Ở Việt Nam, người tiêu dùng với vị thế yếu so với doanh nghiệp được pháp luật quan tâm bảo vệ bằng các công cụ khác nhau trong đó có pháp luật cạnh tranh.Mặc dù mục tiêu chính của pháp l
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ ……
BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG BẰNG PHÁP LUẬT
CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật
Mã số : 60380101
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ………
HÀ NỘI – NĂM 2017
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn của mình, trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy – TS Nguyễn Văn Cương là người đã hướng dẫn tôi hết sức tận tình trong thời gian qua Thầy đã gợi mở cho tôi nhiều ý tưởng và cho tôi những kiến thức chuyên sâu mà chắc chắn với thời gian nghiên cứu hạn chế tôi không thể tự mình khám phá.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Ban giám hiệu, toàn thể quý thầy cô, cán bộ trong Phòng Đào tạo, Khoa Sau đại học, Khoa Pháp luật kinh tế và cán bộ Thư viện trường Đại học Luật Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình – những người đã luôn ở bên cổ vũ, tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho tôi; cảm ơn cơ quan đã tạo điều kiện thuận lợi trong công việc để tôi có thể dành thời gian cũng như tâm huyết cho công trình nghiên cứu của mình.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này./.
Hà Nội, ngày ….tháng … năm 2017
Tác giả Nguyễn Thị ……
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình hoàn hoàn là sự tự nghiên cứu của bản thân tôivới sự hỗ trợ, hướng dẫn của thầy – TS Nguyễn Văn Cương Mọi nhận xét, đánhgiá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan, tổ chức khác đều có trích dẫn và chúthích nguồn gốc
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm vềnội dung luận văn của mình Trường Đại học Luật Hà Nội không liên quan đếnnhững vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có)
Xác nhận của người hướng dẫn Tác giả
Trang 4MỤC LỤC
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2
3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn 4
4 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn 4
5 Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn 4
6 Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn 5
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 5
8 Bố cục của luận văn 5
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG BẰNG PHÁP LUẬT CẠNH TRANH 6
1.1 Khái quát về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 6
1.1.1 Khái niệm người tiêu dùng 6
1.1.2 Khái niệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 8
1.2 Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng pháp luật cạnh tranh 11
1.2.1 Khái niệm pháp luật cạnh tranh 11
1.2.2 Vai trò của pháp luật cạnh tranh trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu
Trang 52.2.3 Các quy định xử lý hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh 43
2.2 Thực trạng thực thi pháp luật cạnh tranh liên quan đến bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng 47
2.2.1 Thực trạng xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng 47
2.2.2 Những bất cập trong thực tiễn thực thi pháp luật cạnh tranh liên quan đếnbảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 57
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG BẰNG PHÁP LUẬT CẠNH TRANH TRONG THỜI GIAN TỚI 63
3.1 Nhu cầu nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng pháp luậtcạnh tranh ở Việt Nam trong thời gian tới 63
3.2 Kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật cạnh tranh liên quan đến bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng 65
3.2.1 Hoàn thiện các quy định kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh 65
3.2.2 Hoàn thiện các quy định kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh 683.2.3 Hoàn thiện các quy định về xử lý hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh 713.3 Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh liên quan đếnbảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 76
KẾT LUẬN 82
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việc thừa nhận nền kinh tế thị trường, hội nhập với thế giới bên ngoài đã làmthay đổi căn bản nhu cầu và cách thức Nhà nước bảo vệ người tiêu dùng ở ViệtNam Từ vai trò của người buộc phải chấp nhận sản phẩm trong cơ chế kinh tế cũ,người tiêu dùng Việt Nam đã trở thành một chủ thể trong nền kinh tế Người tiêudùng là “Thượng Đế” do họ có khả năng, điều kiện và một phạm vi lựa chọn rộnglớn – quyền bỏ phiếu bằng đồng tiền Tuy vậy, trong điều kiện các thiết chế thịtrường chưa hoàn thiện, tính minh bạch chưa được đảm bảo thì “Thượng Đế” luôn
có nguy cơ trở thành “nạn nhân” trước sự lạm dụng ưu thế của nhà kinh doanh thôngqua những hành vi cạnh tranh không lành mạnh hoặc hành vi hạn chế cạnh tranh
Ở Việt Nam, người tiêu dùng với vị thế yếu so với doanh nghiệp được pháp
luật quan tâm bảo vệ bằng các công cụ khác nhau trong đó có pháp luật cạnh tranh.Mặc dù mục tiêu chính của pháp luật cạnh tranh là nhằm đảm bảo cấu trúc thị
trường lành mạnh, duy trì cạnh tranh tự do và công bằng Tuy nhiên, chính thôngqua việc duy trì cấu trúc thị trường lành mạnh, pháp luật cạnh tranh góp phần đảmbảo tốt hơn quyền lợi cho người tiêu dùng Hơn thế, pháp luật cạnh tranh Việt Namkhông chỉ có các quy định điều chỉnh cấu trúc thị trường mà còn có các quy địnhđiều chỉnh trực tiếp các hành vi của các doanh nghiệp xâm hại đến quyền lợi ngườitiêu dùng như: hành vi thỏa thuận ấn định giá, hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranhkhông lành mạnh, hành vi kinh doanh đa cấp bất chính,… Do đó, pháp luật cạnhtranh có vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.Việt Nam là một trong những quốc gia trong khu vực ban hành Luật Cạnh
tranh sớm nhất Sau hơn 10 năm đi vào cuộc sống, Luật đã phần nào phát huy vai
Trang 7trò của mình trong việc kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranhkhông lành mạnh Tuy nhiên, trên thực tế, thực trạng vi phạm pháp luật cạnh tranhxâm hại quyền lợi các doanh nghiệp đối thủ nói chung và người tiêu dùng nói riêngvẫn diễn ra phổ biến, thậm chí có xu hướng tăng lên Một loạt các vấn đề như: giáthuốc không ngừng tăng và cao hơn rất nhiều so với giá của nhà sản xuất; các công
ty đưa ra những thông tin quảng cáo sai sự thật về sản phẩm; kinh doanh đa cấp bấtchính len lỏi về mọi vùng quê; các doanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận ấn định phíbảo hiểm vật chất ô tô;… đã cho thấy không ít doanh nghiệp bất chấp quyền lợi củangười tiêu dùng để tìm kiếm lợi nhuận Hơn thế, trong quá trình giải quyết các vụviệc vi phạm pháp luật cạnh tranh này, quyền lợi của người tiêu dùng chưa được các
cơ quan quản lý cạnh tranh quan tâm thỏa đáng Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả
quyết định lựa chọn đề tài “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng pháp luật
cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay” hi vọng có thể góp một phần phân tích về thực
trạng và kiến nghị nâng cao vai trò của pháp luật cạnh tranh trong công tác bảo vệquyền lợi người tiêu dùng trong thời gian tới
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hay pháp luật cạnh tranh là những vấn đềđược rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chủyếu tập trung vào nội dung bảo vệ người tiêu dùng bằng các quy định của pháp luậtbảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc phân tích pháp luật cạnh tranh dưới khíacạnh vai trò đảm bảo cấu trúc thị trường lành mạnh Một loạt các công trình có thể
kể tên như:
- Dưới góc độ bảo vệ người tiêu dùng có các công trình: “Một số vấn đề lýluận về quyền được thông tin của người tiêu dùng” – Tác giả Nguyễn Văn Cương;
Trang 8“Tính cắt khúc trong việc xây dựng và thực thi luật ở Việt Nam: Từ thực tiễn soạn thảo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010” - Tác giả Nguyễn Văn Cương; Tài liệu hội thảo “Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam – Thực trạng và hướng hoàn thiện” của Trường Đại học Luật Hà Nội với các bài viết của
các tác giả Nguyễn Thị Vân Anh, Bùi Nguyên Khánh, Nguyễn Văn Thành, NguyễnVăn Cương, Hoàng Minh Chiến, Nguyễn Hữu Huyên, Phạm Quế Anh; Đề tài khoa
học “Nghiên cứu vai trò của Hội bảo vệ người tiêu dùng trong việc bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam” của Trường Đại học Luật Hà Nội do Nguyễn Thị Vân Anh chủ biên; “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động quảng cáo thương mại theo pháp luật Việt Nam” - Luận văn thạc sĩ luật học của Võ Thị Hạnh năm 2015;
“Thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của hệ thống các cơ quan nhà nước tại Việt Nam” – Luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Hoàng Mỹ Linh năm 2014; “Chế tài xử lý đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam” - Luận văn thạc sĩ luật học của Đặng Đình Ngọc năm 2013; “Vai trò của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Vĩnh Phúc trong việc bảo vệ người tiêu dùng” - Luận văn thạc sĩ luật học
của Nguyễn Thị Tâm năm 2013;…
- Các công trình nghiên cứu về pháp luật cạnh tranh có các bài viết của
PGS.TS Nguyễn Như Phát (“Đưa pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh vào cuộc sống”, “Một số quy định về tố tụng cạnh tranh theo luật cạnh tranh Việt Nam”; “Luật so sánh và thực tiễn xây dựng luật cạnh tranh của Việt Nam”,…);
“Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam” - Luận văn thạc sĩ luật học của Đỗ Thanh Thúy năm 2014; “Chế tài xử lý đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam” -
Trang 9Luận văn thạc sĩ luật học của Lương Thị Diệu Linh năm 2014; “Kiểm soát hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn theo pháp luật cạnh tranh của Việt Nam” - Luận văn thạc
sĩ luật học của Nguyễn Thị Thiêm năm 2013; “Cạnh tranh và thực thi pháp luật
cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam” - Luận văn thạc sĩ luật học của
Hoàng Văn Thành năm 2011;…
Cùng với đó là các cuốn sách như: “Vai trò của Hội bảo vệ người tiêu dùng
trong việc bảo vệ người tiêu dùng” của Nguyễn Thị Vân Anh chủ biên - Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2012; “Hỏi – đáp pháp luật cạnh tranh” của
Nguyễn Văn Hiển – Nhà xuất bản Lao động – Xã hội xuất bản năm 2005; “Những
nội dung cơ bản của luật cạnh tranh” của Vụ công tác lập pháp - Nhà xuất bản Tư
pháp xuất bản năm 2005; “Pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc
quyền để hạn chế cạnh tranh về giá” của Phạm Hoài Huấn, Nhữ Ngọc Tiến - Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2013; “Pháp luật điều chỉnh các thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thị Nhung – Nhà xuất
bản Chính trị - Hành Chính xuất bản năm 2012; “Pháp luật về chống cạnh tranh
không lành mạnh ở Việt Nam” của Lê Anh Tuấn – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
xuất bản năm 2009; “Tìm hiểu về luật cạnh tranh” của Trần Minh Sơn – Nhà xuất
bản Tư pháp xuất bản năm 2005;…
Có thể thấy, hệ thống các công trình nghiên cứu về nội dung bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng và nội dung pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay là vô
cùng đồ sộ Tuy nhiên, nội dung bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng các quy
định của pháp luật cạnh tranh thì hiện vẫn còn một khoảng trống nhất định Bởi vậy
tác giả đã lựa chọn đề tài “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng các quy định
của pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ
Trang 10luật học tại Trường Đại học Luật Hà Nội.
