Về đảm bảo sự tham gia của cộng đồng trong quản lý quy hoạch xây dựng và phát triển các khu du lịch ven biển Bắc Trung Bộ .... Thời gian qua, ngành du lịch các tỉnh Bắc Trung Bộ đã đạt đ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
ĐẶNG QUỐC KHÁNH
QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG CÁC KHU
DU LỊCH VEN BIỂN BẮC TRUNG BỘ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ
Năm 2012
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
ĐẶNG QUỐC KHÁNH
QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG CÁC KHU
DU LỊCH VEN BIỂN BẮC TRUNG BỘ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
MÃ SỐ : 62.58.10.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
1 PGS.TS ĐẶNG ĐỨC QUANG
2 TS LÊ TRỌNG BÌNH
Năm 2012
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu
và tài liệu nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực Các đề xuất mới của luận
án chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình khoa học nào
Hà Nội, năm 2012
NGHIÊN CỨU SINH
Trang 4
Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội,
tới Khoa đào tạo sau đại học, tới Ban Giám hiệu nhà trường và các thầy giáo, cô
giáo Đặc biệt cảm ơn thầy giáo PGS.TS Đặng Đức Quang, thầy giáo
TS Lê Trọng Bình đã tận tâm hướng dẫn, tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian học tập và hoàn thành luận án tiến sĩ
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Lãnh đạo tỉnh, lãnh
đạo Sở Xây dựng, huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh, các nhà khoa học, các đồng
nghiệp và bạn bè, những người thân trong gia đình đã hết sức giúp đỡ, động
viên và chia sẻ để tôi vượt qua mọi khó khăn hoàn thành luận án
Kính cảm ơn
NCS Đặng Quốc Khánh
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 4
6 Đóng góp mới của luận án 4
7 Bố cục của luận án 5
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH VEN BIỂN BẮC TRUNG BỘ 7
1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài 7
1.1.1 Các khái niệm liên quan đến “du lịch”,“khu du lịch” 7
1.1.2 Các khái niệm liên quan đến “xây dựng” 11
1.1.3 Các khái niệm liên quan đến “quy hoạch” 12
1.1.4 Các khái niệm liên quan đến “Quản lý quy hoạch xây dựng khu du lịch” 14
1.2 Tiềm năng và triển vọng phát triển du lịch ven biển các tỉnh Bắc Trung Bộ 15
1.2.1 Vai trò của du lịch biển đối với Việt Nam 15
1.2.2 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội khu vực Bắc Trung Bộ 18
1.2.3 Tiềm năng của du lịch biển các tỉnh Bắc Trung Bộ 24
1.2.4 Hiện trạng phát triển du lịch ven biển Bắc Trung Bộ 28
1.2.5 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với các khu du lịch ven biển Bắc Trung Bộ 29
Trang 61 Thực trạng công tác quản lý quy hoạch xây dựng và phát triển
các khu du lịch ven biển Bắc Trung Bộ 34
1.3.1.Tình hình lập quy hoạch xây dựng các khu du lịch ven biển Bắc Trung Bộ 34
1.3.2 Phân loại các khu du lịch ven biển Bắc Trung Bộ 45
1.3.3 Thực trạng quản lý quy hoạch xây dựng các khu du lịch ven biển Bắc Trung Bộ 47
1.3.4 Một số hạn chế trong quản lý quy hoạch xây dựng và phát triển các khu du lịch ven biển Bắc Trung Bộ 55
1.4 Các đề tài nghiên cứu, luận văn, luận án liên quan đến đề tài đã công bố 62
1.5 Những vấn đề luận án quan tâm giải quyết 64
CHƯƠNG II : CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH VEN BIỂN BẮC TRUNG BỘ 66
2.1 Các phương pháp nghiên cứu 66
2.1.1 Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu sơ cấp (điều tra, khảo sát, phỏng vấn sâu) 66
2.1.2 Phương pháp nghiên cứu tư liệu thứ cấp 67
2.1.3 Phương pháp chuyên gia 68
2.1.4 Phương pháp phân tích và tổng hợp 68
2.1.5 Phương pháp đối chiếu so sánh 68
2.1.6 Phương pháp thực chứng ứng dụng 69
2.2 Cơ sở lý luận quản lý quy hoạch xây dựng các khu du lịch ven biển Bắc Trung Bộ 69
2.2.1 Quản lý nhà nước về khu du lịch ven biển Bắc Trung Bộ 69
2.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý quy hoạch xây dựng khu du lịch ven biển 71
Trang 72.2.3 Nội dung quản lý quy hoạch xây dựng khu du lịch ven biển 76
s ở pháp lý quản lý quy hoạch xây dựng khu du lịch ven biển 82
2.3.1 Thể chế 82
2.3.2 Cơ chế, chính sách 86
2.4 Cơ sở thực tiễn quản lý quy hoạch xây dựng các khu du lịch ven biển Bắc Trung Bộ 90
2.4.1 Các điều kiện tự nhiên và xã hội 90
2.4.2.Tác động biến đổi khí hậu đối với khu vực ven biển 96
2.4.3 Kinh nghiệm trong và ngoài nước về quản lý quy hoạch các khu du lịch ven biển – Những tham khảo cho các khu du lịch Bắc Trung Bộ 100
CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH VEN BIỂN BẮC TRUNG BỘ 113
3.1 Quan điểm và mục tiêu 113
3.1.1 Quan điểm 113
3.1.2 Mục tiêu 114
3.2 Một số đề xuất để nâng cao hiệu quả quản lý quy hoạch xây dựng các khu du lịch ven biển Bắc Trung Bộ 114
3.2.1.Lồng ghép quy hoạch xây dựng với quy hoạch cụ thể phát triển du lịch các khu du lịch ven biển thành Quy hoạch khu du lịch ven biển 114
3.2.2.Nội dung đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và quản lý quy hoạch khu du lịch ven biển Bắc Trung Bộ 119
3.2.3 Nâng cao năng lực tổ chức bộ máy quản lý quy hoạch bằng việc thành lập Ban quản lý quy hoạch các khu du lịch trực thuộc Sở Xây dựng 130
3.2.4 Đảm bảo sự tham gia của cộng đồng trong quản lý quy hoạch xây dựng và phát triển các khu du lịch ven biển Bắc Trung Bộ 135
Trang 83.2.5 Quản lý quy hoạch khu du lịch ven biển đảm bảo ứng phó với biến đổi khí hậu 142 Ứng dụng kết quả nghi ên cứu vào quản lý quy hoạch KDL ven biển Thiên Cầm, Hà Tĩnh 147 3.3.1 Tổng quan về khu du lịch ven biển Thiên Cầm 147 3.3.2.Thực trạng quản lý quy hoạch xây dựng khu du lịch ven biển Thiên Cầm 151 3.3.3 Đề xuất ứng dụng một số giải pháp quản lý quy hoạch xây dựng khu du lịch ven biển đã được nghiên cứu trong luận án vào khu du lịch ven biển Thiên Cầm 154 3.4 Bàn luận về kết quả nghiên cứu 161 3.4.1 Về lồng ghép quy hoạch xây dựng với quy hoạch cụ thể phát triển
