ĐTVT Sóc Sơn là một đô thị đang trên đà phát triển, còn khá mới mẻ, với những ưu điểm lợi thế về vị trí, đất đai dành cho phát triển đô thị còn nhiều, nhiều dự án đường giao thông đang đ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
Trang 2BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn đến PGS TS Vũ Thị Vinh đã truyền thụ những kinh nghiệm, những phương pháp nghiên cứu và chỉ bảo tận tình cho tôi suốt quá trình thực hiện luận văn này
Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô trong Khoa Sau Đại Học, Trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội đã tận tâm truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua
Xin được gửi lời cảm ơn Ban QLDA Quy hoạch xây dựng thuộc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cùng các cùng các đồng nghiệp đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành cuốn luận văn này
Cuối cùng, xin gửi lời chân thành cám ơn sâu sắc đến gia đình và người thân
đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng
như làm luận văn./
Hà Nội, tháng năm 2016
Phạm Thị Khánh Huyền
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Giải pháp quy hoạch giao thông Đô thị
vệ tinh Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội hướng tới phát triển bền vững” là
công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu khoa học, kết quả
nghiên cứu của luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
Tác giả luận văn
Phạm Thị Khánh Huyền
Trang 5MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình vẽ, đồ thị
LUẬN VĂN THẠC SỸ 2
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG 2
MÃ SỐ: 60.58.02.10 2
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Lý do chọn đề tài 1
Mục đích nghiên cứu 2
Nội dung nghiên cứu 2
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2
Phương pháp nghiên cứu 2
Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài 3
Cầu trúc luận văn 3
Các khái niệm và thuật ngữ liên quan tới đề tài luận văn 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH GIAO THÔNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ TẠI ĐÔ THỊ VỆ TINH SÓC SƠN 5
1.1 Khái quát về hệ thống giao thông của thành phố Hà Nội 5
1.1.1 Giới thiệu chung về thành phố Hà Nội 5
1.2 Giới thiệu chung về ĐTVT Sóc Sơn 10
1.2.1 Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên 10
1.2.3 Khái quát về hiện trạng sử dụng đất 15
1.2.4 Khái quát về hệ thống hạ tầng kỹ thuật ĐTVT Sóc Sơn 16
1.3 Hiện trạng hệ thống giao thông ĐTVT Sóc Sơn 20
1.3.1 Hiện trạng hệ thống giao thông đối ngoại 20
1.3.2 Hiện trạng giao thông đối nội 25
1.3.3 Hiện trạng hệ thống giao thông công cộng 26
1.4 Đánh giá những hạn chế của hệ thống giao thông ĐTVT Sóc Sơn 28
Trang 6CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC QUY HOẠCH GIAO THÔNG ĐTVT SÓC
SƠN HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG 32
2.1 Cơ sở lý luận 32
2.1.1 Yêu cầu cơ bản quy hoạch mạng lưới giao thông hướng tới phát triển bền vững 32
2.1.2 Yêu cầu tổ chức quy hoạch mạng lưới GTCC, đường xe đạp, đi bộ trong đô thị 42
2.2 Cơ sở pháp lý 60
2.2.1 Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 60
2.2.2 Quy hoạch chung xây dựng huyện Sóc Sơn, tỷ lệ 1/10.000 61
2.2.3 Quy hoạch chung Đô thị vệ tinh Sóc Sơn, tỷ lệ 1/5000 62
2.2.4 Các văn bản pháp lý 63
2.3 Kinh nghiệm trên Thế giới về quy hoạch giao thông hướng tới phát triển đô thị bền vững 64
2.3.1 Kinh nghiệm của các nước phát triển 64
2.3.2 Kinh nghiệm của các nước trong khu vực 66
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUY HOẠCH GIAO THÔNG ĐTVT SÓC SƠN HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG 68
3.1 Đề xuất một số tiêu chí giao thông hướng đô thị PTBV 68
3.1.1 Đề xuất tiêu chí kinh tế trong giao thông hướng tới đô thị PTBV 68
3.1.2 Đề xuất tiêu chí xã hội trong giao thông hướng tới đô thị PTBV 69
3.1.3 Đề xuất tiêu chí môi trường trong giao thông hướng tới đô thị PTBV 69
3.2 Đề xuất một số giải pháp tổ chức GTCC trong ĐTVT Sóc Sơn hướng tới phát triển đô thị bền vững 70
3.2.1 Đề xuất một số nguyên tắc tổ chức mạng lưới GTCC trong ĐTVT Sóc Sơn 70
3.2.2 Đề xuất các phương tiện GTCC trong ĐTVT Sóc Sơn 72
3.2.3 Đề xuất tỷ lệ đảm nhận phương thức vận tải của GTCC trong ĐTVT Sóc Sơn 79
Trang 73.3 Đề xuất một số giải pháp tổ chức mạng lưới đường xe đạp, đi bộ trong ĐTVT
Sóc Sơn 80
3.3.1 Đề xuất nguyên tắc tổ chức mạng lưới đường xe đạp, đi bộ trong ĐTVT Sóc Sơn 80
3.3.2 Đề xuất các loại hình đường đi xe đạp, đi bộ trong ĐTVT Sóc Sơn 83
3.3.3 Đề xuất tổ chức mạng lưới đường xe đạp, đi bộ trong ĐTVT Sóc Sơn 89
3.4 Đề xuất các điểm kết nối MLĐXĐ, đi bộ với mạng lưới xe đạp, đi bộ 98
3.4.1 Điểm kết nối - Cơ sở để phát triển mạng lưới đường xe đạp đi bộ trong mối quan hệ với mạng lưới GTCC 98
3.4.2 Yêu cầu các điểm kết nối 100
3.4.3 Xác định vị trí các điểm kết nối quan trọng giữa đường đi bộ, đường xe đạp với giao thông công cộng 101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 104
KẾT LUẬN 104
KIẾN NGHỊ 106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
QHXD HN 2030 Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU
Danh mục
Bảng 1.1 Số liệu thông tin về các loại đường
Bảng1.2 Hiện trạng mạng lưới giao thông đường bộ khu vực Hà Nội cũ năm 2015 theo khu vực Bảng1.3 Hiện trạng dân số ĐTVT Sóc Sơn
Bảng 1.4 Cơ cấu kinh tế huyện Sóc Sơn năm 2011-2014
