Những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng công tác tư tưởng ở đơn vị quản lý học viên cấp phân đội trong cáchọc viện, trường sĩ quan Quân đội hiện nay 120 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁ
Trang 1nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Trần Xuân Kỳ
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 11
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG
VÀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG Ở ĐƠN VỊ QUẢN LÝ HỌC VIÊN CẤP PHÂN ĐỘI TRONG CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI 311.1 Đơn vị quản lý học viên cấp phân đội và những vấn đề cơ
bản về công tác tư tưởng ở đơn vị quản lý học viên cấpphân đội trong các học viện, trường sĩ quan Quân đội 311.2 Quan niệm, yếu tố quy định và tiêu chí đánh giá chất
lượng công tác tư tưởng ở đơn vị quản lý học viên cấpphân đội trong các học viện, trường sĩ quan Quân đội 56
Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG, NGUYÊN NHÂN VÀ
MỘT SỐ KINH NGHIỆM CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG Ở ĐƠN VỊ QUẢN LÝ HỌC VIÊN CẤP PHÂN ĐỘI TRONG CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI 732.1 Thực trạng chất lượng công tác tư tưởng ở đơn vị quản lý
học viên cấp phân đội trong các học viện, trường sĩ quan
2.2 Nguyên nhân và một số kinh nghiệm công tác tư tưởng ở
đơn vị quản lý học viên cấp phân đội trong các học viện,
Chương 3 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG Ở ĐƠN
VỊ QUẢN LÝ HỌC VIÊN CẤP PHÂN ĐỘI TRONG CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY 1093.1 Những yếu tố tác động và yêu cầu nâng cao chất lượng
công tác tư tưởng ở đơn vị quản lý học viên cấp phân độitrong các học viện, trường sĩ quan Quân đội hiện nay 1093.2 Những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng công tác tư
tưởng ở đơn vị quản lý học viên cấp phân đội trong cáchọc viện, trường sĩ quan Quân đội hiện nay 120
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
183
Trang 311 Quân đội nhân dân QĐND
12 Quân ủy Trung ương QUTW
14 Tuyên truyền cổ động TTCĐ
15 Xã hội chủ nghĩa XHCN
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Giới thiệu khái quát về luận án
Công tác tư tưởng là một nhiệm vụ trọng yếu trong công tác xây dựngĐảng, một mặt hoạt động cơ bản của CTĐ, CTCT trong QĐND Việt Nam.Trong các HV, TSQ Quân đội, CTTT có vai trò to lớn đối với công tác xâydựng đảng bộ và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo Ở các đơn vị QLHVtrong các HV, TSQ Quân đội, CTTT giữ vai trò chủ đạo trong xây dựng lậptrường tư tưởng, bản lĩnh chính trị; hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cáchngười sĩ quan; bồi dưỡng năng lực, kinh nghiệm tiến hành CTTT cho học viên
Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài nghiên cứu có tiêu đề: “Chất lượng công tác
tư tưởng ở đơn vị quản lý học viên cấp phân đội trong các học viện, trường sĩ quan Quân đội hiện nay” Thực hiện công trình này, tác giả đã nung nấu, đầu
tư công sức, trí tuệ trong suốt hơn 20 năm làm nhiệm vụ QLHV và giảng dạytại TSQ Lục quân 1 Trực tiếp tham gia nghiên cứu các đề tài cấp ngành, cấptrường và đã công bố một số bài báo khoa học trên các tạp chí có uy tín trong
và ngoài Quân đội về CTTT Trên cơ sở nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng về CTTT, tácgiả tham khảo, kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã đượccông bố có liên quan đến đề tài; cùng với các nghị quyết, báo cáo sơ kết, tổngkết của các HV, TSQ Quân đội và số liệu điều tra, khảo sát của tác giả để giảiquyết những nhiệm vụ, mục tiêu mà công trình nghiên cứu đặt ra
-Nội dung của luận án tập trung làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn
và đề xuất các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng CTTT ở đơn vị QLHVcấp phân đội trong các HV, TSQ Quân đội hiện nay Đề tài luận án là mộtcông trình khoa học độc lập, không trùng lặp với bất cứ công trình khoa họcnào đã công bố
Trang 52 Lý do lựa chọn đề tài luận án
Công tác tư tưởng là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trongtoàn bộ hoạt động của Đảng CTTT trong QĐND Việt Nam là một bộ phậnhợp thành CTTT của Đảng, một mặt hoạt động cơ bản của CTĐ, CTCT, trựctiếp góp phần xác lập và củng cố vững chắc hệ tư tưởng của Đảng trong Quânđội, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội, xâydựng Quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, bảo đảm choQuân đội luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao Tiến hành CTTT làtrách nhiệm của các tổ chức, mọi cán bộ, đảng viên, là nhiệm vụ cơ bảnthường xuyên của lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong Quân đội
Các HV, TSQ đào tạo sĩ quan cấp phân đội là những trung tâm đào tạo sĩquan cho toàn quân Chất lượng đào tạo của các HV, TSQ phụ thuộc vào nhiềuyếu tố, nhiều khâu, nhiều bộ phận Trong đó CTTT ở đơn vị QLHV cấp phân đội
có vai trò rất quan trọng, góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch vữngmạnh, xây dựng đơn vị học viên vững mạnh toàn diện Cùng với các mặt côngtác khác CTTT trực tiếp bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, vănhóa, đạo đức cách mạng, phát triển đời sống tinh thần của cán bộ, học viên phùhợp với mục tiêu yêu cầu đào tạo của các HV, TSQ Quân đội Động viên, tạođiều kiện để người học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, hiện thực hóaquá trình đào tạo thành quá trình “tự đào tạo” để hoàn thiện nhân cách người sĩquan Quân đội trong tương lai, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụQuân đội; chủ động ngăn ngừa sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lốisống trong cán bộ, học viên Đồng thời, tạo sự đoàn kết, thống nhất cao, chốngmọi biểu hiện cơ hội, thực dụng, đấu tranh có hiệu quả trên mặt trận tư tưởng, lýluận, văn hóa chống mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch,góp phần giữ vững trận địa tư tưởng, củng cố, tăng cường sự lãnh đạo của Đảngđối với Quân đội ngay từ cơ sở Do đó, nâng cao chất lượng CTTT ở đơn vịQLHV là việc làm rất quan trọng và cần thiết trong đổi mới nâng cao chất lượnggiáo dục, đào tạo sĩ quan cấp phân đội của các HV, TSQ trong Quân đội
Trang 6Thực tiễn những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cácđảng ủy HV, TSQ Quân đội, CTTT đã được cấp ủy các cấp ở đơn vị QLHV cấpphân đội quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai toàn diện Đã có nhiều chủtrương, giải pháp đúng đắn, phù hợp, kịp thời giải quyết các vấn đề tư tưởngnảy sinh Cùng với tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng,các đơn vị đã duy trì có nền nếp các khâu, các bước: quản lý, dự báo, địnhhướng, đấu tranh và giải quyết tư tưởng Phát huy tốt vai trò các tổ chức, lựclượng nhất là cấp ủy, cán bộ chủ trì các cấp và mọi phương tiện trong tiến hànhCTTT Chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương,gia đình học viên để quản lý, giáo dục Nhờ đó, chất lượng CTTT của phần lớnđơn vị QLHV cấp phân đội trong các HV, TSQ Quân đội đã được nâng lên đápứng yêu cầu nhiệm vụ CTTT ở các đơn vị QLHV đặt ra Chất lượng giáo dục,đào tạo ở các HV, TSQ Quân đội luôn được giữ vững và phát triển
Tuy nhiên, CTTT ở các đơn vị QLHV cấp phân đội vẫn còn những hạnchế, yếu kém cả về nhận thức và sự lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, cán
bộ chủ trì Trong tổ chức thực hiện còn chậm đổi mới nội dung, hình thức,phương pháp tiến hành; xem xét, đánh giá, kết luận tư tưởng còn biểu hiệnnóng vội, thiếu thận trọng, dự báo và giải quyết tư tưởng còn thiếu chủ động,nhạy bén Một bộ phận cán bộ chưa thực sự tự giác học tập, rèn luyện, là chỗdựa tinh thần cho học viên Không ít học viên còn biểu hiện trung bình chủnghĩa, cơ hội trong học tập, rèn luyện Công tác QLHV trong giờ nghỉ, ngàynghỉ vẫn còn không ít hạn chế, bất cập, cá biệt có học viên vi phạm kỷ luậtphải xử lý Ở một số đơn vị, chưa tạo được dư luận đấu tranh phê phán những
tư tưởng lệch lạc, sai trái, lối sống thực dụng, ích kỷ, thiếu tinh thần tráchnhiệm trong học tập, công tác; thực hiện nền nếp, chế độ nắm, phân loại tưtưởng còn mang tính hình thức, đối phó…làm ảnh hưởng tới chất lượngCTTT ở đơn vị QLHV cấp phân đội
Hiện nay, các HV, TSQ trong Quân đội đang tập trung đổi mới căn bản,toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo trong bối cảnh đất nước tiếp tục
Trang 7đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế với nhiềuthuận lợi, nhưng cũng còn không ít khó khăn, thách thức Các thế lực thù địchtiếp tục thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” với những thủ đoạn mới, hếtsức tinh vi, thậm chí trắng trợn Lợi dụng việc tranh chấp chủ quyền Biển Đông,
sự cố môi trường, các tiêu cực, tham nhũng, yếu kém trong Đảng để xuyên tạc,kích động chia rẽ đoàn kết nội bộ; cổ vũ tư tưởng, lối sống thực dụng, chủ nghĩa
cá nhân, làm phai nhạt lý tưởng, tha hóa về phẩm chất chính trị, đạo đức lốisống, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Những tiêu cực củamặt trái cơ chế thị trường đang hàng ngày, hàng giờ tác động đến tâm tư, tìnhcảm, quyết tâm của cán bộ, học viên ở đơn vị QLHV…
Tình hình đó đặt ra đòi hỏi cấp thiết phải nâng cao chất lượng CTTT ởđơn vị QLHV cấp phân đội trong các HV, TSQ Quân đội Vì vậy, việc nghiêncứu làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất giải pháp nâng cao chấtlượng CTTT ở đơn vị QLHV cấp phân đội trong các HV, TSQ Quân đội hiệnnay là vấn đề cơ bản, cấp bách và có ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc
Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Chất lượng công tác tư tưởng
ở đơn vị quản lý học viên cấp phân đội trong các học viện, trường sĩ quan Quân đội hiện nay” làm luận án tiến sĩ.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Luận giải làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về chất lượng, đề xuấtgiải pháp cơ bản nâng cao chất lượng CTTT ở đơn vị QLHV cấp phân độitrong các HV, TSQ Quân đội hiện nay
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan có liên quan đến đề tài,khái quát kết quả các công trình khoa học đã công bố và chỉ ra những vấn đềluận án cần tập trung giải quyết
- Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về CTTT và chất lượng CTTT
ở đơn vị QLHV cấp phân đội trong các HV, TSQ Quân đội
Trang 8- Đánh giá đúng thực trạng chất lượng, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra một
số kinh nghiệm CTTT ở đơn vị QLHV cấp phân đội trong các HV, TSQ Quânđội hiện nay
- Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượngCTTT ở đơn vị QLHV cấp phân đội trong các HV, TSQ Quân đội hiện nay
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng CTTT ở đơn vị QLHV cấp phân đội trong các HV, TSQQuân đội là đối tượng nghiên cứu của luận án
Phạm vi nghiên cứu
Luận án đi sâu nghiên cứu hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức tiếnhành CTTT và chất lượng CTTT ở đơn vị QLHV cấp phân đội trong các HV,TSQ Quân đội (Tập trung nghiên cứu ở các đơn vị QLHV đào tạo cơ bản cấp
phân đội) Các số liệu, tư liệu điều tra, khảo sát chủ yếu ở HV Hậu cần, HV
Phòng không - Không quân, TSQ Lục quân 1, TSQ Lục quân 2, TSQ Chínhtrị, TSQ Đặc công, TSQ Phòng hóa từ năm 2010 đến nay
5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Là hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh, của ĐCS Việt Nam, văn kiện, nghị quyết của QUTW về công tácxây dựng Đảng, CTTT, lý luận, công tác giáo dục, đào tạo của Đảng, CTTTtrong Quân đội
Cơ sở thực tiễn
Là thực tiễn hoạt động giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, hoạtđộng CTTT ở đơn vị QLHV cấp phân đội trong các HV, TSQ Quân đội.Ngoài ra, tác giả còn kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu ở một số côngtrình khoa học của các tập thể, cá nhân có liên quan, nghiên cứu và sử dụng tưliệu, số liệu trong các nghị quyết báo cáo của các HV, TSQ trong Quân đội
Trang 9Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sửdụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học liên ngành vàchuyên ngành Trong đó, tập trung sử dụng một số phương pháp cụ thể như:kết hợp lôgíc và lịch sử; phân tích, tổng hợp; điều tra, khảo sát, thống kê; tổngkết thực tiễn và phương pháp chuyên gia
6 Những đóng góp mới của luận án
Đưa ra quan niệm về chất lượng CTTT ở đơn vị QLHV cấp phân độitrong các HV, TSQ Quân đội
Tổng kết một số kinh nghiệm CTTT ở đơn vị QLHV cấp phân độitrong các HV, TSQ Quân đội
Đề xuất một số nội dung, biện pháp cụ thể có tính khả thi trong nhữnggiải pháp nâng cao chất lượng CTTT ở đơn vị QLHV cấp phân đội trong các
HV, TSQ Quân đội hiện nay
7 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài
Góp phần làm sáng tỏ tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta
về CTTT, những vấn đề cơ bản về lý luận chất lượng CTTT ở đơn vị QLHVtrong các HV, TSQ Quân đội hiện nay
Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm luận cứ khoa học cho lãnhđạo, chỉ huy các cấp trong Quân đội, trực tiếp là các HV, TSQ Quân đội nghiêncứu, vận dụng vào quá trình lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động CTTT ở phân đội
Luận án cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu,giảng dạy ở các nhà trường Quân đội
8 Kết cấu của luận án
Kết cấu của luận án gồm: Mở đầu, 3 chương (6 tiết), kết luận, danhmục các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án,danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
Trang 10TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
1.1 Một số công trình ở nước ngoài nghiên cứu về công tác tư tưởng
và chất lượng công tác tư tưởng của Đảng cộng sản
Bài viết “V.I.Lênin bàn về vai trò và những nguyên tắc công tác tư
tưởng của Đảng cộng sản”, trong cuốn sách Hoạt động tư tưởng của Đảng Cộng sản Liên Xô [136], M.A.Xê-mi-tra-ép-xki đưa ra quan niệm về CTTT là
“Bộ phận cấu thành hết sức quan trọng trong hoạt động của Đảng là công tác
tư tưởng, mà mục đích cao nhất của nó là biện giải về mặt lý luận đường lốicủa Đảng, xây dựng con người phát triển toàn diện và có đời sống tinh thầnphong phú, không ngừng nâng cao ý thức giác ngộ giai cấp của họ, phát triểntính tích cực sáng tạo của quần chúng” [136, tr.11] Tác giả, viện dẫn quanđiểm của V.I.Lênin, khẳng định CTTT gồm ba bộ phận hợp thành: hoạt động
lý luận, tuyên truyền và cổ động
Hình thức hoạt động của CTTT, theo M.A.Xê-mi-tra-ép-xki có: côngtác GDCT - tư tưởng, tuyên truyền và cổ động Tuyên truyền là truyền bá vàgiải thích cho quần chúng hiểu rõ lý luận Mác - Lênin và đường lối của Đảng,trang bị cho họ những tri thức về quy luật phát triển của xã hội, trên cơ sở đó
Trang 11xây dựng niềm tin vững chắc vào chủ nghĩa cộng sản Cổ động nhằm thôngtin, giải thích cho quần chúng đường lối của Đảng, làm cho họ tin tưởng vào
sự đúng đắn của đường lối, chính sách, kích thích họ hành động, nâng caotính tích cực xã hội và lao động của họ
Nguyên tắc hoạt động của CTTT được tuân thủ theo những nguyên tắctính đảng; tính khoa học; tính trung thực; sự thống nhất của lý luận và thựctiễn; kết hợp CTTT và công tác tổ chức; quan điểm đồng bộ, tính hệ thống,tính nhất quán và tính liên tục; tính nhạy bén và tính chất tiến công; tínhthuyết phục, tính dễ hiểu và tính rõ ràng Trong những nguyên tắc đó, nguyêntắc “tính đảng là nguyên tắc nền tảng của công tác tư tưởng” [136, tr.18]
Cũng trong cuốn sách Hoạt động tư tưởng của Đảng Cộng sản Liên
Xô [136] trong bài “Nhiệm vụ và phương hướng cơ bản của công tác giáo
dục chính trị - tư tưởng trong giai đoạn hiện nay”, G.L.Xmia-rơ-nốp xácđịnh mục đích GDCT - tư tưởng, nhằm xây dựng thế giới quan khoa học,giáo dục chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế Xây dựng cho người laođộng những tiêu chuẩn đạo đức cộng sản chủ nghĩa Đấu tranh chống nhữngtàn dư của quá khứ, tiến công chống hệ tư tưởng tư sản và chủ nghĩa xét lại.Trong bài “Hệ thống phương pháp tuyên truyền của Đảng”, theo B.C.Bát-ma-ép, phương pháp tuyên truyền gồm ba nhóm: dùng lời nói, trực quan vàphương pháp thực tiễn trong đó phương pháp dùng lời nói chiếm vị trí chủđạo Phương pháp cổ động, theo M.M.Ra-khơ-man-cu-lốp, trong bài “Côngtác cổ động quần chúng của các tổ chức đảng”, gồm: cổ động miệng và cổđộng trực quan Cổ động miệng được thông qua lời nói sinh động của các cổđộng viên Cổ động trực quan bằng các khẩu hiệu, tranh cổ động chính trị,panô, biểu ngữ, trưng bày các chỉ tiêu của phong trào thi đua XHCN, tủ bàyảnh, bảng tín hiệu bằng ánh điện
Trang 12Bàn về vai trò của CTTT trong cuốn sách Công tác tuyên truyền tư tưởng trong thời kỳ đổi mới của Cục Cán bộ, Ban Tuyên huấn Trung ương
ĐCS Trung Quốc [20], xác định: công tác chính trị tư tưởng là công tác sốngcòn của công tác kinh tế và của các công tác khác; là khâu trung tâm để đoànkết toàn Đảng, toàn dân thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước; là ưu thếchính trị quan trọng của ĐCS Trung Quốc và của Nhà nước XHCN
Nội dung công tác chính trị, tư tưởng, theo các nhà khoa học TrungQuốc xác định: lấy giáo dục niềm tin vào lý tưởng làm cốt lõi Giáo dục cácmặt lý luận cơ bản, đường lối cơ bản, cương lĩnh cơ bản của Đảng, chủnghĩa yêu nước, chủ nghĩa tập thể và CNXH Giáo dục tư tưởng quan trọng
về “ba đại diện” và “ba chú trọng” Giáo dục tinh thần “uống nước nhớnguồn”, “người giàu rồi phải giàu hơn nữa” Giáo dục chính sách tình thế.Giáo dục pháp chế dân chủ Giáo dục lý luận về chủ nghĩa duy vật và chủnghĩa vô thần, giáo dục tri thức khoa học, tinh thần khoa học và phươngpháp khoa học [20, tr.237- tr.245]
Xắc Xa Vắt Xuân Thêp Phim Ma Son, trong công trình luận án “Côngtác tư tưởng của Đảng nhân dân cách mạng Lào hiện nay” [135], tiếp cậndưới góc độ khoa học lịch sử cho rằng: Để nâng cao chất lượng CTTT, phảităng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của các tổ chức trong hệthống chính trị Xây dựng chương trình kế hoạch CTTT phù hợp với yêu cầuthực tiễn Xây dựng bộ máy và cán bộ làm CTTT gọn nhẹ, hiệu quả từ Trungương đến địa phương Tăng cường sự kết hợp, phối hợp thống nhất hành độngtrong CTTT Mở rộng dân chủ, phát huy tự do tư tưởng trong CTTT Đổi mớiphương thức CTTT của Đảng, kết hợp giáo dục tư tưởng với kích thích vậtchất; kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, tập thể, xã hội; kết hợp CTTT, công tác
tổ chức, công tác kinh tế, đổi mới hoạt động thông tin đại chúng Tăng cườngcông tác văn hóa nghệ thuật Đổi mới nội dung CTTT theo hướng phù hợp đối
Trang 13tượng, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và có thể thực hành trong cuộc sống Tăngcường cơ sở vật chất của CTTT và hợp tác quốc tế
1.2 Các công trình nghiên cứu về công tác tư tưởng và chất lượng công tác tư tưởng trong quân đội một số nước xã hội chủ nghĩa
Trong cuốn sách Tóm tắt lịch sử công tác đảng, công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang Liên Xô, từ 1918 - 1973, A.A.E-pi-sép khẳng
định: CTTT có vị trí, vai trò to lớn trong xây dựng quân đội kiểu mới, đặc biệtkhi nhiệm vụ của xã hội càng phức tạp, càng quan trọng thì yêu cầu đối với sựtrưởng thành về tinh thần, sự rèn luyện về chính trị và giai cấp của mọi ngườicàng phải cao “Điều đó đạt được trước hết bằng biện pháp tư tưởng, bằngviệc lĩnh hội những tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin” [52, tr.270]
