1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng dạy học, đồ chơi, trang trí lớp bằng nguyên vật liệu phế thải và sẵn có ở địa phương tại trường mầm non thành tiến

25 554 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,57 MB

Nội dung

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 42.3 Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 62.3.2 Tạo điều kiện cho giáo viên đi tham quan học tập ở các trường bạn,

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GD&ĐT THẠCH THÀNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC, ĐỒ CHƠI, TRANG TRÍ LỚP BẰNG NGUYÊN VẬT LIỆU PHẾ THẢI SẴN CÓ Ở ĐỊA PHƯƠNG TẠI

TRƯỜNG MẦM NON THÀNH TIẾN

Người thực hiện: Vũ Thị Nguyệt Chức vụ: Hiệu trưởng

Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thành Tiến SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

THẠCH THÀNH, NĂM 2017

Trang 2

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 42.3 Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 6

2.3.2 Tạo điều kiện cho giáo viên đi tham quan học tập ở các trường

bạn, xây dựng kế hoạch có phê duyệt của nhà trường, tiến hành

tổ chức cho giáo viên cùng học sinh lớp 5 tuổi làm đồ dùng, đồ

chơi

7

2.3.3 Bầy một số đồ dùng học tập, đồ chơi từ bàn tay của giáo viên và

học sinh đã làm được ở tất cả môi trường trong và ngoài lớp học

phù hợp và đẹp

9

2.3.4 Chỉ đạo các nhóm lớp phối kết hợp với phụ huynh tổ chức làm

và quyên góp đa dạng hóa các loại đồ dùng học tập, đồ chơi đồng

loạt toàn trường theo từng chủ đề của từng nhóm lớp

11

2.3.5 Tổng hợp, đánh giá kế hoạch thực hiện toàn trường bằng hình

thức trưng bầy đồ dùng, đồ chơi tự làm bằng nguyên vật liệu phế

thải tại sân trường

13

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,

Tài liệu tham khảo

Danh mục các đề tài SKKN đã được hội đồng đánh giá xếp loại

cấp Phòng GD&ĐT; Cấp Sở GD&ĐT và các cấp cao hơn xếp

loại trở lên

Trang 3

1 Mở đầu:

1.1 Lí do chọn đề tài:

Giáo dục Mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân.Nhiệm vụ của giáo dục Mầm non là nuôi dưỡng và chăm sóc giáo dục trẻ từ 3tháng tuổi đến 6 tuổi Theo điều 23 luật Giáo dục mầm non 2005 ban hành số38/2005 QH11 ngày 14/6/2005 yêu cầu về nội dung và phương pháp Giáo dụcmầm non đã ghi: “Phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc

tổ chức các hoạt động vui chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện [1] Theochương trình Giáo dục mầm non” (Ban hành kèm theo Thông tư số:17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục

và Đào tạo) cũng đã nêu rõ: “Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ emphát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầutiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ởtrẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nềntảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triểntối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp

theo và cho việc học tập suốt đời” [2] Trong việc thực hiện mục tiêu trên thì

giáo dục Mầm non cần phải có đồ dùng học tập và đồ chơi phong phú, nênThông tư 34/2013/TT-BGDĐT ngày 17/9/2013 Thông tư sửa đổi bổ sung một sốthiết bị quy định tại Danh mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùngcho giáo dục mầm non ban hành kèm theo thông tư 02/2010/TT-BGDĐT ngày11/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Căn cứ thông tư này trườngMầm non phải xác định được nhu cầu cần thiết và tầm quan trọng của đồ dùng, đồchơi phục vụ cho nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ của trường mình bởi

