian hưởng trợ cấp

Tiếp đó, theo Điều 21, Công ước số 102 năm 1952 thì đối tượng được

hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:

“a) Những người làm công ăn lương được quy định, tổng số ít nhất chiếm

50% toàn bộ những người làm công ăn lương;

Trang 21

b) Hoặc mọi người thường trú mà phương tiện sinh sống trong khi trườnghợp thất nghiệp xảy ra không vượt quá giới hạn về mức trợ cấp được quy địnhtại Điều 67 của Công ước;

c) Hoặc, nếu các quốc gia đã có bản tuyên bố về bảo lưu tạm thời điều

khoản trợ cấp thất nghiệp của Công ước thì những người được hưởng trợ cấpthất nghiệp phải bao gồm những người làm công ăn lương mà tổng số ít nhấtchiếm 50% toàn bộ những người làm công ăn lương làm việc trong các cơ sởcông nghiệp đang sử dụng 20 người trở lên.”

Khi tình hình thất nghiệp trên thế giới ngày một gia tăng, Công ước số

168 “Công ước về xúc tiến việc làm và bảo vệ chống lại thất nghiệp” được ILOthông qua năm 1988 đã bổ sung cho các Công ước và khuyến nghị trước đó Cụthể là, Điều 11 Công ước 168 quy định “Những người được bảo vệ sẽ gồmnhững người làm công ăn lương theo quy định không ít hơn 85% toàn bộ nhữngngười làm công ăn lương, kể cả những người làm công ăn lương khu vực côngcộng và những người học nghề” Ngoài ra, Điều 26 của Công ước này đưa ramột số điều khoản đặc biệt để áp dụng với một số loại lao động mới xin việc lầnđầu, hoặc không được xem là thất nghiệp, hoặc chưa bao giờ, hoặc không đượctham gia chương trình bảo vệ người thất nghiệp…

1.3.2.2 Mức trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Mức trợ cấp BHTN là khoản tiền mà người lao động (khi mất việc làm)

nhận được từ cơ quan BHTN hay cơ quan quản lý lao động chi trả trợ cấp Mứctrợ cấp thất nghiệp được hình thành trên cơ sở mức đóng và thời gian đóng củangười lao động

Khi xác định mức trợ cấp cần phải lưu ý nếu mức trợ cấp quá thấp sẽ

không đủ giải quyết nhu cầu tối thiểu của người thất nghiệp, dẫn đến kết quả làcuộc sống của họ sẽ gặp nhiều khó khăn Nhưng nếu mức trợ cấp BHTN cao

Trang 22

ngang bằng tiền lương trước khi thất nghiệp sẽ tạo tâm lý ỷ lại, không chịu làmviệc của người thất nghiệp để kéo dài thời gian trợ cấp, gây thiệt hại cho quỹBHTN và ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế Do vậy, về nguyên tắc, mức trợ cấpBHTN phải thấp hơn mức thu nhập của người lao động khi đang làm việc nhưngphải đảm bảo nhu cầu tối thiểu của họ.

Công ước 102 quy định mức trợ cấp thất nghiệp là tỷ lệ % so với tổng số

tiền lương của một người lao động nam giới thành niên thông thường và so vớimức phụ cấp gia đình trả cho một người lao động thất nghiệp có gánh nặng giađình giống như người được hưởng mẫu Người thụ hưởng mẫu là người có vợ vàhai con được hưởng tỷ lệ trợ cấp thất nghiệp là 45% Tùy theo điều kiện củatừng quốc gia, mức trợ cấp thất nghiệp này cũng được quy định không giốngnhau

Ví dụ, tại Nhật mức trợ cấp BHTN là từ 60-80% mức lương tiền công

ngày và tỷ lệ này sẽ cao hơn đối với người có thu nhập thấp; 50-80% cho ngườithất nghiệp trong độ tuổi từ 60 đến 64 Khoản trợ cấp cũng phụ thuộc vào độ dàicủa thời gian đóng bảo hiểm, tuổi tác, tương lai việc làm,… Đối với Hungari,mức trả trợ cấp BHTN lại được quy định giảm dần theo thời gian thất nghiệp:

“Người thất nghiệp nhận được 70% lương thực lĩnh cho năm đầu tiên và 50%cho năm thứ hai” Một số nước khác lại căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh gia đình

để xác định mức hưởng trợ cấp như Bỉ, Phần Lan,…1

1.3.2.3 Thời gian hưởng trợ cấp BHTN

Theo Khuyến nghị số 44 của ILO, thời gian trả trợ cấp dài hay ngắn là tùythuộc vào khả năng tài chính của quỹ BHTN Thời gian này được kéo dài nếunhư quỹ còn đủ khả năng chi trả và người lao động còn có yêu cầu được giúp

đỡ Trên thực tế, việc chi trả trợ cấp thực sự khó có thể đáp ứng tình trạng khókhăn của người thất nghiệp và thời gian chi trả trợ cấp cũng cần phải có giới hạn

Trang 23

cần thiết.

