1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

tieu luan kinh te vi mo

34 363 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 389 KB

Nội dung

Như vậy doanh nghiệp xuất khẩu vào một thị trường sẽ được cạnh tranhcông bằng với doanh nghiệp xuất khẩu đến từ các nước khác.. Với nguyên tắc này doanh nghiệp xuất

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong các tổ chức thương mại trên thế giới hiện nay, thì tổ chức thương mạiWTO là một trong những tổ chức giúp các nước đang phát triển có thể trơthành các nước phát triển, giúp giao lưu thương mại một cách dẽ dàng hơnvà đạt hiệu quả cao trong nền kinh tế Ngoài ra WTO còn làm cho các nướcđang phát triển có thể phát trển hơn nữa về mọi mặt của một đất nước như:phát triển về nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ Thấy được những điềuđó Việt Nam đã gia nhập vào WTO, với mục đích phát triển nền kinh tếnước nhà, giúp chi việc giao thương ngày càng dễ dàng hơn Mặc dù gianhập WTO sẽ làm cho một phần đất nước được phát triển nhưng cũng gặpkhá nhiều khó khăn, thách thức Để biết được phần nào về những khó khăncũng như những phát trển mà Việt Nam có được khi gia nhập WTO, chúng

ta sẽ hiểu rõ hơn qua bài tiểu luận này Bài tiều luận cung cấp những thôngtin về:

 WTO là gì? Vai trò và ý nghĩa của WTO

 Hướng phát triển của Việt Nam khi gia nhập WTO

Tất cả những điều đó sẽ được thể hiện rõ hơn qua bài tiểu luận với đề tài “Việt Nam gia nhập WTO”

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

I WTO LÀ GÌ? VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA WTO: 4

1 WTO là gì? 4

2 Nhiệm vụ của WTO: 5

3 Các nước gia nhập WTO: 5

4 Các nguyên tắc cơ bản của WTO: 5

II WTO ĐEM LẠI NHỮNG PHÁT TRIỂN GÌ CHO VIỆT NAM: 6

1 Việt Nam gia nhập WTO để làm gì? 6

2 Cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO: 10

2.1 Cơ hội: 10

- Gia nhập WTO chúng ta có một số cơ hội lớn : 10

2.2 Thách thức: 13

3 Những phát triển của Việt Nam khi gia nhập WTO: 18

3.1 Phát triển về nông nghiệp: 18

3.2 Phát triển về công nghiệp: 25

3.3 Phát triển về dịch vụ: 29

III HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO: 30

1 Hướng phát triển trong nước: 30

2 Hướng phát triển ngoài nước: 33

I WTO LÀ GÌ? VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA WTO:

1 WTO là gì?

- WTO có tên đầy đủ là Tổ chức Thương

mại Thế giới (World Trade Organization).

Tổ chức này được thành lập và hoạt động

từ 1/1/1995 với mục tiêu thiết lập và duy

trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch

Trang 3

- Tổ chức này kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp

định chung về Thương mại và Thuế quan - GATT 1947 (chỉ giới hạn ơ

thương mại hàng hoá) và là kết quả trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay

(bao trùm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, dịch vụ, sơ hữu trí tuệ và đầutư)

2 Nhiệm vụ của WTO:

- WTO được thành lập với 04 nhiệm vụ chủ yếu:

+ Thúc đẩy việc thực hiện các Hiệp định và cam kết đã đạt được trong

khuôn khổ WTO (và cả những cam kết trong tương lai, nếu có);

+ Tạo diễn đàn để các thành viên tiếp tục đàm phán, ký kết những Hiệp

định, cam kết mới về tự do hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại;

+ Giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh giữa các thành viên

WTO; và

+ Rà soát định kỳ các chính sách thương mại của các thành viên.

3 Các nước gia nhập WTO:

- Tính đến ngày 11/1/2007 (thời điểm Việt Nam chính thức là thành viên

WTO), tổ chức này có 150 thành viên Thành viên của WTO là các quốc

gia (ví dụ Hoa Kỳ, Việt Nam…) hoặc các vùng lãnh thổ tự trị về quan hệ ngoại thương (ví dụ EU, Đài Loan, Hồng Kông…).

4 Các nguyên tắc cơ bản của WTO:

- Mặc dù khá dài và phức tạp, các Hiệp định trong WTO xoay quanh một số

nguyên tắc chủ đạo, trong đó có những nguyên tắc có thể tác động trực tiếp

đến quyền và lợi ích của các doanh nghiệp:

+ Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN): theo nguyên tắc này, mỗi nước thành

viên phải dành sự đối xử không phân biệt cho hàng hoá và dịch vụ đến từcác nước thành viên WTO khác nhau

Như vậy doanh nghiệp xuất khẩu vào một thị trường sẽ được cạnh tranhcông bằng với doanh nghiệp xuất khẩu đến từ các nước khác

+ Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT): nguyên tắc này đòi hỏi mỗi nước

thành viên phải đối xử với hàng hoá, dịch vụ đến từ các nước thành viênkhác (sau khi đã hoàn tất các nghĩa vụ thuế quan) không kém thuận lợihơn hàng hoá, dịch vụ nội địa của mình

Với nguyên tắc này doanh nghiệp xuất khẩu vào một thị trường nhập khẩuvề cơ bản sẽ được cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp nội địa nướcnhập khẩu đó

+ Nguyên tắc cắt giảm thuế quan và không sử dụng các biện pháp phi

Trang 4

giảm dần thuế quan và chỉ sử dụng hệ thống thuế quan này để bảo vệ sảnxuất trong nước - phải bãi bỏ các biện pháp bảo hộ phi thuế quan (hạnngạch, cấp phép nhập khẩu…) trừ một số trường hợp hãn hữu được phép Với nguyên tắc này, việc nhập khẩu hàng hoá sẽ trơ nên rõ ràng và dễ dựđoán hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu và nhậpkhẩu.