du lịch các khu du lịch ven biển thành Quy hoạch khu du lịch ven biển 161 3.4.2 Về nội dung đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và quản lý quy hoạch khu du lịch ven biển Bắc Trung Bộ 161 3.4.3 Về Nâng cao năng lực tổ chức bộ máy quản lý quy hoạch bằng việc thành lập Ban quản lý quy hoạch các khu du lịch trực thuộc Sở Xây dựng 163 3.4.4 Về đảm bảo sự tham gia của cộng đồng trong quản lý quy hoạch xây dựng và phát triển các khu du lịch ven biển Bắc Trung Bộ 164 3.4.5 Về Quản lý quy hoạch khu du lịch ven biển đảm bảo ứng phó với biến đổi khí hậu 165 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 166 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 172 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 9BĐKH Biến đổi khí hậu
Trang 10BĐKH Biến đổi khí hậu
Trang 11Hình 1.1 Bản đồ tuyến điểm du lịch duyên hải Việt Nam 17 Hình 1.2 Bản đồ vùng Bắc Trung Bộ trong điều chỉnh định hướng
quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2025 23 Hình 1.3 Hệ thống các khu du lịch ven biển Bắc Trung Bộ 25
Hình 1.4 Bãi biển Lăng Cô - Thừa Thiên Huế 27
Hình 1.5 Bãi biển Sầm Sơn - Thanh Hóa 27 Hình 1.6 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thị xã Sầm Sơn 39 Hình 1.7 Các loại quy hoạch tác động vào khu du lịch ven biển Bắc
Hình 1.8 Bộ máy QLQH xây dựng các KDL các tỉnh Bắc Trung Bộ 54 Hình 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý 76 Hình 2.2 Biến đổi khí hậu là do nồng độ của khí hiệu ứng nhà kính
tăng lên trong khí quyển ở mức độ cao 97 Hình 2.3 Biểu đồ nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái đất đã tăng
Hình.2.4 TP Đà Nẵng-Định hướng phát triển không gian 110 Hình.2.5 Ven biển TP Nha Trang 111 Hình 3.1 Quy hoạch khu du lịch ven biển Bắc Trung bộ sau khi
Trang 12Trang Bảng 1.1 Dự báo biến đổi khí hậu Việt Nam 30 Bảng 1.2 Kịch bản biến đổi khí hậu các vùng của Việt Nam 30 Bảng 1.3 Quy hoạch vùng các tỉnh Bắc Trung Bộ 36 Bảng 1.4 Các khu du lịch ven biển tỉnh Thanh Hóa 38 Bảng 1.5 Các khu du lịch ven biển tỉnh Nghệ An 40 Bảng 1.6 Các khu du lịch ven biển tỉnh Hà Tĩnh 41 Bảng 1.7.Các điểm du lịch ven biển tỉnh Quảng Bình 42 Bảng 1.8 Các khu du lịch ven biển tỉnh Quảng Trị 43 Bảng 1.9 Các khu du lịch ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế 44 Bảng 1.10 Số lượng cán bộ làm công tác QLQH tại Sở xây dựng
Bảng 3.1 Mức độ tham gia của cộng đồng trong quá trình
Trang 13PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Khu vực Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh ven biển: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch ven biển Trên 670 km bờ biển, nhiều bãi tắm đẹp, nổi tiếng có giá trị cho phát triển du lịch như Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm, Xuân Thành (Hà Tĩnh), Nhật Lệ, Đá Nhảy (Quảng Bình), Cửa Tùng, Cửa Việt (Quảng Trị), Cảnh Dương, Lăng Cô, Thuận An (Thừa Thiên - Huế) ; nhiều cửa sông, hệ thống đầm, phá đa dạng, hải sản phong phú, thềm lục địa rộng nhiều tài nguyên Kết cấu địa lý đa dạng, địa hình núi, trung du, ven biển, hải đảo cùng tồn tại tạo nên cảnh quan biển độc đáo, đặc sắc Thời gian qua, ngành du lịch các tỉnh Bắc Trung Bộ đã đạt được những thành tích quan trọng, lượng khách du lịch ngày càng tăng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phát triển nhanh, chất lượng dịch vụ, môi trường du lịch biển đã có chuyển biến rõ, nhận thức về phát triển du lịch trong đó có du lịch biển của lãnh đạo và cộng đồng được nâng cao Các khu du lịch ven biển Bắc Trung Bộ phát triển góp phần tăng thu nhập, tạo việc làm cho nhân dân, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn, đóng góp tích cực vào đổi mới và hội nhập của khu vực Bắc Trung Bộ
Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về phát triển du lịch ven biển, quản lý quy hoạch và xây dựng, đầu tư xây dựng cơ bản, công trình hạ tầng
kỹ thuật đã làm thay đổi diện mạo các khu du lịch ven biển Tuy nhiên, hệ thống cơ chế chính sách, văn bản pháp luật về quy hoạch xây dựng và du lịch hiện nay đang còn một số nội dung chồng chéo, chưa đồng bộ Công tác quản
lý quy hoạch xây dựng đang còn nhiều bất cập, chưa theo kịp nhịp độ phát triển Tình trạng công trình được xây dựng chậm và sai lệch so với với quy hoạch còn phổ biến Quy hoạch đã được phê duyệt nhưng chưa được công bố, đóng mốc giới theo quy định Mặt khác QHCT chưa được phủ kín và chất lượng quy hoạch thấp nên rất khó khăn cho công tác quản lý Một số công
Trang 14trình xây dựng không phép, không theo quy hoạch, lấn chiếm chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ, lần chiếm bờ biển chỉ nhằm phục vụ mục đích kinh doanh đã gây hậu quả nghiêm trọng đến kiến trúc - cảnh quan, môi trường và triển khai thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kể cả quốc phòng-
an ninh vùng ven biển
Thể chế vùng và thể chế địa phương khu vực Bắc Trung Bộ vừa thiếu
về số lượng, vừa yếu về chất lượng, vừa chồng chéo về đối tượng điều chỉnh Thể chế vùng (Bắc Trung Bộ) do Trung ương ban hành chưa đồng bộ, thiếu
cụ thể, trách nhiệm các địa phương trong quản lý thực hiện quy hoạch không
rõ ràng, thiếu tổ chức, nhân sự và nguồn lực tương ứng Các địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ thiếu cơ chế, chính sách riêng cho phát triển các khu du lịch ven biển, chưa tạo được môi trường thuận lợi để huy động mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển du lịch Việc quản lý quy hoạch các khu du lịch ven biển vẫn áp dụng các văn bản quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, nông thôn, chưa có các văn bản pháp lý chuyên biệt cho quản lý các khu du lịch ven biển Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng của các địa phương thiếu tính ổn định, thiếu cán bộ chuyên ngành, nguồn nhân lực cho công tác quản lý quy hoạch xây dựng chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
Môi trường và cảnh quan của các khu du lịch ven biển Bắc Trung Bộ đang dần bị xuống cấp và mất đi tính hấp dẫn vốn có của nó do quy hoạch xây dựng không đồng bộ, cơ chế quản lý và định hướng phát triển các khu du lịch còn bất cập Điều này đang là hồi chuông báo động cho các nhà quản lý, cho chính quyền địa phương trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng và phát triển các khu du lịch ven biển Bắc Trung Bộ Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá sâu hơn về quản lý quy hoạch xây dựng các khu du lịch ven biển Bắc Trung Bộ để đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý quy hoạch xây dựng và phát triển các khu du lịch Bắc Trung Bộ là rất cần thiết Nhờ đó thúc đẩy các khu du lịch ven biển Bắc Trung Bộ phát triển nhanh chóng và bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực và bảo đảm an
