PHẦN MỞ ĐẦU11.Lý do chọn đề tài12.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu13.Mục tiêu nghiên cứu14.Phương pháp nghiên cứu1PHẦN NỘI DUNG3CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG KHU VỰC CÔNG31.1 Các khái niệm31.2 Mục tiêu của chính sách tiền lương31.3 Nội dung của chính sách tiền lương31.4 Vai trò và tác động của chính sách tiền lương4CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG KHU VỰC CÔNG Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP52.1 Bối cảnh hội nhập52.2 Chính sách tiền lương khu vực công trong bối cảnh hội nhập62.2.1 Thực trạng và mức lương cơ sở sau những lần điều chỉnh62.2.2 Nhận định về chính sách tiền lương sau những lần cải cách82.3 Những vấn đề đặt ra cho chính sách tiền lương khu vực công trong bối cảnh hội nhập82.3.1 Cơ hội82.3.2 Thách thức9CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GỢI Ý TRONG VIỆC XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG KHU VỰC CÔNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP113.1 Đổi mới tư duy bắt kịp xu thế hội nhập quốc tế113.2 Hoàn thiện chế độ phụ cấp113.3 Trao quyền tự chủ11PHẦN KẾT LUẬN13TÀI LIỆU THAM KHẢO14
Trang 1Mã lớp: Đ H 1 4 N L 1 Số báo danh: 1 9 2
Tiền lương trong khu vực công ThS Nguyễn Văn Hiếu
CHÍNH SÁCH TIÈN LƯƠNG KHU VỰC CÔNG Ở VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP Tiểu luận (hoặc tham luận): Cuối kì Giữa kì
Tiểu luận (hoặc tham luận) này được hoàn thành vào ngày 16/06/2017
Giám khảo 1 (Ký và ghi rõ họ tên)
Giám khảo 2 (Ký và ghi rõ họ tên)
TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 06 NĂM 2017
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
3 Mục tiêu nghiên cứu 1
4 Phương pháp nghiên cứu 1
PHẦN NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG KHU VỰC CÔNG 3
1.1 Các khái niệm 3
1.2 Mục tiêu của chính sách tiền lương 3
1.3 Nội dung của chính sách tiền lương 3
1.4 Vai trò và tác động của chính sách tiền lương 4
CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG KHU VỰC CÔNG Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP 5
2.1 Bối cảnh hội nhập 5
2.2 Chính sách tiền lương khu vực công trong bối cảnh hội nhập 6
2.2.1 Thực trạng và mức lương cơ sở sau những lần điều chỉnh 6
2.2.2 Nhận định về chính sách tiền lương sau những lần cải cách 8
2.3 Những vấn đề đặt ra cho chính sách tiền lương khu vực công trong bối cảnh hội nhập 8
2.3.1 Cơ hội 8
2.3.2 Thách thức 9
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GỢI Ý TRONG VIỆC XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG KHU VỰC CÔNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP 11
3.1 Đổi mới tư duy bắt kịp xu thế hội nhập quốc tế 11
3.2 Hoàn thiện chế độ phụ cấp 11
3.3 Trao quyền tự chủ 11
PHẦN KẾT LUẬN 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chính sách tiền lương của mỗi quốc gia điều giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế thị trường Do đó, một chính sách tiền lương hoàn thiện sẽ góp phần vào việc tạo động lực thúc đẩy kinh tế, phân phối thu nhập, điều chỉnh cung cầu thị trường lao động, phân bổ nguồn lực, tích lũy tiêu dùng và vấn đề an sinh xã hội Đây là đòn bẫy quan trọng tạo ra mối tương tác chặt chẽ về chính trị, kinh tế - xã hội
Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hội nhập, việc xây dựng một hệ thống lương cải cách theo cơ chế thị trường là điều tất yếu và đây là vấn đề được hầu hết lao động quan tâm Tuy nhiên việc cải cách tiền lương khu vực công sẽ gặp nhiều bất cập trong việc xác lập tiền lương như: hệ thống bảng lương có nhiều bậc, hệ số mức lương ở các ngạch thì phụ thuộc vào thâm niên công tác và bằng cấp Thêm nữa, tiền lương trong vực công sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng và trách nhiệm của cán bộ công tác trong
cơ quan nhà nước, tăng lương hợp lý sẽ là động lực để tăng năng suất và chất lượng lao động Do đó, chính sách và thể chế xác lập tiền lương cần được cải thiện nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động đang thay đổi và đảm bảo rằng chính sách này hợp lý để giữ cán bộ không chuyển sang khu vực khác Chính sách tiền lương trong bối cảnh hội nhập được xây dựng hợp lý không chỉ giúp ích cho lao động trong khu vực công mà nó còn góp phần cho việc đảm bảo hội nhập kinh tế nước ta sâu hơn vào nền kinh khu vực và quốc tế, đem lại lợi ích cho toàn thể người lao động, doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam Bởi sự ảnh hưởng và tầm quan trọng của
