1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chứng minh nội dung Hội nghị Trung ương lần VIII (5/1941) là sự trở lại của tư tưởng Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam kể từ sau sự kiện Hội nghị Trung ương lần I (10/1930) ?

12 2,1K 16
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 106 KB

Nội dung

Sau sự ra đời của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (1925), tư tưởng của Cách mạng tháng Mười Nga (1917), tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin

Trang 1

Vấn đề:

Chứng minh nội dung Hội nghị Trung ương lần VIII (5/1941) là sự trở lại của tư tưởng Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam kể từ sau sự kiện Hội nghị Trung ương lần I (10/1930) ?

I Hoàn cảnh đưa đến quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Sau sự ra đời của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (1925), tư tưởng của Cách mạng tháng Mười Nga (1917), tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin đã được truyền bá rộng rãi trong giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nhờ vậy, phong trào công nhân Việt Nam ngày càng phát triển và có sự chuyển biến nhanh chóng về chất

Đến năm 1928 với phong trào “Vô sản hóa” đã có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy và nâng cao ý thức giác ngộ cũng như lập trường cách mạng cho giai cấp công nhân

Từ cuối năm 1928 đến đầu năm 1929, phong trào dân tộc và dân chủ ở nước ta, đặc biệt là phong trào công nông theo con đuờng cách mạng vô sản,

đã phát triển mạnh mẽ, tiêu biểu là những cuộc bãi công ở nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy Ba Son, đồn điền cao su Phú Riềng, nhà máy xe lửa Trường Thi (Vinh),… Trước tình hình đó, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên không còn đủ sức để lãnh đạo nữa Cần phải thành lập một Đảng Cộng sản để tổ chức và lãnh đạo phong trào công nhân, giai cấp nông dân cùng các lực lượng yêu nước và cách mạng khác đấu tranh chống đế quốc và phong kiến tay sai, giành lấy độc lập và tự do

Nhìn chung, trong thời kỳ 1926 – 1929, phong trào công nhân Việt Nam đã có những bước tiến bộ mới, đi vào đấu tranh tự giác, có ý thức và tổ chức chặt chẽ hơn, với quy mô ngày càng lớn hơn, công nhân không chỉ đấu tranh về mặt kinh tế mà còn đấu tranh chính trị, văn hóa,…

Đến cuối năm 1929 khi mà phong trào công nhân đã phát triển rầm rộ

và dâng thành một làn sóng dữ dội g thì lúc đó, lần lượt ba tổ chức Đảng Cộng sản cũng đã ra đời, hoạt động tích cực và lôi kéo được đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia Điều đó chứng tỏ cách mạng Việt Nam đã có một bước phát triển nhảy vọt

Nhưng sau khi ra đời, trong quá trình tuyên truyền, vận động quần chúng, các tổ chức Cộng sản hoạt động tranhh giành ảnh hưởng lẫn nhau Tình trạng đó gây tổn hại cho sự phát triển của phong trào cách mạng và gây nên tâm trạng nghi ngờ, hoang mang cho quần chúng Sự hoạt động riêng rẽ của ba tổ chức đó làm cho sức mạnh của cách mạng bị phân tán

Do đó, nhu cầu thành lập một chính Đảng duy nhất để lãnh đạo cách mạng của quần chúng, thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc là một yêu cầu cấp bách và cần thiết nhất

Trang 2

II Hội nghị thành lập Đảng (3/2/1930), thông qua Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, cũng chính là đường lối đúng đắn cho con đường cách mạng vô sản ở Việt Nam

Đến đầu năm 1930, trước nhu cầu cấp bách của phong trào cách mạng trong nước đang lên mạnh mẽ Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc được sự ủy nhiệm của Quốc tế Cộng sản đã đến Hương Cảng (Trung Quốc), triệu tập Hội nghị nhằm hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành một Đảng duy nhất ở Việt Nam

Đến đầu tháng giêng năm 1930, Hội nghị thống nhất thành lập Đảng được tổ chức dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, các đại biểu đã nhất trí hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành một Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam Đồng thời thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt, Chương trình tóm tắt (còn gọi là Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng)

