1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chỉ đạo dạy lời chào và đáp lời chào cho học sinh trường tiểu học thành an, thạch thành

23 852 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 235,5 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO THẠCH THÀNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO DẠY LỜI CHÀO VÀ ĐÁP LỜI CHÀO CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH AN, T

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO THẠCH THÀNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO DẠY LỜI CHÀO VÀ ĐÁP LỜI CHÀO CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH AN, THẠCH THÀNH

Người thực hiện: Nguyễn Thị Huế Chức vụ: Phó Hiệu trưởng

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thành An, SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

THANH HOÁ NĂM 2017

Trang 2

2/ Nội dung

2.2.1 Dạy lời chào, đáp lời chào trong chương trình Tiểu học 5

2.2.2 Thực trạng dạy lời chào và đáp lời chào trước khi vào lớp 1 7

2.2.3 Thực trạng dạy lời chào và đáp lời chào ở trường Tiểu học

Thành An, Thạch Thành

7

2.2.4 Kỹ năng thực hiện nghi thức chào và đáp lời chào của học

sinh trường Tiểu học Thành An, Thạch Thành

Danh mục các SKKN mà tác giả đã được Hội đồng Cấp phòng

GD&ĐT, Cấp Sở GD&ĐT và các cấp cao hơn đánh giá đạt từ loại

C trở lên

22

Trang 3

1/ MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài.

Đảng và Nhà nước ta đã xác định Giáo dục là nền tảng của sự phát triểnkhoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội vàđóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm,năng lực của thế hệ hiện nay và mai sau

Để đào tạo được những con người lao động có năng lực, thích nghi với sựphát triển của xã hội thì giáo dục và đào tạo phải mang tính toàn diện Tức làdạy học không chỉ truyền thụ cho các em những kiến thức của các môn học giúpcác em vận dụng để làm bài tập, thực hành kỹ năng tốt mà còn phải giáo dục kỹnăng thực tế ngoài cuộc sống Một kỹ năng của môn Tiếng Việt ứng dụng rấtnhiều trong cuộc sống hàng ngày đó là kỹ năng nói (nói thông qua giao tiếp).Theo nghiên cứu, giao tiếp được hình thành từ trong bụng mẹ, trẻ đã giao tiếpvới mẹ, sinh ra và lớn lên trẻ được giao tiếp với môi trường xung quanh (conngười, loài vật, thiên nhiên, cây cỏ…)

Với quan điểm dạy học giao tiếp trong môn Tiếng Việt, tôi muốn hướngđến giáo dục học sinh giao tiếp văn hóa trong môi trường học tập lứa tuổi Giaotiếp với môi trường xung quanh sao cho văn hóa, phù hợp với đạo đức xã hội,truyền thống văn hóa dân tộc, văn hóa làng xã, gia đình, phù hợp với lứa tuổi

Trong giao tiếp, lời chào có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì muốn làm gìthì việc chào hỏi phải tạo được sự thân thiện, hưởng ứng của người khác thìcông việc kế tiếp mới thành công được “Lời chào không chỉ là nghi thức giaotiếp đơn thuần mà còn là thước đo trình độ ứng xử của mỗi cá nhân Chào hỏi -một nét đẹp của lối sống thiên về cộng đồng đã trở thành một nét đặc trưngtrong văn hoá Việt.”[5]

Thế nhưng thực tế hiện nay, công nghệ thông tin đại chúng phát triến, các

em học sinh bị cuốn hút bởi các trò chơi qua mạng trên điện thoại, máy tính,tivi… Các em có xu hướng tự chơi một mình, tự kỷ, ít tham gia các hoạt động

xã hội, ngại giao tiếp dẫn đến các kỹ năng giao tiếp bị hạn chế

Được chuyển về công tác tại Trường Tiểu học Thành An từ đầu tháng 10năm 2016 Qua theo dõi quan sát các em học sinh của trường Tiểu học Thành