3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu là các quy định và thực thi các quy định pháp luậtcạnh tranh liên quan tới bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
- Phạm vi nghiên cứu: Với dung lượng hạn chế của một luận văn tác giả chỉtập trung nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng các quy địnhcủa Luật Cạnh tranh năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành
4 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Từ việc tìm hiểu những vấn đề lí luận về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngbằng pháp luật cạnh tranh, luận văn phân tích, đánh giá thực trạng bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng bằng pháp luật cạnh tranh, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoànthiện các quy định pháp luật cạnh tranh và nâng cao hiệu quả thực thi các quy địnhpháp luật cạnh tranh có liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
5 Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn
- Pháp luật cạnh tranh Việt Nam có vai trò như thế nào trong bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng?
- Hiện nay, đang còn tồn tại những bất cập gì trong các quy định và thựctrạng thực thi các quy định của pháp luật cạnh tranh liên quan đến bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng?
- Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng bằng pháp luậtcạnh tranh?
6 Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn
Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, luận văn sử dụngnhiều phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phân tích để phân tích, đánh giá
Trang 11các quy định pháp luật; phương pháp tổng hợp để tổng hợp các kết quả của thựctiễn thi hành pháp luật; phương pháp diễn giải – quy nạp để trình bày các nội dung
cụ thể; phương pháp so sánh để so sánh quy định pháp luật cạnh tranh của ViệtNam với các quốc gia khác trên thế giới
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
* Ý nghĩa khoa học: Đề tài đã phân tích và chỉ ra được (i) vai trò bảo vệquyền lợi người tiêu dùng của pháp luật cạnh tranh và (ii) những điểm bất cập củapháp luật cạnh tranh Việt Nam cũng như thực tiễn thi hành pháp luật cạnh tranhtrong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
* Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở những bất cập được phát hiện, tác giả đề xuấtcác giải pháp cụ thể để khắc phục các bất cập đó Các giải pháp này bao gồm giảipháp hoàn thiện quy định pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi các quyđịnh của pháp luật cạnh tranh liên quan tới bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
8 Bố cục của luận văn
Bên cạnh, phần Mở đầu, phần Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, đểđảm bảo tính hợp lý, logic của nội dung luận văn, luận văn được kết cấu thành 03(ba) chương:
Chương 1 Những vấn đề lí luận về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằngpháp luật cạnh tranh
Chương 2 Thực trạng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng pháp luậtcạnh tranh ở Việt Nam hiện nay
Chương 3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng bằng pháp luật cạnh tranh trong thời gian tới
Trang 12Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI
TIÊU DÙNG BẰNG PHÁP LUẬT CẠNH TRANH 1.1 Khái quát về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1.1.1 Khái niệm người tiêu dùng
Người tiêu dùng là đối tượng được pháp luật bảo vệ đặc biệt hơn trong quan
hệ với doanh nghiệp trong nền kinh tế Tuy nhiên, quan niệm về người tiêu dùng ở
các quốc gia trên thế giới không hoàn toàn giống nhau Pháp luật Trung Quốc, Hoa
Kỳ và Châu Âu, quy định người tiêu dùng chỉ là thể nhân (cá nhân) Pháp nhân do
có những vị thế và điều kiện tốt hơn so với cá nhân trong quan hệ với doanh nghiệptrên thị trường nên pháp luật không cần phải can thiệp sâu vào quan hệ tiêu dùng
của họ Pháp luật Hàn Quốc quy định người tiêu dùng bao bồm cả thể nhân và phápnhân Pháp luật Thái Lan còn có một cách tiếp cận nữa tương đối mới mẻ là quy
định những người mới chỉ được chào hàng hoặc được đề nghị mua hàng hóa, sử
dụng dịch vụ đã có thể được coi là người tiêu dùng 1 Cụ thể, Điều 3 Luật Bảo vệ
người tiêu dùng Thái Lan năm 1979 quy định: “Người tiêu dùng là người mua hànghoá hoặc dịch vụ hoặc được chào mua hàng hoá hoặc dịch vụ từ một người kinh
doanh, bao gồm người thực sự sử dụng hàng hoá, tiêu thụ dịch vụ có nguồn gốc từ
người kinh doanh mặc dù người này không trực tiếp trả tiền cho việc sử dụng hàng
hoá, tiêu thụ dịch vụ đó” 2
Về mục đích sử dụng hàng hóa dịch vụ: Hầu hết các quốc gia trên thế giới
quy định một người sử dụng hàng hóa dịch vụ được coi là người tiêu dùng khi họ sửdụng hàng hóa dịch vụ đó vào mục đích phi thương mại Cụ thể phần mục đích
Trang 13trong khái niệm người tiêu dùng được quy định theo hướng “không nhằm mụcđích kinh doanh” Tuy nhiên có một số quốc gia lại hoặc thu hẹp hoặc mở rộngphạm vi mục đích sử dụng hàng hóa dịch vụ của người tiêu dùng hơn so với phạm
vi chung trên Tiêu biểu trong khu vực Châu Á có Malaysia thu hẹp mục đích sửdụng hàng hóa dịch vụ của người tiêu dùng bằng cách phân biệt và loại trừ nhữngchủ thể sử dụng hàng hóa dịch vụ cho quá trình sản xuất Trong khi trên thực tế córất nhiều hoạt động tiêu dùng cho quá trình sản xuất như bảo hộ lao động, lươngthực thực phẩm cho cán bộ công nhân viên, mà ở đó người thực hiện vẫn rất cầnđược bảo vệ dưới góc độ người tiêu dùng Đối lập với pháp luật Malaysia, Luật bảo
vệ người tiêu dùng Hàn Quốc lại quy định người tiêu dùng bao gồm cả những người
sử dụng hàng hóa dịch vụ vào mục đích thương mại hoặc sản xuất kinh doanh Kháiniệm này của Hàn Quốc là khá rộng nhưng sẽ có một hạn chế là làm cho hiệu lựcbảo vệ người tiêu dùng của pháp luật bị giảm do phải trải rộng một cách quá mứccần thiết
Ở Việt Nam, khái niệm người tiêu dùng chính thức được ghi nhận lần đầutrong Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999 Năm 2010, Luật bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng được ban hành, tiếp tục kế thừa Điều 1 của Pháp lệnhghi nhận tại Khoản 1 Điều 3 “người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa,dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức” Quy địnhnày về cơ bản mới chỉ chỉ rõ được một vấn đề cơ bản của khái niệm người tiêu dùng
là vấn đề về mục đích mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ
Về mục đích mua hàng hóa, dịch vụ của người tiêu dùng thì nội hàm kháiniệm người tiêu dùng tại Khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngnăm 2010 đã chỉ rõ mục đích của hoạt động mua là để phục vụ “tiêu dùng, sinh
Trang 14hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức” Giới hạn mục đích trên theo đánh giá của cánhân tác giả là phù hợp, không quá rộng đến mức khó thực hiện đồng thời cũngkhông quá hẹp đến mức làm hạn chế quyền của mỗi người tiêu dùng.
