1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự

138 883 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 808 KB

Nội dung

1.1.2 Ý nghĩa của nguyên tắc Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong Tố tụngdân sự 121.2 Cơ sở của nguyên tắc Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong Tố tụng 1.3 Mối quan hệ của nguyên t

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướngdẫn khoa học của TS Trần Phương Thảo – Giảng viên Khoa Pháp luật Dân

sự, Trường Đại học Luật Hà Nội

Những thông tin, số liệu và trích dẫn trong luận văn là hoàn toàn trung thực,

có nguồn gốc rõ ràng và chính xác

Tác giả luận văn

Nguyễn Kim Ngân

6 VKSND : Viện kiểm sát nhân dân

7 VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng Trang

Bảng 3.1 Thống kê kết quả công tác kiểm sát thụ lý của

VKSNDTC từ năm 2010 đến năm 2015 68 - 69

Trang 2

Bảng 3.2 Thống kê kết quả công tác kiểm sát thụ lý của

VKSND thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2015 69

Bảng 3.3 Thống kê kết quả công tác kiểm sát bản án, quyết

định của Tòa án của VKSNDTC từ năm 2010 đến năm 2015 70

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 3

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn 4

4 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn 4

5 Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn 5

6 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 5

8 Kết cấu của luận văn 6

Trang 3

1.1.2 Ý nghĩa của nguyên tắc Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong Tố tụngdân sự 12

1.2 Cơ sở của nguyên tắc Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong Tố tụng

1.3 Mối quan hệ của nguyên tắc Kiểm sát việc tuân theo pháp luật với các

nguyên tắc khác trong Tố tụng dân sự 19

1.3.1 Mối quan hệ với nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong Tố tụng dân sự (Điều3) 19

1.3.2 Mối quan hệ với nguyên tắc quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp (Điều 4) 20

1.3.3 Mối quan hệ với nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự(Điều 5) 21

1.3.4 Mối quan hệ với nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của đương sự (Điều 9) 23

1.3.5 Mối quan hệ với nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng,người tiến hành tố tụng (Điều 13) 24

1.4 Sự hình thành và phát triển của nguyên tắc Kiểm sát việc tuân theo

pháp luật trong Tố tụng dân sự trong pháp luật Việt Nam 25

Trang 4

1.4.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959 26

1.4.2 Giai đoạn từ năm 1959 đến năm 1989 27

1.4.3 Giai đoạn từ năm 1989 đến trước ngày 01/01/2005 28

1.4.4 Giai đoạn từ năm 2005 đến nay 29

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 31

Chương 2

NỘI DUNG NGUYÊN TẮC KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬTTRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐTỤNG DÂN SỰ HIỆN HÀNH

2.1 Kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại Toà án cấp sơ thẩm 33

2.1.1 Kiểm sát hoạt động thụ lý vụ việc dân sự và trả lại đơn khởi kiện 332.1.2 Kiểm sát các hoạt động chuẩn bị xét xử 37

2.1.3 Kiểm sát thủ tục tiến hành phiên tòa, phiên họp sơ thẩm vụ án dân sự củaTòa án nhân dân 41

2.2 Kiểm sát các hoạt động tại tòa án cấp phúc thẩm và thủ tục giám đốc thẩm,tái thẩm 54

2.2.1 Kiểm sát thông qua việc kháng nghị phúc thẩm và tham gia phiên tòa,phiên họp phúc thẩm 54

2.2.2 Kiểm sát thông qua việc kháng nghị và tham gia phiên tòa giám đốc thẩm,tái thẩm 60

2.3 Kiểm sát việc tuân theo pháp luật theo thủ tục rút gọn tại Tòa án cấp sơ

Trang 5

thẩm và phúc thẩm 63

2.4 Thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị 64

2.4.1 Thực hiện quyền yêu cầu 64

2.4.2 Thực hiện quyền kiến nghị 65

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 66

Chương 3

THỰC TIỄN THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC KIẾM SÁT VIỆC TUÂN

THEO PHÁP LUẬT TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VÀ KIẾN NGHỊ

3.1.3 Nguyên nhân dẫn đến tồn tại, vướng mắc trên 78

3.2 Các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện có hiệuquả nguyên tắc Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong Tố tụng dân sự 793.2.1 Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong Tố tụng dân sự 79

3.2.2 Các kiến nghị bảo đảm tổ chức thực hiện nguyên tắc Kiểm sát việc tuântheo pháp luật trong Tố tụng dân sự 82

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 84

Trang 6

KẾT LUẬN CHUNG 86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

9

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam là Nhà nước của dân, do dân, vìdân Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta không ngừng đổi mới, phát triểnkinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phấnđấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Đểthực hiện mục tiêu đó, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc cải cách tổchức và nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, trong đó cóViện kiểm sát nhân dân (VKSND) VKSND được thành lập để đại diện cho Nhànước trong lĩnh vực duy trì và bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật trên cả haikhía cạnh: Một là, bảo đảm cho các quy định của pháp luật được chấp hànhnghiêm minh; Hai là bảo đảm cho các quyền của công dân do pháp luật quy địnhphải được tôn trọng Có thể khằng định, VKSND có vai trò quan trọng trongviệc bảo đảm pháp chế thống nhất, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị củaĐảng và Nhà nước trong mỗi giai đoạn cách mạng của đất nước

VKSND Việt Nam được thành lập từ năm 1960, cho đến nay đã trải qua hơn 55năm tồn tại, trưởng thành, phát triển và thực hiện được nhiều nhiệm vụ quantrọng, trong đó có nhiệm vụ Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong Tố tụng dân

Trang 7

sự (TTDS) Trải qua các giai đoạn phát triển của đất nước, vị trí, vai trò của Việnkiểm sát (VKS) trong TTDS được ghi nhận ở những mức độ khác nhau, từ việcquy định những quyền hạn của VKS trong TTDS rải rác ở các văn bản pháp luật

và các văn bản hướng dẫn thi hành đến việc khẳng định, ghi nhận Kiểm sát việctuân theo pháp luật trong TTDS là một trong những nguyên tắc cơ bản của

TTDS và là cơ sở để quy định trách nhiệm, thẩm quyền cụ thể của VKSNDtrong TTDS

Từ ngày được thành lập đến nay, đất nước ngày càng phát triển và mở rộng hộinhập quốc tế nên pháp luật cũng đã có nhiều thay đổi Theo đó, chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của ngành kiểm sát cũng thay đổi theo cho phù hợp với tiến

độ cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước Thời gian qua đã có quan điểm chorằng, trong TTDS không cần có sự tham gia can thiệp của VKSND, bởi vì đây làlĩnh vực chỉ liên quan đến lợi ích của các đương sự và là việc của các bên đương

sự VKSND can thiệp vào lĩnh vực TTDS là trái với nguyên tắc quyền quyếtđịnh, tự định đoạt của đương sự Đây cũng là lý do mà Bộ luật tố tụng dân sự(BLTTDS) năm 2004 đã hạn chế phạm vi Kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong TTDS của VKSND Tuy nhiên, trải qua hơn 5 năm thi hành cho thấy quyđịnh của BLTTDS năm 2004 về sự tham gia của VKS trong TTDS đã bộc lộnhiều bất cập, đó là mặc dù tiếp tục quy định Kiểm sát việc tuân theo pháp luật

là nguyên tắc cơ bản của TTDS và VKSND là cơ quan tiến hành tố tụng, nhưng

đã loại bỏ một số thẩm quyền của VKSND, thu hẹp phạm vi hoạt động kiểm sát

so với quy định của pháp luật trước đó, chưa có cơ chế thích hợp để VKS thực

Trang 8

hiện được đầy đủ, hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định củaHiến pháp và Luật tổ chức VKSND Trước thực trạng nêu trên, tại kỳ họp thứ 9Quốc hội khóa XII, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổsung một số điều của BLTTDS năm 2004, theo hướng mở rộng thẩm quyền củaVKSND trong TTDS Tuy nhiên, những quy định trong BLTTDS sửa đổi, bổsung năm 2011 về vai trò của VKS, xét cả trên phương diện lý luận và thực tiễnvẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu và tạo điềukiện để VKSND thực hiện tốt hơn chức năng Kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong TTDS Vì vậy, việc xây dựng Bộ luật TTDS năm 2015 là nhằm thể chếhóa các chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp, cụ thể hóa các quyđịnh của Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức TAND và Luật Tổ chức VKSND;bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật; khắc phục nhữngvướng mắc, bất cập của các BLTTDS trước đây từ thực tiễn công tác giải quyếtcác vụ việc dân sự.

