Tăng cường vai trò của đoàn thanh niên dưới sự lãnh đạo của hệ thống tổ chức đảng nhằm phát huy có hiệu quả vai trò thanh niên trong xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội n
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña riªng t«i C¸c sè liÖu, trÝch dÉn tr×nh bµy trong luËn ¸n lµ trung thùc, cã nguån gèc xuÊt xø râ rµng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
NguyÔn Thanh H¶i
MỤC LỤC
Tran g
Trang 2Chương 1 THỰC CHẤT VÀ TÍNH QUY LUẬT PHÁT HUY VAI
TRÒ THANH NIÊN TRONG XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA Ở ĐƠN VỊ CƠ SỞ QUÂN ĐỘI
1.1 Thực chất phát huy vai trò thanh niên trong xây dựng môi
trường văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam 27 1.2 Tính quy luật phát huy vai trò thanh niên trong xây dựng môi
trường văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam 59
Chương 2 THỰC TRẠNG, DỰ BÁO NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ
YÊU CẦU PHÁT HUY VAI TRÒ THANH NIÊN TRONG XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA Ở ĐƠN VỊ CƠ SỞ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
2.1 Thực trạng phát huy vai trò thanh niên trong xây dựng môi trường
văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 83 2.2 Dự báo nhân tố tác động và yêu cầu phát huy vai trò thanh
niên trong xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 109
Chương 3 GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT HUY VAI TRÒ THANH NIÊN
TRONG XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA Ở ĐƠN VỊ CƠ
SỞ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 128 3.1 Tăng cường vai trò của đoàn thanh niên dưới sự lãnh đạo của
hệ thống tổ chức đảng nhằm phát huy có hiệu quả vai trò thanh niên trong xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ
sở Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 128 3.2 Nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện và tự khẳng định
mình của thanh niên trong xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 136 3.3 Tích cực đưa thanh niên vào hoạt động thực tiễn xây dựng
môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt
3.4 Hoàn thiện và thực hiện tốt cơ chế, chính sách đối với thanh
niên nhằm khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của họ trong xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
169 171 172 183
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Giới thiệu khái quát về luận án
Đề tài luận án: “Phát huy vai trò thanh niên trong xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” được tiếp cận,
luận giải dưới góc độ khoa học chuyên ngành Chủ nghĩa duy vật biện chứng vàduy vật lịch sử Thực tiễn cho thấy, thanh niên ở đơn vị cơ sở có vai trò rấtquan trọng trong các hoạt động, công tác ở đơn vị Việc phát huy vai trò của họtrong hoạt động cụ thể là xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở hiện nay
là vấn đề mới, có ý nghĩa, cần được nghiên cứu, luận giải một cách thấu đáo
Nội dung cơ bản của luận án là những vấn đề lý luận môi trường văn hóa,xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở, vai trò thanh niên trong xây dựngmôi trường văn hóa, phát huy vai trò thanh niên trong xây dựng môi trường vănhóa, tính quy luật phát huy vai trò thanh niên trong xây dựng môi trường văn hóa
ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam; đánh giá thực trạng, dự báo nhân tốtác động, chỉ ra yêu cầu phát huy vai trò thanh niên trong xây dựng môi trườngvăn hóa ở đơn vị cơ sở, và đề xuất giải pháp cơ bản phát huy vai trò thanh niêntrong hoạt động này ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
2 Lý do lựa chọn đề tài luận án
Xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân ViệtNam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn hiện nay là vấn đềtrọng yếu, nhân tố cơ bản góp phần thiết thực xây dựng đơn vị vững mạnh vềchính trị, làm cơ sở xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện Để hoạt động xâydựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở được tiến hành có hiệu quả và bềnvững, cần có sự tác động đồng bộ, thống nhất từ nhiều chủ thể, trong đó thanhniên là chủ thể tích cực, trực tiếp
Thanh niên ở đơn vị cơ sở là lực lượng đông đảo, nguồn nhân lực chủyếu trong sức mạnh chiến đấu của quân đội, luôn xung kích, sáng tạo trong
Trang 4quán triệt và thực hiện nhiệm vụ được giao Trong các hoạt động, công tác, họluôn nỗ lực, cố gắng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thể hiện vai trò xungkích của tuổi trẻ, ra sức cống hiến tài năng, trí tuệ, góp phần vào hoàn thànhthắng lợi nhiệm vụ chính trị của đơn vị Với sức trẻ và lòng nhiệt huyết củamình, thanh niên tự giác tham gia các phong trào, các cuộc vận động, trong đó
có hoạt động xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở Kế thừa truyềnthống của các thế hệ đi trước, thanh niên ở đơn vị cơ sở nêu cao tinh thần xungkích cách mạng, khát vọng vươn lên, tích cực cống hiến thế mạnh, sức sáng tạo
và tiềm năng to lớn vào xây dựng môi trường văn hóa; là lực lượng đi đầutrong hoạt động này ở đơn vị, làm cho môi trường sinh hoạt, học tập, công táccủa họ không ngừng được làm giàu về giá trị
Thực tiễn xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở trong Quân độinhân dân Việt Nam những năm qua cho thấy, việc phát huy vai trò thanh niêntrong hoạt động này đã được các đơn vị chú trọng đúng mức Thanh niên ởđơn vị cơ sở đã ý thức đúng đắn, đề cao thái độ, trách nhiệm và có nhữnghành động thiết thực trong xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị; góp phầntạo nên môi trường sinh hoạt, công tác, học tập, rèn luyện tốt, thực sự là nơi
“nuôi dưỡng”, giáo dục họ trở thành những quân nhân cách mạng ưu tú Bêncạnh đó, nhận thức của một số chủ thể chưa toàn diện, nội dung, phương thứcphát huy vai trò thanh niên trong hoạt động này chưa được thực hiện hiệu quả,chưa tương xứng với thế mạnh, tiềm năng vốn có của thanh niên Sự nhiệttình, trách nhiệm, tích cực, tự giác của thanh niên trong xây dựng môi trườngvăn hóa còn hạn chế Một số thanh niên tuy đã nhận thức đúng, nhưng chưachuyển hoá thành thái độ, trách nhiệm và hành động thiết thực trong xây dựngmôi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở
Hiện nay, nhiệm vụ của quân đội, nhiệm vụ của đơn vị cơ sở và hoạtđộng xây dựng môi trường văn hóa luôn đặt ra yêu cầu ngày càng cao Trước
xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; sự biến động nhanhchóng, khó lường về chính trị, kinh tế, xã hội trên thế giới; sự phát triển của
Trang 5nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; và chiến lược
“Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, đã và đang tác động rất lớn đếnvai trò, trách nhiệm của thanh niên đối với nhiệm vụ được giao, trong đó cóhoạt động xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở Từ đó đã làm xuấthiện những xu hướng nhận thức khác nhau về vai trò, trách nhiệm của thanhniên; những hiện tượng nhấn mạnh giá trị vật chất, coi nhẹ giá trị tinh thần,chạy theo lợi ích cá nhân cực đoan, thờ ơ trách nhiệm với cộng đồng, chạytheo văn hoá lai căng,… hằng ngày, hằng giờ tác động đến thế hệ trẻ, trong đó
có thanh niên ở đơn vị cơ sở trong quân đội
Thực tế đó đòi hỏi phải xác lập lý luận khoa học nhằm phát huy vai tròthanh niên ở đơn vị cơ sở trong xây dựng môi trường văn hóa đạt chất lượng,
hiệu quả cao Vì thế, “Phát huy vai trò thanh niên trong xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” là vấn đề cấp
thiết cần được nghiên cứu một cách sâu sắc cả lý luận và thực tiễn
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn phát huy vai trò thanh niêntrong xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở, đồng thời đề xuất giảipháp cơ bản phát huy vai trò thanh niên trong xây dựng môi trường văn hóa ởđơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ thực chất và tính quy luật phát huy vai trò thanh niên trong xâydựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam
- Đánh giá thực trạng, dự báo nhân tố tác động và xác định yêu cầuphát huy vai trò thanh niên trong xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sởQuân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
- Đề xuất giải pháp cơ bản phát huy vai trò thanh niên trong xây dựng môitrường văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
Trang 64 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề bản chất, tính
quy luật phát huy vai trò thanh niên trong xây dựng môi trường văn hóa ở đơn
vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam
* Phạm vi nghiên cứu của luận án là những vấn đề về phát huy vai trò
thanh niên quân đội, mà trực tiếp, trọng tâm là thanh niên hạ sĩ quan, binh sĩđang thực hiện nghĩa vụ quân sự ở đơn vị cơ sở, cụ thể là các trung đoàn thuộccác sư đoàn bộ binh chủ lực đủ quân trong xây dựng môi trường văn hóa ở đơn
vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay; thời gian nghiên cứu và khảosát từ năm 2007 đến nay
5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh niên, côngtác thanh niên, môi trường văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa nói chung,thanh niên, công tác thanh niên và môi trường văn hóa trong quân đội nóiriêng; các nghị quyết, chỉ thị của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng,hướng dẫn của Tổng cục Chính trị về công tác đoàn và phong trào thanh niên,
về xây dựng môi trường văn hóa trong quân đội Đồng thời, luận án kế thừakết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đến đề tài
* Cơ sở thực tiễn của luận án là tình hình phát huy vai trò thanh niên
trong xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân ViệtNam hiện nay thông qua các số liệu thực tế ở các đơn vị cơ sở, số liệu điềutra, khảo sát của tác giả ở một số đơn vị cơ sở; cùng với các chương trìnhhành động của Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị về công tác thanh niêntrong quân đội; các báo cáo sơ kết, tổng kết về công tác Đoàn và phong tràothanh niên, và về xây dựng môi trường văn hóa ở các đơn vị cơ sở hiện nay
* Phương pháp nghiên cứu của luận án dựa trên cơ sở phương pháp
luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, cùng với một sốphương pháp như: phân tích, tổng hợp, hệ thống - cấu trúc, lịch sử - lôgic,khái quát hóa, trừu tượng hóa, so sánh, thống kê, điều tra xã hội học, phỏng
Trang 7vấn, quan sát, nghiên cứu tài liệu và phương pháp chuyên gia, v.v để làmsáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
6 Những đóng góp mới của luận án
- Góp phần làm rõ vai trò thanh niên trong xây dựng môi trường vănhóa ở đơn vị cơ sở và quan niệm về phát huy vai trò thanh niên trong xâydựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam
- Luận giải tính quy luật phát huy vai trò thanh niên trong xây môitrường văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam
- Đề xuất giải pháp cơ bản, đồng bộ nhằm phát huy vai trò thanh niêntrong xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân ViệtNam hiện nay
7 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
* Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp
luận cứ khoa học để lãnh đạo, chỉ huy các cấp, các cơ quan chức năng, tổ chứcđoàn thanh niên nghiên cứu tiến hành phát huy vai trò thanh niên trong xâydựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