Tuy nhiên, Luật vẫn chỉ sử dụng một khái niệm rất chung chung là “người”
để giải thích cho khái niệm người tiêu dùng “Người” (mua, sử dụng hàng hóa, dịchvụ) là thể nhân (cá nhân), pháp nhân, tổ chức hay bao gồm cả thể nhân, pháp nhân
và tổ chức? Đây là câu hỏi đã được tranh luận rất sôi nổi ngay từ những năm cuốithế kỷ XX – trước thời điểm Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được banhành nhưng sau hơn 10 năm thi hành Pháp lệnh, khi ban hành Luật bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng, các nhà làm luật vẫn tiếp tục sử dụng cách giải thích gây nhiều tranhcãi này
Như vậy, người tiêu dùng chính là cá nhân/ tổ chức mua, sử dụng hàng
hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức;
những cá nhân/ tổ chức đó có thể trực tiếp hoặc không trực tiếp giao kết hợp
đồng với tổ chức, cá nhân sản xuất/ kinh doanh
1.1.2 Khái niệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Khi nền kinh tế còn ở trình độ sơ khai, quan hệ dân sự chủ yếu là quan hệmua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các cá nhân với nhau trong xã hội vàhàng hóa, dịch vụ cũng ở dạng đơn giản, dễ nhận biết và việc đàm phán hợp đồngdiễn ra không quá phức tạp Tuy nhiên, thế kỷ XX đánh dấu sự phát triển vượt bậccủa khoa học và công nghệ, đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông tin; hàmlượng chất xám trong hàng hóa, dịch vụ ngày càng tăng; nhiều sản phẩm rất khó cóthể kiểm tra chất lượng bởi một người bình thường Các giao dịch dân sự giờ đây đãchuyển từ thế bình đẳng sang tình trạng lợi thế nghiêng về phía nhà cung cấp (nhà
Trang 15chuyên môn), bởi vì nhà cung cấp là bên nắm mọi ưu thế về chất lượng của hànghóa, dịch vụ bao gồm tính năng, công dụng, thành phần cấu tạo, khuyết tật ẩn giấu,những nguy hiểm tiềm tàng Mặt khác, nhà cung cấp cũng là người nắm ưu thế
trong kỹ năng đàm phán, giao kết hợp đồng 3 Vì vậy mà người tiêu dùng khi thamgia quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ với thương nhân gặp nhiều điểm bất lợitrong đó có thể khái quát thành 4 yếu thế cơ bản sau: yếu thế về thông tin; yếu thế
về khả năng đàm phán; yếu thế về khả năng chi phối giá cả và các điều kiện giaodịch; yếu thế về khả năng chịu các rủi ro phát sinh từ quá trình tiêu dùng hàng hóa 4 Chính vì những yếu thế như vậy, người tiêu dùng đã trở thành đối tượngđược pháp luật quan tâm bảo vệ và xuất hiện khái niệm bảo vệ quyền lợi người tiêudùng Theo đó, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được hiểu là việc đảm bảo
quyền lợi cho những cá nhân/ tổ chức mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mụcđích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức
Những quyền lợi mà cá nhân/ tổ chức mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ chomục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức được pháp luật quantâm bảo vệ bao gồm các quyền sau:
Một là quyền được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợiích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cánhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp
Hai là quyền được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhânkinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc,xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch
và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng
Trang 16Ba là quyền được lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanhhàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham giahoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịchvới tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Bốn là quyền được góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa,dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thứcgiao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức,
cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
Năm là quyền được tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật vềbảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Sáu là quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúngtiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cảhoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố,niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết
Bảy là quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởikiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng và các quy định khác của pháp luật có liên quan
Tám là quyền được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng
hóa, dịch vụ 5
Có thể thấy, những quyền lợi mà người tiêu dùng Việt Nam được pháp luậtghi nhận phù hợp với thông lệ quốc tế, nhất là các quyền: quyền được thỏa mãnnhững nhu cầu cơ bản; quyền được an toàn; quyền được thông tin; quyền được lựachọn; quyền được lắng nghe; quyền được khiếu nại và bồi thường và quyền đượcgiáo dục, đào tạo về tiêu dùng đã được Liên hợp quốc công nhận và công bố
Trang 17Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam cho thấy bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng được rất nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau quan tâm điều chỉnh Có thể
là bảo vệ một cách trực diện bằng các quy phạm về bảo hành, quy phạm về yêu cầubồi thường thiệt hại,… hoặc được bảo vệ gián tiếp thông qua việc Nhà nước banhành các quy phạm nhằm tạo lập một môi trường cạnh tranh lành mạnh, tự do
và công bằng Khi môi trường cạnh tranh là lành mạnh, tự do và công bằng thìngười tiêu dùng sẽ được bảo đảm chủ quyền của mình và do vậy quyền lợi sẽ đượcbảo đảm tốt nhất Pháp luật cạnh tranh chính là công cụ để giúp Nhà nước quản lý
và tạo lập một môi trường cạnh tranh như vậy
5 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010.
Hơn thế, không giống với đại đa số pháp luật cạnh tranh của các quốc giatrên thế giới, cơ cấu pháp luật cạnh tranh Việt Nam còn có các quy định kiểm soátcác hành vi cạnh tranh không lành mạnh với các quy định nghiêm cấm việc thựchiện các hành vi như quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, chỉ dẫn gâynhầm lẫn,… góp phần trực tiếp bảo đảm quyền được thông tin của người tiêu dùng.Pháp luật cạnh tranh Việt Nam cũng cho phép người tiêu dùng được quyền khiếunại khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạmquy định của Luật Cạnh tranh 6 nên pháp luật cạnh tranh cũng sẽ góp phần đảm bảoquyền được khiếu nại và bồi thường của người tiêu dùng
Như vậy, pháp luật cạnh tranh đã góp phần đảm bảo một số quyền cơ
bản của người tiêu dùng bao gồm: quyền được lựa chọn, quyền được thông tin
và quyền được khiếu nại và bồi thường
1.2 Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng pháp luật cạnh tranh
1.2.1 Khái niệm pháp luật cạnh tranh
Trang 18Cạnh tranh là hoạt động nhằm tranh giành thị trường, lôi kéo khách hàng vềphía mình của các chủ thể kinh doanh Trong cơ chế thị trường, quyền tự do kinhdoanh của doanh nghiệp cũng đồng nghĩa với quyền tự do cạnh tranh bởi vậy cácchủ thể kinh doanh có thể sử dụng nhiều phương thức, biện pháp để cạnh tranh vớinhau trong đó có phương thức cạnh tranh lành mạnh và cả phương thức cạnh tranhkhông lành mạnh Trong phương thức cạnh tranh không lành mạnh, để thắng đượctrong cạnh tranh các chủ thể kinh doanh có thể thực hiện nhiều hành vi cạnh tranhkhác nhau, có thể là hành vi gây hạn chế cạnh tranh có hậu quả đẩy lùi cạnh tranh,dẫn đến thủ tiêu cạnh tranh và cũng có thể là hành vi nhằm mục đích cạnh tranhnhưng đi ngược lại với các quy tắc xử sự chung được thừa nhận trong kinh doanh.