Đồ dùng đồ chơi có tác dụng lớn lao đến việc hình thành và phát triển nhâncách trẻ Khi trẻ chơi với đồ chơi giúp trẻ được thao tác, được hoạt động, trảinghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân, được phát triển cân đối hài hòa,

từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện

Đồ chơi là yếu tố thúc đẩy trẻ em thực hiện nhiều hành động và thao táckhác nhau có tác dụng rèn luyện thể lực cho trẻ Đối với trẻ em, đồ chơi cũnggiống như cuốc cày đối với người nông dân, máy móc đối với người côngnhân, là phòng thí nghiệm đối với nhà khoa học Đồ chơi hết sức cần thiết đốivới trẻ, nó có tác dụng và ý nghĩa thật to lớn và sâu sắc đối với trẻ độ tuổi mầmnon, vì bất kể một trẻ em nào đều có nhu cầu chơi và rất yêu quí đồ chơi,chúng sống và hành động cùng với đồ chơi Đồ chơi giúp trẻ em tìm hiểu,khám phá thế giới xung quanh, nó giúp các em làm quen với những đặc điểm,tính chất của nhiều đồ vật, biết được công dụng của chúng trong sinh hoạt vàtrong lao động của con người Đồ chơi còn là phương tiện giúp trẻ phát hiện ranhững mối quan hệ của người với người trong xã hội dần dần biết gia nhập vàocác mối quan hệ đó Hoạt động với đồ chơi vừa làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi,vừa làm cho đôi bàn tay khéo léo, đôi chân dẻo dai cơ thể mềm mại, hình dáng

Trang 4

phát triển cân đối hài hòa, vừa chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học vừa có thểtham gia tốt vào cuộc sống xã hội sau này.

Từ những ý nghĩa về đồ chơi đối với sự phát triển của trẻ như vậy nênhàng năm học trường Mầm non luôn đặt việc mua sắm bổ sung đồ dùng họctập, đồ chơi chơi cho trẻ ngay từ đầu năm học, với nhiều hình thức đa dạng nhưhuy động phụ huynh ủng hộ, trích nguồn ngân sách để mua, đa số là mua ngoàithị trường, tuy ngoài thị trường có rất nhiều loại đồ chơi giáo dục giúp bé pháttriển các khía cạnh khác nhau của nhân cách, trí tuệ và sức khỏe, khi đi mua thì

đồ dùng, đồ chơi mầu sắc thì rất hấp dẫn nhưng sẽ tốn kém về tài chính làmảnh hưởng đến tiền bạc của các bậc phụ huynh, của nhà trường mà không thể

để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và mục đích của chương trình dạy học ở trườngmầm non hiện nay, trong khi các phụ, phế phẩm từ cuộc sống và trong sinhhoạt hàng ngày đang sẵn có và có rất nhiều, để cho giáo viên có thể sử dụnglàm đồ chơi cho trẻ tại lớp Trò chơi với những đồ chơi tự tạo luôn gần gũi vàđáp ứng kịp thời nhu cầu chơi của trẻ Khi loại đồ chơi do tự tay cô giáo làm

ra, các cháu sẽ cảm thấy yêu quí và hứng thú hơn rất nhiều so với các đồ chơimua sẵn Đây cũng là một hình thức dạy cho trẻ biết yêu quí sức lao động ngaykhi còn bé Xuất phát từ những ý tưởng nêu trên, tôi nghĩ rằng việc tự làm đồchơi là việc làm hết sức cần thiết và bổ ích cho trẻ mầm non Hiểu được tầm

quan trọng như vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo

giáo viên làm đồ dùng dạy học, đồ chơi, trang trí lớp bằng nguyên vật liệu phế thải sẵn có ở địa phương tại trường mầm non Thành Tiến” làm đề tài

nghiên cứu thực hiện trong năm học 2016-2017

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Bản thân tiến hành nghiên cứu đề tài này với mong muốn đưa ra cách chỉđạo, hướng dẫn giáo viên làm đồ dùng học tập, đồ chơi tại nhà trường một cáchphù hợp nhưng dễ làm và đa dạng từ đó thu được kết quả cao trong công tácchăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tại nhà trường trong năm học 2016-2017

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

- Kinh nghiệm chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên làm đồ dùng học tập, đồchơi, trang trí lớp bằng nguyên vật liệu phế thải trong sinh hoạt hàng ngày vàsẵn có ở địa phương tại trường mầm non Thành Tiến, năm học 2016-2017