* Ý nghĩa thực tiễn: Luận án góp phần tạo sự thống nhất về nhận thức
và hành động ở đơn vị cơ sở, làm cho các chủ thể ở đơn vị cơ sở tác động tíchcực, tự giác, sáng tạo hơn đến quá trình phát huy vai trò thanh niên trong xâydựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở hiện nay Luận án có thể dùng làmtài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập ở các học viện, nhàtrường và đơn vị cơ sở trong toàn quân
8 Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến
đề tài, 3 chương (8 tiết), kết luận, các công trình khoa học của tác giả đã công
bố có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
Trang 8TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
1.1 Những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về thanh niên và vai trò thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về thanh niên và vai trò, vị trí của thanh niên
Tác giả M.I Ca-li-nin (1982), trong công trình “Bàn về thanh niên”
[8], cho rằng, thanh niên là thế hệ mới lớn, đang trưởng thành, là lực lượngtham gia tích cực vào các hoạt động của đất nước Trong đấu tranh giành độclập dân tộc, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thanh niên luôn sẵn sàng sảthân hy sinh vì lý tưởng cộng sản, dũng cảm, đi đầu trong xây dựng đất nước
và bảo vệ sự nghiệp cách mạng của dân tộc Theo tác giả: “Không một binhchủng bộ đội nào, không một nghiệp vụ chuyên môn nào, không một công tácđặc biệt đột xuất nào - bao gồm cả hoạt động du kích - mà lại không có sựtham gia của đoàn viên thanh niên cộng sản, của thanh niên” [8, tr 174]
Tác giả Chu Xuân Việt (2005), trong công trình “Cơ sở lý luận và thực tiễn của chiến lược phát triển thanh niên” [142], đã quan niệm: “Thanh niên là
một nhóm nhân khẩu - xã hội đặc thù bao gồm những người trong độ tuổi từ 15đến 34 tuổi thuộc mọi giai cấp, tầng lớp xã hội, có mặt trong mọi lĩnh vực hoạtđộng, có vai trò to lớn trong xã hội hiện tại và giữ vai trò quyết định sự phát triểntrong tương lai của xã hội” [142, tr 18] Về vai trò, vị trí của thanh niên, tác giảkhẳng định, thanh niên là nguồn nhân lực lao động có chất lượng cao cho sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; lực lượng xung kích đi đầu trong thực hiệnnhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; lực lượng chủ lực xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc và thực hiện chủ động hội nhập quốc tế; lực lượng kế thừa vàtiếp nối các thế hệ cha anh để thúc đẩy xã hội phát triển, xây dựng đất nước ViệtNam độc lập, thống nhất, hòa bình, giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Từ góc độ tiếp cận lý thuyết đến những nghiên cứu thực nghiệm vànghiên cứu về xã hội học thanh niên với những nguyên tắc lý luận, phương
Trang 9pháp luận, cùng với phương pháp chuyên biệt, tác giả Đặng Cảnh Khanh
(2006), trong công trình “Xã hội học thanh niên” [58], đã chỉ rõ, thanh niên
là nguồn lực quan trọng, là sức sống của mỗi quốc gia, dân tộc, họ rất hồnnhiên trong sáng về tình cảm và ứng xử, linh hoạt trong nhận thức và sángtạo Tác giả cho rằng: “Trong sự vận động của lịch sử, thanh niên có vai tròhết sức quan trọng Hoạt động của thanh niên trải rộng trên khắp các lĩnh vựccủa đời sống xã hội Thanh niên là lực lượng chủ chốt trong các hoạt độngkinh tế, làm ra của cải vật chất chủ yếu cho xã hội Thanh niên cũng là lựclượng tiên phong trên các lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội ” [58, tr 85]
Những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về vai trò, vị trí của thanh niên quân đội
Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn (1977), trong công trình “Thanh niên trong các lực lượng vũ trang hăng hái vươn lên hơn nữa” [18], cho rằng, thanh niên
trong lực lượng vũ trang là lực lượng xung kích của nhân dân trong sự nghiệpđấu tranh cách mạng Cố Tổng Bí thư cho rằng, xung kích trong đấu tranh cáchmạng là nhiệm vụ cao cả, là trách nhiệm, là vinh dự to lớn và cũng là đòi hỏirất cao đối với thanh niên Theo đồng chí: “Đối với thanh niên trong lực lượng
vũ trang phải có lòng trung thành vô hạn với lý tưởng, với Đảng, với nhândân, sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời mình cho cách mạng” [18, tr 104]
Tác giả Đào Duy Minh (2012), trong công trình “Tiếp tục phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của thanh niên Quân đội trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc” [74], đã nhận định, trong suốt tiến trình lịch sử của dân tộc, thanh niên
quân đội luôn là lực lượng xung kích, đi đầu trong thực hiện thắng lợi mọi nhiệm
vụ được giao Tác giả nhấn mạnh: “Thanh niên quân đội là một bộ phận của thanhniên Việt Nam Qua mỗi thời kỳ cách mạng, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, lựclượng này cũng tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, luôn là lực lượngxung kích sáng tạo, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao” [74, tr 4]
Tác giả Hà Sơn Thái (2013), trong công trình “Vai trò của thanh niên quân đội trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay” [104], cho rằng, thanh
Trang 10niên quân đội luôn là “lực lượng nòng cốt” trong xây dựng và bảo vệ chủquyền biển, đảo hiện nay Theo tác giả, biểu hiện vai trò của họ trong bảo vệchủ quyền biển, đảo: là lực lượng chủ yếu, trực tiếp tham gia bảo vệ chủ quyềnbiển, đảo; trực tiếp tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn đóngquân và gia đình họ quán triệt và thực hiện đường lối của Đảng, chính sách củaNhà nước ta về bảo vệ Tổ quốc và nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo; là lựclượng quan trọng tham gia phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ chủ quyềnbiển, đảo và đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng tranh chấp chủquyền biển, đảo để chống phá cách mạng nước ta
Các công trình trên đã luận giải về đặc điểm, vai trò, vị trí của thanh niên
ở nhiều chiều cạnh và khẳng định, thanh niên nói chung, thanh niên quân đội nóiriêng có vai trò rất quan trọng, họ là lực lượng tiên phong trong các nhiệm vụ,giữ vai trò nòng cốt trong các hoạt động và phong trào thi đua Những nội dung
đó là cơ sở để tác giả luận án tiếp thu có chọn lọc và luận giải đặc điểm thanhniên trong xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở một cách khoa học
1.2 Những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về môi trường văn hóa và xây dựng môi trường văn hóa trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về môi trường văn hóa Tác giả A.I Ácnônđốp (1981), trong công trình “Cơ sở lý luận văn hóa Mác - Lênin” [2], đã tiếp cận và luận giải những vấn đề cơ bản về môi trường văn
hóa từ góc nhìn hệ thống - cấu trúc Theo tác giả: “Môi trường văn hóa là một tổngthể ổn định những yếu tố vật thể và nhân cách, nhờ đó các cá thể tác động lẫnnhau Chúng ảnh hưởng tới hoạt động khai thác và sáng tạo giá trị văn hóa, tới nhucầu tinh thần, hứng thú và định hướng giá trị của họ Môi trường văn hóa khôngchỉ là tổng hợp những yếu tố văn hóa vật thể mà còn có những con người hiện diệnvăn hóa” [2, tr 75] Tác giả đã phân tích cấu trúc của môi trường văn hóa, làm rõmối quan hệ tương tác giữa con người với những yếu tố văn hóa vật thể, qua đó tácđộng đến việc khai thác và sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới của con người
Trang 11Bằng phương pháp tiếp cận giá trị, tác giả Đỗ Huy (2001), trong công
trình “Xây dựng môi trường văn hoá ở nước ta hiện nay từ góc nhìn giá trị học” [53], chỉ rõ: “Môi trường văn hoá chính là sự vận động của các quan hệ
của con người trong các quá trình sáng tạo, tái tạo, đánh giá, lưu giữ và hưởngthụ các sản phẩm vật chất và tinh thần của mình” [53, tr 34 - 35] Từ góc độgiá trị học, tác giả cho rằng: “Trong mỗi môi trường văn hoá xã hội thôngthường được chi phối bởi bốn hệ chuẩn cơ bản:
1 Hệ chuẩn mực trong lao động chi phối các hoạt động văn hóa lao động
2 Hệ chuẩn mực trong giao tiếp chi phối các giao tiếp văn hóa
3 Hệ chuẩn mực gia đình điều chỉnh các quan hệ văn hóa trong môi trường sống
4 Các chuẩn mực phát triển nhân cách điều chỉnh lối sống” [53, tr 71]
Tác giả Văn Đức Thanh (2001), trong công trình “Về xây dựng môi trường văn hoá cơ sở” [110], quan niệm: “môi trường văn hóa là tổng hòa các giá trị văn
hóa vật chất và văn hóa tinh thần tác động đến con người và cộng đồng trong mộtkhông gian và thời gian xác định” [110, tr 30] Theo tác giả, môi trường văn hóagồm: hệ thống những giá trị văn hóa (cái giá trị), hệ thống những quan hệ văn hóa(cái mang giá trị), hệ thống những hình thái hoạt động văn hóa (cái thực hiện giátrị) và hệ thống những thiết chế văn hóa (cái định hướng giá trị)
Các tác giả Phùng Hữu Phú - Nguyễn Văn Đặng - Nguyễn Viết Thông
(2016), trong công trình “Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng” [98], quan niệm, môi trường văn hóa
“là tập hợp các yếu tố bên trong hệ thống xã hội - con người, bao quanh conngười, bao gồm các thành tố vật chất và tinh thần tương đối ổn định, tác độngqua lại lẫn nhau và có quan hệ tương tác mật thiết với con người trong khônggian, thời gian xác định” [98, tr 194] Trong môi trường văn hóa, con người làchủ thể, là thành tố quan trọng nhất, đồng thời là khách thể, là sản phẩm chủyếu chịu sự tác động thường xuyên của môi trường văn hóa Theo các tác giả,môi trường văn hóa là một chỉnh thể thống nhất, luôn vận động, biến đổi
Trang 12Những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về xây dựng môi trường văn hóa
Tác giả Đỗ Huy cho rằng, xây dựng môi môi trường văn hóa ở nước ta theochuẩn mực của cái đúng, cái tốt và cái đẹp Theo đó: “Môi trường văn hoá màchúng ta xây dựng, đẹp về lối sống, đẹp trong mọi quan hệ từ gia đình, nhàtrường, xã hội, đẹp trong cả khung cảnh tự nhiên” [53, tr 389]; muốn xã hội pháttriển lành mạnh, môi trường văn hoá có sự phát triển hài hòa của cái đúng, cái tốt,cái đẹp trước hết cần tăng trưởng các giá trị khoa học Trong môi trường văn hoá,các giá trị tốt đẹp của truyền thống được phát huy, con người được phát triển hàihòa trong tự nhiên, các nhân cách được tôn trọng, con người được trả lại các giá
trị của mình Theo tác giả: “môi trường văn hóa mà chúng ta xây dựng gắn liền với cái đúng trước hết là gắn liền với khoa học, pháp luật và các tư tưởng tiến bộ” [53, tr 400], đó còn là môi trường đạo đức, ở đó mọi người quan tâm và giúp đỡ
Tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn (2014), trong công trình “Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh để con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”
[11], xác định, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh là điều kiện thuận lợi
và cần thiết để có thể phát triển và hoàn thiện con người, mà trọng tâm là bồidưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách.Theo tác giả: “Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh chính là để xây dựng
con người, là nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi người, bắt đầu từ gia đình, đến
Trang 13các cơ quan, các tổ chức xã hội, các cơ sở giáo dục, song trước hết thuộc vềnhững người đứng đầu các cơ quan, đơn vị và các tổ chức đó” [11, tr 69].
