Phương pháp thực nghiệm Bao gồm thí nghiệm ngoài trời và thí nghiệm trong phòng cũng như quantrắc dài hạn nhằm thu thập các thông tin khác nhau về thành phần vật chất, cấutrúc, tí
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA ĐỊA LÝ - ĐỊA CHẤT
- -NGUYỄN VĂN TRUNG
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP MÓNG HỢP LÝ KHU DU LỊCH VEN BIỂN
NON NƯỚC QUẬN NGŨ HÀNH SƠN – ĐÀ NẴNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Huế, 5/2017
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA ĐỊA LÝ - ĐỊA CHẤT
- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP MÓNG HỢP LÝ KHU DU LỊCH VEN BIỂN NON NƯỚC QUẬN NGŨ HÀNH SƠN – ĐÀ NẴNG
CHUYÊN NGÀNH: ĐCCT NIÊN KHÓA: 2013 - 2017
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TS Nguyễn Đình Tiến Nguyễn Văn Trung
Trang 3Lời cảm ơn!
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã nhậnđược sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa,các anh chị và ban lãnh đạo Công ty cổ phần tư vấn xâydựng 533 cùng bạn bè trong lớp Qua đây, tôi xin trân trọngcảm ơn những sự giúp đỡ đó Đặc biệt tôi xin bày tỏ lời cảm
ơn chân thành và sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn TS.Nguyễn Đình Tiến đã hết sức nhiệt tình giúp đỡ tôi hoànthành khóa luận này
Tuy đã nỗ lực và phấn đấu nhiều, nhưng do kiến thức củabản thân và thời gian thực hiện còn nhiều hạn chế nên nộidung khóa luận không tránh khỏi những khiếm khuyết, saisót, kính mong nhận được sự giúp đỡ của quý thầy cô cùngbạn bè để đề tài càng hoàn thiện hơn
Huế, tháng 5 năm 2017Sinh viên thực hiệnNguyễn Văn Trung
Trang 4MỤC LỤC
MỤC LỤC 4
DANH MỤC CÁC BẢNG 6
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ẢNH 7
MỞ ĐẦU 9
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
9 2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
9 3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
10 4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
10 5 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
10 6 CẤU TRÚC KHÓA LUẬN
11 CHƯƠNG 1 12
TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH 12
1.TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
12 1.1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên 12
1.1.1.1 Vị trí địa lý 12
1.1.1.2 Khí hậu 13
1.1.1.3 Địa hình 16
1.1.1.4 Thủy văn – hải văn 18
1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 19
1.1.2.1 Kinh tê 19
1.1.2.2 Dân cư 21
1.1.2.3 Giao thông v n tải ậ 21
Sân bay quốc tê Đà Nẵng là một trong những sân bay lớn của cả nước, đạt tiêu chuẩn cấp 1 hỗn hợp quân sự và dân sự, có diện tích 1100 ha với ba đường băng bêtông nhựa, có nhiều tuyên bay đên và đi các nước trong khu vực Đông Nam Á và toàn thê giới nên rất thuận lợi cho việc giao lưu quốc tê và thu hút số lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước 22
2.ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT
23 1.2.1 Lịch sử nghiên cứu địa chất 23
1.2.2 Địa tầng 25
1.2.3 Các thành tạo magma 34
1.2.4 Các đứt gãy kiến tạo 37
3.ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN
38 1.3.1 Các tầng chứa nước lỗ hổng 38
1.3.1.1 Tâng chưa nước trong trâm tích bơ rời Đ tư không phân chia ệ 38
1.3.1.2 Tâng chưa nước lỗ hổng trong trâm tích Holocen (qh) 39
1.3.1.3 Tâng chưa nước lỗ hổng trong trâm tích Pleistocen (qp) 39
1.3.2 Các tầng chứa nước khe nứt 40
1.3.2.1 Tâng chưa nước khe nưt h tâng Ngu Hành Sơn ệ 40
1.3.2.2 Tâng chưa nước khe nưt h tâng Tân Lâm ệ 41
1.3.2.3 Tâng chưa nước khe nưt h tâng Long Đại ệ 41
Trang 51.3.3.1 Tâng cách nước trong Holocen trung, phu h tâng trên (ambQ23) ệ 42
1.3.3.2 Các đá xâm nh p ậ 42
CHƯƠNG 2 43
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH KHU DU LỊCH VEN BIỂN NON NƯỚC 43
5.VI ̣TRI ́VA ̀CÁC ĐẶC TRƯNG KY ̃THUẬT CỦA CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
43 2.1.1 Vị trí công trình xây dựng 43
2.1.2 Quy mô và các đ c trưng ky thu t cua công trình xây dựng ă â 43
2.1.3 Khối lượng công tác khoan thăm do 44
6.PHƯƠNG PHÁP VA ̀THIẾT BI ̣KHẢO SÁT
45 2.2.1 Phương pháp thực hiện 45
2.2.1.1 Phương pháp khoan 45
2.2.1.2 Phương pháp lấy mẫu 45
2.2.1.3 Phương pháp thí nghiệm SPT 45
2.2.2 Thiết bị khảo sát 46
7.ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÁO ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH KHU ĐẤT XÂY DỰNG
46 2.3.1 Cấu trúc địa chất và tính chất cơ lý cua các lớp đất đá 47
2.3.1.1 Cấu trúc địa chất 47
2.3.1.2 Tính chất cơ lý của các lớp đất 48
2.3.2 Địa hình địa mạo khu đất xây dựng 56
2.3.3 Điêu ki n địa chất thuy văn ê 57
2.3.4 Các hi n tượng địa chất đ ng lực công trình ê ô 57
2.3.4.1 Hi n tượng cát chảy ệ 58
2.3.4.2 Hi n tượng nước chảy vào hố móng ệ 58
2.3.5 V t li u xây dựng â ê 58
2.3.5.1 V t li u đá ậ ệ 58
2.3.5.2 Cát, cu i, soi ô 59
2.3.5.3 V t li u san lấp ậ ệ 59
2.3.6 Điêu ki n thi công công trình ê 59
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP MÓNG HỢP LÝ CHO CÔNG TRÌNH KHU DU LỊCH VEN BIỂN MỸ KHÊ 61
9.CƠ SƠ ̉ĐÊ ̀XUẤT GIẢI PHÁP MÓNG HỢP LÝ
61 10.THIẾT KÊ, ́TÍNH TOÁN CỌC MA SÁT CHO KHỐI NHA 12 ̀ TẦNG
62 3.2.1 Số li u tính toán ê 62
3.2.2 Trình tự tính toán 62
KẾT LU N VÀ KIẾN NGHỊ Â 74
* KẾT LU N Â 74
CHƯƠNG 2: 74
KHU ĐẤT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NẰM TRÊN ĐƯỜNG TRƯỜNG SA NÊN THUẬN LỢI CHO CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU VÀ MÁY MÓC PHỤC VỤ THI CÔNG CÔNG TRÌNH 74
ĐẤT NỀN BAO GỒM 7 LỚP CÓ KHẢ NĂNG CHỊU TẢI RẤT KHÁC NHAU TRONG ĐÓ LỚP 5A CÓ KHẢ NĂNG CHỊU TẢI THẤP, CÁC LỚP CÒN LẠI CÓ KHẢ NĂNG CHỊU TẢI TRUNG BÌNH ĐẾN TỐT 74
NƯỚC DƯỚI ĐẤT TẠI KHU VỰC KHẢO SÁT DAO ĐỘNG TỪ 2,0-3,2 SO VỚI BỀ MẶT ĐỊA HÌNH 75
CHƯƠNG 3: 75
TÀI LI U THAM KHẢO Ê 76
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG 1.1: NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2008 – 2009 15
BẢNG 1.2 TỐC Đ GIÓ VÀ HƯỚNG GIÓ CUA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Ô 16
BẢNG 1.3: TẦN SUẤT BÃO ĐỔ BỘ VÀO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 16
BẢNG 1.4 CÁC TINH CHẤT CƠ LÝ CUA H TẦNG A VƯƠNG ( €2 – O1AV ) Ê 26
BẢNG 1.5 CÁC TINH CHẤT CƠ LÝ CUA H TẦNG LONG ĐẠI (O3 – S1LĐ) Ê 29
BẢNG 1.6 CÁC TINH CHẤT CƠ LÝ CUA H TẦNG TÂN LÂM (D1TL) Ê 30
BẢNG 1.7 CÁC TINH CHẤT CƠ LÝ CUA H TẦNG NGU HÀNH SƠN (C – P NHS) Ê 31
BẢNG 1.8 GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH CÁC Đ C TRƯNG CƠ LÝ THÀNH TẠO EDQ Ă 33
BẢNG 1.9 CÁC Đ C TRƯNG CƠ LÝ CUA ĐÁ GRANIT PHỨC H ĐẠI L C (GAD1ĐL) Ă Ê Ô 35
BẢNG 1.10 CÁC Đ C TRƯNG CƠ LÝ CUA ĐÁ GRANIT PHỨC H HẢI VÂN (GA T3HV) Ă Ê 36