Trong giai đoạn hiện nay, khi mà Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh côngcuộc cải cách tư pháp, với yêu cầu VKSND phải thực hiện có hiệu quả và tốthơn chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp, thì việc nghiên cứu để làm rõ cơ

sở lý luận, cơ sở thực tiễn, nội dung của nguyên tắc Kiểm sát việc tuân theopháp luật trong TTDS và thực tiễn thực hiện nguyên tắc, trên sơ sở đó đề xuấtcác kiến nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện có hiệu quảnguyên tắc này trong TTDS là rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận

Trang 9

và thực tiễn.

Với những lý do trên, tôi xin mạnh dạn trình bày đề tài: “Nguyên tắc kiểm sátviệc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự” làm đề tài luận văn thạc sĩ củamình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Dưới góc độ nghiên cứu luật học, đã có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu

về vai trò, chức năng cũng như sự tham gia tố tụng của VKSND trong TTDSđăng trên các tạp chí và trong các luận văn, tiêu biểu phải kể đến là: Bài viết “Vềviệc tham gia phiên tòa dân sự của Viện kiểm sát nhân dân” của Tiến sĩ TrầnVăn Trung đăng trên tạp chí Luật học số 8 năm 2005, bài viết “Quyền khángnghị theo thủ tục phúc thẩm dân sự của Viện kiểm sát nhân dân” của Thạc sĩNguyễn Thị Thu Hà đăng trên tạp chí Luật học số 11 năm 2009, bài viết “Việnkiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng dân sự và thực tiễn” của tác giả TrầnXuân Hách đăng trên tạp chí TAND số 19 năm 2012, bài viết “Mâu thuẫn trongmột số quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về việc Viện kiểm sát nhân dântham gia tố tụng và một số kiến nghị” của Thạc sĩ Nguyễn Quang Lộc đăng trêntạp chí TAND số 12 năm 2013, đề tài “Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong

tố tụng dân sự” của tác giả Nguyễn Phương Thúy (Luận văn thạc sĩ Luật học,trường Đại học Luật Hà Nội, năm 1996), đề tài “Sự tham gia tố tụng của Việnkiểm sát nhân dân trong Tố tụng dân sự Việt Nam” của tác giả Võ Thị Phượng(Luận văn thạc sĩ Luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2011), đề tài “Sựtham gia của Viện kiểm sát nhân dân trong Tố tụng dân sự Việt Nam và thực

Trang 10

tiễn thực hiện tại thành phố Hải Phòng” của tác giả Bùi Thị Phượng (Luận vănthạc sĩ Luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2015)

Qua nghiên cứu những công trình, bài viết của các nhà nghiên cứu trong thờigian qua cho thấy nhìn chung các tác giả đã tập trung nghiên cứu các vấn đềchung về chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức bộ máy và một số quyền hạn củaVKS trong TTDS nhưng chưa nghiên cứu một cách hệ thống về nguyên tắcKiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS Khi BLTTDS năm 2015 vừa cóhiệu lực với nhiều quy định mới, tác giả cho rằng nguyên tắc Kiểm sát việc tuântheo pháp luật trong TTDS vẫn cần tiếp tục được đi sâu tìm hiểu và làm rõ Vìvậy, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong tố tụng dân sự” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình, với mong muốn

nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về nguyên tắc Kiểm sát việc tuân theopháp luật trong TTDS, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật

và bảo đảm thực hiện có hiệu quả nguyên tắc Kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong TTDS

12

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận chung về nguyên tắcKiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS; nội dung nguyên tắc Kiểm sátviệc tuân theo pháp luật trong TTDS và các quy định của BLTTDS cụ thể hóanguyên tắc này và thực tiễn thực hiện

Trang 11

Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào một số vấn đề lý luận cơ bản vềnguyên tắc Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ việcdân sự tại Toà án như khái niệm, ý nghĩa của nguyên tắc, cơ sở của việc quy

định nguyên tắc, mối quan hệ giữa nguyên tắc Kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong TTDS với các nguyên tắc cơ bản khác của TTDS, những nội dung cơ bảncủa nguyên tắc trong pháp luật… Ngoài ra, khi triển khai nghiên cứu về thực tiễnthực hiện nguyên tắc, luận văn có những nghiên cứu, đánh giá tổng quan về thựctiễn Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong toàn ngành kiểm sát và lồng ghépphân tích về thực tiễn thực hiện tại thành phố Hà Nội trong những năm gần đây.Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả chỉ nghiên cứu về nhiệm vụ, quyềnhạn của VKS trong việc kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự tại Tòa án (ởViệt Nam, hiện nay, có hai quan điểm khác nhau về TTDS Quan điểm thứ nhấtcho rằng, TTDS, bao gồm toàn bộ trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự và thihành án dân sự Quan điểm khác cho rằng, TTDS chỉ bao gồm trình tự, thủ tục giảiquyết vụ việc dân sự tại Tòa án)

4 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn

- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề về lý luận như khái niệm, ý nghĩa, cơ sở củanguyên tắc Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS và mối quan hệ giữanguyên tắc này với các nguyên tắc cơ bản khác của TTDS

- Nghiên cứu làm rõ nội dung nguyên tắc Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trongTTDS, các quy định của pháp luật TTDS cụ thể hoá nguyên tắc này, so sánh

những quy định của BLTTDS mới và BLTTDS trước đây và chỉ ra những hạn

Trang 12

chế, bất cập của pháp luật quy định về nguyên tắc nếu có.

- Khảo sát thực tiễn thực hiện nguyên tắc Kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong TTDS và chỉ ra những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong việc thựchiện nguyên tắc này trong thực tiễn

- Trên cơ sở những hạn chế, bất cập của pháp luật và những khó khăn, vướngmắc trong thực tiễn thực hiện nguyên tắc, đề xuất những phương hướng, giải13

pháp cơ bản nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật và thực hiện có hiệu quả nguyêntắc Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS Qua đó phát huy vai trò củaVKS trong kiểm sát vụ án dân sự trong thời gian tới, bảo đảm cho việc giảiquyết các vụ án dân sự của Tòa án có căn cứ, đúng pháp luật, bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, xã hội và công dân

5 Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn

Luận văn tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

- Những vấn đề lý luận về nguyên tắc Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong Tốtụng dân sự là gì?

- Pháp luật Tố tụng dân sự hiện hành quy định như thế nào về nguyên tắc Kiểmsát việc tuân theo pháp luật trong Tố tụng dân sự?