Những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về xây dựng môi trường văn hóa trong quân đội
Tác giả Nguyễn Quang Hoài (2005), trong công trình “Một số vấn đề trong xây dựng môi trường văn hóa quân sự hiện nay” [44], xác định: “Xây
dựng môi trường văn hóa quân sự phải bao gồm hai mặt Một mặt, đó là môitrường sống thực sự dân chủ, ở đó mỗi quân nhân là một nhân cách, một chủthể độc lập, năng động, sáng tạo; loại bỏ tận gốc mọi biểu hiện gia trưởng; mọiquân nhân có lối sống, nếp sống và hành vi ứng xử có văn hóa cao, có chínhkiến độc lập, không dựa dẫm vào nhau Mặt khác, đó là một môi trường quân
sự có tính tổ chức chặt chẽ và kỷ luật nghiêm minh, trong đó mọi quân nhân tựgiác chấp hành kỷ luật quân sự, thể hiện “quân lệnh như sơn”, luôn luôn pháthuy và phát triển những truyền thống văn hóa tốt đẹp ” [44, tr 60 - 61] Đó làmôi trường thể hiện một trình độ cao của sinh hoạt quân sự, mang đậm dấu ấncủa các thành tố văn hóa dân tộc và văn hóa quân sự
Với phương pháp luận đi từ mối quan hệ giữa cái phổ biến với cái đặc thù, tác
giả Lê Văn Tân (2007), trong công trình “Xây dựng môi trường văn hóa bộ đội Hải quân trên quần đảo Trường Sa” [103], đưa ra quan niệm: “Môi trường văn hóa
là sản phẩm của sự tác động lẫn nhau giữa con người và môi trường sống trong quátrình con người cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân mình để trở thành chủ thể của
hoàn cảnh” [103, tr 15] Môi trường văn hóa bao gồm các yếu tố: hệ giá trị văn
hóa; cảnh quan văn hóa, quan hệ văn hóa; hoạt động văn hóa; hệ thống thiết chếvăn hóa Những yếu tố này tồn tại trong một thể thống nhất, là cơ sở, điều kiện,phương thức tồn tại của nhau Về những đặc trưng cơ bản của môi trường văn hóaquân sự, tác giả luận giải trên những nội dung nhiệm vụ chính trị, tinh thần tráchnhiệm, mục tiêu, lý tưởng của quân nhân; tính nhân văn trong suy nghĩ và hànhđộng của quân nhân; tính cộng đồng trong tập thể và hoạt động nghiên cứu, học tậpcủa quân nhân
Trang 14Trong công trình “Nâng cao chất lượng xây dựng môi trường văn hóa ở đơn
vị cơ sở trong quân đội hiện nay” (2014), [128], các tác giả đưa ra quan niệm: “Xây
dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở trong quân đội là tổng hợp các hoạt động
có mục đích, có kế hoạch tác động vào môi trường, điều kiện sống của đơn vị, docác tổ chức, các lực lượng trong đơn vị tiến hành, đặt dưới sự chỉ đạo của cấp ủy, sựquản lý điều hành của người chỉ huy và sự chỉ đạo hướng dẫn của cơ quan chứcnăng, nhằm tạo lập môi trường sống tốt đẹp, lành mạnh, tạo điều kiện bồi dưỡnghoàn thiện nhân cách mỗi người, động viên, khuyến khích cán bộ, chiến sĩ trong đơn
vị phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàndiện” [128, tr 21] Nội dung xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở trongquân đội, các tác giả xác định cần tập trung vào: hệ thống những giá trị văn hóa vàcon người văn hóa ở đơn vị cơ sở; hệ thống các thiết chế văn hóa; hệ thống quan hệvăn hóa; các hình thái hoạt động văn hóa; toàn thể những cảnh quan văn hóa
Như vậy, các công trình khoa học trên đã luận giải lôgíc từ việc đưa ra quanniệm, cấu trúc, vai trò của môi trường văn hóa và xây dựng môi trường văn hóatrong quân đội Đây là cơ sở quan trọng để tác giả luận án tiếp thu, kế thừa và luậngiải sâu sắc hơn về môi trường văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ
sở Quân đội nhân dân Việt Nam
1.3 Những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về phát huy vai trò thanh niên trong xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam
Những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về lý luận phát huy vai trò thanh niên trong xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam
Nghiên cứu vai trò, vị trí của thanh niên đối với hoạt động xây dựng môi
trường văn hóa, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2002), có công trình
“Văn hóa với thanh niên, thanh niên với văn hóa, một số vấn đề lý luận và thực tiễn” [4], trong một số bài viết, các tác giả đã chỉ ra mối quan hệ biện chứng
giữa thanh niên với các giá trị văn hóa và môi trường văn hóa; trong đó nhấn
Trang 15mạnh đến vai trò thanh niên trong việc giữ gìn, bảo tồn, sáng tạo và phát huy cácgiá trị văn hóa dân tộc Tác giả Đỗ Huy phân tích: “Các hoạt động văn hóa củathanh niên không chỉ hướng vào gìn giữ, phát huy các giá trị truyền thống, màcăn bản hơn là sáng tạo những giá trị văn hóa hiện đại vừa để thỏa mãn các nhucầu văn hóa của thế hệ mình, vừa góp sức nâng văn hóa dân tộc lên một tầm caomới Do vậy, trách nhiệm và vị trí của thanh niên rất to lớn trong sự nghiệp trọngđại xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay” [4, tr 40].Tác giả Dương Tự Đam trình bày một số vấn đề cơ bản về bản sắc văn hoá dântộc với thanh niên; văn hoá thanh niên, văn hoá tuổi trẻ, những thành tựu và vaitrò của thanh niên Việt Nam; Trong đó tác giả nhấn mạnh, thanh niên đóng vaitrò rất quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa của dân tộc.
Tác giả Phạm Xuân Hảo (2005), trong công trình “Những yêu cầu cơ bản của hoạt động văn hóa ở đơn vị cơ sở hiện nay” [40], đã nhấn mạnh đến vai trò
của các tổ chức và mọi cán bộ, chiến sĩ trong sáng tạo ra các giá trị văn hóa ởđơn vị cơ sở Theo tác giả, hoạt động văn hóa ở đơn vị cơ sở trong quân độitheo hai chiều: đưa các giá trị văn hóa đến bộ đội, bộ đội sáng tạo các giá trịvăn hóa; cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị cơ sở “tiềm ẩn” năng lực sáng tạo văn hóa,nếu được khơi nguồn, họ có thể cho ra đời các ấn phẩm văn hóa Do đó, hoạtđộng văn hóa ở đơn vị cơ sở chú trọng khơi nguồn sáng tạo văn hóa trong bộđội, đồng thời phát hiện tài năng văn hóa, văn nghệ cho quân đội, cho đất nước.Các tác giả Lưu Ngọc Khải và Nguyễn Văn Tùng (2013), trong công trình
“Thanh niên Quân đội với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong hội nhập quốc tế hiện nay” [56], cho rằng, trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, việc
bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm của mọi tổ chức, trong đó thanh niênquân đội giữ vai trò rất quan trọng Các tác giả chỉ rõ: “Thanh niên quân đội có vaitrò to lớn trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, họ là lực lượng trực tiếp tham giabảo vệ, giữ vững, bổ sung, phát triển, quảng bá những giá trị bản sắc văn hóa dântộc thông qua việc thực hiện nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”[56, tr 53] Theo các tác giả, thanh niên quân đội là lực lượng trực tiếp xây dựng
Trang 16môi trường văn hóa quân sự lành mạnh, góp phần phát triển nền văn hóa tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc; các tác giả luận giải: “Với ưu thế về tính năng động, nhạybén, sáng tạo, luôn tìm tòi cái mới, thanh niên quân đội sẽ là lực lượng cơ bản,xung kích, sáng tạo đi đầu trong xây dựng môi trường văn hóa quân sự lành mạnh,góp phần quan trọng vào giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc” [56, tr 63] Những nội dung cơ bản của các công trình nghiên cứu trên là cơ sở quan trọng
để tác giả luận án tiếp thu, kế thừa và luận giải những biểu hiện vai trò thanh niêntrong xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam
Luận giải về phát huy vai trò thanh niên trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tác giả Nguyễn Đắc Vinh (2014), trong
công trình “Phát huy vai trò của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc hiện nay” [143], nhận định: “trước yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, các cấp, các ngành cần phát huy tốt vai trò của thanh niên vàthanh niên cần tiếp tục tự khẳng định mình thực sự là lực lượng xung kích, sángtạo trong đời sống xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng” [143, tr 5] Tác giả xác địnhnăm nội dung phát huy vai trò thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc hiện nay: Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của thanhniên đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩatrong tình hình mới; phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ tham gia phát triển kinh
tế - xã hội; phát huy vai trò, xung kích tình nguyện của tuổi trẻ tham gia bảo vệ Tổquốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; đề cao vai trò xung kích củathanh niên lao động sáng tạo, làm chủ khoa học - công nghệ; chăm lo xây dựng tổchức đoàn thanh niên vững mạnh, đề cao vai trò tự học, tự rèn của thanh niên
Đề cập đến vai trò của thanh niên đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổquốc, các tác giả Ngô Thế Nghị - Trần Xuân Quỳnh (2015), trong công trình
“Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong phong trào toàn dân bảo vệ
an ninh Tổ quốc” [87], đã cho rằng, trong suốt tiến trình cách mạng của Đảng,
của dân tộc, tuổi trẻ Việt Nam từ thế hệ này đến thế hệ khác luôn nêu cao lòngyêu nước, chí khí anh hùng, tinh thần xung phong, sáng tạo, không quản ngạigian khổ, hy sinh và có đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
Trang 17quốc Từ đó, các tác giả khẳng định: “việc phát huy vai trò xung kích của thanhniên đối với sự nghiệp cách mạng nói chung, phong trào bảo vệ an ninh Tổquốc nói riêng là vấn đề quan trọng và thiết thực” [87, tr 70].
Đề cập đến phát huy vai trò thanh niên quân đội trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, cố Tổng Bí thư Lê Duẩn (1982), trong công trình “Thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” [19], chỉ rõ, thanh
niên trong lực lượng vũ trang là những người xung kích trong sự nghiệp đấu tranhcách mạng, luôn kiên cường, dũng cảm nhất, sẵn sàng cống hiến đời mình vì độclập dân tộc, vì hạnh phúc nhân dân, vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa Tác giả khẳngđịnh: “Trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa, thanh niên là lực lượng xung kích nhất”[19, tr 138], và yêu cầu: “Thanh niên phải đi đầu sáng tạo, xây dựng nền văn hóamới, mở rộng phong trào văn hóa quần chúng, phát triển phong trào thể dục thểthao, phát triển nền văn học nghệ thuật xã hội chủ nghĩa đậm đà tính chất dân tộc
và tiếp thu tinh hoa của văn học, nghệ thuật thế giới” [19, tr 141]
Tác giả Nguyễn Hùng Oanh (2009), trong công trình “Phát triển đạo đức cách mạng của thanh niên quân đội trong tình hình hiện nay” [93], nhấn mạnh,
thanh niên quân đội giữ vai trò xung kích trong thực hiện các nhiệm vụ của quânđội và của từng đơn vị Từ đó tác giải luận giải: “Phát huy vai trò xung kích cáchmạng của tuổi trẻ trong thực hiện các chức năng của quân đội và nhiệm vụ cụ thểcủa từng đơn vị là biểu hiện cụ thể của lòng dũng cảm, đức hy sinh, không sợkhó khăn gian khổ; là ý chí vươn lên của thanh niên quân đội trong sự nghiệp xâydựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” [93, tr 39], là một trongnhững nội dung biểu hiện của đạo đức cách mạng ở thanh niên quân đội
Tác giả Hoàng Đình Chiều (2012), trong công trình “Nhập thân văn hóa trong phát triển nhân cách Bộ đội Cụ Hồ của thanh niên quân đội hiện nay” [10],
đã luận giải, nhập thân văn hóa trong phát triển nhân cách Bộ đội Cụ Hồ củathanh niên quân đội là quá trình họ chủ động chấp nhận, chọn lựa, hấp thụ các giátrị văn hóa nhằm định hình văn hóa đối với các yếu tố của nhân cách Bộ đội Cụ
Hồ phù hợp với từng đơn vị cụ thể Đây là quá trình tương tác giữa thanh niênquân đội với các giá trị văn hóa rất sâu sắc Tác giả nhấn mạnh: “Phát huy vai trò
Trang 18to lớn của thanh niên quân đội phụ thuộc trực tiếp và gắn liền với quá trình pháttriển nhân cách Bộ đội Cụ Hồ” [10, tr 5] Theo tác giả: “Giá trị văn hoá đượcthanh niên tiếp nhận sẽ định hình nhân cách của họ theo đặc trưng giá trị đó, Khigiá trị văn hoá đó được định hình thành phẩm chất chiến đấu dũng cảm, mưu trí,chủ động sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường vượt mọi khó khăn gian khổ - nét đẹpvăn hoá trong nhân cách Bộ đội Cụ Hồ của thanh niên quân đội, thì đồng thờicũng làm cho họ nâng cao vị thế xã hội, cảm nhận niềm vinh dự và tự hào” [10, tr.39].