Bảng 1.5 Giá trị sản xuất bình quân đầu người huyện Sóc Sơn giai đoạn
2006-2009 Bảng 1.6 Hiện trạng sử dụng đất ĐTVT Sóc Sơn
Bảng 1.7 Thống kê mạng lưới giao thông đường bộ ĐTVT Sóc Sơn
Bảng 2.1 Dự báo chuyến đi bình quân của một người dân Hà Nội trong 01
ngày Bảng 2.2 Trị số vuốt hai đầu chỗ dừng xe
Bảng 2.3 Bảng các chỉ tiêu thiết kế bến xe công cộng
Bảng 2.4 Quy mô đô thị và phương tiện đi lại chính
Bảng 2.5 Chiều dài trung bình của 1 hành trình xe buýt chạy trong thành phố Bảng 2.6 Các chỉ tiêu cụ thể về hạ tầng GTĐT
Bảng 2.7 Các chỉ tiêu cần đạt được về vận tải công cộng
Bảng 2.8 So sánh hệ thống đường sắt của Seoul và một số khu vực trên thế giới Bảng 2.9 Xu hướng cung cấp giao thông vận tải ở Singapore năm 1972 và
1999
Trang 10DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Danh mục
Hình 1.1 Số lượng phương tiện giao thông cá nhân trên địa bàn TP Hà Nội Hình 1.2 Một số hình ảnh về ùn tắc giao thông trong thành phố Hà Nội Hình 1.3 Đánh giá thực trạng ùn tắc giao thông TP Hà Nội
Hình 1.4 Vị trí ĐTVT Sóc Sơn trong QHC xây dựng huyện Sóc Sơn
Hình 1.5 Mối liên hệ ĐTVT Sóc Sơn trong quan hệ vùng huyện Sóc Sơn Hình 1.6 Biểu đồ cơ cấu kinh tế huyện Sóc Sơn năm 2010, năm 2011
Hình 1.7 Biểu đồ giá trị sản xuất bình quân đầu người huyện Sóc Sơn Hình 1.8 Một số hình ảnh về cảng hàng không Nội Bài
Hình1.9 Mặt cắt ngang đường Quốc Lộ 18
Hình1.10 Ảnh hiện trạng đường Quốc Lộ 18
Hình1.11 Mặt cắt ngang và ảnh hiện trạng đường Quốc Lộ 3
Hình1.12 Mặt cắt ngang và ảnh hiện trạng đường Tỉnh Lộ 131
Hình1.13 Một số hình ảnh về tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai
Hình1.14 Ga Đa Phúc, tuyến đường sắt: Hà Nội - Thái Nguyên
Hình1.15 Hệ thống giao thống đối ngoại ĐTVT Sóc Sơn
Hình1.16 Sơ đồ lộ trình hai tuyến xe buýt số 15, số 56
Hình 2.1 Mô hình đô thị phát triển bền vững
Hình 2.2 Dự án giao thông xanh của TP Hồ Chí Minh
Hình 2.3 Phương tiện giao thông và giá trị quỹ đất
Hình 2.4 Năng lực mạng lưới giao thông và giá trị quỹ đất
Hình2.5 Một số hình thức cấu trúc đô thị ảnh hưởng tới nhu cầu đi lại
Trang 11Hình 2.6 Bố trí các mặt cắt ngang đường đô thị tại Việt Nam và trên thế giới Hình 2.7 Sơ đồ kết nối các tuyến giao thông
Hình 2.8 Cấu tạo chỗ đỗ dừng xe không có làn phụ
Hình 2.9 Cấu tạo chỗ dừng xe có làn phụ, dạng dừng tránh
Hình 2.10 Cầu bộ hành trên cao ở Thượng Hải
Hình 2.11 Không gian cây xanh trên cầu bộ hành ở Sài Gòn
Hình 2.12 Đường xe đạp dùng vạch sơn để tách với làn xe cơ giới
Hình 2.13 Đường xe đạp tách riêng khỏi làn xe cơ giới
Hình 2.14 Đường xe đạp trên cao ở London
Hình 2.15 Vùng phục vụ và bãi đỗ xe Park&Ride ở North Carolina
Hình 2.16 Mối quan hệ giữa vận tốc và mật độ của dòng đi bộ
Hình 2.17 Vị trí các điểm dừng xe buýt trên đường phố
Hình 2.18 Sơ đồ định hướng Quy hoạch giao thông thủ đô Hà Nội
Hình 2.19 Sơ đồ định hướng Quy hoạch giao thông ĐTVT Sóc Sơn
Hình 2.20 Sơ đồ mạng lưới tàu điện ngầm của Seoul
Hình 3.1 Tiêu chí giao thông hướng tới đô thị sinh thái
Hình 3.2 Lộ trình tuyến xe buýt số 15
Hình 3.3 Lộ trình tuyến xe buýt số 56
Hình 3.4 Sơ đồ tuyến xe buýt số 15, số 56
Hình 3.5 Sơ đồ tuyến xe buýt nội thị số 1
Hình 3.6 Sơ đồ tuyến xe buýt nội thị số 2
Hình 3.7 Sơ đồ tổng thể các tuyến xe buýt trong ĐTVT Sóc Sơn
Trang 12Hình 3.8 Sơ đồ Tuyến đường sắt đô thị số 2 chạy qua khu vực ĐTVT Sóc Sơn Hình 3.9 Không gian đi xe đạp, đi bộ hai bên đường
Hình 3.10 Tổ chức tuyến xe đạp tách riêng với đi bộ trên hè phố
Hình 3.11 Tổ chức tuyến đi bộ dưới lòng đường có dải phân cách
Hình 3.12 Tổ chức tuyến đi bộ dưới lòng đường cạnh khu vực đỗ xe
Hình 3.13 Tổ chức đường xe đạp trên hè phố QL 3
Hình 3.14 Tổ chức đường xe đạp trên hè phố cấp đường Liên khu vực
Hình 3.15 Tổ chức đường xe đạp trên hè phố cấp đường khu vực
Hình 3.16 Sơ đồ mạng lưới đường xe đạp trong ĐTVT Sóc Sơn
Hình 3.17 Tổ chức đường đi xe đạp tại nút giao không có đảo tròn
Hình 3.18 Tổ chức đường đi xe đạp tại nút giao có đảo tròn
Hình 3.19 Tổ chức vạch sơn xe đạp khi đến ngã giao nhau
Hình 3.20 Tổ chức cho xe đạp tại nút khi có làn rẽ
Hình 3.21 Tổ chức đi bộ trong Công viên thể dục thể thao
Hình 3.22 Tổ chức đi bộ trên hè phố
Hình 3.23 Tổ chức đi bộ trên cầu bộ hành
Hình 3.24 Tổ chức đi bộ qua đường bằng vạch sơn
Hình 3.25 Tổ chức không gian ngầm đi bộ
Hình 3.26 Các yêu tố tạo nên điểm kết nối
Hình 3.27 Điểm kết nối và sự hình thành MLXD, ĐB
Hình 3.28 Chiều dài chuyến đi hợp lý khi đi bộ , xe đạp GTCC
Trang 13ha
ĐTVT Sóc Sơn (đô thị cửa ngõ phía Bắc Thủ đô) là đô thị phát triển về công nghiệp và dịch vụ hàng không, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, hình thành mới khu công nghiệp Mai Đình và các khu công nghiệp sạch; trung tâm y tế, khu đại học tập trung Khai thác tiềm năng Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, hành lang kinh tế xuyên Á Côn Minh - Hà Nội - Quảng Ninh và vùng cảnh quan núi Sóc và chân núi Tam Đảo
Với đặc thù đó ĐTVT Sóc Sơn PTBV sẽ đóng góp hiệu quả vào sự phát triển chung của Thủ đô Hà Nội
Với những lợi thế về vị trí địa lý, ĐTVT Sóc Sơn nằm trên trục hành lang kinh
tế xuyên Á Côn Minh - Hà Nội - Quảng Ninh, nằm trong vùng tăng trưởng kinh tế
Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có cảng hàng không quốc tế Nội Bài kết nối thuận lợi với các vùng khác trong và ngoài nước ĐTVT Sóc Sơn là một đô thị đang trên đà phát triển, còn khá mới mẻ, với những ưu điểm lợi thế về vị trí, đất đai dành cho phát triển đô thị còn nhiều, nhiều dự án đường giao thông đang được đầu tư xây dựng, mở ra cho ĐTVT Sóc Sơn những cơ hội phát triển thành đô thị hiện đại, đồng
bộ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông, cơ sở hạ tầng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống môi trường, nhưng cũng đặt ra những thách thức, áp lực trong vấn đề phát triển đô thị bền vững, bảo vệ môi trường và đáp ứng tăng trưởng kinh tế
Trang 14Để đảm bảo cho ĐTVT Sóc Sơn PTBV thì hệ thống giao thông của đô thị vệ tinh Sóc sơn phải đảm bảo PTBV, đảm bảo cân bằng được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và hướng tới tương lai Vì vậy đề tài luận văn
“Giải pháp Quy hoạch giao thông ĐTVT Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội
hướng tới PTBV” là thực sự cần thiết
Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng quy hoạch giao thông ĐTVT Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn,
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Mạng lưới giao thông đô thị hướng tới phát triển bền
vững
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: ĐTVT Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội
+ Về thời gian: Giai đoạn từ năm 2015 - 2030
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát, điều tra thu thập số liệu, tài liệu;
- Tổng hợp và phân tích thông tin;
- Phương pháp kế thừa;
- Phương pháp chuyên gia;
- Phương pháp so sánh đối chứng
Trang 15Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài
Luận văn sẽ đưa ra những quan điểm mới trong việc quy hoạch giao thông ĐTVT Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội hướng tới phát triển đô thị bền vững nhằm góp phần định hướng xây dựng mạng lưới giao thông ĐTVT Sóc Sơn đạt được mục tiêu “Đô thị môi trường, Phát triển kinh tế, hướng tới tương lai” Đề tài còn là tài liệu tham khảo cho công tác quy hoạch giao thông tại các đô thị khác của Việt Nam
Cầu trúc luận văn
- Chương 1: Tổng quan tình hình giao thông ở TP Hà Nội và tại ĐTVT Sóc Sơn
- Chương 2: Cơ sở khoa học quy hoạch giao thông ĐTVT Sóc Sơn hướng tới phát triển bền vững
- Chương 3: Một số giải pháp quy hoạch giao thông ĐTVT Sóc Sơn hướng tới phát triển đô thị bền vững
Các khái niệm và thuật ngữ liên quan tới đề tài luận văn
Đô thị: Là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt
động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh
tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành
của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã, thị trấn [1]
Giao thông đô thị: Là tập hợp các công trình, các phương tiện, các con đường
đảm bảo sự liên hệ thuận lợi giữa các khu vực trong đô thị với nhau và giữa đô thị với các khu vực bên ngoài.[33]
Mạng lưới giao thông: Là toàn bộ cơ sở vật chất phục vụ cho các nhu cầu giao
thông Bao gồm: Toàn bộ các tuyến đường: Đường sắt; đường thủy; đường bộ Các công trình phục giao thông: Nhà ga, sân bay, bãi đỗ xe, cầu, đường hầm … đây chính là các cấu trúc giao thông tĩnh Giao thông công cộng: Xe buýt, tàu điện…[33]
Trang 16Giao thông đối nội: Là mạng lưới giao thông bên trong đô thị, hay giao thông
nội bộ đô thị mà người ta còn gọi là giao thông đô thị, giao thông đối nội giúp liên kết giữa các khu vực trong đô thị Giao thông trong đô thị phụ thuộc vào mật độ dân
cư và tốc độ tăng trưởng kinh tế, mặt khác còn phụ thuộc vào mật độ đường đô thị
và chất lượng lòng đường vỉa hè, trình độ quản lý và ý thức của người dân Đường ngoại thành là hệ thống đường trong đô thị, có chức năng đảm bảo giao thông đi lại trong thành phố được thông suốt và có mối quan hệ với mạng lưới đường ngoại thành đảm bảo sự giao lưu kinh tế trong và ngoài thành phố.[33]
Giao thông đối ngoại: Là sự liên hệ giữa các khu vực, các vùng trong cùng
một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau Tùy theo mối liên hệ giữa đô thị với các vùng khác trong nước cũng như điều kiện tự nhiên có thể dùng các loại hình vận tải: Đường sắt; đường ô tô; đường thủy và đường hàng không.[33]
Giao thông công cộng: Là giao thông vận tải hành khách công cộng bằng các
phương tiện giao thông chạy theo tuyến đường nhất định được quy hoạch trước, có
lộ trình (điểm đầu, điểm cuối) nhằm phục vụ chung cho toàn đô thị như : ô tô buýt,
xe buýt nhanh, tàu điện, đường sắt đô thị, tàu điện ngầm.[28]
Quy hoạch giao thông công cộng: Là quy hoạch các tuyến giao thông xe buýt,
xe buýt nhanh, xe điện, tầu điện ngầm… trên mạng lưới giao thông thành phố, các công trình phụ trợ để phục vụ vận chuyển hành khách đi lại thuận tiện giữa các khu vực trong đô thị cũng như giữa đô thị với các khu vực bên ngoài đô thị.[28]
Giao thông có sức chuyên chở lớn: Là loại hình giao thông có khả năng vận
chuyển một số lượng lớn hành khách cùng một lúc, thường vận hành trên các đường
cố định riêng biệt và theo lịch trình với các điểm dừng riêng bao gồm: Hệ thống vận chuyển xe buýt chạy nhanh (BRT); Hệ thống vận chuyển đường sắt nhẹ (LRT); Tàu điện ngầm (Metro)… [28]
Điểm kết nối giao thông: là những khu vực có mật độ cao tại đó có thể thỏa
mãn hầu hết những nhu cầu của người dân Điểm kết nối này thường lấy trung tâm là một điểm dừng, điểm trung chuyển hoặc điểm đầu cuối của mạng lưới GTCC [37]
Trang 17Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội
Email: digilib.hau@gmail.com
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
Trang 18CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH GIAO THÔNG Ở THÀNH PHỐ HÀ
NỘI VÀ TẠI ĐÔ THỊ VỆ TINH SÓC SƠN 1.1 Khái quát về hệ thống giao thông của thành phố Hà Nội
1.1.1 Giới thiệu chung về thành phố Hà Nội
Thành phố Hà Nội - Thủ đô của nước Việt Nam, là trung tâm chính trị, văn hóa và khoa học kỹ thuật đồng thời là trung tâm lớn về giao dịch kinh tế và quốc tế của cả nước Trải qua hơn 1000 năm hình thành và phát triển, kể từ khi vua Lý Thái
Tổ chọn khu đất Đại La bên cửa sông Tô Lịch làm nơi định đô cho muôn đời Hà Nội đã chứng kiến hầu hết các triều đại phong kiến Việt Nam từ Lý - Trần - Lê - Mạc - Nguyễn … Kinh thành Thăng Long là nơi buôn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền Bắc Phía Bắc tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên - Vĩnh Phúc; phía Nam tiếp giáp với các tỉnh Hà Nam - Hòa Bình; Phía Đông tiếp giáp các tỉnh Bắc Giang - Bắc Ninh - Hưng Yên; Phía Tây tiếp giáp các tỉnh Hòa Bình - Phú Thọ
Có diện tích đất tự nhiên khoảng 334.470,02 ha, dân số khoảng trên 7 triệu người
a Hệ thống giao thông đối ngoại
* Giao thông đường bộ đối ngoại
- Các tuyến quốc lộ: Các tuyến đường bộ hướng về trung tâm của Thành phố như: QL 1, 2, 3, 5, 6, 32, đại lộ Thăng Long, cao tốc Thăng Long - Nội Bài, Nội Bài
- Lào Cai; cao tốc Hà Nội - Hải Phòng… tạo thành mạng lưới hình nan quạt Mật độ mạng lưới đường QL tương đối thấp, phân bố không đều, quy mô các tuyến nhỏ, hẹp chỉ đạt 2-4 làn xe ô tô, hầu hết các tuyến QL đã đầy tải và quá tải
Bảng 1.1 Số liệu thông tin về các loại đường [10]
số cầu
Chiều dài (km)
Bề rộng (Làn xe)
Mật độ Km/Km2
Trang 19Hệ thống đường tỉnh, huyện: Hà Nội cũ có 3; Hà Tây có 29 tuyến, huyện Mê Linh có 3 tuyến Các tuyến đường hầu hết là đường cấp V, chủ yếu là đường 1-2 làn
xe, chiều rộng mặt đường thấm nhập nhựa và cấp phối 5-7 m, nền đường 6-9m Tỷ
lệ cứng hóa đạt 35-40%
- Cầu lớn vượt sông: Có 6 cầu vượt qua sông Hồng đã được hoàn thành; 03 cầu qua sông Đuống, 01 cầu qua sông Đà, 04 cầu qua sông Đáy
- Giao thông đường sắt:
Hà Nội có 5 tuyến đường sắt hướng tâm và 01 tuyến vành đai phía Tây Hầu hết các tuyến đường sắt đều là tuyến đơn khổ hẹp 1,0m với kết cấu loại cũ, các chỉ tiêu kỹ thuật rất thấp, chưa kiểm soát được hành lang an toàn đường sắt Các tuyến đường sắt hầu hết giao cắt cùng mức với đường bộ nên không đảm bảo an toàn, gây ách tắc giao thông, hạn chế tốc độ và lưu lượng chạy tàu, có khoảng 12 điểm giao cắt giữa đường sắt và đường bộ Quy mô các ga nhỏ, thiếu các ga đầu mối quy mô lớn mang ý nghĩa cấp vùng, quốc gia
- Giao thông đường thủy:
Khu vực Hà Nội có 3 tuyến đường thủy chính chiều dài khoảng 300km: Tuyến trên sông Hồng, tuyến trên sông Đuống và tuyến trên sông Đà Tuyến đường thủy sông Cầu - sông Công sẽ được duy trì cho các xà lan và tàu hàng nhỏ hơn 100T Các tuyến sông Cà Lồ, sông Đáy, sông Tích, sông Thiếp - Ngũ Huyện Khê, hệ thống sông Nhuệ - Tô Lịch cần được cải tạo, bổ sung nguồn nước vào mùa cạn, khắc phục ô nhiễm để vừa làm chức năng cảnh quan, thoát nước, vừa khai thác vận tải tàu thủy phục vụ du lịch, nghỉ ngơi bằng canô, tàu nhỏ
Hệ thống cảng được bố trí khá hợp lý dọc theo các tuyến đường thủy chính, với 16 cảng, 102 bến bốc xếp và 33 bến thủy nội địa Lượng hàng hóa thông qua trên 800 triệu tấn/ năm, hành khách đạt 4,8 triệu lượt người/ năm Tuy nhiên, cơ sở
hạ tầng thiết bị bốc xếp, kho bãi lạc hậu, diện tích mặt đất và mặt nước hẹp
* Đường hàng không
Hà Nội hiện có 5 sân bay, chỉ có 2 sân bay đang khai thác dân dụng: Cảng hàng không, sân bay quốc tế Nội Bài đạt tiêu chuẩn cấp 4E, hành khách thông qua
Trang 20đạt 6 triệu HK/năm; Sân bay nội địa Gia Lâm đạt tiêu chuẩn cấp 3C (theo tiêu chuẩn ICAO) Ngoài ra Hà Nội còn có 3 sân bay do quân đội quản lý: Bạch Mai, Hòa Lạc và Miếu Môn
b Hệ thống giao thông nội đô
- Mạng lưới giao thông đô thị:
Cấu trúc mạng lưới đường của TP Hà Nội được hình thành bởi các tuyến đường hướng tâm và đường vành đai Hệ thống các đường hướng tâm, các cầu chính qua sông Hồng, sông Đuống và các đường vành đai chưa xây dựng liên thông TP Hà Nội có 583 tuyến đường được Sở Giao thông vận tải quản lý, tổng chiều dài khoảng 1.178km
Quỹ đất giao thông hiện trạng chỉ chiếm dưới 8% (so với tiêu chuẩn là 25%) đất xây dựng đô thị, đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu đi lại
20-Mật độ mạng lưới đường thấp, không đều như: quận Hoàn Kiếm mật độ mạng lưới đường đạt yêu cầu so với quy chuẩn; quận Thanh Xuân, Cầu Giấy, Tây Hồ, Hoàng Mai và các huyện mở rộng là những khu vực đô thị hóa, mạng lưới đường thiếu và phát triển chậm Ở trung tâm thành phố các đường phố ngắn và hẹp, mặt đường khu phố cổ có B= 6-8m, khoảng cách đường tới ngã ba, ngã tư đạt từ 50-100m; ở các khu vực phố cũ có B= 12-18m, khoảng cách tới ngã ba, ngã tư 200-400m; một số đường mới xây dựng có mặt cắt ngang tương đối lớn Trong khu vực trung tâm thành phố tốc độ giao thông đạt khoảng 17-27,5km/giờ
- Các công trình giao thông:
+ Các công trình phục vụ giao thông đô thị: Các đầu mối giao thông khác mức; cầu, hầm cho người đi bộ; Bến bãi đỗ xe, chủ yếu các điểm đỗ xe tận dụng lòng hè đường, có 150 điểm đỗ với tổng diện tích 272.370 m2, chỉ đạt khoảng 1,0 - 1,5 diện tích đất đô thị (theo yêu cầu là 3-5% diện tích đất đô thị) Diện tích bãi đỗ