- Phạm vi nghiên cứu: Tập thể giáo viên trường Mầm non Thành Tiến,Thạch Thành

- Nghiên cứu, tổng kết về vấn đề làm đồ dùng học tập, đồ chơi cho trẻtrong các hoạt động, bằng các nguyên vật liệu phế thải tại địa phương và trongsinh hoạt hằng ngày của con người đối với từng giáo viên đang công tác tạitrường Mầm non Thành Tiến trong năm học 2016-2017

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

- Áp dụng thực tiễn, tham khảo tài liệu có liên quan đến đặc điểm tâmsinh lí lứa tuổi của trẻ

- Khảo sát thực tế tình hình tại địa phương, tại lớp học trong nhà trường

Trang 5

- Khảo sát thực tế năng khiếu và ý tưởng sáng tạo của giáo viên trong nhàtrường

- Tổ chức cho giáo viên đi tham quan các mô hình đồ chơi đẹp và sángtạo ở mọi lúc mọi nơi

- Làm mẫu các đồ dùng học tập, đồ chơi bằng nguyên vật liệu phế thảicho giáo viên học tập

- Tổng kết rút kinh nghiệm mỗi khi kết thúc chủ đề

- Tổ chức tiến hành thực hiện tất cả các nhóm lớp tại nhà trường

1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:

- Sáng kiến mang tính chất chỉ đạo nên có kế hoạch chi tiết và cụ thể hơn

- Đối tượng huy động tham gia làm đồ dùng học tập và đồ chơi được mởrộng đó là toàn bộ phụ huynh và học sinh của nhà trường tham gia làm đồ dùnghọc tập, đồ chơi đem đến trường, có sự chọn lọc cho phù hợp với nội dung giáodục và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ

- Tổ chức cho giáo viên đi thăm quan học tập ở các trường bạn và nhữngnơi trang trí môi trường đẹp và mở giúp cho trẻ hoạt động tích cực

- Có tổng hợp đánh giá kết quả vào cuối năm học bằng hình thức tổ chứctrưng bầy đồ dùng đồ chơi, mời các cấp quản lý, lãnh đạo tham gia có ý kiếnđánh giá và rút kinh nghiệm

- Có nguồn kinh phí huy động rộng hơn từ các nhà hảo tâm và các doanhnghiệp trên địa bàn xã

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:

2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:

Giáo dục Mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục tìm ra những phươngpháp mới để giảng dạy trong đó có nhu cầu về vui chơi, lấy trẻ làm trọng tâm,

từ các hoạt động trong ngày giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ năngphân biệt, so sánh… nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, trẻ hiểu thêm về nộidung bài học, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện, thực hiện được mụctiêu này thì đồ chơi là quan trọng nhất bởi đồ dùng, đồ chơi là một nhu cầu tựnhiên, không thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ, đặc biệt là trong các hoạt

động của trẻ ở trường mầm non, nó cần cho trẻ như “thức ăn, nước uống” hàng

ngày Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng có tiền để mua hoặc muađược hết đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho các hoạt động Đặc điểm của trẻmầm non là luôn có nhu cầu chơi với những đồ dùng, đồ chơi có màu sắc đẹp,mới lạ, phong phú và hấp dẫn Để thỏa mãn được nhu cầu đó của trẻ, đòi hỏingười cán bộ quản lý - giáo viên mầm non phải luôn sáng tạo ra nhiều đồ dùng,

đồ chơi mới lạ, hấp dẫn và phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với tìnhhuống giáo dục trong các hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻtrong trường mầm non.Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, mỗi gia đìnhchúng ta thường có rất nhiều sản phẩm bị loại bỏ sau khi sử dụng như: vỏ hộpsữa các loại, chai dầu gội, lọ sữa tắm, lon bia, bìa lịch cũ, vỏ trai, vỏ sò…và ởvùng quê có cỏ, cây, hoa, lá, viên đá, sỏi có nhiều kiểu dáng và kích thước

Trang 6

khác nhau, đó là nguồn vật liệu phong phú và đa dạng, có thể tận dụng để làmnhững việc hữu ích Việc tận dụng những nguyên vật liệu thiên nhiên và phếliệu để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động là một việc làm rất có ý nghĩa,vừa tiết kiệm được tiền mua sắm nguyên vật liệu, tạo ra những đồ dùng, đồchơi mang tính sáng tạo, phong phú vừa làm tăng số lượng đồ dùng, đồ chơicho trẻ, mà hiệu quả sử dụng lại khá cao Đồng thời góp phần làm giảm thiểulượng rác thải, giảm chi phí cho công tác vệ sinh môi trường.