+ Nguyên tắc minh bạch: nguyên tắc này đòi hỏi các thành viên WTO

phải công khai, rõ ràng, dễ dự đoán trong các thủ tục, quy trình hay quyđịnh liên quan đến thương mại

Với nguyên tắc này, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tìm kiếm thông tin cần thiếtcho hoạt động kinh doanh của mình mà không phải mất quá nhiều chi phí.Ngoài ra, minh bạch hoá cũng giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việcnhận biết và bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình

II WTO ĐEM LẠI NHỮNG PHÁT TRIỂN GÌ CHO VIỆT NAM:

1 Việt Nam gia nhập WTO để làm gì?

- Tại Việt Nam, dư luận đã tỏ ra phấn khơi về tin Việt Nam cuối cùng đãđược chấp thuận để gia nhập WTO, tức Tổ Chức Thương Mại Thế Giới ThủTướng Nguyễn Tấn Dũng là một trong những nhân vật đã nhanh chóng lêntiếng ca ngợi những quyền lợi mà tư cách thành viên WTO có thể mang lạicho Việt Nam Nói ngắn gọn, đó là quyền được tiếp cận toàn bộ các thịtrường nước ngoài, là những thị trường có thể mang về nhiều lợi lộc

Nhằm tìm cách đưa nhân dân Việt Nam ra khỏi tình cảnh nghèo khó, từ năm

1990 trơ đi, Việt Nam đã đeo đuổi nỗ lực gia nhập WTO, một nỗ lực mà ViệtNam cần đạt được để có thể cạnh tranh với các nền kinh tế nghiêng về lĩnhvực xuất khẩu như Việt Nam, trên một sân chơi bình đẳng

- Theo luật WTO, Việt Nam phải loại trừ một loạt những biện pháp bao cấpcông nghiệp, thuế đánh trên hàng nhập khẩu, và những hạn chế đối với cáccông ty nước ngoài Để đổi lại, Việt Nam sẽ được tiếp cận toàn bộ các thịtrường Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu và các thị trường rộng lớn khác ơ nướcngoài

- Lợi ích lớn nhất của việc gia nhập WTO là thị trường xuất nhập khẩu hànghoá của Việt Nam được mơ rộng Hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sẽ đượccạnh tranh bình đẳng với các đối thủ khác, không còn bị vướng nhiều ràocản về thuế quan và hạn ngạch như hiện nay

Trang 5

- Tuy thế, điều mà các doanh nghiệp lo ngại nhất là khi Việt Nam gia nhậpWTO phải xoá bỏ các biện pháp bảo hộ và các doanh nghiệp phải chịu áplực cạnh tranh mạnh hơn từ bên ngoài ngay trên “sân nhà”.ví dụ:

+ Để phát triển ngành bò sữa nhằm giúp nôngdân xóa đói giảm nghèo, Việt Nam phải duytrì thuế nhập khẩu sản phẩm sữa ơ mức cao.Muốn gia nhập WTO, Việt Nam phải có lộtrình giảm mức thuế này mà theo yêu cầu củacác nước thành viên phải xuống đến mức 0%.Trong thương thảo, các nhà đàm phán khôngchỉ chịu hai áp lực một bên là chính sách hỗtrợ nông dân, bên kia là các nước xuất khẩusữa Đó còn là sức cạnh tranh của các doanh nghiệp vì các doanh nghiệpcũng muốn giảm thuế nguyên liệu sữa để tăng lợi nhuận Đó còn là nhu cầutiếp cận nguồn dinh dưỡng giá rẻ cho người dân nếu thuế hạ

+ Một ví dụ khác, ngành dệt may rất muốn thấy Việt Nam gia nhập WTOtrước năm 2005 vì sau đó các nước thành viên WTO sẽ không còn áp dụngchế độ hạn ngạch cho sản phẩm dệt may Nếu còn đứng ơ ngoài, Việt Namsẽ thấy hàng Trung Quốc thoải mái vào châu Âu còn mình vẫn phải chịunhiều ràng buộc Thế nhưng vào WTO rồi liệu doanh nghiệp Việt Nam cócạnh tranh nổi ngay trên thị trường nội địa khi thuế nhập khẩu sản phẩmmay mặc chỉ còn 5-10%?

- Nhưng, theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, chính áp lực cạnhtranh lại là lợi ích mà xét trên tổng thể toàn bộ nền kinh tế Việt Nam sẽ đượcthụ hương nhiều hơn Cạnh tranh sẽ sàng lọc những doanh nghiệp làm ănkém hiệu quả và buộc các doanh nghiệp khác phải nỗ lực tự vươn lên Đồngthời, nó cũng sẽ tạo cơ hội cho người tiêu dùng tiếp cận, sử dụng hàng hoá,dịch vụ với giá rẻ hơn, qua đó sẽ kích “cầu” trong nước, làm cho nền kinh tếphát triển

- Một ví dụ dễ thấy nhất là vấn đề cải tổ khu vực kinh tế quốc doanh Gianhập WTO, doanh nghiệp quốc doanh sẽ mất nhiều đặc quyền, kể cả chuyệnđộc quyền Nếu tận dụng áp lực này để thúc đẩy việc cải cách sẽ cùng lúclàm được cả hai chuyện Người tiêu dùng trong nước dù không quan tâm gìđến những đòi hỏi của WTO về chuyện mơ cửa thị trường dịch vụ cũng đãthan phiền quá nhiều tệ độc quyền, giá cao

Trang 6

- Một trong những điểm bất lợi với Việt Nam là việc cắt giảm thuế nhậpkhẩu sẽ làm giảm nguồn thu cho ngân sách Tuy Thuế nhập khẩu có thểgiảm, nhưng tổng thu ngân sách của Nhà nước chưa chắc sẽ giảm tươngứng Thuế nhập khẩu giảm dẫn đến giá hàng hoá giảm, làm cho nhu cầutăng, sản xuất phát triển nên Nhà nước sẽ thu được nhiều thuế trong nướchơn Đó là chưa kể những lợi ích về gia tăng việc làm cho xã hội do hoạtđộng sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp được mơ rộng và phát triển.

