1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số giải pháp chỉ đạo xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm có hiệu quả ở trường mầm non đông ninh, đông sơn, thanh hóa

31 5,9K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 3,46 MB

Nội dung

11 3.3 Giải pháp 3: Chỉ đạo giáo viên tổ chức hoạt động học chủ 3.4 Giải pháp 4: Chỉ đạo giáo viên tích cực trao đổi với phụ huynh để nắm bắt khả năng sở thích của trẻ và cùng với giáo v

Trang 1

1 Cơ sở lý luận của việc xây dựng trường MN LTLTT ở

trường mầm non Đông Ninh

3

2 Thực trạng vấn đề xây dựng trường MN LTLTT ở trường

mầm non Đông Ninh

4

3 Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng trường mầm non lấy trẻ

làm trung tâm ở trường mầm non Đông Ninh, Đông Sơn

9

3.1 Giải pháp 1: Bồi dưỡng cho CBGV, NV tham gia học tập

chuyên đề xây dựng Trường mầm non LTLTT từ đó chủ

động trong việc xây dựng và khai thác và thực hiện hiệu

quả MTGD khích lệ trẻ tham gia hoạt động

9

3.2 Giải pháp 2: Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường trong

lớp theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm

11

3.3 Giải pháp 3: Chỉ đạo giáo viên tổ chức hoạt động học chủ

3.4 Giải pháp 4: Chỉ đạo giáo viên tích cực trao đổi với phụ

huynh để nắm bắt khả năng sở thích của trẻ và cùng với

giáo viên xây dựng nội dung giáo dục và tham gia vào quá

trình giáo dục trẻ

13

3.5 Giải pháp 5: Huy động phụ huynh cùng với nhà trường

chung tay xây dựng môi trường vật chất và môi trường xã

hội tốt theo quan điểm xây dựng trường mầm non LTLTT

14

I MỞ ĐẦU

Trang 2

1 Lí do chọn đề tài.

Chúng ta biết rằng Môi trường giáo dục (MTGD) trong trường Mầm non(MN) là tổ hợp những điều kiện tự nhiên và xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởngđến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường MN và hiệu quả của những hoạtđộng này nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dụctrẻ

“Có thể nói, việc xây dựng MTGD trong trường MN là thực sự cần thiết

và quan trọng Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức,hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thôngqua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển một cách toàn diện”[1]

Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học tronglớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự pháttriển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết củatrẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo

Cùng với môi trường vật chất xung quanh trẻ là môi trường xã hội, là môitrường giao tiếp thân thiện cởi mở giữa cô với trẻ, giữa cô với cô, cô với phụhuynh, trẻ với phụ huynh và trẻ với trẻ và với môi trường xung quanh sẽ tạo cơhội cho trẻ được chia sẻ, nói lên những tâm tư nguyện vọng, mong muốn của trẻđối với cô và các bạn, nhờ vậy mà cô hiểu hơn về trẻ, trẻ trong lớp hiểu nhauhơn, phụ huynh hiểu hơn về khả năng sơ thích, nguyện vọng của con em mình

Từ đó có sự phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả của các hoạt động cũng caohơn, trẻ thích được đến trường hơn vì ở đó có cô và các bạn, có các đồ dùng đồchơi và môi trường xung quanh để trẻ sáng tạo

Đối với phụ huynh và xã hội, quá trình xây dựng MTGD sẽ thu hút được

sự quan tâm tham gia của các bậc phụ huynh, các tổ chức xã hội, sự đóng gópcủa cộng đồng xã hội và các bậc phụ huynh, các nhà hảo tâm giúp thỏa mãnmong đợi của họ đối với sự phát triển của con em mình trong từng giai đoạn,trong từng thời kỳ

Trong những năm qua, xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm(LTLTT) đã được các cấp quản lý từ trung ương, địa phương từng bước quantâm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Hướng dẫn thực hiện chuyên đề “Xâydựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” trong trường MN Trên cơ sở Kếhoạch thực hiện chuyên đề của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa, PhòngGiáo dục và Đào tạo huyện Đông Sơn đã ban hành kế hoạch về việc triển khaichuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” nhằm định hướngchỉ đạo cho các trường MN trong huyện xây dựng và triển khai thực hiệnchuyên đề Và đặc biệt Phòng GD&ĐT huyện Đông Sơn đã ban hành kế hoạch

số 429/KH-PGD&ĐT, Ngày 05 tháng 10 năm 2016 của trưởng phòng GD&ĐThuyện Đông Sơn về việc Giao lưu gặp gỡ, học tập các mô hình điển hình tiên

Trang 3

tiến của vùng thi đua Đồng bằng - Trung du năm học 2016-2017 Trường mầmnon Đông Ninh báo cáo kết quả “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trungtâm” năm học 2016-2017”[2]

Thực tế ở trường MN Đông Ninh hiện nay việc nâng cao chất lượng xây dựng trường MN LTLTT đã được nhà trường triển khai thực hiện và cải thiệnmột cách có hiệu quả Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện vẫn cònkhó khăn, hạn chế, bất cập như giáo viên chưa nắm chắc quan điểm và tinh thầnxây dựng trường MN LTLTT, hoặc các tiêu chí xây trường mầm non LTLTTcòn chưa nắm hết, Việc phụ huynh bỏ mặc việc giáo dục và chăm sóc trẻ là của

cô giáo, Chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội chưa quan tâm nhiều đếnviệc chăm lo đầu tư cho giáo dục trẻ mà ủy thác lại cho nhà trường

