Với hệ thống cơ sở hạ tầng hiện nay thì việc nâng cao hiệu quả khai thác kết cấu hạ tầng hàng không là mục tiêu phấn đấu không chỉ của doanh nghiệp cảng hàng không, quản lý bay mà của cả
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-
TRỊNH QUỐC TUẤN KHÓA: 2014- 2016
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC KẾT CẤU HẠ TẦNG CẢNG
HÀNG KHÔNG, SÂN BAY
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS VŨ ANH
Hà Nội - 2016
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
Hà Nội - 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi
Các số liệu kết quả trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trịnh Quốc Tuấn
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn các cán bộ, giảng viên trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, các cộng tác viên tham gia giảng dạy, nhất là các cán bộ, giảng viên Khoa Sau đại học đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành bản luận văn này Đặc biệt tác giả xin trân trọng cảm ơn Giảng viên hướng dẫn TS Vũ Anh đã hết lòng ủng hộ và hướng dẫn nhiệt tình tác giả hoàn thành luận văn
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Cục Hàng không Việt Nam đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ, giúp đỡ tác giả trong việc thu thập thông tin, tài liệu trong quá trình thực hiện luận văn
Chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, chia sẻ khó khăn và động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Học viên
Trịnh Quốc Tuấn
Trang 6CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, KHAI THÁC KẾT CẤU HẠ TẦNG CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY
36
2.1 Cơ sở lý luận công tác quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng
cảng hàng không, sân bay
2.1.1 Vị trí, vai trò của Ngành hàng không 36 2.1.2 Các nguyên tắc trong quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay
2.2.2 Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật 47
2.3 Kinh nghiệm quốc tế quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay
48
CHƯƠNG III ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC KẾT CẤU HẠ TẦNG CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY
62
3.1 Đề xuất định hướng phát triển cơ sở hạ tầng cảng hàng không, sân bay
62
3.2 Giải pháp: Quản lý quy hoạch; Quản lý dự án đầu tư
hàng không, sân bay; Quản lý chất lượng trong thiết kế, cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay
Trang 73.2.3 Giải pháp về quản lý chất lượng trong thiết kế, cải tạo nâng cấp kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay (đường CHC, đường
Trang 8CHKNĐ : Cảng hàng không nội địa
HKVN : Hàng không Việt Nam
GTVT : Giao thông vận tải
BTXM : Bê tông xi măng
ĐTXDCT : Đầu tư xây dựng công trình
Transfer- Operate) BOO : Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (Building - Owner-
Operation) PPP : Đối tác công tư (Public Private Partnerships)
BCC : Hợp đồng BCC (Hợp tác kinh doanh; Business
Cooperation Contract) ODA : Vốn vay ưu đãi từ nước ngoài,
Official Development Assistance
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Sơ đồ tổ chức công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực
Cảng hàng không, sân bay [7]
22
Bảng 2.1: Thông tin một số Cảng hàng không trung chuyển khu vực
Châu Á [29]
49
Bảng 2.2: Thống kê một số thông tin về Cảng hàng không tại một số
nước trong khu vực [30]
51
* Tham khảo mô hình của một số nước trong khu vực về Chủ sở hữu và quản lý khai thác Cảng hàng không, sân bay [6]