BẢNG 1.11 CÁC Đ C TRƯNG CƠ LÝ CUA ĐÁ GRANIT PHỨC H BÀ NÀ (GAE2BN) Ă Ê 37
BẢNG 2.1: ĐẶC TRƯNG CƠ LÝ TRUNG BÌNH CUA LỚP 1 49
BẢNG 2.2: ĐẶC TRƯNG CƠ LÝ TRUNG BÌNH CUA LỚP 2 50
BẢNG 2.3: ĐẶC TRƯNG CƠ LÝ TRUNG BÌNH CUA LỚP 3 50
BẢNG 2.4: ĐẶC TRƯNG CƠ LÝ TRUNG BÌNH CUA LỚP 4 52
BẢNG 2.5: ĐẶC TRƯNG CƠ LÝ TRUNG BÌNH CUA LỚP 5A 53
BẢNG 2.6: ĐẶC TRƯNG CƠ LÝ TRUNG BÌNH CUA LỚP 5 53
BẢNG 2.7: ĐẶC TRƯNG CƠ LÝ TRUNG BÌNH CUA LỚP 6 55
BẢNG 2.8: ĐẶC TRƯNG CƠ LÝ TRUNG BÌNH CUA LỚP 7 56
BẢNG 3.1: M T SỐ TINH CHẤT CƠ LÝ CUA ĐẤT SƯ DỤNG ĐỂ TINH TOÁN Ô 62
BẢNG 3.2: BẢNG THỐNG KÊ TINH TOÁN ỨNG SUẤT GÂY LÚN 73
Trang 7DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ẢNH
HÌNH 1.1 BẢN ĐỒ HÀNH CHINH ĐÀ NẴNG 12
HÌNH 2.1 VỊ TRI CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG 43
HÌNH 2.2 PHỐI CẢNH KHU DU LỊCH VEN BIỂN NON NƯỚC 44
ẢNH 3.1 BỘ KHOAN MÁY XY-1 TRUNG QUỐC 46
ẢNH 3.2 MÁY BƠM LY TÂM 46
ẢNH 3.3 DỤNG CỤ CASAGANDE XÁC ĐỊNH GIỚI HẠN CHẢY, GIỚI HẠN DẺO 60
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Từ năm 1997, khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương, Đà Nẵng đã
có nhiều thay đổi theo hướng tích cực Trong hơn 10 năm qua, Đà Nẵng đã liêntục thay đổi và phát triển thành đô thị loại 1, là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáodục, khoa học, công nghê của khu vực miền Trung và Tây Nguyên nói riêng, cảnước nói chung, được xếp là một trong những thành phố năng động nhất miềnTrung, có tốc độ phát triển kinh tế lớn, thu hút nguồn nhân lực, đầu tư cả trongnước và nước ngoài
Thành phố Đà Nẵng là hạt nhân trong địa bàn vùng kinh tế trọng điểmmiền Trung, là cửa ngõ quốc tế thứ 3 của Việt Nam và là nơi có tốc độ đô thị hóa
và công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng Chỉ trong mấy năm trở lại đây, ĐàNẵng đã khác trước rất nhiều Những cuộc vận động nội lực đã khiến Đà Nẵngngày càng mở rộng tầm vóc của mình Cùng với sự phát triển kinh tế là việc xâydựng các cơ sở hạ tầng, các bệnh viện, trường học, trung tâm thể dục thể thao vàcác khu vui chơi giải trí rất được chú trọng đầu tư Để khai thác tiềm năng dulịch biển thì sự ra đời của các khu du lịch, nghỉ dưỡng ven biển là điều thiết yếu
Để đàm bảo bảo công trình được sử dụng ổn định và lâu dài, khi thiết kế cầnphải hiểu biết rõ về điều kiện địa chất công trình của khu đất xây dựng Đây
chính là nội dung mà tác giả giải quyết trong khóa luận với đề tài : “ Đánh giá điều kiện địa chất công trình và kiến nghị giải pháp móng hợp lý cho công trình khu du lịch ven biển Non Nước – phường Hòa Hải – quận Ngũ Hành Sơn – thành phố Đà Nẵng ”.
2 Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá điều kiện địa chất công trình Khu du lịch ven biển Non Nước
- Kiến nghị giải pháp móng hợp lý cho công trình
Trang 103 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu; Môi trường địa chất của khu đất xây dựng Khu
du lịch ven biển
Phạm vi nghiên cứu: Khu đất dự kiến xây dựng với diện tích 16 hecta,chiều sâu nghiên cứu là <50m
4 Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện địa chất công trình khu vực xây dựng Khu du lịch venbiển Non Nước Quận Ngũ Hành Sơn – Thành phố Đà Nẵng
- Kiến nghị giải pháp móng và đề xuất các giải pháp kỹ thuật phục vụ thiết kế,thi công công trình nhằm đảm bảo bảo sự ổn định lâu dài cho công trình xây dựng
5 Các phương pháp nghiên cứu Địa chất công trình
Khi khảo sát địa chất công trình tùy thuộc vào mục đích và giai đoạn khảosát, mức độ phức tạp của điều kiện địa chất công trình, dạng và quy mô côngtrình mà chọn một tổ hợp phương pháp nghiên cứu hợp lý về kinh tế và kỹ thuật.Các phương pháp chính thường được áp dụng trong khảo sát ĐCCT rất đa dạng
Để thực hiện các mục đích và nội dung nghiên cứu, khóa luận sử dụng cácphương pháp chủ yếu sau:
Phương pháp kế thừa – phân tích – tổng hợp có chọn lọc thông tin
Khóa luận mang tính kế thừa, phân tích, tổng hợp có chọn lọc các kết quảnghiên cứu và các đặc điểm về môi trường tự nhiên, kinh tế – xã hôi và kỹ thuật
từ trước đến nay
Phương pháp địa chất
Phương pháp này còn gọi là phương pháp phân tích lịch sử tự nhiên nhằmthu thập tài liệu, khảo sát thực địa để nghiên cứu tính chất, cấu trúc và sự vậnđộng của môi trường địa chất
Phương pháp tương tự địa chất
Phương pháp này cho phép nghiên cứu và kết luận về điều kiện địa chấtcông trình, lãnh thổ khảo sát, kể cả sự phát sinh – phát triển của một quá trình
Trang 11địa chất nào đó được rút ra trên cơ sở so sánh với các kết quả nghiên cứu, khảosát địa chất công trình đã có ở lãnh thổ có điều kiện địa chất tương tự.
Phương pháp chuyên gia
Để hoàn thành bài khóa luận, tác giả đã tham khảo ý kiến tư vấn của cácthầy cô giáo, các nhà khoa học
Phương pháp thực nghiệm
Bao gồm thí nghiệm ngoài trời và thí nghiệm trong phòng cũng như quantrắc dài hạn nhằm thu thập các thông tin khác nhau về thành phần vật chất, cấutrúc, tính chất của đất đá, cũng như đánh giá diễn biến của các quá trình địa chấtthủy văn, địa chất và địa chất công trình tại các khu vực có môi trường địa chấtkhông ổn định
Phương pháp xác suất thống kê và phân tích tương quan hồi quy
Ngoài việc xử lý thống kê kết quả thí nghiệm tính chất cơ lý của đất đá nóiriêng và các thông tin địa chất công trình nói chung, để xác định các trị tiêuchuẩn, trị tính toán, xác lập mối tương quan, xác định các thông số phục vụ tínhtoán, phương pháp này còn cho phép nghiên cứu sự phân bố và các quy luật phátsinh – phát triển của một quá trình nào đó
Phương pháp tính toán lý thuyết
Khóa luận sử dụng các công thức tính toán lý thuyết của địa chất công trìnhcũng như các nghành khoa học khác có liên quan như cơ học đất, địa chất thủy văn
6 Cấu trúc khóa luận
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan về khu vực nghiên cứu
Chương 2: Đánh giá điều kiện địa chất công trình Khu du lịch ven biểnNon Nước
Chương 3: Kiến nghị giải pháp móng hợp lý cho công trình Khu du lịchven biển Non Nước
Tài liệu tham khảo
Trang 12Để minh họa cho nội dung nghiên cứu, trong khóa luận còn có các phụ lục,
kí hiệu, hình ảnh, bản đồ, sơ đồ, mặt cắt địa chất công trình…
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU, KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
1 Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên
1.1.1.1 Vị trí địa lý
Hình 1.1 Bản đồ hành chính Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung độ của Việt Nam, có tổng diện tích là1285,4 km², bao gồm 6 quận và 2 huyện
Trang 13Cực Tây xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang.