Trang 15ninh - quốc phòng vững chắc, góp phần tích cực vào tiến trình đổi mới và hội nhập
Đã có một số tác giả nghiên cứu về quy hoạch xây dựng, môi trường sinh thái, hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng các khu du lịch ven biển Bắc Trung Bộ, song thường đề cập mang tính chuyên biệt một lĩnh vực cụ thể, thiếu tính phức hợp-tổng thể về quản lý quy hoạch cho các khu du lịch này dưới góc nhìn liên ngành, liên vùng và liên cấp Tuy vậy, kết quả nghiên cứu này đã cung cấp một số dữ liệu, gợi mở một số ý tưởng khoa học và cách tiếp cận cho các nghiên cứu làm rõ luận cứ khoa học của các giải pháp đề xuất về hoàn thiện quản lý quy hoạch xây dựng và phát triển các khu du lịch ven biển Bắc Trung
Bộ Do đó, đề tài luận án: "Quản l uy ho h xây dựng khu du lị ven
bi Trung Bộ " là vấn đề khoa học có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý quy hoạch xây dựng các khu du lịch ven biển Bắc Trung Bộ (Bao gồm khu du lịch quốc gia và khu du lịch địa phương, có diện tích từ 200ha trở lên)
3.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Các dữ liệu phục vụ cho đánh giá thực trạng được tổng kết từ năm 2000, chủ yếu từ 2005 Phương hướng và giải pháp đề xuất có giá trị đến năm 2025, tầm nhìn 2050
- Về không gian - địa bàn: Vùng ven biển Bắc Trung Bộ, gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế
Trang 164 Phươ ng pháp nghiên ứu
Luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu gồm:
Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu sơ cấp (điều tra, khảo sát, phỏng vấn sâu); phương pháp nghiên cứu tư liệu thứ cấp; phương pháp chuyên gia; phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp đối chiếu so sánh; phương pháp thực chứng ứng dụng
5 Ý ngh ĩa khoa h v à th ự tiễn ủa luận án
- Ý nghĩa khoa học: Cung cấp tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu liên quan đến tổ chức lãnh thổ, khoa học vùng, đô thị vùng, thể chế biển, khu
du lịch ven biển, ở Bắc Trung Bộ
- Ý nghĩa thực tiễn:
Nâng cao hiệu quả quản lý quy hoạch xây dựng và phát triển các khu
du lịch ven biển Bắc Trung Bộ để các khu du lịch này phát triển bền vững theo quy hoạch đã được phê duyệt
Hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung một số văn bản pháp lý về quản lý quy hoạch xây dựng và phát triển các khu du lịch ven biển Bắc Trung Bộ hiện nay Khắc phục một số bất cập, chồng chéo trong hệ thống văn bản pháp lý hiện hành, giảm bớt các thủ tục hành chính, đẩy mạnh cải cách hành chính Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước ở các khu du lịch ven biển, thúc đẩy các khu du lịch ven biển phát triển bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Bắc Trung Bộ
Nâng cao hiệu quả khai thác và bảo vệ tài nguyên biển, thu hút các nguồn lực đầu tư vào các khu du lịch ven biển, huy động sự tham gia của cộng đồng vào quản lý quy hoạch xây dựng các khu du lịch ven biển, phát triển các khu du lịch ven biển tính đến ứng phó biến đổi khí hậu
6 Đóng góp mới của luận án
6.1 Đóng góp về phương diện khoa học:
- Luận án cung cấp một nguồn dữ liệu cho các nghiên cứu liên quan đến quản lý quy hoạch xây dựng và phát triển KDL ven biển, cụ thể là ở địa bàn Bắc Trung Bộ, đặc biệt là khu du lịch ven biển Thiên Cầm, Hà Tĩnh
Trang 17- Một số nhận xét, kết luận khoa học của luận án bổ sung thêm tri thức cho phát triển một số ngành khoa học: tổ chức lãnh thổ, khoa học vùng, quản
lý đô thị vùng, hành chính công, quản trị địa phương
6.2 Đóng góp về phương diện chính sách
- Khuyến nghị giải pháp của luận án góp phần hiệu chỉnh, hoàn thiện hệ thống chính sách vùng và chính sách địa phương các tỉnh Bắc Trung Bộ liên quan đến quy hoạch, quản lý quy hoạch xây dựng và phát triển các KDL ven biển
6.3 Đóng góp về phương diện thực tiễn
- Đề xuất giải pháp lồng ghép quy hoạch xây dựng với quy hoạch cụ thể phát triển khu du lịch ven biển và thành Quy hoạch khu du lịch ven biển với những định hướng: Quy hoạch khu du lịch ven biển phải bảo đảm tính tổng thể; tính kế thừa và tiếp biến giá trị văn hoá địa phương và khu vực; tính công bằng giữa quyền và nghĩa vụ, giữa các nhóm lợi ích trong xã hội và địa phương; tính hài hòa giữa khai thác với bảo tồn, bảo vệ tài nguyên - môi trường; tính dân chủ với đảm bảo sự tham gia của cộng đồng địa phương và dân cư bản địa đối với các quá trình quản lý
- Đề xuất hoàn chỉnh nội dung đồ án quy hoạch chung, đồ án quy hoạch phân khu, đồ án quy hoạch chi tiết và quản lý quy hoạch cho các khu du lịch ven biển Bắc Trung Bộ
- Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực tổ chức bộ máy quản lý quy hoạch bằng việc thành lập Ban quản lý quy hoạch các khu du lịch trực thuộc
Trang 18Giới thiệu về sự cần thiết của việc nghiên cứu của luận án, mục đích nghiên cứu, đối tượng phạm vi và nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Phần nội dung:
Luận án gồm 3 chương bao gồm:
Chương 1:Tổng quan về quản lý quy hoạch xây dựng và phát triển các khu du lịch ven biển Bắc Trung Bộ
Chương 2: Cơ sở khoa học để quản lý quy hoạch xây dựng và phát triển các khu du lịch ven biển Bắc Trung Bộ
Chương 3 Một số giải pháp quản lý quy hoạch xây dựng và phát triển các khu du lịch ven biển Bắc Trung Bộ
Kết luận và kiến nghị
Trang 19CH ƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG
VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH VEN BIỂN BẮC TRUNG BỘ
1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1 Các khái niệm liên quan đến “du lịch”, “khu du lịch”
- Du lịch:
Du lịch là hoạt động đang trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hoá, xã hội của dân cư và ngày càng phát triển theo xu thế vận động của xã hội loài người Khái niệm du lịch đến nay đã được luật hóa trong hệ thống văn bản pháp luật nhiều nước, thể chế hóa trong quy định của các định chế quốc tế, nhằm phục vụ yêu cầu quản trị quốc gia hoặc quản trị toàn cầu đối với kinh tế du lịch Một số cách định nghĩa “du lịch” sau đây tiếp cận từ góc độ một phân ngành kinh tế của lĩnh vực kinh tế dịch vụ:
"Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình trong một khoảng thời gian nhất định để tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng hoặc mục đích khác không phải để có thu nhập tại nơi đến" (WTO)
Một định nghĩa khác về du lịch trong các nghiên cứu của học giả nước ngoài: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian nhàn rỗi, liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm mục đích nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức, văn hoá hoặc thể thao, kèm theo việc hưởng thụ các giá trị
tự nhiên, kinh tế và văn hoá” (I.I.Pirojnik)
"Du lịch là sự tổng hợp các hoạt động, dịch vụ và ngành nghề có liên quan bao gồm giao thông, dịch vụ lưu trú, ăn uống, mua sắm, giải trí, dịch vụ công cộng khác nhằm phục vụ mọi nhu cầu, hoạt động của khách du lịch"(Macintosh và Goeldner 1986 )
Luật Du lịch của nước ta do Quốc hội thông qua năm 2005 đã định nghĩa: “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài
Trang 20nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn các nhu cầu về tham quan, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”; "Du lịch
là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên vùng, liên ngành và xã hội hoá cao"
- Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch [53.tr2]
- Tài nguyên du lịch:
Luật Du lịch (2005) của nước ta giải thích: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm
du lịch, KDL nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”
Những thuộc tính cơ bản của tài nguyên du lịch bao gồm:
- Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên
du lịch nhân văn, được biểu hiện dưới dạng những giá trị hữu hình và vô hình (vật thể và phi vật thể);
- Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên đã khai thác và tài nguyên chưa khai thác (đang ở dạng tiềm năng);
- Tài nguyên du lịch là cơ sở hình thành KDL, điểm du lịch, tuyến du lịch và loại hình du lịch
- Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu [53.tr2]
-Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn nơi diễn ra các hoạt động du lịch [53.tr3]
Trang 21- Phát triển du lịch là việc tổ chức các hoạt động du lịch, loại hình du lịch, cung cấp dịch vụ du lịch trên cơ sở bảo tồn, phát huy giá trị tài nguyên du lịch, ĐTXD cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng du lịch đáp ứng nhu cầu của khách
du lịch
Phát triển du lịch đòi hỏi sự phát triển tổng hợp của nhiều yếu tố liên quan: + Sự hấp dẫn của tài nguyên tạo nên sức thu hút khách du lịch, gồm hai mức độ, hấp dẫn chủ yếu và hấp dẫn thứ yếu
+ Điều kiện về tài nguyên du lịch: tài nguyên tự nhiên, gồm các điều kiện địa hình, địa mạo, cảnh quan thiên nhiên, danh thắng; tài nguyên văn hoá, gồm yếu tố văn hoá, lịch sử, phong tục, tập quán, của quốc gia, địa phương nơi đến du lịch
+ Cơ sở vui chơi giải trí nhằm đáp ứng nhu cầu về thể chất và tinh thần của khách du lịch
+ Loại hình du lịch phải độc đáo, có sức thu hút khách du lịch
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phải nhằm phục vụ nhu cầu của khách du lịch
+ Cơ sở lưu trú du lịch rất đa dạng, từ lán cắm trại, nhà nghỉ lưu động đến khu nghỉ , nhà nghỉ, khách sạn cao cấp
+ Cơ sở dịch vụ ăn uống vừa bảo đảm nhu cầu ăn uống của khách đồng thời tạo sức hấp dẫn du lịch của tài nguyên
+ Cơ sở dịch vụ bổ trợ khác bao gồm: các lọai dịch vụ công cộng, phục
vụ nhu cầu khách du lịch
+ Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng thiết yếu của KDL đồng thời phục vụ hoạt động du lịch bao gồm từ cấp nước, điện, giao thông, bảo vệ sức khoẻ, phòng chống cháy, đảm bảo an ninh, an toàn
- Khu du lịch: KDL là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu
Trang 22cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường [53.tr2]
Theo đó, có thể nhận thấy hai yếu tố thể hiện điều kiện cần và đủ của KDL :
- Điều kiện cần: Có tài nguyên du lịch với ưu thế nổi bật về cảnh quan thiên nhiên;
- Điều kiện đủ: Được quy hoạch và đầu tư để PTDL
Như vậy, có thể hiểu tất cả các KDL đều phải được quy hoạch Đây là cơ
sở pháp lý quan trọng đối với công tác quy hoạch PTDL
Theo Chiến lược và quy hoạch Tổng thể PTDL Việt Nam, cũng như các nghiên cứu trong và ngoài nước, KDL có những đặc điểm sau:
+ Về tính chất: KDL bao gồm KDL tổng hợp và KDL chuyên đề, trong KDL chuyên đề có KDL chuyên đề văn hoá, KDL chuyên đề sinh thái (biển, núi ).v.v Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu đối với các KDL ứng với từng
vị trí có địa hình đặc trưng khu vực ven biển
+ Về ý nghĩa: Hệ thống KDL gồm KDL mang ý nghĩa quốc gia và KDL địa phương, khu vực
- Khu du lịch ven biển:
Là KDL gắn với vùng ven biển, là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với
ưu thế về tài nguyên du lịch biển, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội
và môi trường
- Đô thị du lịch là đô thị có lợi thế phát triển du lịch và du lịch có vai trò quan trọng trong hoạt động của đô thị [53.tr2]
- Khu du lịch quốc gia là khu du lịch đảm bảo các điều kiện:
+ Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, có khả năng thu hút lượng khách du lịch cao;
Trang 23+ Có diện tích tối thiểu một nghìn héc ta, trong đó có diện tích cần thiết
để xây dựng các công trình, cơ sở dịch vụ du lịch phù hợp với cảnh quan, môi trường của khu du lịch; trường hợp đặc biệt mà diện tích nhỏ hơn thì cơ quan quản l ý nhà nước về du lịch ở trung ương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
+ Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch đồng bộ, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một triệu lượt khách du lịch một năm, trong đó
có cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch cần thiết phù hợp với đặc điểm của khu du lịch [53.tr9]
- Khu du lịch địa phương là khu du lịch đảm bảo các điều kiện:
+ Có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch; + Có diện tích tối thiểu hai trăm héc ta, trong đó có diện tích cần thiết
để xây dựng các công trình, cơ sở dịch vụ du lịch;
+ Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch cần thiết phù hợp với đặc điểm của địa phương, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một trăm nghìn lượt khách du lịch một năm.[53.tr9]
- Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch [53.tr2], có diện tích dưới 200ha (không thuộc đối tượng nghiên cứu của luận án)
1.1.2 Các khái niệm liên quan đến “xây dựng”
- Hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án ĐTXD công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án ĐTXD công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình [55,tr1]
- Hệ thống công trình HTKT bao gồm hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử
lý các chất thải và các công trình khác [55,tr2]
Trang 24- Hệ thống công trình HTXH bao gồm các công trình y tế, văn hoá, giáo dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên, mặt nước
và các công trình khác [55,tr2]
- Dự án ĐTXD công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc
bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định Dự án ĐTXD công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở [55,tr3]
1.1.3 Các khái niệm liên quan đến “quy hoạch”
Theo Đại từ điển tiếng Việt : “Quy hoạch là việc bố trí, sắp xếp, lập kế hoạch dài hạn”
“Quy hoạch là việc lựa chọn phương án phát triển và tổ chức không gian cho thời kỳ dài hạn trên lãnh thổ xác định”
Qua đó có thể hiểu quy hoạch là việc lập các phương án, kế hoạch phát triển cho thời kỳ dài hạn trên một lãnh thổ xác định Hệ thống quy hoạch ở Việt Nam hiện nay gồm:
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là quy hoạch mang tính tổng quát, định hướng phát triển chung cho tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội trên một đơn vị lãnh thổ cho thời kỳ dài hạn
- Quy hoạch phát triển ngành: Là việc luận chứng, lựa chọn phương án phát triển và phân bố ngành hợp lý cho một khoảng thời gian nhất định trên phạm vi cả nước hoặc trên một đơn vị lãnh thổ Quy hoạch phát triển ngành
áp dụng cho từng ngành kinh tế và lĩnh vực: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thương mại, dịch vụ, công nghiệp, giao thông vận tải, và quy hoạch PTDL
- Quy hoạch sử dụng đất: Việc bố trí quỹ đất phục vụ các hoạt động kinh tế xã hội, phát triển đô thị, điểm dân cư, quốc phòng, an ninh và nhu cầu khác phù hợp với điều kiện tự nhiên, KT-XH và môi trường của địa phương [52,tr2]
Trang 25- Quy hoạch đô thị: Là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan
đô thị, hệ thống công trình HTKT, công trình HTXH và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị [54,tr1]
- Quy hoạch xây dựng: Là việc tổ chức không gian đô thị và điểm dân
cư nông thôn, hệ thống HTKT, HTXH; tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hoà giữa lợi ích quốc gia với lợi ích công cộng, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, quy hoạch xây dựng thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng bao gồm sơ đồ, bản đồ, mô hình, thuyết minh [55,tr 2]
- Quy hoạch xây dựng khu du lịch:
Là loại quy hoạch xây dựng áp dụng đối với các KDL, là việc tổ chức không gian KDL, hệ thống HTKT, hạ tầng phục vụ hoạt động du lịch; tạo lập môi trường hoạt động du lịch trên một không gian lãnh thổ cụ thể
- Quy hoạch phát triển du lịch:
Quy hoạch PTDL được hiểu là “việc xác định và xây dựng các định hướng PTDL trong từng giai đoạn và trong quá trình phát triển lâu dài trên một đơn vị lãnh thổ về các mặt tổ chức hoạt động du lịch, tổ chức không gian lãnh thổ du lịch (kiến trúc - cảnh quan và môi trường), các chính sách và giải pháp thực hiện làm cơ sở cho việc lập các kế hoạch, các chương trình PTDL
cụ thể, các dự án đầu tư tạo tiền đề khai thác một cách hợp lý và có hiệu quả tài nguyên du lịch của lãnh thổ đó phục vụ cho mục đích PTDL nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung”
Quy hoạch PTDL có thể thực hiện đối với một không gian lãnh thổ rộng lớn như cả nước hay đối với địa bàn tỉnh, khu vực gọi là quy hoạch PTDL vùng hoặc có thể được thực hiện đối với một đơn vị lãnh thổ, một điểm du lịch cụ thể gọi là quy hoạch phát triển KDL
Trang 26Luật Du lịch (2005) định nghĩa: “Quy hoạch PTDL là quy hoạch ngành, gồm quy hoạch tổng thể PTDL và quy hoạch cụ thể PTDL Quy hoạch tổng thể PTDL được lập cho phạm vi cả nước, vùng du lịch, địa bàn du lịch trọng điểm, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, KDL quốc gia Quy hoạch cụ thể PTDL được lập cho các khu chức năng trong KDL quốc gia, KDL địa phương, điểm du lịch quốc gia có tài nguyên du lịch tự nhiên”
1.1.4 Các khái niệm liên quan đến “Quản lý quy hoạch xây dựng khu du lịch”
- Quản lý quy hoạch: Hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tác động vào hoạt động quy hoạch phát triển trên địa bàn lãnh thổ cụ thể do của các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện
- Quản lý quy hoạch phát triển du lịch: Hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tác động vào hoạt động quy hoạch PTDL của các tổ chức, cá nhân liên quan về du lịch, bao gồm việc xây dựng, ban hành, hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về hoạt động quy hoạch PTDL; lập, phê duyệt quy hoạch PTDL, quản lý các hoạt động PTDL theo quy hoạch: ĐTXD, khai thác sử dụng hệ thống HTKT du lịch, cơ sở vật chất du lịch; quản lý hoạt động kinh doanh, dịch vụ du lịch; quản lý bảo vệ tài nguyên du lịch, vệ sinh môi trường du lịch; thanh tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động du lịch tại khu du lịch
- Quản lý quy hoạch xây dựng: Hoạt động của cơ quanNhà nước có thẩm quyền tác động vào hoạt động quy hoạch xây dựng của các tổ chức, cá nhân liên quan trên địa bàn lãnh thổ, bao gồm việc xây dựng, ban hành, hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về hoạt động quy hoạch xây dựng; lập, phê duyệt quy hoạch XD, quản lý việc thực hiện quy hoạch, ĐTXD theo quy hoạch; không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị và điểm dân cư nông thôn, quản lý việc khai thác sử dụng hệ thống HTKT, HTXH; quản lý vệ sinh môi trường đô thị, nông thôn; thanh tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động QHXD
Trang 271 Tiềm năng và triển vọng phát triển du lịch ven biển các tỉnh Bắc Trung Bộ
