Giải pháp thứ 6: Đảm bảo các điều kiện thiết yếu về CSVC và TBDH

Một phần của tài liệu skkn giải pháp quản lý của phó hiệu trưởng đối với việc sử dụng thiết bị dạy học THPT vĩnh cửu (Trang 26 - 28)

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

3.6. Giải pháp thứ 6: Đảm bảo các điều kiện thiết yếu về CSVC và TBDH

3.6.1. Mục tiêu nội dung và cách thực hiện

3.6.1.1. Mục tiêu của giải pháp

Tăng cường đầu tư, xây dựng CSVC trường học và mua sắm, bổ sung TBDH để đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng giờ dạy. Huy động được các nguồn lực trong và ngoài nhà trường phục vụ cho việc dạy học.

Giúp GV nhận thức được việc sử dụng TBDH không chỉ là phương tiện giảng dạy của GV mà còn là công cụ, đối tượng, nguồn tri thức cho học sinh, giúp học sinh phát triển năng lực nhận thức và rèn luyện các kỹ năng.

3.6.1.2. Nội dung và cách thực hiện

Để nâng cao chất lượng dạy và học, trước hết cần đổi mới CSVC, phương tiện, thiết bị dạy học, khắc phục tình trạng thiếu thốn, cũ nát, xây dựng trường học theo chuẩn quốc gia, đáp ứng yêu cầu tăng cường thực hành, thực nghiệm. Thiết bị dạy học cần được xem là yếu tố gắn liền với SGK, là bộ phận của SGK, là nguồn cung cấp tri thức, là phương tiện quan trọng để thực hiện nội dung, PPDH. Cần tăng cường chất lượng thiết bị, đồ dùng dạy học, chú trọng để có nhiều thiết bị tạo điều kiện cho HS tìm tòi, khám phá. Giảm những thiết bị mang tính minh họa hay chỉ là biểu diễn của GV. Do đó, để đổi mới PPDH, Phó hiệu trưởng cần quan tâm thực hiện việc xây dựng, sử dụng và bảo quản hệ thống CSVC, TBDH.

Lập kế hoạch tài chính, trang bị CSVC, TBDH:

Phó hiệu trưởng phải dự toán nhu cầu sử dụng CSVC và bổ sung trang bị TBDH, khi được cấp trên phê duyệt thì tiến hành sử dụng vốn cấp phát đúng mục đích. Ngoài ra, cần có kế hoạch huy động các nguồn lực xã hội trong việc đầu tư,

trang bị CSVC, TBDH.

Giao trách nhiệm cho tổ bộ môn rà soát số lượng các thiết bị cần sử dụng trong năm học. Báo cáo thực trạng TBDH để tiến hành mua sắm bổ sung. Sau đó tham mưu các cấp có thẩm quyền trong việc xây dựng đầy đủ phòng học, phòng học bộ môn, phòng thực hành, thí nghiệm, phòng máy tính, phòng LAB, phòng nghe nhìn đa phương tiện, đủ hệ thống sân chơi, bãi tập, vườn trường…theo quy định.

Có kế hoạch tổng thể mua sắm từng phần, tiến tới mua sắm đầy đủ TBDH phục vụ việc dạy học theo chương trình, SGK mới. Cần đầu tư thiết bị cơ bản cần thiết, nhất là với các môn như Vật lý, Hóa học, Sinh học.

Phát huy vai trò của thư viện, giới thiệu đầu sách cho học sinh, có phòng đọc cho GV và HS theo chuẩn, trang bị đầy đủ SGK, sách tham khảo, tài liệu chuyên ngành.

Khuyến khích GV, HS, các lực lượng xã hội tham gia sưu tầm, ủng hộ và làm đồ dùng dạy học phục vụ cho đổi mới PPDH theo CT, SGK mới. Đầu tư xây dựng thư viện, tăng cường tủ sách dùng chung với các tài liệu phong phú các PPDH.

