1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát triển năng lực giáo dục nhân cách của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội quân đội nhân dân việt nam hiện nay

222 319 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 222
Dung lượng 2 MB

Nội dung

Đây là một công trình khoa học nghiên cứu độc lập của nghiên cứu sinh, dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối,quan điểm của Đảng ta về vấn đề con n

Trang 1

TRƯƠNG VĂN BảY

PHáT TRIểN NĂNG LựC GIáO DụC NHÂN CáCH CủA Sĩ quan chỉ huy cấp phân đội QUâN độI NHâN DâN VIệT NAM HIệN NAY

Chuyờn ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng và không trùng lặp với những công trình

đã được công bố

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Ths Trương Văn Bảy

Trang 3

Chương 1 THỰC CHẤT VÀ TÍNH QUY LUẬT PHÁT TRIỂN

NĂNG LỰC GIÁO DỤC NHÂN CÁCH CỦA SĨ QUAN CHỈ HUY CẤP PHÂN ĐỘI QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

1.1 Thực chất phát triển năng lực giáo dục nhân cách của sĩ quan

chỉ huy cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam 271.2 Những vấn đề có tính quy luật phát triển năng lực giáo dục

nhân cách của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội Quân đội nhân

Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁT

TRIỂN NĂNG LỰC GIÁO DỤC NHÂN CÁCH CỦA SĨ QUAN CHỈ HUY CẤP PHÂN ĐỘI QUÂN ĐỘI NHÂN

2.1 Thực trạng phát triển năng lực giáo dục nhân cách của sĩ quan

chỉ huy cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 782.2 Vấn đề đặt ra đối với phát triển năng lực giáo dục nhân cách của sĩ

quan chỉ huy cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 108

Chương 3 GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIÁO DỤC

NHÂN CÁCH CỦA SĨ QUAN CHỈ HUY CẤP PHÂN ĐỘI

3.1 Kết hợp đổi mới đào tạo với bồi dưỡng sĩ quan chỉ huy cấp

phân đội đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục nhân cách ở

3.2 Phát huy tính tích cực, sáng tạo của sĩ quan chỉ huy cấp phân

đội trong nhận thức và thực tiễn nhằm phát triển năng lực

3.3 Xây dựng và phát huy vai trò của môi trường ở đơn vị cơ sở

trong phát triển năng lực giáo dục nhân cách của sĩ quan chỉ

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

Trang 5

STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Giới thiệu khái quát về luận án

Đề tài luận án: "Phát triển năng lực giáo dục nhân cách của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay" được tiếp cận dưới góc độ

triết học Đây là một công trình khoa học nghiên cứu độc lập của nghiên cứu sinh,

dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối,quan điểm của Đảng ta về vấn đề con người, về giáo dục và đào tạo, lý luận dạyhọc và xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội trong thời kỳ mới; thực tiễn đào tạo, bồidưỡng phát triển năng lực giáo dục nhân cách của sĩ quan chỉ huy cấp phân độiQĐND Việt Nam những năm qua, những trải nghiệm của chính tác giả trêncương vị cán bộ, giảng viên ở nhà trường đào tạo sĩ quan chỉ huy cấp phân đội Đềtài luận án tập trung luận giải, làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn phát triểnnăng lực giáo dục nhân cách của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội; đề xuất những giảipháp cơ bản phát triển năng lực giáo dục nhân cách của sĩ quan chỉ huy cấp phânđội QĐND Việt Nam hiện nay Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm cơ

sở khoa học cho các cấp lãnh đạo, quản lý ở các đơn vị trong quân đội, cụ thể hóa,hoàn thiện các nội dung, quyết sách giải quyết vấn đề phát triển năng lực giáo dụcnhân cách của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội QĐND Việt Nam hiện nay

2 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay đã và đang đặt ranhững yêu cầu mới về xây dựng, nâng cao sức mạnh chiến đấu toàn diện củaQuân đội, trước hết là sức mạnh về chính trị Là bộ phận quan trọng trong độingũ cán bộ của Đảng, Nhà nước, lực lượng cốt cán trong quân đội, đội ngũcán bộ, sĩ quan các cấp trong quân đội vững mạnh là cơ sở, tiền đề trong xâydựng QĐND Việt Nam “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiệnđại” Trong đó, phát triển năng lực giáo dục nhân cách của sĩ quan chỉ huycấp phân đội có ý nghĩa rất quan trọng

Trang 7

Sĩ quan chỉ huy cấp phân đội - những người trực tiếp tổ chức, quản lý,tiến hành công tác giáo dục, huấn luyện, chỉ huy sẵn sàng chiến đấu và chiếnđấu ở các đơn vị cơ sở trong toàn quân Đặc điểm, tính chất hoạt động đòi hỏiquá trình đào tạo, bồi dưỡng, một mặt phải hoàn thiện khả năng chỉ huy, quản

lý, huấn luyện bộ đội; mặt khác, phải phát triển ở họ những phẩm chất, nănglực cần thiết của một cán bộ giáo dục Trong đó, năng lực giáo dục nhân cáchđược xem là một trong những yếu tố cơ bản, quyết định đến chất lượng, hiệuquả giáo dục, huấn luyện bộ đội, nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiếnđấu và chiến đấu, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, đáp ứng ngày càngtốt hơn nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Nhận thức rõ điều đó, những năm qua, các đơn vị nơi sĩ quan cấp phânđội học tập, công tác đã và đang tích cực đổi mới toàn diện quá trình đào tạo, bồidưỡng sĩ quan chỉ huy cấp phân đội; quan tâm đến phát triển năng lực giáo dụcnhân cách, nhờ đó, chất lượng sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ngày càng đượcnâng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ theo chức trách, có nănglực, trình độ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy, huấn luyện, tiến hành CTĐ, CTCT ở đơn

vị cơ sở và có khả năng phát triển lên những cương vị cao hơn

Tuy nhiên, trước sự phát triển của tình hình, nhiệm vụ trong giai đoạnmới, yêu cầu về phẩm chất, năng lực sĩ quan chỉ huy cấp phân đội, xét ở từngthời điểm, từng đối tượng cụ thể, sĩ quan chỉ huy cấp phân đội đã dần bộc lộnhững hạn chế, bất cập Trong thực tế, nhận thức của một bộ phận cán bộ về

vị trí, vai trò của sĩ quan chỉ huy chưa đầy đủ, có sĩ quan chỉ huy còn xem nhẹcông tác giáo dục nhân cách, cho đó là trách nhiệm của cán bộ chính trị; chưakết hợp chặt chẽ, thường xuyên và hiệu quả giữa huấn luyện quân sự với giáodục chính trị, tư tưởng, rèn luyện tác phong người quân nhân cách mạng chocán bộ, chiến sĩ thuộc quyền, dẫn đến chất lượng, hiệu quả giáo dục bộ đội ởmột số phân đội chưa cao Vấn đề tất yếu, cấp bách đặt ra cần nghiên cứu cơ

bản, hệ thống “Phát triển năng lực giáo dục nhân cách của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”, để luận giải cơ sở khoa

Trang 8

học vấn đề phát triển năng lực giáo dục nhân cách của sĩ quan chỉ huy cấpphân đội, góp phần nâng cao chất lượng chỉ huy, quản lý, giáo dục bộ đội củađội ngũ sĩ quan chỉ huy cấp phân đội trong giai đoạn mới.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu:

Luận giải những vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất một số giải pháp pháttriển năng lực giáo dục nhân cách của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội QĐND ViệtNam hiện nay

* Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Làm rõ những vấn đề lý luận phát triển năng lực giáo dục nhân cáchcủa sĩ quan chỉ huy cấp phân đội QĐND Việt Nam

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với pháttriển năng lực giáo dục nhân cách của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội QĐNDViệt Nam hiện nay

- Đề xuất giải pháp cơ bản phát triển năng lực giáo dục nhân cách của

sĩ quan chỉ huy cấp phân đội QĐND Việt Nam hiện nay

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu bản chất, tính quy luật phát triển

năng lực giáo dục nhân cách của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội QĐND Việt Nam

* Phạm vi nghiên cứu:

Năng lực giáo dục nhân cách trong năng lực của sĩ quan chỉ huy cấp phânđội ở các đơn vị đủ quân của một số quân khu, quân đoàn QĐND Việt Nam

Số liệu thống kê và điều tra khảo sát từ 2011 đến nay

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận: Đề tài dựa trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng ta về vấn đề con người,giáo dục và đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội trong thời kỳ mới

* Cơ sở thực tiễn: Đề tài dựa trên cơ sở thực tiễn giáo dục - đào tạo, bồi

dưỡng phát triển năng lực giáo dục nhân cách của sĩ quan chỉ huy cấp phânđội QĐND Việt Nam những năm qua; tổng kết, đánh giá, điều tra của tác giả

Trang 9

về thực tiễn phát triển năng lực giáo dục nhân cách của sĩ quan chỉ huy cấpphân đội QĐND Việt Nam.

* Phương pháp nghiên cứu của luận án:

Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duyvật lịch sử, phương pháp tiếp cận hoạt động - giá trị - nhân cách, luận án sửdụng phương pháp chủ yếu là hệ thống và cấu trúc, lôgic và lịch sử; đồng thời

sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như: phân tích và tổng hợp;trừu tượng hoá và khái quát hoá; nghiên cứu các tài liệu; tổng kết thực tiễn;điều tra xã hội học và tham khảo ý kiến chuyên gia

6 Những đóng góp mới của luận án

- Góp phần làm rõ quan niệm về năng lực giáo dục nhân cách của sĩquan chỉ huy cấp phân đội và phát triển năng lực giáo dục nhân cách của sĩquan chỉ huy cấp phân đội QĐND Việt Nam

- Làm rõ vấn đề có tính quy luật phát triển năng lực giáo dục nhân cáchcủa sĩ quan chỉ huy cấp phân đội QĐND Việt Nam

- Đề xuất hệ thống giải pháp cơ bản, phù hợp có tính khả thi để pháttriển năng lực giáo dục nhân cách của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội QĐNDViệt Nam hiện nay

7 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

Luận án góp phần làm cơ sở khoa học cho các cấp lãnh đạo, quản lý ởcác đơn vị trong quân đội, đặc biệt là những trung đoàn đủ quân, các nhàtrường quân đội cụ thể hóa vào hoàn thiện các nội dung, quyết sách giải quyếtvấn đề phát triển năng lực giáo dục nhân cách của sĩ quan chỉ huy cấp phânđội QĐND Việt Nam hiện nay Ngoài ra, luận án có thể dùng làm tài liệutham khảo cho nghiên cứu, giảng dạy và học tập các vấn đề liên quan ở cáchọc viện, nhà trường quân đội hiện nay

8 Kết cấu của luận án

Kết cấu luận án gồm: Mở đầu, tổng quan vấn đề nghiên cứu, ba chương (7tiết), kết luận, danh mục các công trình liên quan đề tài của tác giả đã được công

bố, danh mục tài liệu tham khảo được trích dẫn, sử dụng trong luận án và phụ lục

Trang 10

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

LUẬN ÁN

1 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án

1.1 Những công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến năng lực của sĩ quan chỉ huy trong quân đội

Tác giả A.A.Grêscô, với công trình“Các lực lượng vũ trang của Nhà nước Xô Viết” [39], một công trình khoa học có giá trị lý luận và thực tiễn

cao về xây dựng quân đội, đã chỉ ra vấn đề cần thiết phải nâng cao chất lượngđội ngũ cán bộ quân đội để đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến tranh cũng nhưtái thiết đất nước Theo tác giả, “Năng lực tổ chức cao, sự trưởng thành vềchính trị và lòng trung thành vô hạn với Tổ quốc XHCN, sự thông thạo nghềnghiệp nhiều mặt của đội ngũ sĩ quan xô - viết là một trong những nhân tốquyết định đưa nhân dân ta đến thắng lợi lịch sử đối với nước Đức phát-xít vànước Nhật đế quốc” [39, tr 301-302] Tác giả đã đưa ra những yêu cầu rất cụ

thể với cán bộ sĩ quan và việc đào tạo họ: Một là, tính kiên định cộng sản chủ nghĩa Hai là, kỷ luật và ý thức chấp hành cao Ba là, sáng kiến và tính chủ động Bốn là, ý chí chỉ huy và năng lực tổ chức Năm là, trình độ nghiệp vụ

cao, trình độ văn hóa chung và trình độ kỹ thuật - quân sự cao của cán bộ sĩ

quan Sáu là, biết huấn luyện và giáo dục những người dưới quyền của mình:

Tổ quốc tin, giao cho người sĩ quan cái thân thiết nhất và quý giá nhất trongnước ta - tức là những con người, những thanh niên xô - viết tuyệt vời, màngười sĩ quan có trách nhiệm phải huấn luyện và giáo dục

Tác giả Herry J Hewson, trong công trình “Người chỉ huy hải quân đánh

bộ thế kỷ 21 - sau ý tưởng giúp cho sự thành công trong quá trình thay đổi triệt để” [48], đã phân tích sự phát triển mới của tình hình, nhất là sự bùng nổ của

cách mạng khoa học công nghệ đã tạo nên “sự chuyển hướng tới một kiểu chiếntranh hoàn toàn mới dựa trên tri thức” Để có được đội ngũ lãnh đạo, chỉ huynăng động kịp thời cho sự thay đổi đó, tác giả nêu lên những vấn đề đáng lưu ý

và cần phải thực hiện như: tự giáo dục rèn luyện bản thân; nắm bắt kịp tiến độ;

Trang 11

học cách chấp nhận sự mơ hồ; tự chủ trong mọi công việc; tự điều tiết thái độcủa mình: “nếu tinh thần của người lính bị giảm sút, thì người chỉ huy phải cótrách nhiệm tạo ra những động lực cần thiết để khôi phục lại tinh thần cho họ”[48, tr.6]; hãy giữ một tư duy mở: “bạn không thể ngăn cản được sự thay đổi màchỉ có thể phải thay đổi theo nó” và “hãy tự giáo dục bản thân, trau dồi kĩ năng,luôn linh hoạt, sẵn sàng tiếp thu mọi ý kiến, nắm bắt nhanh sự thay đổi, đặt lòngtin của mình vào tương lai, vào chính mình, vào đơn vị mình” [48, tr.7].

Tác giả Lê Quang Hòa, trong công trình “Kỷ luật quân đội và trách nhiệm của người chỉ huy” [50], đã phân tích làm rõ vai trò của kỷ luật - một yếu tố quan

trọng tạo thành sức mạnh chiến đấu của quân đội ta, đồng thời tác giả cũng nhấnmạnh: “trách nhiệm hàng đầu của người chỉ huy là làm cho đơn vị luôn luôn ở tưthế sẵn sàng chiến đấu, bất kỳ ở đâu, lúc nào cũng không bao giờ để bị bất ngờ”[50, tr.28]; Theo tác giả, vấn đề quan trọng đối với người chỉ huy là tổ chức duytrì nghiêm kỷ luật quân đội, đó không chỉ là trách nhiệm và còn là vấn đề có tínhnguyên tắc trong nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội ta “Người chỉ huyphải tìm mọi cách giáo dục đơn vị mình hiểu thật đúng, thật cặn kẽ kẻ thù, cả vềtinh thần, ý chí, năng lực hành động đến thủ đoạn và hành động cụ thể” [50, tr.28-29]; “người chỉ huy có năng lực, bản lĩnh, biết chỉ huy đơn vị là người luôn luônlấy yêu cầu của chiến đấu để quản lý, chỉ huy bộ đội” [50, tr.31]

Tác giả Phạm Xuân Nguyên, với công trình “Năng lực ra quyết định của Sư đoàn trưởng trong chỉ huy chiến đấu” [94], đã làm rõ những đặc trưng

cơ bản của hoạt động chỉ huy sẵn sàng chiến đấu, các yêu cầu đối với việc racác quyết định chiến đấu dưới góc độ khoa học tâm lý Theo tác giả, nhữngphẩm chất cơ bản giúp người chỉ huy quân sự đưa ra quyết định chính xác,tức thời, tối ưu như: bản lĩnh chỉ huy, trí thông minh, kiến thức khoa học quân

sự, nghệ thuật quân sự và nghệ thuật lãnh đạo chỉ huy, tư duy, ý chí, tình cảm,tính sáng tạo, chủ động quyết đoán, trực giác, kinh nghiệm chiến đấu Trên cơ

Trang 12

sở luận giải tác giả đã đề xuất các biện pháp tâm lý phát triển năng lực raquyết định của Sư đoàn trưởng trong chỉ huy chiến đấu

Tác giả Ngô Minh Tuấn, trong công trình “Năng lực người cán bộ, sĩ quan quân đội theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh” [137], đã khái quát, hệ

thống và phân tích những tư tưởng của Hồ Chí Minh về năng lực người cán bộquân đội; vai trò của yếu tố xã hội trong sự hình thành năng lực, đồng thời tác giả

đã chỉ rõ con đường bồi dưỡng phát triển năng lực của người sĩ quan quân đội đápứng với yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng quân đội [137, tr 162- 170]

Tác giả Hoàng Văn Thanh, trong công trình “Nhân cách người chỉ huy đơn vị cơ sở” [114], đã đề cập tới yêu cầu cơ bản về năng lực của người chỉ

huy ở đơn vị cơ sở, và nhấn mạnh năng lực của người chỉ huy được đánh giáqua chất lượng, hiệu quả tổ chức thực hiện nhiệm vụ trên cương vị chức tráchđược phân công; ở tư duy tổ chức chỉ huy, sự thành thạo điều hành công tácchỉ huy trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh; ở bản lĩnh riêng độc đáo, sángtạo quyết đoán, vững vàng khi ra quyết định chỉ huy

Tác giả Phạm Thanh Ngân, trong công trình “Bản lĩnh chính trị Bộ đội Cụ

Hồ trong thời kỳ mới” [92], đã khẳng định trước tình hình, yêu cầu nhiệm vụ hiện

nay, “đòi hỏi QĐND phải tiếp tục nâng cao sức mạnh tổng hợp, trước hết là bảnlĩnh chính trị, năng lực trí tuệ để xử lý đúng đắn những vấn đề thực tiễn đang đặt

ra trong việc thực hiện đường lối cách mạng của Đảng thời kỳ mới” [92, tr 10].Mọi quân nhân trong quân đội cần có lập trường chính trị kiên định, có ý thứccảnh giác cao, chịu đựng gian khổ, vượt qua khó khăn bảo vệ Tổ quốc, giữ vững

an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội “Xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội cóbản lĩnh chính trị vững vàng; có phẩm chất đạo đức và năng lực toàn diện đáp ứngyêu cầu xây dựng QĐND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại;luôn có đủ số lượng và cơ cấu đồng bộ, hợp lý; đảm bảo được sự chuyển tiếp liêntục, vững chắc giữa các thế hệ cán bộ” [92, tr 121] “Về năng lực trình độ của độingũ cán bộ quân đội phải toàn diện, phát triển lên một tầm cao mới Phải nắmvững và chắt lọc được những kinh nghiệm truyền thống chiến đấu của dân tộc và

Trang 13

những tinh hoa của nghệ thuật quân sự Việt Nam và thế giới Giỏi trong tổ chứcchỉ huy, quản lý bộ đội ở điều kiện mới” [92, tr 122].

Tác giả Vũ Quang Tạo, với công trình“Nâng cao năng lực thực tiễn cho đội ngũ cán bộ một đòi hỏi cấp bách hiện nay” [112], đã tiếp cận, nghiên cứu

năng lực thực tiễn của người cán bộ với cấu trúc bao gồm: khả năng xác địnhmục đích của hoạt động; khả năng sử dụng có hiệu quả các lực lượng, phươngtiện; khả năng phát hiện và giải quyết các mâu thuẫn; khả năng kiểm tra đánh giákết quả… Tác giả khẳng định, để nâng cao năng lực thực tiễn của người cán bộ,cần tập trung vào giải quyết ba vấn đề cơ bản đó là: cơ chế chính sách; giáo dục -đào tạo và phát huy vai trò nhân tố chủ quan của người cán bộ

Tác giả Bùi Mạnh Hùng, trong công trình “Chú trọng bồi dưỡng, rèn luyện để nâng cao khả năng trực giác cho cán bộ chỉ huy các cấp” [57], từ những

nhận định về lĩnh vực hoạt động quân sự với tính chất khẩn trương, mau lẹ, đầycác tình huống và các yếu tố bất ngờ đan xen, luôn đặt con người vào trạng tháicăng thẳng về tâm lý để tác giả khẳng định: “người chỉ huy cần thiết phải có trựcgiác tốt để phân tích một cách nhanh chóng tìm ra phương hướng trong tất cả tínhphức tạp của các hiện tượng xung quanh, dừng lại ở cái chủ yếu nhất và trên cơ sở

đó có được những nhận định, phán đoán chính xác, đưa ra những kết luận, chủtrương, quyết tâm chiến đấu đúng đắn, nhanh chóng, thậm chí có những quyếtđịnh làm thay đổi toàn bộ cục diện chiến trường” [57, tr.23] “Trực giác giúp chongười chỉ huy nắm được thời cơ, chớp thời cơ giải quyết được nhiều tình huốngbất ngờ có tính chất ngẫu nhiên trong các hoạt động quân sự, nâng cao hiệu năngchiến đấu… giảm đáng kể sự hy sinh xương máu của cán bộ, chiến sĩ trong chiếnđấu; giảm hao tổn của cải trong chiến tranh” [57, tr.24] Từ đó, tác giả kết luận:

“có thể nói, khó có lĩnh vực nào mà vai trò trực giác lại được đề cao như tronglĩnh vực quân sự và khó có hoạt động nào mà vai trò của trực giác được phát huyrộng rãi như trong hoạt động của đội ngũ cán bộ chỉ huy quân sự” [57, tr 24]

1.2 Những công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến năng lực giáo dục nhân cách của sĩ quan chỉ huy trong quân đội

Trang 14

Tác giảV Utskin, trong công trình “Đặc điểm công tác giáo dục trong các lực lượng vũ trang Mỹ, Anh, Pháp” [147], đã chỉ ra: “Các nhà quân sự Mỹ thường

hiểu “giáo dục” nghĩa là “giáo dục chính trị”, “xây dựng tinh thần phẩm chất”, v.v

Họ coi việc giáo dục trong quân đội là một công việc có mục đích rõ ràng, khôngphải như “một quá trình tác động”, mà là hoạt động có định hướng mục đích, đượcđịnh trước của các tổ chức nhà nước và xã hội, của các quy chế lực lượng vũ trang,của cán bộ chỉ huy (thủ trưởng), các trợ lý về công tác với bộ đội nhằm xây dựng vàphát triển nhân cách cho quân nhân” [147, tr 2] Từ những phân tích khoa học,V.Utskin rút ra xu hướng cơ bản của phát triển hệ thống giáo dục binh sĩ trong lực

lượng vũ trang Mỹ đó là: Thứ nhất, tăng cường định hướng thực tiễn của công tác giáo dục quân nhân Thứ hai, tăng cường xu hướng phòng ngừa của công tác giáo dục nhằm loại trừ các hiện tượng tiêu cực trong lực lượng vũ trang Thứ ba, củng

cố cơ sở vật chất, kỹ thuật của công tác giáo dục Thứ tư, tăng cường tính định hướng xã hội của công tác giáo dục đối với quân nhân Thứ năm, xu hướng đẩy

mạnh công tác giáo dục bộ đội nhằm bảo đảm các hành động quân sự Xu hướng

cơ bản của phát triển hệ thống giáo dục binh sĩ tất yếu đặt ra những yêu cầu về phấtchất và năng lực chủ thể giáo dục QĐND Việt Nam, nắm vững những xu hướngnày không chỉ có giá trị trong đổi mới, điều chỉnh nội dung giáo dục binh sĩ mà còn

có ý nghĩa thiết thực trong phát triển năng lực chủ thể giáo dục [147, tr 2]

