1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

tiểu luận Sự giúp đỡ của liên xô và trung quốc với cách mạng việt nam

27 397 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 147,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 giành thắng lợi vẻ vang, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Đây là nhà nước công nông đầu tiên trong hệ thống các nước thuộc địa. Lẽ ra nhân dân Việt Nam đã có hòa bình để tập trung sức xây dựng đất nước theo con đường mà mình đã chọn. Vậy mà nguyện vọng chân chính và bức thiết ấy của nhân dân Việt Nam đã không được thực hiện. Bởi dã tâm cướp nước của thực dân Pháp rồi đến âm mưu biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, bên cạnh việc giữ vững đường lối độc lập, tự chủ, sáng tạo, phát huy cao độ sức mạnh của toàn dân tộc, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương ra sức tăng cường đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của bạn bè trên thế giới, mà trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN), đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc, tạo nên sức mạnh tổng hợp, đánhh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, giành độc lập dân tộc, đem lại quyền tự do dân chủ cho người dân, tiến lên xây dựng CNXH. Bằng đường lối ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt, phù hợp với thực tiễn quan hệ quốc tế lúc đó, Đảng và Nhà nước ta đã tranh thủ được sự ủng hộ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN, đánh bại mưu đồ của đế quốc Mỹ lợi dụng mâu thuẫn trong phe XHCN, đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc, nhằm cô lập Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Để góp phần vào việc tìm hiểu đường lối ngoại giao của nước ta và sự giúp đỡ, ủng hộ của Liên Xô và Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam, em xin chọn đề tài: “Sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc với cách mạng Việt Nam”.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 giành thắng lợi vẻ vang,nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời Đây là nhà nước công nông đầu tiêntrong hệ thống các nước thuộc địa Lẽ ra nhân dân Việt Nam đã có hòa bình

để tập trung sức xây dựng đất nước theo con đường mà mình đã chọn Vậy

mà nguyện vọng chân chính và bức thiết ấy của nhân dân Việt Nam đã khôngđược thực hiện Bởi dã tâm cướp nước của thực dân Pháp rồi đến âm mưubiến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ

Trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, bên cạnh việc giữvững đường lối độc lập, tự chủ, sáng tạo, phát huy cao độ sức mạnh của toàndân tộc, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương ra sức tăng cường đoàn kết quốc

tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của bạn bè trên thế giới, mà trước hết là cácnước xã hội chủ nghĩa (XHCN), đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc, tạo nênsức mạnh tổng hợp, đánhh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, giành độc lậpdân tộc, đem lại quyền tự do dân chủ cho người dân, tiến lên xây dựngCNXH

Bằng đường lối ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt, phù hợp với thực tiễnquan hệ quốc tế lúc đó, Đảng và Nhà nước ta đã tranh thủ được sự ủng hộ củaTrung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN, đánh bại mưu đồ của đế quốc Mỹlợi dụng mâu thuẫn trong phe XHCN, đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc,nhằm cô lập Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

Để góp phần vào việc tìm hiểu đường lối ngoại giao của nước ta và sựgiúp đỡ, ủng hộ của Liên Xô và Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam, em

xin chọn đề tài: “Sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc với cách mạng

Việt Nam”.

Trang 2

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, các tổ chức nghiên cứu về hoạt độngngoại giao của Việt Nam trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ… Đây làvấn đề hết sức phức tạp và cũng là đề tài nóng bỏng cho nên đã có nhiều nhànghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra nhận định sâu sắc về vấn đềnày Do đó, em xin đề cập tới vấn đề ngoại giao dựa trên những nghiên cứutrước đó và xin góp một phần nhỏ bé của mình nhằm làm rõ hơn, toàn diệnhơn vấn đề này

3 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương phápnghiên cứu, trong đó phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháptổng hợp… nhằm nghiên cứu rõ hơn sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc đốivới cách mạng Việt Nam