Nhận thức được tầm quan trọng của xây dựng trường MN LTLTT đối với

sự phát triển và thành công của trẻ trong cuộc sống, trước thực trạng của địaphương, nhà trường và nhiệm vụ được giao tôi rất băn khoăn trăn trở tìm giảipháp tối ưu để phát huy tính chủ động sáng tạo của đội ngũ giáo viên và huyđộng mọi lực lượng, các tổ chức xã hội chung tay xây dựng trường MN LTLTTmột cách có hiệu quả cho nhà trường đồng thời chia sẻ kinh nghiệm với bạn bèđồng nghiệp về thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ và xây dựng nhàtrường MN theo quan điểm xây dựng trường MN LTLTT, vì vậy tôi chọn đê tài

“Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm có hiệu quả ở trường mầm non Đông Ninh, Đông Sơn, Thanh Hóa”

2 Mục đích nghiên cứu:

Nhằm xây dựng trường mầm non theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm cóhiệu quả

3 Đối tượng nghiên cứu:

Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

có hiệu quả ở trường mầm non Đông Ninh, huyện Đông Sơn

4 Phương pháp nghiên cứu :

4.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu;

- Phương pháp khái quát hoá các nhận định độc lập

4.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục

- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

4.3 Phương pháp thống kê toán học

Để xử lý số liệu, thông tin thu được thông qua việc sử dụng các công cụtoán học như: cộng, trừ, nhân, chia, trung bình cộng, tỷ lệ phần trăm…

Trang 4

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1 Cơ sở lý luận của việc xây dựng trường MN LTLTT.

1.1 Môi trường giáo dục: Môi trường nói chung được hiểu là tổng thể

các yếu tố tự nhiên và xã hội tác động tương hỗ với nhau tạo nên một khungcảnh sống với những điều kiện để con người tồn tại và phát triển

Từ khái niệm đó, chúng ta có thể hiểu: “MTGD trong trường MN là tổ hợp những điều kiện tự nhiên và xã hội cần thiết và trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường MN và hiệu quả của những hoạt động này nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ”[1].

Có nhiều cách phân loại môi trường khác nhau nhưng theo tôi cách phânchia MTGD thành môi trường vật chất và môi trường xã hội giúp cán bộ vàgiáo viên trường mầm non và thực hiện có hiệu quả

Môi trường vật chất trong trường mầm non bao gồm các trang thiết bị, đồ

dùng, đồ chơi, không gian phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạthằng ngày của trẻ Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để trẻ thỏamãn nhu cầu hoạt động và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, thẩm mĩ, đạođức, kỹ năng xã hội

Môi trường xã hội được hiểu là toàn bộ những điều kiện xã hội như chính

trị, văn hóa, các mối quan hệ, giúp trẻ hình thành nhân cách của mình

Môi trường xã hội đặc biệt được nhấn mạnh ở đây là môi trường giao tiếptrong trường mầm non bao gồm sự giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ vàgiữa trẻ với những người xung quanh Môi trường này vừa mang tính chất sưphạm vừa mang tính chất gia đình

Đối với giáo dục mầm non điều quan trọng là cần phải cung ứng điều kiệncần thiết để kích thích và phục vụ trẻ hoạt động một cách tích cực, chăm sóc, giáo dục trẻ tốt, thông qua đó, nhân cách trẻ sẽ được phát triển tốt và thuận lợi

1.2 Xây dựng trường mầm non LTLTT:

Xây dựng trường MN LTLTT có thể hiểu là xây dựng môi trường trongtrường MN phải tạo cơ hôi cho trẻ được hoạt động một cách có hiệu quả

Nhu cầu phát triển tự nhiên, thể hiện cái tôi của mỗi trẻ là tất yếu, trong

đó có sự tham gia tác động của các điều kiện về vật chất về xã hội ảnh hưởngđến quá trình phát triển của mỗi trẻ và sự tác động trở lại đối với các yếu tổ ảnhhưởng đó tạo nên sự thành công hay thất bại đối với mỗi đứa trẻ

“Theo các nhà nghiên cứu thì mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúngkhác nhau về thể chất, tình cảm, xã hội, trí tuệ hoàn cảnh gia đình, văn hóa vàtâm lý Do đó mỗi trẻ em có hứng thú, cách học và tốc độ học tập khác nhau vàchúng đều có thể thành công Xây dựng trường MN LTLTT là chúng ta tạo ramôi trường và các mối quan hệ với trẻ để nâng cao khả năng sẵn sàng đi học của

Trang 5

trẻ, trẻ có cơ hội tiếp cận với sự vật xung quanh và thể hiện cái tôi của mình mộtcách rõ nét và hiệu quả”[3].