Cùng nghiên cứu về vấn đề này, trong cuốn Giáo trình công tác chính trị của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc dùng trong các HV, nhà trường
thời kỳ mới [84] Chương Tử Nghị và các nhà khoa học Trung Quốc xác định:CTTT có vai trò quan trọng trong nâng cao năng lực nhận thức và giác ngộ tưtưởng của cán bộ, chiến sĩ, làm cho họ trở thành lớp quân nhân có lý tưởng,đạo đức, văn hóa, kỷ luật, yêu Đảng, yêu nhân dân, yêu Tổ quốc XHCN, yêuQĐND, phát huy đầy đủ tính tích cực, chủ động và sáng tạo của họ trong quátrình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm hoàn thành những nhiệm vụ màĐảng và Nhà nước giao cho Quân đội
Trong cuốn sách Chỉ huy tác chiến học, Đinh Bang Vũ cho rằng với
người chỉ huy tố chất chính trị “trình độ tư tưởng chính trị và trạng thái tinhthần cần có, là sự thể hiện tổng hợp về thế giới quan, nhân sinh quan, giá trịquan tín ngưỡng chính trị, mức độ tinh thần và lòng yêu nghề” [133, tr.271] Tốchất chính trị giúp người chỉ huy có thể xung phong đi đầu, bảo đảm cho bộ độicó: khí khái vô tiền, khoáng hậu, bất kể trong tình huống khó khăn gian khổ
Trang 14nào cũng đều kiên định bất khuất, chủ động tích cực hoàn thành nhiệm vụ
Các mặt hoạt động của CTTT trong Quân đội Trung Quốc, bao gồmcông tác GDCT tư tưởng; TTCĐ; văn hóa - giáo dục Trong đó GDCT tưtưởng được coi là trọng tâm Nội dung GDCT cho cán bộ, chiến sĩ trong
Quân đội được khái quát trong cuốn sách Giáo trình công tác chính trị của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc dùng trong các HV, nhà trường thời
kỳ mới bao gồm: giáo dục chủ nghĩa Mác, tư tưởng Mao Trạch Đông, lýluận Đặng Tiểu Bình; “Bốn nguyên tắc” cơ bản và đường lối, phương châm,chính sách của Đảng; Văn minh tinh thần XHCN lấy chủ nghĩa Mác làm chỉđạo; Xây dựng quân đội cách mạng chính quy hóa, hiện đại hóa; Truyềnthống tốt đẹp bằng “Ba tác phong”; Chủ nghĩa yêu nước chủ nghĩa quốc tế,chủ nghĩa anh hùng cách mạng; Dân chủ XHCN, pháp chế và kỷ luật; Hìnhthù nhiệm vụ và chuẩn bị chiến tranh; Tri thức văn hóa, khoa học hiệnđại Trong đó, cốt lõi nhất là giáo dục những nguyên lý cơ bản của chủnghĩa Mác, tư tưởng Mao Trạch Đông [84, tr.153]
Nội dung “Xây dựng văn minh tinh thần với Quân đội Trung Quốc”, lấytrọng tâm là hình thành phát triển đạo đức XHCN, chú trọng “xây dựng thế giớiquan, nhân sinh quan, giá trị quan đúng đắn” [109, tr.27], xây dựng lòng tin vàoCNXH và chủ nghĩa cộng sản Nâng cao chất lượng tuyên truyền lý luận, đườnglối, chính sách, quyết sách quan trọng của ĐCS Trung Quốc và QUTW, nhữngthành tựu và những điển hình tiên tiến của Quân đội Đưa xây dựng doanh trạivào quy hoạch tổng thể của xây dựng văn minh tinh thần Thúc đẩy xây dựngchính quy trong Quân đội Những nội dung đó được xác định là nhiệm vụ quantrọng hàng đầu của công tác chính trị tư tưởng trong Quân đội
Nội dung GDCT cho quân nhân trong Quân đội và Hải quân Liên Xô,
theo A.A.E-pi-sép trong cuốn sách Một số vấn đề công tác đảng, công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang Liên Xô [53] là thế giới quan khoa học
Trang 15và niềm tin cộng sản Vì vậy, nội dung GDCT điểm chủ yếu là nắm vữngnhững tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin và lý luận của chủ nghĩa cộng sảnkhoa học, các văn kiện, cương lĩnh và nghị quyết của ĐCS Liên Xô.
Hình thức, phương pháp GDCT của Quân đội và Hải quân Liên Xô,theo A.A.E-pi-sép được thông qua các buổi lên lớp chính trị, thực tiễn laođộng, thực tiễn hoạt động quân sự, báo chí, tham quan, kể truyện truyềnthống Phương pháp đối với sĩ quan chủ yếu thông qua con đường tự học,đối với chiến sĩ, thủy thủ có một chế độ học tập, chương trình kế hoạch cụ thể[53, tr.294-tr.295] Đối với Quân đội Trung Quốc, theo Chương Tử Nghị và
các nhà khoa học Trung Quốc trong cuốn Giáo trình công tác chính trị của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc dùng trong các HV, nhà trường thời
kỳ mới [84], xác định có ba loại hình cơ bản: lên lớp học chính trị; kết hợpgiáo dục giữa xã hội, gia đình và đơn vị; phát triển hoạt động tâm sự Trong
đó lên lớp học chính trị là phương pháp và hình thức cơ bản Hình thức văn
hóa - giáo dục được thông qua các hoạt động ca hát; liên hoan văn nghệ; kểtruyện; diễn giảng đọc sách; chơi trò chơi, thi đấu, vui chơi giải trí và thi đấutrí lực được tổ chức chặt chẽ và có định hướng tư tưởng rõ ràng
Đánh giá chất lượng GDCT, theo A.A.E-pi-sép trong cuốn sách Một số vấn đề công tác đảng, công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang Liên Xô
phải căn cứ vào sự hiểu biết của mỗi quân nhân về thế giới quan khoa học vàniềm tin cộng sản chủ nghĩa Đánh giá thông qua hành động, hành vi và việclàm hàng ngày của cán bộ, chiến sĩ, biểu hiện ở “tình cảm yêu mến đơn vị mình
và qua đó, yêu mến toàn thể Hồng quân, khi người chiến sĩ đó tự hào rằng mình
là chiến sĩ Hồng quân, phấn khởi vui mừng trước những thắng lợi của Hồngquân và đau buồn trước những thất bại của Hồng quân” [53, tr.294-tr.295]
Khi nghiên cứu về “Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị ở cáctrung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào hiện nay”, tác giả Thim Sảo
Trang 16Đuông Chăm Pa [99] cho rằng cấp ủy, cán bộ các cấp cần quán triệt, nắmvững nội dung, yêu cầu GDCT, đề cao trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo
và tổ chức thực hiện; phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chứcđảng và cán bộ chỉ huy, cán bộ chính trị trong tổ chức GDCT; tích cực đổimới chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp GDCT; coi trọng bồidưỡng kiến thức và năng lực sư phạm của đội ngũ cán bộ giảng dạy chính trị
và phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác GDCT
Nâng cao chất lượng TTCĐ, theo Mi Khai Lốp trong bài báo “V.I LêninĐảng Cộng sản Liên Xô bàn về công tác đảng, công tác chính trị trong các lựclượng vũ trang” [69], cần nắm chắc và vận dụng linh hoạt các nguyên tắc: tínhứng biến, tính cụ thể, tính linh hoạt của các biện pháp và tính dễ hiểu của nó.Đồng thời các tập thể, cá nhân phải thường xuyên tìm tòi, sáng tạo ra nhữnghình thức mới, những biện pháp mới, tránh tuyên truyền theo kiểu công thứckém hiệu quả Vì vậy, “đừng bó hẹp trên những thủ đoạn cổ động thôngthường, những bài diễn thuyết, những buổi mít tinh Cần phát triển công tác cổđộng của các nhóm và các cá nhân trong Hồng quân” [69, tr.9]
Tìm hiểu tư tưởng theo A.A.E-pi-sép trong cuốn sách Tóm tắt lịch sử công tác đảng, công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang Liên Xô, từ
1918 - 1973 [52] phải tìm ra con đường để chiếm được trái tim người chiến sĩ
có nghĩa là phải đi vào đời sống nội tâm của họ, hiểu được suy nghĩ, lo âu, tìnhcảm và ý định của họ Nâng cao hiệu quả nắm, giải quyết tư tưởng, theo
Chương Tử Nghị và các nhà khoa học Trung Quốc trong cuốn sách Giáo trình công tác chính trị của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc dùng trong các
HV, nhà trường thời kỳ mới [84] cán bộ phải có “Tri tâm” (hiểu hoàn cảnh vàbiến hóa tâm lý tư tưởng của cấp dưới, tìm ra chỗ có bệnh, nghiên cứu biệnpháp thích ứng) Có “Giao tâm” (đứng trên lập trường đồng chí, trao đổi ý kiếnbằng thái độ chân thành, bình đẳng…); có tấm lòng ngay thẳng, xuất phát từ lợi
Trang 17ích của Đảng, từ yêu thương bảo vệ đồng chí mà không hề có lòng tư lợi, tuyệtđối không được phép mượn cơ hội để chỉnh người khác Tâm sự phải chú ý tếnhị, kiên nhẫn và phải biết dựa vào phần tử cốt cán.
2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến chất lượng công tác tư tưởng
2.1 Các công trình nghiên cứu về công tác tư tưởng và chất lượng công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Quan niệm về CTTT của ĐCS Việt Nam, tác giả Đào Duy Quát và một
số nhà khoa học trong cuốn sách Công tác tư tưởng, tiếp cận ở góc độ hoạt
động của CTTT, xác định CTTT dưới CNXH là: “Hoạt động có mục đích củaĐảng Cộng sản và Nhà nước nhằm phát triển, truyền bá hệ tư tưởng xã hội chủnghĩa thành hệ tư tưởng chi phối, thống trị trong đời sống tinh thần xã hội,động viên, cổ vũ tính tích cực, tự giác, sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệpxây dựng và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa” [91, tr.9-tr.10]
Các yếu tố cấu thành CTTT, theo tác giả Đào Duy Tùng, trong cuốn
sách Một số vấn đề về công tác tư tưởng [126] gồm: chủ thể, khách thể, nội
dung, phương pháp, hình thức, phương tiện và hiệu quả CTTT Các bộphận cấu thành (hay hình thái) của CTTT gồm ba bộ phận cơ bản: công tác
lý luận, công tác tuyên truyền và công tác cổ động
Mục đích CTTT của Đảng trong cuốn sách Góp phần đổi mới công tác
tư tưởng, lý luận, tác giả Trần Trọng Tân xác định “nhằm xây dựng cho con
người có tư tưởng đúng để hành động đúng” [96, tr.162] Vì vậy, CTTT cầnhướng vào xây dựng Đảng về mặt tư tưởng, xây dựng hình thái ý thức xãhội cho chế độ XHCN và xây dựng con người sống trong xã hội mới có tưtưởng XHCN Xây dựng Đảng về mặt tư tưởng là làm cho Đảng luôn giữđược bản chất giai cấp công nhân; xây dựng hình thái ý thức xã hội là xâydựng cách nhìn và lẽ sống theo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh; xây dựng con người mới XHCN là xây dựng con
Trang 18người có nhân cách, kiến thức lý luận, hiểu biết sự phát triển xã hội để tựgiác đấu tranh cho tiến bộ xã hội, có ý thức trách nhiệm công dân, có nhiệttình cách mạng để phấn đấu, bảo vệ và xây dựng xã hội XHCN.
