MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I. Khái niệm 1. Khái niệm của biện pháp ngăn chặn 2. Khái niệm tạm giữ 3. Khái niệm tạm giam II. Lịch sử phát triển của chế định tạm giữ, tạm giam trong thời gian qua 1. Giai đoạn 1945 - 1954 2. Giai đoạn 1954 đến nay III. Ý nghĩa và yêu cầu của tạm giữ, tạm giam. 1. Mục đích và ý nghĩa của việc qui định biện pháp tạm giữ, tạm giam trong Bộ luật tố tụng hình sự. 2. Yêu cầu và nguyên tắc của việc tạm giữ, tạm giam trong luật tố tụng hình sự. Chương II: TẠM GIỮ, TẠM GIAM TRONG PHÁP LỆNH TỐ TỤNG HÌNH SỰ HIỆN HÀNH I. Đối tượng áp dụng II. Các trường hợp tạm giam III. Các trường hợp không áp dụng tạm giữ, tạm giam IV. Thẩm quyền ra lệnh tạm giữ, tạm giam và huỷ bỏ hoặc thay đổi biện pháp tạm giữ, tạm giam V. Thủ tục tạm giữ, tạm giam VI. Thời hạn tạm giữ, tạm giam VII. Kết luận Trích dẫn Nội dung Xuất phát từ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, mọi quyền lực thuộc về nhân dân nên quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân luôn được luật pháp trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định rõ ràng, để bảo vệ quyền lợi cu ả mọi công dân được công bằng. Để bảo vệ lợi ích của mọi công dân, trong Luật tố tụng hình sự cũng nêu rõ một số biện pháp cần thiết để hạn chế các quyền và lợi ích của công dân nhằm tạo điều kiện thúc đẩy thực hiện tốt các nghĩa vụ các quyền cho nhà nước cho cộng đồng. Luật tố tụng hình sự cũng nêu rõ một số biện pháp ngăn chặn để phục vụ cho việc điều tra truy tố, xét xử bảo đảm tính trung thực công minh đúng người , đúng tội, không gây oan ức cho người vô tội và không bỏ xót kẻ phạm tội. Việc sử dụng các biện pháp ngăn chặn trong quá trình tố tụng hình sự là điều cần thiết, trong những biện pháp ngăn chặn đó. “Tạm giữ, tạm giam trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam” là một trong những biện pháp quan trọng và hữu hiệu
Trang 1LOI MO DAU Xuất phát từ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là nhà nước của dân,
do dân và vì dân, mọi quyền lực thuộc về nhân dân nên quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân luôn được luật pháp trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam
quy định rõ ràng, để bảo vệ quyền lợi của mọi công dân được công bằng Để
bảo vệ lợi ích của mọi công dân, trong Luật tố tụng hình sự cũng nêu rõ một
số biện pháp cần thiết để hạn chế các quyền và lợi ích của công dân nhằm tạo điều kiện thúc đẩy thực hiện tốt các nghĩa vụ các quyền cho nhà nước cho cộng đồng
Luật tố tụng hình sự cũng nêu rõ một số biện pháp ngăn chặn để phục
vụ cho việc điều tra truy tố, xét xử bảo đảm tính trung thực công minh đúng người , đúng tội, không gây oan ức cho người vô tội và không bỏ xót kẻ phạm tội Việc sử dụng các biện pháp ngăn chặn trong quá trình tố tụng hình sự là điều cần thiết, trong những biện pháp ngăn chặn đó “ Tạm giam trong Luật
tố tụng hình sự Việt Nam” là một trong những biện pháp quan trọng và hữu hiệu trong các biện pháp ngăng chặn
Trang 2PHAN I: NHUNG VAN DE CHUNG
I/- Khai niém :
1 Khái niệm của biện pháp ngăn chặn :
Biện pháp ngăn chặn là một trong những biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với bị can, bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố về hình sự bị bắt trong những trường hợp khẩn cấp hoặc quả tang nhằm ngăn
chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm
tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành vi gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự
Ý nghĩa của việc quy định những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng
hình sự là để đảm bảo cho việc đấu tranh, phòng chống tội phạm đạt hiệu quả cao Nó đảm bảo sự hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng được thuận
lợi, thể hiện sự chuyên chính của nhà nước XHCN
Sử dụng biện pháp ngăn chặn nhằm đảm bảo sự dân chủ, tôn trọng các quyền cơ bản của công dân được hiến pháp quy định như : quyền bất khả xâm
