MỤC LỤC 1.PHẦN MỞ ĐẦU 1 1.1 TÍNH CẤP THIẾT: 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 1 1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 1 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1 2. PHẦN NỘI DUNG 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM 3 1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN: 3 1.1.1 Định nghĩa Nguồn nhân lực: 3 1.1.2 Định nghĩa phát triển Nguồn nhân lực: 5 1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 5 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM 7 2.1 Thực trạng của phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam: 7 2.2 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực: 14 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 1MỤC LỤC
Trang 21.PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT:
Nói đến nguồn nhân lực ta nghĩ ngay đó là nguồn lực con người, là yếu tốquan trọng, năng động nhất của tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội Mỗi mộtquốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực của sự phát triển kinh tếnhư; tì nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học công nghệ, con người Trong các nguồnlực đó thì nguồn lực con người là quan trọng và có tình chất quyết định nhất đối với
sự phát triển của mọi quốc gia từ trước đến nay Một nước cho dù có tài nguyênthiên nhiên phong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng không có những conngười có trình độ, có đủ khả năng khai thác những nguồn lực đó thì khó có thể cókhả năng có thể đạt được sự phát triển như mong muốn, bởi vậy cần phải phát triểnnguồn lực con người
Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn khẳng định quan điểm coi con người làtrung tâm của sự phát triển, của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Hiện nay,trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá và hội nhập quốc tế, phát triển nhân lựcđược coi là một trong ba khâu đột phá của chiến lược chuyển đổi mô hình phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước; đồng thời, phát triển nhân lực trở thành nền tảng pháttriển bền vững và tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
-Phân tích thực trạng của nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay
-Từ đó đưa ra quan điểm và một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồnnhân lực ở Việt Nam
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Khái quát chung về nguồn nhân lực nói chung
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Nội dụng nghiên cứu tiểu luận tập trung nghiên cứu vào làm rõ thực trạng củanguồn nhân lực Việt Nam những năm gần đâu và đưa ra một số giải pháp nhằm pháttriển nguồn nhân lực Chỉ tìm hiểu vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở tốc độ tổngquan chứ không đi sâu vào tìm hiểu nguồn nhân lực trong từng ngành cụ thể
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
-Tìm hiểu sách báo
-Tìn hiểu các website về kinh tế
-Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp: phương pháp thống kê, thu thậpthông tin, phân tích tổng hợp,
Trang 3Tiểu luận gồm hai phần chính:
CHƯƠNG 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của phát triển nguồn nhân lực Việt Nam
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Định nghĩa Nguồn nhân lực
1.1.2 Định nghĩa phát triển Nguồn nhân lực
1.2 Cơ sở thực tiễn
CHƯƠNG 2:Thực trạng và giải pháp về phát triển nguồn nhân lực Việt Nam
2.1 Thực trạng của phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam
2.2 Giải pháp giúp phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam
Trang 42 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC VIỆT NAM
1.1CƠ SỞ LÍ LUẬN:
1.1.1 Định nghĩa Nguồn nhân lực:
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn nhân lực
Theo liên hợp quốc thì: nguồn nhân lực là tất cả các kiến thức, kỹ năng , kinh
nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát tiển của mỗi
cá nhân và của cả nước
Ngân hàng thế giới cho rằng: nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao
gồm: thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp, của mỗi cá nhân Như vậy ở đây nguồnlực con người cũng được coi là một loại vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác:vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên
Theo tổ chức lao động quốc tế thì:nguồn nhân lực của một quốc qia là toàn bộ
những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động và được hiểu theo hainghĩa: nghĩa rộng- nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xãhội, cùn cấp nguồn lực con người cho sự phát triển Do đó nguồn nhân lực bao gồmtoàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường; theo nghĩa hẹp-nguồn nhân lực là khảnăng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế và xã hội, bao gồmcác nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia lao động, xản suất xãhội, tức là toàn bộ các cá thể cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể cácyếu tố về thể lực trí lực của họ được huy động vào qua trình lao động
Kinh tế phát triển cho rằng: nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong độ
tuổi quy định có khả năng tham gia lao động và được biểu hiện trên hai mặt: về sốlượng đó là tổng số những người trong độ tuổi lao động theo quy định của nhà nước
và thời gian lao động có thể huy động được từ họ; về chất lượng đo là về mặt sứckhỏe và trình độ chuyên môn, kiến thức và trình độ lành nghề của người lao động.Nguồn lao động là tổng số những người trong độ tuổi lao động quy định đang thamgia lao động hoặc đang tích cực tìm kiếm việc làm Nguồn lao động cũng được hiểutrên hai mặt: số lượng và chất lượng Như vậy, theo khái niệm này có một số đượctính là nguồn nhân lực nhưng lại không phải nguồn lao động, tức là những ngườikhông có nhu cầu tìm kiếm việc làm, không tích cực tìm kiếm việc làm, nhữngngười trong độ tuổi lao động quy định nhưng đang đi học
Trang 5Từ những khái niện trên tiếp cận dưới góc độ Kinh Tế Chính trị có thểhiểu: nguồn nhân lực là tổng hòa thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượnglao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghệm laođộng sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cảivật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước
Bên cạnh Nguồn nhân lực phổ thông còn có Nguồn nhân lực chất lượng cao:
Có rất nhiều cuộc hội thảo, trang viết đưa ra cách nhìn nhận về nguồn nhân lựcchất lượng cao Chẳng hạn như: “Nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; nhân lực khoa họccông nghệ – là những người có trình độ đại học, cao đẳng trở lên và nhóm côngnhân kỹ thuật chất lượng cao”
Nguồn nhân lực chất lượng cao “bao gồm những nhân lực có trình độ đại học,cao đẳng; nguồn nhân lực lãnh đạo quản lý và hoạch định chính sách, nguồn nhânlực khoa học công nghệ, đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng”
Như vậy thì nguồn nhân lực chất lượng cao phải được xem xét trên tất cả cáckhía cạnh hình thành chất lượng nguồn nhân lực: thể lực, trí lực, tâm lực Như cáchnhìn nhận, đánh giá nguồn nhân lực có phải là nguồn nhân lực chất lượng cao haykhông là cách đánh giá toàn diện trên tất cả các khía cạnh Đảm bảo gắn với kết quảlao động
Sự phát triển của phân công lao động có quan hệ chặt chẽ với quá trình pháttriển của khoa học công nghệ Từ đó kéo theo sự hình thành các nguồn nhân lựckhác nhau theo hương phát triển của phân công lao động xã hội
Tựu chung lại, nguồn nhân lực chất lượng cao là khái niệm chỉ những người
lao động cụ thể, có trình độ lành ngành (về chuyên môn, kỹ thuật) ứng với mộtngành nghề cụ thể, theo tiêu thức phân loại lao động về chuyên môn, kỹ thuật nhấtđịnh (đại học, trên đại học, lao động kỹ thuật lành nghề); có kỹ năng lao động giỏi
và khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ sảnxuất kinh doanh; có sức khỏe và phẩm chất tốt; có khả năng vận dụng sáng tạo
Trang 6những tri thức, những kỹ năng đã được đào tạo vào quá trình lao động sản xuấtnhằm đem lại năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả cao.
1.1.2 Định nghĩa phát triển Nguồn nhân lực:
Cho đến nay, do xuất phát từ các cách tiếp cận khác nhau nên vẫn có nhiều
cách hiểu khác nhau khi nói đến phát triển nguồn nhân lực Theo quan niệm Liên hợp quốc, phát triển nguồn nhân lực bao gồm giáo dục, đào tạo và sử dụng tiềm
năng con người nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Một số tác giả khác lại quan niệm: phát triển là quá trình để nâng cao năng lực
của con người về mọi mặt Thể lực, trí lực, tâm lực, đồng thời phân bố, sử dụng,khai thác và phát huy hiệu quả nhất nguồn nhân lực thông qua hệ thống phân cônglao động và giải quyết việc làm để phát triển kinh tế - xã hội
