1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn giải pháp quản lý của phó hiệu trưởng đối với việc sử dụng thiết bị dạy học THPT vĩnh cửu

38 539 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 345,5 KB

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA PHÓ HIỆU TRƯỞNG ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC TRƯỜNG THPT VĨNH CỬU...8 2.1.. Hiệu quả của việc dạy học phụ thuộc vào nhiề

Trang 1

Mã số:

(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Người thực hiện: HỒ SƠN HẠNHLĩnh vực nghiên cứu:

- Phương pháp dạy học bộ môn: 

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN

1 Mô hình 1 Đĩa CD (DVD) 1 Phim ảnh 1 Hiện vật khác

Năm học: 2016-2017

Trang 2

I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

9 Đơn vị công tác: Trường THPT Vĩnh Cửu

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc Sỹ

- Năm nhận bằng: 2016

- Chuyên ngành đào tạo: Quản Lý Giáo Dục

III KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy - Quản lý

- Số năm có kinh nghiệm: 6 năm

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 5

1.1 Lý do chọn đề tài 5

1.2 Mục đích nghiên cứu 6

1.3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 6

1.3.1 Khách thể nghiên cứu: 6

1.3.2 Đối tượng nghiên cứu: 6

1.4 Giả thuyết khoa học 6

1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu 6

1.6 Phương pháp nghiên cứu 6

1.7 Phạm vi nghiên cứu 7

2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA PHÓ HIỆU TRƯỞNG ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC TRƯỜNG THPT VĨNH CỬU 8

2.1 Cơ sở lý luận 8

2.1.1 Các khái niệm của đề tài 9

2.1.2 Quản lý thiết bị dạy học 11

2.1.3 Những vấn đề cơ bản về TBDH ở trường THPT 11

2.2 Cơ sở thực tiễn: 13

2.2.1 Quản lý thiết bị dạy học trong nhà trường: 13

2.2.2 Quản lý TBDH bao gồm những nội dung cơ bản sau: 13

2.2.3 Chức năng quản lý phương tiện dạy học 15

3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 18

3.1 Giải pháp thứ nhất: Lập kế hoạch quản lý việc khai thác, sử dụng TBDH, tổ chức chỉ đạo và thực hiện quản lý việc sử dụng phương tiện dạy học 18

3.1.1 Mục tiêu, nội dung và cách thực hiện 18

3.1.2 Những vấn đề cần quan tâm khi thực hiện 19

3.2 Giải pháp thứ hai: Xây dựng quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ trong quản lý 19

3.2.1 Mục tiêu, nội dung và cách thực hiện 19

3.2.2 Những vấn đề cần quan tâm khi thực hiện 21

3.3 Giải pháp thứ ba: Đẩy mạnh thực hiện chỉ đạo và tổ chức các hoạt động chuyên môn phát huy đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực thông qua sử dụng TBDH nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường 21

3.3.1 Mục tiêu, nội dung và cách thực hiện 21

3.3.2 Những vấn đề cần quan tâm khi thực hiện 23

3.4 Giải pháp thứ tư: Thúc đẩy công tác kiểm tra đánh giá kết quả việc sử dụng TBDH giáo viên và học sinh 23

3.4.1 Mục tiêu, nội dung và cách thực hiện 23

3.4.2 Những vấn đề quan tâm khi thực hiện 24

Trang 4

3.5 Giải pháp thứ năm: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên và học sinh

trong việc bảo quản TBDH 24

3.5.1 Mục tiêu, nội dung và cách thực hiện 24

3.5.2 Những vấn đề quan tâm khi thực hiện 25

3.6 Giải pháp thứ 6: Đảm bảo các điều kiện thiết yếu về CSVC và TBDH 25

3.6.1 Mục tiêu nội dung và cách thực hiện 25

3.6.2 Những vấn đề quan tâm khi thực hiện 27

3.7 Mối quan hệ giữa các giải pháp 27

4 HIỆU QUẢ ĐỀ TÀI 28

4.1 Kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh qua 2 năm 2015-2016 và 2016-2017 28

4.2 Kết quả học lực năm học 2016- 2017 so với năm 2015 – 2016 28

4.3 Kết quả hạnh kiểm năm học 2016- 2017 so với năm 2015 – 2016 29

5 ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 30

5.1 Kết luận 30

5.1.1 Về lý luận 30

5.1.2 Về thực tiễn 30

5.2 Khuyến nghị 31

5.2.1 Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Nai 31

5.2.2 Đối với Hiệu trưởng trường THPT 31

Trang 5

5 CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

7 CSVC-PTDH Cơ sở vật chất - phương tiện dạy học

14 GVNVHS Giáo viên, nhân viên và học sinh

Trang 6

STT Viết tắt Viết đầy đủ

Trang 7

SKKN: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CỦA PHÓ HIỆU TRƯỞNG ĐỐI VỚI VIỆC

SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC TRƯỜNG THPT VĨNH CỬU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1 Lý do chọn đề tài

Trong văn kiện Đại hội XI của Đảng xác định: “Phát triển giáo dục là quốcsách hàng đầu Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướngchuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổimới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâuthen chốt Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạođức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp Đổi mới

cơ chế tài chính giáo dục Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất

cả các bậc học Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữanhà trường với gia đình và xã hội”

