1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giải pháp kiến trúc các khu du lịch ven biển bắc trung bộ theo xu hướng phát triển bền vững (tt)

38 539 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 2,71 MB

Nội dung

Định hướng phát triển du lịch khu vực Băc Trung Bộ 58 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC CÁC KHU DU LỊCH VEN BIỂN BẮC TRUNG BỘ THEO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN... Trong linh vực lý thuyết đã có

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS.KTS TRẦN ĐỨC KHUÊ

Hà Nội - 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác (trừ các số liệu, kết quả đã có trích nguồn)

Tác giả luận văn

Vương Hải Ngọc

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin cảm ơn sâu sắc TS.KTS TRẦN ĐỨC KHUÊ, người thầy đã hết lòng hướng dẫn, dìu dắt, định hướng và chỉ bảo tận tình cho tôi đạt kết quả nghiên cứu

Xin chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp của các Giáo Sư, Phó Giáo

sư, Tiến sĩ, các nhà khoa học giúp tôi hoàn thiện luận văn

Xin cảm ơn Khoa Đào tạo trên Đại học, trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội đã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài

Xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã luôn chia sẻ, giúp đỡ tôi trên con đường nghiên cứu khoa học

Sau cùng tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn vô hạn tới cha mẹ, những người

đã sinh thành và giáo dưỡng tôi Xin cảm ơn vợ, hai con và những người thân luôn là nguồn động viên, sát cánh cùng tôi trong suốt quá trình làm luận văn

Tác giả luận văn

Vương Hải Ngọc

Trang 6

1.3.1 Vị trí và vai trò của các khu du lịch ven biển khu vực Bắc Trung Bộ

đối với ngành du lịch Việt Nam 21

1.3.2 Đặc điểm bờ biển Bắc Trung Bộ 23

1.3.3 Thực trạng không gian kiến trúc du lịch ven biển Bắc Trung Bộ 25

1.4 Một số nghiên cứu có liên quan đến đề tài 32

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CÁC KHU

DU LỊCH VEN BIỂN BẮC TRUNG BỘ THEO XU HƯỚNG PHÁT

2.2 Cở sở lý thuyết 38

2.2.1 Khái niệm kiến trúc phát triển bền vững và du lịch bền vững 38

2.2.2 Các loại hình kiến trúc du lịch ven biển 44

2.3.1 Yếu tố tự nhiên 46 2.3.2 Yếu tố kinh tế - xã hội 49

2.3.3 Yếu tố văn hóa – xã hội 52

2.3.4 Định hướng phát triển du lịch khu vực Băc Trung Bộ 58

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC CÁC KHU DU LỊCH VEN

BIỂN BẮC TRUNG BỘ THEO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN

Trang 7

3.3.1 Giảỉ pháp quy hoạch 72 3.3.2 Giải pháp Kiến trúc – cảnh quan 77

Trang 8

Các ký hiệu, các chữ viết tắt trong luận án

DLVB: Du lịch ven biển

BTB: Bắc Trung Bộ

KT-XH: Kinh tế xã hội

VH-XH: Văn hóa xã hội

ĐTXHH: Điều tra xã hội học

Trang 9

Danh mục bảng biểu

Bảng 1.1 Các khu du lịch ven biển của Việt Nam 17 Bảng 1.2 Tổng hợp kiến trúc DLVB Miền Trung 19 Bảng 1.3 Tổng hợp kiến trúc DLVB ven biển Mũi Né giai đoạn

1995-2000

20

Bảng 1.4 Kiến trúc DLVB quy mô vừa và nhỏ khu vực Bắc Trung Bộ 25 Bảng 2.1 So sánh giữa du lịch bền vững và du lịch đại chúng 40 Bảng 2.1 Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ 43 Bảng 2.2 Số lượng khách quốc tế đến khu vực Bắc Trung Bộ

Trang 10

Hình 1.6 AmaDLari Resort, Kedawatan, Bali, Indonesia 8 Hình 1.7 Maldives thực sự là thiên đường nghỉ dưỡng 9

