III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KINHDOANH VỈA HÈ ĐỐI VỚI CÁC TUYẾN
2. Những giải pháp Phường đã áp dụng đối với kinhdoanh vỉa hè
Những văn bản pháp lý của Phường đối với kinh doanh vỉa hè
Đối tượng kinh doanh trên vỉa hè
Để có cơ sở cho việc tuyên truyền, vận động, xử lý vi phạm thì các văn bản quy định là rất cần thiết. Trong thời gian gần đây, Phường Đồng Tâm đã đưa ra một số quy định sau đây về hoạt động kinh doanh vỉa hè:
- Đề án số 484/KH-UBND ngày 20/12/2011 của UBND Phường Đồng Tâm về việc “ Nâng cao hiệu quả công tác quản lý hè phố, lòng đường, đảm bảo trật tự giao thông đô thị trên địa bàn”
- Thông báo số 07/TB-UBND ngày 13/02/2012 của UBND Phường Đồng Tâm về việc cấm để xe đạp, xe máy trên vỉa hè tuyến phố Đại La, sắp xếp việc để xe đạp xe máy trên hè phố thuộc Phường Đồng Tâm
- Thông báo số 09/TB-UBND ngày 20/02/2012về việc ra quân xử lý vi phạm an toàn giao thông trật tự đô thị
- Kế hoạch số 10/KH-UBND ngày 22/12/2012 về việc tổ chức ra quân giải tỏa tụ điểm tập kết vật liệu xây dựng, trông giữ xe trái phép trên tuyến phố Trần Đại Nghĩa
- Bản cam kết thực hiện các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự đô thị vệ sinh môi trường khi được cấp giấy phép tạm thời sử dụng hè phố
Những giải pháp đã được áp dụng
1.Tổ chức tuyên truyền, vận động bằng các hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp như: trên hệ thống loa phóng thanh của phường; cổ động trực quan bằng băng rôn khẩu hiệu, panô, áp phích, phát tờ rơi; thông qua các hội nghị của phường, tổ dân phố, hoạt động của đoàn thể… góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân.
2. Phát động các phong trào thi đua giữ gìn TTĐT giữa các đoàn thể, khu
dân cư, tổ dân phố. Gắn việc thực hiện với cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư và đánh giá, bình xét “Gia đình văn hoá” hằng năm. Mỗi khu dân cư thành lập một tổ công tác, số lượng từ 10 đến 15 người, tổ chức đi kiểm tra, nhắc nhở các trường hợp vi phạm về kinh doanh vỉa hè trên địa bàn dân cư.
3. UBND phường tổ chức kẻ vạch sơn sắp xếp vị trí để xe đạp, xe máy trên
các tuyến phố. Rà soát, lên danh sách những điểm nóng về vi phạm trật tự đô thị trên địa bàn, các điểm kinh doanh; các diểm trông giữ xe ô tô, xe máy, xe đạp
trái phép; lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh… Phân công các lực lượng phối hợp ra quân xử lý triệt để các vi phạm.
4. Duy trì lực lượng tuần tra, xử lý vi phạm TTĐT hằng ngày trên các tuyến
phố. Phân công cụ thể công việc, gắn trách nhiệm của UBND, CA phường, các đoàn thể, khu dân cư đối với việc đảm bảo TTĐT trên các tuyến phố được giao phụ trách.
5. Yêu cầu các cá nhân, tổ chức được cấp phép tạm thời sử dụng hè phố
cam kết thực hiện các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự đô thị, vệ sinh môi trường
6. UBND phường tổ chức phân công giao trách nhiệm phụ trách các tuyến
phố trên địa bàn cho các cá nhân, các đoàn thể trong tổ chức. Dưới đây là bảng 2.11 thể hiện phân công phụ trách các tuyến đường của Phường tới các chủ thể.
Bảng 2.11: Bảng phân công phụ trách các tuyến phố trên địa bàn Phường
Chủ thể phụ trách
Tuyến đường Đoàn thể Cán bộ
Trần Đại Nghĩa và Lê Thanh Nghị
Hội liên hiệp Phụ nữ Phường
Đ/c Phạm Ngọc Nam- cán bộ đô thị Đ/c Nguyễn Phú Hiếu-cán bộ quản lý thị trường
Đại La Hội Cựu chiến
binh Phường
Đ/c Trần Tuấn Long- cán bộ Thanh tra xây dựng phường
Đ/c Vũ Khánh Toàn- cán bộ đô thị
Giải Phóng và Phố Vọng
Đoàn Thanh niên Phường
Đ/c Nguyễn Đức Hà - cán bộ thanh tra xây dựng phường
Đ/c Đinh Đức Hiếu – cán bộ TNMT
3. Những ưu điểm và vấn đề bất cập, hạn chế phát sinh trong quá trình quản lý kinh doanh vỉa hè