Như vậy, việc đổi mới PPDH là một trong các trọng điểm mang tính đột phátrong việc nâng cao chất lượng giáo dục, đó cũng là yêu cầu khách quan của sựnghiệp phát triển giáo dục và đào tạo của đất nước Do đó, việc xây dựng và pháttriển đội ngũ giáo viên là một trong những nhiệm vụ cấp thiết của ngành giáo dục Hiệu quả của việc dạy học phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó, thiết bị dạyhọc (TBDH) có một vị trí quan trọng giúp cho người giáo viên phát huy năng lựcsáng tạo của mình trong công tác giảng dạy, làm cho hoạt động nhận thức của họcsinh trở nên thuận lợi và dễ tiếp thu hơn, tạo cho học sinh những tình cảm tốt đẹpvới khoa học nói chung và môn học nói riêng Thiết bị dạy học góp phần nâng caokhả năng sư phạm của giáo viên, kích thích hứng thú học tập, phát triển tư duy vàtrí thông minh của học sinh, giúp học sinh lĩnh hội tri thức, hình thành các kỹ năng,

kỹ xảo

Trong những năm qua, Sở Giáo dục - Đào tạo Đồng Nai đã từng bước trang

bị và đầu tư cơ sở vật chất thiết bị dạy học phục vụ công tác giảng dạy và học tậpcủa các trường Tuy nhiên còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của trường, việcđầu tư, chưa đồng bộ, vấn đề bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị dạy học còn nhiều bấtcập nhất là đối với các thiết bị dạy học hiện đại

Mặt khác, việc quản lý và sử thiết bị dạy học ở trường phổ thông Vĩnh Cửunói riêng còn nhiều bất cập cụ thể là: Phòng thí nghiệm thực hành chưa đáp ứngđược yêu cầu bài học, giáo viên ít sử dụng thiết bị dạy học hoặc sử dụng đối phó,khả năng thực hành và sử dụng đồ dùng dạy học của nhiều giáo viên chưa cao,chưa hiểu hết cách sử dụng của các thiết bị hiện đại, khi sử dụng còn lúng túng nênchưa phát phát huy hết tác dụng của thiết bị dạy học Đặc biệt có hạn chế trongcông tác quản lý sử dụng thiết bị dạy học

Xuất phát từ những vấn đề về lí luận và thực tiễn như trên tôi chọn vấn đề

“Giải pháp quản lý của Phó hiệu trưởng đối với việc sử dụng thiết bị dạy học THPT Vĩnh Cửu”

Trang 8

1.3.2 Đối tượng nghiên cứu:

Giải pháp quản lý của Phó hiệu trưởng đối với việc sử dụng thiết bị dạy học ởtrường THPT Vĩnh Cửu

1.4 Giả thuyết khoa học

Sử dụng thiết bị dạy học là một trong những nhiệm nhiệm vụ quan trọng vàcấp thiết của đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay, nó mang tính quyết địnhđến việc nâng cao chất lượng giáo dục Do đó, vai trò của Phó hiệu trưởng ởtrường THPT trong việc quản lý sử dụng thiết bị dạy học là vô cùng quan trọng.Trong những năm qua, việc quản lý của Phó hiệu trưởng ở trường THPT Vĩnh Cửu

đã mang lại những kết quả nhất định Tuy nhiên, việc quản lý của Phó hiệu trưởngđối với việc sử dụng thiết bị dạy học vẫn còn những hạn chế, chất lượng giáo dụcnhìn chung còn thấp so với các trường trong tỉnh, Phó hiệu trưởng chủ yếu chỉ đạobằng các giải pháp hành chính Nếu đề xuất được các giải pháp quản lý một cáchkhoa học, đồng bộ, hợp lý và phù hợp với điều kiện thực tiễn thì công tác quản lýviệc sử dụng thiết bị dạy học của Phó hiệu trưởng ở trường THPT Vĩnh Cửu sẽ đạtđược hiệu quả cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý của Phó hiệu trưởng đối vớiviệc sử dụng thiết bị dạy học ở trường THPT

Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý của Phó hiệu trưởng đối vớiviệc sử dụng thiết bị dạy học ở trường THPT Vĩnh Cửu

Đề xuất các giải pháp quản lý của Phó hiệu trưởng đối với việc việc sử dụngthiết bị dạy học ở trường THPT Vĩnh Cửu nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đápứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay

1.6 Phương pháp nghiên cứu

1.6.1.1 Phương pháp điều tra

Đây là phương pháp chủ đạo được sử dụng nhằm khảo sát, đánh giá thựctrạng công tác quản lý của Phó Hiệu trưởng đối với việc sử dụng thiết bị dạy học.Tôi sử dụng điều tra, bao gồm những câu hỏi nhiều lựa chọn ở các mức độ khácnhau đối với việc việc sử dụng thiết bị dạy học

Trang 9

1.6.1.2 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Nhằm tổng kết những luận điểm, những kinh nghiệm, những mô hình về công

tác quản lý của Phó hiệu trưởng đối với việc sử dụng thiết bị dạy học ở trường

THPT Vĩnh Cửu

1.6.1.3 Phương pháp quan sát

Dự giờ, quan sát, tìm hiểu hoạt động dạy và học của giáo viên (GV) và họcsinh (HS) Tìm hiểu, khảo sát công tác chỉ đạo của nhà trường thông qua kế hoạchhoạt động và hệ thống văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục

1.6.1.4 Phương pháp thống kê toán học

Nhằm xử lý kết quả nghiên cứu

1.7 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu công tác quản lý của Phó Hiệu trưởng đối

với việc sử dụng thiết bị dạy học ở trường THPT Vĩnh Cửu.

