SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓAPHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA===================== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC CÁ THỂ HÓA MÔN TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 5 Người thực
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓAPHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
=====================
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC CÁ THỂ HÓA
MÔN TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 5
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC CÁ THỂ HÓA
MÔN TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 5
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Điện Biên 1 SKKN thuộc lĩnh vực: Toán
Trang 2MỤC LỤC
Trang
1 PHẦN MỞ ĐẦU 1
2 PHẦN NỘI DUNG 2
2.1 Cơ sở lí luận 2
2.2 Thực trạng vấn đề 2
2.3 Các biện pháp dạy học cá thể hóa môn Toán cho học sinh lớp 5 3
2.4 Hiệu quả của việc vận dụng các biện pháp dạy học cá thể hóa 15
Môn Toán cho học sinh lớp 5 3 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 17
Trang 31 MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, ngành GD-ĐT đã có nhiều chủ trương đẩymạnh hoạt động giáo dục bằng nhiều hình thức với nhiều biện pháp, giải phápnhằm nâng cao hiệu quả giáo dục từ vùng có điều kiện thuận lợi đến vùng sâu,vùng xa Xuất phát từ yêu cầu của đổi mới giáo dục nước nhà, vấn đề nâng caochất lượng giáo dục tiểu học nhằm đào tạo một lớp người lao động mới phục vụcho sự nghiệp Công nghiệp hoá - hiện đại hoá là đồi hỏi bức thiết của xã hội
Để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, những conngười tự chủ, năng động, sáng tạo phù hợp với thời kì đổi mới nhất thiết phảiđổi mới giáo dục cụ thể là đổi mới PPDH Phải lựa chọn PPDH sao cho đạt đượcmục tiêu “Dạy người khác muốn học; dạy người khác biết học; dạy người kháckiên trì học tập và dạy người khác học tập có kết quả” Thực hiện yêu cầu trên,ngành giáo dục nước ta đă và đang tiến hành đổi mới PPDH mà dạy học theohướng cá thể hóa học sinh được coi là một quan điểm sư phạm tiên tiến
Thực trạng dạy học hiện nay ở trường Tiểu học, phần lớn giáo viên đềunhận thấy dạy học cá thể hóa là việc hết sức cần thiết vì trong một lớp hiện naykhả năng tiếp thu và trình độ của HS không đồng đều Đặc biệt với môn Toán làmôn học có vị trí quan trọng trong nhà trường Tuy nhiên việc dạy theo xuhướng này không dễ dàng, nhất là ở những lớp có sĩ số HS đông
Yêu cầu đặt ra cho các nhà giáo tâm huyết là phải tìm ra các giải pháp tổchức các hoạt động dạy học phù hợp với khả năng tư duy của từng học sinh, cónhư vậy mới phát huy hết năng lực của các em, chất lượng dạy và học cũng từ
đó mà được nâng lên Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp dạy học
cá thể hóa môn Toán cho học sinh lớp 5.”
1 2 Mục đích nghiên cứu:
Góp phần nâng cao hiệu quả dạy học toán cho tất cả đối tượng HS lớp 5
1 3 Đối tượng nghiên cứu:
Các biện pháp dạy học cá thể hóa môn toán cho học sinh lớp 5
1 4 Các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp đọc sách và tài liệu
Trang 42 NỘI DUNG
2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
Dạy học cá thể hóa là phương pháp giảng dạy yêu cầu người giáo viênphải quan tâm tới từng đối tượng HS, dạy cho từng cá nhân chứ không phải dạytheo số đông Muốn vậy, GV phải nắm được năng lực tiếp nhận và cả đặc điểmtâm sinh lý của từng em Bởi vì mỗi con người không ai giống ai mà có nhữngđặc điểm khác nhau
Việc kết hợp giữa giáo dục đối tượng “đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng” vớigiáo dục đối tượng “năng khiếu” trong dạy học ở trường phổ thông cần đượctiến hành theo các tư tưởng chủ đạo sau:
Trong việc dạy học phải biết lấy trình độ phát triển chung và điều kiệnchung của HS trong lớp làm nền tảng, phải hướng vào những yêu cầu thật cơbản Người giáo viên phải biết lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học phùhợp với trình độ và điều kiện chung của lớp
Sử dụng những biện pháp phân hoá đưa đối tượng HS ở mức độ dướichuẩn kiến thức, kĩ năng lên trình độ chung
Trong cùng một giờ dạy, GV có thể bổ sung những kiến thức ngoài chuẩnkiến thức, kĩ năng cho đối tượng HS năng khiếu sau khi đă hoàn thành xongnhững yêu cầu cơ bản của giờ học
Yêu cầu xã hội đối với HS vừa có sự giống nhau về những đặc điểm cơ bảncủa người lao động trong cùng một xã hội, vừa có sự khác nhau về trình độ nhậnthức, khuynh hướng nghề nghiệp và tài năng của từng người
HS trong cùng một lớp học vừa có sự giống nhau vừa có sự khác nhau vềtrình độ phát triển nhân cách, trong đó sự giống nhau là cơ bản Tuy nhiên, sựkhác nhau giữa các học sinh có thể có tác động khác nhau đối với quá trình dạyhọc Sự giống nhau và khác nhau về yêu cầu xã hội và về trình độ phát triểnnhân cách từng người đ ̣òi hỏi một quá trình dạy học thống nhất cùng với nhữngbiện pháp phân hoá nội tại.Để đảm bảo giờ dạy học cá thể hoá đạt hiệu quả tối
đa thì sự hiểu biết của người thầy về từng HS là hết sức quan trọng
Dạy học phân hoá cần được xây dựng thành một kế hoạch lâu dài, có hệthống, có mục tiêu
2.2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CỦA VIỆC DẠY HỌC CÁ THỂ HÓA
Việc dạy học cá thể hóa HS ở trường Tiểu học Điện Biên 1 luôn được sựquan tâm của Ban giám hiệu, sự chỉ đạo sát sao các hoạt động chuyên môn
Trang 5Phần lớn học sinh chăm ngoan, đi học đều và đúng giờ, nhiều em có năngkhiếu trong học tập Phụ huynh đều quan tâm đến việc học của học sinh.
Nhà trường có đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinhthân yêu
Nhà trường trang bị đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng dạy học để phục vụ côngtác giảng dạy
Tuy vậy, việc dạy học cá thể hóa học sinh vẫn còn gặp những khó khănnhất định
- Thời gian cho một tiết học chỉ có 35 phút, đối tượng học sinh không đồng
đều do vậy còn có những khó khăn trong việc dạy học cá biệt hóa
- GV dạy học cả ngày nên thời gian dành để nghiên cứu bài dạy phù hợpvới từng đối tượng cũng khó vì dạy học cá thể hóa học sinh cần có sự chuẩn bịbài rất chu đáo
- Giáo viên tiểu học phải dạy nhiều môn nên thời gian chuyên sâu cho từngmôn còn ít
- Thời lượng dành cho các tiết thực hành của học sinh khối 5 rất ít (chỉ còn
1 tiết thực hành trong một tuần)
- Một số học sinh khả năng chú ý trong tiết học chưa cao Một số em cảmthấy mỏi mệt khi tham gia học tập
- Khả năng tư duy sáng tạo của các em còn nhiều hạn chế
2.3 CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC CÁ THỂ HÓA MÔN TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 5
2.3.1 Giáo viên cần nắm vững đối tượng học sinh trong lớp
Để thực hiện việc dạy học cá thể hóa cho học sinh đạt hiệu quả, việc nắm
và phân hóa đối tượng học sinh trong lớp là việc làm vô cùng cần thiết Bởi cóphân hóa được học sinh thì người giáo viên mới có thể chọn hệ thống phươngpháp, hệ thống câu hỏi, bài tập phù hợp với các đối tượng Việc này giúp chohọc sinh hứng thú trong học tập, hiệu quả của giờ học từ đó được nâng lên
Để nắm rõ được các đối tượng HS trong lớp, GV tìm hiểu đối tượng thôngqua các cách:
- Ngay từ đầu năm học, khi mới nhận lớp, giáo viên trao đổi với giáo viênchủ nhiệm lớp năm trước để biết đặc điểm, lực học của từng em Đồng thời tìmhiểu trình độ học sinh còn được giáo viên thực hiện qua việc tìm hiểu kết quảhọc tập năm học trước
- Quan sát việc học tập của HS trong các giờ học, qua việc học bài và chuẩn
bị bài ở nhà GV cần thường xuyên chấm bài trên lớp
Trang 6- Tăng cường hỏi – đáp trong các giờ học, ngoài giờ học Thông qua hệ
thống câu hỏi mở để phát hiện học sinh hoàn thành tốt nội dung môn toán
- Trao đổi với phụ huynh về việc học của HS ở nhà.