Nội dung Cương lĩnh Chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo:

- Xác định tính chất xã hội Việt Nam: là xã hội thuộc địa nửa phong kiến,

mâu thuẫn cơ bản nhất là giữa dân tộc Việt Nam với bọn thực dân Pháp xâm lược

- Kẻ thù cách mạng: là bọn đế quốc xâm lược nói chung và vua quan

phong kiến, bọn tư sản phản cách mạng

- Nhiệm vụ cách mạng: đánh đổ đế quốc Pháp và bọn phong kiến tay sai,

làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng nên chính phủ công nông binh, tổ chức ra quân đội công nông, thủ tiêu hết các thứ quốc trái, tịch thu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công và chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất để đánh đổ bọn đại địa chủ và phong kiến Gắn liền nhiệm vụ dân tộc với dân chủ, hai nhiệm vụ đó có quan hệ chặt chẽ với nhau

- Phuơng hướng chiến lược cách mạng: chủ trương làm tư sản dân

quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội Cộng sản

- Lực lượng cách mạng: cương lĩnh chỉ rõ giai cấp công nhân và nông

dân là lực lượng chính Trong đó giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo Ngoài ra, cương lĩnh còn mở rộng, “phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông để kéo họ về phe vô sản giai cấp Còn các tầng lớp trung, tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải sự dụng, ít nhất là làm cho họ trung lập Bộ phận nào ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ”

- Về phương pháp cách mạng: đấu tranh bằng nhiều hình thức khác nhau,

từ thấp đến cao, từ đấu tranh kinh tế cho đến đấu tranh chính trị, kết hợp đấu tranh vũ trang, khi có thời cơ đến thì tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền

- Mục tiêu cách mạng: giành độc lập dân tộc, làm cho Việt Nam hoàn

toàn độc lập, tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và phong kiến chia cho dân cày nghèo, đem lại tự do, dân chủ và bình đẳng cho nhân dân

Trang 3

- Lãnh đạo cách mạng: giai cấp công nhân thông qua bộ tham mưu hay

chính đảng lãnh đạo của mình là Đảng Cộng sản Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng và phải liên hệ mật thiết với nhân dân

- Tổ chức cách mạng: phải thiết lập được liên minh công – nông Trên

cơ sở đó thiết lập nên một mặt trận dân tộc thống nhất để đoàn kết toàn dân thực hiện nhiệm vụ cách mạng

- Quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới: cách mạng Việt

Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, đứng về phía mặt trận cách mạng gồm các dân tộc thuộc địa bị áp bức và giai cấp công nhân trên thế giới

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là một cương lĩnh về đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, thấm nhuần quan điểm giai cấp và tính dân tộc sâu sắc Cương lĩnh thể hiện một tư tưởng cốt lõi nhất đó là độc lập dân tộc và tự do, đáp ứng được nguyện vọng khát khao của nhân dân Việt, giải quyết đúng đắn những yêu cầu trước mắt của dân tộc một cách chính xác và kịp thời Đó là tiền đề cho sự phát triển và thắng lợi của cách mạng Việt Nam giai đoạn sau Tư tưởng Hồ Chí Minh luôn theo sát và gắn liền với con đường cách mạng Việt Nam, vì vậy sau này trong Hội nghị Trung ương Đảng lần VIII (5/1941) đã có sự trở lại đúng đắn và sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách lược cách mạng Việt Nam Tư tưởng và đường lối đó có ý nghĩa quyết định đối với chiều hướng phát triển của cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta, đi đến thắng lợi vẻ vang của cách mạng tháng Tám năm 1945

III Hội nghị Trung ương Đảng lần I (10/1930) thông qua Luận cương Chính trị của Trần Phú

Giữa lúc cao trào cách mạng của quần chúng đang diễn ra quyết liệt, Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng đã họp hội nghị toàn thể lần thứ I tại Hương Cảng (Trung Quốc) vào tháng 10 – 1930 Hội nghị đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương Hội nghị cũng thông qua Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương do Trần Phú khởi thảo