Từ những luận điểm trên, phát triển nguồn nhân lực của một quốc gia: chính là
sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trên các mặt thể lực,trí lực,
kỹ năng kiến thức và tinh thần cùng với qua trình đào tạo ra những biến đổi tến bộ
về cơ cấu nguồn nhân lực Nói một cách khái quát nhất, phát triển nguồn nhân lựcchính là quá trình tạo lập và sử dụng năng lực toàn diện của con người vì sự tiến bộkinh tế xã hội và sự hoàn thiện bản thân mỗi con người
1.2CƠ SỞ THỰC TIỄN
Các nghiên cứu trước đây về nguồn nhân lực ở nước ngoài:
Ở Nhật Bản, dân số già và tỷ lệ thất nghiệp cao đang là vấn nạn mà các quốcgia phát triển như Nhật Bản đang phải đối mặt (Zhu, 2004) Một vấn đề khác vềphát triển nguồn lực tại Nhật Bản đó là sự phân bố không đồng đều của các cơ hộiđào tạo nghề giữa các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp khác nhau vàgiữa các nhóm tuổi khác nhau Những người dưới 34 và trên 45 có ít cơ hội đượcđào tạo hơn so với những người ở độ tuổi từ 35 đến 44 (Jil, 2003) Các ngành côngnghiệp dịch vụ như tài chính, bảo hiểm và bất động sản có tỷ lệ phần trăm cao nhất
Trang 7của việc thực hiện đào tạo nghề chiếm 94%, các ngành khác như giao thông vận tải
và thông tin liên lạc chiếm 51% tỷ lệ được đào tạo nghề (Jil, 2003; Zhu, 2004).Trong khi đó, việc phát triển nguồn nhân lực ở Trung Quốc – một quốc giađang có sự tăng trưởng mạnh về kinh tế, dường như lại có nhiều bất cập TrungQuốc cũng đang phải đối diện với sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế và dân số,tuy nhiên cũng gặp những thách thức về quá trình tăng trưởng chậm về giáo dục,thiếu hụt lao động có tay nghề, kỹ thuật (Ke, Chermack, Lee và Lin, 2006) Vì vậy,
ưu tiên trong chiến lược phát triển của Trung Quốc là đầu tư vào giáo dục các cấptoàn quốc và đào tạo nhiều nguồn nhân lực có chất lượng cao (Ke, Chermack, Lee
và Lin, 2006:42)
Đối với những quốc gia đông dân và kinh tế còn nhiều khó khăn, ví dụ như Ấn
Độ, vấn đề phát triển nguồn nhân lực cũng đang là một thách thức Nếu như đối vớiquốc gia phát triển như Nhật Bản, việc phổ cập giáo dục tiểu học không phải là mụctiêu của phát triển nguồn nhân lực quốc gia nữa (bởi 99% lực lượng lao động NhậtBản đã biết chữ) thì đối với Ấn Độ, các chính sách về phát triển nguồn nhân lựcquốc gia như của Ấn Độ lại chủ yếu tập trung vào phổ cập giáo dục tiểu học vì vẫncòn nạn mù chữ Bên cạnh những thách thức về đông dân số, Ấn Độ cũng phải đốimặt với hàng loạt thách thức về sự đa dạng của dân số ví dụ như khác biệt về chủngtộc, ngôn ngữ, tín ngưỡng Bên cạnh những thành tựu về phổ cập giáo dục tiểu học,giáo dục phổ thông và cao đẳng, đại học đang là một thách thức lớn ở quốc gia này(Rao, 2004) Bên cạnh những hỗ trợ giáo dục trực tiếp, các nhà làm chính sách của
Ấn Độ cũng cần phải chú tâm tới các vấn đề phát triển khác như xóa đói giảmnghèo, đầu tư cơ sở hạ tầng cơ bản
Trang 8CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC VIỆT NAM
2.1 Thực trạng của phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam:
Nguồn nhân lực của Việt Nam khi đươc nhìn qua một số phương diện:
Dân số: Việt Nam có quy mô dân số trên 90 triệu người, đứng thứ 13 thế giới,
thứ 7 châu Á và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á Dân số phân bố không đều và có
sự khác biệt lớn theo vùng Dân cư Việt Nam phần đông vẫn còn là cư dân nôngthôn (khoảng 68 % - năm 2013) Trình độ học vấn của dân cư ở mức khá; tuổi thọtrung bình tăng khá nhanh (năm 2013 đạt 73,1 tuổi)
Lao động: Lực lượng lao động nước ta hiện nay khoảng 52.207.000 người;
hàng năm trung bình có khoảng 1,5-1,6 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động.Thể lực và tầm vóc của nguồn nhân lực đã được cải thiện và từng bước được nângcao, tuy nhiên so với các nước trong khu vực (Nhật Bản, Thái Lan, Xinh-ga-po,Trung Quốc, ) nói chung thấp hơn cả về chiều cao trung bình, sức bền, sức dẻo dai.Lao động Việt Nam được đánh giá là thông minh, khéo léo, cần cù, tuy nhiên ý thức
kỷ luật, năng lực làm việc theo nhóm,… còn nhiều hạn chế
Đào tạo: Số lượng nhân lực được tuyển để đào tạo ở các cấp tăng nhanh Điều
này có thể được xem như là một thành tựu quan trọng trong lĩnh vực đào tạo nhânlực