Trong giáo dục trẻ, chúng ta vẫn thường nhắc đến những phương châmnhư: “lấy trẻ làm trung tâm”, “tất cả vì học sinh thân yêu”, “hãy dành tất cảnhững gì tốt nhất cho trẻ” Vì vậy, chúng ta dành cho trẻ rất nhiều thứ như đồchơi, sách vở, máy vi tính Chúng ta cũng đòi hỏi trẻ phải học thật nhiều Thậmchí, có nhiều bà mẹ còn tìm kiếm những loại thuốc bổ, món ăn giàu chất dinhdưỡng để giúp trẻ thông minh, học giỏi Liệu rằng, sự quan tâm như vậy có giúptrẻ mau chóng chiếm lĩnh được đỉnh cao tri thức của nhân loại không? Có thểnói rằng, trong tất cả sự quan tâm chúng ta dành cho trẻ, trẻ cần nhất đó là môitrường sống, vui chơi và học tập an toàn, tự do và giàu tình thương để trẻ có thểphát huy được tối đa những năng lực và sở trường của mình

Trẻ em ở độ tuổi MN là thời kỳ vô cùng quan trọng để hình thành ở trẻ ýthức bản thân…

Trong môi trường mà chúng ta xây dựng đó đặt quan điểm LTLTT tạo cơhội để đứa trẻ phát triển toàn diện về các mặt

2 Thực trạng vấn đề xây dựng trường mầm non LTLTT ở trường mầm non Đông Ninh.

“Đông Ninh là một xã thuần nông, nằm kề sát quốc lộ 47, cách trung tâm

huyện Đông sơn 7km về phía tây, diện tích tự nhiên là 555ha, được chia thành 7 làng truyền thống với 12 thôn có 1990 hộ dân và 7018 nhân khẩu”[4]

2.1 Thuận lợi:

Đông Ninh là địa phương có truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời, cótruyền thống hiếu học, điều kiện xã hội tương đối ổn định… Mặc dù đại bộ phậnnhân dân trong xã chủ yếu sống bằng nghề nông, đời sống nhân dân còn gặp rấtnhiều khó khăn nhưng phong trào giáo dục của xã vẫn được quan tâm duy trì vàphát triển

Trường mầm non Đông Ninh được thành lập ngày 01 tháng 5 năm 1995.trong những năm qua nhà trường đã được địa phương quan tâm và tạo điều kiệntốt về trang thiết bị, cơ sở vật chất, năm học 2015 - 2016 trường đạt chuẩn quốcgia mức độ I, cơ sở vật chất tốt có sân chơi, đồ chơi ngoài trời, có phòng tập đanăng theo quy định

Nhà trường có bộ máy tổ chức quản lý đầy đủ theo điều lệ trường mầmnon, Các tổ chức Đảng, Công Đoàn, Đoàn thanh niên hoạt động có hiệu quả

Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đạt 100% , CBGV có sức khỏe,đoàn kết, nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ

Nhận thức của phụ huynh ngày được nâng lên và quan tâm đến giáo dục,

tỉ lệ trẻ đến lớp đông và được ăn bán trú tại trường 100%

Trang 6

Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ từng bước được nâng cao đáp ứng yêuđổi mới giáo dục đây cũng là điều kiện tốt để nhà trường thực hiện Xây dựngtrường MN LTLTT một cách có hiệu quả tốt.

Năm học 2016-2017 trường Mầm non Đông Ninh được Phòng GD&ĐTĐông Sơn chọn để xây dựng “điển hình tiên tiến của 8 huyện Đồng bằng Trung

du Thanh hóa” Vì vậy nhà trường đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát xaocủa Phòng giáo dục đào tạo và sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của UBNDHuyện Đông sơn cũng như sự quan tâm đầu tư của UBND xã Đông Ninh

2.2 Khó khăn:

Đội ngũ giáo viên thấm nhuần và hiểu về xây dựng trường MN LTLTT

còn hạn chế, việc nắm bắt được các tiêu chí về xây dựng trường MN LTLTTcòn chưa được thấu đáo

Trang thiết bị trong nhà trường nhằm đáp ứng LTLTT chưa đáp ứng, việcsắp đặt trang trí phòng nhóm lớp cũng như môi trường ngoài lớp chưa đáp ứngđược yêu cầu của chuyên đề

Khả năng triển khai và khai thác các điều kiện về cơ sở vật chất và việc tổchức các hoạt động LTLTT còn chưa được chú trọng

Giáo viên tổ chức các hoạt động học còn mang nặng tính chất học, tổ chứcgiờ học cứng nhắc, và việc học diễn ra theo yêu cầu và tổ chức hoạt động tập thểcủa cả lớp, với chung một yêu cầu và cách cung cấp kiến thức của giáo viên theophương pháp tất cả trẻ có cấp độ hiểu như nhau hoặc hứng thú như nhau, chưachú ý đến sự khác biệt của trẻ và khả năng của từng trẻ

Giáo viên lập kế hoạch chăm sóc giáo dục còn chủ yếu dựa vào ý thức chủ quan của mỗi giáo viên mà chưa chú ý tìm hiểu xem khả năng của trẻ mình phụtrách đạt được ở mức độ nào, chưa phối hợp với phụ huynh trong việc lựa chọnnội dung giáo dục đối với trẻ, chưa phân loại nhóm trẻ để có biện pháp tác độngphù hợp

Đa số phụ huynh có tư tưởng thoái thác lại nhiệm vụ giáo dục cho cô giáo ởtrường mầm non, chỉ quan tâm con em mình biết được gì nhưng chưa có sự phốihợp với giáo viên để cùng nhau chăm sóc giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển mộtcách tốt nhất Một số phụ huynh còn giấu giếm khả năng của con em họ nếu nhưtrẻ đó yếu hoặc có khó khăn nào đó trong học tập và sinh hoạt hàng ngày

Các tổ chức xã hội trên địa bàn chưa quan tâm đến giáo dục MN, hoặc cónhững lĩnh vực lại tham gia quá sâu gây khó khăn cho nhà trường khi phối hợpvới các tổ chức và cá nhân nhằm mang lại kết quả chăm sóc giáo dục trẻ

Khu trung tâm của nhà trường được xây dựng nhiều đợt, mỗi đợt một hạngmục, nên sự phân bổ các hạng mục còn hạn chế do khoảng sân lát nền xi măngnhiều, vì mới xây dựng nên các loại cây cho bóng mát còn thấp chưa có cây,vườn cổ tích và vườn thiên nhiên còn ít màu xanh của cây bao phủ; sân vận

Trang 7

động còn chưa có các thiết bị, khu vực phía sau của trường còn trống nhiều dochưa có cây.

