1 Cơ sở lý luận của nội dung sáng kiến kinh nghiệm 22 kinh nghiệmThực trạng vấn đề trước khi áp dụng nội dung sáng kiến 3 3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5 * Giải pháp 1
Trang 11 Cơ sở lý luận của nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2
2 kinh nghiệmThực trạng vấn đề trước khi áp dụng nội dung sáng kiến 3
3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5
* Giải pháp 1: Khảo sát, đánh giá thực trạng việc thực hiện
chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường của từng giáo viên 5
* Giải pháp 2: Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch thực
hiện chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp với nội
dung và hoạt động của trẻ
6
* Giải pháp 3: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua
những khái niệm đơn giản và gần gũi với trẻ: 7
* Giải pháp 4: Giáo dục trẻ có tình cảm hành vi tích cực đối
* Giải pháp 5 Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn trẻ thực hành,
trải nghiệm về giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các
hoạt động
10
* Giải pháp 6 Tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ
môi trường trong các chủ đề thông qua hoạt động chủ định: 13
* Giải pháp 7 Chỉ đạo giáo viên sưu tầm, tìm kiếm, lựa chọn
làm những mẫu đồ dùng, đồ chơi đơn giản từ nguyên vật liệu
thải bỏ
16
* Giải pháp 8 Chú trọng công tác tuyên truyền và phối kết
4 động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trườngHiệu quả của nội dung sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt 17
4
Danh mục các đề tài SKKN mà tác giả đã được Hội đồng
Cấp Phòng giáo dục và đào tạo, Cấp Sở giáo dục và đào tạo
và cấp cao hơn đánh giá đạt từ loại C trở lên
21
Trang 2I MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay môi trường sống của chúng ta đang bị ô nhiễm và bị hủy hoạinghiêm trọng, do dân số ngày càng đông, nhu cầu trong cuộc sống của con ngườingày càng cao, càng hiện đại Để đáp ứng được những nhu cầu đó thì quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng ngày càng phát triển nên lượng chất thải bẩnthải ra môi trường càng nhiều, điểm hình như “Hiện tượng cá chết hàng loạt bấtthường ở Vùng biển Vũng Áng do hệ thống xả thải từ dự án Formosa Hà Tĩnh”[1] ,
đã làm cho ngư dân Hà Tĩnh rơi vào cảnh khốn cùng… Đặc biệt là sự thiếu hiểubiết, thiếu ý thức của con người là một trong những nguyên nhân cơ bản, gây nên
sự ô nhiễm và suy thoái về môi trường như khai thác và tàn phá rừng trái phép;khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản một cách bừa bãi,… khiến cho môi trườngngày càng bị ô nhiễm nặng nề gây sức ép đối với môi trường sống, làm mất cânbằng về sinh thái, sự cạn kiệt về tài nguyên, lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra cónguy cơ đe dọa đến đời sống của con người cũng như mọi sinh vật, làm ảnh hưởngrất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người
Vì vậy, giáo dục bảo vệ môi trường là một vấn đề cấp bách có tính toàn cầu
và là vấn đề có tính xã hội sâu sắc, đã trở thành nhiệm vụ quan trọng trong côngcuộc đào tạo thế hệ trẻ ở tất cả các ngành học, cấp học và đặc biệt là ngành họcmầm non, bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Đối với trẻ mầm non
3 - 6 tuổi đây là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm của đời người, chính trong giai đoạnnày sự phát triển mạnh mẽ về trí tuệ và thể chất, hình thành cơ bản các năng lựckhác nhau, đặt nền móng cho những nét cá tính và các phẩm chất đặc điểm nhâncách của trẻ, đây là thời kỳ quan trọng để hình thành thái độ đúng đắn với thế giớixung quanh như cỏ cây hoa lá, sự vật, sự việc và với con người
“Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ quan trọngtrong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và được quan tâm ngay từ tuổi ấu thơnhằm hình thành cho trẻ kỹ năng thói quen tốt về bảo vệ môi trường”[2] Mặt khác
hình thành cho trẻ có thói quen sống gọn gàng ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinhmôi trường sạch sẽ, tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn bảo vệ môi trường:Lớp học, gia đình, nơi ở v.v… với những công việc vừa sức với trẻ, đồng thời trẻ
có những phản ứng với các hành vi không đúng của con người như: Vứt rác bừabãi, chặt cây, bẻ cành, hái hoa.v.v… để giáo dục cho trẻ biết yêu quý bảo vệ môitrường Do đó để bảo vệ môi trường chúng ta phải thực hiện nhiều biện pháp khácnhau
Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được lồng ghép vào các hoạt độnghằng ngày tạo điều kiện để trẻ được trải nghiệm những vốn sống của bản thân
Việc chỉ đạo giáo viên giáo dục trẻ bảo vệ môi trường là bao gồm môi trườngvật chất và môi trường tâm lý Trong đó môi trường vật chất là việc bố trí các góchoạt động trong không gian chung của lớp học, cách sắp xếp bố trí, chuẩn bị cácnguyên liệu, đồ dùng, dụng cụ, đồ chơi, các hình ảnh trực quan được sắp xếp gọngàng ngăn nắp, đảm bảo vệ sinh an toàn, thoáng mát Phải gắn liền với vẻ đẹp củathế giới xung quanh, gợi lên kinh nghiệm cảm xúc thẩm mỹ của trẻ
Trang 3Là một Phó hiệu trưởng chỉ đạo công tác chuyên môn, tôi luôn trăn trở tìm racác giải pháp để bồi dưỡng nhận thức cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao hiệuquả trong công tác giáo dục trẻ đặc biệt là giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho
trẻ Vì vậy tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài " Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày ở trường mầm non Thiệu Tiến, Thiệu Hóa" làm đề tài nghiên
cứu
2 Mục đích nghiên cứu đề tài
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ nhằm đạt được những mục tiêuchính đó là: Chỉ đạo giáo viên nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môitrường cho trẻ, đồng thời “giúp giáo viên nắm được cách lồng ghép nội dung giáodục bảo vệ môi trường vào các hoạt động giáo dục trẻ”[3] Nhằm trang bị cho trẻ
một số hiểu biết về môi trường, về mối quan hệ giữa con người và môi trườngsống Hình thành ở trẻ tình cảm, thái độ, hành vi tích cực đối với môi trường như:Yêu quý, bảo vệ, chăm sóc giữ gìn môi trường, phản đối những việc làm gây ảnhhưởng đến môi trường Dạy trẻ một số kỹ năng đơn giản để bảo vệ, chăm sóc môitrường sống xung quanh trẻ
3 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao hiệu quả giáo dục
ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày ở trường mầmnon Thiệu Tiến, Thiệu Hóa” nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môitrường cho trẻ trong nhà trường
4 Phương pháp nghiên cứu
Để làm tốt nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này, tôi đã sử dụng những phươngpháp nghiên cứu mà cá nhân tôi cho là thích hợp và mang lại hiệu quả cao như:
- Phương pháp điều tra thực trạng
- Phương pháp thống kê số liệu
- Phương pháp quan sát hoạt động của giáo viên và trẻ, đặc biệt là nội dunggiáo dục ý thức bảo vệ môi trường trẻ
- Trao đổi với giáo viên về một số một số kinh nghiệm chỉ đạo lồng ghép nộidung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
“Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại, là mộttrong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững, liên quan chặt chẽ tới sự pháttriển kinh tế xã hội, gắn liền với cuộc sống đấu tranh xóa đói giảm nghèo, đảm bảocông bằng xã hội, ổn định chính trị và an ninh quốc gia”[4] Việc áp dụng lồng ghép
giáo dục bảo vệ môi trường đòi hỏi giáo viên phải nhạy bén, linh hoạt, không trùnglặp, không gây quá tải, tận dụng nguồn nguyên vật liệu phế thải có sẵn để biếnnhững dụng cụ dạy và học đơn giản nhưng mang tính khoa học và sáng tạo để trẻthực hành và trải nghiệm một cách thoải mái và không gượng ép Đồng thời kếthợp cùng phụ huynh tham gia nhiều phong trào xây dựng môi trường trong sạch
Giáo dục Bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp giáo dục có hiệu
Trang 4quả với trẻ, giáo dục bảo vệ môi trường là cơ sở quan trọng của việc hình thành vàphát triển nhân cách cho trẻ một cách toàn diện, bởi ở lứa tuổi mầm mon đây là giaiđoạn đặc biệt nhạy cảm của đời người, những đặc trưng về nhân cách con ngườimới như tính trung thực, nề nếp, kỷ luật, vệ sinh, nhân hậu, lễ phép, kính trênnhường dưới, yêu thiên nhiên, từ đó trẻ hiểu biết về môi trường giúp trẻ có hành vi,thái độ ứng xử phù hợp với môi trường để gìn giữ bảo vệ môi trường, biết sống hòanhập với môi trường nhằm đảm bảo phát triển lành mạnh Trẻ biết môi trường xungquanh trẻ bao gồm những gì? Trẻ biết phân biệt được môi trường xung quanh trẻ,những việc làm tốt - xấu đối với môi trường và làm gì để bảo vệ môi trường? Giáodục trẻ cách chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho bản thân trẻ, biết chăm sóc và bảo vệcây cối, bảo vệ con vật nơi mình ở Biết về một số ngành nghề, văn hóa, phong tụctập quán của địa phương, xây dựng cho trẻ niềm tự hào và ý thức giữ gìn và bảo tồnvăn hóa dân tộc.