xe quá nhỏ so với nhu cầu và phân bố không đồng đều, ở khu vực trung tâm diện tích trung bình 544m2/1 điểm đỗ Hạ tầng kỹ thuật thiếu đồng bộ
+ Nút giao thông: Hà Nội có trên 700 nút giao thông, trong đó nút giao thông phần lớn là nút giao thông đồng mức đơn giản, có khoảng trên 10 nút giao thông
Trang 21khác mức Dự kiến thành phố trung tâm phải xây dựng khoảng 54 nút giao thông khác cốt nhưng hiện vẫn chưa hoàn thành
+ Vận tải HKCC chiếm tỷ lệ thấp khoảng 14% chủ yếu là xe buýt và taxi, các phương tiện vận tải cá nhân giữ vai trò chủ đạo Tính đến năm 2011 có 65 tuyến xe buýt với 1102 xe, vận chuyển đạt khoảng 420 triệu lượt hành khách, mật độ phủ mạng nội thành đạt tới 5,2km/km2; 12.103 xe taxi vận chuyển đạt khoảng 38 triệu lượt Xe buýt mới đảm nhiệm khoảng 9% nhu cầu đi lại của người dân Các phương tiện GTCC chưa thu hút được khách do nhiều nguyên nhân: Cự ly đi lại trung bình thấp - dưới 4km; Chất lượng xe buýt chưa đáp ứng được yêu cầu và dịch vụ, thời gian và đỗ, dừng chưa đúng điểm
+ Các phương thức vận tải bằng đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hàng không … hoạt động thiếu sự kết nối Tổ chức giao thông phân luồng, phân làn chưa hợp lý Vận tải bằng đường sắt hầu như không có vai trò trong vận tải nội đô
Không kiểm soát được giao thông cá nhân đặc biệt là xe máy
Hình 1.1 Số lượng phương tiện giao thông cá nhân trên địa bàn TP Hà Nội [10]
c Đánh giá hiện trạng giao thông thành phố Hà Nội
- Tập trung quá tải ở đô thị trung tâm
- Hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém
Hệ thống giao thông đô thị của Hà Nội đang bị quá tải nặng nề trước tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và dân số tăng nhanh Sự quá tải đã gây nên ùn tắc giao thông trên toàn thành phố
Trang 22Hệ thống đường sắt, đường thủy lạc hậu, chiếm tỷ lệ quá nhỏ so với nhu cầu vận tải Vận tải đô thị chủ yếu sử dụng phương tiện cá nhân, VTHKCC chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ đạt khoảng 14% Do vậy, tình trạng ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường … trong hoạt động GTĐT ngày nay đã trở thành hiện
tượng xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng (Hình ảnh về hiện trạng mạng lưới
giao thông TP Hà Nội xem tại Phụ lục 1.2)
Hình 1.2 Một số hình ảnh về ùn tắc giao thông trong thành phố Hà Nội [43]
Hình 1.3 Đánh giá thực trạng ùn tắc giao thông TP Hà Nội [34]
Trang 231.2 Giới thiệu chung về ĐTVT Sóc Sơn
1.2.1 Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên
a Vị trí địa lý, ranh giới và quy mô nghiên cứu
* Vị trí, ranh giới (Hình ảnh minh họa ở Phụ lục 1.1)
Theo QHCXD HN 2030, phạm vi ĐTVT Sóc Sơn được xác định bao gồm thị trấn Sóc Sơn, xã Tiên Dược và một phần của các xã Phù Linh, Tân Minh, Đức Hòa, Đông Xuân, Mai Đình, Quang Tiến, Hồng Kỳ, Hiền Ninh, Phù Lỗ, Xuân Thu, Xuân Giang Phạm vi nghiên cứu được giới hạn như sau:
- Phía Bắc giới hạn đến khu vực đền Sóc;
- Phía Nam giới hạn đến QL 18 và sân bay quốc tế Nội Bài;
- Phía Đông giới hạn đến khu vực đầm Lai Cách;
- Phía Tây giới hạn đến hồ Đồng Quan và vùng cảnh quan núi Sóc
* Quy mô nghiên cứu
- Diện tích đất trong phạm vi nghiên cứu khoảng 5459,39 ha;
- Quy mô dân số đến năm 2030: khoảng 247.000 người
Hình 1.4 Vị trí ĐTVT Sóc Sơn trong QHC XD huyện Sóc Sơn [12]
Trang 24Hình 1.5 Mối liên hệ ĐTVT Sóc Sơn trong quan hệ vùng huyện Sóc Sơn [10]
ĐTVT Sóc Sơn được hình thành trong tương lai dựa trên cơ sở lòng cốt là thị trấn Sóc Sơn, xã Tiên Dược và một phần của 11 xã xung quanh (Phù Linh, Tân Minh, Đức Hòa, Đông Xuân, Mai Đình, Quang Tiến, Hồng Kỳ, Hiền Ninh, Phù Lỗ, Xuân Thu, Xuân Giang) Hiện nay chưa hình thành ranh giới địa chính ĐTVT Sóc Sơn và bộ máy chính quyền đang hoạt động dưới sự chỉ đạo và điều hành của UBND huyện Sóc Sơn Nội dung của luận văn này nghiên cứu trên cơ sở ranh giới của ĐTVT Sóc Sơn được hình thành trong tương lai và dưới góc độ yêu cầu của một đô thị hoàn chỉnh
Trang 25Cấu tạo địa chất ĐTVT Sóc Sơn phần lớn được tạo thành nhờ quá trình bồi tụ
và lắng đọng phù sa của hệ thống sông Cầu, sông Công, sông Cà Lồ, tầng cát mịn đến thô, nguồn gốc bồi tích nằm ở rất sâu dưới mặt đất
Khí hậu mang điều kiện khí hậu của vùng Hà Nội, chịu ảnh hưởng của chế độ nhiệt đới gió mùa nội chi tuyến Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm Nhìn chung, huyện Sóc Sơn nằm trong vùng khi hậu tương đối thuận lợi, đặc biệt là cho sản xuất nông nghiệp với các vụ gieo trồng khác nhau
- Sông ngòi, thủy văn: Khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng thủy văn của 3 con sông (sông Cầu, sông Công và sông Cà Lồ)
- Tài nguyên khoáng sản: Có thể khai thác cát vàng, sỏi tại các khu vực ven sông Công và sông Cầu; khai thác cao lanh tại khu vực xã Minh Phú và xã Phù Linh
- Tài nguyên rừng: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của huyện khoảng 4.557ha, toàn bộ được quy hoạch là rừng phòng hộ, bảo vệ môi trường
- Cảnh quan: ĐTVT Sóc Sơn có hệ thống các hồ lớn như hồ Đồng Quan, hồ Đền Sóc gắn kết với khu vực đồi núi rừng tự nhiên có tiềm năng để phát triển mạnh
về du lịch
c Đặc điểm địa hình
- ĐTVT Sóc Sơn nằm trong vùng chuyển tiếp từ vùng núi Tam Đảo xuống đồng bằng sông Hồng, địa hình đa dạng, có độ dốc thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam
- Vùng bán sơn địa, đồi núi thấp: gồm 2 dãy núi cao nằm về phía Tây có độ dốc sườn dốc lớn hơn 20%, địa hình ven chân núi có độ dốc từ 10-20%, có độ trung bình 250m, đỉnh cao nhất có cao độ 460m, cao độ chân núi 20m Các đồi nhỏ nằm rải rác xen kẽ ở phía Bắc huyện, độ dốc thoải từ 10-20%, có cao độ trung bình 30m, cao độ lớn nhất 112m, cao độ ven các chân đồi phổ biến ở mức 10m
- Vùng đồng bằng được chia làm khu vực:
Trang 26+ Khu vực có cao độ 10-15m có địa hình bằng phẳng, dốc thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam thuận lợi cho xây dựng, không bị ảnh hưởng bởi ngập lụt + Khu vực có cao độ 5 -10m, địa hình chia cắt không bằng phẳng
+ Khu vực có cao độ < 5m ở phía Đông huyện, là vùng trũng thấp và bằng phẳng độ dốc nền nhỏ hơn 0,004, không thuận lợi cho xây dựng, thoát nước phải sử dụng trạm bơm
d Hiện trạng dân số
- Tổng dân số hiện trạng ĐTVT Sóc Sơn là 97.813 người tương ứng với khoảng 24.403 hộ gia đình Một số xã tuy có diện tích thuộc ĐTVT, tuy nhiên tính chất là đất nông nghiệp cho nên không có dân số thuộc vào ĐTVT
Bảng 1.3 Hiện trạng dân số ĐTVT Sóc Sơn [6]
Trang 271.2.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của ĐTVT Sóc Sơn
Tổng giá trị sản xuất năm 2014 là hơn 8.091 tỷ đồng trong đó ngành sản xuất
CN chiếm sản lượng gấp đôi so với các ngành còn lại thể hiện được tiềm năng chính của huyện Sóc Sơn đó là phát triển công nghiệp Bên cạnh đó các ngành nông lâm thủy sản, dịch vụ, vận tải, và xây dựng cơ bản cũng có đóng góp đáng kể vào tổng giá trị sản xuất
Bảng 1.4 Cơ cấu kinh tế huyện Sóc Sơn năm 2011-2014 [7]
sánh
Năm 2011 Năm 2014
A Tổng giá trị sản xuất Triệu dồng 6.635.140 8.091.042
1 Ngành nông, lâm nghiệp
Trang 28BI ỂU ĐỒ CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN SÓC SƠN NĂM 2011
BI ỂU ĐỒ CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN SÓC SƠN NĂM 2014
Hình 1.6 Biểu đồ cơ cấu kinh tế huyện Sóc Sơn năm 2011, năm 2014 [7]
1.2.3 Khái quát về hiện trạng sử dụng đất
ĐTVT Sóc Sơn là trung tâm của huyện Sóc Sơn, bao gồm: 12 xã (Tiên Dược, Phù Linh, Tân Minh, Đức Hòa, Đông Xuân, Mai Đình, Quang Tiến, Hồng kỳ, Hiền Ninh, Phù Lỗ, Xuân Thu, Xuân Giang) và thị trấn Sóc Sơn Quy mô diện tích đất tự
nhiên là 5.459,39 ha Cụ thể hiện trạng sử dụng đất ĐTVT Sóc Sơn như sau (Hình
Trang 29TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
+ Khu dân cư dọc trục QL 3 có cốt cao độ 8,5 - 13,5m
- Còn lại là khu vực dân cư tập trung tại các trung tâm xã, xen kẽ đất nông nghiệp, ven các chân núi: Khu vực ven chân núi cao độ nền xây dựng từ 15 - 30m
- Khu vực đất nông nghiệp nằm về phía Đông, chịu ảnh hưởng thuỷ văn sông Cầu và một phần nhỏ đoạn sông Cà Lồ có cao độ từ 3 - 6m, là vùng thấp trũng bằng phẳng có độ dốc nền nhỏ hơn 0,4%, tiêu thoát nước phải sử dụng trạm bơm như xã Tân Minh, xã Xuân Giang và một phần xã Đức Hòa
Trang 30- Khu vực đất nông nghiệp nằm về phía Nam và Tây Nam có cao độ từ 6,0 - 10,5m chịu ảnh hưởng thủy văn sông Cà Lồ thuộc các xã Đông Xuân, Mai Đình, một phần xã Quang Tiến, Xuân Giang, Đức Hòa và Đông Xuân
* Hiện trạng tiêu thoát nước:
- ĐTVT Sóc Sơn chủ yếu thuộc tiểu vùng tiêu phía Đông Nam huyện Sóc Sơn (vùng tiêu III) có hướng tiêu nước ra sông Cà Lồ và một phần thuộc khu vực hồ Đồng Quan (vùng tiêu II) tiêu thoát nước về ngòi cầu Trắng chảy ra sông Cà Lồ
- Hệ thống tiêu tự chảy: Các kênh, mương tiêu chính cho khu vực bao gồm: kênh Bến Tre, kênh Lương Phúc, kênh Tấc Ba, ngòi Xuân Kỳ, các đầm tiêu ra sông Cầu và sông Cà Lồ Nước được dẫn theo các kênh, ngòi và chảy ra sông qua các cống dưới đê: Cống Thá, cống Lương Phúc, cống Tấc Ba, cống Cầu Dâu, cống Lủ Trung, cống Thu Thủy
- Hệ thống tiêu động lực: Khi mực nước sông Cầu lên cao > 5,5m thì các cống dưới đê được đóng lại và khu vực nội đồng vùng tiêu III được tiêu thoát bằng 5 trạm bơm tiêu đầu mối (Trạm bơm Tân Hưng, Cẩm Hà I, Cẩm Hà II, Tăng Long và Tiên Tảo) và các kênh dẫn (kênh Cẩm Hà, kênh Tăng Long, kênh Tiên Tảo, kênh Tân Hưng)
- Hệ thống kênh được điều tiết bởi các trạm bơm tưới, tiêu cho nông nghiệp:
- Hiện trạng hệ thống thoát nước mưa:
+ Lưu vực thoát nước tự nhiên được phân ra thành 2 lưu vực chính tương ứng với 2 vùng tiêu của thuỷ lợi (Vùng tiêu II và vùng tiêu III)
Thị trấn Sóc Sơn và các cụm dân cư tại các xã thuộc phạm vi ĐTVT Sóc Sơn phần lớn chưa có hệ thống thoát nước mưa, nước mưa thoát theo địa hình tự nhiên
ra các vùng ruộng trũng xung quanh và được tiêu thoát thông qua hệ thống tiêu nông nghiệp
Khu vực trung tâm thị trấn Sóc Sơn có hệ thống mương thoát nước mưa có nắp đan: tuyến từ chi nhánh điện Sóc Sơn đến Công ty kinh doanh nhà với tổng chiều dài khoảng 4km kích thước 600 x 800 mm và 2km mương hở kích thước 400x600 chạy từ dốc công an đến cống QL3 Hiện trạng cống còn tốt
Trang 31- Đất đã xây dựng Diện tích: 1235,07 ha; chiếm 22,62%
+ Các khu vực đã xây dựng ổn định: Cơ quan, công cộng, dân cư có nền xây dựng không bị ngập úng Hxd > 10,5m , độ dốc nền xây dựng thuận lợi 0,4≤ i≤10%
- Đất xây dựng thuận lợi: Diện tích: 3179,70 ha; chiếm 57,90%
Các khu vực nền hiện trạng không bị ngập úng, độ dốc nền xay dựng thuận lợi
+ Độ dốc địa hình: 0,4 ≤ i ≤ 10%
+ Cao độ nền : h ≥ 10,2m (vùng I), h ≥ 7,0m (vùng II)
- Đất xây dựng không thuận lợi: 562,25Ha; chiếm 10,27%
+ Đất xây dựng không thuận lợi do ngập lụt: Diện tich: 184,62 ha; chiếm 3,36%