Nội dung Luận cưong chính trị tháng 10 – 1930

- Xác định tính chất xã hội Đông Dương: xã hội bao gồm hai mâu

thuẫn là mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc Trong đó mâu thuẫn giai cấp là cơ bản nhất

- Xác định kẻ thù cách mạng: là các thế lực phong kiến, đế quốc Pháp

và bọn tay sai phản cách mạng

- Nhiệm vụ cách mạng: đánh đổ thế lực phong kiến, đánh đổ cách bóc

lột theo lối tiền tư bản, thực hành cách mạng thổ địa cho triệt để và đánh đổ

đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập Hai nhiệm

vụ đó phải có quan hệ khăng khít với nhau

Trang 4

- Phương hướng chiến lược cách mạng: làm cách mạng tư sản dân

quyền, sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi thì sẽ tiếp tục phát triển,

bỏ qua thời kỳ tư bản mà tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa

- Lực lượng cách mạng: phải thiết lập liên minh công – nông, công

nhân và nông dân là hai động lực chính của cách mạng Trong đó, giai cấp công nhân vừa là động lực chính, vừa là giai cấp lãnh đạo cách mạng Đối với các tầng lớp, giai cấp khác như trí phú địa hào thì “đào tận gốc, trốc tận rễ”

- Phưong pháp đấu tranh cách mạng: Đảng phải lãnh đạo nhân dân

chuẩn bị tiến lên khởi nghĩa vũ trang bạo động để giành chính quyền Theo quan điểm của Đảng Cộng sản Đông Dương “khởi nghĩa vũ trang là hình thức đấu tranh giai cấp cao nhất trong tất cả các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản”

- Mục tiêu cách mạng: đánh đổ phong kiến, đế quốc, làm cho Đông

Dương hoàn toàn độc lập, đem lại ruộng đất cho dân cày

- Lãnh đạo cách mạng: xác định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông

Dương là điều cốt yếu cho sự thắng lợi của cách mạng, Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, phải có đường lối đúng đắn, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng

- Tổ chức cách mạng: thiếu một tổ chức quảng đại quần chúng để thu

nạp tất cả các giai cấp, tầng lớp và lực lượng khác như: trí thức dân tộc, tư sản dân tộc cho tới những địa chủ có đầu óc oán ghét thực dân Pháp, đã từ lâu nung nấu độc lập quốc gia

- Quan hệ của cách mạng Đông Dương và cách mạng thế giới: Đảng

Cộng sản Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới

Tóm lại: Luận cương chính trị tháng 10 của Trần Phú đã tiếp thu được

một số quan điểm chủ yếu của Cương lĩnh tháng 2, xác định được một số vấn

đề về phương pháp cách mạng cũng như phương hướng chiến lược cách mạng Tuy nhiên, Luận cương cũng có những điểm hạn chế nhất định:

- Chưa xác định được mâu thuẫn dân tộc là mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội lúc bấy giờ

- Chưa xác định đế quốc là kẻ thù chủ yếu nhất và cần phải đánh đuổi ngay

- Chưa có sự phân biệt những tầng lớp, giai cấp trong chế độ phong kiến là giữa địa chủ và vua, quan phong kiến

- Chưa nêu được nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm

vụ hàng đầu mà nêu lên chống phong kiến làm nhiệm vụ hàng đầu Tức là đặt nhiệm vụ giai cấp lên trên nhiệm vụ dân tộc

- Chưa thấy được khả năng cách mạng của các tầng lớp tiểu tư sản, trí thức, tư sản dân tộc, trung và tiểu địa chủ Do đó vô hình chung đã đẩy các giai cấp này về bên kia chiến tiến, làm tăng kẻ thù cách mạng, làm suy yếu lực lượng cách mạng.chưa liên minh được các bộ phận trong lực lượng cách mạng dân tộc

- Chưa tạo được khối đại đoàn kết dân tộc để đấu tranh chống lại kẻ thù

Trang 5

- Chưa đề ra chủ trương thành lập một Mặt trận dân tộc thống nhất để tập hợp lực lượng cách mạng