Điều 24, Công ước số 102 quy định “Trợ cấp thất nghiệp có thể trả suốt

thời gian người lao động bị mất việc làm ngoài ý muốn, và đôi khi trợ cấp này

cũng có thể hạn chế trong nhiều trường hợp đối với các loại đối tượng hưởng

trợ cấp Riêng với đối tượng hưởng trợ cấp là người làm công ăn lương, thời

gian hưởng trợ cấp có thể bị hạn chế trong khoảng 13 tuần trong từng thời kỳ

12 tháng” Đối với người được bảo vệ là người thường trú mà các phương tiện

sinh sống trong khi trường hợp bảo vệ xảy ra không vượt quá giới hạn quy định

thì trợ cấp thất nghiệp được trả là 26 tuần trong thời kỳ 12 tháng

Theo Công ước số 168 của ILO bổ sung Công ước số 102, các quốc gia

thành viên có thể giới hạn thời gian chi trả trợ cấp thất nghiệp lên tới 26 tuần

cho mỗi thời kỳ thất nghiệp hoặc tới 39 tuần trong mỗi giai đoạn 24 tháng Nếu

quốc gia thành viên đưa ra bản tuyên bố bảo lưu quy định này, thì thời gian chi

trả trợ cấp có thể giới hạn tới một tuần cho mỗi thời kỳ 13 tháng, hoặc trung

bình 13 tuần nếu pháp luật nước đó quy định rằng thời gian đầu trả trợ cấp sẽ

thay đổi theo độ dài thời gian làm việc (Điều 19)

Trên cơ sở quy định của Công ước quốc tế, các nước quy định thời gian

trả trợ cấp khác nhau, nhưng thông thường là khoảng từ 12 tuần đến 52 tuần, ví

dụ: Cộng hòa liên bang Đức 13 tuần, Anh 24 tuần, Italia 180 ngày,… Tuy nhiên,

cũng có những nước quy định thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp chặt chẽ như

Trung Quốc Quốc gia này quy định thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp phụ

thuộc vào thời gian mà người thất nghiệp đóng góp vào quỹ BHTN, chẳng hạn

trợ cấp BHTN sẽ được hưởng trong vòng 12 tháng nếu người thất nghiệp đóng

quốc tế (ILO) và một số nước trên thế giới”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 06/2006.góp vào quỹ BHTN trong thời gian từ 1-5 năm, những người đóng góp trên 10

năm cũng chỉ nhận được trợ cấp thất nghiệp tối đa là 24 tháng.2

Trang 24

Về thời gian hoãn hưởng trợ cấp BHTN (thời gian từ khi người thất

nghiệp nộp đơn xin hưởng trợ cấp đến khi họ thực sự nhận được trợ cấp) vớimục đích giảm bớt phần nào gánh nặng tài chính cho quỹ BHTN đối với cáctrường hợp tạm ngừng việc ngắn hạn Theo Khuyến nghị số 44 của ILO, thờigian này không được vượt quá 8 ngày cho mỗi thời kỳ thất nghiệp

1.3.3 Hồ sơ, thủ tục tham gia, hưởng BHTN

Việc tham gia BHTN của người lao động phải được theo dõi bằng sổ

BHTN được coi là hồ sơ tham gia BHTN Như đã đề cập, sổ BHTN là cơ sởpháp lý chứng nhận việc tham gia BHTN của người lao động, trong đó ghi nhậnmức đóng BHTN cũng như thời gian đóng BHTN của người lao động

Để được hưởng chế độ BHTN, người lao động tạm thời bị mất việc cần

phải đáp ứng các điều kiện hưởng BHTN được quy định cụ thể theo pháp luật.Theo đó, người lao động tạm thời bị mất việc cần phải nộp hồ sơ để được xemxét việc hưởng BHTN Theo quy định của ILO thì người lao động bị mất việcphải đăng ký thất nghiệp, đăng ký tìm việc làm ở cơ quan lao động có thẩmquyền do Nhà nước quy định Ở mỗi quốc gia, việc đăng ký này lại được quyđịnh khác nhau Ví dụ như, ở Nhật, người thất nghiệp phải đăng ký tại cơ quanbảo đảm việc làm quốc gia và việc đăng ký phải được làm thường xuyên 4 tuầnmột lần Hồ sơ hưởng BHTN sẽ được nộp cùng lúc với thời gian đăng ký thấtnghiệp, bao gồm đơn xin hưởng BHTN, sổ BHTN và giấy tờ chứng minh việcthất nghiệp không phải lỗi của người lao động

1.3.3 Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

1.3.3.1 Trách nhiệm đóng quỹ BHTN

Theo nguyên tắc các bên cùng chịu trách nhiệm, quỹ BHTN là một quỹ

tiền tệ tập trung được hình thành từ sự đóng góp của các bên tham gia quan hệBHTN và dùng để chi trả trợ cấp cho người lao động khi bị thất nghiệp theo quy

Trang 25

2 Lê Thị Hoài Thu (2006), “Quy định về Bảo hiểm thất nghiệp trong Công ước của Tổ chức laođộng

quốc tế (ILO) và một số nước trên thế giới”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 06/2006