Trang 10

2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA PHÓ HIỆU TRƯỞNG ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC TRƯỜNG THPT VĨNH CỬU

2.1 Cơ sở lý luận

Dạy học là một hiện tượng xã hội, được diễn ra trong một quá trình và đượcthực hiện ngay từ khi xã hội loài người mới hình thành nhằm truyền đạt kinhnghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác Trong quá trình dạy học, người thầy luôntìm tòi những PPDH thích hợp nhất để giúp cho người học lĩnh hội được những nộidung dạy học Với tầm quan trọng như vậy mà PPDH đã được các nhà giáo dụctrong nước và trên thế giới quan tâm nghiên cứu

Ở phương Đông, Khổng tử (551-479 trước CN), nhà triết học kiệt xuất củaTrung Hoa cổ đại rất coi trọng việc “Phát huy tính tích cực, sáng tạo, phát huynăng lực nội sinh; dạy sát đối tượng, cá biệt hóa đối tượng” [30, tr.19]

Ở phương Tây, Xôcrat (469-399 trước CN) là nhà triết học duy tâm kháchquan đã đề xuất PPDH bằng cách hỏi đáp giữa hai người, PPDH của ông được thế

hệ sau gọi là “Phương pháp Xôcrat” [28, tr.40]

Đến thế kỷ XVII, J.A Komenxki nhà sư phạm lỗi lạc của thế giới đã đưa ranhiều quan điểm giáo dục tiến bộ vẫn còn có giá trị cho đến ngày nay Trong tácphẩm “Thế giới qua hình ảnh” ông đã đưa ra một phương pháp dạy học hoàn toànmới, giúp học sinh tri giác về những sự vật, hiện tượng trong tự nhiên Đây cũng làcuốn sách mở đường cho phương pháp giáo dục hiện tại: Sử dụng công cụ minhhọa cho bài học, giúp cho học sinh có thể nhận thức vấn đề tốt hơn

V.I.Lê-Nin khi phân tích bản chất của quá trình nhận thức cũng đã nêu rõ:Quá trình nhận thức của học sinh cũng như quá trình nhận thức của các nhà khoahọc đều tuân theo quy luật được “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng; từ

tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của nhận thức chân

lý, nhận thức hiện thực khách quan” [22, tr.10]

Ở nước ta, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công và sự ra đời củanước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2-9-1945, Bác Hồ đã khai sinh cho đấtnước ta: “Nền giáo dục mang tính dân tộc, khoa học, dân chủ và đại chúng” [2,tr.20] Tiếp thu tư tưởng về giáo dục (GD) của Bác, Bộ giáo dục khẳng định: “Xóa

bỏ những phương pháp nhồi sọ, lối học hình thức của nhà trường thực dân, đề caotinh thần khoa học nhằm trao đổi cho học sinh một lối nhận thức có qui củ, mộtphương pháp tư duy khoa học, phát triển óc phê phán, phân tích, tổng hợp, tinhthần sáng tạo và gắn liền với thực tế” [15, tr.108] Kể từ đó đến nay, lĩnh vựcPPDH được thu hút đông đảo nhiều tác giả nghiên cứu

Ngay từ năm 1965, tác giả Phạm Thị Diệu Vân đã tập trung tìm tòi những kỹthuật dạy học sao cho phát huy được tính tích cực học tập của học sinh trong giờhọc Đến năm 1971, Nguyễn Sỹ Tỳ muốn cải tiến PPDH theo hướng phát huy tríthông minh của học sinh, theo ông: “PPDH phải phát triển trí thông minh, óc suynghĩ, phương pháp nghiên cứu cho HS” [4, tr.163] Đặc biệt từ sau năm 1976, cácnghiên cứu về đổi mới PPDH đã có tầm chiến lược hơn và có tính lý luận hơn, cóthể nêu ra một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như:

Trang 11

- Hà Thế Ngữ (2001), Giáo dục học một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB

Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

- Thái Duy Tuyên (2007), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới,

NXB Giáo dục, Hà Nội

- Phùng Đình Mẫn (chủ biên, 2003), Trần Văn Hiếu, Hồ Văn Liên, Phan

Minh Tiến, Trương Thanh Thúy, Những vấn đề cơ bản về đổi mới giáo dục trung

học phổ thông hiện nay, Trường đại học Sư phạm - Đại học Huế.