- Về vấn đề bình đẳng thương mại, tuy Việt Nam đã tham gia nhiều hiệpđịnh thương mại khu vực và song phương, nhưng hàng hoá Việt Nam vẫn cónhững biểu hiện bị đối xử không công bằng Việc Mỹ áp dụng biện pháptrừng phạt về vấn đề cá da trơn và tôm của Việt Nam trên thị trường Mỹ; ECáp thuế bán phá giá đối với sản phẩm giày mũ da của Việt Nam; và mới nhất,đó là Pê ru cũng đang điều tra bán phá giá đối với sản phẩm giày mũ da củaViệt Nam… là những ví dụ điển hình Việt Nam đặc biệt lo ngại rằng nếukhông được luật lệ của WTO bảo vệ thì Mỹ và các quốc gia khác có thể lạikiện Việt Nam về các mặt hàng xuất khẩu đang mang lại nhiều lợi ích choViệt Nam như hàng dệt may

- Nếu là thành viên của WTO, Việt Nam có thể đưa các vụ kiện trên ra trước

Uỷ ban WTO, chứ không phải là tại Bộ Thương mại Mỹ; EC… nơi khó cóthể đạt được sự phân xử công bằng như Việt Nam mong đợi Như vậy, ViệtNam cần phải đạt mục đích vào WTO để sử dụng cơ chế hoạt động của tổchức này nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng nói chung và của cácdoanh nghiệp Việt Nam nói riêng

- Nếu không sớm gia nhập WTO, Việt Nam bỏ lỡ cơ hội quan trọng để sớmgia nhập tổ chức này vì việc tham gia WTO sẽ ngày càng khó Vì việc gianhập WTO sẽ trơ nên phức tạp hơn, các cuộc đàm phán sẽ khó khăn hơn docác quy định và điều kiện gia nhập WTO ngày càng chặt chẽ, yêu cầu ngàycàng cao.Nguy cơ rõ nhất có thể thấy khi vòng đàm phán Doha kết thúc, cácnước sẽ ký kết thêm một số thoả thuận mơ cửa thị trường, khi đó nghĩa vụmà Việt Nam phải chịu là buộc phải chấp nhận (không được đàm phán) sẽlớn hơn rất nhiều Người ta gọi đó là “WTO +” Thực tế, Việt Nam thì đangđàm phán trên cơ sơ “WTO +” Nếu Việt Nam không gia nhập WTO sớm,thương mại Việt Nam trên thị trường thế giới sẽ chịu nhiều thua thiệt, nhất làkhi các nước đã mơ rộng cửa cho nhau

- Sản phẩm ngành dệt may là một ví dụ, chế độ hạn ngạch đã được bãi bỏcho các nước thành viên, trong khi Việt Nam vẫn bị áp dụng Về thuế quan,

Trang 7

các nước thành viên dành cho nhau mức thuế theo Qui chế Tối huệ quốc(khoảng 5%), trong khi Việt Nam phải chịu mức cao hơn gấp nhiều lần Thịphần của Việt Nam trên thị trường quốc tế do đó sẽ nhỏ lại Khả năng cạnhtranh, cơ hội làm ăn của doanh nghiệp Việt Nam cũng ngày càng bị thu hẹp.

- Về mặt uy tín thương mại quốc tế, việc Việt Nam không gia nhập WTOsớm đồng nghĩa với việc Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu cơ bản củahội nhập theo con đường của cộng đồng quốc tế Nó gây cho cộng đồng thếgiới có cách nhìn về Việt Nam chưa đủ năng lực và các điều kiện tham giasân chơi chung trong xu thế toàn cầu hoá Lòng tin của cộng đồng quốc tếđối với môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam sẽ bị giảm sút, kéo theo

sự suy giảm về đầu tư nước ngoài, các nguồn viện trợ, giảm động lực pháttriển của các doanh nghiệp Việt Nam và kéo theo tình trạng vẫn “lạc hậu”của đất nước

Tuy nhiên, cũng cần nói thêm, không phải bất kỳ một quốc gia nào trên thếgiới cũng mong muốn sớm gia nhập WTO Việc gia nhập WTO vào thờiđiểm nào ơ mỗi quốc gia phụ thuộc rất lớn vào điều kiện của nước đó.Nhưng với Việt Nam, xét trên bình diện tổng thể toàn bộ nền kinh tế thì gianhập WTO là cơ hội lớn và là sự lựa chọn đúng đắn đối với Việt Nam, bơi vìnó mang lại nhiều lợi ích to lớn hơn so với những khó khăn có thể có, và suycho cùng biết tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức cũng chính là đã vươnlên được tầm cao mới Chính sách của nhà nước chúng ta là :Mơ rộng quanhệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế Đẩy mạnh hoạtđộng kinh tế đối ngoại, hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinhtế toàn cầu, khu vực và song phương, lấy phục vụ lợi ích đất nước làm mụctiêu cao nhất

- Nhấn mạnh ý nghĩa của sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, nguyên Phó Thủtướng Vũ Khoan đánh giá: “Nếu không hội nhập thì chúng ta sẽ chịu nhữngrào cản lớn hơn, .Nổi bật nhất là thể chế của chúng ta đã đổi mới đáng kể,trước và sau khi ra nhập WTO, đặc biệt nghị định 30 của chính phủ về vấnđề giảm bớt 30% thủ tục, cũng là biểu hiện mới từ sức ép của quá trình hộinhập, sức ép của quá trình khủng hoảng đưa tới những cải cách đó Chúng tađã dần nhận biết rõ hơn cái đỏng đảnh của thể chế thị trường và nền kinh tếthế giới và từ đó tìm cách ứng phó cơ động linh hoạt Kết quả là chúng taứng phó tương đối thành công, qua đó nó bộc lộ rõ những cơ hội, thách thứccủa quá trình hội nhập đồng thời bộc lộ rất rõ điểm mạnh điểm yếu của nềnkinh tế Việt Nam”