2.3 Kết quả khảo sát khảo sát thực trạng:

Kết quả khảo sát thực trạng vào thời điểm tháng 9 năm 2016 ở trường mầmnon Đông Ninh đối với 18 giáo viên, 9 nhóm lớp mẫu giáo và nhà trẻ, 30 Phụhuynh, 50 trẻ kết quả như sau:

*Cơ sở vật chất thiết bị

tượng (ĐVT)

Kết quả Đạt Chưa đạt

tham gia hoạt động khám phá,

sáng tạo trong quá trình hoạt động

2 Khu vực ngoài lớp

2.1 Sân chơi cứng với ít nhất 5-6 loại

đồ chơi ngoài trời và khuôn viên

thoáng mát

2.2 Sân chơi đảm bảo có các điểm

chơi giúp trẻ thực hiện các hoạt

động chủ động sáng tạo

2.3 Vườn thiên nhiên, vườn rau của bé

có nhiều cây, rau thân thiện với trẻ

*Chất lượng Giáo viên: Khảo sát 18 giáo viên

1 Số giáo viên có trình độ chuẩn 18 100 0 0

2 Số giáo viên có trình độ trên chuẩn 17 94,4 1 5,6

3 Số giáo viên hiểu về mục đích, yêu cầu, 6 33,3 12 66,7

Trang 8

tiêu chí Xây dựng trường mầm non lấy

6 Giáo viên có phối hợp với phụ huynh

xây dựng nội dung giáo dục cho trẻ

7 Số giáo viên xếp loại chung đạt yêu cầu 3 16,7 15 83,3

*Chất lượng trẻ : Khảo sát 50 trẻ

+ Kết quả tham gia các hoạt động

2 Phối hợp với các bạn trong nhóm và

tham gia nhiệm vụ một cách tích cực

5 Số trẻ được đánh giá chung đạt yêu cầu 13 25 37 75

Khảo sát đối với 30 phụ huynh

3 Phối hợp với giáo viên và nhà trường

tham gia các hoạt động làm vườn, trang

trí sắp đặt môi trường trong và ngoài

lớp học

Trang 9

4 Trao đổi với giáo viên về khả năng, sở

thích và những yếu điểm của con mình

cho giáo viên biết

5 Số phụ huynh đạt yêu cầu chung 5 16,7 25 83,3

Qua khảo sát tình hình thực tế về Cơ sở vật chất, trang thiết bị và chấtlượng giáo viên, trẻ ở các lớp, tôi nhận thấy:

*Về tình hình Cơ sở vật chất phục vụ chăm sóc giáo dục LTLTT: Nhà

trường đã có sự đầu tư tương đối đầy đủ, 100% các lớp đã có diện tích đạt vớiyêu cầu quy định chuẩn quốc gia Tuy nhiên việc sắp đặt và môi trường bêntrong và ngoài phòng nhóm còn chưa chú ý đến khả năng và hứng thú của trẻ

* Về chất lượng giáo viên:

100% giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn, tuy nhiên giáo viên chưahiểu sâu về kiến thức và chưa có nhiều phương pháp đổi mới giáo dục LTLTT.Chưa mạnh dạn thay đổi cách hướng dẫn trẻ học và vẫn đang áp dụng việc dạyhọc kiểu truyền thống, chưa chú ý nhiều đến khả năng và nhu cầu của mỗi trẻ.Tuy nhiên giáo viên chưa có nhiều đổi mới trong hình thức, nội dung, phươngpháp tổ chức các hoạt động phát huy tính tích cực của trẻ Sự sáng tạo trong việctrang trí sắp xếp và làm đồ dùng đồ chơi cho các góc của giáo viên chưa cao,chưa thực sự linh hoạt, sáng tạo trong việc hướng dẫn trẻ chơi ở các góc có lẽ vì vậy mà góc chơi chưa hấp dẫn trẻ, kỹ năng chơi của trẻ chưa phong phú

*Về chất lượng trên trẻ:

Trẻ còn rụt rè, chưa thể hiện được nhiều cách học khác nhau, chưa thể hiện hứngthú, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, chưa mạnh dạn nói lên nhu cầu cá nhântrước cô giáo và các bạn, sự phối hợp với nhóm bạn, với bạn còn hạn chế

*Về phụ huynh:

Đa số phụ huynh chưa có sự phối hợp chặt chẽ với giáo viên và nhàtrường trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, phụ huynh chưa mạnh dạn đề xuấtnội dung giáo dục đối với con em mình cho cô giáo, còn chưa cởi mở trong việctrao đổi với giáo viên về những hạn chế cũng như những lợi thế của con emmình để cùng nhau chăm sóc giáo dục trẻ, tạo cơ hội giúp trẻ thành công

3 Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non Đông Ninh, huyện Đông Sơn.