Ngày nay khi kinh tế phát triển, trong xã hội đã xuất hiện nhiều tệ nạn,tiêu cực mà nó sẽ làm ảnh hưởng xấu đến suy nghĩ của trẻ Vì vậy tạo môitrường thân thiện thông qua việc làm đồ chơi tự tạo trong các hoạt động tại nhàtrường chính là chúng ta đã tạo ra cho trẻ có suy nghĩ việc làm tốt đẹp hơn.Nhưng trên thực tế cho thấy việc tổ chức hoạt động chưa được thường xuyên,đặc biệt là việc tạo môi trường thân thiện thông qua việc làm đồ chơi tự tạotrong các hoạt động tại nhà trường chưa được để cao và thiếu sự đầu tư nên dẫnđến kết quả giáo dục trẻ chưa cao

Trong thực tế trường mầm non Thành Tiến các lớp học đã được trang bịnhiều đồ dùng, đồ chơi, song để phục vụ quá trình hoạt động của trẻ trong lớptheo kế hoạch của giáo viên đề ra thì vẫn còn chưa đáp ứng được

Ngay đầu năm học các nhóm lớp vẫn gặp khó khăn như:

- Chưa có đủ nguyên vật liệu để làm đồ dùng theo ý tưởng

- Giáo viên ít có thời gian để nghiên cứu làm thêm những đồ dùng mới lạ

- Đồ dùng tự tạo trong quá trình sử dụng còn dễ bị hư hỏng do các cháuchơi chưa biết cách gìn giữ cẩn thận

Từ những khó khăn trên tôi nghĩ rằng: Chỉ còn cách khắc phục là chỉ đạo,hướng dẫn giáo viên làm ĐDĐC Vậy làm thế nào để giáo viên làm đồ dùng đồchơi tự tạo một cách sáng tạo và có hiệu quả? Thu hút sự quan tâm, tham gialàm đồ chơi của phụ huynh ?

Hiểu được vấn đề đó tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp chỉ đạo,hướng dẫn giáo viên làm đồ dùng học tập, đồ chơi bằng nguyên vật liệu phếthải có sẵn tại địa phương trong trường mầm non để chỉ đạo hướng dẫn giáoviên đạt kết quả cao từ đó phát triển có hiệu quả về chất lượng chăm sóc, giáodục trẻ mà mục tiêu đầu năm học đã đề ra

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 2.2.1 Thuận lợi:

- Được sự chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục và đào tạo huyện ThạchThành Phòng giáo dục thường xuyên quan tâm kiểm tra đôn đốc xây dựngmang tính toàn diện để thúc đẩy chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ

- Được sự quan tâm giúp đở của địa phương, tập thể cán bộ, giáo viênnhân viên nhà trường trong công tác chỉ đạo đã đồng nhất quan điểm tạo điềukiện đầu tư cơ sở vật chất, chuyên môn, kinh phí hoạt động kịp thời Đội ngũgiáo viên trong nhà trường đoàn kết thống nhất, tích cực chịu khó học hỏi đểhoàn thành tốt nhiệm vụ đựơc giao Tập thể giáo viên biết vận dụng và thu thập

Trang 7

các mẫu và cách làm đồ chơi từ mạng Iternet và thực hiện tốt bồi dưỡngchuyên môn nghiệp vụ qua các kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên trong năm.