4 Kết cấu tiểu luận

Gồm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận

Trang 3

Cuộc đàm phán về chiến tranh Triều Tiên bắt đầu 8/1951 đến 7/1953.Với cuộc đình chiến tại các bán đảo Triều Tiên và Đông Dương, những điểmnóng ở Châu Á có liên quan tới xung đột giữa các nước lớn và hai phong tràokịp thời được giải quyết Tháng 5/1955 Hội nghị 64 Đảng Cộng sản và côngnhân trên thế giới họp lần I tại Matxcơva tổng kết các quy luật của CNXH, ratuyên bố kêu gọi nhân dân thế giới đấu tranh chống nguy cơ chiến tranh.Tháng 1/960 Hội nghị 81 Đảng Cộng sản và công nhân tổng kết bước quantrọng trong phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế Chiến thắng ĐiệnBiên Phủ và thắng lợi của cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp của ViệtNam cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ Năm 1960 gọi

là “năm châu Phi” Hàng loạt các nước ở châu Á, châu Phi, khu vực TrungCận Đông giành độc lập và đến cuối những năm 1960, hệ thống thuộc địa củachủ nghĩa thực dân cũ bị sụp đổ

Đây là một thắng lợi vĩ đại của các dân tộc bị áp bức bóc lột, chấm dứtchế độ thực dân 500 năm, tác động to lớn và tích cực đến cục diện chính trịthế giới Phong trào công nhân chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân, bảo vệhòa bình thế giới phát triển mạnh và đều khắp chưa từng có Sự lớn mạnh củacác lực lượng cách mạng và hòa bình làm thay đổi tương quan lực lượng cólợi cho hòa bình độc lập dân tộc và CNXH

Đầu năm 1960, tình hình quốc tế có những phát triển quan trọng Kinh tếcủa Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu phát triển với tốc độ cao Mâu thuẫnLiên Xô - Trung Quốc bộc lộ công khai và càng ngày càng gay gắt, gây nên

Trang 4

tình trạng phân liệt trong phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế Lúc này,phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đang phát triển mạnh mẽ, đánh đổchủ nghĩa thực dân cũ và đang tấn công mạnh mẽ và chủ nghĩa thực dân mới.

2 Tình hình Việt Nam (1954-1975) và những yêu cầu đặt ra

Kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi, miền Bắc nước ta hoàn toàngiải phóng, bước đầu xây dựng theo chiều hướng CNXH làm căn cứ địa vữngchắc cho cách mạng cả nước Đảng ta có kinh nghiệm lãnh đạo khởi nghĩa vũtrang và chiến tranh cách mạng, có lãnh tụ tối cao anh minh là chủ tịch HồChí Minh vĩ đại Nhân dân từ Nam chí Bắc đều đã được rèn luyện trong đấutranh cách mạng và khói lửa chiến tranh

Sau khi đánh thắng được thực dân Pháp, với chiến thắng Điện Biên Phủoanh liệt, dân tộc Việt Nam càng được sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ củanhiều dân tộc trên thế giới Song ta cũng gặp nhiều khó khăn mới trong việc

ổn định và củng cố miền Bắc, vấp phải nhiều trở ngại và quá trình chuyển thếđấu tranh của cách mạng miền Nam với tình hình so sánh lực lượng mới ởđây bất lợi cho ta, cách mạng nhân dân miền Nam bị địch đàn áp và khủng bốtàn khốc Lúc này, về mặt quốc tế, bên cạnh thuận lợi cơ bản là dựa được vàothế tiến công mạnh mẽ của ba dòng thác cách mạng đang cuồn cuộn dâng cao,

ta tranh thủ được sự ủng hộ ngày càng rộng lớn của nhân dân thế giới dễ dàngtăng cường thế và lực của mình, sự bất đồng giữa các nước XHCN, giữa cácđảng anh em và khuynh hướng thỏa hiệp với đế quốc Mỹ xuất hiện ngaytrong phe CNXH tạo nên yếu tố tiêu cực mà đế quốc Mỹ ra sức lợi dụng đểleo thang chiến tranh và đeo đuổi ý đồ xâm lược

Hơn thế, nước ta là một nước nhỏ, kinh tế chậm phát triển, so sánh vềnhiều phương diện đều có sự chênh lệch giữa ta và địch

Trước tình hình đất nước đang gặp nhiều khó khăn, mặc dù trên thếgiới hệ thống XHCN, phong trào giải phóng dân tộc, phong trào đấu tranh củagiai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước Tư bản đã có những bước