Trang 10MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Cảng hàng không sân bay quốc tế là cửa ngõ của đất nước, là tổ hợp công trình công nghiệp, dân dụng đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, đặc thù trong ngành Hàng không Công trình hàng không ngoài đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của Việt Nam còn phải đáp ứng các yêu cầu của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế quy định (ICAO) và được kiểm tra đánh giá định kỳ đồng
bộ nhiều lĩnh vực trong Hàng không Việc đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế còn quyết định đến việc khai thác của các Hãng hàng không Quốc tế tới Việt Nam
và ngược lại
Với hệ thống cơ sở hạ tầng hiện nay thì việc nâng cao hiệu quả khai thác kết cấu hạ tầng hàng không là mục tiêu phấn đấu không chỉ của doanh nghiệp cảng hàng không, quản lý bay mà của cả các cơ quan quản lý nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng, đáp ứng các yêu cầu về an ninh, quốc phòng, yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và hiệu quả hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trong thời gian qua, ngành hàng không dân dụng nói chung và công tác quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng hàng không nói riêng đã có những tiến bộ vượt bậc Trong quá trình xây dựng và phát triển đó, không thể tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc và những bất cập mà mỗi cơ quan, đơn vị có liên quan cần phải khắc phục
Những năm qua công tác xây dựng mạng cảng hàng không sân bay dân dụng Việt Nam đã có nhiều tiến bộ Đánh dấu sự chủ động trong phát triển cơ
sở hạ tầng là Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống sân bay toàn quốc số 911/1997/TTg ngày 24/10/1997 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định này cho biết quy hoạch toàn bộ mạng cảng hàng không sân bay dân dụng
và quân sự cần phát triển
Trang 112
Đến ngày 8 tháng 1 năm 2009 mạng CHKSB dân dụng Việt Nam được thể hiện chi tiết trong Quyết định số: 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 Từ khi có Quyết định 21/QĐ-TTg thì toàn ngành hàng không đã có sự quy hoạch đồng bộ trên cả 03 lĩnh vực gồm: Cơ sở hạ tầng cảng hàng không, sân bay; đội tàu bay của các hãng hàng không và cơ sở
hạ tầng quản lý điều hành hoạt động bay Từ đó đến nay cơ sở hạ tầng tại các cảng hàng không, sân bay liên tục được nâng cấp, từ tổng công suất toàn
mạng chỉ đạt khoảng 25 triệu HK/năm trong năm 2008 thì đến nay (hết 2015)
đã đạt 68 triệu HK/năm Hiện nay, với 21 cảng hàng không, sân bay đang
được khai thác và theo quy hoạch phát triển GTVT ngành Hàng không dân
dụng, đến năm 2020 sẽ có 26 cảng hàng không cùng một số sân bay chuyên
dùng sẽ được đưa vào khai thác Theo đánh giá, hệ thống cảng hàng không, sân bay hiện tại và theo quy hoạch đã đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng đường hàng không của xã hội, góp phần không nhỏ trong sự phát triển của ngành GTVT và sự phát triển về kinh tế xã hội của đất nước
Tổng sản lượng hành khách 2015: Sản lượng hành khách thông qua Cảng đạt 68 triệu hành khách/năm tăng 22% so với năm 2014, vượt xa so với
kế hoạch là 12% Nhiều cảng hàng không đạt mức tăng trưởng hành khách thông qua cao đột biến trong giai đoạn này là Vinh (42,5%), Hải Phòng (25,5%), Liên Khương (26%), Buôn Mê Thuột (24%)
Giai đoạn 2005-2015, sản lượng khai thác tại các CHK đạt mức tăng trưởng bình quân 19,2%/năm về hành khách, 10%/năm về hàng hóa và 10,8%/năm về cất hạ cánh
Trang 123
Sự phát triển của các Hãng hàng không trong nước, cùng sự phát triển đội tàu bay về cả số lượng và chủng loại tàu thân lớn cũng là một yếu tố làm
cơ sở hạ tầng cảng hàng không, sân bay chưa thực sự theo kịp Cụ thể:
- Năm 2008 số lượng Hãng hàng không Việt Nam: 04; số lượng tàu bay:
Ngoài ra sự ra đời của với tốc độ khá nhanh của các thế hệ tàu bay thân lớn thế mới như A350, B787-9 đáp ứng nhu cầu vận chuyển cao vào năm