phạm về thân thể, quyền tự do cư trú và đi lại thể hiện tính ưu việt của chế
độ XHCN
Từ mục đích trên, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn không thể áp
dụng tràn lan, tuỳ tiện mà khi áp dụng phải tuân theo những căn cứ nhất định
và khi cần thiết mới áp dụng để ngăn chặn tội phạm hoặc có dấu hiệu của tội phạm bỏ trốn, gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hay tội phạm sẽ tiếp tục phạm tội, nhằm đảm bảo cho việc thi hành án
Các biện pháp ngăn chặn trong Tố tụng hình sự bao gồm : bắt, tạm giữ,
tạm giam, cầm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để
bảo đảm Do vậy tạm giữ, tạm giam là một trong số biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự
Trang 32 Khái niệm tạm giam :
Trong quá trình tiến hành tố tụng, để đảm bảo cho việc phát hiện, tìm ra
kẻ phạm tội Xác định tội phạm không để lọt kẻ phạm tội và phục vụ công tác
xét Xử người phạm tội được chính xác, nghiêm minh, các cơ quan và những
người có thẩm quyền theo pháp luật quy định 4p dụng biện pháp tạm giam
theo quy định trong bộ luật tố tụng hình sự
Tạm giam là việc thể hiện sự bắt buộc của nhà nước đối với bị can bị cáo, sự bắt buộc đó thể hiện ở chỗ biện pháp tạm giam được bảo đảm thực
hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước, do các cơ quan có chức năng
thẩm quyền thực hiện Mặt khác nó còn thể hiện việc hạn chế các quyền tự do
của người bị áp dụng biện pháp tạm giam trong một khoảng thời gian nhất định Từ đó, biện pháp tạm giam trong Tố tụng hình sự cũng thể hiện tính chất ngăn chặn một cách rõ nét
Việc quy định của Pháp luật về tạm giam cũng được quy định cụ thể về thẩm quyền như : Chỉ có Viện trưởng, Viện phó Viện kiểm sát nhân dân, Viện
kiểm sát quân sự các cấp, Trưởng công an, phó Trưởng công an cáp huyện, thành phố, thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp trong quân đội nhân dân mới có quyền ra lệnh tạm giam
Thực tế việc tạm giam làm hạn chế đi một số quyền công dân của người
bị tạm giam, nhưng không phải là bị Luật pháp tước bỏ hết các quyền công dân của người bị tạm giam mà người bị tạm giam vẫn còn bị tước bỏ một số quyền theo luật định của người bị tạm giam chỉ dẫn ra trong một thời gian
nhất định do các cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành theo luật định
“Tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà Bộ
Luật hình sự đã quy định hình phạt tù trên một năm và có căn cứ để cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp
tục phạm tộ”
Trang 4Khi áp dụng biện pháp tạm giam, mục đích là để ngăn chặn kịp thời hành vi phạm tội và ngăn chặn tội phạm có thể xảy ra, phục vụ cho việc đấu tranh phòng chống tội phạm có hiệu quả cao Là một biện pháp ngăn chặn
nghiêm khắc nhất, nhưng tạm giam không phải là hình phạt tù vì hình phạt là
biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước do Toà áp dụng không chỉ nhằm mục đích trừng trị người phạm tội mà còn nhằm cải tạo trở thành
con người tốt có ích cho xã hội, có ý thức tuân thủ theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống XHCN, ngăn ngừa họ phạm tội với hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, góp phần đấu tranh và phòng ngừa tội phạm
Tạm giam cũng khác với “siam giữ hành chính” là một biện pháp phạt
đối với người vi phạm hành chính Các cấp thẩm quyền áp dụng biện pháp
giam giữ hành chính để nhằm giáo dục họ về ý thức tuân thủ pháp luật chứ không nhằm ngăn chặn tội phạm
Từ đó, tạm giao và tạm giữ đều là biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình
sự nhưng tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc hơn tạm giữ Thời øian tạm giam dài hơn thời gian tạm giữ và cũng khác nhau về đối tượng Đối tượng của biện pháp tạm giam chỉ có thể là bị can, bị cáo : Còn đối tượng của
biện pháp tạm giữ là người chưa bị khởi tố, họ bị bắt tạm giữ hành chính, tạm giữ trong những trường hợp khẩn cấp hay phạm tội quả tang
IU/- ý nghĩa và yêu cầu tạm giam