định của pháp luật Các bên tham gia quan hệ BHTN đóng quỹ BHTN bao gồm

người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước

Người lao động tham gia đóng góp quỹ BHTN như một khoản tiết kiệm

để khắc phục rủi ro khi mất việc làm, với ý nghĩa của việc đóng góp là sự san sẻ

rủi ro, lấy của số đông người lao động đang làm việc bù đắp cho số ít người thất

nghiệp Người sử dụng lao động có được giá trị thặng dư sinh ra trong quá trình

họ sử dụng sức lao động của người lao động, nên họ phải có trách nhiệm đóng

góp để trợ giúp cho người lao động mà mình thuê trong trường hợp người lao

động bị mất việc, đặc biệt là khi doanh nghiệp gặp khó khăn dẫn đến người lao

động bị thất nghiệp hàng loạt Đối với Nhà nước, việc đóng góp BHTN là trách

nhiệm của Nhà nước để giải quyết những vấn đề có tính xã hội như giải quyết

việc làm và hạn chế tình trạng thất nghiệp đang diễn ra trong xã hội

1.3.3.2 Tỷ lệ đóng quỹ BHTN

Căn cứ xác định đóng quỹ BHTN thường được thực hiện dưới hai hình

thức sau:

- Đóng theo một khoản cố định và hưởng theo một khoản cố định Khoản

cố định này sẽ được cơ quan BHTN lựa chọn phù hợp mức sống, tình hình kinh

tế-xã hội nói chung và nhu cầu của đa số người hưởng chế độ

- Đóng theo mức lương và hưởng theo mức lương: Hình thức này được

ILO khuyến nghị và được người lao động do sự đảm bảo công bằng trong đóng

và hưởng BHTN Tuy nhiên việc đóng theo hình thức này cần phải kiểm soát

được thu nhập của người lao động để tránh bội chi quỹ BHTN

Tùy tình hình kinh tế xã hội của từng nước, BHTN được thành lập dựa

Trang 26

trên tỷ lệ đóng góp của các bên có trách nhiệm đóng quỹ Quá trình tạo lập quỹBHTN ở một số nước cho thấy quỹ BHTN chủ yếu do người lao động và người

sử dụng lao động đóng góp, trường hợp thiếu Nhà nước sẽ cấp bù (ví dụ cácnước Pháp, Trung Quốc, Cộng hòa liên bang Đức,…) hoặc có nước chỉ có ngườilao động phải đóng (Ba Lan, Nga,…) Việc tham gia đóng góp của Nhà nước cótrể dưới hình thức hỗ trợ khi quỹ có sự thiếu hụt, bảo toàn giá trị của quỹ hoặcđóng góp theo định kỳ vào quỹ Ở các quốc gia thì tỷ lệ đóng quỹ BHTN là khácnhau, nhưng hầu hết là Nhà nước chỉ “bù thiếu” cho Quỹ BHTN trong trườnghợp người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng góp nhưng quỹ chưađáp ứng được nhu cầu hưởng chế độ BHTN của người lao động trong nhữngtrường hợp hay những khoảng thời gian nhất định

1.4 Lược sử pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại Việt Nam

Trong giai đoạn Nhà nước ta tiến hành sự nghiệp đổi mới, mở cửa phát

triển nền kinh tế thị trường, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động và đảmbảo phát triển kinh tế hài hòa với xã hội, ngày 23/6/1994, Quốc hội đã thông qua

Bộ luật lao động (BLLĐ) BLLĐ 1994 đã có các quy định nhằm bảo vệ quyền

và lợi ích cho người lao động khi thôi việc hoặc mất việc làm, cụ thể là khoản 1Điều 42 BLLĐ 1994 quy định: “Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với ngườilao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ mộtnăm trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗinăm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có.”

Điều 17 BLLĐ 1994 cũng quy định về trợ cấp mất việc như sau: “Trong

trường hợp do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ mà người lao động đã làm việcthường xuyên trong doanh nghiệp từ một năm trở lên bị mất việc làm, thì người

sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại họ để tiếp tục sử dụng vào nhữngchỗ làm việc mới; nếu không thể giải quyết được việc làm mới, phải cho người

Trang 27

lao độngthôi việc thì phải trợ cấp mất việc làm, cứ mỗi năm làm việc trả mộttháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương” Đồng thời, điềukhoản này cũng đã quy định các doanh nghiệp cần phải có quỹ dự phòng trợ cấpmất việc làm Tuy nhiên, BLLĐ 1994 chưa có quy định ghi nhận chế độ BHTN.Năm 2002, BLLĐ đã được sửa đổi, bổ sung và đã ghi nhận thêm quy định

về BHTN tại khoản 1 Điều 140, theo đó việc thành lập quỹ BHTN, mức đóng,điều kiện đóng BHTN,… sẽ do Chính phủ quy định Có thể nói đây là lần đầutiên, BHTN được đặt ra một cách chính thức, thể hiện nhận thức của các nhàlàm luật về sự cần thiết của chế độ này để đảm bảo quyền và lợi ích của nhữngngười lao động thôi việc hoặc mất việc Quy định này đã thể hiện sự thay đổiquan điểm và nhận thức của NHà nước về vấn đề BHTN, một phần nhìn nhận từkinh nghiệm của các nước trên thế giới Tuy nhiên, vào thời điểm này, pháp luật

về BHTN vẫn chưa được quy định một cách cụ thể

BHTN tiếp tục được ghi nhận là một chế độ bảo hiểm độc lập tại Luật

BHXH năm 2006, có hiệu lực từ ngày 01/01/2009 Sau đó, ngày 12/12/2008,Chính phủ đã ban hành Nghị định số 127/2008/NĐ-CP quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHTN (có hiệu lực