An thông qua giờ học, giờ chơi, lúc ở nhà cũng như khi ở trường, khi tham giagiao thông, khi đến nơi công cộng tôi nhận thấy các em chưa tự tin Các em rấtngại chào hỏi giao tiếp hoặc có những em còn không ý thức được gặp nhau thìphải có nghi thức chào hỏi, cứ vô tư như không chào hỏi cũng là lẽ thường tình

Để góp phần thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chínhtrị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ ChíMinh”, là một người quản lý phụ trách chuyên môn, tôi luôn muốn cống hiếnsức mình cho xã hội, đặc biệt là cho các em nhỏ vùng dân tộc Mường Thành An

mà tôi thực sự yêu mến Trước trực trạng trên tôi rất trăn trở, tôi nhất định và

Trang 4

quyết tâm thực hiện sáng kiến kinh nghiệm về “Một số biện pháp chỉ đạo dạy lờichào và đáp lời chào cho học sinh trường Tiểu học Thành An, Thạch Thành”.Nhằm giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp và thực sự trở thành những chủnhân tương lai của đất nước có đạo đức tốt, có lối sống văn hóa lành mạnh mangđậm nét văn hóa Việt Nam, đậm nét văn hóa của dân tộc Mường Thành An,Thạch Thành

1.2 Mục đích nghiên cứu.

- Tìm hiểu văn hóa chào hỏi của dân tộc Việt

- Tìm hiểu văn hóa chào hỏi của dân tộc Mường

- Tìm hiểu thực trạng về kĩ năng chào hỏi của học sinh trường Tiểu họcThành An, Thạch Thành, Thanh Hóa

- Định hướng những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam Chỉ đạocán bộ giáo viên giáo dục học sinh sử dụng lời chào và đáp lời chào phù hợp vớivăn hóa dân tộc Việt - Mường

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

- Nghiên cứu kho tàng văn hóa lời chào của người Việt

- Nghiên cứu thực tiễn:

Quan điểm, phương pháp, hình thức dạy chào hỏi của giáo viên trườngTiểu học Thành An, Thạch Thành, Thanh Hóa

Kĩ năng chào và đáp lời chào của học sinh trường Tiểu học Thành An,Thạch Thành, Thanh Hóa

- Tổng kết, rút kinh nghiệm về chỉ đạo dạy kĩ năng chào và đáp lời chàocho học sinh tại trường Tiểu học Thành An, Thạch Thành, Thanh Hóa

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp lí thuyết: Nghiên cứu cơ sở phương pháp luận khoa học,sưu tầm tài liệu liên quan

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp thực nghiệm

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Ngoài ra còn có các phương pháp khác như: Phương pháp đóng vai, thống

kê, điều tra, phỏng vấn, hỏi đáp…

2/ NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lí luận

“Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người”(Lênin) Luận điểm trên khẳng định ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quantrọng, là phương tiện giao tiếp đặc trưng của loài người Vì vậy, phát triển nănglực giao tiếp bằng ngôn ngữ là nhiệm vụ quan trọng nhất của việc dạy TiếngViệt trong nhà trường

Nhờ giao tiếp, mỗi cá nhân có thể trao đổi thông tin, thiết lập quan hệ,thực hiện hành động…đối với mọi người xung quanh Chức năng “thiết lập quanhệ” được thể hiện rõ rệt nhất trong nghi thức chào.[5]

Trang 5

Nghi thức lời chăo vă đâp lời chăo lă những lời nói được xê hội quy thănhchuẩn mực vă được dùng phổ biến trong giao tiếp Dùng sai nghi thức lời chăo

vă đâp lời chăo lă vi phạm chuẩn mực giao tiếp

Có thể khẳng định rằng, lời chăo lă một nghi thức xê giao đầu tiín, lăphĩp lịch sự tối thiểu của mỗi câ nhđn khi bắt đầu một cuộc giao tiếp Vì thế mẵng cha ta đê đúc kết “Lời chăo cao hơn mđm cỗ”

Câc kiểu chăo của người Việt.