Theo tác giả Đào Duy Minh, trước yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân độihiện nay, thanh niên quân đội phải luôn kiên định con đường độc lập dân tộc gắnvới chủ nghĩa xã hội; tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; tiếp tục pháthuy truyền thống, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ độc lập, chủ quyền củađất nước; đi đầu trong phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn; chấp nhận khókhăn gian khổ nơi biên giới, hải đảo, Tác giả nhấn mạnh: “phát huy vai tròxung kích, sáng tạo của thanh niên quân đội vừa là vấn đề cơ bản, lâu dài, vừa làđòi hỏi cấp bách của sự nghiệp xây dựng quân đội hiện nay” [74, tr 6]
Các công trình trên đều thống nhất nhận định, thanh niên nói chung,trong đó có thanh niên quân đội, luôn là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệpxây dựng đất nước, quân đội và bảo vệ Tổ quốc Theo tác giả luận án, trướcyêu cầu nhiệm vụ cách mạng hiện nay và trong tương lai, để thanh niên cốnghiến nhiều hơn nữa tuệ và sức sáng tạo cho đất nước, quân đội, cần nghiên cứu,luận giải sâu sắc và phát huy mạnh mẽ hơn vai trò thanh niên, nhất là thanhniên quân đội trong các nhiệm vụ, trong đó có hoạt động xây dựng môi trườngvăn hóa ở đơn vị cơ sở đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn
Liên quan đến tính quy luật phát huy vai trò thanh niên trong xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam, tác giả Lê Văn Quang (2004), trong công trình “Phát triển phẩm chất tinh thần của thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [100], xác định năm đặc điểm của
quá trình phát triển này, trong đó đáng chú ý là: Sự phát triển phẩm chất tinhthần của thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam gắn liền và phụ thuộc vào
Trang 19quá trình giáo dục, rèn luyện của tổ chức đảng, hệ thống chỉ huy, tổ chức đoànthanh niên trong từng đơn vị và tự giáo dục, tự rèn luyện của chính họ; gắn liền
và phụ thuộc vào việc kế thừa, phát triển những giá trị tinh thần tốt đẹp và đấutranh khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực trong đời sống tinh thần của xã hội,của quân đội; gắn liền và phụ thuộc vào môi trường văn hóa quân sự, vào thựctiễn thực hiện các nhiệm vụ của quân đội; Theo tác giả: “Những đặc điểmđược trình bày trên đây là những vấn đề cơ bản, chi phối trực tiếp nhất tới sựphát triển phẩm chất tinh thần của thanh niên quân đội hiện nay” [100, tr 73]
Tác động trực tiếp tới quá trình phát huy chủ nghĩa yêu nước của tuổi trẻtrong Quân đội nhân dân Việt Nam, tác giả Nguyễn Đình Bắc (2016), trong công
trình “Tuổi trẻ quân đội phát huy chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong thời kỳ mới” [6], đã chỉ ra ba vấn đề có tính quy luật đó là: tuổi trẻ quân đội phát huy chủ
nghĩa yêu nước Việt Nam phụ thuộc vào sự giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa yêunước của các chủ thể và tự giáo dục, tự bồi dưỡng của chính họ; phụ thuộc vàohoạt động thực tiễn quân sự của họ ở đơn vị cơ sở và sự tham gia vào các phongtrào hành động cách mạng của tuổi trẻ cả nước; phụ thuộc vào việc giải quyết tốtcác lợi ích cơ bản của họ [6]
Những nội dung của các công trình khoa học trên là cơ sở rất quan trọng
để tác giả luận án tiếp thu, kế thừa để phân tích, luận giải tính quy luật phát huyvai trò thanh niên trong xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân độinhân dân Việt Nam một cách khoa học, phù hợp
Những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu liên quan đến thực tiễn phát huy vai trò thanh niên trong xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
Từ phương pháp điều tra, khảo sát thực trạng, tác giả Nguyễn Đức Tiến (1999), trong công trình “Mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong phát triển lý tưởng xã hội chủ nghĩa ở thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam” [115], nhận định: “đại bộ phận thanh niên quân đội ý thức được nghĩa
vụ cao cả và vinh dự lớn lao của mình, yêu mến nghề nghiệp quân sự, có chí
Trang 20hướng vươn lên, có hoài bão, ước mơ về cuộc sống tốt đẹp, có thái độ tích cực
trong cuộc sống và động cơ phấn đấu vươn lên đúng đắn Một bộ phận rất có nghị
lực trong học tập, công tác và chiến đấu dũng cảm, sáng tạo” [115, tr 84] Đồng
thời, tác giả chỉ rõ, một bộ phận thanh niên quân đội hiện nay “nhận thức về chủ
nghĩa xã hội, về nhiệm vụ, chức năng của quân đội trong thời kỳ mới chưa đầy đủ,
chưa rõ ràng; nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của chiến lược “Diễn biến hoà
bình” của chủ nghĩa đế quốc chưa sâu sắc, còn đơn giản; có biểu hiện phai nhạt lý
tưởng, mục tiêu xã hội chủ nghĩa, giảm sút lòng tin vào Đảng, ” [115, tr 83]
Bằng phương pháp khảo sát thực tiễn, tác giả Phạm Minh Huế (2013),
trong công trình “Tác động của hội nhập quốc tế đối với thanh niên và công tác
thanh niên hiện nay” [50], luận giải, trước tác động của hội nhập quốc tế làm cho
một bộ phận thanh niên dễ ngộ nhận, tôn thờ cuộc sống vật chất, chạy theo lối
sống thực dụng, sùng ngoại và hướng ngoại thái quá đang có xu hướng lan tỏa
trong giới trẻ “Một bộ phận thanh niên thiếu ý thức rèn luyện, non kém về nhận
thức chính trị, chưa xác định được lý tưởng sống đúng đắn, thụ động, dễ bị lôi kéo
xa rời định hướng xã hội chủ nghĩa, ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản và các giá
trị phương Tây; bản lĩnh và khả năng lựa chọn thông tin đúng đắn, các giá trị văn
hóa đích thực trong một bộ phận thanh niên rất đáng lo ngại” [50, tr 60]
Tác giả Phương Minh Hòa (2016), trong công trình “Đẩy mạnh công tác
thanh niên trong quân đội trước yêu cầu mới” [43], đánh giá công tác thanh niên
trong quân đội được cấp ủy, chỉ huy, cơ quan chính trị các cấp quan tâm lãnh đạo,
chỉ đạo và đạt nhiều hiệu quả tích cực Việc giáo dục mục tiêu, lý tưởng, xây dựng
bản lĩnh chính trị, củng cố niềm tin và thái độ, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm
vụ cho thanh niên được coi trọng Bên cạnh đó, tác giả chỉ rõ, công tác giáo dục
thanh niên ở một số đơn vị còn hạn chế “Một bộ phận thanh niên quân đội nhận
thức về nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới chưa sâu sắc;
nhận diện về đối tượng, đối tác còn đơn giản; phẩm chất đạo đức, nếp sống văn hóa
còn hạn chế; cá biệt, còn biểu hiện chạy theo lối sống thực dụng Tình hình chấp
hành kỷ luật chuyển biến chưa vững chắc; còn có vụ việc vi phạm nghiêm trọng,
làm ảnh hưởng đến bản chất, truyền thống tốt đẹp của quân đội, v.v ” [43, tr 15]
Trang 21Những nội dung trong các công trình khoa học trên là những vấn đề cógiá trị rất lớn để tác giả luận án xác định hướng tiếp cận nghiên cứu, kế thừasáng tạo để luận giải thực tiễn phát huy vai trò thanh niên trong xây dựngmôi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở một cách khoa học
Những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu liên quan đến giải pháp phát huy vai trò thanh niên trong xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
Tác giả X.M Lêpêkhin (1975), trong công trình “Những nguyên lý lêninnít về giáo dục thanh niên” [66], luận giải mục đích, nội dung, biện pháp
giáo dục thanh niên, trong đó: “giáo dục thanh niên nhất thiết phải nhằm vàomục đích quan trọng là làm cho thanh niên hiểu về vị trí và vai trò của mìnhtrong xã hội, ý thức được không phải chỉ là những quyền hạn mà cả nhữngtrách nhiệm trước xã hội, trước tập thể, trước gia đình” [66, tr 16] Đồng thời,cần vận dụng tất cả mọi biện pháp và hình thức để giáo dục nâng cao nhậnthức trách nhiệm cho thanh niên đối với sự phát triển xã hội
Tác giả Phạm Đình Nghiệp (1998), trong công trình cấp Bộ, mã số
KTN-96-01 “Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam trong điều kiện lịch sử mới” [88], nêu lên trong giáo dục cần truyền thụ cho thanh niên
những giá trị văn hoá truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, nângcao vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc
và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới Tác giả xác định nội dung giáo dục:
“Thứ nhất, đó là giáo dục lý tưởng cách mạng, trau dồi ý thức công dân,giàu lòng yêu nước và có tinh thần quốc tế chân chính, sống có văn hóa vàtình nghĩa, có sức khỏe và lao động trên cơ sở nghề nghiệp được đào tạo.Thứ hai, nuôi dưỡng hoài bão, tinh thần tự lập, tự cường, năng lực sáng tạo,làm chủ khoa học và công nghệ vươn lên ngang tầm thời đại, sánh vai cùngthanh niên các nước trên thế giới Thứ ba, hình thành một lớp thanh niên ưu
tú, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trên các lĩnh vực, ” [88, tr 23 - 24]
Để bồi dưỡng, giáo dục thanh niên hiện nay, tác giả Phạm Thanh Giang
(2012), trong công trình “Suy nghĩ về bồi dưỡng, giáo dục thanh niên hiện nay”
Trang 22[36], xác định: cần đánh giá đúng về thanh niên; đổi mới nội dung, phương pháp giáodục thanh niên phù hợp với điều kiện mới; thường xuyên nâng cao đời sống vật chấttinh thần cho thanh niên; phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ,đảng viên và vai trò tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện của thanh niên Theo tác giả, cần:
“coi trọng việc giáo dục truyền thống văn hóa, đoàn kết cộng đồng, ý thức
tự cường, tự tôn dân tộc, khát vọng vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao trí tuệ,không cam chịu nghèo nàn lạc hậu; giáo dục tinh thần xung kích, tìnhnguyện vì cộng đồng, trân trọng sức lao động, biết hưởng thụ chính đáng; ýthức kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, lối sống, nếp sốnglành mạnh, văn minh, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, ” [36, tr 91] Những nội dung cơ bản của các công trình khoa học trên là cơ sở quantrọng để tác giả luận án tiếp thu có chọn lọc, kế thừa và phân tích giải pháp cơbản phát huy vai trò thanh niên trong xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị
cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
2 Khái quát kết quả nghiên cứu chủ yếu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung giải quyết
2.1 Khái quát kết quả nghiên cứu chủ yếu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài luận án
Qua tổng quan các công trình khoa học trên đã chỉ ra “bức tranh” kháiquát khá rõ và phương pháp luận tiếp cận, luận giải các vấn đề có liên quan đếnluận án Từ đó, tác giả luận án rút ra một số vấn đề cơ bản như sau:
Một là, các công trình nghiên cứu của các tác giả đã đề cập và luận giải
về thanh niên, vai trò, vị trí của thanh niên ở những góc độ tiếp cận và cácphương pháp nghiên cứu khác nhau Song các tác giả đều có chung nhận thứcrằng, thanh niên Việt Nam nói chung, thanh niên quân đội nói riêng là lực lượngđông đảo, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ được giao, luôn
ra sức cống hiến công sức, trí tuệ, tài năng, lòng nhiệt huyết đối với sự nghiệpcách mạng của dân tộc trước kia và sự nghiệp xây dựng đất nước, xây dựngquân đội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay
Trang 23Hai là, trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã luận giải