Vì vậy “Giáo dục bảo vệ môi trường là quá trình hình thành và phát triển ởtrẻ ý thức và những hiếu biết về môi trường, giúp trẻ có thái độ tích cực đối với môitrường xung quanh trẻ, đồng thời bước đầu hình thành những năng lực cần thiết đểtrẻ tham gia vào các hoạt động thực tế tìm hiểu và giữ môi trường phù hợp với lứatuổi”[5]
2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a Thuận lợi:
Trường mầm non Thiệu Tiến nằm trên địa bàn xã Thiệu Tiến cách trung tâmHuyện Thiệu Hóa 4 km về phía Tây là một xã thuần nông, nhân dân chủ yếu làmnghề nông nghiệp Nhưng được sự quan tâm của phòng giáo dục, Đảng uỷ, UBND
xã Thiệu Tiến cùng các ban, ngành, đoàn thể đóng trên địa bàn tạo điều kiện thuậnlợi giúp đỡ nhà trường trong mọi hoạt động Tập thể nhà trường luôn đoàn kết yêuthương giúp đỡ lẫn nhau trong công tác cũng như trong cuộc sống
Nhà trường có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trênchuẩn, đội ngũ giáo viên đa số trẻ, nhiệt tình, chịu khó, yêu nghề mến trẻ
Năm học 2016-2017, nhà trường có tổng số 26 CBGV, NV Trong đó, Bangiám hiệu có 03 đồng chí, giáo viên 17 đồng chí, nhân viên 06 đồng chí (5 nhânviên nuôi dưỡng) Có 14 nhóm lớp với 347 cháu Trong đó: Nhà trẻ có 5 nhóm với
76 cháu, mẫu giáo 9 lớp với 271 cháu
Hội phụ huynh của nhà trường luôn quan tâm theo dõi, phối kết hợp với nhàtrường, thường xuyên chăm lo đến việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ để trẻ được phát triển toàn diện, tích cực ủng hộ các hoạt động do nhà trường tổ chức
Trang 5Một số ít giáo viên cũng chưa thực sự tự giác, còn mang tính đối phó, chưachú trọng đến việc lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thường xuyên chotrẻ, nên hiệu quả giáo dục chưa cao Trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ nhiềugiáo viên còn chưa thực sự quan tâm đến chất lượng giáo dục bảo vệ môi trườngcho trẻ, chỉ tích hợp qua loa ở một số hoạt động giáo dục, vì vậy chất lượng giáodục bảo vệ môi trường cho trẻ còn nhiều hạn chế
Việc sắp xếp trang trí nhóm, lớp, môi trường giáo dục chưa thực sự phù hợp,trang trí lớp còn dập khuôn, máy móc, hình thức chưa phù hợp với từng độ tuổi.Việc rèn luyện thói quen vệ sinh và cung cấp những kiến thức về giáo dục bảo vệmôi trường cho trẻ chưa được thực hiện một cách thường xuyên
+ Nhiều trẻ chưa có thói quen bảo vệ môi trường xung quanh mình, chưa cókhả năng phản ứng với các hành vi của con người làm bẩn môi trường và phá hoạimôi trường, bỏ rác không đúng nơi quy định
+ Vẫn còn một số trẻ chưa biết chia sẻ, hợp tác với bạn bè và những ngườixung quanh trong việc bảo vệ môi trường do các bậc phụ huynh còn chưa thườngxuyên nhắc nhở và giáo dục trẻ bảo vệ môi trường tại gia đình cũng như cộng đồng
Xuất phát từ những vấn đề thực tế trên để chỉ đạo nâng cao chất lượng thựchiện chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non đạt kếtquả tốt tôi đã tiến hành khảo sát thực tế chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường nhưsau:
BẢNG KHẢO SÁT ĐẦU NĂM HỌC
* Đối với giáo viên:
Đạt Tỉ lệ% Chưađạt Tỉ lệ%
1 Lập kế hoạch tổ chức thực hiện chuyênđề giáo dục bảo vệ môi trường 7 41% 10 59%
2 Tích cực tham gia các hoạt động,
gần gũi bảo vệ môi trường 347 248 71.5% 99 28.5%
3 Trẻ biết chia sẻ và hợp tác với bạn