Tác giả Hoàng Quang Đạt, với công trình “Nâng cao chất lượng nhân tố con người trong sức mạnh chiến đấu của QĐND Việt Nam hiện nay” [33], trên cơ

sở khẳng định, nhân tố con người là trung tâm, là chủ thể quyết định vai trò ngàycàng tăng lên trước sự phát triển mới của sức mạnh chiến đấu, tác giả khẳng địnhviệc nâng cao chất lượng nhân tố con người, phát huy vai trò nhân tố con người làvấn đề cơ bản lâu dài, đặc biệt hiện nay đang trở thành vấn đề cấp thiết; chấtlượng nhân tố con người đang đứng trước yêu cầu phát triển của vũ khí - kỹ thuật,yêu cầu xây dựng sức mạnh chiến đấu mới đấu tranh trên mặt trận chính trị - tưtưởng và yêu cầu phát triển của bản thân con người trong quân đội còn những hạn

Trang 15

chế, bất cập so với yêu cầu của nhiệm vụ mới… đặt ra đòi hỏi cho công tác bồidưỡng phẩm chất chiến đấu cho cán bộ, chiến sĩ, đặc biệt phẩm chất chính trị -đạo đức; kết hợp với xây dựng tổ chức quân đội vững mạnh; chú trọng xây dựngsức mạnh tổng hợp của toàn xã hội để nâng cao chất lượng nhân tố con người.

Tác giả Lê Quý Trịnh với công trình: “Phát triển năng lực trí tuệ của

sĩ quan trẻ trong QĐND Việt Nam hiện nay” [129], đã quan niệm năng lực trí

tuệ của con người là những khả năng bên trong được thể hiện trong hoạt độngthực tiễn hàng ngày của họ như: khả năng hoạt động của trí tuệ trong việc tìmkiếm, khám phá, tích luỹ tri thức và vận dụng tri thức vào giải quyết nhữngnhiệm vụ cuộc sống đặt ra, bảo đảm cho hoạt động của con người đạt chất lượng

và hiệu quả cao Tác giả cũng đã chỉ ra cấu trúc cơ bản của năng lực trí tuệ gồmcác yếu tố tri thức, phương pháp tư duy và khả năng sáng tạo của con người.Công trình luận giải làm rõ bản chất của năng lực trí tuệ, phân tích đặc điểm,những vấn đề có tính quy luật phát triển năng lực trí tuệ của sĩ quan trẻ Trên cơ

sở đánh giá thực trạng, những yêu cầu khách quan, tác giả đã đề xuất một số giảipháp cơ bản phát triển năng lực trí tuệ của sĩ quan trẻ hiện nay

Tác giả Nguyễn Văn Tài, trong công trình “Tích cực hóa nhân tố con người của đội ngũ sĩ quan trong xây dựng QĐND Việt Nam hiện nay” [109], đã

vận dụng phương pháp tiếp cận hệ thống hoạt động - giá trị - nhân cách để gópphần xác định rõ khái niệm nhân tố con người, tích cực hóa nhân tố con người củađội ngũ sĩ quan Từ cơ sở lý luận, nội dung và phương pháp tiếp cận của mình, tácgiả quan niệm: “Tích cực hóa nhân tố con người của đội ngũ sĩ quan là một quátrình phát hiện, bồi dưỡng, kích thích phát triển, đồng thời phát huy và sử dụngđúng đắn, có hiệu quả tính tích cực, tự giác, sáng tạo của đội ngũ sĩ quan, tạođộng lực phát triển của sự nghiệp xây dựng QĐND Việt Nam theo phương hướngcách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại” [109, tr 147]

Tác giả Nguyễn Hữu Công, với công trình “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện” [10], đã khẳng định: “Với quan niệm và cách

Trang 16

nhìn nhận con người toàn diện như là một thể thống nhất, sự kết hợp chặt chẽgiữa các yếu tố, các mặt: thể lực, trí tuệ, trình độ thẩm mỹ, đạo đức cáchmạng , Hồ Chí Minh cho rằng phát triển con người toàn diện trước hết phảitập trung phát triển tất cả các bộ phận cấu thành nên chỉnh thể đó” [10, tr.79],bao gồm phát triển về thể lực, sức khỏe; phát triển về trí tuệ; phát triển, nângcao năng lực thẩm mĩ; phát triển về mặt đạo đức.

Tập thể tác giả Mạnh Dũng - Huy Tuấn, trong công trình “Từ đặc điểm của cuộc chiến tranh công nghệ cao, suy nghĩ về công tác huấn luyện hiện nay”

[16], từ các quan điểm của Đảng về nhiệm vụ quốc phòng, quân sự và thực tiễnnhững cuộc chiến tranh diễn ra trên thế giới gần đây, các tác giả đã nêu lên một

số đặc điểm cơ bản của cuộc chiến tranh công nghệ cao: tác chiến phi đối xứng,

vũ khí công nghệ cao được sử dụng với tỷ lệ ngày càng lớn; tác chiến đườngkhông ngày càng khẳng định vị trí quan trọng, tính huỷ diệt ngày càng cao;không gian tác chiến ngày càng mở rộng, thời gian ngắn, thời điểm bất ngờ; kếthợp nhiều hình thức thủ đoạn chiến tranh Do đó, ảnh hưởng rất lớn đến cácnhân tố trong chiến tranh, đặc biệt là nhân tố chính trị - tinh thần, dẫn đến có sựthay đổi cơ bản về nghệ thuật quân sự, phương thức và phương pháp tác chiến sovới những cuộc chiến tranh trước đây Vì vậy, công tác giáo dục, huấn luyệnchiến đấu hiện nay của quân đội ta cần tập trung: giáo dục nâng cao bản lĩnhchính trị, tinh thần cho bộ đội; đổi mới nội dung, chương trình và phương pháphuấn luyện; huấn luyện sát với đặc điểm địa hình, địa bàn và tổ chức biên chế,trang bị hiện có; huấn luyện nâng cao trình độ, khả năng hiệp đồng quân binhchủng; huấn luyện thực hiện tốt các biện pháp nguỵ trang, nghi binh Tuy nhiên,vấn đề cốt lõi là phải nâng cao nhận thức, xây dựng, bản lĩnh, ý chí, niềm tin chocán bộ, chiến sĩ trong quá trình huấn luyện

Tác giả Lê Quang Phi, trong công trình “Xây dựng ý chí quyết tâm chiến đấu cho cán bộ, chiến sĩ sẵn sàng đánh thắng chiến tranh kiểu mới” [97], đã

khẳng định vai trò to lớn của quân đội trong chiến tranh và sự cần thiết phải

Trang 17

xây dựng ý chí quyết tâm chiến đấu cho cán bộ, chiến sĩ sẵn sàng đánh thắngchiến tranh kiểu mới Theo tác giả, “cùng với tăng cường vũ khí, trang bị ngàycàng hiện đại cho quân đội, phải đặc biệt chú ý xây dựng yếu tố chính trị - tinhthần cho cán bộ, chiến sĩ, trong đó xây dựng ý chí quyết tâm chiến đấu vàquyết thắng phải được nâng lên một trình độ cao hơn, góp phần tạo ra sứcmạnh tổng hợp của quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trongtình hình mới” [97, tr 29]; “ý chí quyết tâm chiến đấu và quyết thắng của cán

bộ, chiến sĩ quân đội thể hiện ở tư tưởng cốt lõi: “dám đánh, biết đánh và quyếtđánh thắng” thông qua hành động chiến đấu dũng cảm, kiên cường, mưu trí,sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn gian khổ để giành thắng lợi” [97, tr 30];

“cùng với đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục chính trị - tư tưởng, cầnphải đổi mới, nâng cao chất lượng huấn luyện quân sự” [97, tr 31]

Tác giả Nguyễn Văn Việt (chủ biên), công trình “Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực CTĐ, CTCT cho cán bộ chỉ huy tham mưu cấp phân đội trong tình hình mới” [149], đã phân tích, làm rõ những vấn đề cơ bản về năng lực và

nâng cao năng lực CTĐ, CTCT của cán bộ chỉ huy tham mưu cấp phân đội trongtình hình mới; đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân, xác định yêu cầu và đềxuất những giải pháp cơ bản nâng cao năng lực CTĐ, CTCT của cán bộ chỉ huytham mưu cấp phân đội trong tình hình mới Các tác giả quan niệm: “cán bộ chỉhuy tham mưu cấp phân đội là một bộ phận cán bộ trong quân đội, được đào tạotheo chuyên ngành chỉ huy tham mưu, có quân hàm từ thiếu úy đến trung tá, giữchức vụ từ trung đội trưởng đến tiểu đoàn trưởng hoặc các chức vụ tương đương,trực tiếp chỉ huy, quản lý, huấn luyện, giáo dục bộ đội theo chức trách, nhiệm vụđược quy định trong điều lệnh, điều lệ QĐND Việt Nam” [149, tr.7]

Tóm lại, dù có những cách luận giải khác nhau, nhưng các tác giả đềuthống nhất cho rằng, năng lực là thuộc tính bản chất của con người, năng lựckhông tách rời hoạt động và đó là toàn bộ khả năng của con người, giúp chocon người đạt hiệu quả cao trong nhận thức và hành động ở từng lĩnh vực cụ

Trang 18

thể của đời sống xã hội Các công trình trên cũng cho thấy, cấu thành nănglực là tổng thể những yếu tố tự nhiên, xã hội như tư chất, tri thức, kĩ năng, kĩxảo, tạo thành khả năng nhận thức và hoạt động của con người trên nhữnglĩnh vực hoạt động nhất định Những phân tích, khẳng định vai trò các nhân tốcấu thành năng lực nói chung và nhiều năng lực chuyên biệt, tạo tiền đề to lớncho luận án đi vào nghiên cứu năng lực và phát triển năng lực giáo dục nhâncách của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội QĐND Việt Nam.

