1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá hiện trạng cấp nước sinh hoạt tại xã nam hồng – huyện nam trực – tỉnh nam định

68 309 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 458,7 KB

Nội dung

Trong các diễn đàn về nước sạch và môi trường gần đây trên Thế Giớicũng như ở Việt Nam thì chất lượng nước sạch đang trong giai đoạn báo động đỏ, thiếu nước sạch để sử dụng đang là áp lự

Trang 1

TRƯỜNG HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA MÔI TRƯỜNG

Chuyên ngành : Môi trường

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS NGUYỄN VĂN DUNG

Địa điểm thực tập : Trạm xử lý nước sinh hoạt xã Nam Hồng,

Nam Trực

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi: Khoa Môi trường – Học viện Nông nghiệp Việt Nam Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp

Em tên là Đỗ Thị Hương Lan, sinh viên lớp K57MTB – chuyên ngànhKhoa học môi trường – Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Em xin cam đoan thực hiện khóa luận dưới sự hướng dẫn của PGS.TSNguyễn Văn Dung một cách khoa học, chính xác và trung thực

Các kết quả nghiên cứu trong luận văn hoàn toàn có được từ quá trìnhđiều tra, nghiên cứu, chưa từng được công bố trong bất kỳ một tài liệu khoahọc nào

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2016

Sinh viên

Đỗ Thị Hương Lan

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin chân thành cám ơn PGS TS Nguyễn Văn Dung,

người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành luận văn Với những lời chỉ dẫn,những tài liệu, sự tận tình hướng dẫn và những lời động viên của Thầy đãgiúp em vượt qua nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn này

Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo trong nhàtrường đã truyền thụ kiến thức, hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập vàlàm luận văn tốt nghiệp của Khoa Môi trường – trường Học Viện NôngNghiệp Việt Nam Nhân dịp này em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc về sự giúp

đỡ tạo điều kiện của các cán bộ tại Ủy ban nhân dân xã Nam Hồng, Trạm xử

lý nước sinh hoạt xã Nam Hồng – Nam Trực, các bạn và gia đình đã độngviên, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và làm khóa luận

Tuy nhiên, do trình độ có hạn nên khóa luận không tránh khỏi nhữngsai sót Em rất mong các thầy cô giáovà các bạn đóng góp ý kiến cho em

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày 10 tháng 5 năm 2016

Sinh viên

Đỗ Thị Hương Lan

Trang 4

MỤC LỤC

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Trang 6

DANH MỤC HÌNH

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TNHHMTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

VSMTNT Vệ sinh môi trường nông thôn

Trang 8

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nước sạch là một nhu cầu hết sức cấp thiết trong đời sống hàng ngày củamọi người Hiện nay, nó đang trở thành một đòi hỏi hết sức cấp thiết trong việcbảo vệ sức khỏe và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân Việt Nam là mộtnước tăng dân số nhanh, là quốc gia có số dân đông thứ 12 trên Thế giới, chủyếu tỉ lệ tăng dân số tập trung tại các thành phố lớn nên nhu cầu sử dụng nướcsinh hoạt ở các thành phố cũng như nông thôn là rất lớn

Trong các diễn đàn về nước sạch và môi trường gần đây trên Thế Giớicũng như ở Việt Nam thì chất lượng nước sạch đang trong giai đoạn báo động

đỏ, thiếu nước sạch để sử dụng đang là áp lực chung của nhiều quốc gia trên Thếgiới, trong đó Việt Nam không phải là trường hợp ngoại lệ Tại Việt Nam, hiệnchỉ có khoảng 60% đô thị có hệ thống cấp nước tập trung Tại các vùng nôngthôn thì việc cung cấp nước sạch chỉ đạt ở mức hơn 30%, đây là con số quá nhỏ

so với một đất nước mà người dân nông thôn chiếm gần 2/3 dân số cả nước (HồThị Hải,2014)

Tuy Việt Nam đã đạt tiến bộ nhanh chóng trong việc cải thiện tình hìnhcấp nước vào những thập kỷ qua, song nhiều nơi ở Việt Nam nước sạch chưa tớithì người dân phải sử dụng nước giếng cho dù chất lượng nguồn nước khôngđược đảm bảo, đặc biệt là những vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinhsống và cộng đồng dân cư nông thôn vùng sâu vùng xa, thường là nghèo nhất

đã bị tụt hậu Nhiều nơi, nước giếng nhiễm phèn nặng, mà nước máy thì yếu haychưa tới thì người dân phải mua nước máy với giá rất cao