Vì vậy, pháp luật cạnh tranh được ban hành nhằm kiểm soát các hành vi như vậy.Như vậy, pháp luật cạnh tranh có thể hiểu là một lĩnh vực pháp luật điều
chỉnh hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh nhằm bảo đảm cạnh tranh tự
do, công bằng và lành mạnh trên thị trường
Pháp luật cạnh tranh không phải là loại pháp luật có mục tiêu trực tiếp nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như của toàn bộ nền kinh
tế của mỗi quốc gia mà mục tiêu chính là ngăn ngừa và xử lí các hành vi cạnh tranhtrái pháp luật, trái đạo đức và tập quán kinh doanh Hay nói cách khác, pháp luậtcạnh tranh có mục tiêu là thực hiện việc duy trì năng lực cạnh tranh thực tế của các
6 Điều 58 Luật Cạnh tranh năm 2004
doanh nghiệp Với mục tiêu đó, sự khác biệt của pháp luật cạnh tranh so với các loạipháp luật khác được thể hiện ở 3 đặc trưng cơ bản sau: (1) pháp luật cạnh tranh cótính tiếp cận từ mặt trái (pháp luật cạnh tranh chỉ quy định các hành vi bị ngăn cấmtrong hoạt động cạnh tranh chứ không hướng dẫn các chủ thể kinh doanh cần làm
Trang 19những gì hoặc phải làm gì trong quá trình cạnh tranh trên thị trường); (2) pháp luậtcạnh tranh thường đặt ra các điều khoản mở và những quy định miễn trừ cho phép
cơ quan thi hành luật cạnh tranh có thể áp dụng pháp luật một cách linh hoạt; và (3)ngoài các quy định về nội dung điều chỉnh hành vi cạnh tranh, pháp luật cạnh tranhcòn có các quy định để đảm bảo thực thi luật cạnh tranh là các quy định điều chỉnhhoạt động tố tụng cạnh tranh và xử lí vi phạm pháp luật cạnh tranh 7
Xét về nội dung điều chỉnh, pháp luật cạnh tranh điều chỉnh 2 quan hệ chính
sau: Một là quan hệ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinhdoanh trên thị trường và hai là quan hệ giữa cơ quan thi hành luật cạnh tranh vớicác chủ thể kinh doanh khi họ thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc hành
vi cạnh tranh không lành mạnh Ở nhóm quan hệ thứ nhất, pháp luật cạnh tranh sẽcan thiệp và định hướng công khai đối với các hành vi cạnh tranh của các chủ thể,buộc các chủ thể phải lựa chọn cách xử sự hợp lí nhất tuân theo trật tự mà pháp luậtmong muốn Để điều chỉnh nhóm quan hệ này, pháp luật cạnh tranh ở nhiều quốcgia trên thế giới thường được chia thành hai lĩnh vực khác biệt: pháp luật chốngcạnh tranh không lành mạnh và pháp luật chống hạn chế cạnh tranh (còn gọi làchống độc quyền hay kiểm soát độc quyền) Sở dĩ có sự phân biệt như vậy là vì tínhchất của hành vi, mức độ của hành và mức độ nguy hại của chúng đối với thị trường
và theo đó là phương thức và tính cương quyết trong sự “trừng trị” của pháp luật đốivới hai nhóm hành vi này là khác nhau 8
Tuy nhiên, bên cạnh hai lĩnh vực pháp luật cơ bản này, thuộc về hay liên
quan đến pháp luật cạnh tranh người ta còn có thể kể đến nhiều lĩnh vực pháp luậtkhác nữa như: pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa, phápluật về quảng cáo, pháp luật về khuyến khích và hỗ trợ phát triển kinh tế, pháp luật
Trang 20về điều kiện thương mại chung… Bên cạnh đó, khi xem xét pháp luật cạnh tranh từphương diện xã hội học pháp luật, các nhà luật học còn quan tâm đến cơ chế chuyểnhóa pháp luật cạnh tranh vào cuộc sống như những vấn đề về tổ chức và hoạt độngcủa các cơ quan quản lí nhà nước về cạnh tranh, về trình tự và thủ tục thẩm định,khiếu nại và khiếu kiện, thẩm quyền của các cơ quan tài phán cũng như khả năng ápdụng các chế tài 9
1.2.2 Vai trò của pháp luật cạnh tranh trong công tác bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng
Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn các nhà khoa học đã khẳng định pháp luật
cạnh tranh có rất nhiều vai trò như: tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng và tựdo; bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp; thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và hộinhập kinh tế quốc tế Ngoài ra, pháp luật cạnh tranh còn có một vai trò vô cùngquan trọng là bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Theo lý luận về kinh tế thị trường của kinh tế học hiện đại, người tiêu dùng
là một chủ thể quan trọng của nền kinh tế thị trường bên cạnh các chủ thể khác làdoanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước Họ cũng chính là đối tượng phục vụcuối cùng và cao nhất của các doanh nghiệp trong nền kinh tế Người tiêu dùng thựchiện việc bỏ phiếu bằng tiền để chọn lựa và quyết định việc cho phép doanh nghiệpnào tiếp tục tồn tại trên thị trường, nên được cổ vũ để phát triển và doanh nghiệpnào nên bị loại khỏi thị trường 10 Tuy nhiên, kinh tế học hiện đại cũng đã chỉ rarằng, chủ quyền của người tiêu dùng chỉ thực sự có được trong điều kiện thị trườngcung ứng hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng là thứ thị trường cạnh tranh
hoàn hảo (perfect competitive markets) 11
“Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là hình thái thị trường mà ở đó, những
Trang 21người tham gia thị trường đều có quy mô quá nhỏ tới mức không đủ sức tự mình chi
phối, lũng đoạn giá cả, điều kiện giao dịch trên thị trường theo ý có lợi cho mình” 12
Đây cũng là hình thái thị trường thỏa mãn các điều kiện cơ bản như: (1) Có rất
nhiều người mua và rất nhiều người bán tham gia thị trường (mà sự vắng bóng của
một hay một số người mua/ người bán không hề ảnh hưởng đáng kể tới tương tác
cung cầu trên thị trường); (2) Loại hàng hóa/ dịch vụ mà những người cung ứng trên
thị trường cung cấp về cơ bản là giống nhau (không có sự khác biệt cơ bản về tính
năng, công dụng, đặc điểm đến mức người mua/ người tiêu dùng coi các hàng
hóa/ dịch vụ đó là thay thế được cho nhau một cách hợp lý); và (3) Doanh nghiệp
9 Nguyễn Như Phát, “Đưa pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh vào cuộc sống”, Tạpchí Luật học,
tiêu dùng”, Nhà nước và pháp luật, (8), tr.18”
11 Laurence S.Seidman (2009), Public Finance (Boston, McGraw-Hill), p.2, trích trong tàiliệu: “Nguyễn Văn
Cương (2008), “Một số vấn đề lý luận về quyền được thông tin của người tiêu dùng”, Nhànước và pháp luật,
(8), tr.18”
12 Paul A.Samuelson & William D.Nordhaus (2002), tlđd 10, tr.18”
cung ứng hàng hóa/ dịch vụ có thể tự do gia nhập hoặc rút khỏi thị trường (nói cách
khác, các rào cản gia nhập hoặc rút khỏi thị trường mà các doanh nghiệp gặp phải là
không đáng kể) 13 Trong điều kiện như thế, tương tác giữa doanh nghiệp và người
tiêu dùng về cơ bản là quan hệ bình đẳng, tự nguyện, không bên nào có thể ép buộc
Trang 22hoặc bóc lột bên nào.
