Giải pháp thứ năm: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên và học sinh

Một phần của tài liệu skkn giải pháp quản lý của phó hiệu trưởng đối với việc sử dụng thiết bị dạy học THPT vĩnh cửu (Trang 25 - 26)

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

3.5.Giải pháp thứ năm: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên và học sinh

học sinh trong việc bảo quản TBDH

3.5.1. Mục tiêu, nội dung và cách thực hiện 3.5.1.1. Mục tiêu của giải pháp

Song song việc trang bị TBDH thì công tác bảo quản, và sửa chữa TBDH cũng cần được quan tâm. Nếu sử dụng bảo quản và sử dụng một cách hợp lý thì TBDH được sử dụng lâu, bền hơn.

Để TBDH ít bị hư, hao, ít tốn kinh phí sửa chữa thì Phó hiệu trưởng cơ sở vật chất phải có kế hoạch chủ động trong việc bảo dưỡng thường xuyên.

3.5.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Phó hiệu trưởng cần thường xuyên tuyên truyền vận động, bồi dưỡng nhận thức cho giáo viên về tầm quan trọng và xu thế tất yếu của việc sử dụng TBDH trong tình hình hiện nay. Trước hết là các Nghị quyết của Đảng, Chỉ thị của Ban bí thư, các chế độ giáo dục và đào tạo về sử dụng TBDH phải được phổ biến sâu rộng đến tất cả CBQL và GV trong nhà trường, để họ nắm bắt và hiểu một cách sâu sắc về các chủ trương sử dụng TBDH. Từ đó, thay đổi nhận thức về sử dụng TBDH hiện nay.

Tập trung bồi dưỡng giáo viên theo kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên hàng năm của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT và nhà trường, Phó hiệu trưởng cần tổ chức học tập, bồi dưỡng thông qua đợt học chính trị hè, các cuộc họp hội đồng sư phạm trong năm học.

Quan trọng hơn, Phó hiệu trưởng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho GV trong việc tập huấn, bồi dưỡng, cung cấp đầy đủ các tài liệu, phương tiện giúp giáo viên có thể tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng để nâng cao nhận thức. Bên cạnh đó, thường xuyên kiểm tra hồ sơ chuyên môn GV để nắm bắt tình hình thực hiện theo các nội dung đã phổ biến.

Đồng thời kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền: Thông qua các chủ đề hoạt động chuyên môn trong năm học, thông qua các buổi tập huấn về sử dụng TBDH trong nhà trường, thông qua việc phân tích đánh giá, rút kinh nghiệm các giờ thao giảng, hội giảng, các buổi sinh hoạt chuyên môn, các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Từ các hoạt động này, Phó hiệu trưởng tác động đến tư tưởng, tình cảm của GV, tạo ra động lực để thực hiện thành công mục tiêu đổi mới.

Xây dựng các quy định liên quan đến việc sử dụng TBDH và QL TBDH một cách chặt chẽ, chi tiết. Cần chú trọng đến chế độ khen thưởng khi thực hiện bảo quản, sử dụng tốt; bồi thường, xử phạt khi làm mất mát, hư hỏng.

Tạo điều kiện, giúp cán bộ, GV và HS nắm vững và thực hiện thành thạo các kỹ năng, thao tác sử dụng TBDH, hiểu rõ tính năng, nắm vững cơ chế lắp ráp, bảo quản của các loại TBDH.

Xây dựng quy chế xử phạt rõ ràng để có tính răn đe, giáo dục đối với những trường hợp cố tình làm hư hỏng TBDH.

Mọi thành viên trong nhà trường cần nghiên cứu kỹ và thực hiện nghiêm túc mọi quy định sử dụng TBDH trong giờ lên lớp, ở phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, phòng thực hành nhằm phát huy được hiệu quả sử dụng của các TBDH, đồng thời phải có ý thức trách nhiệm trong việc bảo quản các loại TBDH ngày một tốt hơn.

3.5.2. Những vấn đề quan tâm khi thực hiện

Nghiêm túc trong thực hiện quy chế xử phạt, không bỏ qua dù lần đầu.

Nắm vững đặc điểm và tính năng của từng loại TBDH để bảo quản một cách hợp lý.

Một phần của tài liệu skkn giải pháp quản lý của phó hiệu trưởng đối với việc sử dụng thiết bị dạy học THPT vĩnh cửu (Trang 25 - 26)