1 Mục đích và ý nghĩa của việc quy định biện pháp tạm giam trong
Bộ luật tố tụng hình sự :
* Tạm giam tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều tra và xử lý tội phạm
Trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm là nhiệm vụ của toàn dân theo tỉnh thần nghị quyết 09 của Chính phủ, việc ngăn chặn tội phạm nhanh chóng làm rõ tội phạm và người phạm tội để kịp thời đưa ra xét xử và
xử lý là một nghiệp vụ quan trọng và khó khăn đối với các cơ quan điều tra và
Trang 5các cơ quan thẩm quyền chức năng Để đem lại hiệu quả cao đối với công tác điều tra và xử lý, các cơ quan chức năng phải sử dụng các biện pháp được pháp luật cho phép cụ thể trong pháp luật tố tụng hình sự Trong đó biện pháp tạm giam là một trong những biện pháp quan trọng và cần thiết
Tạm giam với mục đích để kịp thời ngăn chặn tội phạm xảy ra nhằm
hạn chế và tránh được những thiệt hại mà các loại tội phạm có khả năng gây ra cho các đối tượng và các mối quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ Biện
pháp tạm giam còn giúp cho quá trình điều tra vụ án bằng các hoạt động như
khám xét, hỏi cung bi can tránh được những cản trở do người phạm tội có khả năng gây ra
Như vậy, biện pháp tạm giam đã cố ý nghĩa thuận lợi tạo điều kiện
thuận lợi cho quá trình điều tra và xử lý tội phạm
Tạm giam : Góp phần vào việc đảm bảo thực hiện dân chủ, bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể và một số quyền cơ bản khác của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp
Điều 71 Hiến pháp năm 1992 quy định : “Công dân có quyền bất khả
xâm phạm về thân thể Được Pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ và nhân
phẩm Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà ấn nhân dan Quyết
định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát nhân dân Trừ trường hợp phạm tội
quả tang Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự
nhân phẩm của công dân”
Ngoài ra Hiến Pháp 1992 còn ghi nhận các quyền cơ bản khác của công nhân như quyền đi lại tự do cư trú Điều 68 Hiến pháp, công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở thư tín, và việc quy định về khám xét chỗ ở Điều 73 Với các qui định của Hiến pháp nói chung và các quy định về tạm
giam trong Bộ luật tố tụng hình sự nói riêng, đã thể hiện sự đảm bảo về mặt
pháp lý cho các quyền cơ bản nói trên của công dân
Qua thực tiễn cho thấy, các quy định về tạm giam trong Bộ luật tố tụng hình sự đã phát huy tác dụng, góp phần đảm bảo việc tuân thủ thực hiện các
4
Trang 6chế định trong Hiến pháp, đảm bảo việc thực hiện theo nguyên tắc dân chủ và cũng thể hiện rõ mục đích đảm bảo quyền cơ bản của công dân Mọi hành vi
vi phạm các quy định về tạm giam đều là vi phạm việc thực hiện dân chủ
XHCN và sẽ bị xử lý nghiêm minh
Do vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng : Nếu không có các quy định
pháp luật về tạm giam thì quyền dân chủ của công dân khó có thể đảm bảo thực hiện được một cách triệt để Việc thực hiện theo đúng thẩm quyền, quyền
hạn, thủ tục tạm giam đúng người, đúng tội, đúng thời hạn sẽ làm hạn chế và tránh được sự vi phạm đến quyền công dân và vi phạm dân chủ XHCN
Việc quy định về tạm giam trong Bộ luật tố tụng hình sự thể hiện tính
ưu việt của Nhà nước XHCN
Nhà nước XHCN là nhà nước của dân, do dân và vì dân Vì vậy mọi hoạt động của Nhà nước đều không nằm ngoài mục đích là phục vụ quyền lợi của nhân dân
Với bản chất của nhà nước XHCN là một chế độ dân chủ, trong đó các quyền tự do của công dân được tôn trọng, pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Do đó, khi áp dụng biện pháp tạm giam Cơ quan và
những người có thẩm quyền theo Luật định phải triệt để tuân thủ những điều
của Bộ luật hình sự quy định
Ngoài ra việc xây dựng các biện pháp tạm giam trong Bộ luật tố tụng
hình sự là cần thiết đều không có quy định về biện pháp tạm giam thì nhiều vụ
án không thể tiến hành điều tra đạt hiệu quả cao và nhanh được Vì bị cáo có