- Khi áp dụng các quy định của pháp luật trên thực tiễn còn gặp phải nhữngvướng mắc, bất cập gì? Giải pháp nào giúp hoàn thiện pháp luật cũng như bảođảm thực hiện các quy định liên quan đến nguyên tắc Kiểm sát việc tuân theo

Trang 13

pháp luật trong Tố tụng dân sự?

6 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Luận văn được hoàn thành trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp luật; đường lối quanđiểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩaduy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin; các khoa học chuyên ngành khác đặcbiệt là khoa học về Lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật, chú trọng đến phươngpháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, kết hợp lý luận và thực tiễn

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Có thể nói, đề tài luận văn là công trình nghiên cứu khoa học khá toàn diện, có

hệ thống ở cấp độ luận văn thạc sĩ về nguyên tắc Kiểm sát việc tuân theo phápluật trong TTDS Đề tài luận văn có những đóng góp về mặt khoa học và thựctiễn sau đây:

Làm rõ khái niệm nguyên tắc Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS và

cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của việc xác định Kiểm sát việc tuân theo pháp luật14

trong TTDS là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật TTDS trong điềukiện cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay

Trang 14

Làm rõ nội dung cơ bản của nguyên tắc Kiểm sát việc tuân theo pháp luật thôngqua các quy định có liên quan đến trách nhiệm, quyền hạn của VKSND trongBLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 và BLTTDS năm 2015, có sự so sánh cácquy định giữa hai bộ luật này.

Chỉ ra được những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật về nguyên tắcKiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS; những kết quả đạt được và hạnchế, vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn thực hiện nguyên tắc

Đề xuất được những kiến nghị xây dựng, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thựchiện có hiệu quả nguyên tắc Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luậnvăn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về nguyên tắc Kiểm sát việc tuân theo phápluật trong Tố tụng dân sự

Chương 2: Nội dung nguyên tắc Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDStheo quy định của pháp luật Tố tụng dân sự hiện hành

Chương 3: Thực tiễn thực hiện nguyên tắc Kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong Tố tụng dân sự và kiến nghị

15

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC KIỂM SÁT VIỆC

Trang 15

TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

1.1 Khái niệm và ý nghĩa của nguyên tắc Kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong Tố tụng dân sự

1.1.1 Khái niệm của nguyên tắc Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong Tốtụng dân sự

Theo cách hiểu chung nhất, nguyên tắc là một thuật ngữ được dùng để chỉ “điều

cơ bản đã định ra, nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm” [16, tr 694].Bất kỳ hoạt động có mục đích nào muốn đạt được kết quả cũng đòi hỏi nhữngngười tham gia hoạt động đó phải xác định được các nguyên tắc hoạt động vàtuân thủ triệt để nó Như vậy, nguyên tắc được hiểu với nghĩa là tư tưởng chỉđạo, quy tắc cơ bản của một hoạt động nào đó Hoạt động xây dựng và thực hiệnpháp luật là những hoạt động thực tiễn có tính khoa học, nên cũng phải tuân theocác nguyên tắc pháp luật nhất định Đó là những tư tưởng chỉ đạo cơ bản, là địnhhướng xuyên suốt nhất thiết phải tuân theo trong toàn bộ hoạt động xây dựng vàthực hiện pháp luật

TTDS là toàn bộ hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tốtụng, người tham gia tố tụng và cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức khác nhằmgiải quyết vụ việc dân sự nhanh chóng, kịp thời và đúng pháp luật, qua đó bảo vệlợi ích của nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.Quá trình TTDS là quá trình hoạt động thực hiện pháp luật (quá trình giải quyết

vụ việc dân sự) luôn phải tuân theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục do pháp luậtTTDS quy định

Trang 16

Luật TTDS là một trong những ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật củaNhà nước ta Hoạt động xây dựng và thực hiện Luật TTDS một mặt cũng phảituân theo những nguyên tắc chung của pháp luật, nhưng mặt khác chịu sự chiphối, chỉ đạo bởi các nguyên tắc đặc thù chuyên ngành phù hợp với tính chất,đặc điểm các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của nó Để thực hiệnđược mục đích giải quyết vụ việc dân sự nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật,đảm bảo lợi ích của nhà nước, tập thể, các quyền và lợi ích hợp pháp của cánhân, tổ chức thì cần phải có những định hướng trong việc xây dựng và thựchiện pháp luật TTDS Những định hướng này thể hiện quan điểm, đường lối và16

chính sách của Nhà nước ta trong quá trình tố tụng giải quyết các vụ việc dân sự,được quy định trong luật và được gọi là nguyên tắc cơ bản của Luật TTDS.Khái niệm “nguyên tắc cơ bản” của Luật TTDS Việt Nam là một khái niệm rộngbao hàm nhiều mặt khác nhau và phải đứng trên quan điểm toàn diện để nhậnthức nó Theo Giáo trình Luật TTDS của trường Đại học Luật Hà Nội thì:

“Nguyên tắc của luật TTDS là những tư tưởng pháp lí chỉ đạo, định hướng choviệc xây dựng và thực hiện pháp luật TTDS và được ghi nhận trong các văn bảnpháp luật TTDS” [18] Tác giả Nguyễn Văn Cung trong luật văn thạc sĩ “Cácnguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng dân sự Việt Nam” đã đưa ra khái niệm cácnguyên tắc cơ bản của Luật TTDS Việt Nam một cách khá toàn diện như sau:

“Các nguyên tắc cơ bản của TTDS Việt Nam là những tư tưởng pháp lí chỉ đạo

Trang 17

mang tính xuất phát điểm, phản ánh đường lối chính sách của Đảng và Nhànước, bản chất và những đặc trưng cơ bản của TTDS, được quán triệt trong nộidung của các chế định, quy phạm pháp luật TTDS, quy định kết cấu của toàn bộquy trình TTDS và thể hiện phương hướng và cách thức thực hiện mục đích vànhiệm vụ của TTDS Việt Nam” [9,tr 13].

Như vậy, các nguyên tắc cơ bản của Luật TTDS là những quy phạm chỉ đạo,mang tính chất cơ sở, nền tảng cho toàn bộ quy trình TTDS Nội dung của cácquy phạm này phải được quán triệt trong toàn bộ các quy phạm của pháp luậtTTDS và cũng chính vì vậy các nguyên tắc cơ bản của Luật TTDS quyết địnhtoàn bộ kết cấu của quy trình TTDS

Các nguyên tắc cơ bản trong luật TTDS vừa mang tính chất chủ quan đồng thờilại là sự phản ánh những quy luật khách quan Các nguyên tắc thể hiện tính chủquan bởi đó là những tư tưởng do con người đặt ra, làm cơ sở cho việc ban hành,xây dựng và thực hiện pháp luật Trong mỗi thời kỳ, mỗi Nhà nước, mỗi giai cấplại thiết lập hoặc thừa nhận những nguyên tắc khác nhau phụ thuộc vào ý chí củaNhà nước, giai cấp đó Mặt khác, các nguyên tắc trong TTDS cũng phản ánhnhững quy luật chung của đời sống xã hội Các điều kiện về kinh tế, xã hội sẽquyết định sự hình thành và phát triển các nguyên tắc pháp luật nói chung, trong

Trang 18

phú, năng động, không ngừng phát triển nên các nguyên tắc cơ bản của TTDSphải luôn được xem xét, nghiên cứu, kịp thời loại bỏ những nội dung không phùhợp, bổ sung những nội dung mới