Cực Nam là xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang
Cực Đông là phường Thọ Quang, quận Sơn Trà
Phía Bắc thành phố có dãy núi Bạch Mã, là ranh giới tự nhiên giữa thànhphố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế
Phía Tây giáp dãy Trường Sơn
Phía Đông giáp biển Đông
Phía Nam giáp huyện Đại Lộc và huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam
Khu vực nghiên cứu có tọa độ địa lý sau: (Hình 1.1)
Thành phố Đà Nẵng nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, thừa hưởngmột chế độ bức xạ năng lượng mặt trời rất phong phú của vùng nhiệt đới, đồngthời còn chịu sự chi phối chủ yếu của các hoàn lưu gió mùa, tín phong và chịuảnh hưởng trực tiếp của các nhiễu động nhiệt đới như: bão, áp thấp nhiệt đới, dảihội tụ nhiệt đới,
Kết hợp với địa hình tự nhiên, có thể phân chia khí hậu thành phố Đà Nẵngthành 2 vùng: vùng đồng bằng ven biển và vùng trung du, miền núi : (i) Vùngđồng bằng ven biển có nền nhiệt độ cao, mưa nhiều với 2 thời kỳ: khô hạn kéo dài
từ tháng II đến tháng VIII và mưa lớn dồn dập từ tháng IX đến tháng XII ; (ii)Vùng trung du, miền núi có nền nhiệt độ có thấp hơn, lượng mưa nhiều hơn sovới vùng ven biển Đây cũng là vùng thường xuyên bị ảnh hưởng của lũ quét.[1]
Lượng mưa
Trang 14+ Mùa mưa kéo dài từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau, đặc trưng là mưanhiều, cường độ lớn, lượng mưa trung bình hàng năm 2300 – 2800mm tập trungnhiều nhất vào tháng 10 và tháng 11, tổng lượng mưa hai tháng này chiếm 40 –60% tổng lượng mưa cả năm.
- Lượng mưa trung bình năm : 2550 mm
- Lượng mưa năm lớn nhất : 3307 mm
- Lượng mưa năm thấp nhất : 1400 mm
- Lượng mưa ngày lớn nhất : 332 mm
- Số ngày mưa trung bình năm : 140-148 ngày
- Số ngày mưa nhiều nhất trong tháng : Trung bình 22 ngày tháng 10 hằng năm
Độ ẩm
Độ ẩm không khí trong vùng tương đối cao:
- Độ ẩm không khí trung bình năm : 82 %
- Độ ẩm cao nhất trung bình : 90 %
- Độ ẩm thấp nhất trung bình : 75 %
- Độ ẩm thấp nhất tuyệt đối : 18 % (tháng 4.1974)
Lượng bốc hơi
Lượng bốc hơi trung bình năm của khu vực biến đổi trong pham vi từ 1000– 1350 mm/năm, các tháng 5, 6, 7 là các tháng có lượng bốc hơi cao nhất, từtháng 10 đến tháng 2 là lượng bốc hơi thấp nhất
- Lượng bốc hơi trung bình năm : 1175 mm/năm
- Lượng bốc hơi tháng lớn nhất : 240 mm/năm
- Lượng bốc hơi tháng thấp nhất : 119 mm/năm
Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 °C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8,trung bình 28 - 30 °C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 21- 23°C Riêng vùngrừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20 °C (Bảng 1.1)
Trang 15- Nhiệt độ tối cao trung bình năm : 29,8 oC
- Nhiệt độ tối thấp trung bình năm : 22,7 oC
- Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối : 40,9 oC
- Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối : 13,4oC
Bảng 1.1: Nhiệt độ trung bình các tháng thành phố Đà Nẵng
- Số giờ nắng trung bình năm : 2158 giờ/năm
- Số giờ nắng trung bình tháng nhiều nhất : 248 giờ/tháng
- Số giờ nắng trung bình tháng ít nhất : 120 giờ/tháng
Gió và hướng gió
Hướng gió thịnh hành nhất vào mùa hè là hướng Đông Bắc với tốc độ giótrung bình từ 3,3 – 4,0 m/s
Hướng gió thịnh hành nhất vào mùa đông là hương Bắc và Tây Bắc với tốc
độ gió mạnh nhất là 20 – 25 m/s
Tốc độ gió khu vực thành phố Đà Nẵng được thống kê trung bình theo cáctháng được trình bày trong bảng 1.2
Trang 16Bảng 1.2 Tốc độ gió và hướng gió của Thành phố Đà Nẵng
Tốc độ gió trung bình : 3.3 m/sec
Tốc độ gió khẩn cấp tối đa khi có bão : 40.0 m/sec
Bão
Mùa bão ở Đà Nẵng trùng với mùa mưa ( tháng 9 đến tháng 12 ) nhưngcũng có khi cuối tháng 6 đầu tháng 7 đã có bão đổ bộ vào (năm 1989) Theo sốliệu từ năm 1991 đến nay, trung bình hằng năm trên biển Đông có 10 cơn bãohoạt động gây ảnh hưởng đến các khu vực ven biển miền Trung – Việt Nam vàocác tháng 9, 10, 11 Hằng năm trung bình có 1,8 cơn bão đổ bộ vào thành phố
1.1.1.3 Địa hình
Khu vực nghiên cứu là vùng chuyển tiếp từ miền núi cao của dãy TrườngSơn đến đồng bằng ven biển nên hình thái và nguồn gốc thành tạo rất đa dạng vàphong phú Dựa vào nguồn gốc, hình thái, trắc lượng, có thể chia vùng nghiêncứu thành các kiểu địa hình đặc trưng sau: [7]
Trang 17Cấu tạo chủ yếu từ đá granit ở khu vực bán đảo Sơn Trà và thành phần phíaNam đèo Hải Vân Địa hình núi thấp được cấu tạo chủ yếu từ các trầm tíchPaleozoi Núi có độ phân cắt lớn, dưới chân các sườn thường tích tụ các vạt gấu
đá đổ hay sản phẩm lũ tích do dòng lũ bùn đá đưa xuống Đá tảng dễ bị lăn,trượt theo sườn gây tai nạn nguy hiểm Độ cao trung bình của kiểu địa hình này
là 200 – 500m, có nơi 900m Việc xây dựng các công trình giao thông, dân dụng
và công nghiệp trên địa hình này gặp nhiều khó khăn
Địa hình đồi khối tảng, kiến tạo – bóc mòn
Kiểu địa hình này phát triển trên vùng nâng kiến tạo, phân bố kẹp giữa cácđồi núi phía Bắc, Tây Đà Nẵng và đồng bằng duyên hải, độ cao trung bình từ 20– 100m, độ dốc sườn từ 10o – 30o Cấu tạo nên kiểu địa hình này chủ yếu là cáctrầm tích lục nguyên của hệ tầng A Vương, Long Đại
Địa hình Karst
Địa hình này gặp chủ yếu ở khu vực núi Ngũ Hành Sơn, nằm phía ĐôngNam khu vực, địa hình có bề mặt gồ ghề, khe rãnh, hang hốc, động Karst, thạchnhũ Vách hang động và bề mặt ăn mòn của các sườn dốc có độ dốc lớn 70o –
90o Các hang động Karst có chiều cao dao động từ 20 – 30m, chiều rộng từ 5 –25m, thạch nhũ chủ yếu là chuông đá, vú đá có kích thước vừa và nhỏ Địa hìnhnày được cấu tạo từ đá vôi bị hoa hóa có rất nhiều màu sắc khác nhau, thuộc hệtầng A Vương
Địa hình đồng bằng tích tụ đa nguồn gốc
Địa hình này phát triển ở các vùng sụt võng tân kiến tạo, kéo dài từ sôngCẩm Lệ đến Vĩnh Điện Đồng bằng dạng này có đặc trưng hẹp và bị chia cắt,không liên tục bởi các khối núi lấn sát ra biển Địa hình bề mặt tương đối bằngphẳng, độ cao trung bình từ 5 – 10m so với mực nước ngầm, địa hình nghiêng từTây sang Đông Kiểu địa hình này được cấu tạo từ các trầm tích có nguồn gốcsông, sông - biển như bột sét, cát pha
Trang 18Địa hình xâm thực, tích tụ thung lũng sông suối