Ngày nay cùng với tốc độ gia tăng dân số ngày càng cao thì lượng chấtthải sinh hoạt cũng tăng cao và chất thải của những khu công nghiệp được dẫn rasông, suối, kênh rạch làm cho tình hình thiếu nước sạch đã thiếu càng thêm thiếu.Tình trạng thiếu nước sạch phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày là nguyên nhân chủyếu gây ra những hậu quả nặng nề về sức khỏe đối với đời sống con người

Trang 9

Trước tình trạng về nhu cầu sử dụng nước sạch trong sinh hoạt cũng như

về sản xuất của người dân nên cần phải có những giải pháp hữu hiệu để giảiquyết tình trạng trên

Vì vậy, em chọn nghiên cứu đề tài “ Đánh giá hiện trạng cấp nước sinh hoạt tại xã Nam Hồng – huyện Nam Trực – tỉnh Nam Định” nhằm phần nào

làm rõ hơn về thực trạng cung cấp nước sạch tại địa phương cũng như tìm ra cácgiải pháp và nâng cao hiệu quả cho vấn đề trên

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Điều tra, khảo sát hiện trạng về tình hình cấp nước sinh hoạt tại xã Nam Hồng –huyện Nam Trực – tỉnh Nam Định

- Đề xuất các giải pháp cung cấp nước sạch cho người dân tại xã Nam Hồng –huyện Nam Trực – tỉnh Nam Định

Trang 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Khái quát chung về tài nguyên nước hiện nay

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

Nước: Một chất lỏng thông dụng, nước là một chất không màu, không

mùi, không vị Nước tinh khiết có công thức cấu tạo gồm 2 nguyên tử hydro vàmột nguyên tử oxy, dưới áp suất khí trời một atmosphere, nước sôi ở 100ºC vàđông đặc ở 0ºC, nước có khối lượng riêng là 100 kg/m3

Nước sinh hoạt: Là nước được sử dụng cho mục đích sinh hoạt của con

người Ví dụ các hoạt động: Hoạt động của hộ gia đình, cá nhân (nấu ăn rửa bát,lau nhà, tắm rửa, giặt quần áo,sử dụng cho nhà vệ sinh, nước rửa các bề mặtkhác) Hoạt động của các công trình công cộng (lau rửa bề mặt, vệ sinh côngcộng, nước phục vụ cảnh quan) (Phạm Ngọc Dũng và đồng nghiệp, 2005)

Nước cấp sinh hoạt:Là nước sau khi được xử lý tại cơ sở xử lý nước đi

qua các trạm cung cấp nước và từ các trạm này nước sẽ được cung cấp chongười tiêu dùng

1.1.2 Phân loại nguồn nước

 Theo mục đích sử dụng được chia thành các loại nguồn nước: cấp cho sinhhoạt, và các mục đích khác như giải trí, tiếp xúc với nguồn nước và nuôi trồngcác loại thuỷ sản

 Theo độ mặn, thường theo nồng độ muối trong nguồn nước được chia thành:Nước ngọt, nước lợ và nước mặn

Nước ngọt: Nước ngọt hay nước nhạt là loại nước chứa một lượng tối thiểu các

muối hòa tan, đặc biệt là natriclorua (thường có nồng độ các loại muối hay còngọi là độ mặn trong khoảng 0,01 – 0,5 ppt hoặc tới 1 ppt), nước chứa ít hơn 0,5phần nghìn các loại muối hòa tan vì thế nó được phân biệt tương đối rõ ràng vớinước lợ hay các loại nước mặn và nước muối

Nước lợ: Khái niệm nước lợ cũng thay đổi tùy theo các quan điểm nhìn nhận.

Về mặt kỹ thuật, người Anh-Mỹ cho rằng nước lợ chứa từ 0,5 – 30 gammuối hòa tan trong mỗi lít nướcthông thường được biểu diễn dưới dạng 0,5/1 tới

Trang 11

17/30 phần nghìn (ppt hay ‰) Vì thế, nước lợ bao phủ một khoảng chế độ mặn

và nó không thể coi là một điều kiện có thể định nghĩa chính xác

Nước lợ cũng có thể coi là hỗn hợp của nước biển và nước ngọt, và cáckhu vực cửa sông là các vùng nước trong đó nước biển và nước ngọt từ sông đổ

ra pha trộn với nhau Các môi trường sống nước lợ rộng lớn nhất trên thế giới vìthế chính là các khu vực cửa sông, nơi các con sông tiếp giáp với biển