Trang 5

phát triển mới làm thay đổi lực lượng so sánh có lợi cho sự nghiệp cách mạng

và hòa bình Tuy nhiên, trên bình diện quốc tế, nhân dân ta phải đương đầuvới những khó khăn, thử thách rất nghiêm trọng phát sinh từ sự bất hòa sâusắc trong phong trào cộng sản quốc tế, giữa các đảng và các nước XHCN anh

em, nhất là Liên Xô - Trung Quốc Đế quốc Mỹ đã ra sức lợi dụng và khaithác tình hình đó để mở rộng chiến tranh, đồng thời tìm mọi cách cô lập và đèbẹp cuộc kháng chiến nước ta

Trong bối cảnh quốc tế, Đảng vạch ra đường lối kháng chiến và chínhsách đối ngoại đúng đắn, sáng tạo, đồng thời nhờ kinh nghiệm trong hoạtđộng đối ngoại, đấu tranh ngoại giao, ta đã phát huy các nhân tố, thuận lợi,hạn chế những khó khăn, phức tạp, biến yếu tố quốc tế, yếu tố thời đại thànhsức mạnh hiện thực để tăng cường thực lực của nhân dân ta trong cách mạng

và kháng chiến

Đảng ta luôn xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cáchmạng thế giới Vì vậy thực hiện đoàn kết quốc tế trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế chân chính là một vấn đề nguyên tắc có quan hệtới sự sống còn của cách mạng và sự thành bại của công cuộc cứu nước

Đảng ta đã vạch ra đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn, kết hợpchặt chẽ với đấu tranh ngoại giao với đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị,học tập kinh nghiệm của các nước anh em Từ đó, phát huy và sáng tạo tronghoàn cảnh đất nước mình

Đảng ta chủ trương trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải thực hiện sựđoàn kết liên minh với các lực lượng cách mạng của thời đại Phải chăm lo,vun đắp sự phát triển đoàn kết giữa nước ta với các nước trong cùng hệ thốngXHCN, trước hết là Liên Xô, Trung Quốc, lấy đó là cơ sở, hạt nhân để mởrộng đoàn kết với tất cả những người Cộng sản, những lực lượng cách mạng,dân chủ, hòa bình và tiến bộ trên thế giới Đảng ta cố gắng hết mình góp phầnhàn gắn những mối bất hòa nhằm giữ gìn quan hệ đoàn kết giữa các đảng vàcác nước anh em với hy vọng có thể hạn chế tác động tiêu cực của tình hình

Trang 6

đó đối với sự nghiệp cách mạng của chúng ta cũng như sự nghiệp chung củanhân dân cả nước.

II QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ VÀ SỰ GIÚP ĐỠ CỦA LIÊN XÔ, TRUNG QUỐC VÀ CÁC NƯỚC XHCN ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG VIỆT NAM 1954 - 1975

1 Quan điểm của Đảng ta về đoàn kết quốc tế

Quan điểm đoàn kết quốc tế của Đảng ta đã xác định ngay từ khi Đảng

ra đời thể hiện thông qua Cương lĩnh chính trị tháng 1/1930, ngay từ Cương

lĩnh Đảng ta khẳng định “Đảng liên kết với quần chúng vô sản Pháp” cho ta

thấy đoàn kết quốc tế là yếu tố hết sức quan trọng, đặc biệt là đối với các dântộc bị áp bức trên thế giới cùng đoàn kết chống lại các thế lực phi nghĩa

Đến Luận cương chính trị (10/1930) Đảng cũng đã đưa đoàn kết quốc tế.Một trong những nội dung hết sức quan trọng trong đường lối của Đảng để thựchiện đoàn kết quốc tế để tạo nên một mặt trận cách mạng thế giới nhằm chốnglại kẻ thù chung của giai cấp vô sản và các dân tộc thuộc địa là chủ nghĩa đế

quốc: “Vô sản Đông Dương phải liên lạc mật thiết với vô sản thế giới, nhất là

vô sản Pháp, để làm mặt trận vô sản “mẫu quốc” và thuộc địa cho sức tranh đấu cách mạng được mạnh lên Và trong công tác Đảng Cộng sản Đông Dương phải liên lạc mật thiết với Đảng Cộng sản Pháp, Trung Quốc và Ấn Độ”.