Bổ sung đầy đủ các trang TBDH tối thiểu theo quy định của Bộ GD&ĐT, xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT, đặc biệt là các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại để đảm bảo yêu cầu đổi mới PPDH.

Chỉ đạo GV sử dụng hiệu quả TBDH hiện có và làm thêm các ĐDDH

Phó hiệu trưởng cần phải quan tâm đến việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng sử dụng các TBDH cho đội ngũ GV để nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH.

- Nhà trường cần có kế hoạch và hành động quản lý thiết thực, tổ chức và tạo điều kiện để các GV đều sử dụng thiết bị dạy học; mỗi GV cần tự sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học. Khuyến khích sử dụng các phương tiện hiện đại, ứng dụng công nghê thông tin, khai thác Internet để phục vụ dạy học. Lập sổ quản lý thiết bị theo quy định quản lí tài sản nhà trường, sổ theo dõi GV mượn trả thiết bị. Việc lập sổ này giúp Phó hiệu trưởng quản lí được thiết bị, đánh giá được GV sử dụng thiết bị trong đổi mới phương pháp dạy học.

Phó hiệu trưởng cần hướng tới các biện pháp quản lý để khai thác, sử dụng triệt để và có hiệu quả những thiết bị giáo dục hiện có, được cấp, hay tự trang bị. Mặt khác, cần chú ý khai thác tiềm năng của GV và HS, các lực lượng xã hội trong việc sưu tầm các mẫu vật, tranh ảnh, trong việc làm ra các thiết bị giáo dục. Vừa quan tâm cung cấp, đáp ứng yêu cầu thiết bị giáo dục, vừa chú ý quản lý, kiểm tra, ngăn ngừa tình trạng không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả các thiết bị dạy học hiện có.

Chỉ đạo GV tăng cường ứng dụng CNTT vào dạy học, khai thác có hiệu quả internet, trường học trực tuyến, thư viện Violet. Quy định số tiết dạy có ứng dụng CNTT trong từng học kỳ để hình thành thói quen sử dụng phương tiện dạy học hiện đại của GV. Tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm về lĩnh vực ứng dụng CNTT vào đổi mới PPDH để phổ biến, nhân rộng trong toàn trường.

Tăng cường kiểm tra việc bảo quản, khai thác, sử dụng TBDH

Phó hiệu trưởng phân công tổ trưởng kiểm tra các tiết dạy của giáo viên trên lớp có sử dụng TBDH như trong kế hoạch dạy học đầu năm của GV. Kiểm tra các tiết thực hành, thí nghiệm được quy định trong chương trình, hoặc kiểm tra sổ theo dõi GV mượn và trả thiết bị để kịp thời ngăn chặn tình trạng không sử dụng hoặc sử dụng một cách đối phó, không hiệu quả.

Cuối năm học kiểm tra, rà soát, đánh giá chất lượng CSVC, TBDH để có kế hoạch mua sắm, bổ sung các TBDH hư hỏng. Bên cạnh đó, xây dựng cơ chế biểu dương, khen thưởng GV sử dụng có hiệu quả CSVC, TBDH, nhắc nhở phê bình những GV không thực hiện.

3.6.2. Những vấn đề quan tâm khi thực hiện

Từng bước xây dựng CSVC cho từng năm học cần cụ thể, chi tiết, đặc biệt là cần tăng cường đầu tư, trang bị, mua sắm các TBDH hiện đại theo từng năm học.

Cần quản lý tốt và khai thác có hiệu quả mạng nội bộ, trao đổi chia sẻ thông tin, kinh nghiệm học thuật được đúc kết qua quá trình giảng dạy.

Thiết bị CNTT rất mau lỗi thời nên khi trang bị cần trang bị những thiết bị có tính năng, cấu hình có thể sử dụng lâu bền và có dung lượng lớn.

Một phần của tài liệu skkn giải pháp quản lý của phó hiệu trưởng đối với việc sử dụng thiết bị dạy học THPT vĩnh cửu (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w