Hình 1.10 Khu du lịch ven biển ở Thái Lan 12

Hình 1.11 Quần thể nghỉ mát với kiến trúc châu Âu tại Tam Đảo 15

Hình 1.12 Sơ đồ các khu DLVB ven biển Bắc Trung Bộ đã được quy

hoạch

22

Hình 1.13 Hình ảnh kiến trúc đơn điệu, khô cứng tại khu DLVB

Eureka Linh Trường

29

Hình 1.14 Hình ảnh kiến trúc xây dựng mật độ cao tại khu DLVB

Lăng Cô Beach Resort và Cửa Lò Golf Resort

29

Hình 1.15 Hình ảnh kiến trúc DLVB khai thác nét đặc trưng của khu

đầm phá Tam Giang- Vedana Lagoon Resort

Trang 11

Hình 2.11 Một số đặc trưng kiến trúc và chi tiết khu vực Bắc Trung Bộ 56 Hình 3.1 Nguyên tắc phát triển bền vững kiến trúc DLVB BTB 64 Hình 3.2 Các thành phần chức năng của kiến trúc DLVB 68 Hình 3.3 Các yếu tố để xác định quy mô, chức năng của kiến trúc

78

Hình 3.10 Đảm bảo khoáng cách và chiều dài của công trình phía trước 80

Hình 3.11 Giải pháp kiến trúc DLVB Bắc Trung Bộ với khu đất xây

dựng tại đầm phá của tiểu vùng xứ Bình Trị Thiên

81

Hình 3.12 Đảm bảo khoảng cách và chiều cao của công trình 82

Hình 3.13 Sử dụng mặt nước kết nối kiến trúc DLVB với mặt biển 82

Hình 3.14 Hình minh họa sử dụng cấu trúc và vật liệu địa phương 83

Hình 3.15 Minh họa cho giải pháp kiến trúc cảnh quan 84 Hình 3.16 Khai thác kiến trúc truyền thống trong kiến trúc DLVB 85

Trang 12

1

MỞ ĐẦU

™ Sự cần thiết của đề tài

Kiến trúc du lịch ven biển là một trong những loại hình kiến trúc công cộng ra đời rất sớm trong lịch sử nhân loại, luôn song hành với sự phát triển của kinh tế xã hội xây dựng nhằm đáp ứng như cầu về đời sống vật chất và tinh thần của con người Không ngẫu nhiên khi các công trình du lịch ven biển được xây dựng tại những nơi có cảnh quan và điều kiện khí hậu thuận lợi, có nền văn hóa đa dạng và đặc sắc

Là một đất nước có khí hậu nhiệt đới, cảnh quanh thiên nhiên đa dạng và phong phú, có nền văn hóa lâu đời với các giá trị đặc sắc, nên kiến trúc du lịch ven biển ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ dọc theo các bờ biển Các khu du lịch ven biển hầu hết là phát triển tự phát hoặc dập khuôn theo mô hình của nước ngoài nên chưa thể hiện được sự bền vững trong tổ chức không gian kiến trúc cũng như đặc tính riêng của môi trường tự nhiên và VH-XH của địa phương xây dựng

Mặc dù được khai thác từ lâu nhưng Kiến trúc du lịch ven biển ở Việt Nam mới thực sự được du nhập và phát triển từ những năm 1990 của thế kỷ 20,

và tập trung chủ yếu ở khu vực ven biển Trải qua hơn 20 năm, từ giai đoạn ban đầu là dập khuôn hình mẫu kiến trúc du lịch ven biển ở nước ngoài, rồi những

“làn sóng” bất động sản lên cao đã tạo ra những khu du lịch ven biển hoành tráng với những lợi ích kinh tế trước mắt Trong giai đoạn này, các khu DLVB