01/01/2009) Ngày 21/11/2012, Nghị định 100/2012/NĐ-CP của Chính phủđược ban hành sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CPquy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHTN(có hiệu lực từ 15/01/2013) Các Thông tư hướng dẫn về vấn đề BHTN bao gồmThông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và xã hộiHướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành mộtsố điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp và Thông tư số

04/2013/TT-BLĐTBXH sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số

Trang 28

32/2010/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội Hướng dẫnthực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm

2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều

của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp Có thể nói, chế độ BHTN rađời đã hỗ trợ rất lớn cho người lao động bị mất việc Nhờ có BHTN, người laođộng bị mất việc có thể vượt qua khó khăn về cả mặt vật chất lẫn tinh thần, có

cơ hội tìm được việc làm mới, góp phần đảm bảo công bằng và phát triển xã hội.Như đã đề cập, chế độ BHTN theo quy định tại Luật BHXH 2006 chính

thức có hiệu lực ngày 01/01/2009, nhưng người lao động chỉ được hưởng BHTN

từ ngày 01/01/2010 do điều kiện đóng BHTN theo quy định là từ đủ 12 tháng trởlên mới được hưởng trợ cấp thất nghiệp Theo thống kê của Cục Việc làm, BộLao động - Thương binh và Xã hội, sau khi chế độ BHTN có hiệu lực, chỉ từngày 04/01/2010 đến ngày 29/01/2010 đã có tới 5.866 người đến đăng ký thấtnghiệp, tuy nhiên số người được hưởng BHTN trên thực tế chỉ có 583 người,chiếm chưa tới 10% số người đăng ký thất nghiệp, trong khi đó, số tiền thu được

từ BHTN lại rất lớn, cụ thể là tính đến đầu tháng 4/2010 là khoảng 3.066 tỷđồng với số lượng người tham gia là 5,4 triệu người.3 Ngoài ra, những quy định

về hỗ trợ học nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm theo Luật BHXH chưa thực sựphát huy hiệu quả Trên thực tế, các cơ quan phụ trách BHTN chủ yếu tập trungvào việc xét duyệt hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động mà chưa chútâm vào việc giới thiệu việc làm mới hay công tác hỗ trợ học nghề cho người laođộng trong khi việc giúp người lao động tái tham gia quan hệ lao động là điềuhết sức quan trọng

Sau 4 năm thực hiện, những quy định về chính sách BHTN đã phần nào

đáp ứng được nhu cầu của người lao động, bộc lộ sự phù hợp với điều kiện kinh

tế - xã hội của đất nước Tuy nhiên, xem xét trên thực tiễn áp dụng pháp luật,

Trang 29

chế độ BHTN theo Luật BHXH vẫn chưa thể hiện được hết vai trò của mình đốivới người lao động bị thất nghiệp Hơn nữa, có thể thấy nếu đặt BHTN trong hệthống BHXH thì chưa thể hiện đúng bản chất gắn với việc làm của chế độ bảohiểm này Việc hưởng chế độ BHTN luôn luôn gắn liền với những vấn đề về

việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động, giúp người lao động tìm

được việc làm mới, tiếp tục tạo ra thu nhập để đảm bảo cuộc sống Vì vậy, năm

2013 Luật Việc làm ra đời đã bao gồm cả những quy định về chính sách BHTN,

cụ thể là BHTN được quy định tại chương 6 Luật Việc làm 2013 (có hiệu lực từngày 01/01/2015) Nghị định số 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của

Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được Chính phủ ban hành ngày12/03/2015 bao gồm quy định chi tiết về việc ký kết hợp đồng của người lao

động với doanh nghiệp và những quy định về thủ tục hưởng bảo hiểm thất

nghiệp Ngày 31/07/2015, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hànhThông tư số 28/2015/TT-BLTBXH hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việclàm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về

BHTN

Nhìn chung, hiện nay, chế độ BHTN được quy định cụ thể trong Luật

Việc làm, tuy nhiên, cũng như tình trạng chung của các quy định pháp luật trongcác lĩnh vực khác, các quy định về chế độ bảo hiểm này được hướng dẫn thi

3 Bùi Đức Hiển - “Một số bất cập trong thi hành pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp”(http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?

p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&item_id=78699

49&article_details=1)

hành ở rất nhiều các văn bản dưới luật khác nhau Mặc dù mới được ban hànhnhững năm gần đây và mới có hiệu lực thi hành từ 01/01/2015, chế độ BHTN đãđược hướng dẫn thi hành ở ít nhất 1 Nghị định và 1 Thông tư như đã đề cập đến

Trang 30

ở trên, chưa kể Thông tư chi tiết của các Bộ, ban, ngành ban hành, ví dụ nhưThông tư 139/TT-BQP ngày 16/12/2015 hướng dẫn thực hiện một số điều củaNghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quyđịnh chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về BHTN trong Bộ Quốcphòng Thiết nghĩ, với mục tiêu đạt được là một chính sách về chế độ BHTN rõràng, trong tương lai các nhà làm luật cần phải khái quát hóa các quy định và dựliệu những tình huống cụ thể để hướng dẫn thống nhất trong một văn bản.KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Khung pháp luật về chế độ BHTN đã được hình thành từ rất lâu trên thế

giới, với các quy định được ghi nhận trong các Công ước của Tổ chức Lao độngQuốc tế ILO cũng như các quốc gia tiên tiến khác Lược sử pháp luật Việt Namcho thấy, quan niệm về việc cần có chế độ BHTN tại Việt Nam để hỗ trợ chongười lao động trong trường hợp họ bị mất việc mới được hình thành từ năm