- Trao đổi với học sinh trong ban cán sự lớp, trao đổi với HS khác trong lớp.
- Ra đề kiểm tra với 4 mức độ theo thông tư 22 để phân hóa học sinh Nội
dung đề ra với 4 mức độ với tỉ lệ khoảng:
+ 30% đến 40% ở mức 1 (nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đãhọc)
+ 20% đến 30% ở mức 2 (hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giảithích được kiến thức theo cách hiểu của cá nhân)
+ 20 % ở mức 3 (biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để làm bài)
+ 10% đến 20% ở mức 4 (vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học một cáchsáng tạo)
Việc nắm vững đối tượng học sinh trong lớp đã được giáo viên coi là mộtnhiệm vụ và thực hiện nghiêm túc, chính vì vậy giáo viên đã dễ dàng thực hiệndạy học cá thể hóa trong môn toán
2.3.2.Tổ chức dạy học cá thể hóa học sinh ở các tiết chính khóa
Thực tế trong các trường tiểu học hiện nay, học sinh không học thêm, giáoviên không giao bài tập về nhà cho học sinh Học sinh được học 5 tiết toán/tuần
và chỉ có 1 tiết thực hành/tuần Vì vậy việc tiếp thu kiến thức của học sinh chủyếu trên các tiết học chính khóa Vì thế, việc thực hiện dạy học cá thể hóa chohọc sinh ở các tiết học chính khóa đặc biệt quan trọng
* Đối với dạng bài xây dựng kiến thức mới:
Dạy học theo hướng đổi mới, ngay trong tiết học chính khóa, học sinh tựchiếm lĩnh kiến thức dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên Để tổ chức dạyhọc theo hướng dạy học cá thể hóa học sinh, GV cần nghiên cứu kĩ chương trìnhtoán lớp 5 Từ việc nắm chương trình, giáo viên nắm được mục tiêu cần đạt của
cả năm học, của từng chương, từng bài Dạng bài dạy kiến thức mới có vai tròcung cấp kiến thức cho học sinh Đối với dạng bài này, giáo viên cần:
- Nắm vững mục tiêu tiết học Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chứcdạy học phù hợp cho mỗi hoạt động dạy học
Hướng dẫn học sinh tự phát hiện vấn đề của bài học bằng việc học cánhân, huy động những hiểu biết của cá nhân Lập mối liên hệ giữa vấn đề mớiphát hiện với các kiến thức đã biết, từ đó tìm cách giải quyết vấn đề
+ Hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm để tìm ra kiến thức hay cũng cóthể tìm ra kiến thức mới trên cơ sở là hệ thống câu hỏi gợi ý, quan sát kênh hình
Trang 7trong sách giáo khoa, Việc thành lập các nhóm học tập để tiếp thu kiến thứcmới cũng có thể chia nhóm ngẫu nhiên hoặc chia nhóm cùng trình độ,
- Trân trọng, khuyến khích mọi cách giải quyết của HS, giúp các em lựachọn cách giải quyết hợp lí nhất
- Tổ chức cho HS thực hành, vận dụng kiến thức mới học để học sinh được
“học qua làm”, góp phần giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức mới, bằng cách sửdụng các bài tập trong SGK để tổ chức cho HS tự làm bài theo năng lực củamình
- Dự kiến hệ thống câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh
+ Đối với đối tượng học sinh hoàn thành tốt môn toán: Hệ thống câu hỏicủa giáo viên không đưa ra nhiều, câu hỏi chỉ mang tính chất gợi ý. Sau khi đãnắm vững lí thuyết, khuyến khích học sinh tự vận dụng để giải các bài tập
+ Đối với học sinh ở mức độ hoàn thành bài và hoàn thành còn chậmtrong tiết học: Hệ thống câu hỏi phải được chẻ nhỏ ra, các câu hỏi mang tính cụthể Đối tượng này thường rụt rè nên giáo viên năng động viên khi học sinh có
sự tiến bộ cho dù là nhỏ Sau khi nắm vững lí thuyết, đến phần thực hành thìgiáo viên cần yêu cầu nhắc lại lí thuyết trước khi làm mỗi bài tập để học sinhnhớ và vận dụng được
- Học sinh chuẩn bị tốt cho tiết học kiến thức mới ở nhà Học sinh tiểu họchiện nay không phải làm bài tập về nhà Song việc này không đồng nghĩa vớiviệc làm bài tập ở nhà mà là, việc làm này giúp học sinh tăng khả năng tự học vàluôn tự tin vào bản thân Việc chuẩn bị bài ở nhà, giáo viên yêu cầu các đốitượng học sinh như sau:
+ Đối với đối tượng HS hoàn thành tốt, giáo viên yêu cầu học sinh tự đọcsách giáo khoa, tìm cách thực hiện các ví dụ (ở phần bài mới) và trả lời được câuhỏi: “Vì sao lại làm được như thế?”