Trang 8

2 Cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO:

2.1 Cơ hội:

- Về cơ hội, “Mối lợi lớn nhất là các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽkhông còn bị phân biệt đối xử Bình đẳng bước vào thị trường với 149 nướcthành viên khác, sẽ được quyền sử dụng các cơ chế giải quyết của WTO khicó sự tranh chấp thương mại với các quốc gia thành viên khác Hàng xuấtkhẩu của Việt Nam sẽ được bảo vệ trong các cuộc tranh chấp

- Việt Nam có thể cùng với các quốc gia đang phát triển khác gây áp lực đểđược giúp đỡ hay cứu xét đặc biệt trong việc áp dụng luật lệ của WTO Điềunày sẽ giúp Việt Nam thêm sức mạnh và điều kiện tốt để cạnh tranh với thếgiới Qui chế thành viên WTO sẽ khiến thị trường Việt Nam được nhìn ơmột góc độ khác

- Thị trường Việt Nam sẽ hấp dẫn hơn với giới đầu tư nước ngoài đã quenthuộc với cung cách làm việc của WTO Họ sẽ đem đến những công nghệtiên tiến, những thói quen kinh doanh tốt hơn Những điều này sẽ giúp giatăng mức sản xuất tại Việt Nam, phát triển thị trường nội địa, tạo công ănviệc làm cho dân chúng Thị trường nội địa phát triển sẽ cho người tiêu dùngcó nhiều chọn lựa hơn về chất lượng sản phẩm và dịch vụ không có đượctrước đó”

- Gia nhập WTO chúng ta có một số cơ hội lớn :

+ Ðây là sân chơi lớn toàn cầu Việt Nam gia nhập sẽtăng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế

+ Chúng ta cần thị trường toàn cầu để phát triển kinhtế, thương mại và thu hút đầu tư Hiện nay, xuất khẩucủa chúng ta tăng tương đối nhanh, có năm 23%, cónăm 19%, năm 2005 kim ngạch của chúng ta đạt 32,5

tỷ USD So với các nước trong khu vực thì như vậy là rất nhỏ Thí dụ: so vớiThái-lan, 63 triệu dân, kim ngạch đạt hơn 100 tỷ USD Chúng ta chỉ bằng1/3 trong khi dân số là 83 triệu người; nếu so với Philippines, chúng ta bằng2/3

Muốn thực hiện được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dânchủ, văn minh thì kim ngạch xuất khẩu của chúng ta phải đạt 100 tỷ USD trơlên, nhập khẩu phải ơ mức tương đương Hàng hóa và dịch vụ Việt Nam còn

Trang 9

bị phân biệt đối xử, khi gia nhập WTO những phân biệt đối xử đó mới được

dỡ bỏ Thí dụ, xuất khẩu các mặt hàng dệt may, giày dép sang châu Âu; vẫnkhông được hương ưu đãi thuế quan đối với nông sản, nên không bán gạovào châu Âu được Hàn Quốc bảo hộ gạo, có hạn ngạch, gia nhập WTOchúng ta mới được chia hạn ngạch Với Hoa Kỳ, không gia nhập WTOchúng ta vẫn bị hạn ngạch dệt may Nếu gia nhập WTO, chúng ta được dỡ

bỏ hạn ngạch dệt may Gia nhập WTO chúng ta mới dỡ bỏ được rào cản,phân biệt đối xử mà chỉ dành riêng cho các thành viên WTO

+ Gia nhập WTO chúng ta có hệ thống luật pháp minh bạch, rõ ràng, dễ dựđoán thu hút các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài Vì trong đàm phánWTO chúng ta có hai loại: đa phương và song phương Với đa phương yêucầu đầu tiên là phải minh bạch hóa chính sách Chúng ta đã trả lời hơn 3.000câu hỏi liên quan chính sách kinh tế, đầu tư, tài chính, ngân hàng Chính vìvậy mà trong đoàn đàm phán chính phủ của chúng ta đã phải bao gồm tất cảcác bộ, ngành tham gia để đảm đương được khối lượng công việc lớn, trả lờinhiều vấn đề liên quan kinh tế, thương mại Chúng ta phải có chương trìnhxây dựng pháp luật

Gia nhập WTO chúng ta phải có các văn bản pháp luật liên quan các hiệpđịnh, các quy định của WTO Vì vậy, chúng ta có một kế hoạch sửa và xâymới 25 luật và pháp lệnh Chúng ta sẽ quyết tâm làm bằng được Quốc hộisẽ dành ưu tiên để trong các phiên họp dành thời gian xây dựng các luật, coiđây là việc trọng tâm của Quốc hội (năm 2005 sửa và xây mới 29 luật, năm

2006 sửa và xây mới 10 luật) Trong toàn bộ các luật và pháp lệnh mà chúng

ta cam kết đa phương sẽ sửa và xây mới là 25 luật và pháp lệnh, thì chúng tađã làm xong 24 luật và pháp lệnh Còn một văn bản luật, chúng ta đangtrong quá trình soạn thảo, dự kiến phiên tháng 10-2006 sẽ hoàn thành Vậy,Việt Nam là nước đầu tiên có hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh để gianhập WTO

* Ðể đổi mới kinh tế, cải cách hành chính Việt Nam phải xây mới và sửađổi 100 luật Như vậy, số văn bản phục vụ đàm phán, gia nhập WTO chỉbằng 1/4 số văn bản luật pháp phục vụ cải cách hành chính, và đổi mới kinhtế Ðiều đó thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ, Quốc hội Việt Nam tích

Trang 10

cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Ông Chủ tịch Ban công tác, cácthành viên Ban công tác, kể cả đoàn Hoa Kỳ cũng đánh giá rất cao quyết tâmcủa Việt Nam trong việc sửa đổi hệ thống pháp luật trong thời gian vừa qua.