khá sâu sắc về môi trường văn hóa, cấu trúc của môi trường văn hóa, vai tròcủa môi trường văn hóa đối với sự phát triển và hoàn thiện nhân cách thanhniên nói chung, thanh niên quân đội nói riêng Một số công trình đã phân tíchkhá toàn diện về xây dựng môi trường văn hóa trong quân đội, môi trườngvăn hóa ở đơn vị cơ sở trong quân đội và nêu lên những nội dung, biện pháp
cơ bản để thực hiện hoạt động này một cách có hiệu quả nhất
Ba là, một số công trình đã khái quát và luận giải khá rõ mối quan hệ giữa
thanh niên với các giá trị văn hóa và môi trường văn hóa; đồng thời, làm rõ một
số vấn đề cơ bản về vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong việc giữ gìn, làmgiàu, phát huy các giá trị văn hóa và trong xây dựng môi trường văn hóa nơi họsinh hoạt, học tập, công tác Một số công trình đã đề cập và luận giải nội dung cơbản về cơ sở lý luận, thực tiễn phát huy vai trò thanh niên trong sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; đề cập đến tính quy luậttrong phát triển các phẩm chất của thanh niên quân đội Một số công trình đãphân tích những ưu điểm, hạn chế của thanh niên nói chung, thanh niên quân độinói riêng trong tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, nhân cách khá toàn diện
Bốn là, một số công trình đã chỉ ra ý nghĩa, sự cần thiết và giải pháp cơ
bản để phát huy vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp cách mạngcủa dân tộc, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.Một số công trình đã trình bày tập trung ở các nhóm giải pháp về đổi mới nộidung, phương pháp giáo dục, rèn luyện thanh niên; về tăng cường sự lãnh đạo,chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy các cấp đối với tổ chức đoàn và công tác thanhniên; về rèn luyện thanh niên thông qua các hoạt động thực tiễn và các phongtrào thi đua; về xây dựng tổ chức đoàn vững mạnh về mọi mặt; về quan tâmđến đời sống vật chất, tinh thần cho thanh niên
Những kết quả cơ bản nêu trên có liên quan đến từng phần, từng yếu tốtrong đề tài luận án Đó là những gợi ý, định hướng hết sức quan trọng để tácgiả luận án tiếp thu, kế thừa, làm tiền đề để luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn và
đề xuất giải pháp cơ bản phát huy vai trò thanh niên trong xây dựng môi trườngvăn hóa ở đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
Trang 242.2 Những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung giải quyết
Về lý luận, làm rõ vai trò thanh niên và phát huy vai trò thanh niên trong
các hoạt động của đời sống xã hội và trong hoạt động quân sự tuy đã được đề cậpkhá nhiều, nhưng thực chất phát huy vai trò thanh niên và tính quy luật của quátrình này chưa được luận giải một cách thỏa đáng Đặc biệt, phát huy vai tròthanh niên với tư cách là một đối tượng xác định và mang tính đặc thù trong hoạtđộng xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở chưa có công trình nào đề cập
và luận giải Vì vậy, vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu và giải quyết vềmặt lý luận là làm rõ thực chất và tính quy luật phát huy vai trò thanh niên trongtrong xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam
Về thực tiễn, các công trình khoa học trên được các tác giả tiếp cận, luận
giải cơ sở thực tiễn phát huy vai trò thanh niên trong các lĩnh vực hoạt động,công tác cụ thể khá toàn diện Tuy nhiên, việc làm rõ cơ sở thực tiễn phát huyvai trò thanh niên trong xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở với tư cách
là một đối tượng cụ thể, xác định thì chưa có công trình nào nghiên cứu, tổngkết Để làm rõ cơ sở thực tiễn phát huy vai trò thanh niên trong xây dựng môitrường văn hóa ở đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay cần
sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp khác nhau, mà chủ yếu là kết hợp khảosát thực tế với nghiên cứu tài liệu, điều tra xã hội học, phỏng vấn, phân tíchtình hình, Đó là cơ sở đánh giá toàn diện về thực trạng, dự báo nhân tố tácđộng và xác định yêu cầu phát huy vai trò thanh niên trong xây dựng môitrường văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay Vấn đềđặt ra luận án cần tập trung nghiên cứu, giải quyết về thực tiễn là phân tích, đánhgiá đúng thực trạng, đồng thời dự báo nhân tố tác động và xác định yêu cầu pháthuy vai trò thanh niên trong xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở Quânđội nhân dân Việt Nam hiện nay
Về giải pháp, để phát huy vai trò thanh niên trong các hoạt động thực
tiễn đạt hiệu quả thiết thực nhất, các công trình khoa học trên đã đề cập đếnnhiều giải pháp mang tính tổng hợp Song việc đi sâu vào một khía cạnh cụthể để xác định giải pháp phát huy vai trò thanh niên trong xây dựng môi
Trang 25trường văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam thì chưa có côngtrình nào nghiên cứu Việc đề xuất giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai tròthanh niên trong xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội ViệtNam hiện nay là một trong những vấn đề cơ bản đặt ra để luận án tập trungnghiên cứu và luận giải.
Chương 1 THỰC CHẤT VÀ TÍNH QUY LUẬT PHÁT HUY VAI TRÒ
THANH NIÊN TRONG XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA Ở
ĐƠN VỊ CƠ SỞ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
1.1 Thực chất phát huy vai trò thanh niên trong xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam
1.1.1 Xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam
Quan niệm về môi trường văn hóa
Văn hoá là nội dung cốt lõi của hệ giá trị trong môi trường văn hóa
Dưới góc độ triết học, văn hóa là “toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần
do con người tạo ra trong quá trình thực tiễn xã hội - lịch sử và tiêu biểu chotrình độ đạt được trong lịch sử phát triển xã hội” [140, tr 656] Theo đó, vănhoá ẩn chứa những tinh hoa, trí tuệ, phẩm chất, năng lực, ý chí, sự khao khátcủa con người và mang bản chất “Người” sâu sắc Văn hóa gắn liền với cáclĩnh vực đời sống xã hội của con người; cấu trúc nội dung và đặc trưng của vănhóa là sự gặp gỡ, chung đúc của khoa học với đạo đức và nghệ thuật, biểu đạtcái đúng, cái tốt và cái đẹp Văn hóa phản ánh những giá trị mang đặc trưng vềbản sắc, cốt cách, tâm hồn, lối sống, cách ứng xử của một cộng đồng người cótính bền vững và gắn liền với những giá trị nhân văn, chân - thiện - mỹ; làchuẩn mực để nuôi dưỡng, phát triển và hoàn thiện nhân cách con người, làmcho con người ngày càng “Người” hơn
Trang 26Theo lý luận mácxít, con người luôn cải biến tự nhiên nhằm đáp ứngmục đích và phục vụ nhu cầu cuộc sống của mình Trong quá trình hoạt động,con người luôn sáng tạo ra những sản phẩm phục vụ cho chính mình và môitrường hoạt động Vì thế, các giá trị văn hóa do con người sáng tạo ra luôngắn với một môi trường hoạt động nhất định, ở đó con người là chủ thể sángtạo ra các giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần Những giá trị đó hợpthành một chỉnh thể gắn với không gian và thời gian nhất định thiết lập nênmôi trường văn hóa của cuộc sống con người.
Môi trường văn hóa là tổng hòa các yếu tố văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần trong một không gian và thời gian xác định, hợp thành một chỉnh thể, thường xuyên tác động đến quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách của con người thông qua sự tương tác với nhau về mặt văn hóa
Quan niệm trên cho thấy, môi trường văn hóa được hình thành và pháttriển thông qua quan hệ giữa con người với tự nhiên, con người với con người,
mà trực tiếp là từ hoạt động của con người trong giao tiếp với tự nhiên, phát triểnhài hòa với tự nhiên và luôn hướng tới giá trị nhân văn, chân - thiện - mỹ
Tiếp cận dưới góc độ hệ thống - cấu trúc, môi trường văn hóa được cấuthành bởi các yếu tố cơ bản như con người văn hoá, hệ thống các quan hệ văn
hóa, hoạt động văn hóa, thiết chế văn hóa và cảnh quan văn hóa Trong đó, con người văn hoá là những người vừa sáng tạo, bảo tồn, phát triển các yếu tố văn
hóa, vừa thụ hưởng và chịu sự tác động bởi các yếu tố văn hoá của môi trường
văn hoá Trong môi trường văn hóa, hệ thống các quan hệ văn hóa gồm những
quan hệ cơ bản của con người rất đa dạng, trong đó nổi lên quan hệ giữa conngười với con người, con người với môi trường xung quanh và quan hệ với chínhbản thân mình, ở đó thấm đượm giá trị nhân văn và luôn hướng tới làm cho con
người được tự do và phát triển Hệ thống các hoạt động văn hóa rất đa dạng và
phong phú, nổi bật nhất là các hoạt động thuần về văn hóa như văn hóa văn nghệ,
lễ hội, hoạt động nghệ thuật, các phong tục tập quán, v.v
Trang 27Trong môi trường văn hóa, hệ thống các thiết chế văn hóa là tổng thể các
tổ chức, lực lượng chuyên trách chỉ đạo, điều hành, tổ chức hoạt động văn hoá;các cơ chế, quy chế hoạt động của chủ thể văn hoá; cơ sở vật chất văn hóa và thiếtchế tổ chức vận hành văn hóa Đây là yếu tố quy định hiện thực hoá các giá trị văn
hoá trên thực tiễn Cảnh quan văn hóa là “bộ mặt” của môi trường văn hóa; đó
là những yếu tố tự nhiên được con người cải biến và những công trình do conngười tạo lập nên mang giá trị thẩm mỹ với sự cân đối, hoàn thiện và hài hòa
về cái đẹp, đáp ứng mục đích và thỏa mãn nhu cầu của con người
Những yếu tố cấu thành môi trường văn hóa mang tính phổ biến và phổ quát
là thấm đượm giá trị nhân văn, chân - thiện - mỹ, được kết tinh cả trong văn hóavật chất và văn hóa tinh thần; chúng tương tác biện chứng với nhau, tạo thành giátrị, thẩm thấu vào từng yếu tố hợp thành một chỉnh thể, xác lập nên môi trường vănhóa Những giá trị văn hóa đó là thành quả hoạt động văn hóa của con người,biểu hiện trình độ phát triển của con người, thể hiện bản chất con người, có ýnghĩa, đáp ứng nhu cầu, lợi ích, mục đích của con người và là cơ sở để hìnhthành, nuôi dưỡng, phát triển, hoàn thiện nhân cách con người Tùy vào điềukiện và hoàn cảnh về tự nhiên và xã hội, khu vực, vùng miền, nhiệm vụ cụ thể màtrong từng yếu tố của môi trường văn hóa lại mang sắc thái khác nhau, phù hợp vớithực tiễn Trong lĩnh vực quân sự, với đặc thù về nhiệm vụ, tính chất hoạt động và
tổ chức, nên môi trường văn hóa quân sự mang những nét đặc trưng sâu sắc
Quan niệm về môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam
Đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam được xác định là cấp
trung đoàn và tương đương, trong đó bao gồm các các cơ quan chức năng vàcác phân đội trực thuộc Đơn vị cơ sở là một bộ phận hữu cơ rất quan trọngtrong quân đội; là nơi trực tiếp quản lý, giáo dục, huấn luyện, rèn luyện quânnhân; quán triệt và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và thực hiệnnhiệm vụ theo quy định của Bộ Quốc phòng; ngoài ra còn thực hiện các nhiệm
vụ khi được cấp có thẩm quyền chỉ đạo Đó còn là nơi trực tiếp triển khai thựchiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động, hiện thực hóa hoạt động xây
Trang 28dựng môi trường văn hóa và phát huy vai trò, trách nhiệm các tổ chức, lựclượng vào xây dựng môi trường văn hóa
Môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam là tổng hòa các yếu tố văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần trong một không gian và thời gian xác định, phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ đơn vị, hợp thành một chỉnh thể thường xuyên tác động đến quá trình phát triển và hoàn thiện nhân cách văn hóa của quân nhân.
Môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam vừamang những giá trị cốt lõi của các yếu tố cấu thành môi trường văn hóa ở cộngđồng dân cư và các tổ chức khác, vừa mang những nét đặc thù của môi trườngvăn hóa quân sự, in đậm dấu ấn hoạt động quân sự và những đặc trưng của đơn
vị cơ sở Điều này thể hiện sự thống nhất trong đa dạng của môi trường vănhóa ở đơn vị cơ sở Bản chất của môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở là tổng hòacác yếu tố văn hóa văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần ở đơn vị có quan hệvới quân nhân và tập thể quân nhân trong hoạt động quân sự
Con người văn hóa ở đơn vị cơ sở là những quân nhân đang công tác,
học tập, rèn luyện tại đơn vị, trong đó cơ bản là hạ sĩ quan, binh sĩ Những conngười này luôn đoàn kết, đồng cam cộng khổ, thống nhất về ý chí và hành độngtạo thành một khối vững chắc trên tinh thần đồng chí, đồng đội; họ có lối sống,ứng xử giao tiếp, phát ngôn, đi lại, v.v thể hiện văn hóa quân sự sâu sắc Họ cókhả năng tập hợp lực lượng và tiến hành tạo lập, bảo tồn, sử dụng, phát triển,quảng bá và bảo vệ những giá trị văn hóa của môi trường văn hóa ở đơn vị
Hệ thống các quan hệ văn hoá ở đơn vị cơ sở rất đa dạng, phong phú, được
hình thành trong quá trình công tác, học tập, rèn luyện, hoạt động của quân nhân.Đây là các quan hệ giữa cán bộ với chiến sĩ, cấp trên với cấp dưới, đồng chí đồngđội, quân nhân với quân nhân; quan hệ giữa đơn vị với cấp uỷ, chính quyền, đoànthể và nhân dân địa phương trên địa bàn đóng quân, Các mối quan hệ đó chịu sựquy định bởi điều lệnh của quân đội, pháp luật của Nhà nước, phản ánh thực tiễnsinh hoạt, công tác, học tập, rèn luyện và giải quyết các mối quan hệ của bộ đội
Hệ thống các hoạt động văn hoá ở đơn vị cơ sở rất sinh động, bao gồm sinh
hoạt văn hoá văn nghệ, hoạt động sáng tác, biểu diễn và thưởng thức nghệ thuật,
Trang 29giáo dục truyền thống, tham quan, thông tin tuyên truyền cổ động, sách báo, thểdục thể thao, vui chơi giải trí, giao lưu kết nghĩa, v.v Đây là những hoạt động trựctiếp truyền tải và thể hiện những giá trị văn hóa tới quân nhân, phản ánh tính chấtcủa hoạt động quân sự và quy định chất lượng của môi trường văn hóa của đơn vị
Hệ thống các thiết chế văn hóa bao gồm các tổ chức, lực lượng chuyên
trách chỉ đạo, điều hành, tổ chức các hoạt động văn hoá; các cơ chế, quy chếhoạt động của chủ thể văn hoá; cơ sở vật chất như phòng truyền thống, phòng
Hồ Chí Minh, hệ thống truyền thanh nội bộ, tủ sách báo, panô, áp phích, bảngtin, khẩu hiệu, các trang bị, vật tư phục vụ đời sống tinh thần của quân nhân Cácthiết chế văn hoá bảo đảm cho quá trình sáng tạo, quảng bá, tiếp biến, đánh giá,thưởng thức các giá trị văn hóa; nó như đường dẫn để các giá trị của môi trườngvăn hóa lan tỏa đến quân nhân, hướng họ tới những giá trị nhân văn quân sự
Cảnh quan văn hoá ở đơn vị cơ sở bao gồm nhà ở, nhà ăn, hội trường,
phòng họp, phòng học tập, hệ thống đường đi lại, vườn hoa, cây cảnh, khu vực sânbãi thể dục thể thao, thao trường, bãi tập, các công trình khác của đơn vị và nhữngđiều kiện tự nhiên xung quanh đơn vị được quân nhân cải tạo cho phù hợp với mụcđích, nhu cầu của mình và mang tính thẩm mỹ Đây là yếu tố phục vụ thiết thực chonhu cầu sinh hoạt, công tác, học tập, rèn luyện, vui chơi giải trí của quân nhân ở đơn
vị vững mạnh về chính trị Khi nghiên cứu môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở cầnđặt trong quan hệ với các loại hình môi trường văn hóa khác để thấy mối quan hệgiữa cái phổ biến với cái đặc thù trong từng yếu tố cấu thành môi trường văn hóa
Trang 30Trong xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở dựa vào thực trạng từng yếu tố
để xác định nội dung, phương pháp tiến hành phù hợp, thiết thực, hiệu quả
Quan niệm về xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam
Môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở được hình thành, tồn tại và phát triển thôngqua hoạt động sáng tạo, tái tạo, bảo tồn và không ngừng làm giàu về giá trị củaquân nhân ở đơn vị Đồng thời, đó là kết quả của quá trình tác động hợp quy luậtcủa quân nhân với môi trường quân sự, tổ chức quân sự và điều kiện tự nhiên Theođó:
Xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam là quá trình hoạt động tích cực, chủ động của các chủ thể trong tạo lập, bảo tồn và phát triển giá trị của những yếu
tố văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ đơn vị, phù hợp với điều kiện tự nhiên, tạo cơ sở phát triển và hoàn thiện nhân cách văn hóa của quân nhân trong từng điều kiện lịch sử cụ thể.
Quan niệm trên vừa mang tính trừu tượng, vừa mang tính cụ thể và có thểkhái quát bản chất, nội dung ở những đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam là quá trình hoạt động tích cực, chủ động của các chủ thể trong việc tạo lập, bảo tồn và phát triển giá trị của những yếu tố cấu thành môi trường văn hóa.
Đây là quá trình tác động toàn diện, đồng bộ vào tất cả các yếu tố cấu thànhmôi trường văn hóa để gìn giữ, tạo lập, bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa của từngyếu tố Trước hết, đó là quá trình tác động tới những quân nhân đang công tác, họctập, rèn luyện, sinh hoạt ở đơn vị, từng bước tạo sự chuyển biến ở họ thành nhữngnhân cách văn hóa Hoạt động này giúp họ nhận thức sâu sắc về văn hóa, biết tiếpnhận các giá trị văn hóa, rồi định hình các yếu tố cấu thành nhân cách văn hóa và
Trang 31tỏa sáng nhân cách thông qua lối sống, hành vi, ứng xử giao tiếp, mang giá trị vănhóa Từ đó thúc đẩy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của họ trong tạo lập, bảo tồn,phát triển các giá trị văn hóa thông qua thực hiện nhiệm vụ được giao
Xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở là quá trình làm cho hệthống các quan hệ văn hóa ở đơn vị ngày càng được củng cố thể hiện sự đoànkết, gắn bó, thấm đượm giá trị văn hóa, mang tính nhân văn sâu sắc Các quan
hệ đó có chiều sâu, thể hiện văn hóa quân sự, văn hóa đơn vị và ẩn chứa giá trịvăn hóa dân tộc, bản sắc văn hóa vùng miền của quân nhân Hệ thống các hoạtđộng văn hoá không ngừng được mở rộng cả về lượng và chất, mang đậm giátrị văn hóa Các hoạt động văn hóa đó ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực,hiệu quả, thể hiện sự sáng tạo với các hình thức sinh động, gắn với đặc thù đơn
vị để phản ánh những giá trị văn hóa và truyền tải tới quân nhân có hiệu quả
Hệ thống các thiết chế văn hóa ở đơn vị cơ sở từng bước được bổ sung,hoàn thiện phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ, sát với quy định của đơn vị và quânđội Hệ thống thiết chế văn hóa đó thể hiện sự năng động, thường xuyên đổimới, bảo đảm dân chủ và không ngừng được nâng cao về năng lực và hiệu quả;làm cho các hoạt động văn hóa được vận hành thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi
để đưa các giá trị văn hóa tới quân nhân Cùng với đó, cảnh quan văn hóa củađơn vị thường xuyên được củng cố, mang tính thẩm mỹ, hài hòa với tự nhiên,phù hợp với nhiệm vụ, địa hình đóng quân của đơn vị Cảnh quan văn hóa luônxanh, sạch, đẹp, an toàn, cân đối, mang đậm giá trị văn hoá, tác động mạnh mẽđến cảm xúc, thị hiếu thẩm mỹ của quân nhân, phục vụ cho công tác, học tập,rèn luyện, sinh hoạt, vui chơi giải trí của bộ đội ở đơn vị
Xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở là sự liên tục gia tăng, từngbước hoàn thiện các giá trị văn hóa ở từng yếu tố cấu thành môi trường văn hóa Vềbản chất, đây là quá trình không ngừng bảo tồn, giữ gìn, phát huy những giá trị vănhóa đã có và tạo lập, phát triển giá trị văn hóa mới, bảo đảm hài hòa, phù hợp đặc thùđơn vị; đồng thời khai thác hợp lý, hiệu quả những giá trị văn hóa đặc sắc các vùng,miền của quân nhân, tạo sự thống nhất trong đa dạng giá trị văn hóa ở đơn vị cơ sở
Trang 32Thứ hai, xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam là hoạt động tạo cơ sở vững chắc để hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách văn hóa của quân nhân.
Xuất phát từ đặc điểm và tính chất hoạt động ở đơn vị cơ sở đòi hỏi quânnhân cần có phẩm chất và năng lực toàn diện, mang giá trị văn hóa sâu sắc Cùngvới quá trình học tập, rèn luyện, tu dưỡng của quân nhân, thì môi trường nơi họthực hiện nhiệm vụ thấm đượm giá trị văn hóa là tiền đề rất quan trọng để họ tiếpnhận, định hình, chuyển hóa những giá trị văn hóa thành phẩm chất, năng lực vàphát triển nhân cách văn hóa Xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở thật sựtốt đẹp, phong phú, lành mạnh là góp phần trực tiếp hình thành, nuôi dưỡng, pháttriển toàn diện nhân cách quân nhân, giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;đồng thời, hoạt động này còn tạo “màng lọc” để đấu tranh loại bỏ những phản vănhóa từ bên ngoài xâm nhập vào đơn vị, tác động đến nhân cách quân nhân
Hoạt động xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở được thực hiệnbởi hệ thống tổ chức đảng, chỉ huy các cấp, các cơ quan chức năng, các tổ chứcquần chúng và hội đồng quân nhân, mọi quân nhân ở đơn vị (lực lượng thanhniên là hạ sĩ quan, binh sĩ là nòng cốt) Mỗi chủ thể có chức năng, nhiệm vụkhác nhau, nên vị trí, vai trò và sự tác động của họ đến hoạt động xây dựng môitrường văn hóa ở đơn vị không hoàn toàn giống nhau Tuy nhiên, tất cả các chủthể đều có chung mục đích hướng tới tạo lập, củng cố, nuôi dưỡng, gìn giữ, khaithác, bảo vệ và làm giàu những giá trị văn hóa của môi trường văn hóa nhằmphát triển, hoàn thiện nhân cách văn hóa của quân nhân ở đơn vị cơ sở
Thứ ba, xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam được tiến hành với những cách thức, biện pháp đa dạng, phong phú.