Để chỉ đạo và thực hiện tốt việc xây dựng MTGD phát huy tính tích cựccủa trẻ ở trường mầm non Đông Ninh, huyện Đông Sơn, trong chỉ đạo cần phảisử dụng kết hợp rất nhiều biện pháp khác nhau, trong khuôn khổ của đề tàiSKKN, tôi chỉ đưa ra 05 nhóm giải pháp nhận thấy đạt hiệu quả cao nhất trongquá trình chỉ đạo để trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp:

Trang 10

3.1 Giải pháp 1: Bồi dưỡng cho CBGV, NV tham gia học tập chuyên

đề xây dựng Trường MN LTLTT từ đó chủ động trong việc xây dựng và khai thác và thực hiện hiệu quả MTGD khích lệ trẻ tham gia hoạt động.

3.1.1 Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học chuyên đề đầy đủ do Phòng GD&ĐT tổ chức.

Ngay từ đầu năm học Phòng GD&ĐT đã tổ chức lớp học chuyên đề, là cán

bộ quản lí trong nhà trường tôi tham mưu với hiệu trưởng tạo điều kiện để toànthể cán bộ giáo viên và nhân viên được tham gia lớp học đầy đủ theo quy định,

là hiệu phó phụ trách chuyên môn chính trong nhà trường khi tổ chức cho giáoviên đi học tôi cũng yêu cầu tất cả cán bộ giáo viên khi tham gia lớp học phảighi chép đầy đủ chú ý nghe giảng để hiểu được những yêu cầu của chuyên đề để

về thực hiện nhiệm vụ của mình phù hợp với yêu cầu của chuyên đề đặt ra.Xây dựng trường MN LTLTT cần được hiểu rõ đó là: Khả năng, sở thích

và lợi thế của mọi đứa trẻ cần phải được hiểu và tôn trọng; mọi đứa trẻ đều có

cơ hội tốt nhất để thành công; Tất cả các đứa trẻ đều có cơ hội học bằng nhiềucách khác nhau bao gồm cả chơi, điều này góp phần định hướng cho giáo viêntrong việc sử dụng và xây dựng MTGD trong trường MN đồng thời giúp giáoviên nắm được việc học của trẻ MN tốt nhất là bằng cách chơi

Tôi xác định rõ cho toàn thể chị em biết được tầm quan trọng của chuyên

đề, từ đó yêu cầu cán bộ giáo viên biết được để thực hiện chuyên đề được tốt thìchúng ta phải tìm hiểu kỹ về chuyên đề, phải hiểu về chuyên đề về mục tiêu yêucầu của chuyên đề, cũng như tác dụng của chuyên đề cách thức và phương phápthực hiện có hiệu quả thì chúng ta phải tìm hiểu, phải học, phải đọc để nắm bắttinh thần cốt lõi của chuyên đề

3.1.2 Sưu tầm tài liệu và định hướng học bồi dưỡng thường xuyên (BDTX).

Tôi đã trực tiếp vào mạng tìm các văn bản nói về việc xây dựng trường

MN LTLTT và tải về các modun BDTX về xây dựng trường MN LTLTT để giáo viên tham khảo và học tập, tìm hiểu và có kế hoạch học tập cho mình

Định hướng cho giáo viên lựa chọn mô đun xây dựng trường MN LTLTT

và tổ chức cho giáo viên đăng ký mô đun học BDTX Và thực tế toàn thể giáoviên đã đăng ký mô đun học BDTX theo đúng định hướng và điều này cũng giúp giáo viên rất nhiều trong quá trình thực hiện chuyên đề

Ngoài ra, sau khi được học chuyên đề do phòng giáo dục tổ chức tôi đềxuất với hiệu trưởng tổ chức cho giáo viên một buổi để thảo luận về chuyên đề

đã được học, trong đó chú trọng vào chuyên đề “Xây dưng trường MN LTLTT”.Với hoạt động này bản thân là cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn nhàtrường tôi được hiệu trưởng phân công chỉ đạo thực hiện các chuyên đề trongnhà trường, tôi đã tạo mọi điều kiện, động viên chị em nói lên những hiểu biếtcủa mình sau khi được tham gia lớp chuyên đề, giáo viên đã tham gia rất sổi nổi,

Trang 11

thảo luận cùng nhau, từ đó thống nhất những nội dung cốt lõi của chuyên đề cầnthực hiện trong năm học Điều này được giáo viên ủng hộ rất cao bởi đã giúpnhau hiểu thấu đáo hơn về chuyên đề để có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đúnghướng và chính xác hơn

Bản thân tôi ngoài việc học chuyên đề do Phòng giáo dục tổ chức, tôi cònđược tham gia học BDTX trực tuyến do bộ giáo dục triển khai và điều may mắn

là trong các mô đun học trực tuyến có mô đun xây dựng trường MN LTLTT,điều này đã giúp tôi có thêm kiến thức và vững tin hơn khi chỉ đạo và thực hiệntrong nhà trường

Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường có nội dung xâydựng trường mầm non LTLTT là nội dung thảo luận trọng tâm

Trong quá trình tổ chức hội họp về chuyên môn nội dung xây dựng trường

MN LTLTT được chúng tôi đưa ra thảo luận sôi nổi, Giáo viên nói lên nhữngtrăn trở, những khó khăn, hay kể cả những thành công bước đầu khi thực hiện đểchia sẻ cùng với tập thể và từ đó chúng tôi cùng nhau phát huy những kết quả tốt

và cùng nhau tháo gỡ những khó khăn khi thực hiện truyền đạt kiến thức kinhnghiệm cho nhau để có những thành công Đây là cách giáo viên học hỏi vàcủng cố thêm hiểu biết của mình về các hoạt động LTLTT ở trường MN để cùngnhau thực hiện một cách tốt nhất có thể