Tuy nhiên, ngay chính các nhà kinh tế cũng phải thừa nhận, điều kiện như
thế thường ít tồn tại trong thực tế Bức tranh trong đời thực của các tương tác kinh
tế, trong đó có tương tác giữa doanh nghiệp cung ứng hàng hóa, dịch vụ với ngườitiêu dùng thường phức tạp hơn rất nhiều 14 Các doanh nghiệp để đạt được lợi nhuậncao nhất đôi khi thực hiện cả các hành vi cạnh tranh mang tính không lành mạnh.Những hành vi này sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến quyền lợichính đáng của người tiêu dùng Vì thế đặt ra yêu cầu đối với pháp luật mỗi quốcgia là phải có những quy định hợp lí nhằm đảm bảo thị trường của quốc gia mìnhtrở thành một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, khi đó quyền lợi người tiêu dùng
sẽ gián tiếp được đảm bảo một cách tốt nhất
Hiện nay, người tiêu dùng trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng
hầu hết đều được bảo vệ dưới hai góc độ: bảo vệ trực diện bằng các quy định củaLuật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và bảo vệ gián tiếp thông qua việc điều chỉnhcấu trúc thị trường bằng các quy định của pháp luật cạnh tranh Với nhiều quốc giatrên thế giới như: Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Singapore,… pháp luật cạnh tranh được xem
là công cụ chính để bảo vệ người tiêu dùng Các quốc gia này cho rằng, khi một nềnkinh tế có sức cạnh tranh càng lớn thì quyền lợi người tiêu dùng càng được đảmbảo Vì vậy, bên cạnh việc việc đặt ra các quy định cụ thể nhằm bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng họ xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật quản lý các hành vicạnh tranh giữa các doanh nghiệp một cách hiệu quả
Ở Việt Nam, từ năm 1999 (thời điểm Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng được ban hành) các quyền lợi của người tiêu dùng chính thức được bảo vệ mộtcách trực diện bằng các quy định của Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Trang 23và các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh và sau đó là Luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành Ngoài ra, quyền lợi
người tiêu dùng còn được bảo vệ thông qua các quy định của Bộ luật Dân sự năm
13 N.Gregory Mankiw (2012), Principles of Microeconomics, 6 th ed (Mason, OH: South –Western), p.280,
trích trong tài liệu: “Nguyễn Văn Cương (2008), “Một số vấn đề lý luận về quyền được thôngtin của người
tiêu dùng”, Nhà nước và pháp luật, (8), tr.19”
14 Paul A.Samuelson & William D.Nordhaus, tlđd 10, tr.19”
2005 về giao dịch, hợp đồng; các quy định về xử phạt hành chính trong các lĩnh vực
có liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng; các quy định của Bộ luật Hình sự năm
1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và trong nhiều văn bản pháp lý khác liên quan
đến sản xuất, kinh doanh dược phẩm, kinh doanh thuốc thú y, quy định về việc bảo
đảm chất lượng hàng hóa, công bố và đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật,
quảng cáo, khuyến mại, 15 - nhóm văn bản gián tiếp bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng
Pháp luật cạnh tranh của Việt Nam hiện nay gồm 2 bộ phận kiểm soát 2
nhóm hành vi: (1) các quy định kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh và (2) các
quy định kiểm soát các hành vi cạnh tranh không lành mạnh Nhóm quy định kiểm
soát các hành vi hạn chế cạnh tranh góp phần kiểm soát các hành vi làm giảm, sai
lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, gây tác động tiêu cực đến môi trường cạnh
tranh, làm sai lệch cấu trúc thị trường, bóp méo môi trường cạnh tranh qua đó bảo
vệ cơ cấu, tương quan cạnh tranh trên thị trường đồng thời góp phần gián tiếp đảm
bảo quyền lợi người tiêu dùng Nhóm quy định kiểm soát các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh bằng việc kiểm soát các hành vi đi ngược lại với quy tắc xử sự
Trang 24chung được thừa nhận trong kinh doanh, trái với thông lệ thiện chí, trung thực trong
kinh doanh gây thiệt hại đến lợi ích không chỉ của đối thủ cạnh tranh mà còn của
người tiêu dùng như hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn, hành vi quảng cáo nhằm cạnh
tranh không lành mạnh, hành vi bán hàng đa cấp,… sẽ góp phần bảo vệ trực tiếp
quyền lợi cho người tiêu dùng
Như vậy, có thể thấy, Luật cạnh tranh Việt Nam có phạm vi điều chỉnh rộng,
điều chỉnh đồng thời cả hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không
lành mạnh Đây là điểm đặc thù của Luật cạnh tranh Việt Nam và một số nước mới
ban hành Luật cạnh tranh như: Ba Lan, Cộng hòa Séc, Bungari Ở một số nước khác
như Mỹ, Nhật Bản, Malaysia, Indonesia, Luật cạnh tranh chỉ điều chỉnh hành vi hạn
chế cạnh tranh Việc điều chỉnh cả hai loại hành vi này trong cùng một đạo luật dẫn
đến một điểm bất hợp lí, đó là các hành vi này mặc dù có sự khác nhau ở mức độ
xâm phạm đến quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng nhưng lại có chung
một cách thức xử lí Tuy nhiên, do khi Việt Nam bắt đầu soạn thảo Luật cạnh tranh
vào năm 2000, hệ thống pháp luật Việt Nam đặc biệt là pháp luật kinh tế chưa đầy
đủ, chưa bao quát hết các hành vi cạnh tranh làm ảnh hưởng đến đối thủ (đó là hành
15 Nguyễn Thị Thư (2010), “Đặc điểm của quan hệ tiêu dùng và pháp luật bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng”,
Nhà nước và pháp luật, (10), tr.88-89
vi mang tính dân sự) nên Luật cạnh tranh đã buộc phải điều chỉnh cả các hành vi
hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh 16 Tuy là vẫn còn tồn tại
sự bất cập song không thể phủ nhận pháp luật cạnh tranh có vai trò vô cùng
quan trọng trong công tác bảo vệ quyền lợi tiêu dùng
16 Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), tlđd 7, tr.60-61
Trang 25Chương 2
THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG BẰNG
PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Các quy định của pháp luật cạnh tranh liên quan đến bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng
Cạnh tranh trong kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng, được coi
là động lực của sự phát triển không chỉ đối với mỗi doanh nghiệp mà còn
với cả nền kinh tế Có cạnh tranh, hàng hóa sẽ có chất lượng ngày càng tốt
hơn, mẫu mã ngày càng đẹp, phong phú, đa dạng hơn Người tiêu dùng có
thể dễ dàng trong việc lựa chọn các sản phẩm phù hợp với túi tiền và sở
thích của mình Để tăng sức cạnh tranh với doanh nghiệp khác, các doanh
nghiệp sẽ có những chính sách ưu đãi dành cho khách hàng – chính là
những người tiêu dùng Vì vậy, người tiêu dùng sẽ nhận được sự chăm sóc
tận tình, chu đáo từ phía các doanh nghiệp
Tuy nhiên, bên cạnh những hành vi cạnh tranh mang lại lợi ích cho
người tiêu dùng thì có rất nhiều hành vi cạnh tranh đã và đang xâm hại trực
tiếp tới quyền lợi của họ Vì vậy với mục tiêu là chống lại các tác động tiêu cựccủa các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh trên thị trườnglàm phương hại tới quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của doanh nghiệp vàngười tiêu dùng, các hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lànhmạnh đã được kiểm soát bởi các quy định của pháp luật cạnh tranh mà cụ thể làLuật Cạnh tranh năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành
Luật Cạnh tranh năm 2004 được Quốc hội thông qua ngày 03 tháng 12 năm
2004, bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01 tháng 7 năm 2005 Sau đó một loạt các văn
Trang 26bản của Chính phủ như: Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 về hướngdẫn Luật Cạnh tranh; Nghị định 110/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005 về quản lý hoạtđộng bán hàng đa cấp (hiện đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Nghị định
42/2014/NĐ-CP ngày 14/05/2014 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp); Nghịđịnh 120/2005/NĐ-CP ngày 30/09/2005 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vựccạnh tranh (hiện đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Nghị định 71/2014/NĐ-CPngày 21/07/2014 hướng dẫn Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnhvực cạnh tranh); Nghị định 07/2015/NĐ-CP ngày 16/01/2015 Quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng Cạnh tranh; đã được banhành để hướng dẫn cụ thể hơn các quy định của luật Các quy định này đã và đanggóp phần gián tiếp hoặc trực tiếp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua việckiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh.2.1.1 Các quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh
Khoản 3 Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định “Hành vi hạn chế cạnh
tranh là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thịtrường, bao gồm hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnhthị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế” Luật Cạnh tranh sử dụngđồng thời 2 phương pháp là phương pháp phân tích và phương pháp liệt kê để đưa
ra định nghĩa về hành vi hạn chế cạnh tranh Theo đó, có thể hiểu, 4 hành vi sau: (1)hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; (2) hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thịtrường; (3) hành vi lạm dụng vị trí độc quyền; và (4) hành vi tập trung kinh tế nếulàm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường thì sẽ bị coi là hành vi hạn chếcạnh tranh Những hành vi này hướng đến việc hình thành sức mạnh thị trường hoặclợi dụng sức mạnh thị trường để làm cho tình trạng cạnh tranh trên thị trường bị
Trang 27biến dạng Chính thông qua việc làm cho tình trạng cạnh tranh trên thị trường bị
biến dạng các hành vi này đã gián tiếp xâm hại tới quyền lợi của người tiêu
dùng
2.1.1.1 Hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh
a Khái niệm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh 17
Luật Cạnh tranh không trực tiếp đưa ra định nghĩa về hành vi thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh nhưng từ nội dung của quy định pháp luật có thể hiểu thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh là thỏa thuận giữa hai hay nhiều chủ thể kinh doanh trên thị trường
hướng tới hoặc có tác động làm giảm, làm sai lệch hay cản trở hoạt động cạnh
tranh bình thường trên thị trường
Như vậy, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có 5 đặc trưng pháp lý cơ bản sau:
Thứ nhất, chủ thể tham gia quan hệ thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là các
doanh nghiệp Các doanh nghiệp này có thể là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nhau
nhưng cũng có thể chính là các doanh nghiệp có mối liên hệ trong cùng một chuỗi
sản xuất hay cung ứng sản phẩm, dịch vụ
Thứ hai, các doanh nghiệp thiết lập với nhau các thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh Các thỏa thuận này có thể là kết quả của quá trình đàm phán, thương lượng
trực tiếp giữa các bên tham gia, cũng có thể là thỏa thuận mà các bên gián tiếp đạt
17 Phùng Văn Thành (2014), “Khái niệm, bản chất và đặc trung pháp lý của thỏa thuận hạnchế cạnh tranh
theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam”, trang web của Cục quản lý cạnh tranh, địa chỉ:
http://www.vca.gov.vn/NewsDetail.aspx?ID=2721&CateID=274, ngày truy cập 7/6/2016.được thông qua việc cùng tham gia một Hiệp hội và đồng ý với nội dung của các
nghị quyết, quyết định của Hiệp hội đó Ngoài ra, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh còn
có thể biểu hiện dưới dạng các cam kết tuân thủ hay đáp ứng những yêu cầu do một
Trang 28hoặc một số bên đặt ra.