bè và những người xung quanh 347 241 69.5% 106 30,5%
4 Có khả năng phản ứng với các
hành vi của con người làm bẩn môi
trường và phá hoại môi trường 347 239 69% 108 31%
Trang 6Qua bảng khảo sát cho thấy kết qủa chung chưa cao.
Từ thực trạng trên, để nâng cao chất lượng chỉ đạo thực hiện nâng cao hiệuquả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày,tôi đã nghiên cứu tìm tòi và áp dụng một số giải pháp
3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
* Giải pháp 1 Khảo sát, đánh giá thực trạng việc thực hiện chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường của từng giáo viên
Đây là một việc làm rất cần thiết nên công tác đánh giá phải được tiến hànhmột cách khách quan, chính xác và cụ thể, từ đó có cơ sở để xây dựng kế hoạch chỉđạo sát, đúng với điều kiện thực tế Đồng thời cũng phát hiện được những sai lệchtrong quá trình tổ chức thực hiện chuyên đề
Qua việc đánh giá còn một số lớp xây dựng môi trường giáo dục dập khuônchưa phù hợp với nhóm lớp mình, chưa tạo môi trường mở để trẻ hoạt động mà sửdụng các mảng kín cứng nhắc, chưa chú ý đến việc làm đồ dùng, đồ chơi từ phếliệu sẵn có ở địa phương, đồng thời chưa biết cách lồng ghép tích hợp các nội dunggiáo dục bảo vệ môi trường phù hợp với nhóm, lớp mình ở các hoạt động
Ví dụ:
- Trong các nhóm lớp, một số giáo viên tạo môi trường chưa phù hợp với lớpmình Cụ thể ở góc học tập chỉ làm tranh, trang trí có nội dung về số, nội dung cáccâu truyện, thơ Không có nội dung về môi trường xung quanh Ở góc nghệ thuậtcác tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi chủ yếu là dụng cụ âm nhạc chưa có các tranh ảnh,
đồ dùng, đồ chơi về các loại hoa quả, con vật Chưa có sản phẩm của trẻ trưng bầy
ở góc như: Vẽ, nặn về các loại hoa quả, con vật, cây cối… Nên cần phải bổ sungtrang trí, làm tranh ảnh có nội dung về môi trường Nhằm tạo môi trường để cho trẻđược trải nghiệm
- Việc xây dựng góc tuyên truyền với các bậc phụ huynh chưa phù hợp vềmặt nội dung và hình thức, việc làm và sử dụng đồ dùng, đồ chơi từ phế liệu cònhạn chế, chưa có nhiều chủng loại, chưa tạo được đồ dùng, đồ chơi mang tính sángtạo, chưa khuyến khích được trẻ vào các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường
Một số lớp còn chưa chú trọng đến việc rèn thói quen vệ sinh cá nhân chotrẻ
- Đa số giáo viên chưa chú trọng đến việc rèn thói quen bảo vệ môi trường
cho trẻ: Thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân, giữ gìn vệ sinh chung, sắp xếp đồ dùng
đồ chơi, bỏ rác vào thùng đúng nơi quy định
* Về phía Ban giám hiệu nhà trường tự nhận xét đánh giá một cách trungthực, tổng thể khách quan chung của nhà trường: về cơ sở vật chất nhằm phục vụcho việc chăm sóc giáo dục trẻ, thực hiện chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường,những gì đã đạt, những gì chưa đạt cần bổ sung thay thế Từ đó có cơ sở đề thammưu với lãnh đạo địa phương, tuyên truyền vận động phụ huynh, các cấp, cácngành… hỗ trợ kinh phí bổ sung, mua sắm trang thiết bị phù hợp với nhà trường đểthực hiện tốt chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường tại trường mầm non ThiệuTiến
* Giải pháp 2 Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp với nội dung và hoạt động của trẻ.