Đối với dạng địa hình này, quá trình xâm thực diễn ra rất phức tạp, nhất làvào vùng mưa lũ gây xói lở mạnh nhiều đoạn bờ sông tạo nên các đoạn bờ có độdốc lớn, phần lớn được cấu tạo từ các loại đất sét nên không ổn định vào mùamưa lũ Song song với quá trình xói lở là quá trình bồi tụ, lắng đọng phù sa tạonên các bài bồi ven sông có độ cao trung bình từ 1 – 3m
1.1.1.4 Thủy văn – hải văn
- Sông Hàn: Sông có dòng chảy từ Nam lên Bắc Sông Hàn với chiều dàikhoảng 7,2 km Chiều rộng của sông khoảng 900 – 1.200m, độ sâu trung bình 4
- 5m Nguồn nước cung cấp chủ yêu là sông Vu Gia ở thượng nguồn.Đặc điểmcủa sông là uốn khúc và quá tình xâm thực ngang là chủ yếu nên lòng sông được
mở rộng và có nhiều bài bồi Về mùa khô nước bị nhiễm mặn, độ khoáng hóanước vào mùa khô 1,65 g/l – 20,1 g/l Loại hhình hóa học của nước chủ yếu làClorua - Natri
- Sông Cu Đê: Sông chảy theo hướng Tây-Đông, qua huyện Hòa Vang
và quận Liên Chiểu, rồi đổ ra biển Đông tại cửa biển Nam Ô, vùng cửa sông mởrộng và phân nhánh mạnh Trong mùa khô sông thường bị nhiễm mặn do ảnhhưởng của thủy triều lên đến tận Nam Ô – Thủy Tú Mùa khô nước sông có độkhoáng hóa 13,15 g/l – 39,68 g/l, mùa mưa có độ khoáng hóa 4,57 g/l – 4,99 g/l.Loại hình hóa học của nước chủ yếu là Clorua - Natri
Trang 19Hồ Lai Nghi: Hồ có diện tích 40 – 5- ha, sâu 2 – 5m, dung tích khoảng
900000 m3 Nước có thành phần hóa học là Clorua Natri Độ khoáng hóa 0,3 g/l– 0,85 g/l
Biển
Phần biển của Đà Nẵng nằm trong biển Đông với thềm lục địa nhiều nơichưa đạt tới độ sau 1000m.Hầu hết vùng biển Trung Bộ nói chung và Đà Nẵngnói riêng có chế độ nhật triều không đều đặn Ngoài ra chế độ thủy triều cũngảnh hưởng rất phức tạp đến chế độ hoạt động của sông Biên độ dao động bìnhthường của nước sông dưới tác động của thủy triều vào mùa khô là từ 1 – 1,2m.Nước ở cửa sông có thành phần hóa học là Clorua Natri Mùa khô nước biển lấnsâu vào lục địa làm nhiễm mặn nước sông và nước dưới đất
Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng lớn trên 15.000 km2, có các đọng vậtbiển phong phú trên 266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao có 16 loài(11 loài tôm, 2 loài mực và 3 loài rong biển…) với tổng trữ lượng là 1.136.000 tấnhải sản các loại và được phân bố tập trung ở các vùng nước có độ sâu từ 50m –200m (chiếm 48,1%), ở độ sâu 50m (chiếm 31%), vùng nước sâu trên 200m(chiếm 0,6%) Ngoài ra vùng biển Đà Nẵng đang được thăm dò dầu khí, chất đốt…
1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Trang 207,27%/năm của cả nước Qua các năm, giá trị sản xuất công nghiệp, nông lâm thủy sản, tổng mức bán hàng hóa và dịch vụ xã hội đều có xu hướng tăng lên
Công nghiệp: Công nghiệp là ngành kinh tế chủ lực của Thành phố ĐàNẵng và có giá trị sản xuất tăng cao, trong đó ngành công nghiệp chế biến chiếm
tỷ trọng trên 90% giá trị sản xuất toàn ngành
Về qui hoạch và phát triển các KCN, thành phố Đà Nẵng có 6 KCN tậptrung với tổng diện tích qui hoạch là 1.451ha, bao gồm: KCN Hòa Cầm, KCNdịch vụ thủy sản Đà Nẵng, KCN Đà Nẵng, KCN Liên Chiểu, KCN Hòa Khánh
và KCN Hòa Khánh mở rộng
- Nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp của TP Đà Nẵng chủ yếu vẫn là câylúa, với diện tích luôn chiếm trên 55% tổng diện tích gieo trồng Năm 2010,năng suất lúa bình quân 56,3 tạ ha/vụ, so với cùng kỳ năm trước tăng 4,74%.Sau cây lúa là cây ăn trái, đặc biệt là rau các loại từng bước tăng tỷ trọng trong
cơ cấu cây trồng; tốc độ tăng bình quân đạt 6,8%/ năm
- Lâm nghiệp : Ngành lâm nghiệp Đà Nẵng chú trọng đẩy nhanh tiến độtrồng rừng, chủ yếu là rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn đã nâng cao độ che phủ
và bảo vệ cảnh quan phục vụ phát triển du lịch sinh thái
- Ngư nghiệp: Năm 2010, sản lượng khai thác thuỷ sản thực hiện được35.940 tấn, tăng 13,84% so với năm trước Riêng khai thác nước mặn đạt 35.849tấn; so với kế hoạch đạt 97,05%; so với cùng kỳ năm trước đạt 114% Cơ sở hạtầng và dịch vụ nghề cá luôn được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới Hoạt độngnuôi trồng thủy sản phát triển khá và đạt hiệu quả kinh tế cao, tốc độ tăng sảnlượng nuôi trồng đạt bình quân 12,9%/ năm
- Các ngành dịch vụ: Các ngành dịch vụ ở Thành phố Đà Nẵng ngày càng
phát triển đa dạng, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của thành phố.Thành phố Đà Nẵng là một trong những trung tâm lớn thương mại, giao dịch tàichính – tín dụng, giáo dục - đào tạo và y tế của khu vực miền Trung - Tây nguyên
Trang 21- Thương mại : là lĩnh vực có bước phát triển nhanh và khá toàn diện Tỷtrọng GDP thương mại luôn chiếm trên 30% tổng GDP khối dịch vụ.
Ngoài ra Đà Nẵng vẫn chú trọng việc khôi phục và phát triển các nghànhnghề truyền thống
1.1.2.2 Dân cư
Thành phố Đà Nẵng có 5 quận và 2 huyện ngoại thành với 47 phường xã.Dân cư sông tập trung chủ yếu ở hai quận là quận Hải Châu và quận Thanh Khê.Theo số liệu thống kê đến năm 2015 là 1.029.000 người, mật độ dân số trungbình 646 người/km2 Riêng các quận nội thành mật độ là 2866 người/km2
Dân tộc sinh sống chủ yếu ở thành phố Đà Nẵng là dân tộc Kinh Hơn 50%người dân trong độ tuổi từ 15 – 40 có trình độ phổ thông trở lên Đay chính làđiều kiện thuận lợi cho người dân ở đây năm bắt và tiếp thu khoa học kỹ thuậttiên tiến
1.1.2.3 Giao thông vận tải
Đà Nẵng nằm ở trung đọ của Việt Nam, nằm trên trục giao thông huyếtmạch Bắc – Nam về cả đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không,
là cửa ngõ giao thông quan trọng của khu vực miền Trung và Tây Nguyên ĐàNẵng còn là điểm cuối cùng trên hành lang kinh tế Đông Tây đi qua các nướcThái Lan, Lào, Myanma
Đường bộ
Hệ thống giao thông đường bộ của thành phố Đà Nẵng tương đối pháttriển Từ năm 97 đường phố, với tổng chiều dài 299,973 km (1996) thì đến cuốinăm 2010 thành phố Đà Nẵng có 1.002 đường phố với tổng chiều dài848,473km, đa số là đường bê tông nhựa, chất lượng mặt đường tương đối tốt,trong đó: Quốc lộ 94,276km; đường đô thị 512,687km; đường tỉnh 99,916km;đường huyện 64,654km; đường xã 44,7km; đường chuyên dùng 32,24km và 29cầu có chiều dài tên 25m, với tổng chiều dài 5.293md (chỉ tính ở đường đô thị,đường tỉnh), trong đó cầu lớn: 6 cầu/3.915md Trung bình mỗi năm hoàn thành
Trang 22xây dựng đưa vào khai thác, sử dụng 39,2 km/năm Mật độ đường đạt 4,72km/km2; đất dành cho giao thông chiếm 9,27%.