- Định nghĩa :Chăo có nghĩa lă lời nói hay cử chỉ, tỏ lòng kính trọng, thâi

độ thđn thiết khi gặp nhau hoặc từ biệt.[1]

- Có nhiều câch thực hiện lời chăo vă đồng thời với nó lă nhiều dấu hiệu

để nhận diện hănh động chăo Lời chăo thường được chia thănh hai loại: lờichăo tường minh còn gọi lă lời chăo trực tiếp vă lời chăo hăm ẩn hoặc lời chăogiân tiếp

a Lời chăo trực tiếp

Lời chăo tường minh lă lời chăo có chứa câc động từ: “chăo”, “kínhchăo”, “chăo mừng”…trong nghi thức chăo Hiệu lực lời nói do động từ “chăo”biểu thị Nghi thức chăo có tính khuôn mẫu, dùng để mở đầu hay kết thúc cuộcgặp gỡ nhằm thể hiện thâi độ lịch sự, khiím tốn, nhê nhặn của câc đối tượnggiao tiếp.[7]

b Lời chăo giân tiếp

Đđy lă những lời chăo mă người phât ngôn sử dụng những hănh vi ngônngữ khâc nhau như : hỏi, khen, đề nghị, nhận xĩt, chúc, thông bâo….nhưng tất

cả đều hướng tới một mục đích chung lă: “chăo” Muốn hiểu được những cử chỉ,hănh động, lời nói ẩn chứa trong lời chăo, chúng ta phải dựa văo nhiều yếu tố,đặc biệt lă phải đặt nó trong một môi trường văn hoâ riíng của từng cộng đồngdđn tộc, đặt nó trong văn cảnh cụ thể.[2]

c Câc động tâc kỉm theo khi chăo

Đối với bất cứ người quen biết năo, chúng ta có thể cúi đầu chăo họ Gặpngười trín chúng ta cúi đầu, hai tay xếp trước ngực Gặp người ngang hăng,chúng ta chỉ cần cúi đầu Khi chăo hỏi người trín, nếu đang đội nón hay mũ,phải dùng tay cất nón, mũ ra khỏi đầu

Ngoăi ra, kỉm theo lời chăo, chúng ta có thể mỉm cười, gật đầu hoặc bắttay (đối với người lớn),…

2.2 Thực trạng.

2.2.1 Dạy lời chăo, đâp lời chăo trong chương trình Tiểu học.

- Môn Đạo đức: Lớp 1, câc em được dạy chăo hỏi vă tạm biệt ở băi 13.Qua băi học, câc em hiểu được cần phải chăo hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chiatay Câch chăo hỏi, tạm biệt vă ý nghĩa của nó Quyền tôn trọng, không bị phđnbiệt đối xử của trẻ em Từ đó, câc em có thâi độ tôn trọng, lễ độ với mọi người.Quý trọng những bạn biết chăo hỏi, tạm biệt đúng Biết phđn biệt hănh vi chăohỏi, tạm biệt đúng với chăo hỏi tạm biệt chưa đúng Biết chăo hỏi tạm biệt trongcâc tình huống giao tiếp hăng ngăy Ngoăi ra, ở câc băi Em lă học sinh lớp 1,Gia đình em, Lễ phĩp với anh chị, nhường nhịn em nhỏ, Lễ phĩp với thầy cô

Trang 6

giáo, Em và các bạn các em được học ứng xử với mọi người Các em hiểuđược thế nào là chào hỏi, ứng xử lễ phép và thế nào là chưa lễ phép để tránh

Lên lớp 4, bài 10 môn đạo đức “Lịch sự với mọi người” học sinh lại đượcthể hiện chào hỏi lịch sự trong các tình huống giao tiếp ở hoạt động 3:

a) Khách từ quê lên thăm nhưng bố mẹ vắng nhà

- Môn Tiếng Việt: Với quan điểm dạy học giao tiếp, môn Tiếng Việt ởTiểu học đã dạy kỹ năng hội thoại cho học sinh từ những bài luyện nói theo chủ