Từ những điểm hạn chế trên đã dẫn đến sự khác biệt giữa Nguyễn Ái Quốc với Đảng Cộng sản Đông Dương ở những điểm sau:

- Về quan điểm lực lượng cách mạng

- Phương hướng cách mạng

- Việc xác định kẻ thù cách mạng

- Nhiệm vụ cách mạng

Với sự hạn chế và thiếu xót nhiều vấn đề quan trọng của Luận cương như vậy đã không đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của dân tộc, của quốc gia (độc lập dân tộc và tự do), không giải quyết đúng đắn mối quan hệ cấp thiết (dân tộc – giai cấp) mà cách mạng cần phải thực hiện ngay khi tiến hành một cuộc cách mạng vô sản ở một quốc gia thuộc địa Do đó, sau khi tìm ra được những sai lầm và thiếu xót, Hồ Chí Minh đã về nước hoạt động cùng với Trung ương Đảng và tiến hành ngay công việc đầu tiên đó là chuyển hướng chiến lược để dìu dắt cách mạng Việt Nam theo con đường đã định sẵn trước đó một cách đúng đắn

IV Hội nghị Trung ương Đảng lần VIII (5/1941) là sự trở lại của tư tưởng Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam

1 Hoàn cảnh lịch sử tác động đến sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược tại Hội nghị Trung ương lần VIII

Sau hơn 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, ngày 28/01/1941, Nguyễn

Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam Qua một thời gian phân tích tình hình thế giới và Đông Dương, Hồ Chí Minh

đã triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng lần VIII, diễn ra từ ngày 10 đến 19/05/1941 tại Pắc Bó (Cao Bằng)

Thế giới:

Trước sự xuất hiện của chủ nghĩa phái xít và nguy cơ chiến tranh bùng

nổ Tháng 7/1935, Đại hội lần VII của Quốc tế Cộng sản đã được triệu tập và thống nhất nhận định lại, nhiệm vụ cấp bách hiện nay của các nước trên thế giới là đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít Hội nghị đã đưa ra đề nghị, mỗi nước phải thành lập được một Mặt trận dân tộc thống nhất trong nước và giữa Mặt trận các nước đó phải có sự liên hệ chặt chẽ với nhau

Đến giữa năm 1940, khi phát xít Đức đã tấn công nước Pháp, chính phủ Pháp đầu hàng và lưu vong ra bên ngoài Tính chất chiến tranh cũng thay đổi,

từ chiến tranh đế quốc chuyển thành chiến tranh giữa các lực lượng vì dân chủ, hòa bình do Liên Xô làm trụ cột với các lực lượng phát xít do Đức cầm đầu

Hội nghị cũng nhận định: chiến tranh thế giới đang lan rộng Chiến tranh sẽ làm cho các nước đế quốc suy yếu, phong trào cách mạng thế giới sẽ phát triển nhanh chóng và sẽ từng bước giành được thắng lợi lớn Nếu cuộc chiến tranh lần trước đã sinh ra một nhà nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô, thì

Trang 6

cuộc chiến tranh thế giới thứ hai này sẽ cho ra đời nhiều nước xã hội chủ nghĩa nữa, và cách mạng ở nhiều nước sẽ thành công lớn

Đây cũng là thời kỳ mà quan điểm của Quốc tế Cộng sản đã dần tương đồng với quan điểm của Hồ Chí Minh về nhận định lại cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa là nhiệm vụ phải được đặt lên hàng đầu

và là nhiệm vụ cấp bách nhất Tức là cách mạng ở các nước thuộc địa phải giải quyết vấn đề trước mắt là thực hiện nhiệm vụ dân tộc giải phóng