Chiều rộng trung bình mặt đường là 8m.Mật độ đường bộ phân bố khôngđều, ở trung tâm là 3 km/km2, nội thành là 0,33 km/km2.Hai con đường liên tỉnhcủa thành phố Đà Nẵng là quốc lộ 1A và quốc lộ 14B luôn được thành phố quantâm nâng cấp và sửa chữa
Ngoài ra với với việc đưa vào sử dụng hầm đường bộ Hải Vân ( Hình 1.2 )xuyên qua núi nối liền thành phố Đà Nẵng và tình Thừa Thiên Huế góp phần cảithiện chất lượng , thời gian lưu thông, tai nạn giam thông giảm rất nhiều so với
lưu thông qua đèo Hải Vân trước kia.
Đường sắt
Tuyến đường sắt huyết mạch Bắc – Nam chạy dọc thành phố với tổngchiều dài khoảng 30 km Trên địa bàn thành phố hiện nay có 5 ga tàu: Ga ĐàNẵng, Ga Thanh Khê, Ga Kim Liên, Ga Hải Vân và Ga Hòa Châu Ga Đà Nẵng
là một trong những ga quan trọng trên tuyến đường sắt Bắc – Nam Tuy nhiên ganằm ở trung tâm thành phố nên thường gây ra tắt nghẽn giao thông, ô nhiễm môitrường cùng các tệ nạn xã hội
Đường thủy
Đà Nẵng có nhiều cảng biển lớn như cảng Tiên Sa, Mỹ Khê, Sông Hàn…
có khả năng tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn tạo điều kiện thuận lợi cho việcbuôn bán, vận chuyển và giao lưu quốc tế
Đường hàng không
Sân bay quốc tế Đà Nẵng là một trong những sân bay lớn của cả nước, đạt tiêuchuẩn cấp 1 hỗn hợp quân sự và dân sự, có diện tích 1100 ha với ba đường băngbêtông nhựa, có nhiều tuyến bay đến và đi các nước trong khu vực Đông Nam Á
và toàn thế giới nên rất thuận lợi cho việc giao lưu quốc tế và thu hút số lượnglớn khách du lịch trong và ngoài nước
Trang 232 Đặc điểm địa chất
1.2.1 Lịch sử nghiên cứu địa chất
Dựa vào các tài liệu tham khảo có thể chia lịch sử nghiên cứu địa chất, địachất thủy văn và địa chất công trình của khu vực thành 3 giai đoạn :
Giai đoan trước tháng 8 năm 1945
Giai đoạn này đất nước ta đang chịu sự thống trị của thực dân Pháp do đónhững công trình nghiên cứu chủ yếu là của các nhà địa chất Pháp Việc nghiêncứu chủ yếu để phục vụ cho việc khai thác khoáng sản, vì vậy những khu vựcnghiên cứu thường tập trung ở những khu vực giàu khoáng sản Cụ thể có cáccông trình nghiên cứu sau:
- Năm 1882, E.Fruchs đã công bố các tư liệu về mỏ than Nông Sơn
- Năm 1922, R.Bouret tiếp tục nghiên cứu địa chất khu vực NôngSơn và đã công bố tập “ Địa chất khu vực Nông Sơn vào năm 1922 “
- Năm 1925, Bouret với công trình “ Nghiên cứu địa chất dãy TrườngSơn và cao nguyên Hạ Lào ” kèm theo bản đồ địa chất tỉ lệ 1: 500.000 Côngtrình này đã đề cập đến tưởi của đá Granitoit và đã xác định được các loại đáxâm nhập và tuổi của chúng
- Năm 1937, J.Fronnaget đã lập và cho xuất bản tờ bản đồ địa chấttoàn Đông Dương tỉ lệ 1 : 200.000 thể hiện toàn bộ cảnh các đồng bằng ven biểnmiền Trung cùng cấu trúc móng của chúng lộ ra ở ven các đồng bằng
Giai đoạn từ tháng 8 năm 1945 đến 1975
Thời gian này chiến tranh vẫn còn xảy ra ở miền Nam nên công tác nghiêncứu địa chất bị đình đốn Tuy nhiên, cũng có một số công trình đáng chú ý:
- Bản đồ địa chất của H.Counnilion 1963
- Bản đồ địa chất Đông Dương của Lê Thạch sinh, năm 1967 tỷ lệ 1 :2000.000
- Bản đồ địa chất miền Nam của Lê Thạch Sinh, 1967 tỷ lệ 1 :5000.000
Trang 24- Bản đồ địa chất miền Nam của Trần |Kim Thạch, 1970 tỷ lệ 1 :5000.000
Giai đoạn sau năm 1975
Giai đoạn này, nước nhà thống nhất, trước yêu cấu cấp bách của công cuộcxây dựng đất nước, công tác điều tra về tổ hợp địa chất,địa hình – địa mạo,ĐCCT, ĐCTV đã được nhà nước đặc biệt quan tâm Các đoàn địa chât nhanchóng được thành lập
Công tác nghiên cứu địa chất được xúc tiến mạnh mẽ và thu hút đượcnhiều kết quả quan trọng Hàng loạt bản đồ, đề an, đề tài, chuyên khảo được rađời như :
- “ Bản đồ địa chất Việt Nam, tỷ lệ 1 : 5000.000” của Trần ĐứcLương, Nguyễn Xuân Bao năm 1981
- Đoàn 206 “ Bản đồ tỷ lệ 1 : 200.000 loạt ở Huế – Quảng Ngãi ”năm 1986
- “ Bản đồ địa chất Việt Nam – Lào – Campuchia, tỷ lệ 1 : 500.000 ”của Phan Cự Tiến năm 1991
- “ Bản đồ địa chất nhóm tờ Tam Kỳ – Hiệp Đức , tỷ lệ 1 :50.000 ”của Koliada và nnk năm 1991
Ngoài ra còn có các “ Báo cáo điều tra địa chất đô thị Đà Nẵng – Hội An,
tỷ lệ 1 :25.000 ” của Hồ Vương Bích năm 1994, “ Báo cáo địa mạo – tân kiếntạo – động lực hiện đại Đà Nẵng – Hội An ” của Đỗ Tuyết năm 1994, các côngtrình về “ Đặc điểm địa mạo dải đông bằng ven biển Huế – Quảng Ngãi ” củaĐặng Văn Bào năm 1996
Sau Năm 1975, công tác điều tra địa chất thủy văn được tiến hành với quy
mô lớn rộng hơn Từ năm 1982 đến năm 1986 và hiên nay là thời kỳ tìm kiếm
và đánh giá nước dưới đất nhiều nhất, có thể kể ra các công trình lớn như:
- “ Báo cáo thành lập bản đồ ĐCCT – ĐCTV vùng Bình Sơn – HảiVân, tỷ lệ 1 :200.000 ” của Nguyễn Trường Giang, Võ Công Nghiệp năm 1998
Trang 25- “ Báo cáo tổng hợp tài liệu điều tra địa chất đô thị hành lang kinh tếtrọng điểm miền trung từ Liên Chiểu đến Dung Quốc, tỷ lệ 1 : 100.000 ” củaliên đoàn ĐCCT – ĐCTV miền Trung.