Quan điểm đoàn kết quốc tế còn được Đảng khẳng định trong rất nhiềuvăn kiện của Đảng, trong đó đặc biệt là Nghị quyết Trung ương lần thứ 15(1/1959) về tăng cường đoàn kết, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, thựchiện thống nhất nước nhà Trong Nghị Quyết Trung ương lần thứ 15 đã xácđịnh đặc điểm tình hình Việt Nam từ khi hòa bình lập lại, vạch ra nhiều nhiệm

vụ cụ thể cho hai miền Nam Bắc Mặt khác, hội nghị khẳng định cách mạngViệt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới và khẳng định thắng lợi củacách mạng Việt Nam quan hệ trực tiếp đến phe XHCN, làm cho phe XHCNcàng lớn mạnh và sự hùng mạnh của phe XHCN ảnh hưởng trực tiếp đến sựphát triển cách mạng Việt Nam Chủ trương của Đảng ta giữ vững hòa bình ởViệt Nam, thực hiện thống nhất nước nhà bằng con đường hòa bình, chủ trương

Trang 7

ấy gắn liền với chủ trương nói chung của phe CNXH Chúng ta phải nắm vữngchủ trương ấy, đồng thời phải tiếp tục củng cố và tăng cường sự đoàn kết nhấttrí không gì lay chuyển nổi giữa nước ta và các nước trong phe XHCN Đó lànghĩa vụ quốc tế của Đảng ta và nhân dân ta cũng là bảo đảm chắc chắn choviệc hoàn thành nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Trong Nghị quyết 15 đã khẳng định: Thắng lợi của cách mạng Việt Nam

có tác dụng cổ vũ các phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á, Châu Phi và

Mỹ La Tinh, thúc đẩy quá trình tan rã của chủ nghĩa thực dân trên thế giới.Ngược lại mọi thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc và phong trào hòabình, dân chủ thế giới sẽ làm suy yếu thế lực của chủ nghĩa đế quốc và có lợicho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta Vì vậy chúng ta cần tăng cường và

mở rộng quan hệ hữu nghị trên cơ sở năm nguyên tắc chung sống hòa bình vớicác nước Á - Phi, trước hết là với các nước láng giềng, tranh thủ sự đồng tìnhủng hộ của nhân dân thế giới và các cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất nướcnhà

2 Sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN đối với

sự nghiệp cách mạng Việt Nam 1954 - 1975

Trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, bên cạnh việc giữvững đường lối độc lập, tự chủ, sáng tạo và phát huy cao độ sức mạnh củatoàn dân tộc Đảng và nhà nước ta chủ trương ra sức tăng cường đoàn kếtquốc tế và tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè trên thế giới màtrước hết là các nước XHCN, đặc biệt là Liên Xô và trung Quốc, tạo nên sứcmạnh tổng hợp, đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ

Sau chiến tranh Thế giới thứ II, hệ thống các nước XHCN ra đời vànhanh chóng phát triển Thực hiện chính sách ủng hộ phong trào giải phóng dântộc, chống chủ nghĩa đế quốc, Liên Xô và Trung Quốc đã giành được tín nhiệmngày càng lớn đối với nhân dân thế giới Nhưng từ giữa những năm 1950 của thế

kỷ 20, trong phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế, cũng như trong nội bộcác nước XHCN nảy sinh bất đồng về đường lối, quan điểm và lợi ích, đặc biệt

Trang 8

là giữa Liên Xô và Trung Quốc Từ năm 1960, quan hệ Liên Xô và Trung Quốcxấu đi nghiêm trọng Đỉnh cao của sự bất đồng là xung đột biên giới diễn ranhiều lần trong năm 1969 Quan hệ giữa hai nước thù địch rõ rệt.

Về phía Mỹ, lợi dụng tình hình này, nhanh chóng nắm bắt cơ hội, tiếnhành các thủ đoạn ngoại giao nhằm chia rẽ, khoét sâu mâu thuẫn, nhằm giảm

sự đồng tình ủng hộ về vật chất và tinh thần của hai nước XHCN lớn là Liên

Xô và Trung Quốc cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam Bằng chínhsách ngoại giao tay ba, Mỹ muốn thông qua Trung Quốc và Liên Xô ép ViệtNam phải giảm bớt những nỗ lực quân sự trên chiến trường, chấp nhận nhữngđiều kiện do phía Mỹ đưa ra Một số nhà nghiên cứu Mỹ cho rằng, giới lãnhđạo Mỹ đã tính toán và cân nhắc phạm vi rộng lớn của những lợi ích chung của