Trong cuốn sách Đổi mới công tác tư tưởng, lý luận phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [98], theo tác giả Phạm Tất Thắng mục
tiêu của CTTT là hình thành và phát triển hệ tư tưởng, hình thành và pháttriển cương lĩnh, đường lối chính sách trong từng giai đoạn, truyền bá hệ tưtưởng, cương lĩnh, đường lối, chính sách nhằm xây dựng thế giới quankhoa học, nhân sinh quan cộng sản, xây dựng niềm tin, tạo nên sự thốngnhất trong Đảng và sự ủng hộ của xã hội
Bàn về vai trò của CTTT, trong cuốn sách Một số vấn đề về công tác tư tưởng, tác giả Đào Duy Tùng cho rằng CTTT là “vũ khí sắc bén trong toàn bộ
quá trình hoạt động của Đảng Nó đóng vai trò to lớn trong việc xây dựng Đảngvững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức” [126, tr.15] Trong công cuộc đổimới theo định hướng XHCN, theo tác giả Đào Duy Quát và một số nhà khoa
học trong cuốn sách Công tác tư tưởng [91] khẳng định CTTT có vai trò vô
cùng quan trọng Tạo động lực cho sự nghiệp đổi mới; góp phần ổn định chínhtrị; định hướng, thúc đẩy nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng và pháthuy nhân tố con người Đồng thời khái quát hệ thống nguyên tắc CTTT củaĐảng gồm các nguyên tắc: tính đảng; tính khoa học; tính trung thực; sự thốngnhất giữa lý luận và thực tiễn, gắn với đời sống; quan điểm đồng bộ; tính hệthống; tính nhất quán và tính liên tục; tính linh hoạt, tính tiến công; tính thuyếtphục và tính dễ hiểu trong đó tính đảng là nguyên tắc cơ bản nhất
Cũng theo tác giả Đào Duy Quát và một số nhà khoa học, phương phápCTTT của Đảng “là hệ thống các cách tác động tư tưởng của chủ thể và cáccách tiếp nhận tư tưởng của đối tượng, nhằm thực hiện mục đích của công tác
tư tưởng” [91, tr.239] Phương pháp CTTT được chia thành nhiều loại, căn cứ
Trang 19vào cách sử dụng các phương tiện giáo dục có nhóm phương pháp: “dùng
lời”, “trực quan” và “thực tiễn” Căn cứ vào tính chất các biện pháp tác động
tư tưởng có: phương pháp thuyết phục, ám thị và nêu gương Căn cứ vàophạm vi tác động đối tượng có: phương pháp cá nhân, nhóm và đại chúng.Căn cứ vào mức độ tự giác của đối tượng có: phương pháp giáo dục và tựgiáo dục; phê bình và tự phê bình…
Tác giả Đào Duy Tùng trong cuốn sách Một số vấn đề về công tác tư tưởng khi bàn về tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả CTTT xác định có bốn tiêu chuẩn: Một là, CTTT có góp phần tích cực vào việc xác định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước hay không? Hai là, CTTT đã góp phần vào thực hiện nhiệm vụ chính trị như thế nào, tác động của nó đến đâu? Ba là, mức độ
thống trị, chi phối của hệ tư tưởng mác - xít, của không khí tâm lý, tinh thần
lành mạnh trong toàn xã hội Bốn là, góp phần xây dựng con người mới, phát
triển toàn diện là tiêu chuẩn cơ bản [126, tr.151-tr.154]
Nâng cao chất lượng CTTT, cũng theo tác giả phải nâng cao chất lượngnội dung tuyên truyền giáo dục là vấn đề có ý nghĩa quyết định Hình thức vàphương pháp để truyền bá giữ vai trò quan trọng, do đó cùng với việc cải tiếnnhững hình thức, phương pháp hiện có, cần tìm tòi những hình thức vàphương pháp mới, phong phú, sinh động, khắc phục bệnh công thức, đơnđiệu, nghèo nàn, kém linh hoạt trong CTTT Yếu tố quyết định nhất đến chấtlượng CTTT là đội ngũ những người làm CTTT, bên cạnh những đội ngũchuyên nghiệp, cần bồi dưỡng phát huy đội ngũ không chuyên nghiệp; cảitiến phong cách lãnh đạo, quản lý; tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật choCTTT và phát huy sức mạnh tổng hợp trong tiến hành CTTT
Nâng cao chất lượng CTTT hiện nay trong cuốn sách Công tác tư tưởng và vấn đề đào tạo cán bộ làm công tác tư tưởng [48], tác giả Trần Thị
Anh Đào cho rằng vấn đề quan trọng là phải không ngừng đổi mới phương
Trang 20thức CTTT (phương pháp và cách thức) theo hướng tăng cường phươngpháp đối thoại; đa dạng hóa phương thức giáo dục truyền thống; khắc phụchạn chế của xu hướng phi đại chúng thông tin đại chúng và tăng cường sựlãnh đạo của Đảng với CTTT
2.2 Các công trình nghiên cứu về chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng trong Quân đội và một số loại hình đơn vị cơ sở trong Quân đội
2.2.1 Các công trình nghiên cứu về chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng trong Quân đội
Quan niệm về CTTT trong Quân đội, trong cuốn sách Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị một số vấn đề lý luận và thực tiễn [24], tác giả Lê Văn Dũng khẳng định: CTTT - văn hóa trong Quân đội là
một bộ phận quan trọng trong CTTT - văn hóa của toàn Đảng, là một hoạtđộng cơ bản, nội dung chủ yếu của CTĐ, CTCT trong các lực lượng vũ trangnhân dân, là toàn bộ những hoạt động thuộc lĩnh vực ý thức của con ngườinhằm biến tư tưởng tiến bộ, cách mạng thành lực lượng vật chất để xây dựngQuân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, có văn hóa, đạo đức, lối sốngtrong sạch; làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quanđiểm của Đảng, của giai cấp công nhân, truyền thống tinh hoa, giá trị văn hóacủa dân tộc, của nhân loại thấm sâu và trở thành hệ tư tưởng của Quân độibảo đảm cho Quân đội luôn thống nhất ý chí và hành động hoàn thành thắnglợi mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó
Tiếp cận dưới góc độ triết học khi nghiên cứu về Nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam [125], tác giả Trần
Ngọc Tuệ, cho rằng các hình thức hoạt động CTTT trong Quân đội bao gồm:Hoạt động lý luận (nghiên cứu phát triển lý luận và giáo dục lý luận chính trị),hoạt động TTCĐ và công tác văn hóa
Trang 21Đánh giá hiệu quả CTTT trong Quân đội, theo tác giả phải dựa trên haitiêu chuẩn cơ bản: tiêu chuẩn nhận thức chính trị - tư tưởng và tiêu chuẩn hoạtđộng thực tiễn - hành vi của quân nhân
Các yếu tố khách quan tác động đến hiệu quả CTTT trong Quân đội là
sự tác động của môi trường chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, những biến đổicủa đối tượng và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, nhiệm vụ chức năng của Quân độitrong sự nghiệp đổi mới Các yếu tố chủ quan là năng lực lãnh đạo, quản lý, tổchức các hoạt động tư tưởng của các tổ chức đảng, cán bộ chỉ huy, cán bộ chínhtrị, cơ quan chính trị và các tổ chức quần chúng
Nâng cao hiệu quả CTTT trong Quân đội, theo tác giả cần tiếp tục đổimới nâng cao chất lượng GDCT - tư tưởng, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng và các giá trị truyềnthống của dân tộc, của Quân đội Đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn,nghiên cứu lý luận gắn với việc nghiên cứu, xác định và phổ biến đường lối,chính sách của Đảng và Nhà nước Nâng cao tính chiến đấu, chống ảnh hưởngcủa tư tưởng sai lầm, thù địch Xây dựng môi trường văn hóa quân sự lànhmạnh tác động tích cực đến quá trình phát triển nhân cách quân nhân và xâydựng tập thể quân nhân Nâng cao năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện cáchoạt động tư tưởng của các tổ chức và đội ngũ cán bộ
Bàn về Tăng cường sức mạnh tư tưởng của Quân đội nhân dân Việt Nam
[10], tác giả Lê Bỉnh nhận định hiện nay có năm nội dung chủ yếu tác động đếnQuân đội về phương diện hệ tư tưởng của các thế lực thù địch nhằm vô hiệu hóa,
làm tê liệt Quân đội: Một là, phi chính trị hóa và chiến tranh “phi giai cấp”, “phi chính trị hóa” Hai là, xuyên tạc đường lối quân sự của Đảng từ đó kích động chia rẽ Quân đội với Đảng Ba là, khoét sâu, cường điệu những tiêu cực trong
Quân đội hòng phủ nhận bản chất tốt đẹp của Quân đội, gây chia rẽ giữa Quân
đội với nhân dân và cơ quan chính quyền nhà nước Bốn là, phủ nhận thắng lợi
của hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của
Trang 22Đảng và làm suy giảm niềm tin của Quân đội với Đảng Năm là, ra sức tô vẽ cho
“sự tốt đẹp” của chủ nghĩa đế quốc nhằm làm cho cán bộ, chiến sĩ Quân đội mấttinh thần cảnh giác cách mạng, sa sút ý chí chiến đấu
Để củng cố vững chắc trận địa tư tưởng của Quân đội, theo tác giả cầntăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội trên lĩnh vực tư tưởng vàđấu tranh hệ tư tưởng Đổi mới nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáodục lý luận chính trị trong Quân đội, bao gồm: đổi mới nội dung, chương trình,hình thức, phương pháp giáo dục; chăm lo xây dựng và phát huy vai trò độingũ giáo viên lý luận chính trị Kết hợp chặt chẽ CTTT và công tác tổ chức,phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, các lực lượng, các ngành, các cấp để đấutranh chống lại sự phá hoại của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lýluận Đổi mới chính sách xã hội đối với quân nhân và hậu phương Quân đội,chăm lo xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tiến bộ
Cuốn sách Một số vấn đề về công tác tư tưởng, lý luận trong Quân đội trước tình hình mới [134] của tác giả Lê Minh Vụ Trên cơ sở luận giải làm rõ
những thành tựu, hạn chế của CTTT, tác giả rút ra bốn bài học kinh nghiệm vềCTTT trong Quân đội Bài học kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, kiên định sự lãnh đạo của Đảngđối với Quân đội, đồng thời vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh gắn với thực tiễn quân sự, hình thành đường lối quân sự đúng đắn,đưa đường lối vào cuộc sống, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trong thời