chính sách tiền lương trong giai đoạn hội nhập nên tôi đã chọn đề tài “Chính sách tiền lương trong khu vực công ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập” làm đề tài nghiên
cứu của mình
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng bài viết: Tiền lương và chính sách tiền lương khu vực công trong bối cảnh hội nhập
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi tiền lương trong khu vực công ở Việt Nam, thời gian thay đổi mức lương cơ sở giai đoạn 2006 đến nay
3 Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm đem đến cái nhìn toàn cảnh về chính sách tiền lương trong khu vực công ở Việt Nam hiện nay, phát hiện ra những cơ hội và thách thức trong chính sách tiền lương khu vực công hiện nay, từ đó gợi ý một số khuyến nghị nhằm giúp hoàn thiện chính sách trong tương lai
Trang 44 Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận hoàn thiện nhờ sưu tầm tài liệu trong giáo trình, các trạng mạng Internet và bài báo có liên quan đến nội dung bàn luận
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích và đánh giá một số nội dung để làm rõ ý nghĩa xác thực của đề tài
Trang 5PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN
LƯƠNG TRONG KHU VỰC CÔNG 1.1 Các khái niệm
Tiền lương trong khu vực công
Theo PGS.TS Lê Chi Mai cho rằng:
Tiền lương trong khu vực công là phần tiền trả cho công chức, viên chức theo ngạch bậc do Nhà nước quy định Đây là số tiền mà các cơ quan tổ chức của nhà nước trả cho người lao động theo quy định và được thể hiện trong hệ thống thang, bảng lương
do Nhà Nước ban hành
Chính sách tiền lương trong khu vực công
Chính sách tiền lương là quan điểm, phương thức, cách tính toán để xác định mức tiền lương trong một phạm vi
Hội nhập quốc tế
Hội nhập quốc tế được hiểu như là quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết họ với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế Gắn chặt việc xây dựng nền kinh
tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế (Bộ Chính trị khóa IX - Nghị quyết số 07-NQ/TW “Về hội nhập kinh tế quốc tế”, ngày 27/11/2001)
1.2 Mục tiêu của chính sách tiền lương
Mục tiêu thứ 1: Tiền lương bằng nhau cho các công việc như nhau được thực hiện trong điều kiện giống nhau
Mục tiêu thứ 2: Tiền lương khác nhau căn cứ vào những khác biệt trong công việc hoàn thành, trách nhiệm được giao và phẩm chất
Mục tiêu thứ 3: Tiền lương chính quyền cần được trả tương xứng với tiền lương khu vực tư nhân
Mục tiêu thứ 4: Các cơ cấu tiền lương của chính quyền phải xem xét lại một cách định
kì và rà soát một cách có hệ thống để đảm bảo có hiệu lực liên tục
1.3 Nội dung của chính sách tiền lương
Chính sách tiền lương trong nền công vụ có những vấn đề theo trật tự sau:
- Xác định các loại vị trí công việc và đội ngũ nhân viên để áp dụng kế hoạch nào
- Trình bày chính sách tiền lương: gồm tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp khác
Trang 6- Bảng thanh toán tiền công ghi rõ các lớp tiền công tương ứng với mỗi lớp công việc
- Các bảng biểu về quy tắc trả lương, trả lương làm thêm giờ
- Các quy tắc xác định các khoản tiền trả cho những trường hợp đặc biệt ví dụ như khi được đề bạt, thuyên chuyển, hạ chức
- Các quy tắc liên quan đến tỷ lệ chi trả đặc biệt như tuyển dụng, khiếu nại của nhân viên các trường hợp nghiêm trọng các tình huống khẩn cấp
- Các quy tắc chi trả liên quan hình thức nghỉ việc, nghỉ sinh đẻ, những tình huống bất thường và không nhất quán và giải quyết những khiếu nại của nhân viên về các quyết định trả công
1.4 Vai trò và tác động của chính sách tiền lương
Một nền công vụ quyết định trong lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước, sản xuất hàng hóa công, chính sách phát triển kinh tế xã hội, quản lí dự án các vấn đề thu chị ngân sách, ổn định tài chính phát triển xã hội
Chính sách tiền lương góp phần quan trọng trong việc hình thành một nên công vụ tốt Tiền lương của cán bộ, công chức phải đặt trong mối quan tâm hàng đầu vì nó tác động trực tiếp đến đời sống, đến động cơ, đến mục tiêu hoàn thành công việc của công chức trong nền công vụ Nền công vụ tốt sẽ tạo điều kiện tốt cho phát triển kinh tế, xã hội