Tình hình Đông Dương

Từ khi phát xít Nhật nhảy vào xâm chiến Đông Dương, thì bọn đế quốc Pháp và tay sai đã đầu hàng Nhật Phát xít Nhật ra sức vơ vét vật lực cũng như thực hiện những chính sách áp bức, bóc lột nặng nề đối với nhân dân ta Chúng thực hiện phát xít hóa bộ máy chính quyền, mọi hoạt động kinh tế ở Đông Dương đều bị chiến tranh hóa Nhưng cũng chính điều đó, thế lực thống trị ở Đông Dương đã dần bước vào khủng hoảng toàn diện và cực điểm, toàn

bộ về kinh tế, chính trị, quân sự

Với chính sách phản động của bọn Pháp - Nhật, nhân dân ta không thể chịu đựng được tình cảnh hai tầng xiềng xích áp bức của bọn Pháp – Nhật Do đó mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với bọn đế quốc xâm lược càng thêm sâu sắc

Với việc nắm bắt và phân tích tình hình như trên, Nguyễn Ái Quốc đã gấp rút triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương lần VIII của Đảng Cộng sản Đông Dương, trong đó nêu lên những nội dung quan trọng và cấp thiết cần phải thực hiện gấp rút

Trước tình hình biến chuyển phức tạp đó, Hội nghị Trung ương Đảng lần VIII dựa trên cơ sở thực tiễn đã nhận định đúng đắn tình hình Hội nghị đã phát triển những chủ trương của Hội nghị Trung ương lần VI (11/1939) và Hội nghị Trung ương lần VII (11/1940) về giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp, dân tộc và dân chủ Trong Hội nghị đã nêu lên được đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với quan điểm của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong Cương lĩnh tháng 2, đã được Người vạch ra từ Hội nghị thành lập Đảng (2/1930) Đây chính là quá trình chuyển hướng chiến lược và sách lược cách mạng một cách đúng đắn và sáng tạo Và đó cũng là quá trình đấu tranh lâu dài của tư tưởng Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác

2 Nội dung Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần VIII của Đảng (5/1941), là sự trở lại của tư tưởng Hồ Chí Minh trong con đường cách mạng Việt Nam kể từ sau Hội nghị Trung ương Đảng lần I (10/1930)

Từ những hạn chế và thiếu xót của Luận cương tháng 10 đã không xác định đúng đắng nhiều vấn đề trong con đường cách mạng Việt Nam, vì thế tại Hội nghị lần này đã khắc phục được những sai lầm thiếu xót đó, từng bước trở lại với tư tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh

Trang 7

- Về xác định tính chất xã hội Đông Dương: Là xã hội thuộc địa nhưng

vẫn còn sự tồn tại của phong kiến, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam nói riêng

và Đông Dương nói chung với bọn đế quốc xâm lược ngày càng gay gắt hơn Hội nghị xác định rõ tình hình ba nước Đông Dương hiện nay, phát xít Nhật đang câu kết với bọn thực dân Pháp, ra sức đàn áp, bóc lột nhân dân Đông Dương đến cùng kiệt Do đó, lòng căm thù của nhân dân đối với bọn đế quốc lên đến đỉnh điểm, họ đã sẵn sàng bước vào con đường khởi nghĩa để giành lấy độc lập và tự do Việc xác định đúng tính chất xã hội đã giúp Hội nghị nhận định đúng đắn về tình hình giữa ta và địch cũng như xác định đúng mối quan hệ cần giải quyết trước là quan hệ dân tộc – giai cấp

- Kẻ thù cách mạng: Hội nghị phân tích tình hình và xác định kẻ thù

của dân tộc ta lúc này cần phải đối phó trước mắt là đế quốc Pháp – Nhật Vì chúng liên kết lại với nhau để thống trị, áp bức nhân dân ta cực độ Việc yêu cầu xác định chính xác kẻ thù của dân tộc ta lúc này là một yếu tố quan trọng góp phần thắng lợi cho cách mạng Việt Nam sau này Sở dĩ như thế là vì trong Cương lĩnh tháng 2, Nguyễn Ái Quốc nhận định kẻ thù lúc đó là đế quốc Pháp và bọn phong kiến tay sai, còn trong Hội nghị lần VIII lại khẳng định đế quốc Pháp – Nhật là kẻ thù nguy hiểm nhất