- Bản thân tôi khoẻ mạnh nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có trình độchuyên môn Đại học, biết lắng nghe ý kiến của tất cả mọi người đóng góp,cũng như sự học hỏi kinh nghiệm từ phía đồng nghiệp để kịp thời điều chỉnhbản thân mình

- Địa phương có nguồn vật liệu thiên nhiên và phế liệu tương đối dồi dào,

dễ tìm, dễ kiếm Do trong sinh hoạt hằng ngày nhân dân thải ra nhiều cácnguyên vật liệu

- Nhận thức của phụ huynh ngày càng được nâng cao, đa số phụ huynhnhiệt tình ủng hộ cho các hoạt động và phong trào của nhà trường

- Học sinh toàn trường được chia theo từng lứa tuổi, học đúng độ tuổitheo quy định

2.2.2 Khó khăn:

- Cơ sở vật chất của trường đang còn gặp nhiều khó khăn như phòng họcđang còn thiếu một số nhóm lớp còn học nhờ, học tạm, lớp quá tải

- Đội ngũ giáo viên chưa đủ định biên trên lớp

- Công việc bận rộn nên không có nhiều thời gian đầu tư cho việc làm đồdùng, đồ chơi để phổ biến cho các chị em giáo viên trong trường

- Năng khiếu làm đồ dùng, đồ chơi của một số giáo viên còn hạn chế

- Tính sáng tạo và tính thẩm mỹ trong việc làm đồ dùng, đồ chơi của giáoviên chưa cao, đặc biệt là việc tận dụng nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu

để làm đồ dùng, đồ chơi cũng còn hạn chế

- Tài liệu hướng dẫn làm đồ dùng, đồ chơi chưa nhiều

- Số trẻ trên nhóm,lớp đông, quá tải, không đủ 2 GV/nhóm, lớp nên cũngảnh hưởng đến việc làm ĐDĐC

2.2.3 Kết quả khảo sát thực trạng trước khi áp dụng SKKN

Bắt đầu vào năm học 2016-2017, từ tháng 08 năm 2016 khi trẻ chưa đếntrường, tôi bắt đầu kiểm kê đồ dùng học tập, đồ chơi trong các nhóm, lớp vàkhảo sát khả năng của giáo viên bằng hình thức cho giáo viên trang trí lớp học

và làm đồ dùng bằng nguyên vật liệu phế thải tại các nhóm lớp Kết quả đượcthể hiện qua biểu khảo sát sau:

* Biểu 1: Kiểm kê đồ dùng học tập, đồ chơi trong lớp:

Tổng số

Kết quả

Còn sử dụng

Tỷ lệ

%

Không còn sử dụng

Tỷ lệ

Trang 8

*Biểu 2: Khảo sát kỹ năng trang trí lớp và làm đồ chơi của giáo viên:

Kết quả Tốt

Tỷ lệ

% Khá

Tỷ lệ

%

T B

Tỷ lệ

%

Chư

a đạt

Tỷ lệ

2.3 Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

- Mục đích yêu cầu: tất cả các nhóm lớp làm đồ dùng học tập, đồ chơi

đúng số lượng, làm bằng nguyên vật liệu phế thải

- Các loại đồ dùng học tập, đồ chơi cần phải làm là: Đồ dùng, đồ chơi

phục vụ hoạt động lao động, vệ sinh; Đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động học;

Trang 9

Đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động góc, hoạt động ngoài trời; Đồ dùng, đồchơi trang trí mảng tường lớp học.

- Tổ chức thực hiện: Tổ trưởng các khối Mẫu giáo, Nhà trẻ và từng nhóm

lớp nắm được kế hoạch thực hiện Thời gian thực hiện là cuối năm học

+ Yêu cầu chỉ đạo các khối lớp đi thăm quan học tập và dựa trên kế hoạchcủa nhà trường lên kế hoạch cụ thể ở nhóm lớp của mình, phù hợp, rõ ràng,khoa học, có duyệt của chuyên môn nhà trường mới thực hiện

* Kế hoạch dự toán nguồn kinh phí huy động:

Có bảng thuyết minh dự toán kinh phí rõ ràng và chi tiết để thỏa thuận vớiphụ huynh mục đích nhờ phụ huynh ủng hộ về kinh phí chi cho hoạt động làm

đồ dùng, đồ chơi và có thư huy động sự ủng hộ về kinh phí gửi đến các doanhnghiệp và các nhà hảo tâm trên địa bàn của xã

Trên cơ sở đó báo cáo với Đảng ủy,Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân

xã và phòng Giáo dục và đào tạo, xin ý kiến chỉ đạo, chủ trương để thực hiện

Từ kế hoạch này phân cụ thể, chi tiết số kinh phí cho từng nhóm, lớp để

từ đó giáo viên phụ trách làm căn cứ để lên kế hoạch cho lớp mình phù hợp vàsát với thực tế