Tôi xác định rõ không phải tất cả giáo viên đều nắm hết được mục tiêu đầy

đủ của chuyên đề

Về phía Ban giám hiệu nhà trường khi tổ chức các buổi thảo luận hay sinhhoạt chuyên môn chúng tôi luôn tạo tâm lý tinh thần thoải mái cởi mở trao đổi

và học hỏi chứ không nặng nề đưa ra phán xét hay phê bình Do đó tập thể cán

bộ giáo viên đoàn kết một lòng, chung tay góp phần thực hiện chuyên đề mộtcách có hiệu quả nhất

Động viên giáo viên nêu lên ý tưởng thực hiện và cách thực hiện đảm bảođúng mục tiêu của chuyên đề yêu cầu do lấy tinh thần động viên, trao đổi vàchia sẻ là chủ yếu nên tập thể cán bộ giáo viên rất cởi mở nêu lên những suynghĩ, những hiểu biết và dự định cũng như cách làm để tập thể cùng học hỏi vàthực hiện, ngoài ra còn được đồng nghiệp rút kinh nghiệm cho nhau để làm mộtcách có hiệu quả nhất

3.2 Giải pháp 2: Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường trong lớp theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.

Từ trước đến nay giáo viên thực hiện sắp đặt trang trí phòng nhóm chỉ chú

ý sao cho đẹp mắt, gọn gàng là được Tuy nhiên tổ chức MTGD trong lớp MN

có vai trò quan trọng đối với sự phát triển về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, tìnhcảm- kỹ năng xã hội, khả năng thẩm mỹ, sáng tạo của trẻ Vì vậy giáo viên cần

Trang 12

nắm rõ và tuân thủ các nguyên tắc khi thiết kế, sắp đặt trang trí phòng nhóm đólà:

Bố trí các khu vực hoạt động thuận tiện cho việc sử dụng của cô và trẻ, phùhợp với không gian phòng nhóm lớp, bố trí hài hòa giữa các góc, góc tĩnh xa góc

ồn ào, các góc được phân chia phù hợp với không gian của lớp

Ví dụ: Chỉ đạo giáo viên sắp đặt góc nghệ thuật xa góc học tập, góc xâydựng nên gần với cửa nơi có nhiều ánh sáng Góc khám phá khoa học có thể đưa

ra hiên sau để trẻ dễ hoạt động với nước, cát và các đồ vật mà không sợ làm ảnhhưởng đến vệ sinh phòng nhóm và có đủ ánh sáng và nguyên liệu để cho trẻ hoạtđộng

Các đồ dùng đồ chơi sắp đặt phải lôi cuốn trẻ có mục đích kích thích sự tò

mò sáng tạo của trẻ, với những màu sắc sinh động, những nhân vật ngộ nghĩnh

đồ dùng đồ chơi ở các góc phải đảm bảo an toàn tuyệt đối đối với trẻ, đồ dùng

đồ chơi phải được thay thế, vệ sinh thường xuyên, việc sắp đặt đồ dùng đồ chơitrong các góc đảm bảo mục đích tổ chức các hoạt động Cách sắp xếp phải phùhợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ, phản ánh kinhnghiệm văn hóa địa phương, giáo viên cần chú ý làm đồ dùng đồ chơi thườngxuyên để thay thế và có các đồ chơi phù hợp với chủ đề nhằm đáp ứng tính tò

mò sáng tạo của trẻ

Đồ dùng đồ chơi của trẻ ngoài việc giáo viên tự làm còn có thể vận độngphụ huynh hỗ trợ làm cùng những đồ dùng đồ chơi cho con em mình, một số đồdùng đồ chơi còn được cô và trẻ cùng tạo ra làm phong phú và đa dạng các loại

đồ dùng đồ chơi của nhóm lớp đồng thời khích lệ trẻ khi sản phẩm của trẻ đượctrưng bày trong các góc chơi

Việc sắp đặt đồ dùng đồ chơi cần phải đảm bảo tính thẩm mỹ cao để hấpdẫn trẻ, thu hút trẻ hứng thú vào các hoạt động

Ví dụ: tôi thường xuyên kiểm tra các lớp, yêu cầu giáo viên sắp đặt đồ dùng

đồ chơi bắt mắt, vừa tầm đối với trẻ, các đồ dùng đồ chơi được thay thế thườngxuyên phù hợp với chủ đề, hàng tháng đều có chấm trang trí sắp đặt phòngnhóm và đồ dùng đồ chơi tự làm

Trong phụ huynh có rất nhiều người khéo tay, có năng khiếu trong việc làmcác đồ dùng đồ chơi cho con trẻ, tôi yêu cầu giáo viên tuyên truyền vận động phụ huynh cùng với giáo viên làm đồ dùng phục vụ việc học và chơi của con emmình, và có thể đóng góp các nguyên vật liệu phế thải, đồ dùng sẵn có địaphương để cung cấp nguyên vật liệu cho con em học và chơi, điều này được rấtnhiều phụ huynh ủng hộ vì đây là việc làm thiết thực phục vụ và có lợi chochính con em họ nên rất được ủng hộ và có kết quả tốt