kỳ cách mạng mới Bài học phát huy sức mạnh của các cơ quan, các lực lượngnòng cốt của CTTT, lý luận, trong đó đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộchuyên trách làm CTTT, lý luận cả về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu,nhiệm vụ Bài học thường xuyên đổi mới phương pháp CTTT, lý luận trongQuân đội và bài học về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, bảo đảm tính địnhhướng chính trị đúng đắn trong CTTT, lý luận
Trang 23Tăng cường CTTT, lý luận trong Quân đội trước tình hình mới, theo tácgiả cần tăng cường tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận trong Quân đội Chủđộng tiến công trên mặt trận tư tưởng lý luận, làm thất bại chiến lược “Diễn biếnhòa bình” và “phi chính trị hóa” Quân đội Phát huy vai trò của khoa học xã hội
và nhân văn trong CTTT, lý luận của Quân đội Phát huy vai trò các phương tiệnthông tin đại chúng trong CTTT, lý luận và tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ làmCTTT, lý luận trong Quân đội đủ về số lượng, chất lượng ngày càng cao
2.2.2 Các công trình nghiên cứu về chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng ở một số loại hình đơn vị cơ sở liên quan trực tiếp đến đề tài luận án
Tác giả Nguyễn Văn Dưỡng khi nghiên cứu về Nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng ở đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu của các binh đoàn chủ lực Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, xác định hiệu quả
CTTT ở đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu của các binh đoànchủ lực “là kết quả thu được so với mục đích của công tác tư tưởng đặt ra vớiviệc sử dụng tối ưu mọi khả năng hoạt động của công tác tư tưởng trong hoạtđộng của công tác tư tưởng trong một điều kiện lịch sử xác định” [25, tr.35]
Theo tác giả, nâng cao hiệu quả CTTT ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụhuấn luyện chiến đấu của các binh đoàn chủ lực QĐND Việt Nam, phải nângcao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng đối với CTTT.Tích cực bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, nâng cao năng lực, trình độcho cán bộ làm CTTT Tiến hành tốt các hoạt động CTTT và phát huy sứcmạnh của các tổ chức, cơ quan, các lực lượng và các phương tiện thông tinđại chúng tiến hành CTTT, đồng thời chăm lo đời sống vật chất, tinh thần chocán bộ, chiến sĩ ở đơn vị cơ sở
Khi bàn về Một số vấn đề về nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở đơn vị cơ sở, tác giả Lê Duy Chương đã đề cập có hệ
thống về lý luận, thực tiễn công tác GDCT của hạ sĩ quan, binh sĩ ở đơn vị cơ
sở Bằng phương pháp tiếp cận từ chất lượng, bản chất và hệ thống GDCT, tác
Trang 24giả khái quát chất lượng GDCT cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở đơn vị cơ sở trongQuân đội là “Tổng hợp giá trị các hoạt động, các yếu tố được phản ánh ởphẩm chất và năng lực của chủ thể, các đối tượng trong việc đáp ứng mục tiêuyêu cầu giáo dục chính trị xác định” [19, tr.35]
Nâng cao chất lượng GDCT theo tác giả, cần tiếp tục đổi mới chươngtrình, nội dung, hình thức và phương pháp GDCT; tạo sự chuyển biến về nhậnthức, phát huy vai trò trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng ở đơn vị cơsở; phát huy vai trò của cơ quan chính trị cấp trên và vai trò của các cấp, cácngành ngoài Quân đội; phát huy tính tích cực, tự giác học tập và rèn luyện của
hạ sĩ quan binh sĩ ở đơn vị cơ sở trong Quân đội
Tiếp cận dưới góc độ tâm lý học, tác giả Nguyễn Hoàng Lân trong cuốn
sách Kỹ năng tuyên truyền của cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam cho rằng “Kỹ năng tuyên truyền của cán bộ chính trị ở đơn vị
cơ sở là một loại kỹ năng đặc thù trong hoạt động nghề nghiệp, thể hiện nănglực vận dụng một cách thuần thục, sáng tạo những tri thức, kỹ xảo tuyêntruyền phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và đối tượng cụ thể, đạt được mụcđích, yêu cầu mà nhiệm vụ đặt ra” [63, tr.56]
Kỹ năng tuyên truyền của cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở, được tạothành bởi tri thức, quy trình tiến hành tuyên truyền, phẩm chất nhân cách vàkhả năng giao tiếp của người cán bộ chính trị Phương pháp trong tuyên
truyền gồm các nhóm phương pháp “dùng lời”, “vũ khí chính của người đi
tuyên truyền” [63, tr.101], nhóm phương pháp “dùng hình ảnh trực quan” vànhóm phương pháp “thực tế”
Công trình luận án Bồi dưỡng phương pháp công tác tư tưởng của đội ngũ chính trị viên ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay của tác
giả Phạm Văn Huynh [62] Theo tác giả, hệ thống phương pháp CTTT gồm:Nhóm phương pháp tiến hành hoạt động lãnh đạo, quản lý CTTT (phương phápquán triệt mục tiêu, nhiệm vụ; quản lý tư tưởng và CTTT; điều tra nắm tình hình
tư tưởng; kiểm tra, giám sát; phân tích kết quả hoạt động CTTT; dự báo tình hình
Trang 25tư tưởng và CTTT; đề xuất chủ trương, biện pháp lãnh đạo; tổ chức hội nghị; xâydựng kế hoạch; chỉ đạo, điều hành các lực lượng tiến hành) Nhóm phương phápgiáo dục tư tưởng (phương pháp giảng dạy chính trị, thuyết phục, nêu gương, đốithoại, TTCĐ, tổ chức hoạt động văn hóa quần chúng, phát động tư tưởng).Nhóm phương pháp đấu tranh, giải quyết tình huống tư tưởng (phương pháp rènluyện tư tưởng, tạo dư luận tích cực, cảm hóa đối tượng cá biệt và phát huy sứcmạnh tổng hợp trong giải quyết tình huống).
Công trình luận án Đổi mới công tác tuyên truyền cổ động ở các trung,
lữ đoàn công binh Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay của tác giả Hồ Duy
Vĩnh [132] Theo tác giả, đổi mới công tác TTCĐ ở các trung, lữ đoàn côngbinh hiện nay là hoạt động tích cực, sáng tạo của các chủ thể, lực lượng trongviệc kế thừa, phát triển và thay đổi cách nghĩ, cách TTCĐ lạc hậu, lỗi thời,bằng tư duy, nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện TTCĐ mới tiến
bộ, phù hợp với sự phát triển của tình hình nhiệm vụ, nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác TTCĐ ở các trung, lữ đoàn công binh
Đổi mới công tác TTCĐ trước hết phải đổi mới tư duy nâng cao nhậnthức của các tổ chức, các lực lượng tiến hành công tác TTCĐ Đổi mới nộidung, hình thức, phương pháp TTCĐ, tăng cường cơ sở vật chất, phươngtiện kỹ thuật phục vụ công tác TTCĐ Đổi mới công tác bồi dưỡng, nâng caochất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và phát huy sức mạnhtổng hợp của các tổ chức, các lực lượng trong đổi mới công tác TTCĐ ở cáctrung, lữ đoàn công binh hiện nay
Nghiên cứu về Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền cổ động ở đơn vị cơ sở hiện nay [100] Theo tác giả Vũ Minh Thực, nội dung công tác
TTCĐ ở đơn vị cơ sở bao gồm: đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,pháp luật Nhà nước; tình hình nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ của Quân đội,của đơn vị; truyền thống của Đảng, Quân đội, đơn vị; tình hình mọi mặt củađời sống xã hội; tình hình thế giới, khu vực; âm mưu, thủ đoạn chống phá của
Trang 26các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam…Hình thức TTCĐ rấtphong phú, đa dạng như: GDCT, quán triệt nghị quyết; thông báo thời sự,chính trị; nói chuyện, kể chuyện; diễn đàn, mạn đàm, trao đổi; triển lãm nhỏ,tham quan; khẩu hiệu, tranh cổ động, tranh châm biếm; bảng tin, bảng ảnh;mít tinh; đọc báo, nghe tin, xem truyền hình
Cũng theo tác giả, nâng cao chất lượng công tác TTCĐ ở các đơn vị cơ
sở trong Quân đội hiện nay cần: Phát huy vai trò của cấp ủy, cán bộ chủ trì, cơquan chính trị và các tổ chức trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác TTCĐ; nângcao phẩm chất và năng lực TTCĐ cho đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị; đổimới nội dung, đa dạng hóa hình thức và phương pháp TTCĐ; tích cực, chủđộng xây dựng môi trường TTCĐ và tổ chức tốt đời sống vật chất, tinh thầncho cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị cơ sở
3 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết
* Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công
bố liên quan đến đề tài
Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học ở nước ngoài và trongnước có liên quan đến chất lượng CTTT ở đơn vị QLHV cấp phân đội trongcác HV, TSQ Quân đội, được khái quát trên những vấn đề sau:
Một là, các công trình có liên quan đến CTTT và chất lượng CTTT ở
những nước do ĐCS lãnh đạo CTTT được xác định là một bộ phận quan trọngtrong hoạt động lãnh đạo của ĐCS Các bộ phận cấu thành CTTT gồm hoạtđộng lý luận, tuyên truyền và cổ động Các hình thức hoạt động chủ yếu làGDCT, tuyên truyền và cổ động Tiến hành CTTT được tuân thủ theo nhữngnguyên tắc nhất định trong đó nguyên tắc tính đảng là cơ bản nhất Nâng caochất lượng hoạt động CTTT của ĐCS, phải nâng cao hiệu quả các mặt công tácGDCT, tuyên truyền và cổ động, thực hiện quan điểm đồng bộ, thông quanhiều con đường, phương tiện và phải đặt dưới sự lãnh đạo của ĐCS Tuy các
Trang 27công trình không đề cập đến CTTT của ĐCS Việt Nam, song đây là những nộidung gợi mở cho tác giả suy nghĩ, vận dụng vào nghiên cứu về CTTT ở đơn vịQLHV cấp phân đội trong các HV, TSQ QĐND Việt Nam.