1.2.1 Vai trò của du lịch biển đối với Việt Nam
Việt Nam có bờ biển trải dài trên 3.200 km theo 3 hướng: Đông, Nam
và Tây Nam, có diện tích vùng biển rộng trên 1 triệu km2 Trung bình 100km2
đất liền Việt Nam có 1km bờ biển, một tỷ lệ cao so với tỷ lệ trung bình của thế giới (600 km2 đất liền mới có 1 km bờ biển) Bờ biển của Việt Nam trải dài từ Bắc xuống Nam vì thế biển có tầm quan trọng đặc biệt trong phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh - quốc phòng của đất nước Vùng biển ven bờ có trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ các loại, chủ yếu nằm ở Vịnh Bắc Bộ, với diện tích khoảng 1.700 km2, trong đó có 3 đảo có diện tích lớn hơn 100
km2, 23 đảo có diện tích lớn hơn 10 km2, 82 đảo có diện tích lớn hơn 1 km2 và khoảng 1.400 đảo chưa có tên
Vùng biển và ven biển Việt Nam có tầm quan trọng đặc biệt trên các phương diện địa - chính trị, địa - kinh tế, là “mặt tiền” của đất nước để khai thông ra Thái Bình Dương và mở cửa mạnh mẽ ra thế giới Trên địa bàn tập trung các đô thị lớn, vùng kinh tế trọng điểm; có nguồn lao động dồi dào và
có điều kiện xây dựng hệ thống giao thông đường sắt, đường thuỷ, đường bộ liên hoàn ; là môi trường thuận lợi để tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư trong
và ngoài nước, tiếp thu công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý hiện đại của nước ngoài, từ đó lan toả ra các vùng khác trong nội địa
Dọc bờ biển hiện đã xác định được khoảng 125 bãi biển lớn và nhỏ thuận lợi cho PTDL, có dung lượng chứa khách cùng một lúc khoảng vài trăm ngàn người, trong đó có 20 bãi biển đẹp mang tầm cỡ quốc tế Các bãi biển của Việt Nam nhìn chung khá bằng phẳng, nước trong, sóng gió vừa phải, không có các ổ xoáy và cá dữ, rất thích hợp cho hoạt động tắm biển và vui chơi giải trí trên biển Vùng ven biển và các hải đảo cùng với điều kiện thuận
Trang 28lợi về vị trí địa lý, địa hình, địa mạo tạo lợi thế PTDL biển hơn hẳn so với nhiều loại hình du lịch khác trên đất liền Ngoài ra, vùng biển còn giàu tài nguyên du lịch nhân văn, các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể được UNESCO công nhận như Vịnh Hạ Long, Hội An.[13,tr12]
Du lịch biển Việt Nam có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược PTDL của cả nước Trong Chiến lược PTDL biển Việt Nam đến năm 2010 đã xác định 7 khu vực trọng điểm ưu tiên PTDL, trong đó có tới 5 khu vực thuộc vùng ven biển (Hạ Long - Cát Bà - Đồ Sơn; Lăng Cô - Cảnh Dương - Non Nước; Đại Lãnh - Văn Phong - Nha Trang; Long Hải - Vũng Tàu - Côn Đảo; Rạch Giá - Phú Quốc) Cho đến nay, mặc dù nhiều tiềm năng du lịch biển đặc sắc, đặc biệt là hệ thống đảo ven bờ, chưa được đầu tư khai thác tương xứng, nhưng ở khu vực ven biển đã có khoảng 70% các khu điểm du lịch trong cả nước, trong đó có nhiều KDL biển cao cấp nổi tiếng trong và ngoài nước như Tuần Châu, Sun Spa Quảng Bình, Furama Đà Nẵng, Vinpearl Nha Trang, Mũi
Né, Long Hải, Côn Đảo Resort, Sài Gòn - Phú Quốc Resort Hàng năm, du lịch biển đảo thu hút khoảng 70 - 80% lượng khách du lịch cả nước Thu nhập
từ hoạt động du lịch biển chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập du lịch cả nước
Trang 29Hình 1.1 Bản đồ tuyến điểm du lịch duyên hải Việt Nam
[Nguồn: Viện kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn]
Trang 301.2.2 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội khu vực Bắc Trung Bộ
Về vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên
Vùng Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế có nhiều đặc điểm tương đồng về địa hình, địa mạo, điều kiện tự nhiên, lịch sử-văn hóa Phía Bắc giáp với vùng núi, trung du Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng; phía Tây giáp với Lào; phía Nam giáp với duyên hải Nam Trung Bộ; phía Đông giáp với biển Đông Dãy Bạch Mã là ranh giới tự nhiên để phân chia giữa Bắc Trung Bộ với Nam Trung bộ.Vùng Bắc Trung Bộ có diện tích tự nhiên 51.500 km2 chiếm 15,6% diện tích toàn quốc, với lãnh thổ trải dài theo hướng Bắc Nam, hình thể bề ngang hẹp nhất so với các vùng khác trên cả nước Ở mặt bề ngang rộng nhất của Bắc Trung Bộ cũng chiếm vào khoảng 50 ÷ 60 km Khí hậu Bắc Trung
Bộ có tính chuyển tiếp và khí hậu ảnh hưởng từng đợt rõ rệt của gió mùa đông bắc nên thuận lợi cho phát triển hệ cây trồng và vật nuôi đa dạng
Bắc Trung Bộ có nhiều khoáng sản giá trị như crôm, thiếc, vàng, sắt, titan, đá vôi, đất sét… thuận lợi cho phát triển một số ngành công nghiệp Địa hình ven biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, đánh bắt hải sản và du lịch biển Về tài nguyên du lịch, Bắc Trung Bộ có nhiều bãi biển đẹp, nhiều bãi tắm tốt như: Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Lăng Cô, Thuận An (Thừa Thiên - Huế) Ngoài ra có các di sản thiên nhiên được thế giới công nhận như: Phong Nha Kẻ Bàng (Quảng Bình), có di sản văn hóa thế giới, di tích như Cố đố Huế, Nhã Nhạc Cung Đình… và giáp ranh với
Đà Nẵng, Hội An, có thuận lợi cho xây dựng chuỗi du lịch liên vùng
Trang 31Các tỉnh Bắc Trung Bộ đều nằm trên trục giao thông Bắc - Nam của cả nước và trục Đông - Tây kết nối với nước bạn Lào, tựa lưng vào dãy Trường Sơn và hướng mặt ra biển Đông với phân bố địa hình có cả miền núi, trung
du, đồng bằng và vùng ven biển (chiều dài bờ biển trên 512 km) Hệ thống đường sắt, đường bộ, đường không và hệ thống cảng biển như Nghi Sơn, Cửa
Lò, Cửa Hội, Vũng Áng, Sơn Dương, Cửa Gianh, Nhật Lệ, Cửa Việt… thuận lợi cho giao lưu hàng hóa trong nước và quốc tế Bắc Trung Bộ còn là vùng đất hội tụ của quá trình cấu trúc lại lãnh thổ giữa tiểu quốc Đại Việt và Chiêm Thành để kết cấu nên đất nước Việt Nam như ngày nay, dấu ấn còn để lại trong các không gian văn hóa - lịch sử đặc sắc của Xứ Thanh, Xứ Nghệ,
Xứ Thuận – Hóa Đây còn là vùng “địa linh - nhân kiệt”, nơi giao thoa của văn hóa Bắc – Nam, xuất hiện nhiều danh nhân lỗi lạc qua các thời kỳ lịch sử