Từ năm 1975 đến năm 1985, công tác khảo sát nghiên cứu địa chất côngtrình tuy đa dạng hơn, sử dụng nhiều phương pháp , thiết bị điều tra, thí nghiệmhiện đại hơn nhưng khối lượng có khuynh hướng giảm đi so với thời gian trước,công trình đáng chú ý trong thời gian này là:
- “ Bản đồ Atlas ĐCCT toàn lãnh thổ Việt Nam, tỷ lệ 1 : 3.000.000 ”của Nguyễn Thanh năm 1978
- “ Bản đồ ĐCCT Việt Nam, tỷ lệ 1 : 500.000 ” của Nguyễn Thanh năm1983
Năm 1986 trở lại đây, cả hai miền Bắc – Nam đã tiến hành đo vẽ lập bản
đồ địa chất công trình với các tỷ lệ lớn nhỏ khác nhau cho nhiều khu vực trọngđiểm của nước nhà Gần đây, Liên đoàn ĐCCT – ĐCTV miền Trung đã tổnghợp các tài liệu nghiên cứu của giai đoạn 1975 – 2005 để thành lập các bản đồ
ĐC – ĐCTV Nam Trung Bộ và Tây Nguyên năm 2005
Trang 26hợp lên granit phức hệ Chu Lai tuổi Proteozoi bắt đầu bằng tập đá phiến sericitthạch anh ngậm cuội dày khoang 10cm Hệ tầng A Vương lại bị trầm tích màuđỏ Devon hạ – trung phủ không chỉnh hợp góc lên.
Hệ tầng A Vương có bề dày khoảng 1700m Hệ tầng này được chia làm 3phụ hệ tầng dựa vào thành phần thạch học, cấu tạo, di tích hóa thạch và bào tửphấn hoa Hầu hết đất đá của hệ tầng này bị biến chất mạnh đến tướng đá phiếnlục Cụ thể như sau:
+ Phụ hệ tầng dưới ( €2 – O1av1 ) có thành phần thạch học chủ yếu là các đáphiến serixit, đá phiến serixit – thạch anh, đá phiến mica, đá phiến serixit –clorit, xen kẹp lớp mỏng đá phiến sét màu đen giàu vật chất than, thấu kính đáphiến lục, lớp mỏng cát kết dạng quarzit màu xám Bề dày 555 – 750m
+ Phụ hệ tầng giữa ( €2 – O1av2 ) có thành phần thạch học chủ yếu gồm cátkết dạng quarzit phân lớp mỏng, màu đen, xám sáng, xen kẻ các tập mỏng đếnvừa đá phiến thạch anh – sericit màu xám, phiến sericit, đá phiến sét – sericitmàu đen phân lớp mỏng Chiều dày phụ hệ tầng diến đổi từ 665 đến 1200m.+ Phụ hệ tầng trên ( €2 – O1av3 ) có thành phần thạch học chủ yếu gồm đáphiến sét sericit màu xám đen, đá phiến sừng biotit màu xám, đá phiến felspat –sericit xen cát kết bị ép phiến hạt vừa, đá phiến sét đen, giàu vật chất hữu cơ, đáphiến silic xen lớp mỏng đá sét vôi – silic màu xám đen Chiều dày 580m
Tính chất cơ lý đá hệ tầng A Vương được thể hiện trong bảng 1.4
Bảng 1.4 Các tính chất cơ lý của hệ tầng A Vương ( € 2 – O 1 av )
Độ rỗng
Cường
độ chịu nén
Cường
độ chịu kéo
Góc
ma sát trong
Lực dính kết
Hệ số kiên cố
Hệ số biến mềm
γ w
(g/cm 3 )
Δs (g/cm 3 )
n (g/cm 3 )
C (kG/cm 2 )
f -
K - Đá
Trang 28Từ bảng cơ lý trên nhận thấy đá phiến sericit của hệ tầng A Vương có tínhbiến mềm yếu (K=0,93), hệ số kiên cố của đá chắc (f=10,5), góc nội ma sát vàlực dính kết của đá lớn (Φ=310, C=216 kG/cm2), độ bền kháng nén cao(Rn=1056,0 kG/cm2) Nên đá phiến sericit của hệ tầng A Vương thuộc loại chắc.
- Hệ Ordovic thống thượng – Hệ Silua thống hạ Hệ tầng Long Đại (O 3 – S 1 lđ)
Trong khu vực nghiên cứu, đá của hệ của hệ tầng này lộ ra chủ yếu ở phíaNam khối Granit Hải Vân (Hòa Lạc, Hòa Vinh).Bề dày đến 2380m Hệ tầng này
do A.E.Đopikop (1965) xác lập dụa trên mặt cắt thượng nguồn sông Long Đại.Hệ tầng này được chia làm 3 phụ hệ tầng:
+ Phụ hệ tầng dưới (O3 – S1lđ1): Thành phần thạch học bao gồm cát kết ítkhoáng xen cát kết đa khoáng và bột kết bị ép phiến silic, cát bột kết sericit, đáphiến sericit – clorit xen lớp mỏng cát kết đa khoáng hạt nhỏ, cát bột kết Bề dàythay đổi từ 750 đến 760m
+ Phụ hệ tầng giữa (O3 – S1lđ2): Thành phần thạch học bao gồm cát kếtthạch anh dạng quarzit, đá phiến clorit màu lục nhạt, cát kết đa khoáng xen ít lớp
đá phiến sét màu đen Bề dày 900 đến 980m
+ Phụ hệ tầng trên (O3 – S1lđ3): Gồm các đá lực nguyên, ở phần trên xencác thấu kính cacbonat Thành phần thạch học bao gồm: cát kết hạt nhỏ – vừaxen bột kết bị ép phiến, cát bột kết bị ép phiến, có sericit, clorit xen đá phiếnsericit – clorit màu xám, phân dải thanh Bề dày >650m
Tính chất cơ lý của đá hệ tầng Long Đại được thể hiện trên bảng 1.5
Trang 29Bảng 1.5 Các tính chất cơ lý của hệ tầng Long Đại (O3 – S 1 lđ)
Độ rỗng
Cường
độ chịu nén
Cường
độ chịu kéo
Góc ma sát trong
Lực dính kết
Hệ số kiên cố
Hệ số biến mềm
γ w
(g/cm 3 )
Δs (g/cm 3 )
n (g/cm 3 )
C (kG/cm 2 )
f -
K - Đá
- Hệ Devon, thống hạ – trung, hệ tầng Tân Lâm (D 1 tl)
Đá của hệ tầng Tân Lâm lộ ra ở sông Cu Đê, được phân thành 2 phụ hệ tầng:+ Phụ hệ tầng dưới (D1tl1) có thành phần thạch học gồm: sạn kết thạch anhmàu xám, xen kẹp cuội sạn kết thạch anh, quarzit, đá phiến sét, bột kết màu tím
gụ xen cát kết đa khoáng, cát kết hạt vừa, cát kết dạng quarzit màu xám tím xen
ít lớp bột kết và đá phiến sét Bề dày >500m
+ Phụ hệ tầng trên (D1tl2) có thành phần thạch học chủ yếu gồm: cát kếtdạng quarzit, xen ít lớp đá phiến sét và bột kết màu xám tím, xám phớt lục, cátkết ít khoáng xen đá phiến sét màu xám tro đến xám lục Bề dày >300m
Tính chất cơ lý đá hệ tầng Tân Lâm được thể hiện trong bảng 1.6
Trang 30Bảng 1.6 Các tính chất cơ lý của hệ tầng Tân Lâm (D 1 tl)
chịu nén
Cường độ chịu kéo
Góc ma sát trong
Lực dính kết
Hệ số kiên cố
Hệ số biến mềm
γ w
(g/cm 3 )
Δs (g/cm 3 )
n (g/cm 3 )
C (kG/cm 2 )
f -
K -
Từ bảng cơ lý trên nhận thấy:
+ Bột kết của hệ tầng Tân Lâm có tính biến mềm mạnh (K=0,58), hệ sốkiên cố của đá trung bình (f=0,4), góc ma sát trong lớn và lực dính kết của đánhỏ (Φ=31o, C=68kG/cm2), độ bền kháng nén trung bình (Rn=215,0 kG/cm2).Nên đá bột kết thuộc hệ tầng Tân Lâm thuộc đá mèm bở, nứt nẻ mạnh
+ Sét kết của hệ tầng Tân Lâm có tính biến mềm yếu(K=0,93), hệ số kiên