Trang 7Để chỉ đạo thực hiện tốt chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường bản thân tôicùng với các đồng chí tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch một cách khoahọc, rõ ràng, cụ thể Đúc rút những nội dung đã làm được, những nội dung chưalàm được Từ đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao chất lượng nội dungchuyên đề phù hợp với từng nhóm, lớp trong nhà trường.
Khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và nâng cao, tôi đã căn cứ vào nội dungcủa chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường được tiếp thu qua chuyên đề phòng giáodục tổ chức Căn cứ vào hướng dẫn chỉ đạo của lãnh đạo phòng giáo dục về các nộidung thực hiện chuyên đề Đồng thời căn cứ vào nhiệm vụ thực hiện năm học củanhà trường và điều kiện thực tế ở địa phương để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phùhợp đạt hiệu quả cao
Cần phải nắm vững nội dung trọng tâm để xây dựng nội dung giáo dục bảo
vệ môi trường phù hợp với từng chủ đề, trong tháng, trong năm
Tôi lập kế hoạch chỉ đạo và gợi ý để giáo viên chủ động, sáng tạo trang trí,sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ở lớp phù hợp với chủ đề, phù hợp với trẻ ở nhóm lớpmình Lên kế hoạch tháng, chủ đề, kế hoạch hoạt động trong ngày lồng ghép nộidung giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp
Ví dụ: Trang trí ở các góc:
Góc xây dựng cần trang trí tranh ảnh về trường mầm non, các hành vi giữ gìnmôi trường trong trường mầm non như: Quét dọn, trồng và chăm sóc cây cối, hoaquả… Sắp xếp các đồ dùng, đồ chơi của trẻ phù hợp với chủ đề như: Đu quay, cầutrượt, bập bênh…
Góc phân vai trang trí các loại tranh ảnh có hình ảnh giáo dục trẻ bảo vệ môitrường: quét nhà, đánh răng, rửa tay, chải tóc…
Góc nghệ thuật trang trí các loại tranh ảnh, đồ dùng đồ chơi về trường mầmnon thân yêu của trẻ, trưng bầy các sản phẩm do trẻ tự tạo…
Góc thiên nhiên bổ sung các loại cây, đặc biệt là tạo điều kiện để trẻ đượcgieo trồng các loại hạt
Ví dụ: Khi lên kế hoạch tháng tôi chỉ đạo giáo viên đưa nội dung giáo dục
bảo vệ môi trường vào mục tiêu của chủ đề phù hợp với chủ đề trường mầm nonnhư: Trẻ biết giữ gìn trường lớp sạch sẽ, biết cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quyđịnh…
Tôi chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch dạy trẻ với nội dung: Con người và môitrường sống
- Giáo dục trẻ hiểu được môi trường ở trường mầm non có: Phòng, nhóm lớp,sân vườn, cống rãnh, tường rào bao quanh, cây xanh, cây cảnh, cỏ, các loại đồ chơitrong sân trường, các đồ dùng của lớp, của cô, của cá nhân trẻ Con người bao gồmcác cô, các bác trong trường mầm non, các bạn, các bậc phụ huynh và các mối quan
hệ khác
- Phân biệt được môi trường sạch và môi trường bẩn ở trường mầm non vàgia đình
+ Môi trường sạch là môi trường gọn gàng, ngăn nắp không khí trong lành,
có đủ ánh sáng, không có mùi hôi, khói bụi, tiếng ồn, có nhiều cây xanh, thoáng
Trang 8* Giải pháp 3: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua những khái niệm đơn giản và gần gũi với trẻ:
Tôi đã chú trọng cung cấp những hiểu biết về môi trường xung quanh của trẻ.Điều có thể nhận thấy rất rõ trong đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi mầm non đó là trẻrất thích thú khi được làm quen, khám phá môi trường xung quanh Đặc biệt, đốivới trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo đã có một vốn kiến thức phong phú về môi trường xungquanh, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên dễ dàng hơn khi thực hiệnnhiệm vụ giáo dục môi trường cho trẻ Tuy nhiên, để hệ thống hóa các khái niệmmang tính trừu tượng về môi trường xung quanh đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt,nhạy bén trong các phương pháp giáo dục trẻ
- Giáo viên phải giúp trẻ hiểu và phân biệt được đâu là môi trường sạch, môitrường bẩn và các tác hại khi sống trong môi trường bẩn để từ đó trẻ có các nhậnthức bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe của trẻ
Ví dụ: Cô giáo tạo tình huống làm môi trường lớp học bừa bộn có nhiều rác,
đồ dùng đồ chơi không ngăn nắp Cô cho trẻ nhận xét môi trường sạch hay bẩn Trẻđưa ra cách giải quyết: Trẻ tự phân công cho từng tổ, nhóm, cá nhân trực nhật vàthực hiện công việc Sau khi lao động xong cho trẻ nhận xét, so sánh môi trườngcủa lớp học trước khi lao động với sau khi lao động
- Hình thành các thói quen lao động tự phục vụ: Lau dọn, sắp xếp gọn gàng
đồ dùng, đồ chơi, không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi Đi vệ sinh đúng nơi quy định,biết giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ, biết rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi đi vệsinh Biết tiết kiệm nước trong sinh hoạt hàng ngày, không để vòi nước chảy liêntục, thấy nước chảy tràn biết khóa vòi lại…
Cô hướng dẫn trẻ làm một số đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên
và vật liệu đã qua sử dụng: Lấy lá chuối làm con vật, làm kèn, nhặt lá cây làm convật lấy hột hạt, vỏ hến, sỏi để xếp hoa, quả, con vật, ô tô thông qua đó tôi giáodục trẻ ý thức tiết kiệm và ý thức lao động sáng tạo
Thường vào các buổi chiều thứ 6 cuối tuần tôi chỉ đạo giáo viên mẫu giáocho trẻ lao động vệ sinh môi trường xunh quanh trường lớp như:
+ Tổ 1: Thu gom rác, lá cây xung quanh trường (nhặt giấy vụn, vỏ bim bim,
vỏ hộp sữa, thu gom lá cây bỏ vào thùng rác)
Trang 9+ Tổ 2: Lau đồ dùng, đồ chơi, các giá để đồ chơi của lớp
+ Tổ 3: Sắp xếp đồ chơi đúng nơi quy định
Kết quả: Hình thành cho trẻ ý thức tự lập, tự giác và tinh thần đoàn kết cùng
nhau bảo vệ môi trường
- Cung cấp kiến thức về mối quan hệ gắn kết giữa con người với động, thựcvật từ đó hướng dẫn trẻ cách chăm sóc vật nuôi, cách gieo hạt, trồng cây để tạo môitrường xanh, sạch, đẹp cho gia đình, nhà trường và xã hội Giúp cho trẻ hiểu câyxanh rất có ích cho con người, làm giảm ô nhiễm môi trường, giảm bụi, giảm tiếng
ồn, cung cấp cho con người thức ăn, thuốc chữa bệnh, cây xanh của rừng còn giúpngăn chặn lũ lụt , cây kiểng để trang trí tạo ra cảnh đẹp Một điều không thểthiếu khi giáo dục trẻ đó là giúp trẻ hiểu con người, động vật, cây cối không thể tồntại nếu không có đất, vì vậy cần sử dụng đất như thế nào cho hợp lý và bảo vệ đấtlàm sao để không bị ô nhiễm