đề của các bài Học vần (học kỳ 1) và Tập đọc (học kỳ 2) lớp 1 Lên lớp 2, thôngqua phân môn Tập làm văn, hội thoại trở thành kỹ năng trọng tâm của chươngtrình Tiếng Việt

Trong các kỹ năng hội thoại, việc dạy nghi thức lời chào và đáp lời chàohỏi cũng được dạy trong phân môn Tập làm văn lớp 2 Học sinh được rèn luyện

kỹ năng chào hỏi (học kỳ 1) và đáp lời chào (học kỳ 2) qua hệ thống bài tậpluyện nói trong các tình huống giao tiếp ở trường học, gia đình và nơi côngcộng Các em còn được học gọi điện (chào khi gọi điện đi hoặc khi nhận điện) ởhọc kỳ 1 lớp 2

Ngoài ra, dạy lời chào và đáp lời chào được tích hợp, lồng ghép trongmôn: Tự nhiên xã hội,

Ví dụ: Bài 4 - Tự nhiên và Xã hội lớp 3 “Phòng bệnh đường hô hấp” Các

em được đóng vai Bác sĩ và bệnh nhân Các em cần thể hiện ứng xử, giao tiếp,chào hỏi, quan tâm, chăm sóc phù hợp với vai diễn

- Giáo dục kỹ năng sống: Giáo dục kỹ năng sống được tích hợp trong cácmôn học, địa chỉ tích hợp về kỹ năng chào hỏi và tạm biệt có ở nhiều môn như:Đạo đức, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Vì lời chào là khởi đầu của việc thựchiện tốt các kỹ năng khác Muốn thực hiện tốt các kỹ năng: hợp tác, bày tỏ suynghĩ, cảm thông với người khác, tìm kiếm và xử lí thông tin, giao tiếp, trình bày

và diễn đạt thông tin thì đầu tiên phải thực hiện tốt kĩ năng chào hỏi

Vở thực hành kỹ năng sống lồng ghép kỹ năng chào hỏi ở chủ đề 2 lớp 3

“Kỹ năng giao tiếp với bạn bè, mọi người” Đáng lưu ý ở bài tập 1, các em đượcđọc truyện “Lời chào”, người biên soạn đã chú ý đến việc đáp lời chào củangười vai trên với vai dưới, chào đối với người lạ, tác dụng sau khi chào người

lạ Câu chuyện ngầm nêu rõ tác dụng kì lạ của lời chào: “Nó khơi dậy nhữngtình cảm tin cậy, gần gũi với nhau giữa người với người Nó làm tâm hồn con

Trang 7

người rộng mở.” (Theo Xu-khôm-lin-xki)[12], Bài tập 2 các tình huống giao tiếp

đa dạng hơn trong môn Tiếng Việt và Đạo đức

* Hạn chế: Khi xây dựng các vai giao tiếp ở cả môn đạo đức và mônTiếng Việt, chương trình sách giáo khoa chưa chú ý đến việc giao tiếp với cácvai dưới mà chủ yếu là các vai bề trên (ông, bà, cha mẹ, thầy, cô giáo ) Vì vậy,học sinh thường nhầm tưởng là chỉ cần thực hiện chào hỏi đối với người vai trên

mà không cần thực hiện với những người vai dưới Tuy nhiên, vở bài tập kỹnăng sống biên soạn, xuất bản sau nên đã phần nào khắc phục được hạn chếtrên

2.2.2 Thực trạng dạy lời chào và đáp lời chào trước khi vào lớp 1

Trước khi bước vào trường Tiểu học, trẻ được giáo dục chủ yếu trongmôi trường đầu tiên là “Gia đình” và môi trường tiếp theo “Trường Mầm non”

Trong môi trường gia đình - nơi trẻ sinh ra, các em được học các hànhđộng chào, đáp lời chào khi bắt đầu bập bẹ biết nói Bố mẹ thường yêu cầu các

em cúi đầu, khoanh tay và “ạ” Lớn hơn chút nữa, các em được bố mẹ dạy chàođầy đủ hơn như: Cháu chào bác! Con chào mẹ!