Đây là hoạt động được tiến hành với nhiều hình thức, biện pháp chung,riêng, đan xen trong các nhiệm vụ, phong trào ở đơn vị Trong đó, tuyên truyền,giáo dục nâng cao nhận thức của quân nhân ở đơn vị về môi trường văn hóa làcon đường làm chuyển biến về nhu cầu, lợi ích, mục đích, động cơ, thái độ, trách
Trang 33nhiệm và hành động của họ trong xây dựng môi trường văn hóa Từ hoạt độngthực tiễn công tác, học tập, rèn luyện của quân nhân để lồng ghép các nội dunggiáo dục và bảo tồn, tôn tạo, bổ sung, phát triển những giá trị văn hóa Xây dựngmôi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở còn được thực hiện thông qua khơi dậy tínhnăng động, sáng tạo của bộ đội trong các khâu, các bước của hoạt động này; đượcthực hiện qua tham quan, nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị khác,
và gắn liền với các hoạt động của đoàn thanh niên, các phong trào thi đua, v.v
Xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở tuân theo các quy luật ngoạisinh và nội sinh của văn hóa; vừa kế thừa có phát triển những giá trị văn hóa,những cái đúng, cái tốt, cái đẹp từ bên ngoài, vừa có sự bổ sung, tạo lập nhữnggiá trị văn hóa mới theo quy luật vận động của nó, làm cho môi trường văn hóakhông ngừng được làm giàu về giá trị Quá trình này diễn ra sự tương tác rất lớngiữa quân nhân với môi trường văn hóa, qua đó có sự tích hợp, định hình,chuyển hóa và biến đổi dần từng yếu tố của môi trường văn hóa theo quy luậtnội sinh của văn hóa Thực chất đây là quá trình phản ánh mối quan hệ biệnchứng giữa con người - tự nhiên - xã hội
Xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở bao gồm cả việc xuất phát từnền tảng những giá trị văn hóa vốn có đến việc bảo tồn, tôn tạo, phát triển, làm giàuthêm giá trị, nâng tầm lên trình độ mới; đồng thời, cả việc tạo lập, bổ sung những giátrị mới Quá trình này liên tục phát hiện và giải quyết các mâu thuẫn nội tại giữa kếthừa biện chứng những giá trị văn hóa đã có với tạo lập giá trị văn hóa mới; giữa bảotồn, giữ gìn với sử dụng, làm tan tỏa các giá trị văn hóa; giữa làm giàu các giá trị vănhóa mới với việc đấu tranh loại bỏ các phản văn hóa, những lực cản và tác động tiêucực từ bên ngoài xâm nhập vào đơn vị; giữa yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của môitrường văn hóa, các mục tiêu, tiêu chuẩn với thực tế xây dựng môi trường văn hóa ởđơn vị, v.v Giải quyết những mâu thuẫn đó sẽ tạo động lực rất lớn để xây dựng môitrường văn hóa Điều này phản ánh tính chất phức tạp trong xây dựng môi trườngvăn hóa ở đơn vị Việc giải quyết mâu thuẫn là quá trình dần tích lũy về lượng cácgiá trị văn hóa trong từng yếu tố cấu thành môi trường văn hóa, dẫn đến biến đổi vềchất, tạo nên diện mạo mới của môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở
Trang 34Xây dựng môi trường văn hóa luôn gắn với đặc điểm nhiệm vụ, địa bànhoạt động, địa hình đóng quân của đơn vị, liên tục giải quyết mối quan hệ giữacái phổ biến và cái đặc thù, cái chung và cái riêng, bảo đảm tính tiên tiến phùhợp với điều kiện mới và mang đậm giá trị văn hóa quân sự ở đơn vị cơ sở Đâycòn là quá trình giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa khách quan và chủ quan,trong đó phát huy vai trò nhân tố chủ quan khắc phục những khó khăn để xâydựng môi trường văn hóa là rất quan trọng
1.1.2 Vai trò thanh niên trong xây dựng môi trường văn hóa ở đơn
vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam
Thanh niên trong quân đội là lực lượng giữ vai trò nòng cốt trong cácphong trào của thanh niên cả nước, nguồn nhân lực chủ yếu, trực tiếp thực hiệnnhiệm vụ xây dựng quân đội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hộichủ nghĩa “Ở các đơn vị huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu thanh niên chiếm trên80% quân số; ở cấp đại đội, hầu hết cán bộ, chiến sĩ ở độ tuổi thanh niên” [127,
tr 18 - 19] Thanh niên ở đơn vị cơ sở mang đầy đủ những nét chung của thanhniên quân đội, đồng thời còn có những đặc điểm phản ánh nét đặc thù hoạtđộng ở đơn vị cơ sở và được thể hiện ở một số nội dung chủ yếu là:
Về độ tuổi, tâm - sinh lý và thể chất: thanh niên ở đơn vị cơ sở trong quân
đội bao gồm sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, trong đó chủ yếu là nam thanh niên thựchiện nghĩa vụ quân sự có tuổi đời từ 18 đến 22 Đây là lực lượng đông đảo, trẻkhoẻ, xung kích, sáng tạo, giữ vai trò nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ Họ đangtrong giai đoạn muốn tiếp nhận nhiều tri thức, lựa chọn giá trị để dần định hình giátrị của mình và hướng tới những cái tốt đẹp; khao khát được trưởng thành, cốnghiến, thể hiện tài năng, có nhu cầu muốn tự khẳng định tính độc lập trong thực hiệnnhiệm vụ và được tập thể chú ý, ghi nhận Họ luôn có sự phân tích, suy luận, muốnhướng tới cái mới, sẵn sàng đấu tranh cho cái mới, muốn công bằng, có sự nhạybén, sôi nổi, năng động, sáng tạo trong hoạt động Đó là điều kiện thuận lợi để pháthuy vai trò của họ trong tiếp thu giá trị văn hóa nhân loại, truyền thống và bản sắcvăn hóa dân tộc, giá trị văn hóa quân sự vào xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị
cơ sở
Trang 35Thanh niên ở đơn vị cơ sở là lứa tuổi nhạy cảm, dễ bị lôi cuốn và kíchđộng; khả năng phân tích, luận giải những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống chủyếu là nhận định cảm tính trực tiếp Điều này dễ dẫn đến thiếu chín chắn trongsuy nghĩ, bột phát trong hành động, khả năng tự kiềm chế không tốt Việc lựachọn, tiếp nhận thông tin còn nhiều lúng túng, dễ dẫn đến sự lệch chuẩn và bị lôicuốn theo những thị hiếu tầm thường, đem vào đơn vị những yếu tố không phùhợp với chuẩn mực của môi trường văn hóa quân sự Họ đang có sự biến đổinhanh về tâm - sinh lý và đang phát triển mạnh về thể chất, hoàn thiện về thể lựcđạt tới độ cường tráng nhất của con người để thực sự trở thành người lớn; là lớpngười sung sức nhất, có khả năng chịu đựng khó khăn trong những điều kiệnkhắc nghiệt, nhiệm vụ hiểm nguy; luôn có nhu cầu tìm chí hướng và theo đuổinhững hoài bão với ý nghĩa trong sáng Điều này đòi hỏi sự quan tâm của cấp
ủy, chỉ huy đơn vị và tổ chức đoàn để giúp họ có sự phát triển toàn diện
Về trình độ học vấn, văn hóa, vốn sống: thanh niên ở đơn vị cơ sở hiện nay
được sinh ra, lớn lên trong hòa bình, được thừa hưởng thành quả công cuộc đổimới của đất nước đem lại; được tuyển chọn chặt chẽ; được gia đình, nhà trường và
xã hội giáo dục rất căn bản, được trang bị tri thức khá toàn diện, có điều kiện tiếpxúc với tri thức, văn hóa, khoa học hiện đại từ sớm Khi thực hiện Luật nghĩa vụquân sự năm 2015, trình độ học vấn, văn hóa, năng lực, trí tuệ của họ tiếp tục đượcnâng cao và khá đồng đều Bởi trong số họ, một số thanh niên trước khi nhập ngũ
đã được đào tạo cơ bản tại một số trường trung cấp, cao đẳng, đại học ngoài quânđội, nên trình độ và hiểu biết về môi trường văn hóa cao hơn Đó là tiền đề quantrọng để thanh niên tiếp tục học tập, tu dưỡng, rèn luyện và trưởng thành, nhậnthức đúng, xác định rõ thái độ, trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao và trongxây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở
Thanh niên ở đơn vị cơ sở tuổi đời, tuổi quân, kinh nghiệm, sự từng trảichưa nhiều, rất phong phú về cảm xúc, tình cảm, đang lớn dần về lý trí và ý chí,đang tích lũy vốn sống và kinh nghiệm, từng bước phát triển, dần bộc lộ, địnhhình cái riêng để thể hiện bản sắc của mình Họ rất nhạy cảm trong tiếp nhận vàsáng tạo văn hóa Tuy nhiên, họ lại thường bắt chước một cách tự phát, thiếu lựa
Trang 36chọn, dễ dẫn đến sự pha tạp của nhiều loại hình văn hóa trong bản thân; cáchgiao tiếp, ứng xử đôi khi thiếu tế nhị, chưa chín chắn, thường trực diện, sử dụngngôn từ không phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc và văn hóa quân sự Họ hay
lý tưởng hóa, đam mê thần tượng, cuốn hút vào tương lai, nhưng dễ tự ti, mặccảm, hoài nghi, bi quan, chán nản, thiếu kiên nhẫn khi gặp khó khăn hay khôngđạt được mục tiêu đặt ra trong cuộc sống, sinh hoạt, học tập, công tác
Về thành phần xã hội và chất lượng tổng hợp: đa số thanh niên ở đơn vị
cơ sở trong quân đội đều xuất thân từ các gia đình nông dân và các tầng lớpnhân dân lao động khác, một bộ phận xuất thân từ các gia đình công nhân ở đôthị; khá đa dạng về thành phần dân tộc, tôn giáo Đây là lực lượng được tuyểnchọn từ những thanh niên ở các địa phương cả vùng núi, vùng đồng bằng, vùngtrung du và vùng đô thị Những đơn vị đóng quân vùng núi, vùng sâu, vùng xa,chủ yếu thanh niên được tuyển chọn ở vùng trung du và miền núi
Đặc thù của thanh niên ở đơn vị cơ sở 100% là đoàn viên, họ có phẩm chấtchính trị, đạo đức tốt, lý lịch gia đình và bản thân rõ ràng, tin tưởng vào mục tiêu,
lý tưởng cách mạng và sự lãnh đạo của Đảng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
và công cuộc đổi mới của đất nước; có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tráchnhiệm cao, nhanh nhẹn, sáng tạo và thể lực tốt, đáp ứng yêu cầu hoạt động quân
sự, một số có xu hướng và khả năng phát triển để công tác lâu dài trong quân đội
Họ đã có hiểu biết nhất định về môi trường văn hóa do được học tập ở các bậc học
và thực tiễn nhận thức; họ đem đến đơn vị những phong tục, tập quán và những nétvăn hóa rất phong phú Đây là yếu tố thuận lợi giúp họ tiếp thu tri thức về môitrường văn hóa, xác định rõ vai trò, trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao vàtrong xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở Tuy nhiên, nhận thức của thanhniên về môi trường văn hóa chỉ là những hiểu biết giản đơn; khi mới về đơn vị họchưa có ngay những tri thức cốt lõi về môi trường văn hóa Điều này tạo ra khókhăn khi phát huy vai trò của họ trong xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơsở
Về thực hiện nhiệm vụ: thanh niên ở đơn vị cơ sở là lực lượng đang học
tập, huấn luyện, rèn luyện, sẵn sàng chiến đấu trong môi trường với cường độ hoạt
Trang 37động cao cả về tốc độ, quy mô và thời gian kéo dài và có tính biến động cao vềkhông gian và thời gian hoạt động Yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, rèn luyện ởnhững điều kiện khác nhau, nhiều hình thức kỹ chiến thuật, vũ khí, trang bị, có sựtiêu hao rất lớn cả về thể lực và trí lực Họ còn là lực lượng sẵn sàng và trực tiếpgiúp nhân dân phòng, chống, khắc phục thiên tai trong những hoàn cảnh rất khắcnghiệt, thậm chí sẵn sàng hy sinh cả tính mạng Mọi sinh hoạt và hoạt động của họđược thực hiện tập trung, thống nhất theo tổ chức biên chế, có sự lãnh đạo, chỉ huychặt chẽ và chịu sự quy định nghiêm ngặt của kỷ luật quân đội Họ có sự đoàn kếtcao, tình đồng đội sâu sắc Đây là điều kiện thuận lợi để hạn chế đáng kể sự tácđộng từ những phản văn hóa bên ngoài xã hội tới thanh niên ở đơn vị cơ sở
Thanh niên ở đơn vị cơ sở thường xuyên có sự biến động do quy trình xuấtngũ - nhập ngũ, làm cho chất lượng của thanh niên dường như lặp đi, lặp lại cácnăm theo một chu kỳ tuyển quân - xuất ngũ Sau mỗi khóa huấn luyện chiến sĩmới cũng có sự biến động khi một lực lượng binh sĩ được lựa chọn cử đi đào tạotiểu đội trưởng, nhân viên chuyên môn, một số hạ sĩ quan được tuyển đi đào tạo sĩquan, quân nhân chuyên nghiệp phục vụ lâu dài trong quân đội, v.v Do yêu cầunhiệm vụ, nhất là những nhiệm vụ đột xuất khi được cấp có thẩm quyền giao cũngdẫn đến sự biến động quân số Đó là những tác động không nhỏ đến việc phát huyvai trò thanh niên trong xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở
Như vậy, thanh niên ở đơn vị cơ sở là lực lượng giữ vai trò quan trọng, quyếtđịnh đến hoàn thành nhiệm vụ và xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện Nhận thứcđầy đủ, toàn diện những đặc điểm trên là vấn đề quan trọng để tổ chức học tập, rènluyện và xác lập vai trò thanh niên trong xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị
Vai trò là tác dụng, chức năng của ai hoặc cái gì trong sự hoạt động, sự phát triển chung của một tập thể, một tổ chức [139, tr 1354] Đó là sự ảnh hưởng, tác
động, chi phối của một người, một sự vật đối với quá trình hoạt động, vận động,
phát triển của một tổ chức, lực lượng khác Theo đó: Vai trò thanh niên trong xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam là toàn bộ những phẩm chất chỉ tác dụng, chức năng và sức mạnh nội sinh của thanh niên trong mối quan hệ với xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở quân đội.