Trang 7CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG KHU VỰC CÔNG Ở VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP 2.1 Bối cảnh hội nhập
Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập vào các thị trường quốc tế, như sự thành lập khối Cộng đồng ASEAN sẽ tạo nên sự chuyển đổi từ nền kinh tế có tiền lương thấp sang nền kinh tế có năng suất lao động cao cho các nước trong khu vực ASEAN Đặc biệt, các nước trong khu vực có thể cạnh tranh dựa trên năng suất chứ không phải bằng mức lương thấp Việc hội nhập kinh tế sẽ đòi hỏi nhu cầu về lao động được dự báo sẽ chắc chắn tăng mạnh Tuy nhiên, việc tiền lương của người lao động
có được tăng hay không còn phụ thuộc vào năng suất và chất lượng của người lao động Đặc biệt, các chính sách cải cách tiền lương về mức lương tối thiểu và thương lượng tiền lương sẽ là cơ sở bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động
Việt Nam đã đạt được bước tiến quan trọng trong việc xác lập tiền lương tối thiểu nhưng như vậy chưa đủ Hệ thống pháp luật và thể chế cho thương lượng tập thể về lương cần được cải thiện và các tiêu chuẩn lao động quốc tế là khuôn khổ và những công cụ hữu hiệu để thực hiện điều này Chính sách và thể chế xác lập tiền lương cần được cải thiện nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động đang thay đổi và đảm bảo rằng việc hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và quốc tế sẽ mang lại lợi ích cho người lao động, doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam
Do đó việc xác lập mức lương tối thiểu và thương lượng tập thể là hai công cụ quan trọng, bổ trợ cho nhau trong hệ thống điều chỉnh tiền lương của một nền kinh tế thị trường Trong khi mức lương tối thiểu bảo vệ những người lao động nghèo nhất, thì thương lượng tập thể đem lại cơ hội điều chỉnh tiền lương cho những người có thu nhập cao hơn mức lương tối thiểu Việc phát triển quan hệ lao động hài hòa có thể giúp cho chủ lao động và người lao động thích ứng với những thay đổi do hội nhập sâu rộng hơn ở cấp khu vực và toàn cầu mang lại
Trong khu vực công, tiền lương là số tiền mà các cơ quan, tổ chức của Nhà nước trả cho người lao động theo cơ chế, chính sách của Nhà nước và được thể hiện trong
hệ thống thang, bảng lương do Nhà nước quy định
Trong hoạt động công vụ, tiền lương đóng giữ vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những yếu tố tiên quyết thu hút và giữ được những người có tài năng tham gia hoạt động trong khu vực công, tránh hiện tượng chảy máu chất xám từ khu vực công sang khu vực tư Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế thì tiền lương trong khu vực công càng quan trọng, đây là lúc cần dùng nhân tài để đẩy mạnh các tiến độ về kinh tế ,lãnh đạo và truyền đạt các chủ trương và chính sách của Đảng và nhà nước trong bối cảnh hội nhập này đến tất cả nhân dân
Trang 8Tuy nhiên, theo kết quả điều tra của Công đoàn viên chức Việt Nam, mức lương cứng của cán bộ công chức viên chức hiện nay vẫn khá thấp, phần lớn là hưởng lương ở mức cán sự và chuyên viên, chiếm khoảng 73% (cán sự chiếm 32% và chuyên viên 41%), còn ở mức chuyên viên chính là 24% và chuyên viên cao cấp là 3% Do đó để đáp ứng thực hiện tốt chính sách tiền lương trong khu vực công, đặc biệt áp dụng hệ thống trả lương dựa trên năng lực và hiệu quả công việc là một vấn đề cần đặt ra trong bối cảnh hội nhập ngày nay
2.2 Chính sách tiền lương khu vực công trong bối cảnh hội nhập
2.2.1 Thực trạng và mức lương cơ sở sau những lần điều chỉnh
Hiện trạng tiền lương của cán bộ, công chức viên chức còn rất thấp so với yêu cầu tái sản xuất sức lao động, đặc biệt là cán bộ, công chức viên chức sống ở khu vực thành thị Tính từ năm 2006 đến nay, Chính phủ đã có 9 lần điều chỉnh mức lương cơ
sở, từ 450.000đ năm 2006 lên 1.210.000đ năm 2016 và 1.300.000đ năm 2017 Tốc độ phát triển bình quân toàn giai đoạn 2006 - 2017 đạt 10,4%/năm Tổng mức Nhà nước chi cho cải cách tiền lương trong năm 2016 là 13.055 tỉ đồng để cải cách tiền lương
Số tiền này sử dụng vào các mục đích gồm: tinh giản biên chế, điều chỉnh lương hưu đối với người có mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động thấp dưới 2 triệu đồng/tháng
