0
Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Những ý kiến, đánh giá của người dân

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - ĐỀ TÀI VỀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KINH DOANH VỈA HÈ TẠI MỘT TUYẾN PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG ĐỒNG TÂM, QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 30 -30 )

II. THỰC TRẠNG VIỆC KINHDOANH VỈA HÈ TRÊN MỘT SỐ TUYẾN PHỐ TẠI ĐỊA

3. Những ý kiến, đánh giá của người dân

Qua thực tế nhìn thấy bên ngoài của việc kinh doanh vỉa hè là thế, nhưng đi sâu vào vấn đề bên trong của hình thức kinh doanh này còn nhiều bất cập và ý kiến của chính những hộ kinh doanh trên vỉa hè.

Bảng 2.9: Đáp án trả lời của câu hỏi số 10 “Mức độ mua sắm và sử dụng các dịch vụ trên vỉa hè của người dân”

Mức độ Tuyến đường Không bao giờ ít Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên Tổng Đường Giải phóng 8 6 4 18

Đường Lê Thanh Nghị 12 11 9 1 33

Đường Đại La 18 10 16 44

Phố Vọng 8 13 18 39

Đường Trần Đại Nghĩa 16 20 20 1 57

Tổng 62 60 67 1 1 191

Với bảng 2.9 ta thấy rất nhiều người được hỏi có nhu cầu về sử dụng các dịch vụ trên vỉa hè vì đặc tính nhanh, dễ dàng tìm thấy, chất lượng và giá cả phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng có thu nhập thấp, hoặc có quỹ thời gian ít ỏi. Như vậy kinh doanh vỉa hè xuất phát từ cả 2 phía là người kinh doanh và người tiêu dùng khi mà yêu cầu của công việc và của cuộc sống ngày càng cao, quỹ thời gian dành cho bản thân theo đó mà giảm dần vì thế kinh doanh vỉa hè

Mức độ

Tuyến đường bao giờKhông ít thoảngThỉnh Thường xuyên

Rất thường

xuyên Tổng

Đường Giải phóng 4.19 3.14 2.10 9.42

Đường Lê Thanh Nghị 6.28 5.76 4.71 0.52 17.28

Đường Đại La 9.42 5.24 8.38 23.04

Phố Vọng 4.19 6.81 9.42 0.52 20.42

Đường Trần Đại Nghĩa 8.38 10.47 10.47 29.84

đã xuất hiện, không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người dân mà nó còn góp phần giải quyết việc làm cho những người lao động thất nghiệp, từ đó làm giảm áp lực cho chính quyền địa phương về giải quyết việc làm và các hệ lụy của nó, song bên cạnh những ưu điểm, vẫn tồn tại những hạn chế của loại hình kinh doanh này đối với các đô thị hiện nay. Đó là tình trạng vỉa hè bị xuống cấp trầm trọng do sử dụng vào mục đích kinh doanh, tình trạng ô nhiễm môi trường do tiếng ồn và rác thải ra môi trường xung quanh làm tăng chi phí thu gom rác thải,…

Bảng 2.10: Kết quả trả lời câu 14 (trong phiếu điều tra): “Ông bà cảm thấy thế nào khi tình trạng vỉa hè bị lấn chiếm tịa địa phương mình?”

Mức độ

Tuyến đường quan tâmKhông Ít quan tâm Khá quan tâm Rất quan tâm Tổng

Đường Giải phóng 4 3 5 6 18

Đường Lê Thanh Nghị 3 14 12 4 33

Đường Đại La 8 16 16 4 44

Phố Vọng 2 15 19 3 39

Đường Trần Đại Nghĩa 3 29 20 5 57

Qua bảng 2.10 ta thấy phần lớn những người được hỏi có thái độ quan tâm

tới vấn đề này. Nhiều người cũng cho biết thêm vấn đề kinh doanh trên vỉa hè chỉ là giải pháp tình thế khi mà chi phí để thuê mặt bằng quá sức của họ và họ không còn lựa chọn nào khác để mưu sinh. Trong tổng số lao động kinh doanh trên vỉa hè được khảo sát, tỷ lệ lao động nữ chiếm khá cao: 63.4%, nhất là dạng buôn bán cố định. Độ tuổi trung bình theo khai báo là 41 tuổi và nhóm tuồi 36- 55 chiếm đến 52 % trong tổng số.Trình độ học vấn của họ thường từ tốt nghiệp tiểu học đến trung học. Đặc biệt, đối tượng buôn bán lưu động từ nhiều vùng quê khác nhau. Có đến 88% lao động buôn bán lưu động khai báo có nguồn gốc tư các tỉnh khác đến sinh sống tại Thành phố Hà Nội. Phần lớn họ là lao động trẻ (bình quân 35 tuổi), trình độ học vấn thường thấp ở lao động nữ. Trong khi đó lao động buôn bán cố định trên vỉa hè khai báo có đến 53% sinh ra và lớn lên tại Thành phố Hà Nội.

Chi phí mở kinh doanh trên vỉa hè thường thấp, nhất là buôn bán lưu động, trung bình khoảng 1-2 triệu đồng, những người kinh doanh cố định thì cao hơn, trung bình khoảng 4-5 triệu đồng. Do tiềm lực kinh tế còn nhiều hạn chế nên người kinh doanh vỉa hè không đủ tiền để thuê mặt bằng, mua sắm nguyên vật liệu để sản xuất kinh doanh, cũng như các khoản thuế phí.

Xuất phát từ những thực tế trên nhiều người cho rằng, chính quyền địa phương nên có cơ chế chính sách hợp lý phù hợp với thực tế hiện nay sao cho đảm bào hài hòa lợi ích giữa bên cung bên cầu, giữa quản lý đô thị và phát triển kinh tế vỉa hè. Các giải pháp cụ thể như: trợ cấp, chuyển đổi nghề nghiệp hay đào tạo nghề, xây dựng các khu buôn bán tập trung với chi phí thấp, phù hợp với khả năng tài chính của người dân sẽ vừa thúc đẩy được phát triển kinh tế mà lại

Mức độ

Tuyến đường quan tâmKhông Ít quan tâm Khá quan tâm Rất quan tâm Tổng(%)

Đường Giải phóng 2.09 1.57 2.62 3.14 9.42

Đường Lê Thanh Nghị 1.57 7.33 6.28 2.09 17.28

Đường Đại La 4.19 8.38 8.38 2.09 23.04

Phố Vọng 1.05 7.85 9.95 1.57 20.42

Đường Trần Đại Nghĩa 1.57 15.18 10.47 2.62 29.84

làm cho đô thị năng động hơn, đáp ứng nhu cầu người dân cũng như nhu cầu việc làm.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - ĐỀ TÀI VỀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KINH DOANH VỈA HÈ TẠI MỘT TUYẾN PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG ĐỒNG TÂM, QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 30 -30 )

×