* Chúng ta thấy các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến tiến trình gianhập WTO của Việt Nam Vì họ cho rằng, nếu Việt Nam gia nhập WTO thìhệ thống pháp luật sẽ phù hợp sân chơi của thế giới và nó sẽ ổn định Chínhvì điều đó mà đầu tư nước ngoài năm 2005 tăng hơn rất nhiều so với 2004,sáu tháng đầu năm 2006 tiếp tục tăng Các dự án đầu tư nước ngoài của Hoa

Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, nhất là dự án lớn bắt đầu vào ViệtNam, kể cả công ty đa quốc gia Các công ty đa quốc gia có vai trò rất quantrọng đối với nền kinh tế và thương mại toàn cầu Theo thống kê của WTO,trên thế giới có khoảng 70 nghìn công ty đa quốc gia, chiếm 1/3 thương mạitoàn cầu Các nước đều muốn các công ty đa quốc gia đầu tư vào nước mình,vì họ có công nghệ, vốn, thị trường toàn cầu Không phải họ đầu tư vào mộtnước là họ vào thị trường nội địa của nước đó, mà họ còn tính cả thị trườngkhu vực, toàn cầu Nơi nào có lợi thế hơn sẽ đầu tư vào và xuất khẩu đi cácnước khác ơ khu vực

- Gia nhập WTO, chúng ta sẽ có điều kiện chủ động tham gia chính sáchthương mại toàn cầu Xu hướng trong WTO, lần đầu trong hội nghị HồngKông vừa qua đã đề cập công tác bình đẳng và cân bằng thương mại giữacác thành viên của WTO Yêu cầu các nước phát triển mơ cửa thị trườnghàng nông sản, bỏ trợ cấp xuất khẩu để tạo cho thương mại toàn cầu pháttriển bền vững và tạo điều kiện cho thương mại phát triển công bằng vàkhông bị bóp méo

- Gia nhập WTO, những tranh chấp được giải quyết tốt hơn: Xu hướng cácnước là dùng WTO để giải quyết tranh chấp Giải quyết tranh chấp trongWTO là dễ thực thi hơn Thí dụ, một nước A áp thuế chống bán phá giá vớimột nước thành viên WTO mà tổng thuế đó tương đương với 100 triệu USD,khi WTO giải quyết tranh chấp, đi đến quyết định là kiện chống bán phá giákhông đúng, yêu cầu nước kiện kia bỏ đi Nếu không bỏ, thì nước bị kiện cóquyền nâng thuế nhập khẩu các mặt hàng của nước kia lên tương đương mức

100 triệu USD Do vậy, cơ chế đó thực thi trong cuộc sống nhiều hơn, dễ

Trang 11

thực hiện hơn là cơ chế giải quyết tranh chấp qua trọng tài quốc tế và tòa án.Gia nhập WTO không có nghĩa các vụ kiện chống bán phá giá sẽ giảm đi.Chúng ta càng tăng xuất khẩu, thì tranh chấp thương mại sẽ càng tăng Chỉcó điều mức độ chúng ta sẽ được giải quyết công bằng hơn Nếu trước đây,năm 1990 chúng ta đạt kim ngạch xuất khẩu 2,4 tỷ USD, nay chỉ trong mộttháng, chúng ta đã đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 3 tỷ USD Khi vào WTO, đểđẩy mạnh tăng trương kinh tế, tăng xuất khẩu, lúc đó chúng ta sẽ đạt đếnmức xuất khẩu 100 tỷ USD Mỗi tháng chúng ta đạt kim ngạch xuất khẩugần 10 tỷ USD Như thế, mức độ chúng ta tham gia thị trường thế giới càngtăng, thì các tranh chấp quốc tế về thương mại cũng tăng Gia nhập WTOkhông có nghĩa là hết tranh chấp quốc tế về thương mại Chỉ có điều chúng

ta không bị phân biệt đối xử nữa

- Gia nhập WTO chúng ta phải tiến hành đàm phán đa phương và songphương Ða phương là để chúng ta minh bạch hóa các chính sách và đi đếncam kết các chính sách kinh tế vĩ mô Ði đến cam kết các chính sách kinh tếvĩ mô về đa phương, cho đến nay, cơ bản chúng ta chấp nhận các hiệp địnhcủa WTO khi chúng ta gia nhập Chúng ta bỏ các biện pháp trợ cấp khôngđúng với quy định của WTO: trợ cấp liên quan tỷ lệ xuất khẩu; tỷ lệ nội địahóa, Các trợ cấp mà WTO cho phép chúng ta vẫn thực hiện: trợ cấp liênquan xúc tiến thương mại; đầu tư, du lịch, nâng cao chất lượng hàng hóa,cước phí vận tải, Một vấn đề quan trọng của vòng đàm phán Doha đó làvấn đề trợ cấp hàng nông sản Việt Nam là nước rất đặc biệt, đất chật, ngườiđông Khi đàm phán với Australia thì thấy một hộ của họ có đến 200 ha Cònbình quân đất canh tác Việt Nam chỉ có 0,3 ha/hộ Nhưng, Việt Nam lại cónhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu được xếp hạng trên thế giới Ðây là một

sự thật: gạo (có lúc xếp thứ 2, có lúc thứ 3 thế giới); cà phê (đứng thứ 2 thếgiới), tiêu (số 1 thế giới), điều (số 2 thế giới), chè chúng ta có sản lượngđứng thứ 8 thế giới, hải sản, thủy sản cũng được xếp thứ 8, 9 thế giới Ðây làtrường hợp rất đặc biệt của thế giới Cho nên, trong đàm phán song phương,nhiều nước Mỹ la-tinh yêu cầu đàm phán là vì thế

2.2 Thách thức:

- Chúng ta kết thúc đàm phán song phương về gia nhập WTO, chúng ta cũnggặp rất nhiều thách thức Thứ nhất, chúng ta muốn có thị trường toàn cầu thìchúng ta phải mơ cửa thị trường cho các nước Ðây là thách thức lớn nhất.Thứ hai, doanh nghiệp Việt Nam tuy bây giờ có số lượng rất đông 230 nghìn