Trang 38Xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở là quá trình tác động tíchcực và đồng thuận của các chủ thể, trong đó thanh niên giữ vai trò rất lớn Vaitrò thanh niên trong xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở mang tínhkhách quan, gắn liền với đặc điểm, phẩm chất và chức trách, nhiệm vụ củathanh niên, cũng như tổ chức, biên chế của đơn vị Vai trò đó là sự tác động,chi phối của thanh niên tới các yếu tố cấu thành của môi trường văn hóa; là sựthể hiện vị thế, tác dụng, chức năng, ảnh hưởng của họ đối với các khâu, cácbước của hoạt động này, làm cho môi trường văn hóa ở đơn vị không ngừngđược làm giàu về giá trị với chất lượng, hiệu quả cao và bền vững Từ đó có thểluận giải vai trò thanh niên trong xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sởQuân đội nhân dân Việt Nam trên những nội dung cơ bản là:
Thứ nhất, thanh niên là lực lượng xung kích, chủ yếu trong tạo lập các giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở.
C Mác và Ph Ăngghen luôn đánh giá cao vai trò, dũng khí của thanh niêntrong cuộc sống và hoạt động cách mạng khi khẳng định, thanh niên là cội nguồn
sự sống của dân tộc, họ khao khát lập công và vì sự đổi mới họ sẵn sàng hiếndâng cả cuộc đời mình Kế thừa tư tưởng đó, trong quá trình lãnh đạo cách mạngViệt Nam, Hồ Chí Minh luôn nhìn nhận đúng đắn, khách quan, biện chứng về vaitrò to lớn của thanh niên Người khẳng định: “nước nhà thịnh hay suy, yếu haymạnh một phần lớn là do thanh niên” [76, tr 185] Ngay sau cách mạng thànhcông, đặt các vấn đề xã hội lên hàng đầu trong tiến trình xây dựng nền văn hóaViệt Nam mới, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vai trò sáng tạo các giá trị văn hóacủa quần chúng, trong đó thanh niên là lực lượng năng động nhất
Lịch sử cho thấy, thanh niên ở đơn vị cơ sở trong quân đội luôn là lựclượng xung kích, sáng tạo trong thực hiện mọi nhiệm vụ, dám nghĩ, dám làm,dám chịu trách nhiệm trước những suy nghĩ và hành động của mình, họ đã tạo lậpnên những giá trị văn hóa sâu sắc với những chiến công vang dội trong chiến đấuchống quân xâm lược Ngày nay, tinh thần ấy được thanh niên ở đơn vị cơ sở tiếptục phát huy trong học tập, rèn luyện và tạo lập các giá trị văn hóa của môi trường
Trang 39văn hóa Trong điều kiện mới, nhiệm vụ đơn vị đặt ra yêu cầu ngày càng cao, đòihỏi thanh niên sự cống hiến không những bằng mồ hôi, công sức, xương máu,
mà cả trí tuệ, linh hoạt, sáng tạo, sẵn sàng chấp nhận gian khổ, thiếu thốn, tìnhnguyện đến những nơi khó khăn để kiên trì, bền bỉ tạo lập các giá trị văn hóa
Việc tạo lập các giá trị văn hóa là rất khó khăn, phức tạp, là sự sáng tạo racái mới có giá trị về văn hóa Trong khi đó, nhạy bén với cái mới, ham muốn cáimới, cái tốt đẹp, ước mơ và thích ứng với cái mới cũng như sự năng động, sángtạo là thuộc tính của thanh niên Quá trình tạo lập các giá trị văn hóa ở đơn vị,thanh niên là lực lượng xung kích, giữ vai trò quyết định nhất Với sức trẻ củamình, họ nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, nhất là nhữngnhiệm vụ khó khăn, vất vả, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, để tạo lập các giá trị vănhóa ở đơn vị Việc tạo lập các giá trị văn hóa còn thể hiện ở sự nỗ lực, tích cực họctập, rèn luyện, hoàn thiện nhân cách văn hóa, giữ gìn và phát huy phẩm chất Bộđội Cụ Hồ trong tình hình mới; ở việc củng cố hệ thống các quan hệ văn hóamang giá trị văn hóa quân sự sâu sắc, ở đó “đầy ắp” sự thương yêu, giúp đỡ nhauhoàn thành nhiệm vụ; ở các hoạt động văn hóa phong phú, hấp dẫn; ở quá trìnhxây dựng hệ thống các thiết chế văn hóa có chiều sâu, thiết thực, hiệu quả; ở cảnhquan văn hóa của đơn vị giàu tính thẩm mỹ Những yếu tố đó gia tăng về giá trị,thấm đượm tính nhân văn, chân - thiện - mỹ với sự phát triển cả bề rộng lẫn chiềusâu, mang tính bền vững Quá trình tạo lập các giá trị văn hóa còn thể hiện ở việcthanh niên tự nguyện, tự giác đem đến những giá trị văn hóa đặc sắc từ các vùngmiền, tạo nên sự đa dạng, phong phú các giá trị văn hóa ở đơn vị cơ sở
Những hoạt động này của thanh niên gắn liền với quá trình nhận thứcđúng những giá trị văn hóa, quán triệt và thực hiện nhiệm vụ, tham gia cácphong trào, các cuộc vận động, Họ xác định động cơ, thái độ đúng đắn, vượtqua mọi khó khăn, tự giác học tập, rèn luyện; quyết tâm “vượt nắng, thắng mưa,rèn đức, rèn sức, luyện tài”, từng bước nắm vững tri thức chính trị, quân sự, vănhóa, khoa học, kỹ chiến thuật, làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật; hiểu biếtphương án tác chiến; đẩy mạnh sáng kiến cải tiến mô hình học cụ, phương pháphọc tập, nâng cao kết quả thực hiện nhiệm vụ Họ tự nguyện, tự giác rèn luyện
Trang 40tác phong, ý thức chấp hành pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của quân đội, quyđịnh của đơn vị, mệnh lệnh của cấp trên, xây dựng nếp sống chính quy, vănminh, thực sự là những nhân cách văn hóa Thanh niên ở đơn vị cơ sở còn chủđộng tham mưu với cấp ủy, chỉ huy nội dung, phương pháp tiến hành và trựctiếp tạo lập các giá trị văn hóa trong các quan hệ văn hóa, hoạt động văn hóa,thiết chế văn hóa và xây dựng cảnh quan văn hoá ở đơn vị
Trong các hoạt động, thanh niên xung phong, đi đầu, thực hiện những việc khó khăn, nguy hiểm, vất vả nhất, thậm chí hy sinh bản thân; họ quyết tâm
cao, chủ động khắc phục khó khăn, kiên trì tạo lập các giá trị văn hóa với tinhthần vô tư, trong sáng, nhiệt huyết, sáng tạo của tuổi trẻ, không tính toán hơnthiệt Khi tạo lập các giá trị văn hóa, họ là lực lượng chủ yếu trong phối hợp vớicác tổ chức, đoàn thể ở đơn vị để cùng tiến hành hoạt động này có hiệu quả.Việc tạo lập các giá trị văn hóa là thước đo nội lực của thanh niên trong xâydựng môi trường văn hóa, làm cho những giá trị văn hóa được tạo ra vừa mangnhững nét chung vừa in dấu sự sáng tạo của họ Trong quá trình này, họ đấutranh loại bỏ tư tưởng ngại học tập, rèn luyện, thiếu nhiệt huyết, ngại khó khăn,không có chí tiến thủ, thiếu chủ động, sáng tạo và chống lại những thói quentrong nhận thức và hành vi không phù hợp với giá trị văn hóa của môi trườngvăn hóa Đây là sự phản ánh tính khách quan của quan hệ giữa thanh niên vớiquá trình tạo lập các giá trị văn hóa của môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở
Thứ hai, thanh niên là lực lượng tiên phong về trách nhiệm trong nuôi dưỡng, gìn giữ, khai thác, sử dụng hợp lý và phát triển bền vững các giá trị văn hóa ở đơn vị cơ sở.
Giá trị văn hoá ở đơn vị có sự kế thừa và thấm đượm giá trị văn hoáquân sự Việt Nam và văn hóa dân tộc, được kết tinh từ những giá trị văn hóatốt đẹp, lâu bền trong quá trình xây dựng, chiến đấu, phát triển và trưởng thànhcủa đơn vị, được các thế hệ cán bộ, chiến sĩ không tiếc mồ hôi, xương máu đểtạo lập nên Những giá trị đó tồn tại trong các yếu tố văn hóa vật chất và vănhóa tinh thần, nó tác động mạnh mẽ và hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bảnlĩnh quân nhân ở đơn vị Đây là nội dung cốt lõi cần được nuôi dưỡng, gìn giữ,