cố của đá chắc (f=10,4), góc ma sát trong lớn và lực dính kết của đá khá lớn(Φ=35, C=375cm2), độ bền kháng nén cao (Rn=1009,0 kG/cm2) Nên đá sét kếtthuộc hệ tầng Tân Lâm thuộc loại chắc
- Hệ Cacbon – Pecmi, hệ tầng Ngũ Hành Sơn (C – P nhs)
Hệ tầng Ngũ Hành Sơn có thành phần thạch học chủ yếu gồm đá vôi hoa
hóa màu xám trắng, xám hồng, một số nơi có màu xám xẫm, ít hơn có đá phiếnthạch anh – sericit, quarzit phân phiến màu xám Bề dày khoảng 500m
Tính chất cơ lý của hệ tầng ngũ Hành Sơn được thể hiện trên bảng 1.7
Trang 31Bảng 1.7 Các tính chất cơ lý của hệ tầng ngũ Hành Sơn (C – P nhs)
chịu nén
Cường độ chịu kéo
Góc ma sát trong
Lực dính kết
Hệ số kiên cố
Hệ số biến mềm
γ w
(g/cm 3 )
Δs (g/cm 3 )
n (g/cm 3 )
C (kG/cm 2 )
f -
K -
Từ bảng cơ lý trên nhận thấy đá hoa của hệ tầng Ngũ Hành Sơn có tính biềnmềm yếu (K=0.91), hệ số kiên cố của đá kha chắc (f=4,9), góc ma sát trong lớn vàlực dính kết của đá nhỏ (Φ=34o30’, C=64,2cm2), độ bền kháng nén khá cao(Rn=632,0 kG/cm2) Nên đá hoa của hệ tầng Ngũ Hành Sơn thuộc loại khá chắc
Giới Kainozoi
Các thành tạo địa chất tuổi Kainozoi phân bố khá rộng rãi và chiếm phần
lớn diện tich khu vực nghiên cứu
* Hệ Đệ tứ
- Thống Pleistocen, phụ thống trung – thượng (Q 1 2-3)
+ Trầm tích sông - biển (amQ12-3) phân bố ở khu vực châu thổ sông Cu Đê, lộ
ra thành dải hẹp ở khu vực Đồng Nghệ Thành phần thạch học bao gồm: phía dưới
là cát hạt thô lẫn sạn sỏi thạch anh gắn kết yếu bởi bột sét màu xám xanh đến xámđen, phía trên mặt là cát pha lẫn ít sỏi màu xám vàng Bề dày trên 10m
+Trầm tích biển, hệ tầng Đà Nẵng (mQ13 đn) có thành phần thạch học baogồm: cát hạt trung Cát có thành phần chủ yếu là thạch anh, lẫn ít felspat Ngoài
ra, trong cát còn có thành phần khoáng vật như ilmenit, zircon và monazit Cát
có màu vàng đặc trưng nên được gọi là “ Cát vàng Đà Nẵng “ Bề dày của hệtầng Đà Nẵng (mQ13 đn) thay đổi từ 8 – 10m
- Thống Holocen, phụ thống hạ – trung (Q 1 1-2 )
+ Trầm tích biển – đầm lầy (mQ21-2) có thành phần thạch học như sau: bùncát màu xám đen, chứa nhiều di tích thực vật, chuyển lên trên là bùn sét pha màuxám trắng, xám đen, tiếp đến là than bùn màu đen có thành phần chủ yếu là cây
Trang 32thân gỗ và lá cây hóa than (bề dày lớp than bùn đạt 0,5 – 1m Bề dày tổng cộngcác lớp là 8 – 12m.
g/cm 3
Khối lượng riêng Δs g/cm 3
Hệ số rỗng, e
Chỉ số dẻo Ip (%)
Độ sệt B
Lực dính kết C (kG/cm 2 )
Góc nội
ma sát Φ (độ) ambQ 2
Đà Nẵng và bị các trầm tích trẻ hơn phủ lên phía trên Thành phần chủ yếu làcát trắng thạch anh hạt nhỏ, màu trắng độ mài mòn tốt, chặt vừa, bề dàykhoảng 3- 6m
- Thống Holocen, phụ thống trung (Q22)
+ Trầm tích hỗn hợp sông – biển (amQ22): Trong khu vực nghiên cứu, trầmtích này phân bố chủ yếu ở phía Đông Nam dọc theo sông Hàn, chiều dàykhoảng 10 đến 20m.Thành phần chủ yếu là cát thạch anh hạt thô, cát hạt nhỏ, cátbụi màu vàng nhạt, vàng xám, sét pha màu xám trắng, xám xanh
- Thống Holocen, phụ thống thượng (Q13)
+ Trầm tích sông – biển – đầm lầy (ambQ23): Thành taọ có thành phần chủyếu là sét pha phân bố phía dưới, chuyển dần lên trên là bùn sét màu xám xanh,xám đen giàu vật chất hữu cơ, bề dày khoảng 4 đến 8m
+ Trầm tích hỗn hợp sông - biển (amQ23): Được đặc trưng bởi thành phầncát hạt thô, cát hạt nhỏ màu vàng nhạt, cát bụi và sét màu xám trắng chứa di tích
Trang 33+Trầm tích biền – gió hiện đại (mvQ23): Phân bố chủ yếu ở ven biển ĐàNẵng dưới dạng bãi cát, đụn cát với thành phần thach học bao gồm: cát thạchanh hạt nhỏ đến hạt mịn màu vàng nhạt chứa cát sa khoáng ilmenit, zircon, cát
có độ chọn lọc mài mòn kém, bề dày dao động từ 5 – 20m
- Hệ Đệ tứ không phân chia
Trầm tích biển – sườn tích (mdQ): Phân bố chủ yếu ở bán đảo Sơn Trà,chiều dày khoảng từ 3 – 8m Thành phần chủ yếu là sét pha màu xám xanh,cuội, sạn
Trầm tích sông – lũ (apQ): Phân bố chủ yếu ở Quảng Nam, Hòa Sơn, chiềudày tử 3 đến 10m Thành phần thạch học chủ yếu là cuội, sạn, sét màu xám xanh.Trầm tích sườn tích – tàn tích (edQ): Phân bố chủ yếu ở Liên Chiểu, HòaVang, Hòa Sơn, Trường Định, chiều dày từ 3 đến 5m Thành phần thạch học chủyếu là sạn, cát, sét xám vàng, xám xanh
Thành phần hạt và các tính chất cơ lý của đất, đá thuộc trầm tích sườn tích– tàn tích (edQ) được thể hiện ở bảng 1.8
Bảng 1.8 Giá trị trung bình các đặc trưng cơ lý thành tạo edQ
Trang 34Khối lượng riêng
Hệ số rỗng
Độ bão hòa
Chỉ
số dẻo
Độ sệt
Lực dính kết
Góc nội
ma sát
Hệ số nén lún
Modun biến dạng
1.2.3 Các thành tạo magma
Trên cơ sở tổng hợp các tài liệu đã có về khu vực, các thành tạo magmatrong vùng bao gồm 2 phức hệ sau:
- Phức hệ Đại Lộc
- Phức hệ Hải Vân
Ngoài ra ở phía Tây Nam khu vực nghiên cứu còn có thêm phức hệ Bà
Nà và phức hệ ChaVal
Phức hệ Đại Lộc (GaD 1 đl)
Trong khu vực nghiên cứu phức hệ này xuất hiện chủ yếu ở Cẩm Khê Các
đá đặc trưng của khổi là granit biotit, granit hai mica dạng phorphyr, ban tinhlớn, cấu tạo gneis.Chúng xuyên chính hợp vào các trầm tích của hệ tậng AVương, Long Đại và taoh đới biến chất tiếp xúc trao đổi rộng, gây sừng hóamạnh các đá vây quanh
Tổ hợp công sinh khoáng vật chính của granit phức hệ Đại Lộc làplagiocla, felspat kali (microlin), biotit, muscovit
Khoáng vật phụ đặc trưng: ilmenit, zircon, monazit, turmalin
Trang 35Phức hệ được xếp vào tuổi Devon vì các đá của phức hệ xuyên cắt và gâysừng hóa trầm tích hệ tầng A Vương, Long Đại và bị các trầm tích vụn thô màuđỏ của hệ tầng Tân Lâm phủ lên.Tuổi đồng vụ của phức hệ 310 – 300 triệu năm.Các tính chất cơ lý của đá granit phức hệ Đại Lộc được thể hiện trongbảng 1.9.