Trong mỗi hoàn cảnh khác nhau phải dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn,

mà xác định cho chính xác kẻ thù trước mắt cần phải giải quyết Tuy nhiên, trong Hội nghị thành lập Đảng và Hội nghị VIII lần này, đều hướng đến một nhiệm vụ chung là thực hiện nhiệm vụ dân tộc lên trên nhiệm vụ giai cấp

- Mục tiêu cách mạng: Đánh đuổi bọn đế quốc và bọn phong kiến tay

sai, quyết tâm giành độc lập dân tộc, thực hiện quyền dân chủ “chia ruộng đất cho dân cày nghèo” Hội nghị nêu rõ, cách mạng giải phóng dân tộc phải đi đến cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa

Như vậy, nghị quyết đã xác định mục tiêu trước mắt của cuộc cách mạng Việt Nam lúc này chính là thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc, một nhu cầu cấp bách đối với cách mạng Việt Nam, phải làm cho Việt Nam độc lập trước đã rồi sẽ tiến hành chia ruộng đất cho nhân dân lao động nghèo Do tùy theo điều kiện, hoàn cảnh khác nhau nên ở mỗi giai đoạn sẽ có những mục tiêu cao hơn, nhưng vẫn giữ đúng lập trường Chủ trương đề ra để thực hiện mục tiêu cách mạng trong hội nghị trung ương lần VIII hoàn toàn thống nhất với tư tưởng Hồ Chí Minh nểu trong văn kiện tháng 2 năm 1930

- Nhiệm vụ cách mạng: Hội nghị xác định, trong lúc này khẩu hiệu của

Đảng ta là, trước hết phải làm sao giải phóng cho được các dân tộc Đông Dương ra khỏi ách áp bức của giặc Pháp – Nhật “Trong lúc này quyền lợi của

bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia dân tộc Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia còn

Trang 8

chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được” Đó là nhiệm vụ của Đảng ta trong vấn đề dân tộc

Trên cơ sở xác định rõ việc giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, thì tính chất của cuộc cách mạng Đông Dương đã được xác định lại; trước hết là phải đặt cuộc cách mạng dân tộc giải phóng lên hàng đầu, tức là phải cấp bách giải quyết trước mắt nhiệm vụ dân tộc, vì đó là vấn đề “nước sôi lửa bỏng”, cần phải giải quyết ngay

Việc đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên vấn đề giai cấp trong hoàn cảnh thực tiễn cách mạng Việt Nam chính là, “lùi một bước ngắn để tiến những bước dài hơn”, trong con đường tất yếu của cách mạng vô sản, chứ không phải giai cấp vô sản Đông Dương bỏ mất nhiệm vụ điền địa mà chỉ là

“tạm gác” để tập trung mũi nhọn đánh bật kẻ thù xâm lược trước đã, vì đó là vấn đề cần kíp phải được giải quyết ngay

Trong cương lĩnh tháng 2 năm 1930, Nguyễn Ái Quốc cũng chỉ rõ, phải giải quyết trước nhất nhiệm vụ dân tộc Vì khi mà chúng ta đánh đuổi được bọn thực dân xâm lược cùng với bè lũ tay sai, làm cho đất nước được độc lập, sau đó ta tiến hành giải quyết nhiệm vụ giai cấp, thực hiện dân chủ “chia ruộng đất cho dân cày nghèo’

Trong hội nghị lần VIII, việc giải quyết vấn đề dân tộc - giai cấp đã thực sự trở lại với tư tưởng của Cương lĩnh tháng 2 của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh Chống đế quốc để thực hiện nhiệm vụ dân tộc, đồng thời cũng là nhiệm vụ dân chủ (vì chúng cướp ruộng đất của nông dân, nếu đuổi được chúng thì nhân dân ta có đất sản xuất), đánh đổ phong kiến cũng là thực hiện dân chủ và dân tộc (vì bọn này làm tay sai cho bọn đế quốc) Thực tế, cả hai nhiệm vụ phải đó phải phối hợp chặt chẽ với nhau