Các khu vực ruộng thấp trũng có cao độ nền : h ≤ 9,0m ( vùng I) h ≤ 5,5m (vùng II) chịu ảnh hưởng úng ngập nội đồng với Hngập >1,0m Khi xây dựng phải cải tạo nền,
+ Đất xây dựng không thuận lợi do độ dốc nền: Diện tích 377,63ha; chiếm 6,91%
Trang 32+ Về nguồn nước: Hệ thống lấy nước từ NMN Đông Anh Công suất thiết kế:
12.000 m3/ngày đêm; công suất thực tế 6.124 m3/ngày đêm (Nguồn Công ty Nước
sạch Hà Nội - 31/12/2010)
+ Về mạng lưới ống truyền tải:
Tuyến ống truyền tải Ø400 từ NMN Đông Anh về đến TBTA Sóc Sơn (hay còn gọi là trạm cấp nước Sóc Sơn), công suất Q= 7.200 m3/ngày đêm Các tuyến ống truyền tải nước sạch khác trong hệ thống có đường kính Ø200, Ø250, Ø300 Phạm vi phục vụ của mạng lưới ống cấp nước: Vùng dân cư dọc Quốc lộ 3 từ Phủ
Lỗ về đến thị trấn Sóc Sơn và các khu công nghiệp: Khu công nghiệp và thương mại Mai Đình, công nghiệp Tiên Dược và một số xã thuộc huyện như: Phủ Lỗ, Phu Minh, Mai Đình
- Nước sạch từ các TCN cục bộ trong khu vực:
- Ngoài hệ thống trên, thị trấn hiện còn có một số TCN sạch cục bộ từ giếng khoan không được xử lý, tổng công suất các trạm bơm này là Q= 2.050 m3/ngày đêm, song các trạm này chỉ hoạt động khoảng 3 - 4 giờ/ngày
* Hiện trạng cấp điện và chiếu sáng đô thị
Khu vực ĐTVT Sóc Sơn hiện đang được cấp điện trực tiếp từ nguồn điện quốc gia thông qua các trạm biến áp: Trạm 110/22KV Sóc Sơn, trạm 110/22KV Nội Bài, trạm 110/35/22KV Đông Anh, trạm trung gian 35/6KV Phủ Lỗ
Lưới điện:
- Lưới trung thế 6KV:
Các tuyến trung thế 35,22 và 6KV hiện tại chủ yếu được đi nổi trên cột bê tông ly tâm, dùng cáp bọc và cáp trần AC 70, AC95 Một số nhanh rẽ cấp vào trạm biến áp hạ thế ở khu trung tâm đô thị được đi ngầm, sử dụng cáp ngầm trung thế XLPE
- Lưới điện và trạm hạ thế 0,4KV:
Lưới điện hạ thế của khu vực đo thị cơ bản đã được Công ty Điện lực Sóc Sơn đầu tư xây dựng hoàn chỉnh bằng hệ thống cap vặn xoắn ABC đi nổi trên cột bê tông ly tâm Các trạm biến áp hạ thế hiện có trong khu vực đô thị đa số là trạm kiểu
Trang 33treo và một số trạm kiểu xây Một số trạm đã được Công ty Điện lực Sóc Sơn đầu tư cải tạo, nâng cấp điện áp
- Lưới điện chiếu sáng:
Lưới điện chiếu sáng cơ bản được lắp đặt đầy đủ, trên các trục đường chính lưới điện chiếu sáng bố tri đi ngầm, các khu vực khác lưới điện chiếu sáng bố trí đi chung cột với lưới điện hạ thế Nhu cầu sử dụng điện của khu đô thị đạt 100%
* Hiện trạng thoát nước thải, xử lý CTR, nghĩa trang
- Nước thải sinh hoạt:
+ Sử dụng hệ thống thoát nước chung giữa nước mưa và nước thải
+ Hệ thống mương thoát nước mưa: Tại khu vực thị trấn và tại trung tâm các
xã đã tương đối hoàn thiện Tuy nhiên tại khu vực nông thôn mới vẫn sử dụng mương đất, thường xuyên bị ứ đọng, bồi lắng, khả năng thoát nước kém, gây ô nhiễm môi trường
+ Nước thải y tế: Nước thải y tế chưa được xử lý riêng
+ Mạng lưới: Sử dụng hệ thống thoát nước chung giữa nước mưa và nước thải
y tế gây ô nhiễm môi trường khu vực xung quanh
- Hiện trạng quản lý chất thải rắn
+ CTR được thu gom tương đối triệt để, CTR sinh hoạt và y tế chưa được phân loại, xử lý riêng
+ CTR được vận chuyển đến khu xử lý rác thải Nam Sơn Diện tích 83,5ha
- Hiện trạng nghĩa trang
Nằm rải rác, phân tán, không theo quy hoạch, gây ô nhiễm môi trường Tổng diện tích nghĩa trang khu vực quy hoạch: 219,21 ha
1.3 Hiện trạng hệ thống giao thông ĐTVT Sóc Sơn
Hệ thống giao thông của huyện Sóc Sơn gồm 3 loại hình: Đường hàng không, đường bộ và đường sắt
1.3.1 Hiện trạng hệ thống giao thông đối ngoại
a Giao thông hàng không (Hình ảnh xem tại Phụ lục 1.4)
Trang 34Cảng hàng không, sân bay quốc tế Nội Bài nằm phía Tây Nam của ĐTVT Sóc Sơn Tuy cảng hàng không nằm ngoài ranh giới của ĐTVT Sóc Sơn như nó có mối liên hệ chặt chẽ với mạng lưới giao thông đối nội của ĐTVT Sóc Sơn:
+ Là sân bay dùng chung dân dụng và dân sự, nằm cách trung tâm huyện 7km
về phía Tây - Nam Sân bay là đầu mối giao thông rất quan trọng, là cửa ngõ giao lưu trong và ngoài nước của TP Hà Nội
+ Sân bay Nội Bài đạt tiêu chuẩn cấp 4E theo tiêu chuẩn ICAO và sân bay quân sự cấp I Sân bay có hai đường cất hạ cánh đang hoạt động: Đường cất hạ cánh 1A có kích thước 3200x45m, đường cất hạ cánh 1B có kích thước 3800x45m và một đường băng phụ có kích thước 1000x23m Hành khách thông qua năm 2010 đạt 9.5 - 10 triệu hành khách và có khả năng tiếp nhận các loại máy bay lớn như Boeing
747, Airbus 380 hạ cất cánh
+ Hiện nay, một số xã trong khu vực nghiên cứu (xã Mai Đình và Đông Xuân,
….) đang bị ảnh hưởng của phễu bay, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người dân
Hình 1.8 Một số hình ảnh về cảng hàng không Nội Bài
b Giao thông đường bộ
* Các tuyến QL qua ĐTVT Sóc Sơn:
- Quốc lộ 18: Tuyến đường chạy qua phía Nam của KVNC, kết nối hệ thống giao thông trong khu vực với hệ thống giao thông TP Hà Nội và các tỉnh trong vùng kinh tế quan trọng nằm trên QL 18 như Hải Phòng, Quảng Ninh Đoạn chạy qua
Trang 35huyện đã được cải tạo nâng cấp theo tiêu chuẩn đường 4 làn xe, mặt đường bêtông nhựa chất lượng tốt
Hình 1.9: Mặt cắt ngang đường QL 18
Hình 1.10: Ảnh hiện trạng đường QL 18
- Quốc lộ 3 : Đoạn chạy qua KVNC có chiều dài 8 km, là trục giao thông chính của ĐTVT Sóc Sơn, kết nối KVNC với các khu vực trong huyện và trung tâm thủ đô Hà Nội Hiện nay, tuyến đường đang bị xuống cấp, nền đường rộng 9 - 14 m không đáp ứng được lưu lượng giao thông quá lớn nên thường xuyên dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông
Trang 36Hình 1.11: Mặt cắt ngang và ảnh hiện trạng đường QL 3
- Tỉnh lộ 131: Tuyến đường là trục giao thông chính kết nối các khu vực phía Tây huyện với ĐTVT Sóc Sơn Hiện nay, nền đường rộng 9 - 10m nhỏ không đáp ứng được mật độ phương tiện lưu thông trên tuyến nên thường xuyên xảy ra tình trạng tắc đường và tai nạn giao thông
Hình 1.12: Mặt cắt ngang và ảnh hiện trạng đường Tỉnh Lộ 131
* Các tuyến quốc lộ đối ngoại liền kề có mối liên hệ với giao thông đối nội ĐTVT Sóc Sơn
- QL 2: Là tuyến đường nối Hà Nội với 6 tỉnh phía Bắc (Vĩnh Phúc, Phú Thọ,
Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái và Lào Cai) Đoạn qua huyện Sóc Sơn có chiều dài 13,6km, đường cấp III đồng bằng Trong năm 2014 - 2015 tuyến đường đã được nâng cấp, sửa chữa đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến Tuy nhiên, tại nút giao giữa QL 2 với đường Bắc Thăng Long - Nội Bài là điểm chuyển tiếp từ Hà Nội đi
Trang 37các tuyến giao thông huyết mạch phía Bắc như QL 2, sân bay Nội Bài, tuyến Cao Tốc Hà Nội - Lào Cai, QL 3 đi Thái Nguyên Vị trí này vòng xuyến nhỏ hẹp trong khi lưu lượng xe thông qua rất lớn, luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông
- Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai: có chiều dài 265 km, điểm đầu là nút giao thông giữa QL 2 và đường Bắc Thăng Long - Nội Bài Tuyến đường đi qua địa bàn
5 tỉnh: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai, nối với đường cáo tốc Côn Minh - Hà Khẩu của Trung Quốc và là một hợp phần trong dự án phát triển cơ
sở hạ tầng giao thông của Hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng
Hình 1.13 Một số hình ảnh về tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai
- Hệ thống công trình phục vụ giao thông:
+ Hệ thống nút giao thông đối ngoại quan trọng: Nút giao thông khác mức tại giao cắt giữa QL 18 và QL 3 là đầu mối giao thông đối ngoại chính phía Nam của ĐTVT Sóc Sơn
+ Hệ thống bãi đỗ xe: Hiện nay, khu vực nghiên cứu vẫn chưa có bãi đỗ xe tập trung lớn đáp ứng cho toàn đô thị Bãi đỗ xe thường tập trung tại các khu vực công cộng, khu thương mại với quy mô nhỏ
c Giao thông đường sắt
- Tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên: Đoạn chạy qua khu vực nghiên cứu
có tổng chiều dài 7.5km với ga hiện trạng là ga Đa Phúc đón 50 - 60 hành khách/ngày, khổ đường 1000mm Tuyến hiện tại đang khai thác sử dụng chỉ với 01 đợi tàu từ ga Long Biên đến ga Quán Triều (Thái Nguyên) và ngược lại
Trang 38Hình 1.14 Ga Đa Phúc, tuyến đường sắt: Hà Nội - Thái Nguyên;
Hình 1.15 Hệ thống giao thống đối ngoại ĐTVT Sóc Sơn
1.3.2 Hiện trạng giao thông đối nội
* Hệ thống đường huyện
+ Hệ thống đường huyện gồm 18 tuyến với tổng chiều dài 120km Hệ thống đường huyện đã cơ bản được cứng hóa nhưng nhiều đoạn đường đang bị xuống cấp nghiêm trọng cần được đầu tư nâng cấp, cải tạo, sửa chữa
Trang 39+ Hệ thống đường huyện phân bố không đồng đều, tập trung bên phía Đông đường QL 3, cấu trục chưa rõ ràng và thiếu tính liên kết
* Hệ thống giao thông nội thị ĐTVT Sóc Sơn
Hệ thống đường giao thông nội thị có cấu trúc xương cá với trục chính là quốc
lộ 3, các tuyến chính tập trung tại các khu vực hai bên QL 3 có bề rộng mặt đường
> 10,5 m, vỉa hè từ > 5 m; còn lại các tuyến trong các khu đô thị hiện hữu mặt đường, vỉa hè nhỏ Các Nút giao thông trong huyện như: QL 3 - Tỉnh lộ 131, hiện
đã được cải tạo tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu giao thông, thường xuyên xảy
ra ùn tắc
* Hệ thống giao thông nông thôn: Hệ thống giao thông nông thôn trong khu
vực nghiên cứu đã cơ bản được cứng hóa, mặt đường rộng 3 - 8m
Bảng 1.7 Bảng thống kê mạng lưới giao thông đường bộ ĐTVT Sóc Sơn [12]
(km)
Diện tích (ha)
1.3.3 Hiện trạng hệ thống giao thông công cộng
Hệ thống GTCC bao gồm các loại hình: Xe buýt, xe taxi và xe khách
- Hệ thống xe buýt thành phố chạy qua khu vực huyện gồm 2 tuyến:
+ Tuyến số 15: Long Biên - Phố Nỉ
+ Tuyến số 56: Bến xe Nam Thăng Long - Núi Đôi
Hiện nay, hệ thống xe buýt vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải hành khách, chất lượng phục vụ vẫn còn thấp Hệ thống điểm dừng đỗ, đón khách bố trí chưa hợp lý và chưa được đầu tư xây dựng
Trang 40Chưa có hệ thống xe buýt riêng trong ĐTVT Sóc Sơn
Hình 1.16 Sơ đồ lộ trình hai tuyến xe buýt số 15, số 56 [41]
Mới chỉ có 02 tuyến xe buýt kết nối trung tâm TP Hà Nội Nội với huyện Sóc Sơn Chưa có mạng lưới xe buýt nội bộ trong huyện Sóc Sơn cũng như ĐTVT Sóc Sơn Thiếu tính kết nối GTCC các khu vực trong huyện với nhau, khu vực này chủ yếu là dùng phương tiện giao thông cá nhân
Chưa có các loại hình vận tải HKCC có sức chuyên chở lớn như BRT và tàu điện trên cao
- Hệ thống công trình phục vụ giao thông:
+ Hệ thống nút giao thông đối ngoại quan trọng: Nút giao thông khác mức tại giao cắt giữa QL 18 và QL 3 là đầu mối giao thông đối ngoại chính phía Nam của ĐTVT Sóc Sơn
+ Hệ thống bãi đỗ xe: Hiện nay, khu vực nghiên cứu vẫn chưa có bãi đỗ xe tập trung lớn đáp ứng cho toàn đô thị Bãi đỗ xe thường tập trung tại các khu vực công cộng, khu thương mại với quy mô nhỏ
1.3.4 Hiện trạng hệ thống mạng lưới đường xe đạp và đi bộ
Đi xe đạp có rất nhiều tác dụng và lợi ích chúng ta cần khuyến khích người dân sử dụng nó, muốn vậy trước hết cần phải làm tăng tính hấp dẫn của giao thông
Núi Đôi
Bx Nam Thăng Long
Phố
Nỉ
Long Biên