2002 và chính thức được ghi nhận từ năm 2006 trong Luật BHXH Theo đó,BHTN được đặt trong hệ thống BHXH Nghiên cứu khung pháp luật về BHTN,

có thể thấy ngay từ thời gian đầu khi thiết lập các quy định về BHTN, các quyđịnh về chế độ bảo hiểm này ở Việt Nam đều tuân theo những quy định chungnhất về BHTN theo khung pháp luật của ILO, đồng thời cũng học hỏi kinhnghiệm từ các quốc gia khác trên thế giới Và với quan điểm nhận thức mới vềBHTN, chế độ bảo hiểm này đã được quy định trong Luật Việc làm năm 2013bởi sự gắn bó mật thiết của vấn đề trợ cấp thất nghiệp với vấn đề việc làm vàgiải quyết việc làm cho người lao động Việc quy định chế độ BHTN trong LuậtViệc làm đã đánh dấu bước ngoặt về quan điểm của nhà nước về chế độ bảohiểm này với những quy định mang tính chất cụ thể và có hướng dẫn rõ ràng vềviệc áp dụng những quy định này trên thực tiễn

Có thể nói, với những nghiên cứu về các vấn đề lý luận chung như đã nêu

Trang 31

trên, chương 1 của luận văn là chương quan trọng trong kết cấu của luận văn, trởthành cơ sở lý luận để đối chiếu với các quy định pháp luật ở Việt Nam, đồngthời đánh giá được những điểm hợp lý, điểm chưa hợp lý và đưa ra một số kiếnnghị hoàn thiện pháp luật ở những chương sau.

Chương 2

CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT VIỆC LÀM NĂM 2013

2.1 Nguyên tắc của bảo hiểm thất nghiệp

Nguyên tắc của BHTN được quy định cụ thể tại Điều 41 Luật Việc làm

năm 2013, bao gồm 5 nguyên tắc sau đây:

- Thứ nhất, bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHTN

Quỹ BHTN là quỹ chung được đóng bởi những người tham gia BHTN,

dùng để hỗ trợ thu nhập cho những người lao động tham gia BHTN khi họ lâmvào tình trạng thất nghiệp Tuy nhiên, không phải tất cả những người tham giaBHTN đều sẽ lâm vào tình trạng thất nghiệp và được hưởng trợ cấp thất nghiệp

mà chỉ một phần trong số những người tham gia BHTN gặp rủi ro mất việc màthôi Khi đó, quỹ chung được đóng bởi tất cả những người tham gia BHTN sẽđược trích ra để hỗ trợ thu nhập cho những người gặp rủi ro này

Có thể thấy, nguyên tắc này xuất phát từ thực tế xã hội, cụ thể là thực

trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng Đối với người lao động, họ nhận thấy đượcrằng khi bản thân không may rơi vào tình trạng thất nghiệp, bị mất thu nhập, tức

là tạm thời họ không thể đảm bảo được nguồn sống nên họ cần phải liên kếtđóng góp, hình thành quỹ chung để chia sẻ rủi ro trong cộng đồng Đối vớingười sử dụng lao động, họ cũng nhận thức được trong các trường hợp giảmthiểu lao động hoặc bị phá sản, bản thân họ khó có thể gánh vác được việc chitrả cho nhiều người lao động bị mất việc làm cùng lúc, do đó họ cũng nhận thấy

Trang 32

họ cần phải “hợp lực” để đề phòng những tình huống xấu có thể xảy ra Nhưvậy, họ phải nộp một khoản tiền nhất định vào quỹ tập trung để khi có rủi ro xảy

ra, khoản tiền của quỹ này sẽ được rút ra để giải quyết Có thể coi đây là nguyêntắc “lấy số đông bù số ít” và nó không chỉ là nguyên tắc chỉ đạo cho các quyđịnh về BHTN mà còn có ý nghĩa chỉ đạo đối với thực tiễn áp dụng chế độ bảohiểm này

- Thứ hai, mức đóng BHTN được tính trên cơ sở tiền lương của người lao

động

Mức đóng BHTN không phải là mức đóng cố định do pháp luật đặt ra chotất cả những người tham gia BHTN mà mức đóng này được xác định trên cơ sởtiền lương của người lao động (xác đinh tỷ lệ % so với tiền lương làm căn cứđóng BHTN của người lao động) Một trong những mục đích chính của chế độBHTN là bù đắp một phần tiền lương của người lao động khi họ bị thất nghiệp,tạm thời mất đi thu nhập, tức là mức trợ cấp thất nghiệp mà người lao động đượchưởng trong thời gian thất nghiệp chính là một phần tiền lương của họ Muốnthực hiện được mục đích này thì việc đóng BHTN của người lao động cũng phảiđược căn cứ vào mức lương mà họ đang được hưởng trong quan hệ lao động

- Thứ ba, mức hưởng BHTN được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian

đóng BHTN

Như đã đề cập, quỹ BHTN được lập ra để chia sẻ rủi ro cộng đồng, tuy

nhiên không phải tất cả những người tham gia BHTN đều được hưởng trợ cấp từquỹ này, mà họ chỉ được hưởng trợ cấp khi họ gặp rủi ro Nhưng mặc dù BHTN

là sự chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia đóng bảo hiểm, sự “chia sẻ” nàycũng phải đảm bảo được tính công bằng dựa trên mức đóng BHTN của người