Với nhiệm vụ dân tộc là trên hết, cách mạng Việt Nam đã từng bước trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh, đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân kiên quyết giương cao ngọn cờ đấu tranh giải phóng dân tộc Đây cũng là một trong những quan điểm cách mạng sáng tạo, một thành công lớn trong việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ - giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh

- Về phương pháp cách mạng: Hội nghị phân tích những điều kiện

khách quan và chủ quan cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giành thắng lợi và dự kiến hình thức khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa Trong những năm 1936 - 1939, ta đã chủ trương đấu tranh hợp pháp, bất hợp pháp, công khai và bán công khai, thì trong Hội nghị lần này, Đảng ta nhấn mạnh là phải đấu tranh bằng nhiều hình thức khác nhau từ đấu tranh trên mặt trận kinh tế đến đấu tranh chính trị - văn hóa, quân sự

Hội nghị lần thứ VIII khẳng định “Cuộc cách mạng Đông Dương phải kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang” Cách mạng vô sản muốn thắng lợi trước bọn ngoại xâm hung tàn thì nhân dân các nước thuộc địa phải làm cách mạng vũ trang thì mới tất thắng được bọn đế quốc

Trang 9

Nói như vậy là xuất phát từ bản chất của bọn chủ nghĩa thực dân, đế quốc, những thế lực luôn chủ trương dùng sức mạnh để đè nén, nhằm khuất phục các dân tộc thuộc địa mà chúng muốn thống trị Nếu chúng thống trị ta bằng sức mạnh thì ta phải chống đối lại bằng những cuộc bạo lực vũ trang

Do đó, việc xác định đường lối chính trị đúng đắn và sáng tạo, xác định cách mạng khởi nghĩa vũ trang mới chính là hình thức cách mạng đúng đắn

để giành lấy được chính quyền về tay nhân dân ở một nước thuộc địa Với tư tưởng Hồ Chí Minh, cuộc khởi nghĩa vũ trang, bạo lực cách mạng chính là bạo lực của quần chúng phải có sự lãnh đạo và tổ chức thống nhất để tạo nên sức mạnh cách mạng Nắm được yếu tố quan trọng đó, Đảng ta đã vận động toàn dân tộc đứng lên chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang

Và với quan điểm một dân tộc tự lực tự cường “đem sức ta mà giải phóng cho ta”, nghị quyết Hội nghị chủ trương tiến lên khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền và coi việc chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và của nhân dân trong giai đoạn hiện nay Hội nghị cũng đã nhắc nhở chúng ta không được ỷ lại, phải khẩn trương chuẩn bị để sẵn sàng chiến đấu khi thời cơ đến Do đó, ta phải luôn chuẩn bị một lực lượng mạnh và sẵn sàng chiến đấu ở mọi nơi, từ trung ương cho đến địa phương để khi thời cơ đến thì

ta có thể lãnh đạo cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có thể giành thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn

Tóm lại, với phương pháp cách mạng được xác định rõ hơn, tương đồng với nội dung mà Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã đưa ra hồi tháng 2 năm 1930, đã chuyển cách mạng Việt Nam đúng hướng chiến lược đề ra, mà điều đó được kiểm nghiệm qua quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc –

Hồ Chí Minh trong những năm tìm đường cứu nước

- Phương hướng cách mạng: Dần dần trở lại với tư tuởng Hồ Chí

Minh, trong Cương l;ĩnh tháng 2 là đưa ra phương hướng cho con đường cách mạng Việt Nam; làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản, Hội nghị đã đề ra chủ trương khẩn cấp lúc này là “tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công, tiến tới thực hiện người cày có ruộng”, thay cho khẩu hiệu “đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”

Phát triển từ Chính cương vắn tắt, là làm cách mạng tư sản dân quyền trước rồi làm thổ địa cách mạng, thì ở đây Hội nghị đề ra là; phải đánh đổ bọn đế quốc

và tay sai rồi chia đất công cho dân cày nghèo Cả hai phương hướng cách mạng

đề ra đều phù hợp với cách mạng Việt Nam mà Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