Hai là, các công trình liên quan đến CTTT, chất lượng CTTT trong quân
đội ở một số nước XHCN, cho thấy CTTT có vai trò to lớn trong xây dựng,chiến đấu của quân đội Các công trình đã xác định rõ các bộ phận cấu thành,mục đích, nội dung, hình thức, phương pháp CTTT và một số biện pháp nângcao chất lượng CTTT trong quân đội Trong các hình thức của CTTT, GDCTđược coi là trọng tâm Mặc dù nhiều công trình được công bố từ trước khiCNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, tan dã, ĐCS mất quyền lãnh đạo, songbằng phương pháp tiếp cận theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, nên nộidung cơ bản của các công trình vẫn còn giá trị tham khảo cả về lý luận và thựctiễn Đây là những tư liệu, những phương pháp nghiên cứu bổ ích giúp tác giảluận án vận dụng vào nghiên cứu về chất lượng CTTT ở đơn vị QLHV cấpphân đội trong các HV, TSQ Quân đội
Ba là, các công trình nghiên cứu trong nước về CTTT, chất lượng CTTT
của ĐCS Việt Nam đã đưa ra quan niệm và khẳng định CTTT là bộ phận quantrọng của công tác xây dựng Đảng, nhân tố hàng đầu cấu thành hoạt động lãnhđạo của Đảng và góp phần xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và
tổ chức Đề cập toàn diện về nguyên tắc, nội dung, hình thức, đặc điểm CTTTcủa Đảng Dự báo yếu tố tác động và sự cần thiết phải tăng cường CTTT; đề ranhững định hướng, giải pháp trong lãnh đạo, chỉ đạo, tiến hành và nâng caochất lượng CTTT, lý luận của Đảng Đây là những công trình có giá trị lý luận
và thực tiễn hết sức sâu sắc Nội dung các công trình tuy không đề cập đếnCTTT của Đảng trong Quân đội nhưng là những tư tưởng, quan điểm, địnhhướng và cung cấp những luận cứ khoa học gợi mở cho tác giả nghiên cứu, vậndụng trong quá trình thực hiện đề tài luận án
Trang 28Bốn là, các công trình nghiên cứu có liên quan đến chất lượng, hiệu quả
CTTT trong QĐND Việt Nam đã đi sâu nghiên cứu về những nhân tố tác độngđến tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ và CTTT; trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng
tư tưởng và CTTT; rút ra những kinh nghiệm; chỉ ra những mâu thuẫn phải giảiquyết để nâng cao chất lượng, hiệu quả CTTT trong Quân đội Đặc biệt đã đưa
ra hệ thống giải pháp toàn diện, đồng bộ để củng cố, tăng cường sức mạnh vànâng cao chất lượng, hiệu quả CTTT trong QĐND Việt Nam Đây là những cơ
sở lý luận, thực tiễn quan trọng để nghiên cứu sinh kế thừa, vận dụng vào nghiêncứu CTTT ở đơn vị QLHV cấp phân đội trong các HV, TSQ Quân đội
Năm là, các công trình nghiên cứu về chất lượng, hiệu quả CTTT ở
một số loại hình đơn vị cơ sở trong QĐND Việt Nam đã tập trung phân tíchlàm sáng tỏ các vấn đề về tư tưởng, CTTT ở một số loại hình đơn vị cơ sởtrong Quân đội Phân tích những cơ sở khách quan và giải pháp nâng caochất lượng, hiệu quả CTTT và hình thức GDCT, đổi mới công tác TTCĐ;bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, phương pháp tiến hành CTTT ở một số đơn vị
cơ sở làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu và một số đơn vị cơ sở trong Quânđội Tuy các công trình chưa trực tiếp nghiên cứu toàn diện về CTTT, chấtlượng CTTT ở đơn vị QLHV cấp phân đội trong các HV, TSQ Quân đội,nhưng đó là những công trình có giá trị lý luận thực tiễn cao, giúp tác giảnghiên cứu, kế thừa, giải quyết các vấn đề có liên quan trong đề tài luận án
Như vậy, các công trình nghiên cứu ở cả trong và ngoài nước có liên quanđến chất lượng CTTT cho thấy, mỗi công trình đều có đối tượng, phương pháp,mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu khác nhau, đã đề cập một cách cơ bản,
hệ thống về lý luận, thực tiễn và đề xuất hệ thống giải pháp nâng cao chất lượngCTTT của ĐCS, ĐCS Việt Nam, quân đội một số nước XHCN, chất lượng, hiệuquả CTTT và một số hình thức hoạt động CTTT ở một số loại hình đơn vị cơ sởtrong QĐND Việt Nam, đồng thời chỉ ra những vấn đề có liên quan trực tiếp đếnchất lượng CTTT ở đơn vị QLHV trong các HV, TSQ Quân đội
Trang 29Tuy nhiên, đến nay có rất ít công trình khoa học nghiên cứu về CTTT
và chất lượng CTTT trong các HV, TSQ Quân đội và chưa có công trình nàonghiên cứu về chất lượng CTTT ở đơn vị QLHV cấp phân đội dưới góc độchuyên ngành xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước Vì vậy, đề tài luận
án không trùng lặp với bất kỳ công trình khoa học nào đã nghiệm thu, công
bố Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố là những luận
cứ khoa học để tác giả kế thừa, tiếp tục nghiên cứu, phát triển các ý tưởngkhoa học chưa đề cập tới
* Những vấn đề đặt ra luận án tập trung giải quyết
Nghiên cứu CTTT ở đơn vị QLHV cấp phân đội trong các HV, TSQ Quânđội hiện nay, luận án tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau:
Một là, đưa ra quan niệm CTTT ở đơn vị QLHV cấp phân đội trong các
HV, TSQ Quân đội; luận giải làm rõ nội hàm quan niệm, vai trò, đặc điểm, xácđịnh những vấn đề có tính nguyên tắc tiến hành CTTT ở đơn vị QLHV cấp phânđội trong các HV, TSQ Quân đội
Hai là, đưa ra quan niệm chất lượng và luận giải những yếu tố quy định
chất lượng CTTT ở đơn vị QLHV cấp phân đội; xác định tiêu chí đánh giá chấtlượng CTTT ở đơn vị QLHV cấp phân đội trong các HV, TSQ Quân đội
Ba là, nghiên cứu, khảo sát thực tiễn, đánh giá toàn diện, đúng, đầy đủ, cụ
thể thực trạng chất lượng CTTT ở đơn vị QLHV cấp phân đội trên các mặt hoạtđộng GDCT, TTCĐ, tổ chức phong trào thi đua quyết thắng, hoạt động xây dựngmôi trường văn hóa, hoạt động văn hóa - văn nghệ quần chúng, phân tích đánhgiá, định hướng tư tưởng, bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt độngCTTT ở đơn vị QLHV cấp phân đội trong các HV, TSQ Quân đội
Chỉ rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan của những ưu điểm, khuyếtđiểm, hạn chế, rút ra một số kinh nghiệm CTTT ở đơn vị QLHV cấp phân đội
Bốn là, phân tích những tác động từ tình hình thế giới, khu vực; sự biến
Trang 30đổi về kinh tế - xã hội của nước ta; sự phát triển của nhiệm vụ CTTT, nhiệm
vụ giáo dục, đào tạo và điều kiện môi trường đến nâng cao chất lượng CTTT
ở đơn vị QLHV cấp phân đội
Xác định những yêu cầu nâng cao chất lượng CTTT ở đơn vị QLHVcấp phân đội Đồng thời, đề xuất hệ giải pháp cơ bản, đồng bộ, có tính khả thinâng cao chất lượng CTTT ở đơn vị QLHV cấp phân đội trong các HV, TSQQuân đội hiện nay
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG Ở ĐƠN VỊ QUẢN LÝ HỌC VIÊN CẤP PHÂN ĐỘI TRONG CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN
ĐỘI 1.1 Đơn vị quản lý học viên cấp phân đội và những vấn đề cơ bản về công tác tư tưởng ở đơn vị quản lý học viên cấp phân đội trong các học viện, trường sĩ quan Quân đội
1.1.1 Đơn vị quản lý học viên cấp phân đội trong các học viện, trường
sĩ quan Quân đội
* Khái quát về các HV, TSQ Quân đội
Các HV, TSQ Quân đội là những trung tâm đào tạo cán bộ cho toàn quân.Hầu hết các HV, TSQ được thành lập ở miền Bắc, đầu tiên là TSQ Lục quân 1(15/4/1945), tiếp đó các HV, TSQ khác lần lượt ra đời Tuy các HV, TSQ ra đời
đã lâu và có bề dày lịch sử, truyền thống, song chỉ thực sự ổn định và phát triển
là từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng Năm 1979 Nhà nước quyết địnhđặt hệ thống nhà trường Quân đội trong hệ thống giáo dục quốc dân và đượcgiao nhiệm vụ đào tạo cán bộ bậc đại học, một số HV bên cạnh nhiệm vụ đào tạo
Trang 31đại học, được giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học Năm 1998, Nhà nước giaonhiệm vụ đào tạo bậc đại học cho tất cả các HV, TSQ Quân đội.
Các HV, TSQ có nhiệm vụ đào tạo sĩ quan cấp phân đội trực thuộc Bộ
Quốc Phòng gồm: HV Quân y, HV Hậu cần, HV Kỹ thuật quân sự, TSQ
Chính trị, TSQ Lục quân 1, TSQ Lục quân 2 Các HV, TSQ trực thuộc tổngcục, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng, quân chủng, binh chủng gồm: HV Khoa
học quân sự, HV Biên phòng, HV Hải quân, HV Phòng không - Không quân,
TSQ Kỹ thuật quân sự, TSQ Không quân, TSQ Pháo binh, TSQ Tăng - Thiếtgiáp, TSQ Đặc công, TSQ Phòng hóa, TSQ Công binh, TSQ Thông tin
Tổ chức, biên chế của các HV, TSQ có nhiệm vụ đào tạo sĩ quan cấp phân
đội, gồm ban giám đốc (ban giám hiệu) và các đơn vị trực thuộc là các phòng,khoa, ban chức năng, các tiểu đoàn (hệ) QLHV và đơn vị phục vụ Hệ thống tổchức đảng, với các HV, TSQ trực thuộc Bộ Quốc phòng thành lập đảng bộ, đảng
ủy là cấp ủy trực thuộc QUTW, các HV, TSQ trực thuộc tổng cục, Bộ tư lệnh Bộđội Biên phòng, quân chủng, binh chủng thành lập đảng bộ, đảng ủy là cấp ủycấp trên trực tiếp tổ chức cơ sở đảng Các tổ chức, đoàn thể ở các HV, TSQ cóĐoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, công đoàn, phụ nữ và HĐQN
Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các HV, TSQ đào tạo sĩ quan cấp phân
đội trong Quân đội, theo điều 9, Điều lệ công tác nhà trường QĐND Việt Namban hành ngày 20 tháng 4 năm 2016 quy định:
Các HV, TSQ đào tạo sĩ quan cấp phân đội là những tổ chức có tư cáchpháp nhân, thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, xâydựng nhà trường Quân đội chính quy, cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy địnhcủa Nhà nước và Bộ Quốc phòng
Hoạt động giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học đặt dưới sự lãnhđạo, chỉ huy thống nhất của QUTW, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu,Tổng cục Chính trị, Đảng ủy và thủ trưởng các tổng cục, Bộ tư lệnh Bộ đội
Trang 32Biên phòng, quân chủng, binh chủng Đồng thời, chấp hành nghiêm quychế giáo dục, đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều lệ công tác nhàtrường QĐND Việt Nam.