Căn cứ vào đặc điểm địa lý lãnh thổ nơi diễn ra hoạt động du lịch, du lịch có thể được chia thành du lịch biển, du lịch núi, du lịch cao nguyên Du lịch biển là hoạt động du lịch được tổ chức phát triển trên lãnh thổ vùng ven biển và vùng biển ven bờ, chủ yếu dựa vào điều kiện thiên tạo Du lịch biển chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nói riêng và đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung PTDL biển góp phần kích hoạt nhiều ngành kinh tế khác cùng phát triển trong chuỗi quan hệ cung-cầu, công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ; thúc đẩy đô thị hóa vùng ven biển; chuyển đổi
hệ thống sinh kế của cư dân từ chỗ dựa vào nông- ngư nghiệp sang hệ thống sinh kế dựa trên cơ sở hoạt động dịch vụ khai thác tiềm năng biển; tạo thêm việc làm nhằm giải quyết dư thừa lao động, đảm bảo an sinh xã hội; thúc đẩy chuyển đổi từ tập quán văn hóa nông-ngư nghiệp sang văn hóa dịch vụ Nhờ giải quyết một loạt bài toán về kinh tế - xã hội cho cộng đồng dân cư ven biển, cho nên, PTDL biển trực tiếp và gián tiếp đảm bảo an ninh vùng ven
Trang 32biển, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, phát triển tuyến phòng thủ ven biển và trên biển, tạo hậu phương vững chắc cho bảo vệ chủ quyền biển-đảo khi đối diện với thách thức của cuộc chiến tranh phi đối xứng xuất phát từ các thế lực bành trướng lãnh thổ Thực tiễn phát triển hoạt động du lịch biển những năm qua đã khẳng định vai trò trên của du lịch biển
Về kinh tế xã hội
Kinh tế của khu vực ven biển Bắc Trung Bộ chủ yếu là nông nghiệp, điều kiện địa hìnhvà thiên nhiên lại hết sức khắc nghiệt Cùng với việc thường xuyên phải hứng chịu hậu quả “chảo lửa - túi mưa” của thiên tai - đặc biệt trong điều kiện tai biến môi trường thời gian gần đây, vùng đất này còn là trọng điểm đánh phá của kẻ địch trong các cuộc chiến tranh gây huỷ hoại, tàn phá cơ sở hạ tầng, tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực… Bắc Trung Bộ bên cạnh các thuận lợi nêu trên còn có những khó khăn về kinh tế như mức sống dân cư còn thấp, cơ sở hạ tầng - kỹ thuật còn yếu kém, thu hút các dự án đầu tư còn ở mức độ thấp Bắc Trung Bộ là địa bàn chịu hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ Mặc dù vậy, các tỉnh Bắc Trung Bộ
đã phấn đấu không ngừng, vượt qua mọi khó khăn thử thách, đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, xây dựng khu vực có chính trị ổn định; an ninh, quốc phòng vững mạnh; kinh tế, xã hội phát triển khá đồng đều; đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện Khu vực Bắc Trung Bộ ngày nay đã trở thành điểm hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư và khách du lịch
Bắc Trung Bộ có dân số 10,6 triệu người, chiếm tỷ lệ 12,7% dân số của
cả nước Cư dân bản địa rất cần cù, chịu khó, kiên cường trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, dung chứa nhiều phẩm chất tốt đẹp có vai trò tích cực đối với phát triển du lịch ven biển như: thật thà, hồn hậu, hiếu khách, dám
Trang 33nghĩ, dám làm Do đó, nhiều tỉnh Bắc Trung Bộ đã từng bước tạo dựng cho mình lợi thế cạnh tranh bằng xây dựng môi trường xã hội hài hòa; môi trường đầu tư thông thoáng, cởi mở với các cơ chế, chính sách ưu đãi hợp lý, linh hoạt và đổi mới; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và mang tính chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu dịch chuyển cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế Tuy nhiên, đặc điểm dân cư và môi trường xã hội cũng có nhiều trở ngại đối với phát triển du lịch ven biển và quản lý quy hoạch các khu du lịch ven biển của Bắc Trung Bộ Vốn gắn với hệ thống sinh kế nông - ngư nghiệp, nên tính nghiêm ngặt của kế hoạch, quy hoạch của dân cư không giống như trong xã hội công nghiệp, thương nghiệp, kể cả khi đã có kế hoạch, quy hoạch cũng rất
dễ tùy tiện phá vỡ Sinh sống trong hệ sinh thái ven biển, cư dân vùng này trong truyền thống của mình chủ yếu là tận dụng và khai thác điều kiện tự nhiên sẵn có hơn là tạo ra nhân tố mới, nên rất hạn chế đến phát triển dịch vụ nói chung và du lịch nói riêng – một lĩnh vực đòi hỏi khả năng sáng tạo rất lớn của con người Kể cả khi đã phát triển du lịch thì chủ yếu vẫn là tận dụng các điều kiện thiên tạo, rất ít chú ý gia tăng yếu tố nhân tạo để nâng cao chất lượng dịch vụ và nhờ đó mang lại giá trị gia tăng ngày càng cao Vì thế, chuyển từ văn hóa của cư dân dựa trên hệ thống sinh kế nông-ngư nghiệp sang văn hóa của cư dân dựa trên hệ thống sinh kế dịch vụ là một quá trình tuyến tính, nếu diễn ra gấp gáp, đột ngột dễ dẫn tới đứt gãy văn hóa, mà hệ lụy của nó chính là tình trạng lộn xộn gây khó khăn cho quản lý quy hoạch thời gian qua ở các khu du lịch ven biển miền Trung
Nhằm tạo động lực phát triển cho các tỉnh và đẩy mạnh sự liên kết giữa các vùng, Chính phủ đã ban hành quyết định thành lập các khu kinh tế trọng
Trang 34điểm Dọc theo biên giới Việt - Lào, các khu kinh tế cửa khẩu đang phát huy hiệu quả như Khu kinh tế Lao Bảo (Quảng Trị), Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh)… Khai thác tiềm năng biển, có các Khu kinh tế gắn với
hệ thống cảng biển như Khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa), Khu kinh tế Đông Bắc (Nghệ An), Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh), Khu kinh tế Hòn La (Quảng Bình) Các KDL ven biển đẹp và có chất lượng cao như Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Thuận An (Thừa Thiên-Huế)…phát triển nhanh Với cơ chế đặc thù, các khu kinh tế đã phát huy được mục tiêu thu hút ngày càng nhiều các dự án đầu tư với quy mô vốn lên đến hàng chục tỷ USD Thời gian gần đây, trong điều kiện kinh tế thế giới khủng hoảng, nhưng các dự án đầu tư tại khu vực Bắc Trung Bộ vẫn được triển khai đúng tiến độ Nhiều dự án mới tiếp tục được cấp phép, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tiếp tục đến với khu vực để tìm hiểu cơ hội đầu tư, khai thác tiềm năng, lợi thế khu vực Bắc Trung Bộ để tổ chức sản xuất, kinh doanh tại khu vực này
Trang 35Hình 1.2 Bản đồ vùng Bắc Trung Bộ trong điều chỉnh định hướng quy hoạch
tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2025 [ Nguồn: Viện kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn]
Trang 361.2.3 Tiềm năng của du lịch biển các tỉnh Bắc Trung Bộ