Thứ ba, mục đích của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là nhằm hạn chế cạnh
tranh Các doanh nghiệp liên kết với nhau, qua đó giảm sức ép cạnh tranh trên thịtrường Khi các doanh nghiệp này có sự liên kết đủ lớn, họ sẽ có khả năng khốngchế và buộc khách hàng phải tuân theo những luật chơi do chính họ đặt ra mà khôngdựa trên bất kỳ quy luật nào của thị trường Các doanh nghiệp không tham gia thoảthuận thì bị khách hàng hoặc nhà cung cấp áp đặt những điều kiện bất lợi hơn so vớicác doanh nghiệp tham gia thỏa thuận, do vậy có nguy cơ mất cơ hội kinh doanhhoặc bị loại khỏi thị trường
Thứ tư, hình thức của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh rất đa dạng Các thỏa
thuận này có thể được thể hiện thông qua hình thức văn bản như hợp đồng, biên bảncuộc họp, quyết định, nghị quyết, các trao đổi điện thoại, fax, email và cũng cóthể chỉ là các thỏa thuận ngầm
Thứ năm, hậu quả của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là làm giảm, sai lệch
hay cản trở hoặc thậm chí triệt tiêu các hoạt động cạnh tranh bình thường trên thịtrường Tuy nhiên, khi xác định một hành vi có phải hành vi thỏa thuận hạn chếcạnh tranh hay không, cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ không xét đến hậu quả thực tế
mà chỉ cần xác định hậu quả về mặt hình thức Hậu quả thực tế chỉ có ý nghĩa trongviệc xác định mức độ trách nhiệm pháp lý hay mức phạt của các doanh nghiệp đãthực hiện hành vi
b Phân loại các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Các hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh gồm 2 nhóm: nhóm thứ nhất là
các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hoàn toàn bị pháp luật nghiêm cấm thựchiện và nhóm thứ hai bao gồm các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị pháp
Trang 29luật nghiêm cấm nhưng có điều kiện là khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phầnkết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên.
- Nhóm thứ nhất gồm các hành vi sau:
(1) Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia
thị trường hoặc phát triển kinh doanh là việc thống nhất không giao dịch với doanhnghiệp không tham gia thỏa thuận hoặc cùng hành động dưới một trong các hìnhthức sau: (i) Yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ khách hàng không mua, bán hàng hóa, không
sử dụng dịch vụ/ các nhà phân phối, bán lẻ phân biệt đối xử khi mua, bán hàng hóa,
sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận; (ii) Mua, bánhàng hóa, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận
không thể tham gia thị trường liên quan/ mở rộng thêm quy mô kinh doanh
Trong đó thị trường liên quan được hiểu là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ
có thể thay thế cho nhau cả về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả 18 Đặc tính củahàng hóa, dịch vụ được xác định theo một hoặc một số căn cứ sau: (a) tính chất vật
lý, (b) tính chất hóa học, (c) tính năng kỹ thuật, (d) tác dụng phụ đối với người sửdụng, (đ) khả năng hấp thụ Các tiêu chí cụ thể nêu trên mặc dù phù hợp đối vớihàng hóa nhưng không có một sự liên quan nào tới dịch vụ Do đó, trong trườnghợp cần phải xác định thị trường liên quan của một loại dịch vụ, cơ quan cạnh tranhkhông thể áp dụng các tiêu chí này để xác định đặc tính của dịch vụ, từ đó, khôngđảm bảo đầy đủ các yếu tố xác định thị trường liên quan theo quy định của phápluật Về cách thức xác định khả năng thay thế cho nhau về giá, Điểm c Khoản 5Điều 4 Nghị định 116 quy định “Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế chonhau về giá cả nếu trên 50% của một lượng ngẫu nhiên 1000 người tiêu dùng sinhsống tại khu vực địa lý liên quan chuyển sang mua hoặc có ý định mua hàng hóa,
Trang 30dịch vụ khác có đặc tính, mục đích sử dụng giống với hàng hóa, dịch vụ mà họ đang
sử dụng hoặc có ý định sử dụng trong trường hợp giá của hàng hóa, dịch vụ đó tăng
lên quá 10% và được duy trì trong 06 tháng liên tiếp” Có thể thấy đây là một hình
thức được các cơ quan cạnh tranh trên thế giới công nhận rộng rãi trong việc xác
định thị trường liên quan Tuy nhiên để triển khai trên thực tế là rất khó khăn về mặt
thu thập dữ liệu thị trường và tốn kém trong việc tổ chức lấy ý kiến người tiêu dùng
Đồng thời con số 50% là không khả thi và thường dẫn đến kết quả thị trường liên
quan được xác định là của chính sản phẩm/ dịch vụ được khảo sát hay có thể hiểu là
doanh nghiệp bị điều tra là doanh nghiệp độc quyền trên thị trường liên quan được
xác định theo quy định của Luật Cạnh tranh Điều này không phản ánh đúng với
thực tế cạnh tranh trên thị trường 19 20
Trang 31phẩm được điều tra.
(2) Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là
các bên của thoả thuận là việc các bên của thỏa thuận thống nhất với nhau khônggiao dịch với doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận và cùng hành động dướihình thức (i) Yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ khách hàng không mua, bán hàng hóa, không
sử dụng dịch vụ/ các nhà phân phối, bán lẻ phân biệt đối xử khi mua, bán hàng hóa,
sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận; (ii) Mua, bánhàng hóa, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp không tham gia thỏa thuậnkhông thể tham gia thị trường liên quan/ mở rộng thêm quy mô kinh doanh hoặc(iii) Mua, bán hàng hóa, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp không tham giathỏa thuận phải rút lui khỏi thị trường liên quan
Đối tượng chịu tác động trực tiếp của các thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm,
không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hay loại bỏ khỏi thị trường nhữngdoanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận chính là các doanh nghiệpkhông tham gia thỏa thuận Có những thỏa thuận thậm chí còn mang lại lợi íchtrước mắt cho người tiêu dùng Ví dụ như thỏa thuận hạ giá bán sản phẩm để doanhnghiệp không tham gia thỏa thuận không thể tham gia thị trường liên quan hoặcbuộc phải rút lui khỏi thị trường liên quan Tuy nhiên, đây sẽ chỉ là lợi ích trước mắt
mà người tiêu dùng nhận được Còn về lâu dài thì nguy cơ bị xâm phạm đến quyềnlợi của người tiêu dùng là rất cao Một dẫn chứng rất tiêu biểu chính là câu chuyệntrên thị trường nước giải khát Việt Nam những năm cuối thế kỷ XX Cụ thể, vàonăm 1998, để loại bỏ khỏi thị trường Công ty Tribeco – một doanh nghiệp sản xuấtnước ngọt thành công nhất trên thị tường nội địa Việt Nam những năm đầu thập kỷ
90, Coca Cola đã giảm giá 30%, giá giao cho đại lý là 800 đồng/chai; loại lớn giảm
Trang 32từ 31.200 đồng còn 20.600 đồng/két Pepsi cũng giảm giá từ 31.200 đồng xuống
còn 20.000 đồng/két Lúc này người chịu thiệt hại sẽ chỉ là các doanh nghiệp, không
chỉ có Tribeco mà thậm chí cả Coca Cola và Pepsi cũng đang phải dành rất nhiều
lợi nhuận của mình cho “cuộc đấu sức này” Tuy nhiên sau 2 năm chạy đua, Tribeco
đã không còn đủ sức để đương đầu với các “ông lớn”, vì vậy doanh nghiệp này đã
buộc phải từ bỏ lĩnh vực nước uống có gas để “nhảy sang vùng đất mới” 21 Ngay sau
đó Coca Cola và Pepsi với vị trí thống lĩnh thị trường đã nhanh chóng tăng giá sản
phẩm nước uống có gas trở lại và giá sản phẩm của cả hai hãng cao hơn rất nhiều so
20 Cục quản lý cạnh tranh và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (2012), “Báo cáo rà soát cácquy định của
Luật Cạnh tranh Việt Nam”, tr.67-68
21 Theo Nhịp cầu đầu tư (10/06/2013), “Bùng nổ chiến tranh nước giải khát tại Việt Nam”, tạiđịa chỉ:
http://news.zing.vn/gia-lao- doc-vang- sjc-giam- 2-2- trieu-dong- moi-luong- post663734.html,truy cập ngày
8/7/2016
với giá trước khi giảm Và lúc này, người tiêu dùng sẽ chính là người có quyền lợi
bị xâm hại bởi hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường của 2 Công ty Coca
Cola và Pepsi Suy cho cùng, trong những cuộc cạnh tranh mang tính chất không
lành mạnh giữa các doanh nghiệp, người sau cùng gánh chịu hậu quả vẫn sẽ chính
là những người tiêu dùng
(3) Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc
cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ là việc thống nhất cùng hành động trong đấu
thầu dưới một trong các hình thức sau đây: (i) Một hoặc nhiều bên tham gia thỏa
thuận rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các
Trang 33bên trong thỏa thuận thắng thầu; (ii) Một hoặc nhiều bên tham gia thỏa thuận gâykhó khăn cho các bên không tham gia thỏa thuận khi dự thầu bằng cách từ chốicung cấp nguyên liệu, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc các hình thức gây khókhăn khác; (iii) Các bên tham gia thỏa thuận thống nhất đưa ra những mức giákhông có tính cạnh tranh hoặc đặt mức giá cạnh tranh nhưng kèm theo những điềukiện mà bên mời thầu không thể chấp nhận để xác định trước một hoặc nhiều bên sẽthắng thầu; (iv) Các bên tham gia thỏa thuận xác định trước số lần mỗi bên đượcthắng thầu trong một khoảng thời gian nhất định Tại Điều 21 Nghị định
116/2005/NĐ-CP giải thích hành vi “Thông đồng để một hoặc các bên của thoảthuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ” ngoài 4 hành vi
cụ thể đã được liệt kê trên thì khoản 5 vẫn còn một quy định mang tính chất chungchung “những hành vi khác bị pháp luật cấm” Đây là một cách quy định khá phổbiến của pháp luật Việt Nam nói riêng, ưu điểm của quy định là sẽ bao quát được tất
cả các hành vi vi phạm pháp luật nhưng nó lại thể hiện sự yếu kém của trình độ lậppháp Cách quy định tại Khoản 5 Điều 21 Nghị định 116/2005/NĐ-CP không những
sẽ không đảm bảo ngăn chặn được tất cả các hành vi “thông đồng” của các doanhnghiệp mà thậm chí còn khiến việc thực thi luật trở nên tùy tiện hơn
Hành vi thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong
việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ về cơ bản sẽ chủ yếu tác động đến quyềnlợi của các doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Tuy nhiên,trong trường hợp doanh nghiệp thắng thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứngdịch vụ không phải doanh nghiệp có giá thành sản phẩm tương xứng với chất lượngsản phẩm nhất thì khi đó những người tiêu dùng trực tiếp sử dụng hàng hóa, dịch vụ
sẽ cũng bị xâm hại đến quyền lợi
Trang 34- Nhóm thứ hai gồm các hành vi sau:
(1) Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp bằng cách một nhóm/ tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động trong một lĩnhvực thống nhất cùng hành động dưới một, hai hoặc đồng thời nhiều hình thức trong
8 hình thức sau: (i) Áp dụng thống nhất mức giá với một số hoặc tất cả khách hàng;(ii) Tăng giá hoặc giảm giá ở mức cụ thể; (iii) Áp dụng công thức tính giá chung;(iv) Duy trì tỷ lệ cố định về giá của sản phẩm liên quan; (v) Không chiết khấu giáhoặc áp dụng mức chiết khấu giá thống nhất; (vi) Dành hạn mức tín dụng cho kháchhàng; (vii) Không giảm giá nếu không thông báo cho các thành viên khác của thỏathuận; (viii) Sử dụng mức giá thống nhất tại thời điểm các cuộc đàm phán về giá bắtđầu (Điều 14 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP)
(2) Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá,
cung ứng dịch vụ là việc thống nhất về số lượng hàng hóa, dịch vụ; địa điểm mua,bán hàng hóa, dịch vụ; nhóm khách hàng đối với mỗi bên tham gia thỏa thuận vàthống nhất mỗi bên tham gia thỏa thuận chỉ được mua hàng hóa, dịch vụ từ mộthoặc một số nguồn cung cấp nhất định (Điều 15 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP).(3) Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua,
bán hàng hoá, dịch vụ là việc thống nhất cắt, giảm số lượng, khối lượng sản xuất,mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên thị trường liên quan so với trước đó (thỏathuận hạn chế) hoặc ấn định số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa,cung ứng dịch vụ ở mức đủ để tạo sự khan hiếm trên thị trường (thỏa thuận kiểmsoát) (Điều 16 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP)
(4) Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư là việc
thống nhất mua sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp để tiêu hủy
Trang 35hoặc không sử dụng (thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ) và thốngnhất không đưa thêm vốn để mở rộng sản xuất, cải tiến chất lượng hàng hóa, dịch
vụ hoặc để mở rộng phát triển khác (hạn chế đầu tư)
(5) Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua,
bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ khôngliên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng, cụ thể:
Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua,
bán hàng hoá, dịch vụ là việc thống nhất đặt một hoặc một số điều kiện sau là điềukiện tiên quyết, bắt buộc trước khi ký kết hợp đồng: (i) Hạn chế về sản xuất, phânphối hàng hóa khác; mua, cung ứng dịch vụ khác không liên quan trực tiếp đến camkết của bên nhận đại lý theo quy định của pháp luật về đại lý; (ii) Hạn chế về địađiểm bán lại hàng hóa, trừ những hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng kinh doanh cóđiều kiện, mặt hàng hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật; (iii) Hạn chế
về khách hàng mua hàng hóa để bán lại, trừ những hàng hóa thuộc danh mục mặthàng kinh doanh có điều kiện, mặt hàng hạn chế kinh doanh theo quy định của phápluật; (iv) Hạn chế về hình thức, số lượng hàng hóa được cung cấp
Thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên
quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng là việc thống nhất ràng buộc doanhnghiệp khác khi mua, bán hàng hóa, dịch vụ với bất kỳ doanh nghiệp nào tham giathỏa thuận phải mua hàng hóa, dịch vụ khác từ nhà cung cấp hoặc người được chỉđịnh trước hoặc thực hiện thêm một hoặc một số nghĩa vụ nằm ngoài phạm vi cầnthiết để thực hiện hợp đồng
Các hành vi thỏa thuận cạnh tranh thuộc nhóm thứ hai nếu được thực hiện
nhằm mục đích: a/ Hợp lý hóa cơ cấu tổ chức, mô hình kinh doanh, nâng cao hiệu
Trang 36quả kinh doanh; b/ Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hànghóa, dịch vụ; c/ Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, địnhmức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm; d/ Thống nhất các điều kiện kinh doanh,giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến các yếu tố của giá; đ/ Tăng cườngsức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa; e/ Tăng cường sức cạnh tranh củadoanh nghiệp trên thị trường quốc tế nhằm hạ giá thành, có lợi cho người tiêu dùngthì được miễn trừ có thời hạn Mặc dù vậy, thời hạn đươc miễn trừ lại chưa đượcpháp luật quy định cụ thể nên có thể dẫn tới trường hợp các doanh nghiệp lợi dụng
“kẽ hở” này thực hiện các hành vi thỏa thuận cạnh tranh vi phạm pháp luật cạnhtranh xâm phạm quyền lợi của các doanh nghiệp đối thủ và gây bất lợi cho ngườitiêu dùng
Tự do thỏa thuận là quyền cơ bản được pháp luật dân sự ghi nhận cho không
chỉ mỗi cá nhân mà còn cả các pháp nhân Nhưng có thể thấy, có rất nhiều hành vithỏa thuận đã và đang gây ra những tác động tiêu cực cho thị trường Thay vì việcthỏa thuận, hợp tác với nhau để cùng phát triển thì các doanh nghiệp lại thỏa thuận
để hạn chế đầu tư (thống nhất không nâng cao chất lượng hàng hóa, mở rộng thịtrường); để sản xuất hàng hóa với số lượng hạn chế khiến cung nhỏ hơn nhiều sovới cầu nhằm mục đích nâng giá bán sản phẩm, mang lại lợi nhuận cho các doanhnghiệp và xâm hại quyền lợi của người tiêu dùng, Thỏa thuận ấn định giá (ấn địnhtăng giá bán, cung cấp dịch vụ); thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồncung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ; thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng,khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ; thoả thuận hạn chế phát triển kỹthuật, công nghệ, hạn chế đầu tư là 4 hành vi xâm hại một cách trực tiếp tới quyềnlợi người tiêu dùng Các hành vi này sẽ khiến người tiêu dùng phải trả một số tiền
Trang 37lớn hơn so với giá trị thực tế của hàng hóa/ dịch vụ; thậm chí thỏa thuận hạn chếphát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư còn xâm phạm tới quyền được lựachọn của người tiêu dùng, không cho phép họ có cơ hội sử dụng những hàng hóa/dịch vụ có chất lượng tốt hơn.