2.3.2 Tạo điều kiện cho giáo viên đi tham quan học tập ở các trường bạn, xây dựng kế hoạch có phê duyệt của nhà trường, tiến hành tổ chức cho giáo viên cùng học sinh lớp 5 tuổi làm đồ dùng, đồ chơi :

Vào đầu tháng 8, trong công tác chỉ đạo, tôi cho giáo viên đi học tập ởnhững trường có đồ dùng học tập, đồ chơi tự làm phong phú và trang trí nhómlớp đẹp phù hợp và khoa học như Trường Mầm non Thị trấn Kim Tân, Vân

Du, Thành Vân, Thành Hưng… Từ đó nâng cao về khả năng làm đồ chơi chogiáo viên

Trang 10

Sau khi đi thăm quan về giao cho chuyên môn thu kế hoạch của cácnhóm, lớp toàn trường tổng hợp số lượng, quy cách, chủng loại đồ dùng, đồchơi và biện pháp thực hiện của các kế hoạch nhóm lớp sau đó tổ chức họp đểthống nhất từng bước thực hiện:

* Bước 1: Tổng hợp toàn trường từng loại đồ dùng học tập, đồ chơi theo

nhu cầu cần để sử dụng, cụ thể số bộ đồ dùng, đồ chơi sau:

- Đồ dùng, đồ chơi phục vụ HĐ lao động, vệ sinh: 120 bộ; Trong đó chổiquét nhà 50 cái; hót giác 50 cái; thùng tưới nước 20 cái

- Đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động học: 120 bộ; Trong đó: Cổngchui

- Đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động góc, hoạt động ngoài trời: 120 bộ

- Đồ dùng, đồ chơi trang trí mảng tường lớp học: 120 bộ

* Bước 2: Tiến hành triển khai thu thập nguyên vật liệu phế thải.

- Sau khi thống nhất đồ dùng cần làm và số lượng làm của tập thể giáoviên, tiến hành thu thập nguyên vật liệu phế thải của có sẵn tại địa phương, thuthập bằng cách nhờ phụ huynh đem đến lớp, giáo viên lựa chọn và vệ sinh cácphế liệu đó rồi gom lại từng mảng đồ chơi để làm giao nhiệm vụ cho giáo viênlớp Mẫu giáo lớn triển khai làm tại nhà trường, mời phụ huynh toàn nhà trường

và cô giáo cùng với các cháu tham gia cùng làm từ đó giúp cho phụ huynh hiểusâu về giáo dục Mầm non sẽ tình nguyện tạo điều kiện và phối kết hợp tốttrong việc thực hiện nhiệm vụ năm học

Ghi chú (giải thích cho việc phát triển tiếp theo các sáng kiến kinh nghiệm đã đạt giải của những năm trước): Trong năm học 2008-2009, bản thân tôi là giáo viên đứng lớp Mẫu giáo lớn 5-6 tuổi tôi đã hướng dẫn cho học sinh làm đồ dùng học tập, đồ chơi cùng với cô giáo kết quả cao, đến khi phụ trách công tác chỉ đạo chuyên môn nhà trường, tôi đã hứng dẫn giáo viên làm cũng đã làm phong phú đồ dùng học tập, đồ chơi trong năm học 2011-2012 Vì vậy tôi mạnh dạn đưa phương pháp này vào trong năm học 2016-2017 để phát triển tiếp.

Trang 11

Làm xong bầy ở các không gian khác nhau tại lớp học, nơi dễ nhìn và lấyđược.

2.3.3 Bầy một số đồ dùng học tập, đồ chơi từ bàn tay của giáo viên và học sinh đã làm được ở tất cả môi trường trong và ngoài lớp học phù hợp

và đẹp:

* Đồ dùng, đồ chơi phục vụ HĐ lao động, vệ sinh:

- Chổi làm bằng chai nhựa:

* Đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động học và phát triển vận động:

Hình 1

Hình 2 Hình 3

Ngày đăng: 10/08/2017, 08:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w