0
Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Nâng cấp chợ Đồng Tâm làm nơi kinhdoanh cho các hộ kinhdoanh vỉa hè

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - ĐỀ TÀI VỀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KINH DOANH VỈA HÈ TẠI MỘT TUYẾN PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG ĐỒNG TÂM, QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 53 -53 )

II. NHÓM GIẢI PHÁP DƯỚI GÓC ĐỘ KINH TẾ

1. Nâng cấp chợ Đồng Tâm làm nơi kinhdoanh cho các hộ kinhdoanh vỉa hè

Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất để xây dựng chợ ở Thành phố Hà Nội nói chung và ở Phường Đồng Tâm nói riêng là một trong số những giải pháp quan trọng trong giai đoạn hiện nay để giải quyết tình trạng kinh doanh vỉa hè trái phép. Việc quy hoạch và nâng cấp các chợ để người lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh có mặt bằng để buôn bán, điều này sẽ làm hạn chế việc lấn chiếm vỉa hè.

Lâu nay có việc nhiều người dân bám mặt đường vì đó là kế sinh nhai. Nhưng giờ phải thay đổi, lợi ích của cộng đồng phải đặt cao hơn lợi ích của một nhóm. Đến một lúc nào đó, khi hệ thống phân phối phát triển thì kể cả những

cửa hàng ở mặt phố tự nó sẽ mất đi, nhưng trong giai đoạn quá độ cần quy

hoạch một khu riêng để họ kinh doanh. Vấn đề quan trọng nhất là muốn thay đổi thói quen sinh hoạt, kinh doanh của người dân thì chính quyền cần phải đặt mình vào vị trí của họ và phải giải quyết nhu cầu phát sinh, chứ không thể nói cấm là cấm ngay được. Phải đạt được lợi ích cả 3 bên gồm: người dân, người kinh doanh, Nhà nước, bởi Nhà nước sẽ không thể tính chuyện thu vỉa hè trong khi không giải quyết sinh kế cho dân. Sau đây là phương án “Quy hoạch lại và nâng cấp chợ Đồng Tâm nhằm chuyển đổi địa điểm kinh doanh cho các hộ kinh doanh trên vỉa hè của Phường Đồng Tâm”

Tính cấp thiết của quy hoạch lại và nâng cấp chợ Đồng Tâm tạo nơi kinh doanh cho các hộ kinh doanh vỉa hè

Với vai trò cung cấp hàng hóa các loại phục vụ cho người dân, hàng ngày có rất nhiều người và các loại hàng hóa được vận chuyển vào chợ và xung quanh chợ cộng với ý thức của người dân và sự quan tâm tu bổ hạ tầng chợ chưa cao dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, nhếch nhác, mất cảnh quan đô thị, mất an toàn, cụ thể vừa qua vào ngày 15/12/2012 đã xảy ra cháy lớn tại một số gian hàng của chợ .. Bên trong chợ là khu vực buôn bán của các tiểu thương được cấp phép kinh doanh còn bên ngoài vỉa hè xung quan chợ là bãi gửi xe của người đi chợ, nhưng với số lượng người vào chợ rất đông nên vẫn bãi xe này vừa chiếm vỉa hè mà lại không thể giải quyết triệt để nhu cầu gửi xe của người dân. Bên

ngoài nữa là đường Trần Đại Nghĩa, tận dụng lợi thế này rất nhiều các tiểu thương khác do không có chỗ kinh doanh trong chợ đã lấn chiếm lòng lề đường vỉa hè để bày bán hàng hóa, gây mất an ninh trật tự, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm môi trường và gây mất cảnh quan đô thị và tắc nghẽn giao thông… các lực lượng chức năng của Phường hàng ngày túc trực và giải tán các đối tượng này, nhưng đến khi vừa đi khỏi họ lại quay trở lại buôn bán như bình thường, sự việc này đã diễn ra thời gian khá dài và đã trở nên khó quản lý cũng như tốn kém chi phí quản lý, mặt khác tình trạng xuống cấp của chợ Đồng Tâm đang rất đáng được các cấp chính quyền lưu tâm.

Tình trạng như hiện nay về thực trạng sử dụng và quản lý chợ Đồng Tâm và với nhu cầu cấp thiết về địa điểm để kinh doanh buôn bán của những tiểu thương trên địa bàn, cộng với vấn đề kinh doanh vỉa hè, để xe bừa bãi trên vỉa hè như hiện nay đang gây rất nhiều tác động xấu tới môi trường và cảnh quan đô thị cũng như đời sống của người dân. Nhóm nghiên cứu chúng tôi đề xuất với Phường có chủ trương đề xuất với Thành Phố dự án quy hoạch lại và nâng cấp chợ Đồng Tâm với quy mô 2 tầng nổi dành cho các hoạt động buôn bán, tầng 1 sẽ phục vụ hoạt động của các đơn vị kinh doanh hiện tại, tầng 2 dành cho các hộ kinh doanh vải hè chuyển vào với chính sách ưu đãi về giá thuê mặt bằng và 1 tầng hầm dành cho bãi để xe các loại phục vụ cho nhu cầu để xe hiện nay, mà chủ yếu là tuyến đường Đại La và Trần Đại Nghĩa.

Hình thức huy động vốn cho dự án là là huy động từ tư nhân bằng cách đấu thầu, tư nhân góp vốn 100% bên cạnh Phường có vốn đối ứng là diện tích đất hiện tại.

Hình thức quản lý sau khi hoàn thành dự án là giao cho đơn vị thi công được thu thuế, thu tiền thuê mặt bằng của các hộ kinh doanh và các khoản thu khác theo quy định riêng đặc thù đối với các hộ kinh doanh vỉa hè chuyển vào với thời hạn 10 năm, sau 10 phường sẽ tiếp nhận quản lý.

Cách làm này Phường không mất chi phí nào mà lại giải quyết được tình trạng kinh doanh trái phép trên vỉa hè hiện nay.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - ĐỀ TÀI VỀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KINH DOANH VỈA HÈ TẠI MỘT TUYẾN PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG ĐỒNG TÂM, QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 53 -53 )

×