Các nguyên tắc cơ bản của Luật TTDS từ trước đến nay đều được ghi nhận trongBLTTDS thành một chế định riêng biệt (tại Chương II) Tổng cộng, BLTTDSnăm 2015 quy định 23 nguyên tắc cơ bản của Luật TTDS Việt Nam, từ Điều 3đến Điều 25 Trong số 23 nguyên tắc cơ bản, nguyên tắc Kiểm sát việc tuân theopháp luật trong TTDS được quy định tại Điều 21 BLTTDS Quy định này đãkhẳng định VKSND là cơ quan chịu trách nhiệm Kiểm sát việc tuân theo phápluật trong TTDS; các hoạt động TTDS của những người tiến hành TTDS vànhững người tham gia TTDS là đối tượng của hoạt động kiểm sát của VKSND

Cụ thể hóa nguyên tắc này, BLTTDS cũng đã có những quy định cụ thể về tráchnhiệm, thẩm quyền của VKSND trong TTDS

Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS là giám sát, kiểm tra tính hợppháp và tính có căn cứ đối với hành vi của các chủ thể tiến hành và tham gia tốtụng, đối với văn bản áp dụng pháp luật giải quyết vụ việc dân sự của chủ thểtiến hành tố tụng và đó là hình thức thực hiện quyền lực Nhà nước, một trongnhững hoạt động thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của

VKSND Mục đích của hoạt động Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS

là nhằm bảo đảm cho các hành vi xử sự của các chủ thể tiến hành, tham gia tố

Trang 19

tụng và văn bản áp dụng pháp luật giải quyết vụ việc dân sự được thực hiện theoquy định của pháp luật Nội dung hoạt động Kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong TTDS là việc VKSND sử dụng các biện pháp, quyền năng pháp lý doBLTTDS quy định để kịp thời phát hiện và loại bỏ vi phạm, tiêu cực của cơquan, người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng, nhằm bảo đảmcho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, bảo vệ lợi ích củanhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.

Với những phân tích trên đây, có thể đưa ra định nghĩa về nguyên tắc Kiểm sátviệc tuân theo pháp luật trong TTDS như sau:

Nguyên tắc Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS là tư tưởng chỉ đạo,xuyên suốt trong quá trình TTDS; là cơ chế pháp lý (kiểm tra, giám sát) do chủthể VKSND thực hiện thông qua việc sử dụng các biện pháp, quyền năng pháp lý

do pháp luật TTDS quy định để ngăn ngừa, phát hiện và loại bỏ vi phạm, tiêu18

cực của cơ quan, người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng nhằmbảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự nhanh chóng, kịp thời và đúng quyđịnh của pháp luật, bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợiích hợp pháp của các đương sự

Từ định nghĩa này, có thể rút ra năm đặc điểm của nguyên tắc Kiểm sát việc tuântheo pháp luật trong TTDS:

- Là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt quá trình giải quyết các vụ việc dân sự

Quá trình tố tụng kéo dài từ khi toà án thụ lý vụ việc dân sự cho đến khi có phán

Trang 20

quyết giải quyết hoặc chấm dứt tranh chấp Quá trình này đòi hỏi phải có cơ chếpháp lý (kiểm tra, giám sát) bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự nhanhchóng, kịp thời, đúng pháp luật Vì vậy, nguyên tắc Kiểm sát việc tuân theo phápluật trong TTDS là một trong những nguyên tắc chỉ đạo cho hầu hết các giaiđoạn, hành vi tố tụng; được xây dựng dựa trên chức năng “kiểm sát hoạt động tưpháp” của VKSND trong TTDS.

- Được ghi nhận và thể hiện thông qua các quy phạm của pháp luật TTDS

Khi xây dựng pháp luật, nhất là việc soạn thảo dự án luật, những nguyên tắc cơbản như là những rường cột hoạch định khung cấu trúc của cả dự án luật Việcxác định rõ những nguyên tắc cũng là bước đầu tiên của hoạt động xây dựng,soạn thảo pháp luật[13] Như vậy, từ nguyên tắc Kiểm sát việc tuân theo phápluật trong TTDS, nhà làm luật sẽ tiến hành xây dựng những chế định và điềukhoản để cụ thể hóa nguyên tắc này, để việc Kiểm sát viêc tuân theo pháp luậtđược thể hiện xuyên suốt quá trình giải quyết các vụ việc dân sự Những quyđịnh của phần nội dung cụ thể hoặc những văn bản hướng dẫn có hiệu lực phápluật thấp hơn không được trái với nguyên tắc này Nếu trái thì những văn bản đó

sẽ bị bãi bỏ hoặc Tòa án mặc nhiên không áp dụng

- Là cơ chế pháp lý (kiểm tra, giám sát trong TTDS) do chủ thể VKSND thựchiện

VKSND là cơ quan thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát trong quá trình giảiquyết vụ việc dân sự Chức năng này được Nhà nước trao quyền cho VKSND

Trang 21

thực hiện và được ghi nhận trong các bản Hiến pháp, các Luật Tổ chức VKSNDđồng thời được cụ thể hóa trong BLTTDS Nếu như trong tố tụng hình sự là khi

có sự tham gia của Nhà nước, với mối quan hệ một bên là Nhà nước, một bên làcông dân, vai trò của VKS là thực hành quyền công tố nghĩa là thực hiện việc19

buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, thì trong TTDS không thực hiệnquyền công tố mà chỉ thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp Mặc dù,dân sự là việc của đôi bên nhưng việc tự định đoạt của đôi bên hoặc khi đôi bênkhông tự thỏa thuận được mà phải do Tòa án giải quyết đều phải đúng với đườnglối, chính sách và pháp luật, phù hợp với phong tục, truyền thống và đạo đức xãhội Vì thế, việc Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết các vụ việcdân sự là tất yếu khách quan, nhằm đảm bảo pháp chế thống nhất, nhằm kịp thờiphát hiện, xử lý vi phạm trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự để đảm bảo lợiích của Nhà nước, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên trong quan hệ dân sự

- Nội dung là việc sử dụng các biện pháp, quyền năng pháp lý do BLTTDS quyđịnh để ngăn ngừa, phát hiện và loại bỏ vi phạm, tiêu cực của cơ quan, ngườitiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng

Khi thực hiện chức năng Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động giảiquyết vụ việc dân sự của TAND, VKSND có nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sátthông bảo, quyết định và các văn bản có liên quan đến việc giải quyết vụ việcdân sự của Tòa án; kiểm sát việc chuyển giao các loại văn bản trên của Tòa án cóđúng quy định của BLTTDS hay không… Qua đó góp phần hoàn thiện, hạn chế

Trang 22

những tiêu cực, sai sót trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án,đồng thời góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của những người tiến hành tốtụng khi giải quyết các vụ việc dân sự.