Trang 12

doanh nghiệp nhưng phần lớn là nhỏ và vừa, cho nên năng lực cạnh tranhkém Ðó cũng là thách thức Nhưng cũng có điều các doanh nghiệp ViệtNam năng động và cũng chuyển động rất nhanh khi môi trường kinh doanhthay đổi, nhưng lại bị hạn chế bơi vốn, công nghệ và năng lực Từ đó dẫn tớinăng lực cạnh tranh thị trường các mặt hàng của Việt Nam bị hạn chế Tấtnhiên, từng ngành có khác, năng lực cạnh tranh chỉ là tương đối, nay khác,mai khác Thí dụ, đóng tàu chẳng hạn, trước đây có bao giờ Việt Nam nghĩlà sẽ đóng nhiều tàu biển đâu, nhưng sau khi lợi thế về đóng tàu thay đổi,chuyển từ châu Âu sang Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, lương công nhân rấtcao, thì Việt Nam lại trơ thành nơi hấp dẫn đối với ngành đóng tàu trên thếgiới Chúng ta có ưu điểm: công nhân nhiều, nhiều vũng, vịnh kín có thểđóng tàu quanh năm Ngành may mặc thì lương công nhân ơ các nướcASEAN cao, họ sẽ chuyển sang Việt Nam; Thái Lan, Malaysia đang rấtthiếu lao động Malaysia mỗi năm phải nhập khẩu đến ba triệu lao động,Singapore nhập khẩu 0,5 triệu lao động Các nước khác phải chuyển sangViệt Nam Ở nước ta, Singapore có hai khu công nghiệp Họ chuyển các lĩnhvực ít khả năng cạnh tranh sang ta Ðây là một lợi thế Chúng ta thấy rằngcác doanh nghiệp Việt Nam lại phải chấp nhận sự cạnh tranh như thế Thứ balà, rất nhiều chính sách liên quan kinh tế thương mại sẽ thay đổi Thí dụphần liên quan trợ cấp cũ mà không phù hợp, WTO sẽ bỏ hạn ngạch, cấpphép, rồi cũng sẽ bỏ hết Như thế tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp củachúng ta Nhưng đồng thời làm cho các doanh nghiệp lâu nay dựa vào đósống và phát triển phải chuyển sang hình thức kinh doanh không được bảohộ hoặc mức bảo hộ thấp.

- Thuế cũng như vậy, Nhà nước giảm thuế cũng tác động một phần đến ngânsách Phần đóng góp ngân sách từ thuế nhập khẩu mỗi ngày một giảm.Trước kia, thuế nhập khẩu có lúc đến 30% GDP, bây giờ chỉ còn 15%,nhưng kim ngạch buôn bán tăng thì nó tăng Chúng ta tăng kim ngạch buônbán để tăng thuế Hoặc có những cam kết chúng ta đã thực hiện rồi, như trịgiá hải quan, chúng ta bỏ thuế mà áp dụng mức thuế tuyệt đối Các doanhnghiệp nhập khẩu, giá theo giá hợp đồng Có một số doanh nghiệp ảnhhương, nhưng kiểm tra, kiểm soát thì nó đi vào trật tự Thế giới cũng phảitrải qua giai đoạn đó không riêng quốc gia nào Qua hậu kiểm để bảo đảm

Trang 13

thu thuế Vấn đề an sinh xã hội, sẽ phải giải quyết tình trạng một số doanhnghiệp nhỏ và vừa hoặc không có năng lực cạnh tranh sẽ gặp khó khăn, phásản Vậy giải quyết vấn đề trợ cấp, việc làm như thế nào cho lao động cácdoanh nghiệp này, đào tạo lại để họ tìm việc làm mới Ðấy là những việcchúng ta phải làm.

- Vấn đề nguồn lực, cái quyết định nhất là con người, khi chúng ta mơ cửavấn đề cạnh tranh giành nguồn lực này rất khốc liệt Chúng tôi hỏi Singaporekhi mơ cửa sợ nhất cái gì, phía bạn trả lời quan trọng là làm sao giữ đượcngười tài để phục vụ đất nước Khi các doanh nghiệp nước ngoài vào, cáccuộc cạnh tranh sẽ diễn ra, các doanh nghiệp sẽ dùng lương để thu hút ngườilao động giỏi, cho nên chúng ta, một mặt, cũng phải có chiến lược đào tạo,giữ những người có năng lực làm cho mình, giữ như thế nào tùy vào từngdoanh nghiệp, không có bài toán chung cho tất cả Có nhiều cách khác nhauđể giữ người, cổ phần nhất định, lương cao, đối xử, tình cảm, Muốn haykhông Nhà nước phải có chính sách để đào tạo, đào tạo lại người lao động.Hiện nay, tuy Việt Nam có lao động đông, nhưng lao động của chúng tacũng có một số hạn chế: yếu ngoại ngữ, tác phong công nghiệp Không chỉtrong lĩnh vực các doanh nghiệp mà cả ơ các cơ quan quản lý nhà nước Thídụ, Trung Quốc, có hẳn một chỉ thị, đối với cán bộ lãnh đạo quận, huyện,các tỉnh biên giới gần Việt Nam phải biết tiếng Việt Cho nên, khi chúng tasang đó họ nói tiếng Việt rất thạo Vấn đề là cán bộ quản lý Việt Nam phảibiết ngoại ngữ Mặt khác, phải chuyển cách quản lý theo phong cách mới.Ngày xưa quản bằng các lệnh, chỉ thị, can thiệp trực tiếp vào các doanhnghiệp, thì nay không còn, còn rất ít, chỉ còn những doanh nghiệp có vốn lớncủa Nhà nước, quản lý thông qua biện pháp gián tiếp như xây dựng phápluật, chính sách và kiểm tra đôn đốc việc thực hiện đó Việc nắm từngngành, hàng, không giống như trước, nhưng vẫn phải nắm Khi chúng ta bỏquản lý xuất khẩu gạo, lúc đầu mọi người rất ngại, sợ có thể xuất vượt, đếnkhi quyết định làm thì làm rất tốt Mọi thành phần có thể xuất khẩu gạođược, nhưng chúng ta vẫn quản lý được vì mọi công việc giao cho hiệp hội.Hiệp hội đóng vai trò chính Hiện nay, Nhà nước chuyển những vai trò màNhà nước không làm sang hiệp hội ngành hàng để bảo vệ ngành hàng, hợptác liên kết để phát triển Các cách làm cũ giành khách hàng bằng hạ giá