thể trốn hoặc có thể thông cung, gây khó khăn cho quá trình điều tra dẫn tới
việc xét xử khó công bằng nghiêm minh
2 Yêu cầu và nguyên tắc của việc tạm giam trong Luật tố tụng hình
su:
Khi một đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế do Luật tố tụng hình
sự quy định là cá nhân đó bị tước bỏ hay bị hạn chế quyền và lợi ích của đối tượng đó Vì vậy khi các cơ quan tiến hành tố tụng hay người tiến hành tố
5
Trang 7tụng được quyền áp dụng biện pháp tạm giam, cần phải nghiên cứu cụ thể xem xét các điều khoản Tình tiết để áp dụng, hay nói cách khác việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế tuân thủ các quy định của pháp luật Tránh gây thiệt hại không cần thiết cho lợi ích con người và đối tượng bị áp dụng
Tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn quan trọng, cần thiết trong trình tự của công tác tố tụng hình sự nhưng đây cũng là hoạt động phức tạp và quan trọng từ đó cơ quan điều tra, toà án Viện kiểm sát phải thực hiện tốt các yêu cầu khi thực hiện quyết định tạm giam
a Yêu cầu pháp luát :
Người bị áp dụng biện pháp tạm gian bị tước đi quyền tự do được hiến pháp quy định Do vậy để đảm bảo được những quyền và lợi ích trên của công dân, yêu cầu về pháp luật của biện pháp tạm giam được thể hiện ở chỗ : Người
ký lệnh tạm giam phải là người có thẩm quyền do Luật quy định Khi xem xét
ra lệnh tạm giam phải đảm bảo các tài liệu, chứng cứ cần thiết và đủ yếu tố chứng miinh là đối tượng bị áp dụng tạm giam theo Bộ luật tố tụng hình sự, các chứng cứ có thể thu thập từ nhiều nơi, nhiều nguồn, nhưng không được dựa
trên những chứng cứ Pháp luật không quy định Hay các tài liệu chưa được thẩm tra, xác định mà chỉ dựa trên ý chí chủ quan, động cơ mục đícha cá nhân
để ra lệnh tạm giam Sẽ dẫn đến trường hợp giam giữ người vô tội và làm lọt
tội phạm gây hậu quả nghiêm trọng về nhiều phương diện cho con người và
cho xã hội
Đặc biệt khi tiến hành tạm giam phải tuân thủ đúng các qui định về
quyền hạn, thủ tục mà pháp luật qui định, nghiêm cấm sử dụng hành vi tạm
giam trái pháp luật làm phương hại đến danh dự nhân phẩm, sức khoẻ, tính
mạng của người bị tạm giam
Thực tiễn cho thấy việc tạm giam được tiến hành đúng theo yêu cầu của pháp lệnh sẽ góp phần quan trọng trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ tố tụng hình sự Đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, qua đó
Trang 8uy tin cua các cơ quan bảo vệ pháp luật ngày càng được nâng cao, nền dân chủ được thực thi trong đời sống chính tri và đời sống xã hội
b Yêu câu về chính trị :
Ngoài việc đảm bảo yêu cầu về pháp luật, biện pháp tạm giam còn phải
đảm bảo tốt cả yêu cầu về chính trị
Yêu cầu về chính trị của tạm giam theo quy định của luật tố tụng hình
sự đó là :
Tạm giam nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của Đảng và nhà nước
trong phạm vi cả nước và yêu cầu chính trị của địa phương trong từng thời kỳ
của từng giai đoạn cách mạng
Việc tạm giam phải được cân nhắc và xem xét kỹ những vấn đề có liên quan đến các chính sách khác của Đảng như : chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, chính sách đối ngoại, chính sách ngoại giao và một số chính sách
khác dùng để trấn ấp tội phạm Do vậy, có những trường hợp tuy đã có đủ
yếu tố và căn cứ để tạm giam theo luật định nhưng các cơ quan có thẩm quyền cần phải chân nhắc, tính toán và hậu quả khi ra lệnh tạm giam
Muốn thực hiện tốt các yêu cầu nhiệm vụ về chính trị, cán bộ nhà nước hoạt động trong các cơ quan tư pháp cần phải nắm vững nhiệm vụ chính trị
của Đảng và Nhà nước cùng các chính sách khác có liên quan, nắm bắt kịp
thời tình hình chính trị của địa phương để vận dụng cho phù hợp đối với từng
thời kỳ, từng giai đoạn cũng như cần bắt để tạm giam hay không bắt tam
giam Muốn đạt được hiệu quả, yêu cầu về chính trị cần chống khuynh hướng chỉ chú trọng tạm giam đối tượng mà coi nhẹ lợi ích chính trị, coi nhẹ việc chấp hành đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Tuy nhiên cũng phải phòng chống tư tưởng nể nang, hữu khuynh, rụt rẻ, không dám ra lệnh tạm giam đối với những đối tượng phạm tội khi đã cố các yếu tố cấu thành tội phạm