- Mục đích là nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự đúng pháp luật, bảođảm công bằng và bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợiích hợp pháp của các đương sự

Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết vụ án dân sự giúp phát hiện racác vi phạm, sai lầm trong tố tụng, các phán quyết của Tòa án từ đó kiến nghị,kháng nghị để giúp Tòa án nhận ra các sai lầm mắc phải và khắc phục các sai lầm

đó Việc kiểm tra, giám sát làm cho Tòa án phải có ý thức thực hiện đúng theo quyđịnh của pháp luật, từ đó bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.Thực tiễn TTDS cho thấy, khi tham gia tố tụng có nhiều đương sự ít am hiểu phápluật, tin tuyệt đối vào các phán quyết của Tòa án mà không thể nhận ra được các sailầm, vi phạm trong các bản án, quyết định đó của Tòa án Vì vậy VKSND với chứcnăng của mình Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các thủ tục, phán quyết đógiúp bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, giúp việc thực thi20

pháp luật được chính xác, bảo vệ trật tự công cộng trong hoạt động của cơ quan nhànước

1.1.2 Ý nghĩa của nguyên tắc Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong Tố tụngdân sự

Trang 23

Việc ghi nhận Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS là một trong nhữngnguyên tắc cơ bản của TTDS có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện ở các nội dungsau đây:

Trước hết, nguyên tắc Kiểm sát việc tuân theo pháp luật có ý nghĩa to lớn trongviệc bảo vệ tính thượng tôn của pháp luật Đây là mục đích được xác định ngay

từ đầu khi thành lập cơ quan kiểm sát và vai trò này luôn được khẳng định quacác lần sửa đổi, bổ sung luật Trong hệ thống bộ máy nhà nước, VKSND có chứcnăng Kiểm sát việc tuân theo pháp luật cho thấy tầm quan trọng của VKSNDtrong đảm bảo pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất Nhà nướcquản lí xã hội bằng pháp luật và VKS có nhiệm vụ giám sát việc thực thi phápluật của cơ quan tư pháp, đảm bảo pháp luật được tôn trọng trong các hoạt độngcủa cơ quan tiến hành tố tụng và của những người tham gia tố tụng

Không chỉ vậy, nguyên tắc góp phần hoàn hiện, hạn chế những tiêu cực, sai sóttrong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án, đồng thời góp phầnnâng cao tinh thần trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng khi giải quyếtcác vụ việc dân sự Nguyên tắc này chống sự lạm quyền của TAND là cơ quanduy nhất nhân danh Nhà nước thực hiện quyền tư pháp quốc gia tiến hành cáchoạt động xét xử Với uy tín và vị thế đặc biệt của Nhà nước nên yêu cầu đặt ra

là tất cả mọi hoạt động của Tòa án – cơ quan đại diện cho quyền lực Nhà nướcphải tuân thủ pháp luật vì thế sự bố trí của nguyên tắc này trong BLTTDS đượccoi là nguyên tắc chỉ đạo toàn bộ hoạt động của Tòa án Nguyên tắc khẳng địnhvai trò của VKS trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, từ đó đảm bảo giải

Trang 24

quyết vụ việc dân sự ở Tòa án các cấp được nhanh chóng, khách quan, toàn diện,đầy đủ và kip thời; bảo đảm mọi bản án quyết định của Tòa án có căn cứ và đúngpháp luật; bảo đảm mọi bản án, quyết định dân sự của Tòa án đã có hiệu lựcpháp luật được đưa ra thi hành đúng pháp luật.

BLTTDS quy định Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử phải độc lập và chỉtuân theo pháp luật, bên cạnh đó lại quy định quyền quyết định và tự định đoạtcủa đương sự Muốn đảm bảo được những điều đó thì nhất thiết phải có sự kiểm21

sát của VKSND, bởi hoạt động tố tụng của người tiến hành tố tụng do nhiềunguyên nhân khác nhau có thể không được khách quan Nhiều khi vì lý do lịch

sử để lại, không phải người tiến hành tố tụng nào cũng nhận thức vấn đề giốngnhau, do đó cần sự giám sát của VKSND để đảm bảo cho hoạt động tố tụng đúngtrình tự, thủ tục pháp luật quy định

Cuối cùng, nguyên tắc Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp, đặc biệt là quyền con người, quyền công dân của cácđương sự Có thể nói, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền côngdân là tư tưởng xuyên suốt trong Hiến pháp năm 2013 cũng như trong cả

BLTTDS Quyền con người và quyền công dân là quyền nói chung trong luậtnhà nước Trong TTDS, bảo đảm quyền con người, quyền công dân tức là bảođảm các quyền khởi kiện của đương sự; quyền được cung cấp chứng cứ; quyềnđược thỏa thuận trong hoạt động hòa giải; quyền được tranh luận tại phiên tòa;

Trang 25

quyền được phản đối bản án, quyết định của Tòa án… Nguyên tắc Kiểm sát việctuân theo pháp luật trong TTDS chính là bảo đảm quyền con người trong TTDSphải được tiếp cận trong tổng thể quyền dân sự của con người, gắn với toàn bộquá trình TTDS: từ giai đoạn khởi kiện, nộp án phí, thụ lý đến giai đoạn xét xử,

ra quyết định xét xử, ra bản án và thi hành án dân sự Đây chính là cơ chế pháp

lý (kiểm tra, giám sát) bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự nhanh chóng,kịp thời, đúng pháp luật; đảm bảo cho bản án, quyết định của Tòa án có căn cứ

Hiến pháp 1959 ban hành đánh dấu sự ra đời của một loại hình cơ quan Nhànước mới trong bộ máy Nhà nước, đó là cơ quan VKSND Qua các bản Hiếnpháp 1980, Hiến pháp 1992 và đến nay là Hiến pháp 2013 tuy có những bổ sung,22

thay đổi về tổ chức, hoạt động của VKSND nhưng chức năng kiểm sát các hoạt

Trang 26

động tư pháp vẫn luôn được giao cho VKSND.

Nghị quyết số 49 - NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải

cách tư pháp đến năm 2020 đã khẳng định: “Trước mắt, VKSND giữ nguyên

chức năng như hiện nay là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư

pháp…” Trong kết luận 79 - KL/TW ngày 28/7/2010 về đổi mới tổ chức và hoạtđộng của TAND, VKSND và Cơ quan điều tra có yêu cầu: “VKSND có chức

năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp như hiện nay”

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ XII của Đảng cũng chỉ rõ: “VKSND thực hành quyền công tố vàkiểm sát hoạt động tư pháp; được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Tòaán; tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra”[1] Tóm lại, các

văn bản này đều khẳng định một cách nhất quán yêu cầu của Đảng, Quốc hội

phải tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của VKSND trong Kiểm sát việctuân theo pháp luật trên tất cả các lĩnh vực tư pháp

Thứ hai, xuất phát từ nhu cầu phải có hoạt động kiểm tra, giám sát đối với các cơquan nhà nước trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao

Quá trình xây dựng và phát triển của Nhà nước ta từ năm 1945 đến nay, cơ chếkiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước luôn là yếu tố không thểthiếu được để các cơ quan Nhà nước hoạt động theo đúng các quy định của Hiếnpháp và pháp luật Bất kỳ cơ quan nhà nước nào cũng đều tồn tại bộ phận thựchiện chức năng kiểm tra, giám sát của cơ quan đó mà chúng ta thường gọi là cơ

Trang 27

chế tự kiểm tra, giám sát từ bên trong của hệ thống [10] Tuy nhiên, cơ chế tựkiểm tra, giám sát từ bên trong của chủ thể thực hiện quyền lực nhà nước (cơquan nhà nước cụ thể) bao giờ cũng có những yếu tố chủ quan, khó kiểm soátđược hoạt động của chính mình nên đã dẫn đến sự lạm quyền, vi phạm pháp luật.