Trang 14

không còn giá trị, làm ta yếu đi Vai trò của hiệp hội, ngành hàng rất quantrọng Liên kết để phát triển để xây dựng hệ thống phân phối trong nước.Các doanh nghiệp liên kết để ra thị trường thế giới, liên kết doanh nghiệpViệt Nam với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.Chúng ta cần liên kết với nhau để tạo sức mạnh cho nhau và phát triển Hiệnnay, thị trường trong nước còn rất nhiều điều kiện phát triển Có nhiều sinhviên Việt Nam sang học thạc sĩ ơ Hoa Kỳ rất giỏi, có những trường Hoa Kỳgiữ lại, số đó vẫn về Việt Nam vì họ thấy cơ hội làm ăn ơ Việt Nam nhiềuhơn ơ Hoa Kỳ Hoa Kỳ đã phát triển tới mức độ rất cao Muốn làm ăn ơ Hoa

Kỳ phải có vốn, mạng lưới mới sống được, nhưng về Việt Nam có rất nhiều

cơ hội

- Ðấy cũng là những thách thức, nhưng nếu chúng ta biết vượt lên chúng tasẽ phát triển Khi làm việc với hãng Nokia, thấy chiến lược nhờ đó mà họ trơthành công ty điện thoại di động số 1 thế giới, họ coi tất cả những thách thứclà cơ hội mới, cuộc sống không có thử thách thì không có cuộc sống Họ coithách thức là một cơ hội, khi họ vượt qua được thì họ trơ thành số 1 Chúngtôi cho rằng gia nhập WTO chúng ta có rất nhiều thời cơ, cũng có rất nhiềuthách thức Cơ hội đó có hay không phải do chính sách, do các doanhnghiệp Nói mơ thị trường hay không thì toàn bộ doanh nghiệp không sảnxuất hàng xuất khẩu thì cũng vô nghĩa Bây giờ nói mơ ra để thu hút đầu tưnhưng toàn bộ doanh nghiệp, các địa phương, không thu hút đầu tư thìchúng ta cũng không đạt Gia nhập WTO để chúng ta phát triển, nhưngkhông có nghĩa bản thân việc gia nhập WTO là chúng ta giàu có lên, haychúng ta nghèo đi, mà đó là một cơ hội Chúng ta tranh thủ được cơ hội đó,thì chúng ta giàu có Chúng ta vượt qua được thách thức thì chúng ta tạođược cơ hội mới Ðó là một thực tế Nếu tranh thủ được thời cơ này, và chấpnhận để vượt qua thách thức này, chúng ta sẽ đưa nền kinh tế phát triển lêntrình độ cao hơn, nhưng cũng đòi hỏi sự cố gắng của tất cả các bộ, ngành,nhất là sự lao động sáng tạo, liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp ViệtNam để chúng ta mạnh lên và phát triển nhanh hơn

- Về những thách thức, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh bốn vấn đềlớn

Trang 15

+ Một là: Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều "đối thủ" hơn, trên

bình diện rộng hơn, sâu hơn

+ Hai là: Trên thế giới sự "phân phối" lợi ích của toàn cầu hoá là không

đồng đều Những nước có nền kinh tế phát triển thấp được hương lợi ít hơn

Ở mỗi quốc gia, sự "phân phối" lợi ích cũng không đồng đều Một bộ phậndân cư được hương lợi ít hơn, thậm chí còn bị tác động tiêu cực của toàn cầuhoá; nguy cơ phá sản một bộ phận doanh nghiệp và nguy cơ thất nghiệp sẽtăng lên, phân hoá giàu nghèo sẽ mạnh hơn Điều đó đòi hỏi phải có chínhsách phúc lợi và an sinh xã hội đúng đắn; phải quán triệt và thực hiện thật tốtchủ trương của Đảng: "Tăng trương kinh tế đi đôi với xoá đói, giảm nghèo,thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển"

+ Ba là: Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hoá, tính tuỳ

thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên Trong điều kiện tiềm lực đất nướccó hạn, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, kinh nghiệm vận hành nền kinhtế thị trường chưa nhiều thì đây là khó khăn không nhỏ

Bốn là: Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ

môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyềnthống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền

- Thủ tướng nêu rõ: Gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, hội nhập kinh tếquốc tế vừa có cơ hội lớn, vừa phải đối đầu với thách thức không nhỏ Cơhội tự nó không biến thành lực lượng vật chất trên thị trường mà tuỳ thuộcvào khả năng tận dụng cơ hội của chúng ta Thách thức tuy là sức ép trựctiếp nhưng tác động của nó đến đâu còn tuỳ thuộc vào nỗ lực vươn lên củachúng ta Cơ hội và thách thức không phải "nhất thành bất biến" mà luônvận động, chuyển hoá và thách thức đối với ngành này có thể là cơ hội chongành khác phát triển Tận dụng được cơ hội sẽ tạo ra thế và lực mới để vượtqua và đẩy lùi thách thức, tạo ra cơ hội mới lớn hơn Ngược lại, không tậndụng được cơ hội, thách thức sẽ lấn át, cơ hội sẽ mất đi, thách thức sẽchuyển thành những khó khăn dài hạn rất khó khắc phục Ở đây, nhân tố chủquan, nội lực của đất nước, tinh thần tự lực tự cường của toàn dân tộc làquyết định nhất

- Thủ tướng cũng bảy tỏ tin tương: "Với thành tựu to lớn sau 20 năm Đổimới, quá trình chuyển biến tích cực trong cạnh tranh và hội nhập kinh tếnhững năm vừa qua, cùng với kinh nghiệm và kết quả của nhiều nước đã gianhập WTO, cho chúng ta niềm tin vững chắc rằng: Chúng ta hoàn toàn có

Trang 16

thể tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức Có thể có một số doanh nghiệp khókhăn, thậm chí lâm vào cảnh phá sản nhưng phần lớn các doanh nghiệp sẽtrụ vững và vươn lên, nhiều doanh nghiệp mới sẽ tham gia thị trường và toànbộ nền kinh tế sẽ phát triển theo mục tiêu và định hướng của chúng ta".