Trang 9c Nguyên tắc :
Tạm giam trong Luật tố tụng hình sự phải được tiến hành đúng pháp
luật, đảm bảo cho việc thực hiện các chính sách do Đảng và Nhà nước đã đề
ra Đồng thời thể hiện được tính nghiêm minh của pháp luật đối với tội phạm
và thể hiện được tính tôn trọng và đảm bảo được quyền tự do dân chủ của mọi công dân, đáp ứng được các yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu về chính trị
PHAN II CAC QUY DINH VE TAM GIAM TRONG TTHS VA DE XUAT HOAN THIEN
L Đối tượng áp dụng :
Theo điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự, đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giam chỉ có thể là bị can, bị cáo Như vậy, chỉ áp dụng tạm giam đối với những người đã bị khởi tố về hình sự hoặc người đã bị Toà án quyết định đưa
ra xét xử Người chưa bị khởi tố với tư cách là bị can hay không bị toà án
quyết định đưa ra xét xử thì không thể tạm giam họ
Việc quy định đối tượng áp dụng của Biện pháp tạm giam là xuất phát
từ việc bảo đảm hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành đúng theo chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, nhằm mục đích bảo vệ
quyền lợi hợp pháp của nhân dân, tránh được hiện tượng giam người vô tội Tại điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự đã chỉ rõ : “ Bị can, bị cáo phạm tội
trong những trường hợp nghiêm trọng hoặc bị can bị cáo phạm tội mà Bộ luật
tố tụng hình sự qui định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ để cho rằng
người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội” Do vậy, đối với những đối tượng là bị can, bị cáo phạm tội lần đầu, tính chất ít nghiêm trọng hoặc phạm tội do vô ý, không có hoạt động cản trở cho công tác điều tra, truy tố xét xử thì không cần tạm giam
Do đó chúng ta thấy tạm giam không phải là biện pháp ngăn chặn duy nhất Do vậy không phải mọi trường hợp bị can, bị cáo đều bị tạm giam mà có
thể áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Trang 10Như vậy, theo quy định của điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự thì đối tượng bị áp dụng tạm giam chỉ có thể là bị can, bị cáo ở trong những trường
hợp nhất định Trong thực tiễn cũng có trường hợp đã bị bắt tạm giam trong
quá trình điều tra, truy tố, xét xử bỏ trốn khỏi nơi bị tạm giam Hoặc đã có lệnh tạm giam mà vẫn cố tình trốn tránh, cơ quan có thẩm quyền đã ra lệnh truy nã, nếu bắt được lại thì cũng cần phải tạm giam để có thời gian trao trả
lại cho cơ quan điều tra có thẩm quyền, hay trong trường hợp Toà án đã tuyên
án phạt tù và trong thời gian chấp hành hình phạt mà bỏ trốn phải ra lệnh truy
nã, khi bắt lại được cũng cần phải tạm giam Đó là người bị kết án, bị bắt
trong trường hợp đang bị truy nã
II Các trường hợp tạm giam :
Tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc trong
Luật tố tụng hình sự Vì vậy biện pháp này chỉ được áp dụng theo quy định của pháp luật
Theo khoản 1 điều 88 Bộ Luật tố tụng hình sự thì chỉ được áp dụng theo
quy định tạm giam bị can, bị cáo khi có một trong hai điều kiện sau
1 Bi can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trong; phạm tội rất
nghiêm trọng:
Theo Toà án nhân dân tối cao “Khi xem xét đánh giá kẻ phạm tội thuộc trường hợp phạm tội nghiêm trọng hay phạm tội ít nghiêm trọng chủ yếu nhì nhận đánh giá xác định vị trí, vai trò và thủ đoạn phạm tội của các bị cáo, xem
xét hậu quả đã gây ra và thái độ của kẻ phạm tội ra sao thành khẩn trong khai
báo như thế nào
Việc xem xét đánh giá phải chính xác phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của vụ án, đánh giá toàn diện chính xác kể cả mặt khách quan và chủ quan không được duy ý chí và tình cảm hay về lý trí của mình mà đánh giá không được chính xác bỏ xót người xót tội làm ảnh hưởng xấu đến bản thân, ảnh hưởng đến uy tín của các cấp các cơ quan có thẩm quyền