1.3 Những công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến phát triển năng lực giáo dục nhân cách của

sĩ quan chỉ huy cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam

Tác giả Hoàng Văn Thái, trong công trình “Mấy vấn đề về chỉ huy và tham mưu” [115], đã phân tích, làm rõ những mâu thuẫn của quá trình xây dựng

quân đội và khẳng định: “mâu thuẫn chủ yếu cần nhấn mạnh là trình độ cán bộcủa chúng ta còn thấp so với yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng” [115, tr.189]

“Cán bộ quyết định hết thảy”, “nếu có cán bộ giỏi thì sẽ thúc mọi mặt công táctrong quân đội và của Đảng tiến nhanh, ngược lại, nếu cán bộ kém sẽ làm cản trởbước tiến lên của quân đội và công tác cách mạng của Đảng” [115, tr.190]

“Công tác huấn luyện cán bộ không những là công tác quan trọng bậc nhất và có

ý nghĩa quyết định trong vấn đề xây dựng quân đội, nó lại là một công tác khókhăn, phức tạp Muốn làm cho những cán bộ của chúng ta hiện nay trở nênnhững cán bộ giỏi của một quân đội hiện đại thì việc đó còn khó gấp mấy lầnviệc giải quyết trang bị, tổ chức, biên chế ” [115, tr.192] Tác giả phân tích, chỉrõ: “Mỗi cán bộ chúng ta cần nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác huấnluyện cán bộ, nhận thức rõ việc học tập tại chức là một chức trách và nhiệm

vụ rất quan trọng của mình, coi sự tiến bộ của các cán bộ và của mình là mộtcống hiến cho sự nghiệp xây dựng quân đội, sự nghiệp cách mạng Mỗi đồngchí phải có quyết tâm cao, có tinh thần say sưa học tập, say sưa nghiên cứu và

Trang 19

thường xuyên giáo dục cho cán bộ dưới quyền mình” [115, tr.192] “Cần có

kế hoạch huấn luyện cán bộ hàng năm, quy định nội dung tỷ lệ thời gian, bốtrí xen kẽ với các kế hoạch công tác khác” [115, tr.192]

Tác giả Đào Văn Tiến, với công trình: “Nâng cao năng lực tư duy sáng tạo của đội ngũ sĩ quan cấp phân đội QĐND Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”

[121], đã nghiên cứu luận giải bản chất, vai trò và chỉ ra những đặc điểm tư duysáng tạo; những vấn đề có tính quy luật trong việc nâng cao năng lực tư duy sángtạo của đội ngũ sĩ quan cấp phân đội Theo tác giả, năng lực tư duy sáng tạo củacon người có được không chỉ nhờ có sự nhanh nhạy của bộ óc, của cơ quan cảmgiác mà còn là kết quả của quá trình khổ luyện học tập và rèn luyện trong thựctiễn Trên cơ sở đã luận chứng, tác giả đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếunâng cao tư duy sáng tạo của đội ngũ sĩ quan cấp phân đội để đáp ứng yêu cầunhiệm vụ của quân đội trong giai đoạn mới

Tác giả Hoàng Ngọc Tú, với công trình: “Nâng cao năng lực chính trị của người sĩ quan chỉ huy cấp phân đội Binh chủng Tăng - thiết giáp QĐND Việt Nam hiện nay” [135], đã nghiên cứu và xây dựng khái niệm năng lực

chính trị của người sĩ quan cấp phân đội ở Binh chủng Tăng - thiết giáp; kháiquát một số đặc điểm hình thành phát triển của năng lực chính trị người sĩ quanphân đội Tăng - thiết giáp Trên cơ sở đánh giá thực trạng, công trình đã kháiquát được một số mâu thuẫn cơ bản cần giải quyết để nâng cao năng lực chínhtrị cho người sĩ quan phân đội Tăng - thiết giáp trong tình hình hiện nay

Tác giả Nguyễn Xuân Trường, trong công trình“Phát triển giá trị văn hoá trong nhân cách sĩ quan trẻ hiện nay” [133], đã chỉ rõ, đội ngũ sĩ quan trẻ hiện nay

có khả năng tư duy chính trị khá tinh tế và nhạy cảm Việc xử lý thông tin, tri thức

mà sĩ quan trẻ tiếp nhận được trong cuộc sống để biến đổi, tự sắp xếp chúng thành hệthống quan điểm, thái độ của cá nhân về cơ bản phù hợp với quan điểm đổi mới củaĐảng Điều đó vừa phản ánh trình độ nhận thức chính trị vừa phản ánh trình độ tưduy chính trị của sĩ quan trẻ đã có bước phát triển, trưởng thành Tuy nhiên, trình độ

Trang 20

tư duy lý luận của sĩ quan trẻ còn bất cập so với yêu cầu xây dựng quân đội vữngmạnh về chính trị chưa năng động nhạy bén xử lý các tình huống phức tạp Ở độingũ sĩ quan trẻ, nhìn chung việc tiếp cận, phân tích luận giải những thông tin mới còngặp khó khăn Trước những vấn đề chính trị - xã hội đầy biến động hiện nay, không ít

sĩ quan trẻ đã tỏ ra lúng túng, xuất hiện những biểu hiện giảm sút niềm tin vàoCNXH, vào sự lãnh đạo của Đảng, có thái độ thờ ơ chính trị Không ít sĩ quan trẻthiếu lòng nhiệt tình trách nhiệm, ngại khó, sợ khổ trong thực hiện nhiệm vụ Những

tư tưởng cá nhân ích kỷ, tính toán thiệt hơn giữa cống hiến và hưởng thụ, tư tưởngcông thần địa vị dần dần nảy sinh và phát triển ở một số sĩ quan trẻ Một bộ phậncán bộ có hiện tượng cơ hội thực dụng, thoái hoá biến chất về đạo đức, lối sống, mơ

hồ, mê tín dị đoan; một số sống buông thả, rượu chè nảy sinh tính quân phiệt, thô bạovới chiến sĩ Nguyên nhân là do chưa thấm nhuần sâu sắc bản chất cách mạng vàkhoa học của hệ tư tưởng của giai cấp vô sản, chưa nắm vững phương pháp tư duybiện chứng; do những hạn chế về tư duy chính trị, thiếu kinh nghiệm thực tiễn

Tác giả Nguyễn Hữu Khảm, trong công trình “Phấn đấu nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác huấn luyện đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc” [61], đã

tập trung phân tích làm rõ những mặt mạnh, chỉ ra nhưng điểm hạn chế, yếu kém

và đưa ra các biện pháp nhằm khắc phục nâng cao chất lượng công tác huấn luyệnđáp ứng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Tác giả khẳng định, “nhìn chung, chất lượnghuấn luyện được nâng lên tương đối toàn diện và đồng đều Trình độ tổ chức chỉhuy, quản lý và năng lực thực hành huấn luyện của cán bộ; trình độ kỹ thuật, chiếnthuật của chiến sĩ và khả năng hiệp đồng của cơ quan, đơn vị được nâng lên bướcmới” [61, tr.1]; tuy nhiên “chất lượng, kết quả huấn luyện có mặt chưa ngang tầmyêu cầu của quân đội trong thực hiện nhiệm vụ thường xuyên cũng như khả năngchống chiến tranh khi địch sử dụng vũ khí công nghệ cao” [61, tr.2]

Tác giả Nguyễn Thanh Hùng, trong công trình “Bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT cho sĩ quan chỉ huy cấp phân đội” [56], đã khẳng định, tiến hành CTĐ,

CTCT là vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng QĐND cách mạng và có vai trò

Trang 21

quan trọng trong nâng cao sức mạnh chiến đấu của QĐND Việt Nam hiện nay.Đây là hoạt động đòi hỏi phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, lực lượng,đặc biệt là sĩ quan chỉ huy cấp phân đội Tác giả đã khẳng định: Bồi dưỡng của tổchức và tự bồi dưỡng, tự rèn luyện của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội là những yếu tố

cơ bản chi phối đến năng lực CTĐ, CTCT của họ; năng lực CTĐ, CTCT luôn gắn

bó chặt chẽ với phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực chỉ huy, quản lý chuyênmôn; phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực chỉ huy, quản lý chuyên môn lànhững yếu tố cơ bản tạo nên sức mạnh bên trong, là điều kiện không thể thiếu đốivới các chủ thể tiến hành CTĐ, CTCT Tác giả đưa ra bốn giải pháp chủ yếu trongbồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT cho sĩ quan chỉ huy cấp phân đội: Nâng cao nhậnthức của lãnh đạo, chỉ huy các cấp; tiếp tục đổi mới nội dung, vận dụng linh hoạt,sáng tạo các hình thức, phương pháp bồi dưỡng; thực hiện tốt nền nếp tự học tập, tựrèn luyện của đội ngũ sĩ quan chỉ huy cấp phân đội; xây dựng đơn vị vững mạnhtoàn diện tạo Tác giả cho rằng, “Nâng cao nhận thức của lãnh đạo, chỉ huy cáccấp về bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT cho sĩ quan chỉ huy cấp phân đội là vấn đề

có tầm quan trọng đặc biệt nhằm tạo ra sự thống nhất về tư tưởng làm cơ sở cho sựthống nhất hành động, phát huy mạnh mẽ động lực tinh thần, khắc phục khó khăn,bảo đảm cho hoạt động bồi dưỡng đi đúng hướng, đem lại hiệu quả cao” [56,tr.145]

Tác giả Phạm Xuân Hảo (chủ biên), trong công trình “Bồi dưỡng lối sống XHCN cho sĩ quan trẻ hiện nay” [44], đã nhận định: “Bồi dưỡng cho đội

ngũ sĩ quan quân đội nói chung, đội ngũ sĩ quan trẻ nói riêng về phẩm chất vànăng lực giữ vai trò cực kỳ quan trọng và cấp thiết Lối sống là một yếu tốcấu thành phẩm chất chính trị, đạo đức, giữ vai trò quan trọng trong hành vichính trị, đạo đức của sĩ quan trẻ” [44, tr.168]

Bộ Quốc phòng, trong “Đề án đổi mới công tác giáo dục chính trị tại đơn vị trong giai đoạn mới” [7], đã chỉ ra thực trạng công tác giáo dục chính trị tại đơn vị.

Bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được của công tác giáo dục chính trị tại đơn

Trang 22

vị trong những năm qua, đề án còn chỉ ra một số hạn chế, bất cập, trong đó nhấn mạnhthực trạng: “Cán bộ giảng dạy chính trị tại các đơn vị chưa đều; trình độ kiến thức,năng lực thực hiện chức trách, nhất là năng lực sự phạm của đội ngũ cán bộ chính trịđại đội, cán bộ trung đội trưởng còn hạn chế Cán bộ giảng bài chủ yếu vẫn dùng lốitruyền thụ một chiều, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong nhà trường vào quản lý,giáo dục bộ đội ở đơn vị còn lúng túng Công tác đào tạo tại nhà trường, tập huấn, bồidưỡng thường xuyên tại đơn vị chưa toàn diện; nhiều đơn vị xác định nội dung bồidưỡng chưa sát với thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy chính trị” [7, tr.5].

“Đội ngũ cán bộ giảng dạy chính trị tại đơn vị chủ yếu do chính trị viên tiểu đoàn, đạiđội đảm nhiệm; trình độ, năng lực và kinh nghiệm trong giảng dạy chính trị khôngđồng đều; một số đồng chí năng lực yếu” [7, tr.7] Mâu thuẫn cơ bản cần giải quyết, đó

là mâu thuẫn giữa yêu cầu cao nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tại đơn vị vớithực trạng chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện và chất lượngđội ngũ cán bộ giảng dạy chính trị [7, tr.9] Đề án đã chỉ rõ: “Đổi mới công tác đào tạotại các học viện, nhà trường quân đội gắn với bồi dưỡng thường xuyên tại đơn vị, nângcao trình độ, phương pháp sư phạm và kĩ năng khai thác, quản lý thông tin mạng chođội ngũ cán bộ chính trị - lực lượng nòng cốt trong công tác giáo dục chính trị tại đơn

vị đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới” [7, tr.11]

Tác giả Đỗ Văn Lừng, trong công trình “Phát triển bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội QĐND Việt Nam hiện nay” [70], cho rằng, phát triển

bản lĩnh chỉ huy là quá trình kết hợp biện chứng giữa những điều kiện khách quan

và nhân tố chủ quan, giữa nhận thức và hành động của các chủ thể nhằm tác động

tự giác, sáng tạo đến quá trình hoàn thiện nhân cách chỉ huy ở người sĩ quan chỉ huycấp phân đội Thực chất phát triển bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội

là quá trình tích hợp và chuyển hóa liên tục các yếu tố, các thuộc tính, các tiêu chítrong bản lĩnh chỉ huy do sự tác động hợp quy luật của các chủ thể, làm biến đổibản lĩnh chỉ huy của họ về cả trình độ, cấp độ, phạm vi, quy mô theo hướng tiếnlên, hoàn thiện, vững chắc hơn, đảm bảo cho hoạt động chỉ huy đạt hiệu quả caohơn trong những giai đoạn phát triển nhất định của quân đội Trên cơ sở lý luận

Trang 23

phát triển bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội, tác giả đã đánh giá thựctrạng và đề xuất ba nhóm giải pháp cơ bản phát triển bản lĩnh chỉ huy của người chỉhuy cấp phân đội QĐND Việt Nam hiện nay: đổi mới, nâng cao chất lượng giáodục - đào tạo tại nhà trường và tập huấn, bồi dưỡng ở đơn vị; tăng cường rèn luyệnbản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội trong thực tiễn hoạt động; tích cực

hoá nhân tố chủ quan người chỉ huy cấp phân đội trong hoạt động chỉ huy hiện nay.