3.3 Giải pháp 3: Chỉ đạo giáo viên tổ chức hoạt động học chủ yếu là bằng cách chơi

Trang 13

Chúng ta biết rằng đa số trẻ em mầm non Việt Nam hiện nay đang chịu áplực học hành rất lớn từ phía các cô giáo, các cô giáo đang chịu áp lực về kiếnthức cho trẻ từ những yêu cầu của ban giám hiệu, phụ huynh, cho nên về cơ bảncác cô đang cố gắng nhồi nhét kiến thức, kỹ năng cho trẻ nếu có thể, mà chúng

ta chưa quan tâm tìm hiểu trao đổi xem đứa trẻ đó muốn gì, có khả năng pháttriển tốt ở lĩnh vực nào để bồi dưỡng và phát huy Mà điều đó lại là vấn đề cốtlõi dẫn đến con đường giúp trẻ thành công

Từ quan điểm lấy trẻ LTLTT tôi chỉ đạo giáo viên tích cực, mạnh dạn tổchức các hoạt động học của trẻ bằng cách chơi vì chơi đáp ứng được mọi nhucầu của trẻ như là nhu cầu vận động, nhu cầu giao tiếp, tình cảm, nhận thức,ngôn ngữ, khám phá và sáng tạo, chơi giúp trẻ hiểu được những điều trẻ trảinghiệm thể hiện được bản thân, xây dựng mối quan hệ với người khác, chơi giúptrẻ học được rất hiều nội dung như vận động, tình cảm xã hội, ngôn ngữ giaotiếp thế giới tự nhiên và xã hội khoa học nghệ thuật trong cùng một thời điểm

Chơi hỗ trợ việc học tích hợp và chơi còn cung cấp con đường học khácnhau cho trẻ và chơi có thể giúp trẻ thay đổi những gì trẻ biết và trẻ có thể làmđược, học được và chơi giúp trẻ làm được những điều mà trẻ không thể làmđược trong cuộc sống thực và chơi giúp trẻ hưởng niềm vui thoát khỏi những áplực trẻ học tập ở trên lớp

Tôi khuyến khích giáo viên tổ chức các hoạt động học bằng cách tổ chứccác trò chơi, và tôi đánh giá cao những hoạt động chơi mà giáo viên tổ chức chotrẻ nhằm đạt mục đích học một cách tự nhiên

Ví dụ: giáo viên muốn dạy trẻ phân loại một số loại thực phẩm thì giáoviên tổ chức trò chơi “người đầu bếp thông minh” giáo viên sẽ chia trẻ thành cácnhóm khác nhau có cùng sở thích, như cùng là người thích các món ăn từ rau,cùng là người thích cá món ăn từ các động vật… sau đó các nhóm sẽ lựa chọnthực phẩm theo ý thích của nhóm

Bước đầu giáo viên còn ngại, không giám thực hiện thường xuyên vì sợnếu làm như vậy thì sẽ bị đánh giá là dậy không đúng các bước, hoặc khôngđúng quy trình của hoạt động, vì vậy tôi thường xuyên động viên chị em sángtạo trong cách tổ chức các hoạt động chơi cho trẻ, tạo cơ hộ để trẻ trải nghiệm cánhân, theo nhóm, không nên gò bó ép buộc trẻ học theo cách truyền thống tậpthể ngồi và giáo viên thực hiện là chủ yếu, từ đó giáo viên đã mạnh dạn hơntrong cách tổ chức hoạt động học bằng chơi, kết quả đạt được trên trẻ cũng rấttốt

3.4 Giải pháp 4: Chỉ đạo giáo viên tích cực trao đổi với phụ huynh để nắm bắt khả năng sở thích của trẻ và cùng với giáo viên xây dựng nội dung giáo dục và tham gia vào quá trình giáo dục trẻ.

Trang 14

Chúng ta biết rằng cha mẹ trẻ là người hiểu trẻ hơn ai hết, hiểu được khảnăng của con em mình, những yêu điểm và yếu điểm của con em mình, tuynhiên phụ huynh trẻ về cơ bản chưa hiểu được việc học và cách học của trẻ nhưthế nào là phù hợp và mang lại hiệu quả đối với trẻ, mà chủ yếu phụ huynh vẫnmang nặng tư tưởng con mình dù học MN nhưng lại yêu cầu con em mình đã đihọc thì phải biết đọc biết viết, cũng từ suy nghĩ đó phụ huynh luôn có mongmuốn và kỳ vọng giáo viên ở trường là giúp con em mình biết đọc biết viết, vàyêu cầu giáo viên cho trẻ học đọc học viết, thấy cô giáo đang tổ chức các hoạtđộng vui chơi cho trẻ là phụ huynh không vui, có những phụ huynh còn phảnánh trực tiếp với cô giáo và bạn giám hiệu nhà trường nhận thấy những hiểubiết của phụ huynh còn lệch lạc về giáo dục MN, đặc biệt là đi ngược với quanđiểm giáo dục LTLTT vì vậy tôi yêu cầu giáo viên trao đổi thân thiện, cởi mởvới phụ huynh để tìm hiểu về trẻ, và nói rõ về đặc điểm tâm lý của trẻ, vềphương pháp và các hình thức giáo dục đối với trẻ MN để phụ huynh hiểu, cảmthông và chia sẻ những tâm tư nguyện vọng, mong muốn của mình về trẻ, và mạnh dạn để phụ huynh đề xuất nội dung học phù hợp với sở thích và khả năngcủa trẻ và phù hợp với chủ đề và độ tuổi của trẻ để cùng giáo viên chăm sóc giáodục trẻ một cách có hiệu quả.