Bảng 1: Mức lương cơ sở giai đoạn 2006 - 2017
Đơn vị tính: đồng
Nghị định Thời điểm áp dụng
Mức lương cơ sở (đồng/ tháng)
94/2006/NĐ-CP
166/2007/NĐ-CP
33/2009/NĐ-CP
28/2010/NĐ-CP
Trang 931/2012/NĐ-CP
66/2013/NĐ-CP
47/2016/NĐ-CP
47/2017/NĐ-CP
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Nhận xét:
Tuy mức lương cơ sở tăng liên tục trong thời gian qua nhưng với tình hình kinh tế hiện nay, thì mức lương cơ sở chưa đáp ứng được cuộc sống tối thiểu của người lao động Hiện mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được thực hiện từ năm 2006 đến ngày 01/07/2013 là 1.150.000 đồng/tháng, ngày 01/07/2017 lên 1.300.000đ/tháng, mới chỉ đạt 44,2% so với mức lương tối thiểu bình quân của 4 vùng của khu vực doanh nghiệp và tính ra mới đạt 35,6% so với mức chi cho nhu cầu tối thiểu
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, mức chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu ở thành thị
là 2.461.000 đồng/tháng, ở nông thôn 1.444.000 đồng/tháng và của cả nước là 1.763.000 đồng/tháng Như vậy, mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng (2013), 1.300.000đ/tháng (01/07/2017) áp dụng đối với cán bộ, công chức chỉ bằng 46,7% so với mức chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu ở thành thị, bằng 79,6% so với mức chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu ở nông thôn và 65,2% so với mức của cả nước
Từ ngày 1/7/2017, thực hiện điều chỉnh tăng lương cơ sở từ 1.210.000 đồng/tháng lên 1.300.000 đồng/tháng (tăng 90.000đ) đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng
vũ trang, bảo đảm thu nhập của đối tượng có hệ số lương từ 2,34 trở xuống không giảm so với mức đang hưởng
Trang 102.2.2 Nhận định về chính sách tiền lương sau những lần cải cách
Thứ nhất, quan điểm, chủ trương về cải cách chính sách tiền lương của Đảng từ
năm 2006 đến nay là đúng đắn, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Quan điểm coi việc trả lương đúng cho người lao động là thực hiện đầu tư cho phát triển, tạo động lực để phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng dịch vụ công, góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước Đặc biệt, Luật Cán bộ, công chức đã quy định công chức có 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị cho thôi việc Thực hiện tốt việc xác định vị trí việc làm sẽ là cơ sở và căn cứ để tính toán được biên chế công chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi và đối tượng quản lý trong từng cơ quan, tổ chức, đơn vị Người nào không đáp ứng được các yêu cầu của vị trí việc làm sẽ bị đưa ra khỏi công vụ
Thứ hai, đang tách dần tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh với khu vực hành
chính nhà nước và khu vực sự nghiệp cung cấp dịch vụ công, chính sách tiền lương với chính sách bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công, trợ giúp xã hội Đó là bước ngoặc rất quan trọng cải cách tiền lương trong điều kiện mới theo định hướng thi
̣trường
Thứ ba, gắn cải cách tiền lương cán bộ, công chức, viên chức, với cải cách hành
chính và xây dựng nền công vụ, tinh giảm biên chế khu vực hành chính Nhà nước, phát triển khu vực sự nghiệp, công cấp dịch vụ công theo nhu cầu phát triển của xã hội Tuy phải tiến hành dần dần từng bước nhưng là hướng đi đúng đắn
Thứ tư, tiếp tục đổi mới cơ chế tiền lương, mở rộng và làm rõ trách nhiệm, quyền
tự chủ, quyền tự trách nhiệm của đơn vị công trong việc xếp lương, trả lương gắn với chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ công theo tinh thần xã hội Đây cũng là định hướng rất quan trọng trong cải cách và trong cơ chế nguồn cải tạo tiền lương cán bộ công chức viên chức Theo Vụ Tiền lương (Bộ Nội vụ), sẽ cố gắng đến năm 2018 điều chỉnh mức lương cơ sở của công chức đảm bảo nhu cầu tối thiểu - khoảng 3 triệu đồng/tháng và phụ cấp công vụ khoảng 30% Tuy nhiên, theo PGS.TS.Trần Văn Thiện, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực – Trường Đại học Kinh
tế TP.Hồ Chí Minh: “Mặc dù đã qua nhiều lần điều chỉnh mức lương tối thiểu nhưng nếu tính tới chỉ số lạm phát và giá cả tiêu dùng thì lương tối thiểu thực tế chỉ tăng hơn 0,05 lần Tính ra, trung bình mỗi năm lương tối thiểu thực tế chỉ tăng 0,64%”
2.3 Những vấn đề đặt ra cho chính sách tiền lương khu vực công trong bối cảnh hội nhập