Các HV, TSQ đào tạo sĩ quan cấp phân đội có nhiệm vụ đào tạo dài hạn,đào tạo ngắn hạn cán bộ trong Quân đội theo nhiệm vụ, nội dung, chương trình,
kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tuyển chọn học viên theo tiêuchuẩn, chỉ tiêu, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng và các
bộ, ban, ngành để gửi đào tạo tại các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân vànước ngoài, thực hiện nhiệm vụ liên kết, hợp tác, tham gia giáo dục, đào tạo,nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế; giáo dục kiến thức quốc phòng và
an ninh cho sinh viên theo quy định của Chính phủ và Bộ Quốc phòng; nghiêncứu, ứng dụng, phát triển hoạt động khoa học và công nghệ, khoa học quân sự,khoa học xã hội và nhân văn, khoa học chuyên ngành phục vụ quân sự, hợp táctrao đổi khoa học trong giáo dục, đào tạo, kết quả nghiên cứu khoa học, sángkiến cải tiến kỹ thuật quân sự; sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ đượcgiao; xây dựng nhà trường cách mạng, chính quy, từng bước hiện đại
Mục tiêu đào tạo sĩ quan cấp phân đội của các HV, TSQ Quân đội là đào
tạo đội ngũ cán bộ chính trị, cán bộ chỉ huy, cán bộ chuyên môn kỹ thuật cấpphân đội có trình độ đại học; có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạođức tốt, tuyệt đối trung thành với ĐCS Việt Nam, với Tổ quốc, với nhân dân;
có trình độ kiến thức, năng lực toàn diện, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụđược giao; có sức khỏe tốt, có khả năng phát triển để đảm nhiệm chức vụ caohơn, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội và bảo vệ Tổ quốc
* Quan niệm, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của đơn vị QLHV cấp phân đội trong các HV, TSQ Quân đội
Đơn vị QLHV cấp phân đội là một loại hình đơn vị cơ bản trong hệ
thống nhà trường Quân đội, thuộc biên chế trong các HV, TSQ, có nhiệm vụ
Trang 33quản lý, giáo dục, rèn luyện học viên về mọi mặt theo quy chế QLHV của từng
HV, TSQ Quân đội và thực hiện các nhiệm vụ khác được giao Biên chế củađơn vị QLHV cấp phân đội, thực hiện theo quy định trong biểu biên chế của Bộtổng Tham mưu, được tổ chức thành tiểu đoàn (hệ), trực thuộc đảng ủy, bangiám đốc (ban giám hiệu) của các HV, TSQ Tiểu đoàn (hệ) có tiểu đoàn bộ (hệbộ) và các đơn vị trực thuộc Ở tiểu đoàn (hệ) QLHV được tổ chức thành cácđại đội (lớp), trực thuộc đảng ủy, chỉ huy tiểu đoàn (hệ) Đại đội có ban chỉ huyđại đội (chỉ huy lớp) và các trung đội trực thuộc Ở trung đội được tổ chứcthành các tiểu đội, trực thuộc chi ủy, chỉ huy đại đội Trung đội có chỉ huytrung đội và các tiểu đội trực thuộc Tiểu đội trực thuộc trung đội, có tiểu độitrưởng với số lượng thường từ 8 đến 10 học viên
Từ đó có thể quan niệm: Đơn vị QLHV cấp phân đội là một hình thức tổ chức cơ bản trong hệ thống nhà trường Quân đội, thuộc biên chế của các HV, TSQ, được tổ chức thành các tiểu đoàn (hệ), đại đội (lớp), trung đội và tiểu đội QLHV, có nhiệm vụ quản lý, giáo dục, rèn luyện học viên theo mục tiêu yêu cầu đào tạo của từng HV, TSQ Quân đội và thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.
Cơ cấu tổ chức của đơn vị QLHV cấp phân đội bao gồm hệ thống tổ
bộ các HV, TSQ Tổ chức đảng ở tiểu đoàn (hệ) QLHV là tổ chức đảng 2 cấp
(đảng bộ tiểu đoàn, hệ; chi bộ) Chi bộ được tổ chức ở đại đội (lớp), là chi bộ
có chi ủy; tổ đảng được tổ chức ở trung đội
Trang 34Hệ thống chỉ huy ở đơn vị QLHV, cấp tiểu đoàn (hệ) có ban chỉ huytiểu đoàn (hệ) Đội ngũ cán bộ chỉ huy tiểu đoàn thường gồm: tiểu đoàntrưởng, chính trị viên tiểu đoàn (hệ trưởng, chính trị viên hệ), phó tiểu đoàntrưởng (phó hệ trưởng) Cấp đại đội có ban chỉ huy đại đội Đội ngũ cán bộchỉ huy đại đội (lớp) thường có đại đội trưởng (lớp trưởng), chính trị viên đạiđội, phó đại đội trưởng (lớp phó) Cấp trung đội có trung đội trưởng, ở cấptiểu đội có tiểu đội trưởng.
Hệ thống tổ chức quần chúng ở đơn vị QLHV: Đoàn cơ sở tiểu đoàn(hệ) là tổ chức cơ sở đoàn ba cấp hoặc hai cấp Ở tiểu đoàn (hệ) là đoàn cơ sở
có ban chấp hành đoàn cơ sở; ở đại đội là liên chi đoàn hoặc chi đoàn có banchấp hành liên chi đoàn hoặc chi đoàn; ở trung đội là chi đoàn hoặc phânđoàn, chi đoàn có ban chấp hành chi đoàn; ở tiểu đội một số TSQ có phânđoàn HĐQN được tổ chức ở tất cả các đại đội (lớp) QLHV Tổ phụ nữ, tổcông đoàn được tổ chức ở cấp tiểu đoàn (hệ)
Chức năng, nhiệm vụ đơn vị QLHV cấp phân đội, theo điều 20, Điều
lệ công tác nhà trường QĐND Việt Nam ban hành năm 2016, đơn vị QLHVcấp phân đội có chức năng: Trực tiếp quản lý học viên, được tổ chức biênchế và thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Bộ Quốc phòng; chịu sự lãnhđạo của cấp ủy cấp mình, cấp ủy cấp trên, đảng ủy các HV, TSQ; sự chỉhuy, chỉ đạo của giám đốc (hiệu trưởng), chính ủy, chính trị viên và ngườichỉ huy đơn vị QLHV cấp trên
Đơn vị QLHV cấp phân đội có nhiệm vụ: Trực tiếp quản lý, giáo dục, rènluyện học viên về mọi mặt theo Quy chế QLHV trong các trường Quân đội của
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; phối hợp với các cơ quan và các khoa, bộ môn tổchức cho học viên tham gia hoạt động phương pháp học tập, phương phápnghiên cứu khoa học và tham gia đóng góp ý kiến xây dựng đơn vị, các HV,
TSQ; tham gia giảng dạy một số nội dung được giao; tổ chức quản lý, hướng
dẫn và kiểm tra việc tự học, hoạt động ngoại khóa của học viên theo chươngtrình, kế hoạch huấn luyện, đào tạo, tham gia đánh giá chất lượng giáo dục, đào
Trang 35tạo của các HV, TSQ; nhận xét, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học viên,tham gia đề xuất phong, thăng quân hàm và điều động công tác cho học viên tốtnghiệp ra trường; quản lý vũ khí trang bị và cơ sở vật chất, tài chính của đơn vị;duy trì đơn vị sẵn sàng chiến đấu, xây dựng nền nếp chính quy, tổ chức tăng giasản xuất để cải thiện đời sống và thực hiện các công tác khác được giao; xâydựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện, hoànthành tốt nhiệm vụ chính trị và các nhiệm vụ khác được giao.