Tô Xuân Giáp -“Phương tiện DH”; Vũ Trọng Rỹ -“QL CSVC-TBDH ở nhà

trường phổ thông”; Nguyễn Cương - “Phương tiện kỹ thuật và ĐDDH”; Trần Kiểm

-“Những vấn đề cơ bản của khoa học QLGD”; Hà Thế Ngữ -“GD học một số vấn đề

về lý luận và thực tiễn”; Thái Duy Tuyên -“Phương pháp DH - Truyền thống và đổi mới”

Trong khoảng năm năm gần đây, đã có các luận văn thạc sỹ nghiên cứu về

QL TBDH trong trường THPT, cụ thể như:

-“Giải pháp QL TBDH ở các trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai

đoạn hiện nay”( Nguyễn Văn Tuấn- 2012)

-“Giải pháp QL TBDH của HT các trường THPT huyện Nhơn Trạch , Tỉnh Đồng Nai, Luận văn Thạc sĩ QLGD, Đại học Sư phạm Huế.” (Lê Ngọc Anh- 2015)

Tuy nhiên, vấn đề quản lý đổi mới sử dụng TBDH còn ít được tác giả nghiêncứu Trong thời gian gần đây, các tài liệu biên soạn về đổi mới quản lý giáo dục(QLGD), trong đó có quản lý sử dụng TBDH cũng mới được quan tâm với các tàiliệu biên soạn phục vụ cho các dự án phát triển tiểu học, dự án phát triển Trunghọc cơ sở, dự án phát triển THPT, chương trình đào tạo bồi dưỡng Hiệu trưởngtrường THPT liên kết Việt Nam - Singapore,… Ngoài ra một số luận văn thạc sỹcũng đã nghiên cứu đến vấn đề này nhưng không nhiều như: Hà Văn Trung (2009)

ở Quảng Bình, Nguyễn Văn Tuấn ( năm 2012) Nguyễn Phục (2013) ở Bà RịaVũng Tàu, Lê Thị Ngọc Anh ở Đồng Nai (2015) Tại trường THPT Vĩnh Cửu, chođến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề quản lý sử dụng TBDH.Xuất phát từ thực tiễn đặt ra yêu cầu ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục,trong đó công tác quản lý nhà trường của Phó Hiệu trưởng có vai trò quyết định.Chính vì vậy, tôi thấy cần thiết phải nghiên cứu vấn đề này

2.1.1 Các khái niệm của đề tài

2.1.1.2 Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có ý thức, có tổ chức, có kế hoạch, có

Trang 12

hướng đích của chủ thể quản lý giáo dục đến đối tượng quản lý trong hệ thống giáodục nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho thế hệ trẻ, trên cơ sởnhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật củaquá trình giáo dục.

2.1.1.3 Quản lý nhà trường

Nhà trường là bộ mặt của hệ thống giáo dục, các quan điểm, đường lối chínhsách giáo dục đều thực hiện trong nhà trường Do đó, quản lý nhà trường, về thựcchất là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lýnhằm làm cho nhà trường vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục củaĐảng để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra

2.1.1.4 Quản lý hoạt động dạy học

a/ Khái niệm hoạt động dạy học

- Theo tác giả Nguyễn Thanh Bình (chủ biên) và các tác giả khác: “Dạy học

là tập hợp các quá trình hoặc hệ thống hoạt động trong giáo dục nhằm thực hiệnmục đích giáo dục phát triển con người” [4, tr.127]

- Hoạt động dạy là hoạt động chuyên biệt được thực hiện trong nhà trường

Ở đó có tổ chức bộ máy, có mục tiêu, có nội dung, chương trình đã được chọn lọcphù hợp với từng lứa tuổi học sinh, có đầy đủ cơ sở vật chất phù hợp với thực tiễndạy học, có đội ngũ GV được đào tạo bài bản có kinh nghiệm trong quản lý giáodục

- Hoạt động dạy học bao gồm hai hoạt động tương tác qua lại với nhau, đó làhoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh

+ Hoạt động dạy là hoạt động của giáo viên giữ vai trò chủ đạo trong hoạtđộng dạy học, đó là hoạt động định hướng, tổ chức, điều khiển, điều chỉnh hoạtđộng học của học sinh nhằm giúp cho học sinh chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹnăng, kỹ xảo

+ Hoạt động học là hoạt động của học sinh, học sinh vừa là khách thể củahoạt động này, vừa là chủ thể của hoạt động học, giữ vai trò chủ động, tích cực,độc lập, tự giác, sáng tạo trong quá trình chiếm lĩnh tri thức để hình thành nên họcvấn của bản thân và phát triển nhân cách của mình

b/ Khái niệm quản lý hoạt động dạy học

Quản lý hoạt động dạy học bao gồm quản lý hoạt động dạy của giáo viên như:Quản lý chuẩn bị giờ lên lớp, quản lý việc lên lớp, quản lý sinh hoạt tổ chuyênmôn, quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh… và quản lý hoạtđộng học của học sinh Trong hoạt động dạy học, PPDH là thành tố quan trọngquyết định đến chất lượng dạy học Đổi mới PPDH sẽ góp phần không nhỏ vàoviệc nâng cao chất lượng dạy học ở nhà trường Do đó, trong quản lý hoạt độngdạy học ở nhà trường, thì vấn đề phải qua tâm hàng đầu đó là quản lý đổi mớiPPDH

Trang 13

2.1.2 Quản lý thiết bị dạy học

2.1.2.1 Khái niệm về thiết bị dạy học

Thiết bị dạy học là những phương tiện vật chất - kỹ thuật được GV, HS sửdụng trong QTDH nhằm đạt được mục tiêu dạy học đề ra

2.1.2.2 Quản lý thiết bị dạy học

Quản lý thiết bị dạy học là một trong những nội dung quản lý nhà trường.QLTBDH là quá trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý lên các đối tượngquản lý để xây dựng, trang bị, bảo quản, tổ chức bổ sung, sử dụng có hiệu quả cácTBDH nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường

Điều 12, Quy chế thiết bị giáo dục trong trường phổ thông quy định: “Hiệu

trưởng nhà trường có trách nhiệm mua sắm, trang bị, tiếp nhận, phân phối thiết bị giáo dục theo đúng quy định Thường xuyên kiểm tra - đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục” [5].