Để khắc phục tình trạng này, cần thiết phải có một cơ chế kiểm tra, giám sát từbên ngoài do một cơ quan chuyên trách thực hiện

Hoạt động TTDS giải quyết các vụ việc dân sự của TAND là một trong nhữnghoạt động tư pháp thực hiện quyền lực Nhà nước và hoạt động này có ảnh hưởngtrực tiếp đến quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân Những sai sót, vi phạm tronghoạt động giải quyết các vụ việc dân sự luôn có khả năng hạn chế quyền của cácđương sự, gây thiệt hại cho người khác, làm giảm niềm tin của nhân dân vào23

công lý Chính vì vậy, để hoạt động giải quyết các vụ việc dân sự có hiệu quả vàđúng pháp luật, thì hoạt động này cần thiết phải chịu sự kiểm tra, giám sát củanhiều cơ chế khác nhau, bao gồm cả cơ chế tự kiểm tra bên trong và cơ chế kiểmtra, giám sát từ bên ngoài Đặc biệt phải thiết lập cho được cơ chế giám sát trựctiếp, thường xuyên, có tính chuyên nghiệp cao Trong điều kiện cụ thể của nước

ta, cơ chế đó chính là hoạt động Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDScủa VKSND

Thứ ba, xuất phát từ đặc điểm chế độ chính trị và nguyên tắc tổ chức thực hiệnquyền lực nhà nước ở nước ta

Về chế độ chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo

Trang 28

nhà nước và xã hội Bộ máy Nhà nước ta được tổ chức theo nguyên tắc tậpquyền, không theo nguyên tắc tam quyền phân lập Theo nguyên tắc tập quyền,thì quyền lực nhà nước là thống nhất, chủ thể duy nhất của quyền lực nhà nước

là nhân dân, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội Theoquy định của Hiến pháp, Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất cóquyền lập hiến, thực hiện quyền lập pháp và phân công quyền lực Nhà nước.Quốc hội có quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của các cơ quanthực hiện quyền lực Nhà nước Tuy nhiên, Quốc hội chỉ trực tiếp thực hiệnquyền giám sát của mình trong những phạm vi mà Quốc hội thấy cần thiết nhất,quan trọng nhất (như hoạt động của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội,Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các thành viên khác của Chính phủ, TAND tốicao, VKSND tối cao trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong cáchoạt động thực tiễn về tổ chức và thực hiện Hiến pháp, luật và nghị quyết củaQuốc hội, về năng lực, trình độ và trách nhiệm của những người do Quốc hộibầu và phê chuẩn bằng các phương thức giám sát do luật xác định được tiếnhành tại các kỳ họp của Quốc hội)

Thực tế cho thấy, từ khi có Hiến pháp năm 1959 đến nay, Quốc hội không thể vàkhông cần thiết phải tự mình trực tiếp giám sát toàn bộ hoạt động của các cơquan thực hiện quyền lực Nhà nước Quốc hội đã giao cho VKSND thực hiệnquyền giám sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội

và công dân trong phạm vi được Quốc hội giao cho (quyền Kiểm sát việc tuân

Trang 29

theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội từ năm 1960 đến năm

2002 và quyền kiểm sát các hoạt động tư pháp từ năm 2002 đến nay) Việc Quốc24

hội giao cho VKSND thực hiện quyền Kiểm sát việc tuân theo pháp luật tronglĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội trước đây và quyền kiểm sát các hoạt động

tư pháp hiện nay, một mặt là xuất phát từ chỗ VKS do cơ quan lập pháp cao nhấtcủa Nhà nước là Quốc hội lập ra, hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất

và độc lập so với các cơ quan Nhà nước khác; mặt khác còn xuất phát từ nhu cầu

và sự đòi hỏi pháp luật phải được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, đòi hỏi

sự nhất trí về mục đích hành động trong nhân dân, giữa nhân dân và Nhà nước,giữa các ngành, các cơ quan Nhà nước với nhau Vì vậy, chừng nào còn thừanhận chế độ nhất nguyên về chính trị với vai trò lãnh đạo tuyệt đối và duy nhấtcủa Đảng Cộng sản Việt Nam, vận dụng nguyên tắc quyền lực nhà nước là thốngnhất trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, thì việc quy định VKSNDthực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp nói chung và Kiểm sát việctuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ việc dân sự nói riêng với tínhcách một nguyên tắc của TTDS vẫn phù hợp và rất cần thiết

1.2.2 Cơ sở thực tiễn của nguyên tắc Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong

Trang 30

Nền kinh tế nước ta có xuất phát điểm chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp lạchậu, hơn 70% dân số nước ta sống ở nông thôn và chủ yếu làm nông nghiệp,điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, mặt bằng dân trí thấp, đặc biệt ở khu vựcmiền núi, vùng cao ít quan tâm đến pháp luật Nếu như ở các nước đã có trình

độ phát triển cao và truyền thống pháp luật lâu đời, người dân có sự hiểu biết vềpháp luật đầy đủ, thu nhập cao, dịch vụ pháp lý phát triển nên họ có khả năng (tựmình hoặc nhờ Luật sư) để bảo vệ quyền và lợi ích của họ khi có tranh chấp thì ởnước ta đại đa số người dân chưa có được điều kiện đó Do trình độ dân trí cònhạn chế nên người dân còn gặp nhiều khó khăn trong việc tự chứng minh để bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án Hơn nữa với thu nhập của

đa số người dân còn thấp nên họ không có điều kiện mời Luật sư bảo vệ quyềnlợi cho mình khi có tranh chấp Không chỉ vậy, hệ thống bổ trợ tư pháp chưathực sự phát triển, chưa trở thành công cụ hỗ trợ cho người dân khi phát sinh vàgiải quyết tranh chấp (số lượng Luật sư ở nước ta hiện nay chưa đáp ứng được25

yêu cầu tham gia tất cả các phiên tòa, so với nhu cầu về dịch vụ pháp lý hiện nay

và xu thế gia tăng nhanh của nhu cầu này trong những năm tới, thì số lượng Luật

sư nước ta còn chưa tương xứng1) Vì thế, trong điều kiện như hiện nay vẫn cầnphải có cơ chế kiểm tra, giám sát bản án, quyết định của Tòa án một cách có hiệuquả để bảo đảm cho việc giải quyết các vụ việc dân sự nhanh chóng, kịp thời,đúng pháp luật, nhằm góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự,

Trang 31

đặc biệt là những người yếu thế, không thể tham gia tố tụng và hiểu biết về phápluật kém Một trong những cơ chế hữu hiệu, đó chính là hoạt động Kiểm sát việctuân theo pháp luật trong TTDS của VKS.

Thứ hai, xuất phát từ nhu cầu kế thừa và phát huy thành tựu đã đạt được củaVKS qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành

Trải qua 55 năm xây dựng và trưởng thành, vượt lên muôn vàn khó khăn, thửthách, ngành Kiểm sát nhân dân đã đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạngcủa Đảng với nhiều thành tựu nổi bật Xuyên suốt các hoạt động, từ tham gia xâydựng thể chế, chỉ đạo điều hành đến thực thi pháp luật, cán bộ, công chức ngànhKiểm sát luôn quán triệt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: ngành Kiểm sátcủa nhân dân, dựa vào nhân dân và phục vụ nhân dân; Quán triệt quan điểm cảicách tư pháp về xây dựng nền tư pháp công bằng, dân chủ, nghiêm minh Nhữngnguyên tắc Hiến định về tôn trọng, bảo vệ quyền con người, quyền công dân đãđược tổ chức thực hiện nghiêm túc.2

VKSND là cơ quan có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ công lý và trật tựchung trong xã hội Hơn nửa thế kỉ qua, VKSND luôn chủ động triển khai thựchiện tốt những nhiệm vụ do Quốc hội giao, góp phần thiết lập kỷ cương, kỷ luật,bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, bảo vệ pháp chế Xã hội chủnghĩa, bảo đảm pháp luật được thực thi nghiêm minh và thống nhất3 Mục tiêuquán xuyến của hoạt động Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS là bảo

vệ quyền sở hữu hợp pháp về tài sản, bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích côngcộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức trong các quan hệ dân

Trang 32

1 Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2011), “Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luậtsửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS”, ngày 14/3/2011.