đó Điều này cũng phù hợp với thực tế mức sống của người lao động Thôngthường, người lao động có mức sống và mức chi tiêu phù hợp với khoản tiền

Trang 33

lương hàng tháng của họ Bởi vậy, khi lâm vào hoàn cảnh thất nghiệp, họ cũngcần phải có một khoản tiền tương ứng để đảm bảo được nhu cầu thiết yếu củabản thân và gia đình Người lao động tham gia BHTN đóng BHTN tương ứngvới tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm của họ, do vậy để đảm bảo công bằng

và cân đối quỹ bảo hiểm thất nghiệp, mức hưởng BHTN của NLĐ sẽ căn cứ vàomức đóng và thời gian đóng BHTN của chính NLĐ đó

- Thứ tư, việc thực hiện BHTN phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo

đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm

Chế độ BHTN cũng như mọi chế độ bảo hiểm khác, có nhiệm vụ phải

đảm bảo được quyền lợi của những người tham gia bảo hiểm Hơn nữa, chế độBHTN được áp dụng với những người lao động tạm thời bị mất việc làm, mấtthu nhập, nên việc thực hiện chế độ này cũng phải đảm bảo nguyên tắc đơn giản,

dễ dàng và thuận tiện, tránh việc tạo ra sự phức tạp, hoặc gây khó khăn trongviệc hưởng BHTN của người thất nghiệp, dẫn đến tâm lý ngại thực hiện hoặc tưtưởng chế độ BHTN được đặt ra chỉ mang tính hình thức Người thất nghiệp bịmất đi thu nhập rất cần phải có nguồn hỗ trợ để đảm bảo cơ bản những nhu cầuthiết yếu trong cuộc sống, nên việc thực hiện BHTN kịp thời và đầy đủ mang ýnghĩa rất lớn đối với người thất nghiệp

- Thứ năm, Quỹ BHTN được quản lý tập trung thống nhất, công khai,

minh bạch, bảo đảm an toàn và được Nhà nước bảo hộ

Theo nguyên tắc này, quỹ BHTN dùng để chi trả cho những người được

hưởng BHTN phải được quản lý một cách tập trung, thống nhất, tránh sự manhmún, tản mạn khó quản lý; đồng thời cũng phải đảm bảo sự công khai, minhbạch để người lao động bị mất việc làm tạm thời có thể yên tâm tiếp tục cuộcsống đồng thời tìm kiếm việc làm mới Quỹ BHTN được Nhà nước bảo hộ.2.2 Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Trang 34

Đối tượng bắt buộc tham gia BHTN được quy định tại Điều 43 Luật Việc

làm năm 2013, cụ thể bao gồm:

- Thứ nhất, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp

đồng làm việc không xác định thời hạn và xác định thời hạn; hợp đồng lao độngtheo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đếndưới 12 tháng

Theo quy định trước đây trong Luật BHXH năm 2006, chỉ những người

lao động có việc làm ổn định theo hình thức hợp đồng lao động hoặc hợp đồnglàm việc xác định thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng hoặc hợp đồng lao động

và hợp đồng làm việc không xác định thời hạn mới thuộc đối tượng tham giaBHTN Vào thời điểm đó, nước ta mới bắt đầu áp dụng chế độ BHTN, do vậy,việc xác định đối tượng của BHTN như trên là phù hợp với tình hình thực tiễn,kiểm soát được các đối tượng hưởng BHTN Theo đó, chỉ có người lao độngtham gia quan hệ lao động lâu dài mới là đối tượng bắt buộc phải tham giaBHTN

Sau khi Luật Việc làm năm 2013 ra đời, đối tượng người lao động bắt

buộc tham gia BHTN đã có sự thay đổi, cụ thể là các quy định về chế độ BHTNtrong Luật Việc làm đã mở rộng hơn các đối tượng là người lao động tham giaBHTN: ngoài các đối tượng giống như quy định trước đây (người làm việc theohợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn và xác địnhthời hạn), đối tượng bắt buộc tham gia BHTN còn bao gồm người lao động làmviệc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định cóthời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng

Quy định mở rộng đối tượng người lao động bắt buộc tham gia BHTN

này được xây dựng dựa trên thực tiễn thực hiện các quy định về chế độ BHTNtrước đây Những đối tượng lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa

Trang 35

vụ hoặc theo công việc có thời hạn ngắn như trên cũng là những đối tượng cónguy cơ mất việc làm lớn bởi tính chất ngắn hạn của công việc mà họ tham gialao động Việc mất việc làm của những lao động này không chỉ ảnh hưởng đến

cá nhân của họ, làm cho họ mất đi thu nhập nhằm đảm bảo nhu cầu tối thiểu củacuộc sống, mà còn phần nào gây ảnh hưởng đến nền kinh tế cũng như xã hội củaquốc gia Chính bởi vậy, việc tham gia BHTN là thực sự cần thiết, để khi xảy ra

“rủi ro” mất việc làm, đối tượng lao động này sẽ được đảm bảo quyền lợi, đảmbảo cuộc sống để có thể sẵn sàng tìm được công việc mới