Tóm lại, QLTBDH vừa là chức năng, vừa là nhiệm vụ và là một trong nhữngnội dung cơ bản của công tác quản lý nhà trường

2.1.3 Những vấn đề cơ bản về TBDH ở trường THPT

2.1.3.1 Vị trí, vai trò của thiết bị dạy học trong quá trình dạy học

a/ Vị trí của thiết bị dạy học trong quá trình dạy học

Quá trình dạy học là sự tương tác giữa người dạy và người học, trong đó dưới

sự tổ chức, điều khiển của người dạy Người học tích cực, chủ động, độc lập thựchiện các hoạt động nhận thức nhằm lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ xảo, góp phầnhoàn thành nhân cách của người học, đáp ứng với yêu cầu của xã hội

TBDH là một thành tố quan trọng của QTDH, nó có mối quan hệ chặt chẽ vớinội dung dạy học và PPDH và là một trong những điều kiện quan trọng để đạtđược mục tiêu dạy học với kết quả cao nhất

TBDH là CSVC cần thiết để đổi mới PPDH (là một trong những nội dung củacải cách giáo dục), là điều kiện quan trọng trong QTDH, nó vừa là nội dung vừa làphương tiện chuyển tải thông tin, là công cụ nhận thức, là một bộ phận hữu cơ của

cả phương pháp và nội dung dạy học, giúp giáo viên tổ chức và điều khiển hoạtđộng nhận thức của học sinh

b/ Vai trò của thiết bị dạy học trong quá trình dạy học

* TBDH có ý nghĩa đối với quá trình nhận thức của học sinh, đó là:

Giúp học sinh nhận thức chính xác đầy đủ, dễ dàng đối tượng, nắm được nộidung bài học sâu sắc hơn, nhớ bài lâu hơn

Nâng cao hứng thú học tập cho học sinh

Sử dụng TBDH giúp cho học sinh phát triển năng lực tư duy, có khả năng nốidài nhận thức ở người học

TBDH vừa là công cụ nhận thức vừa là động lực nguồn tri thức của học sinh

* TBDH đối với việc rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo

Trang 14

Giúp cho HS có ĐK vận dụng tri thức thực tiễn (thực hành, vận dụng)

Giúp cho HS phát triển năng lực hành động

* TBDH đối với nâng cao năng suất lao động sư phạm, chất lượng và hiệu quả giáo dục

Giúp cho HS nhận thức tốt hơn

Sử dụng TBDH đặc biệt là các TBDH hiện đại làm cho việc thay đổi phongcách của GV và HS, giúp cho việc học tối ưu hơn, thuận lợi hơn

TBDH giúp cho mang lại thành công trong việc đổi mới PPDH và nâng caochất lượng Dạy và Học

TBDH tạo được môi trường học tập tích cực cho HS => Hứng thú dạy họcđược nâng lên, học sinh có lòng tin hơn, cố gắng hơn

* TBDH với giáo dục đạo đức cho học sinh

Việc sử dụng TBDH hình thành rèn luyện phẩm chất đạo đức, nhân cách chohọc sinh thành con người mới, đó là tính kỷ luật, tính kiên trì, tạo niềm tin chân lí

về khoa học, niềm tin trong cuộc sống…

=> Qua đó ta thấy nếu chúng ta sử dụng TBDH tốt trong các tiết dạy sẽ nângcao được hiệu quả của hoạt động Thầy và Trò

2.1.3.2 Phân loại phương tiện dạy học:

+ Loại thứ nhất: Là thiết bị phục vụ việc truyền thụ kiến thức rất đa dạng

nhằm hỗ trợ cho học sinh quá trình nắm bắt kiến thức Nếu sắp xếp các dụng cụphục vụ quá trình truyền thụ kiến thức theo mức độ trừu tượng tăng dần thì ta cócác nhóm sau đây:

- Nhóm các vật thật và những phương tiện tái hiện các hiện tượng tự nhiên, kỹthuật và sản xuất như các thí nghiệm biểu diễn

- Nhóm các hình ảnh của hiện tượng tự nhiên và xã hội như: mô hình, tranh,bảng vẽ, phim đèn chiếu, phim điện ảnh, băng ghi âm

- Nhóm các dụng cụ mô tả các vật và hiện tượng bằng ký hiệu, bằng lời và cáchình thức ngôn ngữ tự nhiên và nghệ thuật như: sách vở, băng nhạc, bản thiết kế

- Nhóm các phương tiện kỹ thuật như: Máy chiếu phim, máy ghi âm và cácmáy kiểm tra nhằm thực hiện mối liên hệ ngược của quá trình dạy học

+ Loại thứ hai: Các thiết bị dùng để rèn luyện kỹ năng Căn cứ vào nhiệm vụ,

loại này cũng có thể chia làm ba nhóm sau:

- Các dụng cụ rèn luyện kỹ năng thực hành các kiến thức tự nhiên và xã hộinhư dụng cụ thực hành: Lý, Hóa, Sinh học