- Bên cạnh mối quan hệ giữa con người với động, thực vật, giáo viên còn giảithích cho trẻ hiểu thêm về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên: lợi ích vàtác hại của mưa, gió, nắng… để từ đó trẻ có các biện pháp phòng tránh: Trời nắngphải đội mũ, ra đường phải đeo khẩu trang, khi trời mưa phải che ô, mặc áo mưa;không chơi đùa dưới trời mưa, trời nắng Khi trời mưa to, có sấm sét, không nênđứng dưới các gốc cây to, không cầm các vật bằng sắt…
- Việc đưa ra kế hoạch trực nhật và phân công trực nhật theo lịch đã kíchthích tích tự giác của trẻ, giúp trẻ có tinh thần trách nhiệm cao với công việc đượcgiao, đồng thời tập cho trẻ có thói quen làm việc theo kế hoạch đã định
- Tận dụng thời gian của giờ hoạt động chiều để giáo dục trẻ thói quen trựcnhật cuối ngày theo nhóm hoặc cá nhân Chăm sóc góc thiên nhiên của lớp, sắpxếp, lau dọn kệ đồ chơi, nhắc nhở bạn cùng nhau thực hiện
* Giải pháp 4: Giáo dục trẻ có tình cảm hành vi tích cực đối với môi trường
Cô lồng ghép nội dung giáo dục trẻ vào các thời điểm trong ngày nhằm giúptrẻ biết yêu quý môi trường, biết tôn trọng và giúp đỡ những người làm công việclàm sạch đẹp môi trường, có thái độ phản đối trước những hành vi không tốt vớimôi trường, trẻ biết tiết kiệm trong sinh hoạt, ăn uống và sử dụng trang phục phùhợp với thời tiết ở thời điểm đón trẻ: Cô đến sớm thông thoáng phòng, không đểphòng bị gió lùa, cô quan sát và nhắc nhở trẻ cất nhấc đồ dùng đúng nơi qui địnhngay ngắn gọn gàng, nhắc nhở trẻ đi giầy, đi tất, mặc áo giữ ấm cho đôi chân và cơthể trong mùa đông, bỏ rác vào đúng nơi qui định
Trước giờ thể dục sáng dựa vào chủ đề mà trò chuyện với trẻ
Ví dụ: Cô dành thời gian ít phút trò chuyện cùng trẻ về sự ô nhiễm của môi trường
và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là do bụi bẩn, phương tiện giao thông đilại nhiều gây nên, tiếng động cơ cũng gây nên ô nhiễm môi trường; rồi rác thải, vỏsữa, giấy kẹo, túi ni lông do mọi người vứt bừa bãi, không bỏ đúng nơi qui định
Cô cùng với trẻ nhặt rác ở bồn cây, bồn hoa ở xung quanh sân trường trước khi tậpthể dục sáng Cô nhắc nhở và hướng dẫn trẻ thường xuyên nhổ cỏ, bắt sâu, tưới chocây ở góc thiên nhiên của lớp và bồn hoa, cây xanh ở sân trường Cho trẻ mô phỏng
Trang 10các động tác có lợi cho sức khoẻ và môi trường như: Cuốc đất bắt sâu, trồng cây,tưới cây
Hoạt động học tập tuy không phải là hoạt động chủ đạo ở trường mầm nonnhưng thông qua các môn học: Khám phá khoa học, văn học, tạo hình, âmnhạc cũng có nhiều cơ hội để thực hiện việc giáo dục môi trường cho trẻ, nhất làmôn học khám phá khoa học về môi trường xung quanh trẻ, ở chủ điểm thực vật côgiáo dục trẻ cách chăm sóc bảo vệ rau: Nhổ cỏ, bắt sâu cho rau, tưới rau, khi chămsóc rau các con nhớ đi cẩn thận không dẫm nát rau, không làm rau gẫy lá như tiếthọc làm quen một số loại rau Trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ, khi ăncác loại rau phải rửa sạch sẽ, với loại rau ăn lá phải nhặt lá vàng và cuống già bỏvào thùng rác
Với hoạt động tạo hình cô hướng dẫn trẻ cách cầm bút, tô mầu các loại rau,hướng dẫn trẻ tô không chườm ra ngoài, không kéo lê bàn ghế, không nói to Cônhắc trẻ cất nhấc đồ dùng đúng nơi qui định