Mỹ - Xô ở những nơi khác nhau trên thế giới kể cả việc kiềm chế những chínhsách của Trung Quốc, sẽ làm cho Liên Xô sẵn sàng đáp ứng những “sáng kiến”của Mỹ Đồng thời, phía Mỹ cũng nhận thấy Trung Quốc cần sự giúp đỡ của

Mỹ để phản ánh thế cô lập của họ Đưa ra và thực hiện những thủ đoạn ngoạigiao nhằm vào Liên Xô và Trung Quốc, Oasinhton tin rằng đây là biện pháphữu hiệu, tạo nên sức ép có lợi cho Mỹ trong chiến tranh ở Việt Nam

Trước tình hình đó, Đảng ta và nhà nước Việt Nam đã đưa ra nhữngchính sách đối ngoại và hoạt động ngoại giao phù hợp và hiệu quả để tranhthủ sự ủng hộ, đồng tình của Liên Xô và Trung Quốc

a Giai đoạn 1954-1965

Ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đảng và nhànước ta đã chủ trương hạn chế những khó khăn và phức tạp, phát huy nhữngthuận lợi của quốc tế và thời đại thành sức mạnh hiện thực để tăng cường thựclực cho kháng chiến Trong chiến lược chung đó, Đảng và Nhà nước ViệtNam đã xác định Liên Xô, Trung Quốc là chỗ dựa vững chắc cho công cuộcxây dựng đất nước và đấu tranh giải phóng miền Nam Việt Nam và đề ranhững nhiệm vụ quan trọng là tranh thủ tối đa sự ủng hộ của Liên Xô vàTrung Quốc trên mọi phương diện vật chất và tinh thần, chính trị… Và như

Trang 9

vậy, những bất đồng, căng thẳng trong quan hệ Liên Xô - Trung Quốc sẽ ảnhhưởng trực tiếp tới các cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dânViệt Nam Lúc này, một đường lối đối ngoại phù hợp, thể hiện sự tinh tế vàkhéo léo là hết sức cần thiết Đường lối đó phải thỏa mãn các yêu cầu: tăngcường sự đoàn kết trong phe CNXH trên tinh thần quốc tế vô sản, có lý và cótình, góp phần tích cực hàn gắn những bất đồng, rạn nứt đang gia tăng trongquan hệ Xô - Trung, làm thất bại mưu đồ lợi dụng của Mỹ; đảm bảo đượcquan hệ cân bằng giữa Việt Nam - Liên Xô và Việt Nam - Trung Quốc; giữvững đường lối đối ngoại độc lập dân tộc và tự chủ của mình Để thắng Mỹ,Việt Nam cần ủng hộ trên mọi phương diện của Liên Xô - trụ cột của pheCNXH, đồng thời không thể thiếu sự giúp đỡ của các nước láng giềng lớnTrung Quốc anh em, trong khi mối quan hệ này lại thường xuyên chịu sự chiphối âm mưu của Mỹ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta không xem nhẹ tính chấtkhó khăn và phức tạp của tình hình, liên tục có những chủ trương, biện phápkịp thời thể hiện sự phân tích sắc sảo, khéo léo, nhanh nhạy để hóa giải nhữngnguy cơ, làm giảm thiểu tác hại của sự bất đồng giữa Liên Xô - Trung Quốc

và sự lợi dụng của Mỹ

Trong điều kiện vừa tiến hành xây dựng CNXH ở miền Bắc, vừa tiếnhành đấu tranh giải phóng miền Nam, đặc biệt là phải trực tiếp đọ sức với tênđầu sỏ là Mỹ, hơn lúc nào hết, đường lối đoàn kết tập hợp lực lượng, tranh thủ sựủng hộ, đồng tình giúp đỡ của cộng đồng quốc tế càng phải được chú trọng, có ýnghĩa quyết định đến thắng lợi của cách mạng nước ta Tiếp tục tăng cường vàcủng cố tình đoàn kết hữu nghị, tranh thủ sự giúp đỡ và hợp tác chặt chẽ vớiLiên Xô và Trung Quốc là vấn đề trọng tâm, then chốt trong đường lối chínhsách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta Tuy nhiên, việc thực hiện đường lối đódiễn ra trong bối cảnh không mấy thuận lợi, sự bất đồng ngày càng gay gắt giữaLiên Xô - Trung Quốc và sự phân biệt các bè phái trong phong trào Cộng sản vàcông nhân quốc tế Mâu thuẫn này lập tức được Mỹ lợi dụng triệt để nhằm