3 Những phát triển của Việt Nam khi gia nhập WTO:

3.1 Phát triển về nông nghiệp:

- Hơn 20 năm đổi mới, thành tựu rõ rệt nhất của nông nghiệp Việt Nam làtạo ra và duy trì một quá trình sản xuất tăng trương với tốc độ nhanh, ổnđịnh trong một thời gian dài Tuy nhiên, hiện nay, áp lực dân số tăng mỗinăm 1 triệu người, diện tích đất trồng lúa hằng năm giảm từ 40 đến 50 nghìnhéc-ta, cộng với sự biến đổi khí hậu toàn cầu làm nước biển sẽ dâng cao ơđồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, đang đặt nông nghiệpnước ta trước những thách thức mới, nếu không sớm giải quyết tốt, đồng bộnhững bất cập trong nông nghiệp

- Bước chuyển của nông nghiệp Việt Nam:

Trong thời kỳ đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã đạt những thành tựu nổibật, duy trì tốc độ tăng trương đều và ổn định, thể hiện được lợi thế so sánhcủa Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới Nông nghiệpđã thực sự trơ thành chỗ dựa nền tảng cho công nghiệp và dịch vụ, góp phầnquan trọng vào việc bảo đảm ổn định xã hội ơ nước ta

Trong giai đoạn từ năm 1986 đến 2003, năngsuất các loại nông sản đã có mức tăng đángkể Cụ thể là: năng suất lúa tăng từ 2,81 tấn/halên 5,20 tấn/ha (gấp 1,85 lần); ngô từ 1,42tấn/ha tăng lên 3,97 tấn/ha (gấp 2,79 lần); sắn

từ 9,16 tấn/ha tăng lên 14,53 tấn/ha (gấp 1,8lần), lạc từ 0,94 tấn/ha tăng đến 1,74 tấn/ha(gấp 2,2 lần) Đặc biệt, có một số cây trồngcho năng suất bình quân tăng trên 2 lần trongthời gian gần 20 năm như hồ tiêu, cao su, cà phê, bông Riêng năng suất câyđiều tăng hơn 2 lần trong vòng 4 năm (2001 - 2004) So với năm 1986, năngsuất nông sản năm 2008 đã tăng gấp nhiều lần Việt Nam là nước xuất khẩu

hồ tiêu, hạt điều thứ nhất thế giới, xuất khẩu gạo, cà phê đứng thứ nhì thếgiới; chiếm lĩnh và khẳng định vị trí trên thị trường thế giới về thanh long,hạt điều; có thứ hạng cao trong xuất khẩu cá ba sa, cá tra, tôm, cao su, chè

Trang 17

Không chỉ tăng về sản lượng, chất lượng các mặt hàng nông sản cũng đangđược nâng lên Nhiều năm qua, chúng ta đã tạo ra được bộ giống cây trồngphong phú, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu của sản xuất ơ các vùng sinhthái, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao tính cạnh tranh củanông sản Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước Nhiều giống câytrồng được bắt đầu nghiên cứu một cách hệ thống, tính xã hội hóa của ngànhgiống cây trồng được phát huy tốt Chính những nông dân sản xuất giỏi đãtham gia tích cực để có được bộ địa chỉ sưu tập cây đầu dòng, cùng với cánbộ khoa học tâm huyết đã tạo ra những giống cây ghép có chất lượng khôngthua kém các nước trong khu vực như: nhãn Hưng Yên, Sơn La, Yên Bái vớicác dòng PH-M99-1-1, PH-M99-2-1, HC4, nhãn xuồng cơm vàngVT20NXCV; xoài cát Hòa Lộc CT1, C6; xoài cát Chu CD2; sầu riêng ChínHóa S1BL, sầu riêng Ri 6 S2VL; bươi Năm Roi BN25; măng cụt BDMC2,BTMC3, BTMC4, BTMC6 Riêng cây điều, nhờ giống mới cải tiến (31%diện tích), năng suất bình quân cả nước tăng từ 0,3 tấn hạt/ha lên 1,1 tấnhạt/ha Hạt giống ngô lai đã tự lực được 60% từ giống ngô lai trong nước là

sự cố gắng rất lớn của ngành Chúng ta đã xuất khẩu được hạt giống ngô lai.Đối với gạo - một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, với

phương châm “muốn đẩy mạnh xuất khẩugạo trước hết phải có giống tốt”, trongnhững năm gần đây, công nghệ hạt giốngđược quan tâm nghiên cứu và đã có nhiềutiến bộ Sản lượng và chất lượng gạo củaViệt Nam, vì thế, đã có những bước cải tiếnđáng kể Mặc dù diện tích gieo trồng lúatrong những năm gần đây mỗi năm mộtgiảm (trung bình mỗi năm giảm khoảng 40ngàn - 50 ngàn ha) do chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp và đất nôngnghiệp được thu hồi để làm đường, làm nhà phục vụ công nghiệp, nhưngsản lượng lúa của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng đều qua từng năm, mỗi nămsản lượng lúa tăng trung bình 600 ngàn - 700 ngàn tấn Việc nghiên cứu tạonhiều giống lúa lai ngắn ngày, phù hợp với điều kiện đồng bằng sông CửuLong (ĐBSCL) đã mang lại năng suất, chất lượng cao Chiến lược thànhcông nhất của ĐBSCL trong 20 năm qua là tạo được giống lúa cực sớm nênđã “bội thu” nhờ diện tích lúa vụ hè - thu tăng lên 1,4 triệu - 1,5 triệu ha vànăng suất tăng từ 2 tấn lên 10 tấn Nông nghiệp ĐBSCL đã đóng góp 50%sản lượng cho an ninh lương thực quốc gia và chiếm tới 80% sản lượng gạophục vụ xuất khẩu

Ngày đăng: 01/08/2017, 10:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w