- Sân chơi, bãi tập, phòng thể dục, nhạc họa, câu lạc bộ và các dụng cụ kèmtheo để rèn luyện kỹ năng thực hành cho hoạt động thẩm mỹ

- Xưởng trường, vườn trường, ruộng thí nghiệm nhằm giáo dục kỹ năng thựchành cho giáo dục hướng nghiệp và lao động

+ Loại thứ ba: Là thiết bị hỗ trợ cho các hoạt động dạy học như: bút, giấy,

bàn, ghế, tủ, giá sách, màn tối

Trang 15

+ Loại thứ tư: Cơ sở hạ tầng phục vụ dạy học gồm: lớp học, xưởng trường,

câu lạc bộ, nhà thể dục, chỗ hội họp, văn phòng

2.2 Cơ sở thực tiễn:

2.2.1 Quản lý thiết bị dạy học trong nhà trường:

QL TBDH ở trường THPT nhằm phục vụ cho đổi mới PPDH theo hướng tăngcường sử dụng các TBDH trong QTDH Trước hết: “Cần làm thay đổi nhận thứccủa CB, GV về công tác thiết bị Đây là một vấn đề phải trở thành nội dung trongcông tác quản lý của Phó hiệu trưởng cần coi đây là một nội dung để QL nhàtrường”

Việc học tập ở trường THPT thường gắn liền với khoa học bộ môn, mang tínhnghiên cứu, gắn liền với các TBDH Các đối tượng nghiên cứu bộ môn rất cần thiếtphải tiến hành DH ở các phòng thí nghiệm, phòng nghe nhìn, phòng máy tính,phòng học bộ môn có các TBDH phù hợp Điều này, đặt ra những yêu cầu mới, đốivới việc trang bị TBDH trong trường THPT Không chỉ trang bị mà HT cần hướngtới các giải pháp QL để bảo quản, khai thác, sử dụng triệt để và có hiệu quả nhữngTBDH hiện có Chú ý QL khâu kiểm tra, ngăn ngừa tình trạng không sử dụng hoặc

sử dụng kém hiệu quả TBDH

2.2.2 Quản lý TBDH bao gồm những nội dung cơ bản sau:

2.2.2.1 Quản lý đầu tư mua sắm, trang bị các phương tiện dạy học

Việc quản lý đầu tư mua sắm, trang bị TBDH là quản lý về vốn đầu tư, quản

lý việc xây dựng và triển khai kế hoạch đầu tư, mua sắm, trang bị TBDH Ở trườngTHPT việc đầu tư mua sắm trang bị phải phù hợp, thiết thực phục vụ cho hoạtđộng giáo dục Các yêu cầu cần phải đảm bảo trong việc đầu tư, trang bị là: Đầy

đủ, đồng bộ và phù hợp với nội dung của chương trình sách giáo khoa

2.2.2.2 Quản lý việc khai thác và sử dụng các phương tiện dạy học

Quản lý việc sử dụng TBDH là quản lý mục đích, hình thức, cách thức sửdụng TBDH trong hoạt động dạy học của nhà trường Trong QTDH, khi TBDHđược khai thác sử dụng đúng mục đích, phù hợp với hình thức tổ chức và nội dungdạy học thì người dạy sẽ kích thích được tính chủ động, tích cực và hứng thú trongviệc lĩnh hội kiến thức của người học và ngược lại

Vì vậy, việc sử dụng TBDH phải đúng nguyên tắc, đúng quy trình, công tácquản lý việc sử dụng TBDH phải có kế hoạch cụ thể đến từng bộ môn trong nhàtrường và đến từng giáo viên

2.2.2.3 Quản lý việc khai thác, sử dụng phương tiện dạy học của giáo viên

Hiệu trưởng QL việc sử dụng TBDH của GV, chủ yếu gồm các nội dung:

- Xây dựng KH sử dụng TBDH trong nhà trường

- Xây dựng cơ cấu tổ chức QL sử dụng TBDH trong Nhà trường

- Soạn thảo các qui định khi GV sử dụng TBDH

- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng sử dụng TBDH

Trang 16

- Kiểm tra thường xuyên tính hiệu quả sử dụng TBDH của GV và hồ sơ, sổsách theo dõi việc mượn TBDH.

- Đánh giá định kì hằng năm về việc khai thác sử dụng TBDH để có cơ sở choviệc thi đua khen thưởng và kế hoạch trang bị TBDH cho năm tiếp theo

2.2.2.4 Quản lý việc khai thác, sử dụng phương tiện dạy học của học sinh

Hiệu trưởng QL việc sử dụng TBDH của HS, chủ yếu gồm các nội dung sau:

- Nâng cao nhận thức về vai trò của TBDH, GD động cơ và thái độ học tậpcủa HS trong việc sử dụng TBDH

- Xây dựng nội quy sử dụng TBDH của HS

- Kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng TBDH của HS trong việc vận dụng lýthuyết vào thực hành và việc rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo trong quá trình sử dụng

2.2.2.5 Quản lý việc bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện dạy học

Quản lý bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa TBDH là quản lý việc trang bị cácđiều kiện để triển khai sử dụng TBDH, quản lý việc đầu tư trang bị các phươngtiện điều kiện để cất giữ, bảo quản TBDH, quản lý việc bảo dưỡng thường xuyên

và định kỳ các TBDH, quản lý việc sửa chữa các TBDH

QL việc sửa chữa, bảo quản TBDH gồm các nội dung cơ bản sau đây:

- Nâng cao trình độ nhận thức của CB, GV, NV và HS về vai trò của TBDH

- Xây dựng KH sửa chữa, bảo quản TBDH và thanh lý hoặc tiêu hủy TBDHkhông còn khả năng sử dụng

- QL đội ngũ sửa chữa, bảo quản TBDH; QL CSVC và các điều kiện bảoquản TBDH

- QL trình tự, thủ tục mua sắm theo đúng quy định của Nhà nước

2.2.2.6 Quản lý việc tự làm phương tiện dạy học

QL qua các hoạt động, phong trào tự làm ĐDDH sao cho sử dụng hiệu quả vàtiết kiệm nhằm làm phong phú thêm TBDH trong nhà trường

2.2.2.7 Quản lý việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong trường Trung học phổ thông

Quyết định số 81/2001/ QĐ- TTG ngày 24/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ

về việc Phê duyệt chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW ngày17/10/2000 đã chỉ rõ: “Nhiệm vụ trọng tâm của Ngành Giáo dục là đào tạo nguồnnhân lực CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ởmọi cấp học, bậc học và ngành học.” [8]

CNTT làm tăng khả năng của quá trình nhận thức; rèn luyện kỹ năng thựchành; làm tăng năng suất lao động của người dạy và người học và làm thay đổiphong cách tư duy, hoạt động của thầy và trò Việc ứng dụng CNTT trong dạy học

để nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho HS, tạo ra môi trường mangtính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “Thầy đọc, trò chép” như kiểu truyềnthống

Trang 17

Hiện nay, CNTT được sử dụng trong nhà trường với các mục đích như:Giảng dạy tin học, quản lý của BGH, GV và là phương tiện để đổi mới PPDH.

2.2.3 Chức năng quản lý phương tiện dạy học

Chức năng quản lý TBDH là một loại hoạt động quản lý đặc biệt, sản phẩmcủa quá trình phân công lao động và chuyên môn hoá trong quản lý, tiêu biểu bởitính chất tương đối độc lập của những bộ phận quản lý

Quản lý TBDH có 4 chức năng: Lập kế hoạch; Tổ chức; Điều khiển (chỉ đạothực hiện); Kiểm tra, đánh giá

Để thực hiện được hoạt động quản lý, cũng như thực hiện từng chức năng cụthể, chủ thể quản lý phải có thông tin để thực hiện các chức năng quản lý, thực chất

là ra các quyết định quản lý trong từng chức năng

Chu trình quản lý phương tiện dạy học

Vận dụng các chức năng của hoạt động quản lý vào công tác QLTBDH, thìquá trình QLTBDH được hiểu là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểmtra việc đầu tư trang bị, sử dụng TBDH nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH

và chất lượng Giáo dục và đào tạo

Sau đây, Tôi xin trình bày một số chức năng của công tác quản lý TBDH:

2.2.3.1 Lập kế hoạch quản lý phương tiện dạy học

Căn cứ kế hoạch của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng dựa vào tình hình thực tế,

từ yêu cầu khách quan của việc dạy học, của nhà trường, lập kế hoạch xây dựng,mua sắm trang bị, tự làm TBDH, kế hoạch khai thác, sử dụng TBDH, kế hoạch bảoquản, bảo dưỡng và sửa chữa TBDH Đồng thời Phó Hiệu trưởng phải có kếhoạch, có giải pháp nhằm nâng cao nhận thức trong việc khai thác, bảo quảnTBDH cho tập thể hội đồng sư phạm, xây dựng các quy định, quy trình quản lýTBDH nhằm thực hiện đúng với mục tiêu đề ra, thực hiện đúng các quy định củapháp luật về đầu tư và quản lý TBDH

Tổ chức việc quản lý TBDH: là quá trình sắp xếp, bố trí bộ máy làm công tácquản lý TBDH, phân bố công việc, quyền và trách nhiệm cho các cá nhân trong

Trang 18

nhà trường để họ thực hiện được nhiệm vụ của mình nhằm đạt được mục tiêu quản

lý và sử dụng TBDH một cách có hiệu quả nhất Bộ máy tổ chức bao gồm:

+ Bộ máy nhân sự để thực hiện việc xây dựng mua sắm các TBDH gồm có:

Tổ trưởng hành chính, kế toán, cán bộ phụ trách TBDH, cán bộ thư viện, tổ trưởng

bộ môn Bộ phận này do một Phó hiệu trưởng phụ trách về cơ sở vật chất chỉ đạo

và điều hành

+ Bộ máy nhân sự thực hiện sử dụng TBDH do Phó hiệu trưởng chuyên mônphụ trách cùng với các cán bộ thư viện, cán bộ phụ trách TBDH, các tổ trưởngchuyên môn, các GV bộ môn và HS

+ Bộ máy nhân sự thực hiện việc bảo quản TBDH Bộ máy này có sự kết hợpchặt chẽ giữa bộ phận quản lý chuyên môn và bộ phận quản lý hành chính, vì việc

sử dụng các TBDH được thực hiện theo kế hoạch của hoạt động chuyên môn,nhưng phải tuân thủ các quy định về quản lý hành chính trong việc sử dụng bảoquản cơ sở vật chất trường học