2015 và dự kiến theo đúng kế hoạch năm 2020, Hãng Boeing sẽ cho ra đời thế
hệ tàu bay thân lớn mới B777X với nhiều tính năng hiện đại và đòi hỏi cao về
cơ sở hạ tầng Do vậy cơ sở hạ tầng hàng không phải được mở rộng và nâng cao để đáp ứng được nhưng yêu cầu về số lượng cũng như kỹ thuật của thế hệ tàu bay mới thân lớn hiện đại này
Tuy nhiên cùng với sự phát triển chung của toàn ngành hàng không trên thế giới, ngành công nghiệp hàng không phát triển mạnh mẽ, liên tục sản xuất
và cho ra đời các loại tàu bay mới trong thời gian rất ngắn, hệ thống các trang thiết bị quản lý điều hành bay trên trời cũng phát triển đột phá với công nghệ dẫn đường vệ tinh đã được áp dụng thử nghiệm tại một số nước, trong tương lai gần và theo lộ trình sẽ đồng bộ tại tất cả các nước trong giai đoạn đến năm
2020, với sự phát triển đó, cơ sở hạ tầng mặt đất tại các cảng hàng không, sân bay trong thực tế và theo quy hoạch đã tỏ ra không theo kịp với xu hướng phát triển của đội tàu bay, trang thiết bị dẫn đường bảo đảm hoạt động bay
Trang 134
Thực tế trong quá trình hoạt động, khai thác nhiều cảng hàng không, sân bay đã nảy sinh một số vấn đề: Một số cảng hàng không lại không đáp ứng được các điều kiện khai thác theo yêu cầu của các hãng hàng không, cơ sở hạ tầng quá tải, chưa được đầu tư cải tạo, nâng cấp, mở rộng kịp thời, dẫn đến tình trạng khai thác quá tải tại các cảng hàng không quốc tế; nguồn vốn NSNN để đầu tư cơ sở hạ tầng cảng hàng không, sân bay không đủ; công tác quản lý đất đai, quy hoạch cảng hàng không sân bay chưa được quan tâm đúng mức Vấn đề này đã nhận được sự quan tâm rất lớn của xã hội, các cơ quan liên quan quản lý Nhà nước, đặc biệt là Bộ Giao thông vận tải và các đơn vị trực tiếp hoạt động, sản xuất kinh doanh, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ phục vụ hành khách, gây bức xúc cho một bộ phận hành khách khi đi tàu bay Tất cả những việc này đã ảnh hưởng không chỉ cho Ngành hàng không mà còn ảnh hưởng đến bộ mặt Quốc gia
Chính vì vậy, đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác kết cấu
hạ tầng cảng hàng không, sân bay” là thực sự cần thiết phải nghiên cứu tìm
ra được các giải pháp hết sức cụ thể để nâng cao hiệu quả khai thác kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay nhằm giải quyết cơ bản các tồn tại nêu trên và định hướng phát triển kết cấu hạ tầng đáp ứng hoạt động khai thác trong tương lai
* Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung
+ Đánh giá thực trạng công tác quy hoạch, đầu tư, xây dựng, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp và quản lý khai thác kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay;
+ Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công trình và hiệu quả khai thác kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay
- Mục tiêu cụ thể:
Trang 145
+ Đánh giá thực trạng và tổng thể các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng khai kết cấu hạ tầng hàng không và tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng hàng không, xác định những vấn đề cần khắc phục để đảm bảo tuyệt đối an toàn trong hoạt động khai kết cấu hạ tầng hàng không
+ Phát hiện những yếu kém trong công tác quản lý, những hoạt động sản xuất kinh doanh chưa hiệu quả, những điều kiện khai thác chưa được đáp ứng, tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp khắc phục những hạn chế này + Cung cấp các thông tin thực tế về kết cấu hạ tầng, khả năng thông qua tại từng cảng hàng không, sân bay để làm cơ sở cho các hãng hàng không điều chỉnh lịch bay, làm cơ sở cho Cục Hàng không Việt Nam điều phối giờ
hạ cất cánh và cấp phép bay tại từng cảng hàng không, sân bay
+ Đặt ra mục tiêu, lộ trình cụ thể trong việc thực hiện các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả, quản lý chất lượng, khai thác và đảm bảo an toàn khai