Trang 10

chống phá cách mạng miền Nam Việt Nam, leo thang, mở rộng chiến tranh xâmlược trên phạm vi cả nước Trước tình hình đó, Đảng và Hồ Chí Minh, một mặtchủ trương kêu gọi nhân dân ta nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực cánhsinh, mặt khác ra sức hoạt động nhằm góp phần ngăn ngừa sự chia rẽ và duy trìtinh thần đoàn kết với công cuộc xây dựng và chiến đấu của nhân dân ta.

Bất đồng giữa Liên Xô - Trung Quốc bộc lộ công khai từ 1960 và ngàycàng trầm trọng, Đảng và Nhà nước ta tăng cường đẩy mạnh các hoạt động trênmặt trận đối ngoại hướng trực tiếp vào mục tiêu củng cố, phát triển tình hữu nghịhợp tác Liên Xô - Trung Quốc Năm 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thămkhông chính thức Liên Xô và Trung Quốc với mục đích tích cực đóng góp chotình đoàn kết hữu nghị giữa Liên Xô - Trung Quốc Qua cuộc viếng thăm này,

Hồ Chí Minh đã gợi ý tổ chức họp các Đảng Cộng sản và công nhân thế giới.Vào mùa thu 1960, Hội nghị 81 đảng Cộng sản và công nhân quốc tế đã họp ởMatxcơva Đoàn đại biểu của Đảng Lao động Việt Nam do Chủ tịch Hồ ChíMinh dẫn đầu dự họp Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tích cực và chủ động ký vàobản tuyên bố chung nhằm góp phần quan trọng vào thành công của Hội nghị

Cùng với những hoạt động trực tiếp gặp gỡ, thuyết phục Liên Xô, TrungQuốc tiến hành đàm phán, thương lượng kêu gọi các đảng anh em chấm dứtcông kích lẫn nhau và đề nghị triệu tập hội nghị các đảng để giải quyết bấtđồng Nhưng khi thấy việc hội họp quốc tế bị lợi dụng thành diễn đàn tập hợplực lượng theo ý đồ của các bên tranh chấp gây chia rẽ thêm phong trào cộngsản, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khước từ tham gia, tránh đào sâu thêm hố ngăncách và làm phương hại đến phong trào cách mạng vô sản quốc tế Nhờ đó mà

ý đồ thành lập “quốc tế cộng sản mới” của Trung Quốc không thực hiện được.Mặc dù vậy, lập trường của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quan hệ Liên

Xô - Trung Quốc đã có lúc bị bạn bè quốc tế chê trách hiểu nhầm, thậm chí đã

có lúc ngay chính bản thân hai nước đã có phản ứng, gây sức ép hoặc phê phánvới những lời lẽ gay gắt Người ta cho rằng Cụ Hồ đã rất khó khăn trong việc

cân bằng mối quan hệ ba nước Việt - Xô - Trung: “Cần phải có trái tim theo

Trang 11

Matxcơva và cái bụng theo Bắc Kinh là phù hợp hơn bao giờ hết” 1 , con mắt

của họ thật chẳng dễ dàng gì khi: “Tìm sự lựa chọn giữa một bên là lập trường

tư tưởng, một bên là thực tế về địa lý chính trị” 2 Tuy nhiên, sự thật về thái độcủa Đảng đối với mối quan hệ Việt – Xô- Trung là rất rõ ràng, đúng nguyên tắc

tự chủ, kiên định về đường lối không dễ lợi dụng, xúi bẩy, dễ cầu lợi

Kiên trì, quan tâm đến đoàn kết giữa các đảng Cộng sản, 11/2/1963,Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị Bộ Chính trị Đảng Lao động ViệtNam và gửi đến Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô - TrungQuốc lời kêu gọi hai đảng chấm dứt công kích lẫn nhau, ngồi vào đàm phán