2.2.3.2 Tổ chức việc quản lý phương tiện dạy học

Phó hiệu trưởng căn cứ vào kế hoạch của hiệu trưởng sắp xếp, bố trí bộ máylàm công tác quản lý TBDH, phân bố công việc, quyền và trách nhiệm cho các cánhân trong nhà trường để họ thực hiện được nhiệm vụ của mình nhằm đạt đượcmục tiêu quản lý và sử dụng TBDH một cách có hiệu quả nhất

2.2.3.3 Chỉ đạo việc quản lý phương tiện dạy học

Đầu năm thực hiện sự chỉ đạo của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng triển khaithực hiện kế hoạch đầu tư mua sắm, trang bị, sử dụng, bảo quản TBDH phục vụcho hoạt động dạy và học của nhà trường, là quá trình tác động liên kết, tập hợp,động viên và huy động các thành viên vào việc thực hiện kế hoạch quản lý TBDHnhằm đạt được mục tiêu đề ra với hiệu quả cao nhất

2.2.3.4 Kiểm tra việc thực hiện quản lý phương tiện dạy học

Đây là quá trình người quản lý kiểm tra việc thực hiện các nội dung của côngtác quản lý TBDH, kiểm tra việc triển khai thực hiện các kế hoạch của hoạt độngquản lý TBDH Thông qua quá trình kiểm tra người quản lý đánh giá được kết quảcủa hoạt động quản lý TBDH, phát hiện được những bất hợp lý cần phải điều chỉnhnhằm đạt được mục tiêu đề ra và góp phần đưa toàn bộ hệ thống quản lý TBDH tớimột trình độ cao hơn

+ Kiểm tra việc xây dựng và mua sắm các TBDH: Bao gồm kiểm tra việchuy động và sử dụng các nguồn vốn cho việc xây dựng, mua sắm các TBDH.+ Kiểm tra tính đồng bộ và chất lượng của các TBDH được mua sắm

+ Kiểm tra việc sử dụng TBDH được tiến hành qua các tiết dạy trên lớp, cácgiờ thí nghiệm - thực hành, kiểm tra hồ sơ sổ sách của cán bộ phụ trách TBDH.+ Kiểm tra việc sắp xếp bảo quản, sửa chữa thường xuyên, định kì của cán bộphụ trách TBDH Kiểm tra hồ sơ theo dõi nhập, xuất, thanh lý, tiêu hủy TBDH.Kiểm tra tình trạng hư hỏng TBDH trong quá trình sử dụng,

Trang 19

Trong quá trình QLTBDH, cả bốn chức năng quản lý là lập kế hoạch, tổ chức,triển khai thực hiện và kiểm tra đánh giá phải được thực hiện một cách đồng bộ,nhịp nhàng, phối hợp uyển chuyển, tạo nên sự kết nối phát huy hiệu quả cao nhất

Để làm được điều đó thì Phó hiệu trưởng phải tuân thủ một nguyên tắt phảibám chặt vào thông tin hai chiều Bằng cách lấy thông tin từ Hiệu trưởng và các tổchuyên môn, giáo viên , nhân viên thiết bị… Qua đó nắm được thông tin Phó hiệutrưởng kịp thời điều chỉnh, phản hồi kịp thời lên cấp trên và thông báo xuống các

tổ chuyên môn một cách thường xuyên trong quá trình quản lý

Ngày đăng: 09/08/2017, 15:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường CBQL GD TW1, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khái niệm về quản lý giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 1997
2. Bộ GDĐT (2000), Quy chế thiết bị GD trong trường mầm non, trường phổ thông, được ban hành tại Quyết định số 41/2000/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GDĐT, ngày 07/9/2000, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ
Tác giả: Bộ GDĐT
Năm: 2000
11. “Giải pháp QL TBDH của HT các trường THPT huyện Nhơn Trạch , Tỉnh Đồng Nai, Luận văn Thạc sĩ QLGD, Đại học Sư phạm Huế.” (Lê Ngọc Anh- 2015) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp QL TBDH của HT các trường THPT huyện Nhơn Trạch , Tỉnh ĐồngNai, Luận văn Th"ạc sĩ QLGD, Đại học Sư phạm Huế
3. Võ Chấp (1999), Hệ thống thiết bị dạy học và việc sử dụng ở trường phổ thông, giáo trình thiết bị dạy học, Trường ĐHSP- Đại học Huế Khác
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
5. Hồ Văn Liên (2007), Quản lý giáo dục và trường học, trường ĐHSP TP. HCM Khác
6. Nguyễn Phục (2013), Biện pháp QL PTDH của HT các trường THPT huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Luận văn Thạc sĩ QLGD, Đại học Sư phạm Huế Khác
7. Trần Hồng Quân (1996), GD & ĐT - Con đường quan trọng nhất để phát triển nguồn lực con người, Trường CBQL GD, Hà Nội Khác
8. Vũ Trọng Rỹ (2009), Quản lý cơ sở vật chất- phương tiện dạy học ở nhà trường phổ thông, Tập bài giảng dành cho học viên Cao học QLGD, Hà Nội Khác
9. Hà Văn Trung (2009), Biện pháp QL PTDH của HT các trường THPT huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, Luận văn Thạc sĩ QLGD, Đại học sư phạm Huế Khác
10. Nguyễn Văn Tuấn (2012), Biện pháp QL PTDH ở các trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ QLGD, Đại học sư phạm Huế Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w