Việc pháp luật cạnh tranh kiểm soát việc thực hiện các hành vi thỏa thuận
trên sẽ góp phần đảm bảo tốt hơn quyền lợi cho người tiêu dùng Tuy nhiên, cácquy định của pháp luật cạnh tranh kiểm soát các hành vi thỏa thuận cạnh tranh nàyhiện vẫn còn tồn tại hai điểm bất cập lớn Thứ nhất, các hành vi thuộc nhóm thứ hai(thỏa thuận ấn định giá; thỏa thuận phân chia thị trường; thỏa thuận hạn chế hoặckiểm soát số lượng, khối lượng; thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ,hạn chế đầu tư; thỏa thuận áp đặt những điều kiện bất lợi trong hợp đồng) chỉ bịcấm khi thị phần kết hợp của các bên tham gia thỏa thuận chiếm từ 30% trở lên trênthị trường liên quan Trong khi trên thực tế, có những thỏa thuận mặc dù chỉ là thỏathuận của một nhóm doanh nghiệp có thị phần dưới 30% nhưng do đây là nhữngdoanh nghiệp có vai trò chủ đạo trong cung cấp sản phẩm, dịch vụ đó trên một địabàn nhất định nên thỏa thuận đó vẫn xâm hại nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêudùng (nhất là với các thỏa thuận như thỏa thuận ấn định tăng giá bán sản phẩm,cung ứng dịch vụ hay thỏa thuận hạn chế đầu tư) Trong những trường hợp như vậy,thị phần chưa thể phản ánh đầy đủ, chính xác về sức mạnh thị trường, hay nói cáchkhác là khả năng gây hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận
Vì vậy, việc đặt ra giới hạn 30% thị phần trên thị trường liên quan của các
doanh nghiệp tham gia thỏa thuận đối với các hành vi thuộc nhóm thứ hai là
một điểm bất hợp lí Thứ hai, việc chỉ sử dụng tiêu chí thị phần để phân biệt
hai mức độ cấm đoán trong quá trình kiểm soát các hành vi thỏa thuận hạn
Trang 38chế cạnh tranh là chưa thực sự toàn diện, khiến việc đánh giá các hành vi thỏathuận trở nên cứng nhắc và không phù hợp với thực tiễn Khả năng gây hạn chếcạnh tranh của một doanh nghiệp không chỉ dựa trên yếu tố doanh nghiệp đó chiếmbao nhiêu phần trăm thị phần trên thị trường liên quan mà còn phụ thuộc vào cácyếu tố khác như năng lực của các đối thủ cạnh tranh, sức mua của người tiêu dùng
Ví dụ hai doanh nghiệp A và B mặc dù thị phần kết hợp chỉ chiếm 28% trên thịtrường liên quan, tuy nhiên các doanh nghiệp đối thủ của hai doanh nghiệp này đềuchỉ là các doanh nghiệp nhỏ, có thị phần chưa đến 5% Khi đó, thỏa thuận ấn địnhgiá hay thỏa thuận hạn chế đầu tư của hai doanh nghiệp mặc dù sẽ tác động xấu đếnthị trường nhưng theo quy định của pháp luật cạnh tranh hiện nay, thỏa thuận củahai doanh nghiệp A và B vẫn sẽ được xem là không có khả năng gây hạn chế cạnhtranh Hơn thế, mỗi một ngành có một cấu trúc thị trường riêng và số lượng doanhnghiệp tham gia hoạt động kinh doanh khác nhau Vì vậy, việc pháp luật cạnh tranhxác định sức mạnh thị trường của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận ở ngưỡng30% thị phần kết hợp cho tất cả các thị trường, các ngành nghề, lĩnh vực là khônghợp lý 22
2.1.1.2 Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường/ vị trí độc quyền
Doanh nghiệp/ nhóm doanh nghiệp được coi là thống lĩnh thị trường
nếu: Một doanh nghiệp có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặcdoanh nghiệp có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể; Hai doanhnghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan; Ba doanh nghiệp
có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan hoặc Bốn doanh nghiệp cótổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan Trong đó tiêu chí “khả nănggây hạn chế cạnh trạnh một cách đáng kể” của một doanh nghiệp được quy định
Trang 39tương đối chi tiết tại Điều 22 Nghị định 116/2005/NĐ-CP Nghị định đã liệt kê cáccăn cứ để đánh giá khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của mộtdoanh nghiệp gồm: năng lực tài chính, năng lực công nghệ, quyền sở hữu, quyền sửdụng đối tượng sở hữu công nghiệp, mạng lưới phân phối của doanh nghiệp Tuynhiên, Nghị định 116/2005/NĐ-CP lại không hướng dẫn cách thức đánh giá khảnăng của doanh nghiệp gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể dựa trên các yếu
tố đó như thế nào
Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp
nào cạnh tranh về hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trườngliên quan (Điều 12 Luật Cạnh tranh 2004) Các doanh nghiệp này là người sản xuấtduy nhất trên thị tường, không chịu áp lực từ việc gia nhập ngành của các đối thủtiềm năng, có quyền lực thị trường lớn Vì vậy, doanh nghiệp độc quyền có khảnăng kiểm soát, định đoạt sản lượng cung ứng và mức giá thị trường
Theo pháp luật cạnh tranh hiện hành, các doanh nghiệp/ nhóm doanh
nghiệp thống lĩnh thị trường bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau:
22 Cục quản lý cạnh tranh và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản, tlđd 20, tr.32-33.(1) Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thấp hơn tổng chi phí cấu thành sản
xuất hàng hóa, dịch vụ (bao gồm các chi phí vật tư trực tiếp, chi phí nhân công trựctiếp và chi phí sản xuất chung) và chi phí lưu thông hàng hóa, dịch vụ (như tiềnlương, hoa hồng môi giới, tiếp thị, đóng gói, bao bì, vận chuyển, bảo quản, khấuhao tài sản cố định, vật liệu, bốc dỡ hàng hóa, ) Tuy nhiên không phải mọi trườnghợp bán hàng hóa dịch vụ thấp hơn tổng chi phí cấu thành sản xuất và chi phí lưuthông hàng hóa, dịch vụ đều bị coi là lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường Cụ thể,nếu doanh nghiệp hạ giá bán hàng hóa tươi sống; hàng hóa tồn kho do chất lượng
Trang 40giảm, lạc hậu về hình thức, không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng; hạ giá bánhàng hóa theo mùa vụ; hạ giá bán hàng hóa trong chương trình khuyến mại theo quyđịnh của pháp luật; hạ giá bán hàng hóa trong trường hợp phá sản, giải thể, chấmdứt hoạt động sản xuất, kinh doanh, thay đổi địa điểm, chuyển hướng sản xuất, kinhdoanh; hạ giá bán theo chính sách bình ổn giá của nhà nước mặc dù khi đó giá bánthấp hơn tổng chi phí sản xuất và lưu thông nhưng vẫn không bị coi là lạm dụng vịtrí thống lĩnh thị trường.
(2) Áp đặt giá mua tại cùng thị trường liên quan thấp hơn giá thành sản xuất
hàng hóa, dịch vụ trong điều kiện: a/ Chất lượng hàng hóa, dịch vụ đặt mua khôngkém hơn chất lượng hàng hóa, dịch vụ đã mua trước đó; b/ Không có khủng hoảngkinh tế, thiên tai, địch họa hoặc biến động bất thường làm giá bán buôn hàng hóa,giá cung ứng dịch vụ trên thị trường liên quan giảm tới mức dưới giá thành sản xuấttrong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp so với trước
(3) Áp đặt giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng
nếu cầu về hàng hóa, dịch vụ không tăng đột biến tới mức vượt quá công suất thiết
kế hoặc năng lực sản xuất của doanh nghiệp và thỏa mãn hai điều kiện: a/ Giá bán
lẻ trung bình tại cùng thị trường liên quan trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếpđược đặt ra tăng một lần vượt quá 5%; hoặc tăng nhiều lần với tổng mức tăng vượtquá 5% so với giá đã bán trước khoảng thời gian tối thiểu đó; b/ Không có biếnđộng bất thường làm tăng giá thành sản xuất của hàng hóa, dịch vụ đó vượt quá 5%trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp trước khi bắt đầu tăng giá
(4) Khống chế không cho phép các nhà phân phối, các nhà bán lẻ bán lại
hàng hóa thấp hơn mức giá đã quy định trước
(5) Cắt, giảm lượng cung ứng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường liên quan so