Việc mở rộng đối tượng người lao động bắt buộc tham gia BHTN góp

phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều đối tượng người lao động,đồng thời có ý nghĩa to lớn, giảm bớt khó khăn gánh nặng cho các doanh nghiệpđặc biệt là trong thời kỳ kinh tế đang phát triển ở giai đoạn hiện nay

Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm năm 2013 cũng quy định về trường hợp

người lao động tham gia nhiều hợp đồng lao động như sau: “Trong trường hợpngười lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tạikhoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao độnggiao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp” Quy định nàyđược đặt ra nhằm xác định việc tham gia đóng BHTN của người lao động cũngnhư người sử dụng lao động trong quan hệ lao động Cụ thể là, nếu người laođộng tham gia giao kết và thực hiện nhiều hợp đồng lao động mà theo quy địnhcủa pháp luật nếu giao kết các hợp đồng lao động đó, người lao động phải đóngBHTN thì họ chỉ cần tham gia đóng BHTN 01 lần và căn cứ để xác định tráchnhiệm đóng BHTN là quan hệ lao động được giao kết đầu tiên Quy định nàyđược xây dựng nhằm tránh những trường hợp có thể xảy ra trong thực tiễn nhưtham gia đóng BHTN bị chồng chéo hoặc né tránh, đùn đẩy trách nhiệm bắtbuộc tham gia BHTN của những người lao động thực hiện nhiều hợp đồng lao

Trang 36

động cùng lúc.

Ngoài quy định về đối tượng người lao động bắt buộc tham gia BHTN,

pháp luật cũng loại trừ một số đối tượng lao động theo quy định tại khoản 1Điều 43 này không phải tham gia BHTN, cụ thể là những người lao động đanghưởng lương hưu, đang giúp việc gia đình Điều này hoàn toàn phù hợp với quyđịnh về đối tượng tham gia BHTN của ILO

- Thứ hai, người sử dụng lao động sử dụng những người lao động nói trên

là đối tượng phải tham gia BHTN

Khoản 3 Điều 43 Luật Việc làm năm 2013 quy định “Người sử dụng lao

động bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trangnhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội –nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; cơ quan, tổ chứcnước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp,hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân cóthuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao độngquy định tại khoản 1 Điều này”

Trước đây, theo quy định của Luật BHXH năm 2006, đối tượng người sửdụng lao động phải tham gia BHTN chỉ là những người sử dụng từ 10 người laođộng trở lên Theo đó, đối với những người sử dụng lao động sử dụng ít hơn 10người lao động không phải tham gia BHTN và như vậy, những người lao độngtham gia quan hệ lao động với những người sử dụng lao động này cũng khôngthuộc đối tượng phải tham gia BHTN Hiện nay Luật việc làm năm 2013 quyđịnh tất cả các đơn vị sử dụng những người lao động theo quy định tại khoản 1Điều 43 đều phải tham gia BHTN mà không phụ thuộc số người lao động sửdụng Có thể khẳng định đây là quy định tiến bộ hơn so với quy định của LuậtBHXH năm 2006, bởi trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ sử dụng ít hơn

Trang 37

10 người lao động, mà theo quy định cũ những người lao động này sẽ khôngđược người sử dụng lao động hỗ trợ đóng BHTN, ảnh hưởng đến quyền lợi của

họ Quy định mới về việc đóng BHTN cho người lao động theo Luật Việc làmnăm 2013 đã bao quát khá đầy đủ các đối tượng sử dụng lao động, theo đó cácđối tượng này cũng phải có trách nhiệm đóng BHTN vừa để đảm bảo quyền lợicho người lao động của mình vừa là cách chia sẻ rủi ro khi đối tượng sử dụnglao động lâm vào tình trạng khó khăn hoặc phá sản dẫn đến hàng loạt người laođộng bị mất việc làm

2.3 Điều kiện và chế độ hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy định tại Điều 42 Luật Việc làm 2013 thì các chế độ BHTN bao

gồm: (1) Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trìviệc làm cho người lao động; (2) Trợ cấp thất nghiệp; (3) Hỗ trợ tư vấn, giớithiệu việc làm; (4) Hỗ trợ học nghề

2.3.1 Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho

người lao động

Đây là chế độ nhằm duy trì việc làm cho người lao động nhưng không hỗ

trợ trực tiếp cho người lao động, mà thông qua việc hỗ trợ và quy định tráchnhiệm của NSDLĐ trong việc sử dụng kinh phí hỗ trợ để đào tạo, bồi dưỡng,nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng,nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động là một chế độ mới, trướcđây chưa được quy định trong Luật BHXH năm 2006 mà mới chỉ được quy địnhgần đây trong Luật Việc làm năm 2013 Như đã đề cập, chế độ này không chỉnhằm duy trì việc làm cho người lao động mà còn nhằm hỗ trợ cho người sửdụng lao động khi doanh nghiệp của họ lâm vào tình trạng khó khăn

2.3.1.1 Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp đối với người sử dụng lao

động

Trang 38

Điều kiện hưởng chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ

năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động được quy định cụ thể tạiKhoản 1 Điều 47 Luật Việc làm năm 2013 Theo đó, người sử dụng lao độngphải đáp ứng đủ bốn điều kiện sau đây:

- Thứ nhất, đóng đủ BHTN cho người lao động thuộc đối tượng tham gia

bảo hiểm thất nghiệp liên tục từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị

hỗ trợ

Theo quy định này, người sử dụng lao động phải thực hiện việc đóng

BHTN cho người lao động của mình một cách đầy đủ theo đúng quy định tạikhoản 2 Điều 44 Luật Việc làm trong thời gian liên tục từ 12 tháng trở lên tínhđến thời điểm đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹnăng nghề để duy trì việc làm cho người lao động “Thời điểm đề nghị hỗ trợ”này được hướng dẫn cụ thể tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 28/2015/NĐ-CP là

“tháng liền trước của tháng đề nghị hỗ trợ” hoặc đến “tháng của ngày đề nghị hỗtrợ” nếu người sử dụng lao động đã đóng BHTN của tháng đó Tuy nhiên, quyđịnh này không chỉ rõ điều kiện bắt buộc đóng BHTN đầy đủ phải bao gồm việcđóng BHTN cho toàn bộ người lao động hay chỉ là phần lớn người lao độngtrong cơ sở kinh doanh Trong trường hợp có một số người lao động mới được

ký hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc chưa đủ 12 tháng, và người sửdụng lao động chưa đóng BHTN đủ 12 tháng cho nhóm người lao động này theonhư quy định nêu trên thì việc xem xét cho hưởng chế độ này đối với người sửdụng lao động sẽ thế nào?

- Thứ hai, gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng

khác buộc phải thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh

Không phải bất kỳ người sử dụng lao động nào đóng đầy đủ BHTN cho

người lao động cũng được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ

Trang 39

kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động mà phải đáp ứng điều kiệnthứ hai được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 47 Luật Việc làm như đã nêutrên Theo đó, người sử dụng lao động phải đang lâm vào trạng thái gặp khókhăn, không thể tiếp tục tiến hành việc kinh doanh như bình thường bởi lý dosuy giảm kinh tế hoặc một lý do bất khả kháng khác Do lâm vào trạng thái khókhăn, người sử dụng lao động buộc phải thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sảnxuất, kinh doanh để có thể tiếp tục việc kinh doanh của mình Điều kiện nàycũng được hướng dẫn tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, theo đótình trạng khó khăn mà người sử dụng lao động gặp phải là tình trạng dẫn đếnnguy cơ phải cắt giảm số lao động hiện có không kể lao động giao kết hợp đồnglao động với thời hạn dưới 03 tháng, cụ thể như sau:

+ Đối với người sử dụng lao động có sử dụng 300 lao động trở xuống:

nguy cơ phải cắt giảm từ 30% hoặc từ 50 lao động trở lên;

+ Đối với người sử dụng lao động có sử dụng 300 lao động trở lên: nguy

cơ phải cắt giảm từ 100 lao động trở lên

Đồng thời, quy định này cũng hướng dẫn, những trường hợp được coi là

bất khả kháng nêu trên, bao gồm: Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địchhọa, dịch bệnh làm thiệt hại một phần hoặc toàn bộ cơ sở vật chất, thiết bị, máymóc, nhà xưởng có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã,thành phố trực thuộc tỉnh nơi người sử dụng lao động bị thiệt hại

- Thứ ba, người sử dụng lao động không có đủ kinh phí để tổ chức đào

tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động

Điều kiện thứ ba để người sử dụng lao động được hưởng chế độ BHTN là

trong tình trạng khó khăn họ không có đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡnghay nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động Pháp luật quy định đây

là điều kiện bắt buộc đối với người sử dụng lao động để họ được hưởng chế độ

Trang 40

hỗ trợ, do vậy, nếu người sử dụng lao động lâm vào tình trạng khó khăn nhưngviệc kinh doanh vẫn có chiều hướng đảm bảo được kinh phí đào tạo, bồi dưỡng,nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động thì họ buộc phải tự “xoay sở” vớitình trạng khó khăn của mình mà không được hưởng trợ cấp Tình trạng không

có đủ kinh phí này có thể được xác định thông qua báo cáo sản xuất, kinh doanh

bị lỗ có xác nhận của cơ quan thuế vào năm trước thời điểm đề nghị hỗ trợ

- Thứ tư, người sử dụng lao động phải có phương án đào tạo, bồi dưỡng,

nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền phê duyệt

Chế độ BHTN mà người sử dụng lao động được hưởng là hỗ trợ về mặt

kinh phí đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động Dovậy, pháp luật đặt ra quy định này nhằm đảm bảo việc hỗ trợ cho người sử dụnglao động là đúng mục đích, tránh việc người sử dụng lao động lợi dụng nguồnkinh phí hỗ trợ để thực hiện việc kinh doanh hoặc bất kỳ việc nào khác với mụcđích đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động Theo quyđịnh này, người sử dụng lao động phải có phương án đào tạo cụ thể, được phêduyệt bởi cơ quan có thẩm quyền Điều 37 Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướngdẫn, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao

kỹ năng nghề cho người lao động là Sở Lao động – Thương binh và xã hội.2.3.1.2 Thời gian và mức hỗ trợ

Thời gian và mức hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng

nghề cho người lao động được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 47 Luật Việclàm năm 2013 và được hướng dẫn cụ thể tại Điều 4 Nghị định 28/2015/NĐ-CP.Theo các quy định này, thời gian hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình

độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động sẽ được căn cứ vàophương án đã phê duyệt nhưng không được quá 06 tháng Mức hỗ trợ cụ thể sẽ

Ngày đăng: 11/08/2017, 21:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w