+ Đối với HS ở mức độ hoàn thành nội dung môn toán: Học sinh đọc sáchgiáo khoa, bước đầu hiểu được vấn đề và nếu chưa hiểu thì có thể tham khảo ýkiến người trong gia đình
Ví dụ: Dạy dạng bài hình thành kiến thức mới: Cộng hai số thập phân
(Tiết 48– Môn Toán - Lớp 5)
Mục tiêu tiết dạy:
Học sinh biết: - Cộng hai số thập phân
- Giải bài toán với phép cộng các số thập phân
Trang 8Phần xây dựng bài mới gồm hai ví dụ:
Ví dụ 1: Đường gấp khúc ABC có
đoạn thẳng AB dài 1,84m và đoạn
thẳng BC dài 2,45m Hỏi đường gấp
khúc đó dài bao nhiêu mét?
1,25 m = cm ; 34,7m = cm
- GV chia lớp thành nhóm HS ngẫu nhiên theo bàn (2 bàn chia vào 1nhóm)
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm cách giải quyết ví dụ 1
- Học sinh sẽ thực hiện như sau:
+ Đối với đối tượng HS hoàn thành tốt, các em sẽ dựa vào kiến thức bài
cũ vừa được kiểm tra (đổi đơn vị đo độ dài) để đổi đơn vị đo từ mét ra mét sau đó cộng như cộng hai số tự nhiên (đơn vị là xăng-ti-mét) Cuối cùng làđổi kết quả từ xăng-ti-mét ra mét:
xăng-ti-Đổi: 1,84m = 184 cm 2,45 m = 245 cm
+ 184245429(cm)
429 cm = 4,29 m HS tìm được độ dài đường gấp khúc ABC là 4,29 m.+ Đối với đối tượng HS ở mức độ hoàn thành bài và HS hoàn thành bàichậm, HS sẽ lúng túng, nhưng nhờ sự thảo luận trong nhóm nên cũng hiểu ra.Nếu nhóm nào chưa giải quyết được thì giáo viên sẽ gợi ý cho nhóm đó bằng hệthống câu hỏi:
+ Để tìm được độ dài đường gấp khúc ABC, cần làm thế nào? (Thựchiện phép cộng: 1,84 m + 2,45 m = ? )
+ Chúng ta đã biết cộng hai số thập phân chưa? (chưa biết)
+ Chúng ta đã biết cách cộng hai số tự nhiên chưa? (đã biết rồi)
+ Vậy có thể đổi số đo thập phân có đơn vị mét ví dụ 1 sang đơn vị nào
để có thể thành số đo là số tự nhiên? (xăng-ti-mét hoặc mi-li-mét)
Trang 9+ Với các số đo trong ví dụ 1, ta nên đổi từ mét sang xăng-ti-mét haymi-li-mét thì thuận tiện hơn? Vì sao? (đổi thành xăng-ti-mét vì sẽ được sốnhỏ hơn, dễ cộng hơn)
Với hệ thống câu hỏi chẻ nhỏ như vậy, học sinh được đánh giá ở mức
độ hoàn thành hoặc hoàn thành chậm sẽ có thể dễ dàng tự tìm ra kiến thức
Yêu cầu học sinh kết luận lại: 1,84 m + 2,45 m = 4,29m
- Giáo viên chốt lại: 1,84 m + 2,45 m = 4,29m
- Yêu cầu HS không đổi đơn vị đo, tìm cách cộng hai số thập phân
1,84 m + 2,45 m = ?m
- Có thể gợi ý cho học sinh: Quan sát vị trí các dấu phẩy ở các số hạng
và tổng để có thể đặt tính Học sinh thực hiện và nêu cách làm, giáo viên điều chỉnh vàkết luận về cách cộng hai số thập phân.