1.1.2 Những vấn đề cơ bản về công tác tư tưởng ở đơn vị quản lý học viên cấp phân đội trong các học viện, trường sĩ quan Quân đội
* Quan niệm về CTTT ở đơn vị QLHV cấp phân đội
Tư tưởng là sự phản ánh của hiện thực trong ý thức, biểu thị những lợiích ít nhiều có tính phổ biến của con người, của xã hội Muốn truyền bá hoặcgiải quyết các vấn đề tư tưởng có hiệu quả phải quan tâm đến lợi ích thiếtthân, chính đáng của đối tượng CTTT nói chung là việc sử dụng tổng hợp cácthành quả của khoa học, cùng với nghệ thuật và phương pháp đặc thù, tácđộng vào ý thức, tình cảm, hành động của con người và của xã hội để hìnhthành, củng cố hoặc làm chuyển biến tư tưởng con người một cách có chủđịnh, đồng thời qua đó để định hướng hoạt động của con người
Công tác tư tưởng của ĐCS Việt Nam là một bộ phận cấu thành đặcbiệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng; là lĩnh vực trọng yếu đểxây dựng, bồi đắp nền tảng chính trị của chế độ, tuyên truyền, giáo dục,động viên và tổ chức nhân dân thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, khẳngđịnh và nâng cao vai trò tiên phong của Đảng về chính trị, lý luận, trí tuệ,văn hóa và đạo đức; thể hiện vai trò đi trước, mở đường trong sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc [35, tr.41]
Công tác tư tưởng ở từng lĩnh vực cụ thể, ngoài những nét chung,cũng có những nét đặc thù riêng CTTT trong QĐND Việt Nam là CTTT ở
Trang 36một lĩnh vực đặc thù, lĩnh vực quân sự, quốc phòng, được hiểu: là một bộphận CTTT của ĐCS Việt Nam, một mặt hoạt động cơ bản của CTĐ, CTCTtrong QĐND Việt Nam, gồm tổng thể các hoạt động truyền bá, xác lập hệ tưtưởng của ĐCS Việt Nam trong Quân đội; làm cho thế giới quan Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nướcgiữ vị trí thống trị trong đời sống tinh thần Quân đội; góp phần hình thànhphát triển nhân cách quân nhân, xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị,
tư tưởng, tổ chức [131, tr.167-tr.168]
Ở đơn vị cơ sở trong Quân đội CTTT là một mặt hoạt động cơ bản, chủyếu của CTĐ, CTCT, được tiến hành ở đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn và tươngđương Hiện nay do yêu cầu, nhiệm vụ của Quân đội, các đơn vị cơ sở trongtoàn quân được thành lập với nhiều loại hình khác nhau: đơn vị huấn luyệnchiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, đơn vị thuộc các HV, TSQ Quân đội, cácđơn vị chuyên làm kinh tế, các nhà máy, xí nghiệp, công ty quốc phòng Tiếnhành CTTT ở các đơn vị cơ sở được diễn ra trong những điều kiện và môitrường, hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau
Đơn vị cơ sở trong các HV, TSQ Quân đội là đại đội, tiểu đoàn QLHV
và tương đương - bộ phận cấu thành quan trọng của các HV, TSQ Quân đội, lànơi trực tiếp tổ chức mọi hoạt động của bộ đội; nơi biến đường lối của Đảng,pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên thành hiện thực; nơitrực tiếp thực hiện các nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu;trực tiếp quản lý, giáo dục, rèn luyện học viên theo mục tiêu, yêu cầu đào tạocủa từng HV, TSQ trong Quân đội
Từ hướng tiếp cận và luận giải trên, có thể quan niệm: CTTT ở đơn vị QLHV cấp phân đội trong các HV, TSQ Quân đội là một bộ phận CTTT của Đảng trong Quân đội, một mặt hoạt động cơ bản của CTĐ, CTCT ở đơn vị QLHV, trực tiếp tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
Trang 37đường lối, chính sách của Đảng nhằm bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị,
tư tưởng, văn hóa, đạo đức cách mạng, phát triển đời sống tinh thần của cán bộ, học viên phù hợp với nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ Quân đội, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của các HV, TSQ, đấu tranh có hiệu quả trên mặt trận tư tưởng, lý luận, văn hóa chống mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch, góp phần giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trong QĐND Việt Nam
Mục đích CTTT ở đơn vị QLHV cấp phân đội nhằm nâng cao nhận
thức, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và các phẩm chất khác, hìnhthành và phát triển nhân cách người sĩ quan cấp phân đội theo mục tiêu yêucầu đào tạo, qua đó xây dựng trung đội, đại đội (lớp), tiểu đoàn (hệ) QLHVvững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, giữ vững trận địa tư tưởng củaĐảng ở đơn vị QLHV cấp phân đội trong các HV, TSQ Quân đội
Chủ thể CTTT ở các đơn vị QLHV, CTTT ở đơn vị QLHV cấp phân
đội đặt dưới sự lãnh đạo của đảng ủy các HV, TSQ; đảng ủy tiểu đoàn (hệ);chi ủy, chi bộ đại đội (lớp) QLHV, sự chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn của cơquan chính trị, chính ủy, chính trị viên và người chỉ huy cấp trên trực tiếp, sựtham gia của đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoàn viên, do chính trị viên tiểu đoàn
(hệ) và chính trị viên đại đội trực tiếp tổ chức, tiến hành Trong đó, chủ thể trực tiếp lãnh đạo CTTT ở đơn vị QLHV cấp phân đội là đảng ủy tiểu đoàn (hệ), chi ủy, chi bộ đại đội (lớp); chủ thể trực tiếp chỉ đạo, tổ chức, quản lý, điều hành CTTT ở đơn vị QLHV theo sự phân công của đảng ủy, chi ủy, chi
bộ là đội ngũ cán bộ, đảng viên ở đơn vị QLHV; chủ thể chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra CTTT ở đơn vị QLHV là cơ quan chính trị, cán bộ chủ trì cấp trên Lực lượng tham gia CTTT ở đơn vị QLHV là mọi cán bộ, học viên, các tổ
chức, các lực lượng trong và ngoài đơn vị QLHV có liên quan
Đối tượng của CTTT ở đơn vị QLHV cấp phân đội là toàn thể cán bộ, học
viên, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng, chiến sĩ.Trong đó đối tượng học viên ở đơn vị QLHV cấp phân đội trong các HV, TSQ
Trang 38Quân đội chiếm đa số Tuy nhiên, sự phân biệt chủ thể, lực lượng, đối tượng củaCTTT ở đơn vị QLHV cấp phân đội chỉ mang ý nghĩa tương đối, trong mối quan
hệ này là chủ thể, nhưng trong mối quan hệ khác lại là đối tượng
Nội dung CTTT ở đơn vị QLHV cấp phân đội là giáo dục, tuyên truyền
nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của cán bộ, học viên về các lĩnh vực chínhtrị - xã hội, tập trung giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, hệ thống kiến thức khoahọc xã hội và nhân văn, kiến thức khoa học quân sự, đạo đức, lối sống vànhững kiến thức có liên quan đến nhiệm vụ theo chức trách của mỗi cán bộ,học viên Thông tin kịp thời tình hình thời sự, chính trị, định hướng tư tưởngtrước các sự kiện tác động đến tư tưởng, tình cảm, tâm trạng của cán bộ, họcviên Xây dựng động cơ, thái độ học tập, rèn luyện đúng đắn Cổ vũ, động viêncán bộ, học viên biến nhận thức tư tưởng thành niềm tin, tích cực thực hiệnthắng lợi nhiệm vụ giáo dục, đào tạo và các nhiệm vụ được giao, xây dựng môitrường sư phạm quân sự lành mạnh Quản lý, nắm bắt, định hướng và đấu tranhphê phán các quan điểm, tư tưởng sai trái, thù địch xâm nhập vào đơn vị
Hình thức CTTT ở đơn vị QLHV cấp phân đội gồm: Công tác GDCT;
công tác TTCĐ; công tác văn hóa quần chúng; tổ chức thi đua XHCN; xâydựng và hoạt động môi trường văn hóa; quản lý, phân tích đánh giá, địnhhướng tư tưởng; đấu tranh chống các quan điểm sai trái
Phương pháp CTTT ở đơn vị QLHV cấp phân đội là con đường, cách
thức, biện pháp để chủ thể truyền đạt mục đích, nội dung CTTT tới đối tượng
và con đường, cách thức, biện pháp để đối tượng chiếm lĩnh mục đích, nội
dung CTTT Phương pháp CTTT rất phong phú, đa dạng, ở đơn vị QLHV cấp
phân đội có thể khái quát thành các nhóm: phương pháp dùng lời nói, phươngpháp trực quan và phương pháp tổ chức thực tiễn
Phương tiện CTTT ở đơn vị QLHV cấp phân đội là phương tiện hoạt
động CTĐ, CTCT được huy động để tiến hành CTTT, trong đó có một số
Trang 39phương tiện có tính chất chuyên dùng như các tài liệu, văn kiện Đảng, sách,báo, vô tuyến truyền hình, đài phát thanh, các thiết chế văn hóa…ở đơn vịQLHV cấp phân đội.
Các yếu tố trên hình thành nên hệ thống CTTT ở đơn vị QLHV cấp phânđội, các yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, mỗi yếu tố có vị trí, vai trò riêngchi phối đến toàn bộ hoạt động CTTT Mục đích CTTT quy định, nội dung, hình
thức, phương pháp, phương tiện CTTT Nội dung phản ánh đúng mục đích, lựa
chọn hình thức, phương pháp, phương tiện phù hợp với mục đích và đối tượng
sẽ bảo đảm cho CTTT đạt chất lượng tốt Ngược lại, nếu mục đích xác địnhđúng, nhưng nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện lựa chọn không phùhợp sẽ làm cho chất lượng CTTT không cao Vì vậy, khi tiến hành CTTT ở đơn
vị QLHV cấp phân đội, các chủ thể phải tính toán đầy đủ, coi trọng vị trí, vai tròcủa các yếu tố, không được coi nhẹ, bỏ sót bất cứ một yếu tố nào
* Vai trò CTTT ở đơn vị QLHV cấp phân đội trong các HV, TSQ Quân đội Một là, CTTT ở đơn vị QLHV cấp phân đội trực tiếp góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, học viên về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh, đường lối của Đảng, bồi dưỡng năng lực tiến hành CTTT ở phân đội, góp phần củng cố vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng ở đơn vị cơ sở trong Quân đội
Thông qua các hình thức phong phú và sinh động, CTTT ở đơn vị QLHVcấp phân đội trực tiếp trang bị cho cán bộ, học viên những kiến thức cơ bản về lýluận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cươnglĩnh, đường lối, quan điểm của Đảng Quá trình giáo dục, bồi dưỡng góp phầnnâng cao sự hiểu biết về quy luật phát triển của xã hội, những tri thức về thế giớiquan khoa học, về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, biến nó thànhniềm tin, thành lý tưởng, thành nguyên tắc đạo đức cách mạng của đội ngũ cán
bộ, học viên Xây dựng cho họ những phẩm chất tư tưởng, tính tích cực chính trị,
Trang 40hoàn thiện nhân cách người cán bộ của Đảng trong Quân đội Đồng thời, thôngqua phong trào hành động cách mạng, cán bộ, học viên được bồi dưỡng, huấnluyện một cách toàn diện, đặc biệt là kiến thức kĩ, chiến thuật, chuyên mônnghiệp vụ liên quan đến chuyên ngành đào tạo theo chức trách đảm nhiệm saukhi tốt nghiệp, rèn luyện tính tổ chức, kỷ luật, tinh thần đoàn kết, hiệp đồng, lậpcông tập thể Chính từ hoạt động thực tiễn các phong trào hành động cách mạng,các cuộc vận động mà cán bộ, học viên có điều kiện tự khẳng định, xem xét, bổsung tri thức đáp ứng yêu cầu chức trách, nhiệm vụ được giao.
Tiến hành tốt CTTT ở đơn vị QLHV còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọngtrong bồi dưỡng cho học viên năng lực tổ chức tiến hành các hình thức hoạtđộng của CTTT ở đơn vị cơ sở, đây chính là những “bài học mẫu” góp phầntrang bị cho cán bộ, học viên hệ thống nguyên lý, quan điểm, nguyên tắc,phương châm, quy tắc, chế độ, phương pháp, nội dung, hình thức, các bướctiến hành CTTT, tiến hành các hoạt động GDCT, TTCĐ, thi đua khenthưởng…ở phân đội; những kiến thức mới về khoa học xã hội và nhân văn,khoa học tự nhiên, khoa học nghệ thuật quân sự, đặc biệt là của tâm lý, giáodục làm cơ sở cho vận dụng vào thực tiễn tổ chức CTTT ở phân đội; nhữngvấn đề mới, thông tin mới của đời sống tinh thần, tư tưởng xã hội và Quânđội, nâng cao cảnh giác và kiên quyết đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa”, làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình”, “phi chính trịhóa” Quân đội của các thế lực thù địch Kịp thời phổ biến những kinhnghiệm hay trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức, quản lý đơn vị và xử lý các tìnhhuống tư tưởng nảy sinh theo chức trách, nhiệm vụ của sĩ quan cấp phân đội;kinh nghiệm lĩnh hội, tiếp cận, xử lý tri thức, thông tin; kinh nghiệm giáo dục,đấu tranh tư tưởng, lý luận, tổng kết thực tiễn; quản lý, giáo dục, rèn luyện tưtưởng bộ đội, giảng bài, phân tích tình hình tư tưởng những kinh nghiệmtrong nói, nghe, viết, tổ chức diễn đàn thanh niên, thông báo thời sự chính trị,