đã bộc lộ nhiều vấn đề, có quá nhiều dự án kiến trúc xây dựng vội vàng, thiếu cân nhắc tính toán để phát triển một cách bền vững Việc các kiến trúc du lịch chiếm không gian cảnh quan đẹp ven biển, gây xung đột giữa phát triển du lịch với các ngành nghề đánh bắt cá truyền thống, kiến trúc nhàm chán, pha tạp, không hài hòa với cấu trúc cảnh quan môi trường tự nhiên sẽ làm hỏng các không gian ven biển đẹp của Bắc Trung Bộ Ngoài ra các khu du lịch ven biển

có các chức năng hoạt động du lịch chưa đa dạng, các sản phẩm nghỉ dưỡng

Trang 13

2

giống nhau nên mất đi sức hút với du khách và không khai thác được dài thời gian hoạt động trong năm Các không gian văn hóa trong kiến trúc DLVB cũng chưa được đề cập đã làm mất đi những giá trị của văn hóa bản địa - những yếu

tố tạo nên bản sắc của kiến trúc du lịch ven biển

Việc tiếp thu và vận dụng các giá trị truyền thống một cách sáng tạo, tìm hiểu và khai thác các đặc trưng của từng địa phương nhằm hấp dẫn, thu hút du khách, nhưng lại chú trọng đến hài hòa với môi trường tự nhiên và xã hội là một vấn đề cấp bách và có tình thời sự Trong linh vực lý thuyết đã có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu về xu hướng kiến trúc bền vững, song các nghiên cứu cho kiến trúc du lịch ven biển trong điều kiện Việt Nam còn rất ít và chỉ giới hạn trong từng thể loại riêng biệt quy mô lớn mà chưa đề cập đến môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa – xã hội ở quy mô nhỏ Điều này đã dẫn đến những bất cập trong xây dựng và khai thác các khu DLVB quy mô vừa và nhỏ thiếu tính định hướng, phát triển tràn lan, đầu tư thiếu hấp dẫn, kém hiệu quả và bền vững Và hệ quả là giá trị nghệ thuật và giá trị tư tưởng của công trình bị suy giảm đáng kể, thậm chí gây hậu quả lâu dài tác động tiêu cực đến môi trường và các khu dân cư xung quanh bởi các yếu tố tác động, thúc đẩy xã hội phát triển như:

- Đặc trưng kinh tế thị trường

- Tính cạnh tranh trong đầu tư và khai thác

- Nhu cầu du lịch ngày càng cần thiết và đòi hỏi nâng cao chất lượng

- Sự tự do lựa chọn và khám phá được quan tâm

Do vậy đề tài “Giải pháp kiến trúc bền vững các khu du lịch ven biển Bắc Trung Bộ” nhằm nghiên cứu hướng tới những giải pháp cụ thể cho các khu DLVB để có thể khai thác bền vững những giá trị tiềm năng và thuận lợi của vùng ven biển Bắc Trung bộ

™ Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là:

Trang 14

3

- Nhận diện đặc trưng các khu du lịch ven biển Bắc Trung bộ

- Định hướng, xây dựng các nguyên tắc để thiết kế kiến trúc du lịch khi khai thác các phần còn lại của ven biển Bắc Trung Bộ một cách bền vững

- Đề ra các giải pháp kiến trúc du lịch ven biển khai thác bền vững các yếu

tố đặc trưng của địa điểm Bắc Trung Bộ khi lựa chọn xây dựng

™ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các yếu tố hình thể - không gian và cấu trúc – bố cục có thể chứa đựng, phản ánh và tái hiện những đặc trưng của yếu tố môi trường tự nhiên, văn hóa, xã hội để tạo nên không gian kiến trúc bền vững cho các khu du lịch ven biển Bắc Trung Bộ

Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong thể loại kiến trúc du lịch ven biển

có quy mô vừa và nhỏ

Khu vực nghiên cứu và các thực chứng, ứng dụng được giới hạn trong khu vực ven biển Bắc Trung Bộ

™ Phương pháp nghiên cứu

- Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng và nhu cầu phát triển của các khu

du lịch ven biển Bắc Trung Bộ

- Hệ thống các nghiên cứu có liên quan tới kiến trúc bền vững cho các khu

du lịch ven biển Bắc Trung Bộ

- Phương pháp đối chiếu, so sánh kết quả điều tra, hệ thống hóa tài liệu với các cơ sở khoa học để quy nạp, rút ra nguyên tắc lựa chọn loại hình, tổ chức không gian kiến trúc bền vững cho các khu du lịch ven biển Bắc Trung Bộ