Tác giả cũng khẳng định, phát triển bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phânđội hiện nay là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, Quân đội, của các tổ chức, lựclượng, mà trực tiếp, quyết định nhất là cấp ủy, người chỉ huy, chính ủy, chính trịviên các đơn vị và bản thân người chỉ huy cấp phân đội

2 Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết

2.1 Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố

Các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án, với nhiều góc độtiếp cận khác nhau, đã nghiên cứu làm rõ nhiều vấn đề cơ bản có giá trị về lýluận và thực tiễn liên quan đến đề tài luận án, cụ thể là:

Thứ nhất, các công trình đã làm rõ nhiều nội dung liên quan đến lý luận phát triển năng lực giáo dục nhân cách của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội.

Các công trình đã nghiên cứu, chỉ ra những đặc trưng, bản chất của năng lực,phát triển năng lực nói chung, năng lực của một số đối tượng sĩ quan cấp phân độinói riêng Từ những góc độ tiếp cận khác nhau, các tác giả cho thấy tính phongphú, muôn vẻ của năng lực Một số công trình khoa học chuyên ngành chính trịhọc, triết học đã luận chứng làm rõ cấu trúc một số loại năng lực cụ thể như: Nănglực tư duy, năng lực thực tiễn, năng lực chỉ huy, năng lực CTĐ, CTCT

Các công trình đã trực tiếp hoặc gián tiếp khẳng định vai trò to lớn củanăng lực và khẳng định phát triển năng lực nói chung, các năng lực của ngườicán bộ QĐND Việt Nam nói riêng là một quá trình phát hiện, bồi dưỡng, kích

Trang 24

thích phát triển, đồng thời phát huy và sử dụng đúng đắn, có hiệu quả tính tíchcực, tự giác, sáng tạo đội ngũ cán bộ Đó là tổng thể các hoạt động có tổ chức,

có kế hoạch của chủ thể và đối tượng, thông qua các chủ trương, hình thức,biện pháp tiến hành nâng cao nhận thức, trách nhiệm, bồi dưỡng tri thức, kĩnăng hoạt động nhất định nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, chiếnđấu của QĐND Việt Nam hiện nay

Các công trình đã làm rõ một số nhân tố quy định, tính quy luật pháttriển năng lực của người cán bộ QĐND Việt Nam Mặc dù nghiên cứu nănglực từ những góc độ tiếp cận không giống nhau và của những chủ thể hoạtđộng khác nhau, nhưng khi tìm hiểu những nhân tố quy định, tính quy luậtphát triển, các tác giả đều cho rằng tư chất; giáo dục, đào tạo bồi dưỡng; môitrường sống, hoạt động; nỗ lực chủ quan trong học tập, tu dưỡng, rèn luyện vàtrải nghiệm trong thực tiễn hoạt động là những nhân tố, tính quy luật pháttriển năng lực của những chủ thể hoạt động nhất định

Mỗi công trình nghiên cứu, với cách tiếp cận riêng ở lĩnh vực hoạt động cụthể là cơ sở lý luận khoa học để tác giả luận án kế thừa, có chọn lọc trong tiếp cận,nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận của đề tài luận án

Thứ hai, các công trình đã cho thấy nhiều khía cạnh liên quan đến tình hình phát triển năng lực giáo dục nhân cách của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội QĐND Việt Nam hiện nay.

Các công trình đã chỉ ra, phát triển năng lực của người cán bộ QĐNDViệt Nam hiện nay đang đứng trước yêu cầu của công tác chỉ huy, quản lý, huấnluyện chủ thể hoạt động quân sự trong tác chiến hiện đại, với sự phát triển của

vũ khí - kỹ thuật, yêu cầu xây dựng sức mạnh chiến đấu mới, đặc biệt là đấutranh trên mặt trận chính trị - tư tưởng… Trong khi phát triển năng lực củangười cán bộ quân đội nói chung, năng lực giáo dục nhân cách của sĩ quan chỉhuy cấp phân đội nói riêng hiện nay, bên cạnh những ưu điểm, thành tựu đạtđược, còn những hạn chế, bất cập so với yêu cầu của nhiệm vụ mới, từ việc nhậnthức vai trò của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội trong giáo dục nhân cách cán bộ,

Trang 25

chiến sĩ thuộc quyền đến giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện và phát huy vai trò tráchnhiệm của họ trong công tác giáo dục… Trên cơ sở đó, các công trình đã chỉ ramột số yêu cầu phát triển năng lực của người cán bộ QĐND Việt Nam hiệnnay, yêu cầu về phẩm chất chính trị - tư tưởng, đạo đức lối sống; yêu cầuphẩm chất nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ; yêu cầu về sự thích ứng vớinhững bước tiến bộ của kinh tế tri thức, thành tựu của cuộc cách mạng vàkhoa học hiện đại hiện nay và môi trường sống, hoạt động… Kết quả khảo sát

và những nhận định, đánh giá của các công trình là nguồn tài liệu quan trọng,

có độ tin cậy cao để tiến hành đánh giá thực trạng phát triển năng lực giáo dụcnhân cách của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội QĐND Việt Nam hiện nay

Thứ ba, các công trình đã nêu lên nhiều giải pháp lên quan đến phát triển năng lực của người cán bộ QĐND Việt Nam nói chung, năng lực giáo dục nhân cách của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội nói riêng hiện nay.

Các công trình khoa học có liên quan đã đề xuất các giải pháp, với mụcđích và tính sáng tạo riêng của từng công trình Nhưng tựu chung, các côngtrình đều tập trung giải quyết ba giải pháp cơ bản phát triển năng lực của ngườicán bộ QĐND Việt Nam nói chung Đó là: đổi mới nâng cao chất lượng đàotạo, bồi dưỡng sĩ quan cấp phân đội; phát huy nỗ lực chủ quan chủ quan củacán bộ quân đội; tạo dựng môi trường sống, hoạt động và cơ chế chính sách đốivới cán bộ quân đội Các công trình cũng cho thấy, mọi biện pháp phát triểnnăng lực của người cán bộ QĐND Việt Nam muốn phát huy tác dụng đều phảithông qua tích tích cực, tự giác, sáng tạo của chính chủ thể - cán bộ quân độitrong hoạt động của chính họ

Những công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án đã nghiên cứurất công phu, nghiêm túc về năng lực con người nói chung và trong hoạt độngquân sự nói riêng nên đã gián tiếp đề cập đến năng lực giáo dục nhân cách của sĩquan chỉ huy cấp phân đội QĐND Việt Nam Kết quả của các công trình khoahọc đã công bố là cơ sở lý luận cho luận án kế thừa, tiếp thu và giải quyết nhữngvấn đề mới theo mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án đã xác định

2.2 Những vấn đề đặt ra để luận án tiếp tục giải quyết

Trang 26

Quá trình khảo cứu các công trình khoa học đã công bố liên quan tới đề tài,nhìn tổng thể về hướng nghiên cứu, nội dung triển khai thì phần lớn các công trìnhnghiên cứu chưa đi vào làm rõ có tính chất cơ bản, hệ thống dưới góc độ triết họcvấn đề lý luận và thực tiễn, cũng như đề xuất hệ thống giải pháp phát triển nănglực giáo dục nhân cách của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội QĐND Việt Nam hiệnnay Do đó, những vấn đề đặt ra để luận án tiếp tục giải quyết bao gồm:

Thứ nhất, tiếp cận dưới góc độ triết học, nghiên cứu, làm

rõ thực chất và tính quy luật phát triển năng lực giáo dục nhân cách của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội QĐND Việt Nam.

Mặc dù các công trình khoa học đã đề cập tương đối toàn diện, sâu sắcđến nhân cách, năng lực nói chung, các năng lực của nhiều loại hình, lớp đốitượng người cán bộ QĐND Việt Nam nói riêng Nhưng hầu như chưa có côngtrình khoa học nào đi sâu nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện dưới góc độtriết học để làm rõ quan niệm cùng những yếu tố cơ bản cấu thành năng lựcgiáo dục nhân cách của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội QĐND Việt Nam vàquan niệm cùng chủ thể, đối tượng, nội dung, cách thức phát triển năng lựcgiáo dục nhân cách của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội QĐND Việt Nam - kháiniệm cơ sở, khái niệm trung tâm của đề tài luận án Đồng thời, cũng chưa có

đề tài nào đi sâu luận giải, làm rõ tính quy luật phát triển năng lực GDNC của

sĩ quan chỉ huy cấp phân đội QĐND Việt Nam - một dạng năng lực chuyênbiệt mà đề tài luận án tập trung nghiên cứu

Thứ hai, giải quyết vấn đề về hiện trạng phát triển năng lực giáo dục nhân cách của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội QĐND Việt Nam.

Thực tiễn phẩm chất, năng lực và phương pháp, tác phong công tác củamột bộ phận sĩ quan chỉ huy cấp phân đội QĐND Việt Nam còn bộc lộ hạnchế, khuyết điểm chưa tương xứng với cương vị, chức trách, nhiệm vụ đượcgiao, điều đó đã tác động, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoàn thành nhiệm

vụ của mỗi sĩ quan chỉ huy cấp phân đội và đơn vị Các công trình đã công bố,phần lớn chỉ tập trung đánh giá thực trạng và chỉ ra những yêu cầu, nguyên tắc

Trang 27

trong xây dựng, bồi dưỡng phát triển năng cán bộ, sĩ quan quân đội nói chunghoặc một số dạng năng lực cụ thể của những lớp đối tượng sĩ quan quân đội.Chưa đi vào đánh giá một cách toàn diện, hệ thống về hiện trạng phát triểnnăng lực giáo dục nhân cách của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội, cụ thể bằng thựctrạng và vấn đề đặt ra đối với phát triển năng lực giáo dục nhân cách của sĩquan chỉ huy cấp phân đội QĐND Việt Nam hiện nay.

Thứ ba, nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát triển năng lực giáo dục nhân cách của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội QĐND Việt Nam.

Phần lớn các công trình khoa học đã công bố, đã tập trung luận chứng vàđưa ra nhiều hệ thống giải pháp toàn diện, có chiều sâu, mang tính khả thi đốivới quá trình xây dựng, bồi dưỡng, phát triển, hoàn thiện nhân cách nhiều lớpđối tượng cán bộ, sĩ quan quân Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứumột cách tập trung, chuyên sâu, đề xuất hệ thống giải pháp cơ bản mang tínhtoàn diện nhằm giải pháp phát triển năng lực giáo dục nhân cách của sĩ quan chỉhuy cấp phân đội QĐND Việt Nam

Tóm lại, Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án cho

thấy, tuỳ theo góc độ tiếp cận, mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

và dung lượng của công trình, các tác giả đã đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp, toàndiện hoặc bộ phận, ít hoặc nhiều… đến lý luận, thực tiễn và giải pháp phát triểnnăng lực giáo dục nhân cách của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội QĐND Việt Namhiện nay, giúp cho nghiên cứu sinh có được sự hiểu biết toàn diện, hệ thống vềvấn đề năng lực, năng lực của người cán bộ quân đội Đó là cơ sở khoa học,những gợi ý trực tiếp để nghiên cứu sinh xác định đúng mục đích, đối tượng,

phạm vi, mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu đề tài luận án “Phát triển năng lực giáo dục nhân cách của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” Hướng tiếp cận và những vấn đề đặt ra cho đề tài

luận án tiếp tục nghiên cứu, giải quyết hoàn toàn không trùng lặp với nội dung củacác công trình khoa học đã được nghiên cứu và công bố Nội dung triển khai

Trang 28

nghiên cứu đề tài luận án của nghiên cứu sinh thực sự là một công trình khoa họcđộc lập, với những đóng góp mới, trên cơ sở kế thừa biện chứng, chọn lọc, sángtạo và phát triển tri thức khoa học.