2 http://www.nhandan.org.vn/chinhtri/tin-tuc- su-kien/item/26965702- nganh-kiem- nhan-dan- 55-nam- xay-dung- va-phat- trien.html

sat-3 http://www.vksnd.hochiminhcity.gov.vn/, Ngành Kiểm sát nhân dân - một niềm tự hào,Phạm Văn Khải - Trần Thị Lam - VKSND Quận 2

26

sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động Dưới góc độ lịch sử

và thực tiễn, nghiên cứu cơ quan Công tố/VKS Việt Nam từ năm 1945 đến nay

cho thấy, tuy mức độ có khác nhau trong từng thời kỳ nhưng vai trò của cơ quan

Công tố/VKS trong việc giải quyết các vụ việc dân sự luôn được khẳng định,

phát triển và phát huy hiệu quả trong thực tiễn đời sống xã hội

Thứ ba, xuất phát từ thực tiễn xu hướng các vụ việc tranh chấp dân sự ngày càng

gia tăng về số lượng và độ phức tạp, trong khi đó việc giải quyết của Tòa án còn

nhiều sai sót cần phải có cơ chế giám sát, kiểm sát

Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới toàn

diện và hội nhập quốc tế, nền kinh tế đang chuyển đổi, các tranh chấp dân sự

phát sinh ngày càng nhiều với tính chất ngày càng phức tạp hơn, thì vấn đề bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, bảo đảm việc giải quyết các

vụ việc dân sự nhanh chóng, kịp thời và đúng pháp luật là yêu cầu quan trọng

trong quá trình thực hiện công cuộc cải cách tư pháp, đặc biệt là việc bảo vệ lợi

Trang 33

ích Nhà nước, lợi ích công cộng, những người yếu thế và người hiểu biết pháp

luật kém Thực tiễn cho thấy trong thời gian qua tỷ lệ bản án, quyết định dân sự

của Tòa án bị hủy, bị sửa do có sai sót hàng năm không giảm4 Điều này chứng

tỏ sai lầm trong việc giải quyết các vụ án dân sự vẫn còn tồn tại Vì vậy, đòi hỏi

phải có cơ chế kiểm tra, giám sát bản án, quyết định của Tòa án một cách có hiệu

quả Trong khi hiệu quả giám sát từ phía cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội còn

hạn chế, trình độ hiểu biết pháp luật của người dân chưa cao (đặc biệt là một bộ

phân người dân như người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất,

tâm thần luôn bị thua thiệt khi tham gia tố tụng) nên sự tham gia vào quá trình tố

tụng của VKS trong TTDS là cần thiết trong giai đoạn hiện nay

1.3 Mối quan hệ của nguyên tắc Kiểm sát việc tuân theo pháp luật với các

nguyên tắc khác trong Tố tụng dân sự

Mặc dù nguyên tắc Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS được xây

dựng và quy định xuất phát từ những cơ sở và có nội dung, yêu cầu khác với các

nguyên tắc khác của TTDS, song việc thực hiện nguyên tắc này trong TTDS

không làm hạn chế, không tách rời mà có mối quan hệ chặt chẽ và là biện pháp

bảo đảm thực hiện tốt các nguyên tắc cơ bản khác của TTDS, đặc biệt là các

4 Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2011), “Báo cao giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luậtsửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS”, ngày 14/3/2011

27

nguyên tắc: Tuân thủ pháp luật trong TTDS; Quyền yêu cầu Toà án bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp; Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự; Bảo

Trang 34

đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; Trách nhiệm của cơquan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng Vì vậy, cần nghiên cứu làm rõmối quan hệ của nguyên tắc Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS với

05 nguyên tắc trên đây của Luật TTDS, qua đó càng thấy rõ sự cần thiết phải quyđịnh Kiểm sát việc tuân theo pháp luật là nguyên tắc cơ bản của TTDS

1.3.1 Mối quan hệ với nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong Tố tụng dân sự

(Điều 3)

Đây chính là nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong TTDS trongBLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 Ở BLTTDS năm 2015 nguyên tắc nàykhông chỉ được diễn đạt một cách dễ hiểu với người dân hơn mà còn bổ sungthêm một đối tượng phải tuân theo các quy định của BLTTDS đó là cơ quan tiếnhành tố tụng, theo đó thì: “Mọi hoạt động TTDS của cơ quan tiến hành tố

tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của cơ quan, tổ chức, cánhân có liên quan phải tuân theo các quy định của Bộ luật này.”

Nguyên tắc này được hiểu là việc thường xuyên, nhất quán tuân thủ và chấphành các quy định của hiến pháp, của các đạo luật và các văn bản quy phạmpháp luật khác của tất cả các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội, của nhữngngười có chức vụ, quyền hạn, của mọi công dân Ở khía cạnh áp dụng pháp luật,nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan tiến hành TTDS, những người tiến hànhTTDS và những người tham gia TTDS phải tuân thủ triệt để, nghiêm chỉnh vàthống nhất các quy định của Bộ luật TTDS trong quá trình giải quyết vụ việc dân

Trang 35

sự Trong trường hợp có sự vi phạm pháp luật, các cơ quan có trách nhiệm phải

áp dụng biện pháp để khắc phục vi phạm đó

Để đảm bảo tính pháp chế xã hội chủ nghĩa trong toàn bộ quá trình tố tụng và thểhiên sự can thiệp của Nhà nước vào các quan hệ dân sự, VKSND tham gia vàoquá trình giải quyết các vụ việc dân sự nhằm Kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong toàn bộ quá trình tố tụng VKSND là cơ quan duy nhất trong bộ máy nhànước thực hiện chức năng Kiểm sát việc tuân theo pháp luật góp phần đáng kểvào công cuộc bảo vệ nền pháp chế xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Vì vậy mà nguyên tắc tuân thủ phápluật trong TTDS có mối liên hệ khăng khít với nguyên tắc Kiểm sát việc tuân28

theo pháp luật trong TTDS, được thể hiện ở hai nội dung sau: Kiểm sát việc tuântheo pháp luật trong TTDS là một cơ chế kiểm tra, giám sát bảo đảm cho nguyêntắc tuân thủ pháp luật trong TTDS được thực hiện; Bên cạnh đó, chính hoạt độngKiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS của VKSND cũng phải tuân thủtriệt để và thực thi đầy đủ quy định của pháp luật

1.3.2 Mối quan hệ với nguyên tắc quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp (Điều 4)

Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, Đảng và Nhà nước ta chủ trươngđẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhândân, do nhân dân và vì nhân dân Vì vậy, quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của các chủ thể được quy định là một nguyên tắc của TTDS tại

Trang 36

2 Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật

để áp dụng… Việc giải quyết vụ việc dân sự quy định tại khoản này được thựchiện theo các nguyên tắc do Bộ luật dân sự và Bộ luật này quy định.”