- Tổng hợp, phân tích tài liệu và quy nạp

- Sử dụng phương pháp chuyên gia

™ Ý nghĩa của việc nghiên cứu luận văn

- Đề xuất phương thức nghiên cứu và thiết kế kiến trúc bền vững các khu

du lịch ven biển trên cơ sở tiếp cận các đặc trưng của khu vực Bắc Trung Bộ

Trang 15

4

- Hình thành quan điểm lý luận có tính biện chứng về các vấn đề “đặc điểm của khu vực”, để từ đó có đề xuất giải pháp kiến trúc bền vững cho các khu du lịch ven biển

- Góp phần đẩy mạnh công tác nghiên cứu thiết kế, lý luận và phê bình còn đang thiếu trước tình hình phát triển thực tế của kiến trúc du lịch ven biển

™ Câu trúc của luận văn

Luận văn gồm 3 phần chính:

Phần mở đầu

Phần nội dung nghiên cứu gồm 3 chương

Chương 1: Tổng quan về kiến trúc du lịch ven biển

Phần kết luận và kiến nghị (3 trang)

Phần tài liệu tham khảo (4 trang)

Phần phụ lục (13 trang)

Trang 16

5

Sơ đồ cấu trúc luận văn

Trang 17

THÔNG BÁO

Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui

lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện

– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội

Email: digilib.hau@gmail.com

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN

Trang 18

87

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

1 Trong xây dựng và phát triển kiến trúc DLVB một cách bền vững, việc xác định đặc điểm của khu vực là rất quan trọng Có thể rút ra đặc điểm ven biển Bắc Trung Bộ như sau:

- Khí hậu 4 mùa nhưng khu du lịch chủ yếu hoạt động một vụ

- Bờ biển có những bãi tắm ngắn

- Bám dọc theo quốc lộ

- Gần các đô thị, điểm dân cư

- Hoạt động xen lẫn giữa du lịch và nghề sản xuất

- Bị ảnh hưởng bởi bão lũ

2 Ở nước ta và đặc biệt là khu vực Bắc Trung Bộ, yếu tố tự nhiên và văn hóa bản địa rất phong phú và đa dạng nên cần được khai thác để phát triển kiến trúc DLVB nói riêng và phát triển du lịch nói chung Để khai thác một cách bền vững luận văn đề xuất các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc 1: Hạn chế xây dựng mật độ quá lớn và chắn tầm nhìn ra biển

- Nguyên tắc 2: Đề cao hoạt động du lịch ven biển với du lịch văn hóa/làng nghề địa phương

- Nguyên tắc 3: Lựa chọn loại hình kiên trúc phù hợp và đa dạng hóa sản phẩm du lịch

- Nguyên tắc 4: Cân đối giữa hoạt động làng nghề và hoạt động du lịch để cùng khai thác chung yếu tố biển đảo và bãi tắm

- Nguyên tắc 5: Triệt để gần gũi, bảo vệ môi trường cảnh quan tự nhiên, cân bằng ứng dụng công nghệ mới với khai thác tài nguyên

3 Do đặc thù khí hậu ven biển Bắc Trung Bộ nên đa phần các khu DLVB chỉ hoạt động tích cực trong 2-3 tháng mùa hè Vì vậy để tránh lãng phí tài sản xây dựng, cảnh quan và các tiềm năng khác của vùng ven biển BTB đề xuất bổ

Trang 19

- Nghỉ dưỡng kết hợp du lịch tâm linh, khám phá, vui chơi khác

Các kiến trúc DLVB cần bổ sung thêm thành phần kiến trúc khu chức năng vào dây chuyển hoạt động

4 Trên cơ sở các quan điểm, nguyên tắc đã xác định ở đầu chương III, luận văn đề xuất các giải pháp ứng dụng trong việc tổ chức không gian kiến trúc du lịch ven biển Bắc Trung Bộ bao gồm:

- Các giải pháp quy hoạch có tính đến các yếu tố đặc thù địa điểm, địa hình của các tiểu vùng ven biển Bắc Trung Bộ để phát triển bền vững

- Các giải pháp kiến trúc - cảnh quan theo nhận diện đặc trưng của các vùng ven biển Bắc Trung Bộ

- Nhóm các giải pháp khai thác đặc điểm của môi trường tự nhiên và xã hội trong quy hoạch tổng thể, trong kiến trúc cảnh quan, trong kiến trúc- nội thất công trình và khai thác các cơ sở hạ tầng của địa phương