Khi đi học Mầm non, các em được học chào qua các bài dạy theo chủ đề,qua các bài hát…

Ví dụ: Lớp mẫu giáo 5 tuổi các em được học bài hát “Con chim vànhkhuyên” của tác giả Hoàng Vân Qua bài hát, các em học được ở chú chim vànhkhuyên “được nhân hoá” trong bài biết lễ phép, ngoan ngoãn với người lớn,đoàn kết với bạn bè, chăm ngoan học giỏi, làm vui lòng ông bà cha mẹ

Ở bậc học này, các em vừa được dạy vừa được dỗ để thực hiện các hànhđộng trong giao tiếp như : chào, đáp lời chào, cảm ơn, xin lỗi,… Các em thườngthực hiện các hành động “chào”, “đáp lời chào” dưới sự chỉ bảo của thầy cô vàcha mẹ, chưa có bài dạy cụ thể trong các tình huống giao tiếp khác nhau mà chỉđơn giản là gặp bác thì chào bác, gặp cô thì chào cô,…Khi đáp lời chào thì phảivâng!, dạ!,… Hay nói cách khác là các hành động đó chưa thành kỹ năng

2.2.3 Thực trạng dạy lời chào và đáp lời chào ở trường Tiểu học Thành An, Thạch Thành.

2.2.3.1 Dạy lời chào trong giờ chính khoá.

Dạy lời chào và đáp lời chào ở trường Tiểu học Thành An được thực hiệntheo chương trình chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo Các thầy (cô) dạy theođúng phân phối chương trình Tuy nhiên, thời lượng dạy ở môn đạo đức thường

bị giáo viên cắt bớt để bù cho các tiết dạy toán và Tiếng Việt thường kéo dàihơn Các em được dạy chào và đáp lời chào thành bài học cụ thể, và yêu cầu các

em thực hiện thành kỹ năng, có ý thức rõ ràng, các em hiểu được vì sao phảichào, đáp lời chào lễ phép như vậy

Các kỹ năng chào và đáp lời chào được dạy chủ yếu ở lớp 1 và lớp 2 Các

em được thực hành các tình huống ngay tại lớp học Thông thường giáo viên nêutình huống giao tiếp, các em thảo luận và đóng vai trong nhóm Sau thời gianlàm việc nhóm, các em được lên thể hiện lại tình huống giao tiếp trước lớp Từ

đó rút ra cách ứng xử phù hợp nhất trong từng tình huống

Trang 8

Ví dụ: Bài 13 “Chào hỏi và tạm biệt” Đạo đức lớp 1, bài tập 4, các emđược đóng vai chào hỏi ở các tình huống:

- Hai người bạn gặp nhau

- Học sinh gặp thầy giáo, cô giáo ở ngoài đường

- Em đến nhà bạn chơi gặp bố mẹ bạn

- Hai người bạn gặp nhau ở nhà hát khi đang giờ biểu diễn bắt đầu.[8]Bài tập 3 Em sẽ chào hỏi như thế nào trong các tình huống sau:

Tình huống 1: Em gặp người quen trong bệnh viện

Tình huống 2: Em nhìn thấy bạn ở nhà hát, rạp chiếu bóng lúc đang giờbiểu diễn.[8]

Các em thảo luận đóng vai theo nhóm và thể hiện vai diễn trước lớp.Học sinh rút ra kết luận: Không nên chào hỏi ồn ào khi gặp người quentrong bệnh viện, trong rạp hát, rạp chiếu bóng lúc đang giờ biểu diễn Trongnhững tình huống như vậy, em có thể chào bạn bằng cách ra hiệu gật đầu, mỉmcười và giơ tay vẫy