Lời kêu gọi của Đảng ta còn nhấn mạnh “Đối với sự đoàn kết của phong trào

Cộng sản quốc tế, thì sự đoàn kết giữa Đảng Cộng Sản và công nhân trong phe CNXH là vô cùng quan trọng, mà sự đoàn kết giữa Liên Xô - Trung Quốc

là trụ cột để đoàn kết phe XHCN và phong trào công nhân quốc tế” 3

Bằng tất cả những hành động đúng đắn, đầy thiện chí và mang tính xâydựng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quan hệ Việt –Xô không những đượccủng cố mà còn có sự thay đổi trong lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên-Xô, quan

hệ giữa hai đảng và hai nhà nước đã tiến hành lên cấp độ mới, biểu hiện rõ rệt nhất

là chuyến thăm Việt Nam và Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng A Côxưghin (3/1965)

Như vậy, nhờ có sự chỉ đạo kịp thời và trực tiếp của Đảng và Chủ tịch

Hồ Chí Minh, quan hệ Việt - Xô đã vượt qua một thời kỳ khó khăn và phứctạp nhất, đây là những đóng góp tích cực từ hoạt động trực tiếp của Chủ tịch

Hồ Chí Minh, không những ta vẫn giữ được ngọn cờ độc lập, tự chủ về đốingoại, mà còn tiếp tục duy trì được nguồn viện trợ to lớn của Liên Xô chocông cuộc xây dựng CNXH trên miền Bắc

Từ năm 1961-1965 theo các hiệp định kinh tế và thương mại được kýkết giữa chính phủ ta và chính phủ Liên Xô (23/12/1960), Liên Xô tiếp tục

1 Triệu Quang Tiến: “Tìm hiểu chiến lược tranh thủ đồng minh của Hồ Chí Minh trong thời

kỳ vận động giải phóng độc lập”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 5/1994, tr 29, 30.

2 Triệu Quang Tiến, Sđd.

3 Vụ Liên Xô - Bộ Ngoại giao: Quan hệ Việt - Xô trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

(7/1954 - 1975), bản chụp lưu tại Viện Hồ Chí Minh, tr 20.

Trang 12

giúp Việt Nam xây dựng 37 xí nghiệp và các công trình làm cơ sở cho côngnghiệp Đồng thời Liên Xô cho Việt Nam vay dài hạn 430 triệu rúp.

Nhờ có viện trợ to lớn và sự giúp đỡ của đông đảo chuyên gia Liên Xô(tính cho đến cuối năm 1964), miền Bắc đã tiến hành cải tạo và xây dựng 90

xí nghiệp và công trình các loại trong đó có 43 công trình công nghiệp, đáng

kể nhất là một số nhà máy điện Cùng với các hiệp định viện trợ kinh tế, trongnhững năm 1961 -1965, Liên Xô viện trợ (không hoàn lại) cho Việt Nam hàngchục ngàn tấn vũ khí, đạn dược, khí tài và phương tiện chiến tranh hiện đạicũng như huấn luyện và đào tạo nhiều đơn vị, sĩ quan chỉ huy, sĩ quan kỹthuật cho quân đội nhân dân Việt Nam Nhờ thế mà miền Bắc hoàn thành tốtnhiệm vụ vừa xây dựng vừa chi viện đắc lực cho nhân dân miền Nam, từngbước đánh lại “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ

Thời kỳ 1961-1965, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc cũng có nhiều vấn

đề phức tạp, chủ yếu bị ảnh hưởng bởi những nhân tố xuất phát từ mâu thuẫnTrung - Xô, những nảy sinh đáng lo ngại trong quan hệ Trung - Mỹ và sự ápđặt mang tư tưởng dân tộc Đại Hán trong quan hệ quốc tế của Trung Quốc

Quan hệ điểm của Đảng ta trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước ViệtNam - Trung Quốc là xây dựng tinh thần đoàn kết, trước sau như một, vunđắp thành mối quan hệ đặc biệt Đối với vấn đề mâu thuẫn Trung - Xô nguyêntắc của Đảng ta là cố gắng “dàn hòa”, đề nghị hai bên Đảng giải quyết bấtđồng thông qua đàm phán trực tiếp, không công kích nhau trên các phươngtiện thông tin đại chúng Những lá thư mà Đảng Lao động Việt Nam gửi ĐảngCộng sản Liên Xô đồng thời gửi Đảng Cộng sản Trung Quốc, với mong muốnhai đảng xóa bỏ bất đồng chính trị cùng nhau tiến tới Tuy nhiên, với những lý

do khác nhau liên quan đến quyền lợi của mỗi nước, Liên Xô - Trung Quốcvẫn cùng nhau đẩy tình hình này tới mức căng thẳng, dẫn đến xung đột (1961-1962) ở biên giới làm hơn 5000 người Trung Quốc thiệt mạng