Trang 29

Chương 1 THỰC CHẤT VÀ TÍNH QUY LUẬT PHÁT TRIỂN

NĂNG LỰC GIÁO DỤC NHÂN CÁCH CỦA SĨ QUAN CHỈ HUY

CẤP PHÂN ĐỘI QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

1.1 Thực chất phát triển năng lực giáo dục nhân cách của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam

1.1.1 Quan niệm về năng lực giáo dục nhân cách của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam

“Sĩ quan QĐND Việt Nam là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam vàNhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự,được Nhà nước phong quân hàm cấp Uý, cấp Tá, cấp Tướng” [107, tr.1]

Sĩ quan chỉ huy là một bộ phận trong đội ngũ sĩ quan QĐND ViệtNam, là người “điều khiển hoạt động của một tập thể, một tổ chức trong các

phạm vi hoạt động nhất định” [18, tr 350] Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam quy định: Sĩ quan chỉ huy, tham mưu là sĩ quan đảm nhiệm công tác tác chiến, huấn luyện và xây dựng lực lượng về quân sự” [107, tr 2].

Như vậy, việc phân định sĩ quan chỉ huy; sĩ quan chính trị; sĩ quan hậu

cần; sĩ quan kỹ thuật phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của từng nhóm

ngành sĩ quan Theo đó, chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động và yêu cầu

phẩm chất năng lực của sĩ quan chỉ huy có những đặc thù riêng so với các nhómngành sĩ quan khác Mặt khác, sĩ quan chỉ huy luôn gắn với phạm vi quyền hạn,chức trách, nhiệm vụ theo phân cấp Sĩ quan chỉ huy ở cấp trung đội, đại đội,tiểu đoàn và tương đương được gọi chung là sĩ quan chỉ huy cấp phân đội

Sĩ quan chỉ huy cấp phân đội là một bộ phận cơ bản cấu thành đội ngũ sĩ quan chỉ huy trong QĐND Việt Nam, đảm nhiệm

Trang 30

công tác tác chiến, huấn luyện và xây dựng lực lượng về quân sự

ở cấp trung đội, đại đội, tiểu đoàn và tương đương.

Trong QĐND Việt Nam, sĩ quan chỉ huy là một bộ phận cấu thành hữu cơcủa đội ngũ cán bộ quân sự của Đảng, hoạt động trong hệ thống chỉ huy các cấp từđơn vị cơ sở đến toàn quân Sĩ quan chỉ huy chiếm 78,6% tổng số cán bộ của toànquân Trong đó, sĩ quan chỉ huy cấp phân đội chiếm 80% tổng số sĩ quan chỉ huy.Đây là lực lượng trẻ; có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ kiến thức cơ bản; nhạycảm, sáng tạo Tuy nhiên, họ chưa có nhiều kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, chỉhuy hoạt động quân sự, còn đơn giản, bộc trực, thiếu kiên trì

Sĩ quan chỉ huy cấp phân đội là những người đảm nhiệm xây dựng lựclượng về quân sự; trực tiếp quán triệt, tổ chức thực hiện đường lối, nhiệm vụchính trị, quân sự của Đảng, quân đội ở đơn vị cơ sở; lực lượng nòng cốt xây dựng

tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy ở đơn vị cơ sở vững mạnh; có vai trò quan trọngtrong giáo dục, rèn luyện bộ đội, giữ nghiêm kỷ luật quân sự, xây dựng đơn vịvững mạnh toàn diện; là lực lượng dự trữ chiến lược quan trọng, chủ yếu, đáp ứngyêu cầu phát triển đội ngũ cán bộ của quân đội trong tương lai

Hoạt động của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội nằm trong nội dung của hoạtđộng quân sự, mang ý nghĩa chính trị xã hội Động cơ và mục đích hoạt động của sĩquan chỉ huy cấp phân đội là nâng cao sức mạnh toàn diện các đơn vị thuộc quyền,đảm bảo trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào cũng “bảo vệ vững chắc độc lập chủquyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ

xã hội chủ nghĩa ” [22, tr 147] Đó là một quá trình phức tạp, diễn ra trên nhiềumặt của lĩnh vực hoạt động quân sự, trong phạm vi chức trách quyền hạn đượcgiao, họ là người chủ trì xây dựng lực lượng về quân sự, trực tiếp tổ chức, tiến hànhcác hoạt động quản lý, chỉ huy, huấn luyện chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, côngtác, sản xuất, xây dựng đơn vị cơ sở vững mạnh Không phải là người chủ trì xâydựng lực lượng về chính trị, nhưng họ là nòng cốt và có vai trò quan trọng khôngthể thiếu trong xây dựng lực lượng về chính trị, đặc biệt trong xây dựng tổ chức

Trang 31

đảng, tổ chức chỉ huy, giáo dục chính trị - tư tưởng, đạo đức, lối sống, cho cán bộ,chiến sĩ thuộc quyền Công tác quản lý, chỉ huy, huấn luyện không những khôngtách rời mà còn luôn song hành, đan xen công tác giáo dục; và bản thân công táchuấn luyện chính là giáo dục - giáo dục chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, chiếnsĩ; mặt khác, với tư cách là chiến sĩ quân đội cách mạng, người chiến sĩ quân đội taluôn phải hiểu mục đích ý nghĩa đích thực của mọi hành động trong chiến đấu, sẵnsàng chiến đấu, công tác, sản xuất Vì vậy, cùng với huấn luyện, đan xen với huấnluyện sĩ quan chỉ huy cấp phân đội phải tiến hành các hoạt động giáo dục chính trị

tư tưởng, đạo đức lối sống cho cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền

Những đặc điểm này quy định phẩm chất, năng lực của sĩ quan chỉ huycấp phân đội QĐND Việt Nam Trên cơ sở những tiêu chuẩn chung được quyđịnh trong Luật Sĩ quan, Quân ủy Trung ương đã cụ thể hóa, và nhấn mạnhthêm những yêu cầu tiêu chuẩn cho từng nhóm ngành sĩ quan trong giai đoạncách mạng mới Đối với sĩ quan chỉ huy: Phải luôn nắm vững nghị quyết, chỉthị mệnh lệnh của cấp trên, có tính quyết đoán xử lý các tình huống phức tạpkhẩn trương để giành thắng lợi, có hành vi và lối sống mẫu mực; hiểu biết sâusắc về khoa học nghệ thuật quân sự, truyền thống quân sự của dân tộc và thờiđại, có trình độ chỉ huy quản lý bộ đội, quản lý vũ khí trang bị, tài chính, tàisản của đơn vị, bảo đảm cho bộ đội luôn có trình độ chính quy và sẵn sàngchiến đấu cao Hiểu biết về CTĐ, CTCT; cùng với người chủ trì về CTĐ,CTCT thường xuyên chăm lo xây dựng đảng bộ trong sạch vững mạnh, khicần thiết có thể đảm nhiệm làm cán bộ chính trị

Từ chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm, tính chất hoạt động và yêu cầu phẩmchất, năng lực sĩ quan chỉ huy cấp phân đội trong QĐND Việt Nam cho thấy,năng lực giáo dục nhân cách là một bộ phận tất yếu cấu thành năng lực sĩ quan chỉhuy cấp phân đội, yếu tố rất quan trọng để họ hoàn thành chức trách nhiệm vụđược giao Mục tiêu quản lý, chỉ huy, huấn luyện, giáo dục của sĩ quan chỉ huycấp phân đội là chuẩn bị con người cho hoạt động quân sự Do đó, nội dung huấn

Trang 32

luyện, giáo dục không chỉ thuần tuý trang bị kiến thức mà còn cần truyền thụnhững kinh nghiệm thực tiễn lãnh đạo, chỉ huy, sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiếnđấu và chiến đấu; những kinh nghiệm vận dụng lý luận vào thực tiễn quân sựđược đúc kết từ thực tiễn lịch sử, quân đội và bản chất người quân nhân cáchmạng theo chức vụ xác định Phương pháp giáo dục chủ yếu, đặc trưng là cấp trêndạy cấp dưới Mặt khác, bản chất, truyền thống quân đội cách mạng, người chỉhuy không áp đặt mệnh lệnh lên cán bộ, chiến sĩ một cách chủ quan, thiếu thuyếtphục mà giao nhiệm vụ, hạ đạt mệnh lệnh luôn trên cơ sở cán bộ, chiến sĩ thuộcquyền thấu triệt, hiểu rõ ý nghĩa việc mình làm… Tất cả những điều đó, đòi hỏi sĩquan chỉ huy cấp phân đội phải đồng thời là nhà sư phạm, nhà giáo dục.

Có rất nhiều quan niệm, định nghĩa khái niệm về năng lực Theo Từ điểnTiếng Việt, năng lực là “1/ Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có đểthực hiện một hoạt động nào đó 2/ Phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con ngườikhả năng hoàn thành một hoạt động nào đó với chất lượng cao” [96; tr 660 - 661].Theo Từ điển Giáo dục học, năng lực là “khả năng được hình thành và phát triển,cho phép con người đạt được thành công trong một hoạt động thể lực, trí lực hoặcnghề nghiệp” [144] Năng lực được thể hiện vào khả năng thi hành một hoạt động,thực hiện một nhiệm vụ “Khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩnăng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trongcác tình huống phong phú của cuộc sống” [106] “Năng lực thể hiện như một hệthống khả năng, sự thành thạo hoặc những kĩ năng thiết yếu, có thể giúp conngười đủ điều kiện vươn tới một mục đích cụ thể” [152]

Mặc dù tiếp cận và khái quát khác nhau, nhưng các quan điểm đều cho thấynăng lực là đặc trưng bản chất người, đó là khả năng con người thể hiện mìnhtrong một hoạt động nghề nghiệp, diễn ra trong bối cảnh nhất định Năng lực baogiờ cũng là của một chủ thể xác định như: một cộng đồng, một tổ chức, một nhómngười hay một con người cụ thể Năng lực có thể được xem như là khả năng tiếpnhận và vận dụng tổng hợp, có hiệu quả mọi tiềm năng của con người (thể lực, tri

Trang 33

thức, kĩ năng, thái độ, niềm tin ) để thực hiện có chất lượng công việc hoặc xử lývới một tình huống, trạng thái nào đó trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp.Năng lực được hình thành, phát triển trong hoạt động, trực tiếp là lao động xã hội.Khi xã hội phát triển, sự phân công lao động càng phong phú, thì càng tạo ra sựphát triển năng lực, tài năng khác nhau của con người trong môi trường đó Trongmỗi hoạt động, tuỳ theo tính chất và mức độ khác nhau mà đòi hỏi ở chủ thểnhững nhân tố thể chất và tinh thần - các yếu tố chủ quan nhất định, phù hợp.

Từ đó, có thể khái quát: năng lực là tổng hoà các thuộc tính chủ quan của chủ thể, hợp thành khả năng và điều kiện nội tại bảo đảm cho chủ thể hoạt động đạt chất lượng, hiệu quả.