thác kết cấu hạ tầng hàng không, giúp các cơ quan quản lý ngành hàng không
và Bộ giao thông vận tải, các nhà khai thác, các Hãng hàng không tại cảng hàng không, sân bay có cách nhìn nhận và giải quyết từng bước các tồn tại, định hướng phát triển, góp phần nâng cao hiệu quả khai thác kết cấu hạ tầng Cảng hàng không, sân bay
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu hiện trạng quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng của Cảng hàng không, sân bay Việt Nam;
- Phạm vi nghiên cứu: Kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay trong
đề tài được giới hạn bao gồm: Đường cất hạ cánh (CHC), đường lăn, sân
đỗ tàu bay và các giải pháp được nghiên cứu dưới góc độ của cơ quan quản
Trang 156
lý nhà nước chuyên Ngành về lĩnh vực Hàng không (Cục Hàng không Việt
Nam)
- Thời gian nghiên cứu: đến năm 2020
* Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu để đưa ra các nhận định, giả thuyết về các hạn chế của
cơ sở hạ tầng sân bay cũng như phương án đề ra các giải pháp gồm:
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng nguồn gốc chuyển giao, tiếp quản cơ sở
hạ tầng các cảng hàng không, sân bay từ thời chiến tranh đến nay; Thống kê hiện trạng KCHT tại các CHKSB;
- Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu thống kê;
- Phương pháp so sánh, đối chứng;
- Phương pháp kế thừa;
- Phương pháp chuyên gia
* Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
- Hệ thống lý luận và thực tiễn trong quản lý nhằm nâng cao hiệu quả khai thác kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay;
- Ứng dụng lý luận và thực tiễn nhằm giải quyết những vấn đề rất cấp bách tại cảng hàng không, sân bay trong khai thác hiệu quả kết cấu hạ tầng hàng không đáp ứng đòi hỏi thực tế cao
* Kết quả đạt được và đóng góp của đề tài
- Hệ thống hóa được cơ sở hạ tầng cảng hàng không, sân bay tại Việt nam;
- Trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng việc khai thác kết cấu hạ tầng hiện nay, luận văn đã đưa ra được những giải pháp chiến lược đồng bộ, cụ thể, khả
thi cho việc nghiên cứu và xây dựng, thực hiện các “Giải pháp nâng cao
hiệu quả khai thác kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay” phù hợp
với điều kiện Việt Nam, hội nhập đầy đủ với Quốc tế
Trang 167
* Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Thực trạng công tác quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay
Chương 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý khai thác kết cấu
hạ tầng cảng hàng không, sân bay
Chương 3 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay
Trang 17THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
Trang 18Luận văn đã tập trung nghiên cứu hệ thống kết cấu hạ tầng CHKSB hiện nay dựa trên số liệu thống kê tương đối đầy đủ; nội dung và kết quả thực hiện công tác quản lý kết cấu hạ tầng CHKSB trong thời gian qua; phân tích
và làm nguyên nhân của các hạn chế, tồn tại, vướng mắc phát sinh trong công tác quản lý nhà nước của ngành hàng không Từ những hạn chế, tồn tại, bất cập, vướng mắc còn tồn tại, trên cơ sở nghiên cứu lý luận thực tiễn, kinh nghiệm trong nước và quốc tế để đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý kết cấu hạ tầng CHKSB, đề xuất các nội dung công việc cần phải thực hiện và tổ chức thực hiện Các giải pháp tập trung chủ yếu vào: giải pháp quản lý công tác quy hoạch mạng CHKSB và các CHKSB, giải pháp về quản
lý đầu tư, huy động vốn phát triển kết cấu hạ tầng CHKSB, giải pháp về quản
lý chất lượng trong thiết kế, cải tạo nâng cấp kết cấu hạ tầng CHKSB và được đưa ra rất cụ thể về giải pháp cũng như tiến độ thực hiện tại từng Cảng hàng