đã nhìn thấy được từ những năm chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Đó cũng là một trong những yếu tố mà Hồ Chí Minh đã ngộ ra được trong quá trình tìm đường cứu nước của mình, để đưa cách mạng Việt Nam vượt qua thác ghềnh

- Lực lượng cách mạng: Đây là một trong những nhân tố có sự khác biệt

giữa tư duy Hồ Chí Minh với Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Đông

Trang 10

Dương trong những năm đầu khi mới thành lập Đảng Nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh qua thực tiễn cách mạng đã trở nên đúng đắn hơn khi nắm được bản chất

xã hội cũng như mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam thời kỳ bấy giờ

Qua nhận định tình hình trong nước đang ngày càng có những chuyển biến sâu sắc với sự mâu thuẫn gay gắt và cao độ giữa dân tộc ta với bọn đế quốc Pháp – Nhật Cho nên, Hội nghị đã nói rõ; để chống lại những chính sách dân tộc của bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật thì Đảng ta phải ra sức tập hợp đoàn kết tất cả các tầng lớp, các giai cấp để cùng nhau thực hiện một mục tiêu chung,

đó là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người

Với một dân tộc với ý chí tự lực tự cường và tinh thần đoàn kết cao đã thể hiện thành truyền thống cao quý của dân tộc ta trong suốt hàng ngàn năm nay, với tinh thần căm thù giặc ngoại xâm “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” đã thể hiện một dân tộc Việt Nam yêu nước rất nồng nàn Chính trên cơ sở đó, khi mà bọn cướp nước dùng sức mạnh để thống trị cả dân tộc, cả đất nước, thì cả dân tộc đó phải chung vai để đứng lên đấu tranh giành lấy quyền tự do chính mình

Theo như Hồ Chí Minh nhận định: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, mà quần chúng là toàn thể nhân dân, bao gồm tất cả các giai cấp, tầng lớp yêu nước có tinh thần độc lập dân tộc và đấu tranh cho nguyện vọng độc lập dân tộc

Chính trong Chính cương vắn tắt mà Người đã nêu ra; giai cấp công nông là lực lượng chính, trong đó giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo, nhưng phải liên lạc với các tầng lớp khác như: tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Đến hội nghị lần VIII này, Hội nghị đã đánh giá cao vai trò của tất cả các tầng lớp, giai cấp trong xã hội, không phân biệt đối xử, vì lực lượng nào cũng quan trọng trong cách mạng (ví như giai cấp công nhân đảm nhận vai trò quan trọng là lãnh đạo cách mạng, nông dân là động lực chính của cách mạng, thì tiểu tư sản, trí thức cũng là bộ phận hăng hái của cách mạng,…) Nhưng muốn tạo nên một lực lượng cách mạng đoàn kết đủ sức chống lại kẻ thù thì lực lượng cách mạng phải tập hợp lại trong một tổ chức thống nhất, đó là Mặt trận dân tộc thống nhất

Đánh giá của hội nghị Trung ương Đảng lần VIII đã quay trở về với tư tưởng Hồ Chí Minh về tư tưởng đại đoàn kết toàn dân Qua đó khắc phục được những thiếu xót và hạn chế của Luận cương tháng 10 (trong Luận cương tháng 10 chỉ nêu lên lực lượng cách mạng là liên minh công nông mà không đánh giá đúng vai trò của các giai cấp, tầng lớp khác) và phát triển con đường cách mạng Việt Nam theo đúng lí luận chủ nghĩa Mác – Lênin có sự vận dụng sáng tạo

- Tổ chức cách mạng: Như đã nói ở trên, việc xác định rõ lực lượng

trong một cuộc cách mạng là một nhân tố quan trọng, thì trong sự nghiệp cách mạng vô sản để tập hợp được sức mạnh của toàn dân, để tập hợp được tất cả các giai cấp, tầng lớp, đảng phái có tinh thần chống đế quốc, giành độc lập

Ngày đăng: 08/04/2013, 08:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w