Có nhiều cách phân loại năng lực, căn cứ vào tính phổ biến của năng lực,

người ta phân ra năng lực chung và năng lực chuyên biệt Năng lực chung là

những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi làm nền tảng cho mọi hoạt động

của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp Năng lực chuyên biệt là

những năng lực riêng được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lựcchung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động,công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù

Căn cứ vào lĩnh vực, phạm vi tác động, có thể phân chia năng lực của conngười thành hai nhóm cơ bản là nhóm năng lực nhận thức và nhóm năng lựchoạt động thực tiễn Hai nhóm năng lực này có quan hệ chặt chẽ với nhau Nếunăng lực nhận thức giúp con người nhận thức, đánh giá đúng tình hình, xác địnhphương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, đề ra chủ trương, biện pháp hành động đúngđắn, thì năng lực hoạt động thực tiễn tạo cho con người khả năng thực hiện thắnglợi chức trách, nhiệm vụ, biến những chủ trương, biện pháp thành hiện thực,thông qua đó làm phong phú và thúc đẩy năng lực nhận thức phát triển

Năng lực cũng có thể được phân loại thành các năng lực thành phầnnhư: năng lực xã hội; năng lực cá nhân Năng lực thành phần gắn với từng

Trang 34

khâu của hoạt động như: năng lực về ý tưởng - thiết kế, thi công - vận hành,giám sát và đánh giá

Năng lực của con người tồn tại dưới hai dạng, năng lực tiềm tàng (tiềm

năng) và năng lực hiện hữu Do đó, muốn đánh giá năng lực phải căn cứ vào

các khả năng, hình thức biểu hiện và kết quả hoạt động

Thực chất năng lực là khả năng của con người đối với hoạt động nhất

định, khả năng hiểu, biết, hành động (thực hiện) một hoạt động nào đó Cấu

thành năng lực của chủ thể bao gồm một hệ thống các thuộc tính chủ quan, mỗithuộc tính đều có vị trí, vai trò trong việc tạo nên khả năng và điều kiện nội tạicăn bản để chủ thể hoạt động đạt chất lượng, hiệu quả Tuy nhiên, thực tế cho

thấy các thuộc tính về tri thức, kĩ năng hoạt động, phẩm chất - thái độ luôn giữ

vai trò quan trọng không thể thiếu trong cấu thành năng lực

Do luôn gắn với chủ thể, với hoạt động nhất định, nên năng lực có tínhphong phú muôn vẻ Xã hội càng phát triển, năng lực của con người càng có tínhchuyên biệt cao, gắn với chuyên môn, nghiệp vụ, chức trách, nhiệm vụ của mỗingười trong mỗi lĩnh vực hoạt động xã hội Mỗi năng lực có những yêu cầu khácnhau về thuộc tính chủ quan của chủ thể Muốn thúc đẩy năng lực của con ngườiphát triển, phải tác động vào các thuộc tính cấu thành, làm chuyển hóa về chấttoàn bộ năng lực cụ thể ấy Năng lực giáo dục nhân cách của sĩ quan chỉ huy cấp

phân đội QĐND Việt Nam là một năng lực mang tính chuyên môn, nghề nghiệp

ở chủ thể giáo dục là sĩ quan chỉ huy cấp phân đội QĐND Việt Nam

Nhân cách từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoahọc Các ngành khoa học khác nhau, quan tâm tới nhân cách dưới các góc độ khácnhau, song để giải đáp những vấn đề chung nhất về nhân cách, trước hết đó lànhiệm vụ của triết học Dưới học độ tâm lý học, nhân cách được hiểu như là toàn bộnhững đặc điểm tâm lý của các nhân đã được hình thành và phát triển từ trong cácquan hệ xã hội Dưới góc độ giá trị học, nhân cách chính là mối quan hệ - mức độphù hợp giữa thang giá trị, thước đo giá trị của chủ thể với thang giá trị, thước đo

Trang 35

giá trị của nhóm, cộng đồng xã hội, nhân loại; và mức độ phù hợp, phạm vi phùhợp càng cao thì nhân cách càng lớn Dưới góc độ đạo đức học, nhân cách là hệthống giá trị làm người mà cá nhân đạt được với sự trưởng thành về phẩm chất vànăng lực trong quá trình thực hiện chức năng xã hội của mình, được xã hội đánh giá

và thừa nhận Dưới góc độ triết học, những vấn đề chung nhất của nhân cách đãđược các nhà triết học xem xét Tuy nhiên, chỉ đến triết học mácxít, với thế giớiquan, phương pháp luận duy vật biện chứng và với phương pháp tiếp cận hoạt động– giá trị - nhân cách mới xem nhân cách như là một chỉnh thể cá nhân, có tính lịch

sử cụ thể, tham gia vào hoạt động thực tiễn, đóng vai trò chủ thể của nhận thức vàcủa sự phát triển xã hội Từ góc độ tiếp cận triết học có thể quan niệm: Nhân cách tổng hòa những phẩm chất, năng lực của cá nhân được hình thành trong hoạt động và giao tiếp, phản ánh giá trị của cá nhân

đó trong cộng đồng.

Nhân cách đặc trưng cho mỗi con người, thể hiện những phẩm chất, nănglực bên trong con người nhưng lại mang tính xã hội sâu sắc Nói cách khác, nhâncách là giá trị xã hội của một cá nhân được xã hội thừa nhận, và có ảnh hưởng đến

xã hội Theo đó, mỗi cá vừa có khả năng tự đánh giá hành vi của bản thân mình,

vừa có khả năng đánh giá hành vi của nhân cách khác “Xem xét dưới góc độ triếthọc, cấu trúc nhân cách gồm hai mặt thống nhất với nhau là phẩm chất và nănglực” [1; tr 32] Trong cấu trúc này, phẩm chất - “đức” được coi là “gốc”, là cơ sởnền tảng cho sự hình thành và phát triển nhân cách, được thể hiện ở những phẩmchất chủ yếu; năng lực - “tài” là các năng lực thích ứng với xã hội của con người,

hiệu quả trong một lĩnh vực hoạt động nào đó của họ Sự thống nhất giữa những

phẩm chất và năng lực, giữa đức và tài mà mỗi cá nhân đạt được trong quá trìnhhọc tập, lao động và tu dưỡng được xã hội thừa nhận như một giá trị đã tạo thànhnhân cách của chính cá nhân ấy Và sự tổng hòa những giá trị ấy ở mỗi cá nhân sẽđem lại cho cá nhân ấy một bản lĩnh độc đáo, khiến cho cá nhân ấy trở thành mộtnhân cách độc đáo, và tồn tại như một giá trị Nhân cách được hình thành trong

Trang 36

hoạt động và thông qua hoạt động của cá nhân trong một môi trường xã hội nhấtđịnh Nhân cách con người phần lớn do giáo dục mà nên.

Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ người, nhờ có giáo dục

mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hoá dân tộc và nhân loại được

kế thừa, bổ sung, trên cơ sở đó mà xã hội loài người không ngừng tiến lên Có thểnói, giáo dục có ý nghĩa quyết định đến việc hình thành nhân cách con người Theonghĩa rộng, giáo dục chính là giáo dục nhân cách, đó là quá trình tác động có kếhoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học giữa nhà giáo dục và đối tượnggiáo dục để hình thành nhân cách cho đối tượng theo mục đích xã hội Quá trìnhnày được thực hiện thông qua dạy học; thông qua tổ chức các hoạt động phong phú

và đa dạng như vui chơi, lao động sản xuất và hoạt động xã hội Theo đó, giáo dụcbao gồm cả đào tạo, bồi dưỡng để hình thành nhân cách theo mục tiêu xác định.Đào tạo bao hàm cả đào tạo lại; bồi dưỡng bao hàm cả tự bồi dưỡng và thông quanhiều hình thức như tập huấn, tự học và thông qua hoạt động thực tiễn

Giáo dục nhân cách là quá trình tác động có mục đích của chủ thể giáo dục đến đối tượng giáo dục nhằm hình thành, phát triển những đặc trưng nhân cách ở đối tượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu, lĩnh vực hoạt động nhất định.

Thực chất giáo dục nhân cách là dùng nhân cách tác động đến nhâncách Quá trình đó khiến cho nhân cách của cả chủ thể và đối tượng đều phát

triển Giáo dục nhân cách của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội đến cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền nhằm hình thành, phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết ở họ, đáp ứng với những yêu cầu của quân đội và xã hội hiện nay.

Giáo dục nhân cách của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội được hiểu như một hệthống phức hợp các hoạt động huấn luyện, giáo dục (theo nghĩa hẹp), phát

Trang 37

triển và chuẩn bị tâm lý cho quân nhân, là một quá trình tổng thể của việchình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cho quân nhân.

Mục đích giáo dục nhân cách của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội là tạo dựngnhân cách cán bộ, chiến sĩ ở phân đội, với những đặc trưng cơ bản về phẩm chất,

năng lực của quân nhân QĐND Việt Nam hiện nay Về phẩm chất, giáo dục nhân

cách của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội làm cho cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền thấmnhuần mục tiêu, lý tưởng; hình thành, phát triển phẩm chất đạo đức; tính kỷ luật;tác phong; phẩm chất ý chí, … của nguời quân nhân cách mạng, trên cơ sở thếgiới quan, phương pháp luận khoa học Chỉ khi nào xác lập được thế giới quan thìmỗi người mới khẳng định được nhân cách của mình trong cuộc sống, mới có khảnăng tự điều chỉnh mọi hành vi, thực hiện bản chất của mình, do đó hình thành thếgiới quan khoa học cho quân nhân là rất quan trọng Sự phát triển cao của ý thứcthẩm mỹ là một phẩm chất quan trọng trong nhân cách quân nhân, cơ sở của mộtcuộc sống tinh thần lạc quan, khơi dậy tiềm năng sáng tạo, ý thức luôn vươn tới vàchiếm lĩnh cái đẹp trong mỗi con người Hình thành tổng hợp những lề lối, cáchthức, biện pháp sắp xếp, xử lý công việc, ứng xử của quân nhân trong công tác,học tập, sinh hoạt hằng ngày không chỉ để quân nhân thực hiện tốt chức trách,nhiệm vụ được giao mà còn thể hiện quan điểm, lập trường chính trị, tư cách đạođức, lối sống, năng lực công tác của quân nhân cách mạng trong thực tiễn

Về năng lực, giáo dục nhân cách của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội làm

cho cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền có tri thức, kỹ năng đáp ứng với chức trách,nhiệm vụ được giao ở phân đội để họ có thể lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, tổ chức,thực hiện phong trào hành động cách mạng của người quân nhân trong mọiđiều kiện, hoàn cảnh Theo đó, giáo dục nhân cách của sĩ quan chỉ huy cấpphân đội làm cho cho quân nhân có kiến thức văn hóa xã hội; nhận thức rõ tìnhhình nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nhận thức về đối tác, đối tượng;hiểu biết về chuyên môn, nghiệp vụ, lĩnh vực công tác; có trình độ kỹ, chiếnthuật quân sự; có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn để thực hiện chức

Trang 38

trách, nhiệm vụ được giao Biểu hiện rõ nét nhất của năng lực quân nhân làchất lượng, hiệu quả thực thi chức trách, nhiệm vụ được giao.