429cm = 4,29mVận dụng GV hướng dẫn HS tìm cách thực hiện ví dụ 2 như sau:
+ HS làm bài cá nhân: đặt tính, tính kết quả
+ HS trình bày bài trên bảng lớp
Như vậy với cách tổ chức dạy học chia nhóm và cá nhân, học sinh đã tự tìm
ra kiến thức Tiết học nhẹ nhàng, gây được hứng thú đạt hiệu quả cao Học sinhtiếp thu còn chậm đã tự tin hơn rất nhiều Đối tượng HS ở mức độ hoàn thànhtốt có điều kiện thể hiện kiến thức của bản thân trong quá trình trao đổi, hướngdẫn cho bạn mình
* Đối với dạng bài luyện tập, luyện tâp chung, thực hành, ôn tập:
Nếu như dạng bài dạy kiến thức mới có vai trò cung cấp kiến thức chohọc sinh thì đối với dạng bài luyện tập, luyện tâp chung, thực hành, ôn tập lại cóvai trò củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện các kĩ năng trong bài học, giúptất cả các đối tượng HS khắc sâu kiến thức Đối với dạng bài này, giáo viên cần:
- Nắm vững mục tiêu tiết học và nắm được nội dung các bài tập luyện tậptrong tiết học Từ đó, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợpcho mỗi hoạt động dạy học
- Tốc độ làm bài, giải quyết vấn đề của mỗi HS khác nhau Vì thế, GVcần quan tâm dạy cá nhân Bên cạnh đó, GV có thể tổ chức dạy theo nhóm ngẫunhiên để HS hoàn thành tốt có thể giúp HS hoàn thành bài chậm hoặc nhóm HS
Trang 10cùng trình độ để HS hoàn thành tốt có điều kiện mở rộng kiến thức còn HS hoànthành bài chậm nắm bài tốt hơn.
- Giúp HS tự phát hiện ra mối liên hệ giữa bài tập và các kiến thức đã học,
từ đó lựa chọn, sử dụng những kiến thức thích hợp để giải bài tập
- Giúp HS tự luyện tập, thực hành theo khả năng của từng em, không dạyhọc “đồng loạt”, “bình quân” Khi tổ chức cho HS làm bài, chữa bài GV cầnquan tâm đến từng đối tượng HS
Ví dụ: Dạy dạng bài: Luyện tập ( tiết 135 - Môn Toán – lớp 5)
Mục tiêu tiết day:
Học sinh biết: - Biết tính thời gian của một chuyển động đều
- Biết quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường
Ở tiết học trước, HS đã được học về quy tắc và công thức tính thời gian củamột chuyển động đều Tiết học này giúp HS củng cố lại kiến thức đã học quaviệc luyện tập các bài tập theo yêu cầu của Chuẩn kiến thức, kĩ năng (Bài tập 1,
Bài 3: Vận tốc bay của một con chim đại bàng là 96 km/giờ Tính thời gian
để con đại bàng đó bay được quãng đường 72 km
Để chuẩn bị tốt cho tiết dạy , giáo viên tiến hành dạy học cá thể hóa nhưsau:
- GV cho HS làm bài cá nhân:
+ Đối với HS hoàn thành tốt : GV cho HS tự làm bài cá nhân
+ Đối với HS hoàn thành bài và hoàn thành chậm: GV đưa ra các câu hỏigiúp HS nhớ lại kiến thức cũ để vận dụng làm bài Chẳng hạn:
+ Để tính thời gian của một chuyển động đều cần làm thế nào? ( lấy quãngđường chia cho vận tốc)
+ Các đơn vị đo của hai đại lượng đã biết hợp lí chưa? (hợp lí vì vận tốc cóđơn vị là km/giờ, quãng đường có đơn vị là km)
- HS làm bài cá nhân xong, GV cho HS chữa bài trên bảng lớp Qua việcthực hành bài tập này để giúp HS khắc sâu kiến thức đã học tính thời gian củamột chuyển động đều