Bảng 1.9 Các đặc trưng cơ lý của đá granit phức hệ Đại Lộc (GaD 1 đl)
Độ rỗng
Cường
độ chịu nén
Cường
độ chịu kéo
Góc ma sát trong
Lực dính kết
Hệ số kiên cố
Hệ số biến mềm
C
f -
K - Đá
Từ bảng cơ lý trên nhận thấy đá granit của phức hệ Đại Lộc có tính biếnmềm yếu(K=0,98), hệ số kiên cố của đất đá rất chắc (f=2,2), góc ma sát trong vàlực dính kết của đá lớn (Φ=390, C=718 kG/cm2), độ bền kháng nén rất cao(Rn=1952,0 kG/cm2) Nên đá granit của phức hệ Đại Lộc thuộc loại rất chắc
Phức hệ ChaVal (GbT 3 cv)
Đá của phức hệ này có diện phân bố hẹp, thuộc địa phận xã Hòa Phú (HòaVang) Gồm các đá: Gabro, gabro pyroxen màu xám đen, phớt lục Đá có cấu tạokhối, kiến trúc dạng phorphyr, thành phần khoáng vật đặc trưng là: plagiocla,pyrocen, biotit, apatit, sphen và các khoáng vật nặng, đá của phức hệ được xếpvào tuổi trước Trias muộn (T3)
Phức hệ Hải Vân (GaT 3 hv)
Phức hệ này được Nguyễn Xuân Bao, Huỳnh Trung xác lập năm 1982.Phức hệ có hai pha:
- Pha 1 (Ga T3hv1): Thành phần thạch học chủ yếu là granit biotit,granit hai mica Lộ ra ở bán đảo Sơn Trà và khối Hải Vân
Trang 36- Pha 2 (Ga T3hv2): Thành phần thạch học chủ yếu là granit hai mica,granit alaskit Lộ ra chủ yếu ở phía Đông khối Hải Vân.
Các khối đáHải Vân xuyên cắt và sừng hóa mạnh mẽ trầm tích các hệ tầngLong Đại, Tân Lâm Thành phần khoáng vật: thạch anh (28 – 35%), anđezin (28– 35%), felspat kali (25 – 35%), biotit nâu đỏ (5 – 10%)
Tổ hợp khoáng vật phụ của phức hệ: ilmenit, zircon, monazit, apatit…Tuổi của phức hệ được xếp vào tuổi T3 Tuổi đồng vị 138 triệu năm
Các tính chất cơ lý của đá granit phức hệ Hải Vân được thể hiện trên bảng1.10
Bảng 1.10 Các đặc trưng cơ lý của đá granit
phức hệ Hải Vân (Ga T 3 hv)
Độrỗng
Cường
độ chịunén
Cường
độ chịukéo
Góc
ma sáttrong
Lựcdínhkết
Hệ sốkiêncố
Hệ sốbiếnmềmγw
Φđộ
CkG/cm2
f-
K-Đá
Từ bảng đặc trưng cơ lý trên nhận thấy đá granit phức hệ Hải Vân có tìnhbiến mềm yếu (K=0,99), hệ số kiên cố của đất đá rất chắc (f=22,7), góc ma sáttrong và lực dính kết của đá lớn (Φ=390, C=756 kG/cm2), độ bền kháng nén rấtcao (Rn=2145,0 kG/cm2) Nên đá granit của phức hệ Hải Vân thuộc loại rất chắc
Phức hệ Bà Nà (GaE2bn)
Phức hệ này được Nguyễn Văn Trang và nnk xác lập năm 1986 Nó lộ ra ởphía Bắc khối Bà Nà, gồm 2 pha: pha xâm nhập và pha đá mạch
Trang 37- Pha 1 (GaE2bn1): granit biotit và granit hai mica hạt lớn.
- Pha 2 (GaE2bn2): granit 2 mica hạt vừa và granit alaskit hạt nhỏ Khối Bà Nà nằm ở phía Tây Nam Đà Nẵng khoảng 24 km, diện tíchkhoảng 30 km2, dạng vòm đẳng thước Các đá của phức hệ này xuyên cắt và gâysừng hóa các trầm tích của hệ tầng A Vương chủ yếu trong đới tiếp xúc vâyquanh đá sừng thạch anh biotit
Thành phần khoáng vật: thạch anh, plagiocla, biotit muscovit Khoáng vậtphổ biến; ilmenit, turmalin, fluorit, canxiterit…
Với tài liệu địa chất nêu trên, tuổi của phức hệ được xếp giả định vàoPaleogen với giá trị đồng vị (K – Ả) từ 130 – 140 triệu năm
Các tính chất cơ lý cỉa đá granit phức hệ Bà Nà được thể hiện trên bảng1.11
Bảng 1.11 Các đặc trưng cơ lý của đá granit phức hệ Bà Nà (GaE 2 bn)
Độ rỗng
Cường
độ chịu nén
Cường
độ chịu kéo
Góc ma sát trong
Lực dính kết
Hệ số kiên cố
Hệ số biến mềm
C
f -
K - Đá
Từ bảng đặc trưng cơ lý trên nhận thấy đá granit phức hệ Bà Nà có tìnhbiến mềm yếu (K=0,99), hệ số kiên cố của đất đá rất chắc (f=19,6), góc ma sáttrong và lực dính kết của đá lớn (Φ=370, C=711 kG/cm2), độ bền kháng nén rấtcao (Rn=1824,0 kG/cm2) Nên đá granit của phức hệ Bà Nà thuộc loại rất chắc
1.2.4 Các đứt gãy kiến tạo
Theo các nguồn tài liệu và bản đồ kiến tạo trước đây cho thấy đây là khuvực có tương đối nhiều đứt gãy phân bố gần như song song theo hướng Đông Bắc– Tây Nam Trong đó có hai đứt gãy lớn chạy gần song song với sông Cu Đê bị
Trang 38chìm dưới lớp phủ kéo dài ra tới biển Riêng ở khu vực phía Bắc gặp những đứtgãy chằng chịt phát sinh trong thời kỳ Trias tạo nên các pha xâm nhập của phứchệ Hải Vân Các đứt gãy làm giảm tính liên tục và cường độ chịu tải của đất đá.Mặt khác nó phát sinh ra những đới cà nát, cần chú ý khi xây dựng công trình trênkhu vực có những đứt gãy này đặc biệt các công trình thủy công, nó sẽ gây ra hiệntượng mất nước qua vai và đáy đập làm cho các công trình khi xây dựng xongkhông có nước hoặc không đảm bảo lượng nước theo yêu cầu.
3 Đặc điểm địa chất thủy văn
Dựa vào những tài liệu thu thập được nước dưới đất của khu vực nghiên
cứu chủ yếu chia thành các dạng sau:
+ Nước lỗ hổng trong trầm tích bở rời Đệ tứ
+ Nước khe nứt trong thành tạo trầm tích Cambri – Ocđovic
1.3.1 Các tầng chứa nước lỗ hổng
Nước lỗ hổng trong các thành tạo bở rời Đệ tứ được chia ra thành các tầngchứa nước sau:
1.3.1.1 Tầng chứa nước trong trầm tích bở rời Đệ tứ không phân chia
Bao gồm các tàn tích, sườn tích, trầm tích sông biển, lũ tích…Chúng pháttriển hầu hết trên đá gốc, phân bố ở phía ven rìa đồng bằng Đà Nẵng, ở thượngnguồn các sông như sông Túy Loan, sông Cầu Biện Tổng diện tích phân bốkhoảng 50 km2 Thành phần chủ yếu bao gồm sét pha, cát pha màu xám tro, xámđen rời rạc Chiều dày tầng thay đổi từ 2 – 15m
Nước chứa trong tầng là nước lỗ hổng Nguồn cung cấp chủ yếu là nướcmưa, nước từ các tầng trầm tích bên trên ngấm xuống
Tầng trầm tích này đã được Liên đoàn địa chất miền Nam bơm nước thínghiệm và cho các thông số đặc trưng sau: Q = 0,36 – 0,7 l/s, hệ số thấm K=0,88m/ngày