Việc hình thành, phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đó ởđối tượng giáo dục, trước hết phụ thuộc vào năng lực giáo dục nhân cách của

sĩ quan chỉ huy cấp phân đội - năng lực của chủ thể giáo dục

Năng lực giáo dục nhân cách là tổng hoà các thuộc tính chủ quan cần

thiết của chủ thể, đảm bảo cho hoạt động giáo dục nhân cách có hiệu quả

Trong giáo dục nhân cách, thái độ, hành vi của chủ thể trong quan hệ với đối

tượng có tác động thường xuyên và trực tiếp đến đối tượng Qua đó, chủ thể

có khả năng cảm hóa, giáo dục đối tượng bằng cả hành động và thái độ Do

đó, các thuộc tính chủ quan cần thiết đảm bảo cho hoạt động giáo dục nhâncách của chủ thể có hiệu quả không chỉ có vốn tri thức, kĩ năng tổ chức cáchoạt động giáo dục mà còn có phẩm chất nhân cách của nhà giáo dục Tất cảnhững thuộc tính đó hòa quyện, hợp thành khả năng, điều kiện nội tại bảođảm cho hoạt động giáo dục nhân cách đạt hiệu quả cao

Sĩ quan chỉ huy cấp phân đội, đã trải qua bước sơ tuyển trước khi đàotạo để trở sĩ quan, và trong suốt quá trình đào tạo, công tác, họ được giámđịnh sức khỏe định kì, sàng lọc… Vì vậy, trong phẩm chất nhân cách, yếu tốthể lực, tâm lý, thần kinh… đã được xem như điều kiện cần để họ có thể trởthành sĩ quan chỉ huy cấp phân đội

Từ đó có thể quan niệm, năng lực giáo dục nhân cách của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội QĐND Việt Nam là tổng hoà tri thức, kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục, trên nền tảng phẩm chất nhân cách của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội, bảo đảm cho hoạt động giáo dục nhân cách đạt chất lượng và hiệu quả.

Năng lực giáo dục nhân cách của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội thuộcnhóm năng lực thực tiễn, được tạo thành bởi các thuộc tính cơ bản là vốn tri

Trang 39

thức, kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục và phẩm chất nhân cách của sĩquan chỉ huy cấp phân đội QĐND Việt Nam với tư cách là chủ thể giáo dục.

Tri thức giáo dục nhân cách của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội là tất cả

những hiểu biết của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội đối với công tác giáo dục nhâncách quân nhân, sản phẩm của nhận thức, một trong những yếu tố cơ bản, nềntảng cấu thành ý thức và là cơ sở cho đúc rút kinh nghiệm và hình thành kĩ năngcủa họ đối với hoạt động giáo dục nhân cách quân nhân Hệ thống tri thức giáodục nhân cách của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội, bao gồm tri thức khoa học cơbản, tri thức khoa học cơ sở, tri thức khoa học chuyên ngành chỉ huy cấp phân đội.Như: chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tâm lí học quân sự, giáo dụchọc quân sự; phương pháp huấn luyện - giáo dục; tổ chức huấn luyện - giáo dục;

sự trải nghiệm trong đời sống và hoạt động thực tiễn quân sự, đặc biệt những trảinghiệm trong hoạt động giáo dục Kết cấu tri thức giáo dục nhân cách của sĩquan chỉ huy cấp phân đội có sự thống nhất chặt chẽ giữa tri thức khoa học cơbản, tri thức khoa học cơ sở, tri thức khoa học chuyên ngành; bảo đảm sự kết hợpgiữa diện rộng, chiều sâu và độ tinh; giữa tri thức lý luận chính trị - quân sự vàkinh nghiệm thực tiễn; giữa tính ổn định tương đối và tính khả biến của tri thức.Với tính cách là tri thức, vốn sống, phản ánh sinh động, trực tiếp một lĩnh vực hoạtđộng cụ thể, được cá nhân tích luỹ trở thành "tài sản riêng", những kinh nghiệm

có được trong đời sống và thực tiễn quân sự, đặc biệt những trải nghiệm tronghoạt động giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động giáo dục của sĩquan chỉ huy cấp phân đội Nhờ có sự trải nghiệm mà họ có thể nhanh chóng nắmbắt được tâm lí, đặc điểm nhân cách đối tượng giáo dục, khả năng lĩnh hội kiếnthức, rèn luyện thói quen và kĩ năng của cấp dưới cũng như sự thay đổi trong tínhcách, hành vi của họ Căn cứ vào đó, họ có những lựa chọn, điều chỉnh nội dung,phương pháp giáo dục nhân cách, nâng cao hiệu hiệu quả

Những tri thức tự nhiên, xã hội, đặc biệt là tri thức quân sự, kinhnghiệm giáo dục nhân cách cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền vừa là cơ sở, điều

Trang 40

kiện, vừa là công cụ cho hoạt động giáo dục của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội.

Kĩ năng tổ chức, tiến hành các hoạt động giáo dục và phẩm chất nhân cách

đáp ứng với yêu cầu hoạt động giáo dục được hình thành trên cơ sở nhữnghiểu biết của người sĩ quan chỉ huy cấp phân đội

Kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục nhân cách của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội là trình độ, khả năng thực hiện các thao tác trong các khâu, các bước

và trong mọi hình thức giáo dục nhân cách quân nhân, trên cơ sở vận dụngthành thạo những tri thức, kinh nghiệm có được Kĩ năng là tri thức trong hoạtđộng, sự thống nhất, hòa quyện giữa nội dung và phương pháp Đây là thànhphần rất quan trọng của năng lực Mỗi một lĩnh vực hoạt động cụ thể, đòi hỏiphải có kĩ năng hành động phù hợp Kĩ năng giáo dục nhân cách quân nhân,bao gồm kĩ năng tiếp nhận và xử lý thông tin về đối tượng và nội dung giáodục nhân cách; kĩ năng vận dụng những kiến thức được trang bị vào truyềnthụ nội dung giáo dục nhân cách; kĩ năng vận dụng, kết hợp các phương phápgiáo dục nhân cách; kĩ năng khai thác, sử dụng các trang thiết bị trong giáodục nhân cách; kĩ năng đánh giá kết quả giáo dục nhân cách Khi kĩ năng giáo

dục nhân cách quân nhân của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội đạt tới mức thuần

thục, gần như tự động hoá, tưởng chừng như không có sự tham gia trực tiếpcủa ý thức, họ vẫn hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục nhân cách quânnhân nhanh chóng và chính xác, khi đó trở thành kĩ xảo của sĩ quan chỉ huycấp phân đội trong giáo dục nhân cách quân nhân

Phẩm chất nhân cách của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội là một trong

những thuộc tính cơ bản cấu thành năng lực giáo dục nhân cách của họ Baogồm phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức và phẩm chất tâm lý của sĩ quanchỉ huy cấp phân đội với tư cách là chủ thể giáo dục Tư tưởng chính trị, đạo

đức, lối sống, niềm tin, ý chí, tư thế, tác phong (phong cách) của sĩ quan chỉ

huy cấp phân đội quan hệ trực tiếp đến hiệu quả giáo dục nhân cách của họ.Trong mọi hoạt động, điều kiện, hoàn cảnh, làm bất cứ công việc gì, sĩ quan chỉ

Ngày đăng: 14/11/2017, 14:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Anh (2016), “Lý luận nhân cách trong triết học Mác”, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông,số tháng 6-2016, tr. 32 – 37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận nhân cách trong triết học Mác”
Tác giả: Hoàng Anh
Năm: 2016
2. Ban chấp hành Trung ương (2016), Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư, Ban chấp hành Trương ương Khóa XII, sô 04- NQ/TƯ, ngày 30 tháng 10 năm 2016, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư,Ban chấp hành Trương ương Khóa XII
Tác giả: Ban chấp hành Trung ương
Năm: 2016
3. Hoàng Hải Bằng, Nguyễn Ngọc Long, Nguyễn Văn Huyên, Trần Phúc Thăng, Trần Thành, (2006), Bản lĩnh chính trị với năng lực của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản lĩnh chính trị với năng lựccủa cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị nước tahiện nay
Tác giả: Hoàng Hải Bằng, Nguyễn Ngọc Long, Nguyễn Văn Huyên, Trần Phúc Thăng, Trần Thành
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2006
4. Bộ Quốc phòng (1993), Xây dựng đội ngũ sĩ quan trẻ QĐND Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới, Nxb. QĐND, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng đội ngũ sĩ quan trẻ QĐND Việt Namtrong giai đoạn cách mạng mới
Tác giả: Bộ Quốc phòng
Nhà XB: Nxb. QĐND
Năm: 1993
5. Bộ Quốc phòng (2000), Điều lệ công tác nhà trường QĐND Việt Nam, Ban hành kèm theo Quyết định 965/2000/QĐ-BQP, ngày 24/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ công tác nhà trường QĐND ViệtNam
Tác giả: Bộ Quốc phòng
Năm: 2000
6. Bộ Quốc phòng (2013), Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong quân đội giai đoạn 2011-2020, Ban hành kèm theo Quyết định số 2523/QĐ-BQP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạotrong quân đội giai đoạn 2011-2020
Tác giả: Bộ Quốc phòng
Năm: 2013
7. Bộ Quốc phòng (2013), Đề án đổi mới công tác giáo dục chính trị tại đơn vị trong giai đoạn mới, số 2677/QĐ - BQP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án đổi mới công tác giáo dục chính trị tạiđơn vị trong giai đoạn mới
Tác giả: Bộ Quốc phòng
Năm: 2013
8. Nguyễn Gia Cầu (2007), Truyền thống gia đình với việc giáo dục nhân cách cho con em, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thống gia đình với việc giáo dụcnhân cách cho con em
Tác giả: Nguyễn Gia Cầu
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2007
9. Trần Nam Chuân (2012), “Quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trình độ cao cho quân đội đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày 29 tháng 11 năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lựctrình độ cao cho quân đội đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong giaiđoạn hiện nay”, "Tạp chí Cộng sản điện tử
Tác giả: Trần Nam Chuân
Năm: 2012
10. Nguyễn Hữu Công (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển conngười toàn diện
Tác giả: Nguyễn Hữu Công
Năm: 2001
13. M. Delenkốv, “Rèn luyện tinh thần- tâm lý cho bộ đội trong quân đội nước ngoài”, Tạp chí Nga “Bình luận quân sự nước ngoài, Số 11/2000. Người dịch, Đăng Vinh, Trung tâm TTKH-CN-MT, Bộ Quốc Phòng, Hà Nội. 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện tinh thần- tâm lý cho bộ đội trong quân độinước ngoài”, "Tạp chí Nga “Bình luận quân sự nước ngoài
14. Lê Anh Dũng (2001), Nâng cao chất lượng xây dựng quân đội trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước, Nxb QĐND, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng xây dựng quân đội trongthời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước
Tác giả: Lê Anh Dũng
Nhà XB: Nxb QĐND
Năm: 2001
15. Lê Văn Dũng (2004), Xây dựng QĐND Việt Nam về chính trị một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb QĐND, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng QĐND Việt Nam về chính trị một sốvấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Lê Văn Dũng
Nhà XB: Nxb QĐND
Năm: 2004
16. Mạnh Dũng - Huy Tuấn (2007), “Từ đặc điểm của cuộc chiến tranh công nghệ cao, suy nghĩ về công tác huấn luyện hiện nay”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số tháng 3 năm 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ đặc điểm của cuộc chiến tranhcông nghệ cao, suy nghĩ về công tác huấn luyện hiện nay”, "Tạp chíQuốc phòng toàn dân
Tác giả: Mạnh Dũng - Huy Tuấn
Năm: 2007
17. Kim Ngọc Đại (2002), Mối quan hệ biện chứng giữa quá trình đào tạo và tự đào tạo sĩ quan trong các trường đại học của QĐND Việt Nam, Luận án tiến sĩ Triết học, HVCTQS, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ biện chứng giữa quá trình đàotạo và tự đào tạo sĩ quan trong các trường đại học của QĐND ViệtNam
Tác giả: Kim Ngọc Đại
Năm: 2002
11. Cục Quân huấn, Bộ Tổng tham mưu (2015), Thông báo tình hình chấp hành kỷ luật và an toàn giao thông của toàn quân năm 2015, số 3536/TB-QH, ngày 08 tháng 12 năm 2015, Hà Nội Khác
12. Cục Quân huấn, Bộ Tổng tham mưu (2016), Thông báo tình hình chấp hành kỷ luật và an toàn giao thông toàn quân trong năm 2016, số 3617/TB-QH, ngày 02 tháng 12 năm 2016, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w