Một trong những mục đích quan trọng nhất của TTDS là phải đảm bảo cho mọiđối tượng trong xã hội có quyền tiếp cận công lý, tiếp cận Toà án một cáchkhông hạn chế và công bằng Quy định tại Điều 4 BLTTDS đã phần nào phảnánh mục đích ấy Với quy định này, thì các cá nhân, cơ quan, tổ chức do

BLTTDS quy định có quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặccủa người khác thông qua con đường Toà án Bên cạnh đó, BLTTDS năm 2015còn quy định:“Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý dochưa có điều luật để áp dụng” Trước đây, việc từ chối của Tòa án là hợp pháp,nhưng không hợp lý và không phù hợp với tinh thần của Hiến pháp năm 2013 Ởnước ta, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, vănhóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và phápluật Việc bổ sung quy định này là cần thiết, phù hợp với Hiến pháp năm 2013 vàphù hợp với nền kinh tế - xã hội hiện nay của Việt Nam

Trang 37

Trong quá trình Tòa án tiến hành các hoạt động TTDS để giải quyết yêu cầu củađương sự (yêu cầu bảo vệ), Tòa án sẽ ra phán quyết chấp nhận hoặc không chấpnhận yêu cầu của chủ thể và do nhiều nguyên nhân khác nhau hoạt động giảiquyết vụ việc dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích của đương sự có thể nhanh chónghoặc chậm thực hiện, có thể đúng pháp luật hoặc không đúng pháp luật Trườnghợp Tòa án chậm giải quyết yêu cầu của chủ thể và việc giải quyết thiếu côngminh, không đúng pháp luật sẽ dẫn đến hệ quả là quyền, lợi ích hợp pháp của cácđương sự hoặc một bên đương sự bị xâm phạm không được Tòa án đáp ứng bảo

vệ Trong trường hợp đó, hoạt động Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trongTTDS của VKSND (bằng việc thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, khángnghị…) là cơ chế bảo đảm thực hiện quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi íchhợp pháp của các chủ thể

Như vậy, mối quan hệ giữa nguyên tắc Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trongTTDS và nguyên tắc quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp thểhiện ở chỗ: Nguyên tắc Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS là cơ chếbảo đảm để nguyên tắc quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp phápđược thực hiện trên thực tế, bảo đảm cho các chủ thể thực hiện quyền tiếp cậnTòa án trong mọi trường hợp kể cả khi chưa có điều luật áp dụng, đặc biệt làngười yếu thế, người hiểu biết về pháp luật kém

1.3.3 Mối quan hệ với nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương

sự (Điều 5)

Trang 38

Khác với pháp luật tố tụng hình sự giải quyết quan hệ giữa một bên là Nhà nước,đại diện cho lợi ích công và một bên là người phạm tội, pháp luật TTDS giảiquyết những tranh chấp các lợi ích tư giữa các đương sự Mục đích trực tiếp củapháp luật TTDS là bảo vệ lợi ích tư của các đương sự nên một trong nhữngnguyên tắc cơ bản của pháp luật TTDS là trao quyền tự quyết cho đương sự -chủ thể của các lợi ích Các chủ thể tiến hành tố tụng chỉ thực hiện các nhiệm vụlàm sáng tỏ vụ việc để giải quyết trên cơ sở pháp luật chứ không thay mặt chođương sự quyết định những lợi ích của chính họ.

Vì vậy, Điều 5 BLTTDS năm 2015 quy định về quyền quyết định và tự địnhđoạt của đương sự dưới những nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, mọi cá nhân có quyền tự mình lựa chọn những phương thức giải quyếttranh chấp dân sự miễn sao không trái pháp luật và đạo đức xã hội Những việc30

pháp giải quyết tranh chấp thay thế như hòa giải (ngoài tố tụng), thương lượng,trọng tài… đều được khuyến khích Trong trường hợp không thỏa mãn vớinhững giải pháp đó, các chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo trình tựTTDS để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

Thứ hai, trong suốt quá trình tố tụng kể từ khi khởi kiện đến trước khi kết thúcphiên tòa, các đương sự có quyền thay đổi, bổ sung, rút bớt hay bãi bỏ yêu cầucủa mình Tuy nhiên, việc thực hiện nguyên tắc này cũng có những ngoại lệ nhấtđịnh Nhằm đảm bảo cho quá trình tố tụng được diễn ra theo thời hạn luật định

Trang 39

và nhằm bảo vệ lợi ích của đương sự khác, pháp luật cũng có những quy địnhngăn ngừa sự lạm dụng quyền tự quyết định và định đoạt của đương sự Đó làtrường hợp đương sự không thể tự ý thay đổi, bổ sung yêu cầu nếu việc thay đổi,

bổ sung yêu cầu đó diễn ra tại phiên tòa mà vượt quá giới hạn đã khởi kiện banđầu

Thứ ba, Tòa án có trách nhiệm phải đảm bảo cho đương sự thực hiện quyền tựquyết định và định đoạt của họ Cụ thể, Tòa án phải thụ lý vụ án để giải quyếtnếu không có căn cứ trả đơn, Tòa án chỉ giải quyết trong phạm vi mà đương sựyêu cầu chứ không thể tự mình giải quyết ngoài phạm vi đó, Tòa án phải chấpnhận yêu cầu của đương sự nhờ luật sư hay người khác khi đủ điều kiện làmngười bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ

VKSND tham gia vào quá trình TTDS giải quyết vụ việc dân sự với tư cách là

cơ quan tiến hành tố tụng, nhân danh nhà nước Kiểm sát việc tuân theo pháp luậtđối với các chủ thể trong quá trình tố tụng giải quyết vụ việc dân sự nhằm bảođảm hoạt động TTDS được thực hiện theo đúng các nguyên tắc và quy định cụthể của pháp luật, bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợiích hợp pháp của các bên đương sự, đứng về lẽ phải chứ không phải đứng về lợiích của một bên đương sự nào, đặc biệt là bảo vệ những người yếu thế Trongquá trình kiểm sát, VKSND có trách nhiệm áp dụng các biện pháp do BLTTDSquy định để loại bỏ yếu tố vi phạm pháp luật của các chủ thể tham gia vào quátrình TTDS giải quyết vụ việc dân sự, trong đó có việc cản trở, hạn chế đương sựthực hiện quyền quyết định và tự định đoạt Ngay cả khi quyền quyết định và tự

Trang 40

định đoạt của các đương sự thực hiện trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, xâmphạm đến lợi ích xã hội hoặc của người khác thì hoạt động kiểm sát cũng canthiệp để loại trừ.

31

Như vậy, trong mối quan hệ với nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt củađương sự, thì nguyên tắc Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS là cơ chếbảo đảm thực hiện nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự vàbảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa quyền quyết định và tự định đoạt của các đương

sự với vai trò tích cực và kiểm soát, can thiệp từ phía Nhà nước

1.3.4 Mối quan hệ với nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của đương sự (Điều 9)

Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là một trongnhững biểu hiện của dân chủ trong TTDS, là sự bảo đảm quan trọng cho hoạtđộng xét xử được tiến hành một cách khách quan và thành công, điều này đượcghi nhận tại Điều 9 BLTTDS như sau:“1 Đương sự có quyền tự bảo vệ hoặcnhờ luật sư hay người khác có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật này bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của mình; 2 Tòa án có trách nhiệm bảo đảm chođương sự thực hiện quyền bảo vệ của họ; 3 Nhà nước có trách nhiệm bảo đảmtrợ giúp pháp lý cho các đối tượng theo quy định của pháp luật để họ thực hiệnquyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Tòa án; 4 Không ai được hạn chếquyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS.”

Ngày đăng: 11/08/2017, 21:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w