Có thể nói trên hình thức, Trung Quốc là nước ủng hộ Việt Nam mạnh

mẽ nhất trên cả hai phương diện: viện trợ và ủng hộ tinh thần Lãnh đạo

Trang 13

Trung Quốc phát động phong trào “ủng hộ Việt Nam chống Mỹ” Chính phủ

Trung Quốc ngày 9/6/1964 công khai đưa tuyên bố “rất mạnh” để phản đối đế

quốc Mỹ “Chúng ta nói thẳng với Mỹ rằng, nhân dân Trung Quốc quyết

không khoanh tay ngồi nhìn Mỹ mở rộng xâm lược Việt Nam và Đông Dương…” (Tuyên bố ngày 6/9/1964).

Tất cả các sự kiện xảy ra được Đảng ta phân tích và xử lý một cách tinh

tế và khéo léo Đảng Lao động Việt Nam rất ủng hộ thái độ của Trung Quốc

đã nhiệt tình ủng hộ Việt Nam chống Mỹ Phải nói rằng nhờ có sự chỉ đạotrực tiếp của Đảng, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong thời gian trước khi

nổ ra chiến tranh phá hoại và chiến tranh cục bộ của Mỹ đã được duy trì ởmức độ gắn bó mật thiết và hợp tác toàn diện

Mặc dù không được Việt Nam đồng tình trong chiến dịch chống Liên

Xô, phong trào “trăm hoa đua nở”, không tham gia Hội nghị 17 Đảng ChâuÁ…Trung Quốc vẫn thừa nhận tính đúng đắn về quan điểm, đường lối đốingoại của Đảng và Nhà nước ta Sử dụng hợp lý phương châm sách lược,mềm mỏng và khôn khéo trong ửng xử, sáng tạo trong hình thức ngoại giao,

dù không thuyết phục được Liên Xô ngồi vào đàm phán, nhưng có công lớnxây dựng nên mối quan hệ hữu nghị Việt - Trung

Từ thành công của công tác đối ngoại, ta đã nhanh chóng thu được sự ủng

hộ giúp đỡ to lớn và hiệu quả của Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh

tế, văn hóa, giáo dục, quốc phòng… góp phần quan trọng vào thắng lợi của cáchmạng XHCN ở miền Bắc và chi viện cho miền Nam Nhiều hiệp định kinh tếthương mại trong đó có hiệp định ký ngày 31/1/1962, đồng ý cho Việt Nam vaydài hạn số tiền là 141.750.000 USD xây dựng và mở rộng 28 xí nghiệp, côngtrình giao thông… Ngoài ra, phải kể đến vũ khí, đạn dược, quân trang, quândụng, thiết bị quân sự Một phần trong số vũ khí này đã được gửi vào chiếntrường miền Nam giúp quân và dân ta đánh bại chiến tranh đặc biệt của Mỹ Cóthể nói rằng nhờ có sự hỗ trợ đắc lực các nguồn viện trợ to lớn và toàn diện củaTrung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN anh em khác, kế hoạch phát triển 5

Ngày đăng: 05/08/2017, 09:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc bộ chính trị: Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thắng lợi và bài học , NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng kết cuộckháng chiến chống Mỹ cứu nước, thắng lợi và bài học
Nhà XB: NXB Chính trịquốc gia
2. Sự thật về những lần xuất quân của Trung Quốc và quan hệ Việt - Trung, NXB Đà Nẵng, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự thật về những lần xuất quân của Trung Quốc và quan hệ Việt - Trung
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
3. Ngoại giao Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngoại giao Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
4. Về đấu tranh thống nhất nước nhà, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005 5. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia,Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về đấu tranh thống nhất nước nhà", NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 20055. "Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
6. Chiến tranh VN, thắng lợi và bài học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến tranh VN, thắng lợi và bài học
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w