Theo số liệu thống kê sơ bộ năm 2013, số sinh viên đại học và cao đẳng là2.058.922 người, số tốt nghiệp là 405.900 người; số học sinh các trường trung cấpchuyên nghiệp là 421.705 người Tuy nhiên, chất lượng đào tạo, cơ cấu theo ngànhnghề, lĩnh vực, sự phân bố theo vùng, miền, địa phương,… chưa đồng nhất, chưathực sự phù hợp với nhu cầu sử dụng của xã hội, gây lãng phí nguồn lực của Nhànước và xã hội
Trang 9Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong toàn bộlực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 17,9%, trong đó ở thành thị là 33,7%, gấp 3lần tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 11,2%, phân theo giới tính tỷ lệ này là 20,3%đối với nam và 15,4% đối với nữ; tỷ lệ nhân lực được đào tạo trình độ cao (từ đạihọc trở lên) trong tổng số lao động qua đào tạo ngày càng tăng (năm 2010 là 5,7%,năm 2012 là 6,4%, sơ bộ năm 2013 là 6,9% )
Sử dụng nhân lực: Lực lượng lao động đã được thu hút vào làm việc trong nền
kinh tế là khá cao Theo báo cáo của Chính phủ tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khoáXIII, nền kinh tế đã tạo ra trong năm 2013 khoảng 1,58-1,6 triệu việc làm mới; tỷ lệthất nghiệp là 2,18% (trong đó thành thị là 3,59%, nông thôn là 1,54%), tỷ lệ thiếuviệc làm là 2,75% (trong đó thành thị là 1,48%, nông thôn là 3,31%)
Năng suất lao động, nhu cầu nhân lực có xu hướng ngày càng tăng: Theo cách
tính năng suất lao động đo bằng tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá hiệnhành chia cho tổng số người làm việc bình quân trong 01 năm, năng suất lao độngnăm 2005 là 21,4 triệu đồng/người, năm 2010 là 44,0 triệu đồng/người, năm 2012 là63,1 triệu đồng/người, sơ bộ năm 2013 là 68,7 triệu đồng/người
Trang 10Hội nhập với quốc tế đồng nghĩa với việc sẽ được học hỏi tiếp thu nhiều kiếnthức về khoa học-kỹ thuật-công nghệ Do đó các ngành về khoa học công nghệ nàyngày càng phát triển tại Việt Nam Từ biểu đồ trên ta cũng có thể thấy nhu cầu vềnguồn nhân lực ở các nhành nghề này rất cao Bên cạnh đó các ngành nghề đượcnước ngoài đầu tư như: dệt, may, giày da, thủ công nghiệp, cũng đang rất cầnnguồn nhân lực
Đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp khá đãđược thu hút và phát huy hiệu quả lao động cao ở một số ngành, lĩnh vực như bưuchính viễn thông, công nghệ thông tin, sản xuất ô tô, xe máy, đóng tàu, công nghiệpnăng lượng, y tế, giáo dục,… và xuất khẩu lao động Đội ngũ doanh nhân Việt Namngày càng tăng về số lượng và cải thiện về kiến thức, kỹ năng kinh doanh, từngbước tiếp cận trình độ quốc tế
Theo Tổng cục Thống kê, dân số cả nước năm 2015 có khoảng 91,7 triệu
người Trong AEC thì dân số Việt Nam đứng thứ 3 (sau Indonesia, Philippines), mật
độ dân số đạt 277 người/km2 (đứng thứ 3 sau Singapore, Philippines), với xu thếchuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân số có xu hướng tăng lên ở khu vực thành thị.Năm 2015, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước là 54,61 triệungười, chiếm khoảng 59,55% trong tổng dân số với tốc độ tăng bình quân hàng năm
là 1,57% Đây chính là nguồn nhân lực quan trọng trong sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam
Tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo năm 2011 là 16,3%, đến năm 2015tăng lên 21,9% Tỷ lệ trình độ chuyên môn kỹ thuật từ đại học trở lên cũng tăng dầnqua các năm (năm 2011 là 6,1%, năm 2015 là 8,7%) Tuy nhiên, Việt Nam đangthiếu công nhân lành nghề để phát triển các ngành kinh tế chủ lực, nhất là để thamgia vào chuỗi giá trị toàn cầu Một bộ phận không nhỏ nguồn nhân lực qua đào tạo
có khuynh hướng nặng về lý thuyết, nhẹ về năng lực thực hành và khả năng thíchnghi trong môi trường cạnh tranh công nghiệp
Nhiều năm qua, chúng ta đã cảnh báo về tình trạng sinh viên tốt nghiệp ở cáctrường đại học, cao đẳng rất yếu cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp,dẫn đến tình trạng thất nghiệp nhiều, năng suất lao động thấp nhưng chưa có biệnpháp tháo gỡ Cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo và cơ cấu vùng miền trong cáclĩnh vực kinh tế ngày càng mất cân đối nghiêm trọng Hiện nay, quan niệm về chấtlượng và cơ cấu nguồn nhân lực trong các khu vực kinh tế ở nước ta đã lạc hậu sovới quan niệm của nhiều nước trên thế giới Ở Việt Nam vẫn chỉ coi trọng bằng cấp,coi lao động có bằng cấp cao là chất lượng cao Tất cả những yếu kém nêu trên đãnhiều lần được cảnh báo nhưng chưa có giải pháp để khắc phục