Các giải pháp này có thể sử dụng hữu hiệu góp phần nâng cao chất lượng kiến trúc du lịch ven biển Bắc Trung Bộ, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và góp phần phát triển du lịch

Kiến nghị

- Cơ quan quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng cần nhanh chóng hoàn thiện

về lý luận và tiêu chuẩn cho loại hình kiến trúc DLVB trong thiết kế quy hoạch

và kiến trúc cũng như là một trong những nhân tố để bảo đảm cho sự phát triển bền vững

Trang 20

89

- Cần nghiên cứu sâu hơn và cụ thể hơn đối với những vấn đề và ý kiến luận án nêu để áp dụng cho các loại hình kiến trúc khác ngoài kiến trúc DLVB, qua đó có thể tạo dựng được cộng đồng phát triển bền vững

- Trong các văn bản quản lý, hướng dẫn quy hoạch, kiến trúc DLVB cần

bổ xung chi tiết các nội dung liên quan đến việc khai thác và mức độ khai thác các yếu tố bền vững trong thiết kê quy hoạch tổng mặt bằng, trong thiết kế cảnh quan, kiến trúc và nội thất

- Cơ quan quản lý của địa phương cần xác định và đánh giá lại các dự án DLVB để lựa chọn mô hình kiến trúc phù hợp với điều kiện, tài nguyên của môi trường khu vực ven biển Bắc Trung Bộ

- Đối với các đô thị gần điểm du lịch cần quy hoạch xây dựng đô thị có tính đến các cơ sở hạ tầng xã hội – kỹ thuật để phục vụ các hoạt động nghỉ dưỡng, tăng tính liên kết giữa các khu DLVB với nhau và giữa khu DLVB với các khu vực thành phần khác của địa phương Hệ thống các khu DLVB phải nằm trong quy hoạch phát triển tổng thể của địa phương

- Cần có những nghiên cứu sâu hơn về các giá trị đặc trưng trong môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa của khu vực Bắc Trung Bộ, qua đó nhận diện một cách rõ nét những đặc trưng văn hóa, xã hội của địa điểm Đó là cơ sở cho viêc thiết kế bền vững kiến trúc DLVB nói riêng và các công trình kiến trúc khác nói chung trên địa bàn khu vực Bắc Trung Bộ

Trang 21

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1 Ngô Diệu An và Nguyễn thị Oanh Kiều, Giáo trình tổng quan du lịch dùng

cho chuyên ngành du lịch khách sạn, nhà hàng (2014), Nhà xuất bản Đà Nẵng,

Tr 42

2 Báo cáo chuyên đề (2014), Du lịch Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển, Bô Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hà Nội

3 Lê Trọng Bình (2007), Một số giải pháp đột phá phát triển du lịch vùng biển

và ven biển Việt Nam, Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Hà Nội

4 Lê Trọng Bình (2006), Quản lý Quy hoạch phát triển các khu du lịch

“Resort” tại Việt Nam, Tạp chí Quy hoạch xây dựng số 2/2006

5 Bộ Khoa học và Công nghệ (2008), Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7801:2008,

Quy hoạch phát triển khu du lịch – Tiêu chuẩn thiết kế, Hà Nội

6 Bộ Khoa học và Công nghệ (2009), Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7797:2009,

Làng du lịch - Xếp hạng, Hà Nội

7 Bộ Xây dựng (1990), Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5065:1990,Khách

sạn-Tiêu chuẩn thiết kế, Hà Nội

8 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển

dâng cho Việt Nam,Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, Hà

Nội, Tr.13-23

9 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2013), Đề án “Phát triển du lịch biển, đảo

và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020”, Hà Nội

10 Chính phủ (2011), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Hà Nội

11 Chính phủ (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung

bộ đến Năm 2020, tầm nhìn 2030, Hà Nội

12 Trần Trọng Hanh (2012), Một số giải pháp phát triển bền vững các đô thị

du lịch biển Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo Kiến trúc du lịch biển Việt Nam tại Phú

Quốc tháng 11/2012, Hội KTSVN, Tr.28-42

Ngày đăng: 07/08/2017, 17:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w