Khi lên lớp, trong các tình huống giao tiếp, giáo viên chú trọng và điềuchỉnh hành vi cho các vai dưới chào vai trên và các đối tượng giao tiếp cùng vaichào nhau, chưa chú ý điều chỉnh đối với các vai trên chào và đáp lại lời chàocủa vai dưới

2.2.3.2 Dạy lời chào trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp

Ngoài giờ học, trong các giờ ra chơi và hoạt động ngoại khóa, việc chàohỏi chưa được giáo viên quan tâm đúng mức Giáo viên mới chỉ quan tâm đếndạy học giờ chính khoá mà chưa chú ý đến giáo dục, dạy học thông qua hoạtđộng ngoài giờ lên lớp Ngoài giờ lên lớp các em chủ yếu chơi với các bạn tronglớp, trong trường Giao lưu giữa giáo viên và học sinh ít, những lỗi sai về chàohỏi của học sinh chưa được giáo viên quan tâm uốn nắn nên các em không biếtlỗi để điều chỉnh, sửa chữa

2.2.4 Kỹ năng thực hiện nghi thức chào và đáp lời chào của học sinh trường Tiểu học Thành An, Thạch Thành.

Để tìm hiểu kỹ năng thực hiện nghi thức chào và đáp lời chào của các emhọc sinh trường Tiểu học Thành An, tôi tiến hành điều tra khảo sát qua các kênhthông tin: đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh đồng thời qua quan sát thực tế lúc ởnhà, khi ở trường của các em Có thể chia thành các nhóm học sinh như sau:

Nhóm 1: Gồm các em học sinh thực hiện đúng nghi thức lời chào và đáplời chào Số các em thuộc nhóm này chiếm khoảng 30 %

Nhóm 2: Gồm các em đã có ý thức chào hỏi nhưng chào và đáp lời chàochưa đúng nghi thức Số các em thuộc nhóm này chiếm khoảng 40 %

Nhóm 3: Gồm các em ít giao tiếp, chưa tự tin, thường mất bình tĩnh, sợsệt khi giao tiếp, gặp đối tượng giao tiếp các em lảng tránh để không phải thựchiện nghi thức chào hỏi Số các em thuộc nhóm này chiếm khoảng 30 %

Đối với tập thể: Hầu hết các lớp không đứng dậy chào khi thầy cô vào lớphoặc trước khi ra về

Các lỗi sai mà học sinh thường mắc phải:

Trang 9

* Khi chào:

- Chào chưa đúng nghi thức, chưa thể hiện được sự kính trọng, thiếu bộphận hô ngữ (thưa, bẩm…,) nói với người trên thiếu từ thể hiện sự kính trọng, lễphép (ạ, dạ, vâng ạ….), với người bằng vai hoặc vai dưới còn dùng từ thô tục

- Ngữ điệu chào chưa phù hợp: chào nhỏ quá, hoặc gắt quá, nói trốngkhông, thiếu một bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ

- Chào lẫn lộn tiếng Kinh và tiếng Mường, chưa thể hiện được sự kínhtrọng, lịch sự

- Điệu bộ cử chỉ khi chào chưa phù hợp: Chưa khoanh tay lễ phép, chưacúi người khi chào người trên Hoặc vừa chào vừa chạy, chưa nghiêm, chưa ngả

mũ, nón khi chào người trên Biểu hiện nét mặt, điệu bộ chưa thân thiện, gầngũi, chưa mỉm cười…

- Khi cùng một lúc gặp nhiều người nhưng chỉ chào người mình quen biết

mà không chào những người đi cùng Đối với thầy (cô) các em chỉ chào giáoviên trực tiếp dạy các em

- Khi chào bạn cùng trang lứa hoặc người vai dưới các em chưa có thóiquen chào hỏi

- Cá biệt có vài em gặp người không chào

- Học sinh các lớp chưa đứng dậy chào thầy cô khi vào lớp và trước khitạm biệt

* Khi đáp lời chào:

- Chưa đáp lời khi được chào Thường trong trường hợp các bạn cùngtrang lứa

- Đáp lời chào chưa phù hợp, chưa thể hiện được nét lịch sự, thân thiện,gần gũi Hoặc chưa có lời đáp cụ thể mà chỉ thực hiện bằng hành động như gậtđầu, lắc đầu, thái độ thiếu tự tin và thiếu lịch sự

- Chào và đáp lời chào không cùng một ngôn ngữ, “đối tượng chào” chàobằng tiếng Kinh, nhưng “đối tượng đáp lời chào” lại đáp lời bằng tiếng Mường

Nguyên nhân:

Các em đã được thầy cô, bố mẹ dạy về chào và đáp lời chào Tại sao vẫncòn nhiều em thực hiện chưa đúng hoặc chưa thực hiện Qua điều tra, phân tíchcác em (thuộc nhóm 2, 3), có thể đưa ra mấy nguyên nhân chính sau đây:

a Các em mất bình tĩnh, chưa đủ tự tin để thực hiện hành động Khi gặp

gỡ hoặc chia tay do lúng túng nên thực hiện sai Chẳng hạn: Em Bùi Văn Hợplớp 2A, Bùi Thị Hương lớp 2B,…

b Các em suy nghĩ lệch lạc, quan niệm sai về việc chào và đáp lời chào

Ví dụ: Một hôm, tôi và thầy Thủy gặp học sinh Trịnh Viết Hai lớp 1A

Em chào thầy Thủy, không chào tôi

Tôi hỏi:

- Sao em không chào cô?

Em không nói gì chỉ cười và quay sang nói với bạn điều gì đó bằng tiếngMường Sau này tìm hiểu mới biết: Em không chào cô (Huế) vì cô 8(Huế)

Trang 10

không dạy lớp em Như vậy em Hai nghĩ rằng chỉ cần chào giáo viên dạy mìnhthôi.

Hoặc: Em Thiết lớp 5A đi học về không chào, khi bị phê bình “Sao khôngchào mọi người trong gia đình” thì em thản nhiên trả lời: Người nhà cần gì phảichào, khách sáo!

c Việc thực hiện chào và đáp lời chào chưa được tập luyện thành nề nếp

Ví dụ: Tôi phỏng vấn em Yến lớp 3B : Em có chào bạn bè khi vào lớp?

Em trả lời: Không! Không riêng gì em mà không ai chào cả, vì có chào thìcũng chẳng ai trả lời đâu!

Tôi hỏi:

- Sao lại thế?

Em bảo:

- Quen vậy rồi ạ!

d Bài dạy của cô về chào và đáp lời chào chưa tác động được vào ý thứccủa học trò Các em chưa nắm được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc thực hiệncác nghi thức chào và đáp lời chào đã học đó Chưa áp dụng những kiến thức, kĩnăng đã học ở trường vào thực tế Các em chào hỏi hoàn toàn theo quán tính tựnhiên như khi chưa được học những nội dung này

Ví dụ: Khi gặp cô giáo Hiên, em Thực lớp 3B chào:

- Cô Hiên!

Em Dương lớp 3B chào:

- Cô! (Thái độ chào : không đứng nghiêm, vừa chạy vừa la to)

đ Có những tình huống thực tế các em chưa bao giờ được học, giáo viênkhông liên hệ, mở rộng nên khi thực hiện các em còn lúng túng hoặc thực hiệnchưa phù hợp

Ví dụ: Các em đang ngồi chơi gặp thầy cô giáo, trong trường hợp này các

em cứ ngồi chào chứ không đứng dậy nghiêm trang để chào

e Một bộ phận nhỏ các em không được giáo dục từ nhỏ của gia đình,sống tự do, buông thả, ăn nói thô lỗ thành quen nếp nên thay đổi nền nếp rấtkhó Các em không có thói quen chào hỏi, khi người khác chào hỏi thì các emchỉ lắc đầu hoặc gật đầu mà không nói năng gì Như em Bùi Anh Tuấn (lớp 5A),

em Bùi Anh Tú (lớp 3B),… Hai em này có mẹ đi xuất khẩu lao động Ả - rập, bốsay xỉn suốt ngày