Khu vực Bắc Trung bộ có nhiều bãi tắm đẹp, nổi tiếng có giá trị cho PTDL như Sầm Sơn, (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm, (Hà Tĩnh), Nhật Lệ, Đá Nhảy (Quảng Bình), Cửa Tùng, Cửa Việt (Quảng Trị), Cảnh Dương, Lăng Cô, (Thừa Thiên - Huế) nhiều cửa sông, hệ thống đầm, phá đa dạng, hải sản phong phú, thềm lục địa rộng nhiều tài nguyên Hệ sinh thái biển vẫn còn tính đa dạng sinh học cao, cảnh quan biển- đảo độc đáo, đặc sắc
Tài nguyên du lịch biển phong phú, có giá trị: Đây là vùng du lịch tập trung các tài nguyên du lịch nổi trội Vùng Bắc Trung Bộ là địa bàn có mật độ các sân bay, cảng biển, cửa khẩu đường bộ quốc gia và quốc tế cao và cùng với du lịch ven biển theo Quốc lộ 1A qua những danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hoá cách mạng nổi tiếng.[13,tr9]
Điều kiện khách quan, chủ quan thuận lợi: Kinh tế khu vực phát triển, tăng trưởng trung bình trên 7,5%/năm Cơ sở hạ tầng tương đối tốt, đặc biệt
hạ tầng du lịch đã được quan tâm đầu tư, lực lượng lao động dồi dào, nhận thức về PTDL nâng cao Lãnh đạo các địa phương và cộng đồng dân cư ủng
hộ PTDL.[13,tr9]
Vị trí địa lý, phương thức tiếp cận có ưu thế đặc biệt: Bắc Trung bộ nằm trên trục giao thông đường bộ, đường sắt nối các trung tâm du lịch lớn ở hai đầu đất nước, trọng tâm là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; 01 sân bay quốc tế, 02 sân bay nội địa, nhiều cảng biển đủ điều kiện đón khách du lịch, 5 cửa khẩu quốc tế nối với Lào, hệ thống hành lang du lịch Đông-Tây cung cấp nguồn khách du lịch biển dồi dào từ các nước Đông Dương, tiểu vùng sông Mê-Kông mở rộng, ASEAN và khách từ các nước thứ ba.[13,tr9]
Trang 37Hình 1.3 Hệ thống các khu du lịch ven biển Bắc Trung Bộ
[Nguồn: Viện kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn]
Trang 38Nhìn chung, tài nguyên du lịch các tỉnh Bắc Trung Bộ rất phong phú và
đa dạng, bao gồm cả tài nguyên thiên tạo và tài nguyên nhân tạo, tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật, tài nguyên hữu hình và tài nguyên vô hình,… có giá trị đối với hoạt động du lịch, tạo tiền đề cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch: văn hoá, tham quan, sinh thái biển, nghỉ dưỡng biển Trên cơ sở các tài nguyên hiện có, để có thể thu hút được trước mắt là thị trường khách du lịch nội địa, trong tầm nhìn dài hạn sẽ hướng tới thị trường khách du lịch quốc tế, việc cần thiết là phải tạo ra được các sản phẩm đặc sắc,
có chất lượng cao và có khả năng cạnh tranh trong khu vực như: các KDL biển tổng hợp có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách Mức độ tập trung tài nguyên du lịch và mỗi địa phương trong vùng đều có thế mạnh riêng, nên có khả năng liên kết các loại hình du lịch, tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, hình thành các điểm, cụm, tuyến, trung tâm du lịch biển có tầm cỡ Việc tổ chức xây dựng một số KDL biển lớn làm đòn bẩy cho PTDL biển cho khu vực Bắc Trung Bộ nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung là rất cần thiết
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, điều kiện về cơ sở hạ tầng, khí hậu khắc nghiệt và khả năng tiếp cận từ các thị trường xa còn hạn chế phần nào Du lịch Bắc Trung Bộ phát triển khá, nhưng vẫn ở mặt bằng thấp Quy mô và hiệu quả còn nhỏ Khách du lịch đến trong ngày đông Khách quốc tế quá ít, ngoại trừ Huế, các tỉnh còn lại đều gặp khó khăn Ở đây, vấn đề đặt ra gay gắt bao gồm cả ở quy mô, tốc độ; hiệu quả, chất lượng, bền vững và độ an toàn Sản phẩm du lịch biển đơn điệu, trùng lặp, mang nặng tính mùa vụ, các tỉnh Bắc Trung Bộ đều khai thác
du lịch biển, sản phẩm chủ yếu là tắm biển, nghỉ dưỡng Thời vụ kinh doanh chỉ khoảng 4 - 5 tháng, tập trung vào những tháng hè, lượng khách tăng mạnh đột biến, tác động xấu đến môi trường biển, chất lượng dịch vụ
Trang 39Hình 1.4 Bãi biển Lăng Cô - Thừa Thiên Huế Nguồn: Hội thảo“Không gian công cộng ven biển các tỉnh Duyên hải miền Trung”
Hình 1.5 Bãi biển Sầm Sơn - Thanh Hóa
Nguồn: Hội thảo“Không gian công cộng ven biển các tỉnh Duyên hải miền Trung”
ãi bi
ạy dài 6km t ừ
L ạ ới đến núi Trường
Lệ
Dự án Lăng Cô Beach Resort
Bãi biển Lăng Cô dài khoảng 10km Bờ biển đẹp,
chưa khai thác nhiều có nhiều tiềm năng tạo nên
khu du lịch hấp dẫn
Trang 401.2.4 Hiện trạng phát triển du lịch ven biển Bắc Trung Bộ
Các tỉnh Bắc Trung bộ đều tiếp giáp với biển Đông, có điều kiện thuận lợi để PTDL biển Hiện nay đã có 31 khu du lịch ven biển lớn nhỏ đang được khai thác với nhiều bãi biển du lịch đẹp, cảnh quan biển độc đáo, đặc sắc, hệ sinh thái biển phong phú…Bên cạnh đó các tỉnh Bắc Trung Bộ còn có nhiều thuận lợi khác: Nằm trên trục giao thông đường bộ, đường sắt Bắc-Nam nối hai trung tâm du lịch lớn của cả nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh;
có một sân bay quốc tế, 2 sân bay nội địa, nhiều cảng biển quốc tế; hành lang
du lịch Đông-Tây nối liền với Lào, Thái Lan và Myanmar có khả năng thu hút khách du lịch từ quốc gia láng giềng và khách du lịch quốc tế đến từ nước thứ
ba Những yếu tố nói trên đã đem lại cho các tỉnh Bắc Trung Bộ thế mạnh trong xây dựng và khai thác sản phẩm và PTDL biển.[13,tr3]
Thời gian qua, ngành du lịch các tỉnh Bắc Trung bộ đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh PTDL biển Khu vực Bắc Trung bộ có tốc độ tăng trưởng cao, lượng khách trung bình các tỉnh tăng 15,8%/năm, thu nhập du lịch tăng 21%,
đã đón 7,6 triệu lượt khách năm 2008, góp phần tăng thu nhập, tạo việc làm, tăng cường giao lưu và hội nhập Cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, chất lượng dịch vụ, môi trường du lịch đã có chuyển biến rõ rệt; nhận thức của cộng đồng, của các ngành, các cấp về PTDL được nâng cao Đây là yếu tố quyết định PTDL biển của khu vực.[13,tr3]
Mặc dù vậy, PTDL biển của các tỉnh Bắc Trung Bộ đối diện với một số thách thức cần phải vượt qua, đó là:
- Xuất phát điểm còn thấp, quy mô và hiệu quả còn nhỏ Khách du lịch nội địa, khách đến trong ngày đông, khách quốc tế còn quá ít, ngoại trừ Thừa Thiên - Huế, các tỉnh còn lại chỉ đón trung bình 46.000 lượt/năm Trong khi
đó, tiêu chí để đạt được “điểm đến của du lịch Việt Nam” thì mỗi tỉnh phải vượt trên 100.000 khách quốc tế một năm Ở đây, vấn đề đặt ra rất gay gắt cả
ở quy mô, tốc độ, hiệu quả, chất lượng, bền vững và độ an toàn của phát triển