Qua hoạt động phát triển ngôn ngữ, trong các giờ dạy thơ, câu truyện cô giáodục trẻ có hành vi tích cực đối với môi trường: Nhặt rác bỏ vào thùng rác, khi ănbánh kẹo, quả phải bỏ vào thùng rác như bài thơ:
Cái bánh có lá gói
Quả chuối vỏ rất trơn
Ăn xong bé nhớ ghi
Hoặc thông qua các hoạt động học tập cô cho trẻ chơi gạch bỏ những hành visai trong tranh để trẻ ý thức được việc làm hư hại về môi trường
Các bài hát cô dạy trẻ hát hoặc cô hát cho trẻ nghe cũng khơi dậy ở trẻ tình
cảm đẹp với môi trường như bài hát: “mầu hoa”, “hoa trong vườn”, “mùa xuân đến rồi” Gợi cho trẻ một quang cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trẻ nghĩ đến những lần
được cô giáo cho đi thăm quan vườn hoa, trẻ sẽ có ý thức bảo vệ hoa, không làmgẫy cây hoa, không bẻ lá, hái hoa và cũng qua các hoạt động này ta nhận thấy tâmhồn trẻ trong sáng hơn và cũng từ đó hình thành ở trẻ tình cảm, ý thức bảo vệ môitrường
* Giải pháp 5 Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn trẻ thực hành, trải nghiệm
về giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động.
Để giúp trẻ có kiến thức, kỹ năng thực hành trải nghiệm bảo vệ môi trườnggiáo viên phải là tấm gương để trẻ noi theo, luôn nhắc nhở và hướng dẫn trẻ kiên trìthực hiện việc làm có ý nghĩa bảo vệ môi trường Trên cơ sở giáo dục trẻ biết yêuquý, gần gũi với môi trường, nhất là biết đánh giá hành vi tốt - xấu của con ngườiđối với môi trường
* Ở thời điểm đón, trả trẻ:
Trang 11Tôi chỉ đạo giáo viên giáo dục trẻ có ýthức bảo vệ môi trường: Biết chào hỏi lễphép khi đến lớp và khi ra về, cất đồ dùng
đồ chơi đúng nơi quy định, không mangquà đến lớp, nhắc nhở trẻ vệ sinh cá nhânsạch sẽ, trò chuyện với trẻ về nội dungbảo vệ môi trường theo chủ đề, đồng thờicho trẻ đọc các bài thơ, câu truyện, bàihát, tổ chức các trò chơi có nội dung giáodục bảo vệ môi trường Trao đổi với phụhuynh để phối hợp giáo dục trẻ viết bảo vệ môi trường ở gia đình và cộng đồng
Ở hoạt động có chủ định:
Tôi đã chỉ đạo giáo viên lựa chọn nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môitrường cho phù hợp với từng đối tượng trẻ, phù hợp với chủ đề, phù hợp với nộidung trọng tâm của bài dạy và tích hợp một cách nhẹ nhàng, thoải mái không ômđồm Từ đó giúp trẻ có thêm kiến thức và hành vi tốt bảo vệ môi trường
Ví dụ: Với hoạt động cho trẻ khám phá về “Các loại cây” cô và trẻ trò
chuyện về các loại cây: Tên gọi, đăc điểm của từng loại cây giúp trẻ phát triển kỹnăng nghe, kỹ năng nói, trẻ biết tác dụng của cây ngoài cho hoa, quả, gỗ, bóng mátcây còn làm cho không khí trong lành… từ đó trẻ có hành vi đúng, biết cách chămsóc cây, trồng cây, tưới nước, nhổ cỏ, không bẻ cành ngắt lá…
* Ở hoạt động ngoài trời:
Tôi chỉ đạo giáo viên hàng ngày tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ cũngphải lồng ghép được các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường như: Cách chăm sóccây cối, con vật… Ở thời điểm này giáo viên cần tạo cơ hội tốt nhất để trẻ đượcthực hành, trải nghiệm: Nhặt lá rơi bỏ vào thùng rác, gieo hạt, trồng cây, tưới nướcchăm sóc cây, quét sân trường …… Qua đó giúp trẻ biết giữ gìn vệ sinh trường lớpsạch sẽ
( Hình ảnh cô đang hướng dẫn trẻ nhặt lá, nhổ cỏ ở bồn cây)