Hay một số em chào kèm cả tên bố mẹ: “Yến Thuận!” - bạn Yến con bốThuận, Sơn méo! - Bạn Sơn con của người bố bị méo miệng

g Một bộ phận học sinh nghiện game, điện thoại, sống ảo, các kỹ nănggiao tiếp kém phát triển nên việc chào hỏi giao tiếp cũng kém theo

Chẳng hạn: Em Bùi Văn Long lớp 5A con của một cán bộ xã, được bốnuông chiều cho chơi điện thoại quá nhiều…Em nghiện game quá nên ít thờigian chơi với bạn bè, ít giao tiếp Lâu dần, khả năng giao tiếp bị hạn chế

h Chưa thành thạo tiếng phổ thông

Ví dụ: Em Thảo 2B chào bạn: Sớm vầy? (nghĩa là: Bạn đi học sớm thế.)Hay: Cô giáo (Huế):

Trang 11

- Cô chào em!

Học sinh (Trang) đáp lời:

- Ó mắt! (Tiếng Mường có nghĩa là: Không biết! Vì khi ấytôi mới chuyển về đây nên em chưa biết tôi)

i Đối với người vai dưới: Các em chưa có ý thức là cần phải chào người íttuổi hơn và thản nhiên coi việc đó là bình thường Cách hiểu này phần chínhnguyên nhân là do các em chưa được thầy cô và gia đình chỉ bảo đến nơi đếnchốn

k Học sinh các lớp chưa có thói quen chào thầy cô giáo trước khi vào lớp

và trước khi ra về Tôi nghĩ nguyên nhân chính là do giáo viên chưa coi trọngviệc chào hỏi, chưa tập thói quen cho các em, khi giáo viên vào lớp cũng khôngđứng nghiêm trang chào các em

Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, ngoài đánh giá các hoạt độngchuyên môn, người phụ trách chuyên môn không quên đánh giá tỉ mỉ các mặt nềnếp của học sinh Đánh giá việc thực hiện chào và đáp lời chào của các tập thểlớp, của các cá nhân học sinh

Xây dựng buổi sinh hoạt chuyên đề riêng bàn biện pháp để giúp học sinhhiểu đươc ý nghĩa của lời chào và tự giác thực hiện chào và đáp lời chào lễ phéptrong các tình huống thực tiễn

Tuyên truyền thông qua phát động phong trào “Nói lời hay, làm việc tốt”,qua các buổi chào cờ, sinh hoạt Đội, Sao Tham gia sinh hoạt Đội, Sao, giao banĐội, Sao với các em Tuyên truyền về tầm quan trọng việc chào và đáp lời chào

lễ phép Qua đó cũng nói lên vai trò của các chi đội trưởng, Sao trưởng trongviệc nhân điển hình tiên tiến Trước tiên yêu cầu chính các em ấy thực hiện tốt

để làm gương cho các bạn khác học tập

Tuyên truyền đơn giản bằng những câu ngắn gắn trong các “bông hoa” ởcổng trường, sân trường, chẳng hạn: Người có văn hóa luôn chào hỏi lễ phép.Học trò ngoan biết chào hỏi lễ phép Chào hỏi là mang lại niềm vui cho mọingười Chào mọi người bạn sẽ thấy vui hơn

2.3.2 Nhóm giải pháp thứ hai: Giáo dục học sinh biết thực hiện đúng các kĩ năng chào và đáp lời chào.

2.3.2.1 Chỉ đạo toàn thể giáo viên hãy là tấm gương sáng để các em họctập

Các thầy cô là tấm gương mà học trò tin tưởng rằng thầy cô luôn đúng Vìthế thầy cô càng cần thật chuẩn mực Đối với gia đình, khi chào cha mẹ, thầy côcũng phải cúi đầu, khoanh tay; đối với bạn bè thầy cô cần chào hỏi bắt tay thân

Ngày đăng: 10/08/2017, 10:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w