Cùng với việc xây dựng nội dung hoạt động tôi chỉ đạo giáo viên vậnđộng phụ huynh đến và tham gia quá trình giáo dục, có thể chơi cùng trẻ để hiểuhơn về trẻ, động viên trẻ thực hiện một cách có hiệu quả

Trẻ em trong quá trình học tập có tham gia của cha mẹ thì rất hứng thú và

tự tin thực hiện nhiệm vụ, thể hiện mong muốn của mình và thể hiện được sựsáng tạo của bản thân

Từ những lần như vậy giáo viên và phụ huynh hiểu thêm về trẻ, thấy được

ưu điểm của trẻ để cùng nhau giáo dục giúp trẻ phát huy năng lực sở trường củamình và đây cũng là điều giúp giáo viên và phụ huynh hiểu hơn về giáo dục MN

từ đó có suy nghĩ và việc làm ủng hộ hơn đối với giáo dục MN, hiểu được con

em mình đến trường MN là làm gì, học gì, và biết được cô giáo MN là làmnhững công việc gì giúp con em mình, từ đó có sự sẻ chia và phối hợp cùng vớinhà trường chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt hơn

Từ việc làm đó nhà trường và các lớp nhận được rất nhiều sự chia sẻ, ủng

hộ, phối hợp của phụ huynh cả về vật chất lẫn tinh thần giúp đỡ nhà trường hoànthành nhiệm vụ chuyên môn và tạo được mối quan hệ tốt với nhân dân

3.5 Giải pháp 5: Huy động phụ huynh cùng với nhà trường chung tay xây dựng môi trường vật chất và môi trường xã hội tốt theo quan điểm xây dựng trường MN LTLTT.

3.5.1 XD môi trường vật chất ngoài lớp:

Trang 15

Nhà trường chúng tôi nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phươngxây dựng cho khuôn viên trường lớp, tuy nhiên trong trường MN cần rất nhiềuhạng mục, bởi vì đối với trường MN mọi góc chơi, mọi đồ dùng đồ chơi đều có

ý nghĩa chăm sóc giáo dục rất lớn đối với trẻ Vì vậy để có được khuôn viêntrường lớp với đầy đủ các hạng mục theo quy định cần có sự đầu tư về cơ sở vậtchất là rất lớn mà chính quyền địa phương chỉ quan tâm xây dựng cho nhữnghạng mục lớn như các phòng học, nhà đa năng, bếp ăn một chiều… còn cáchạng mục như vườn cổ tích, vườn thiên nhiên của bé, vườn rau của bé, sân chơivận động, tạo cảnh quan môi trường đây là các hạng mục không thể thiếu trongtrường MN và có tác dụng rất lớn trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ

Trong hai năm học 2015-2016 và 2016 – 2017 nhà trường đã đứng ra kêugọi huy động phụ huynh và các nhà hảo tâm đầu tư xây dựng vườn cổ tích, làmvườn thiên nhiên, vườn rau và đang tiếp tục hoàn thiện sân vận động

Khi đã có các hạng mục thì đồ dùng, đồ chơi và các loại cây có tronghạng mục đó lại chưa có, nhà trường tiếp tục vận động phụ huynh mua sắm cáctrang thiết bị, kêu gọi các nhà hảo tâm tặng các loại cây xanh, cây hoa

Đặc biệt đối với giáo viên mầm non việc chăm sóc và giáo dục trẻ diễn raliên tục trong ngày, vì vậy thời gian để trồng cây, san đất, làm rau là rất ít Từnhững khó khăn như vậy nhà trường đã yêu cầu các lớp huy động sức lao độngcủa phụ huynh các lớp đến cùng với nhà trường tham gia san đất, trồng cỏ, trồngcác loại cây hoa, cây xanh, cây bóng mát tạo cảnh quan môi trường và qua đócũng tạo mối quan hệ tốt, thân thiện giữa phụ huynh học sinh với nhà trường.tận dụng sức lao động là phụ huynh ở địa phương có ưu thế là những người làmnghề nông là chủ yếu nên các bậc phụ huynh đến tham gia nhiệt tình và hoànthiện các công việc một cách chu đáo

Ví dụ: nhà trường cần ngày công lao động để san đất cho vườn cổ tíchcùng với ban giám hiệu nhà trường tôi đã giao cho lớp MG lớn A1 và MG lớnA2 vận động phụ huynh đến cùng san đất cho nhà trường

Từ nguồn huy động ngày công như vậy trong năm nhà trường đã huy độngđược hàng trăm ngày công của các bậc hụ huynh chung tay giúp nhà trườnghoàn thiện các hạng mục như làm đất trồng rau, làm vườn thiên nhiên và trồng

cỏ sân vận động theo yêu cầu đề ra

Trường còn huy động vận động được các nhà hảo tâm tặng các loại câyhoa, cây xanh để trồng trong khuôn viên nhà trường, các loại lốp xe, vỏ lon, chum vại các loại để tạo ra một cảnh quan thân thiện, gần gũi quen thuộc với trẻ kích thích tính tò mò ham hiểu biết và sáng tạo trong hoạt động của trẻ

3.5.2 Xây dựng môi trường xã hội thân thiện cởi mở, đặc biệt người lớn phải thực sự là tấm gương cho trẻ học tập.

Ngày đăng: 10/08/2017, 08:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w