Nước mặn: Nước mặn là nước có chứa muối NaCl hoà tan với hàm lượng cao

hơn nước lợ, thường quy ước trên 10 g/l hoặc là các loại nước chứa lượng muốiNaCl cao hơn nước uống thông thường (> 1g/l)

 Theo vị trí nguồn nước chia thành các nguồn nước mặt (sông, suối, ao, hồ )nước ngầm

Nước mặt:Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất

ngập nước Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúngmất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất

Hình 1.1: Hồ Chungará và núi lửa Parinacotamiền bắc Chile

Nước ngầm: Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, là nước ngọt được chứa

trong các lỗ rỗng của đất hoặc đá Nó cũng có thể là nước chứa trong các tầngngậm nước bên dưới mực nước ngầm Đôi khi người ta còn phân biệt nướcngầm nông, nước ngầm sâu và nước chôn vùi

Nguồn cung cấp nước cho nước ngầm là nước mặt thấm vào tầng chứa.Các nguồn thoát tự nhiên như suối và thấm vào các đại dương

Nguồn nước ngầm có khả năng bị nhiễm mặn một cách tự nhiên hoặc dotác động của con người khi khai thác quá mức các tầng chứa nước gần biển

Trang 12

mặn/ngọt Ở các vùng ven biển, con người sử dụng nguồn nước ngầm có thể làmcho nước thấm vào đại dương từ nước dự trữ gây ra hiện tượng muối hóa đất.Con người cũng có thể làm cạn kiệt nguồn nước bởi các hoạt động làm ô nhiễm

nó Con người có thể bổ cấp cho nguồn nước này bằng cách xây dựng các bểchứa hoặc bổ cấp nhân tạo

1.1.3 Vai trò của tài nguyên nước đối với cuộc sống con người

1.1.3.1 Vai trò của tài nguyên nước đối với cuộc sống

Nước là vật phẩm quý giá nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho loài người, nó

là khởi nguồn của sự sống Vạn vật không có nước không thể tồn tại và conngười cũng không là ngoại lệ Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy con người

có thể nhịn đói được ba tuần nhưng sẽ chết khát nếu ba ngày không được uốngnước Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và70% trọng lượng cơ thể người, con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinhhoạt…

Nước cũng là tài nguyên có ý nghĩa đa ngành, là nguồn nguyên liệu khôngthể thiếu cho hoạt động của các ngành kinh tế Hiện nay, Nông nghiệp vẫn làngành sử dụng nhiều nước nhất, chiếm khoảng 75 - 80% tổng lượng nước sửdụng hàng năm, kế theo là nước dùng cho công nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt.Theo tính toán của tổng cục thống kê, tổng nhu cầu sử dụng nước của nước tanăm 2010 là 112 tỷ m3, trong đó có ngành nông nghiệp dùng 92 tỷ m3,côngnghiệp dùng 17 tỷ m3, dịch vụ dùng 11 tỷ m3 Ước tính đến năm 2040, tổnglượng nước cần dùng tăng lên 260 tỷ m3 Tỷ trọng của các ngành cũng có nhữngthay đổi đáng kể: nông nghiệp và dịch vụ dùng 134 tỷ m3, công nghiệp 40 tỷ m3

Ngoài những chức năng trên, nước còn là chất năng lượng (hải triều, thủynăng), chất mang vật liệu và tác nhân điều hòa khí hậu, thực hiện các chu trìnhvật chất trong tự nhiên Nước cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏecủa con người, số lượng cùng với chất lượng nguồn nước mà con người có và sử

Trang 13

dụng là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá trình độ vănminh, tiến bộ của con người hiện nay.

1.1.3.2 Vai trò của nước sạch đối với cuộc sống

Nước đóng vai trò quan trọng đối với con người và mọi sinh vật, mà việc

sử dụng nước sạch càng quan trọng hơn Vì nước sạch là một nhu cầu căn bảnnhất của con người và là trọng tâm của các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, nócòn là yếu tố thiết yếu để xoá đói giảm nghèo Nước sạch góp phần nâng cao sứckhoẻ, giảm thiểu bệnh tật, tăng sức lao động, cải thiện điều kiện sống và manglại một cuộc sống văn minh đang là đòi hỏi bức bách của người dân sống trongcác khu dân cư nghèo và những vùng nông thôn hiện nay

Nước sạch là một nhu cầu cơ bản đối với cuộc sống hàng ngày, là vấn đềđang ngày càng trở lên cấp thiết và cũng là trọng tâm của các mục tiêu phát triểnthiên niên kỷ

Nước sạch góp phần vào việc nâng cao sức khỏe, giảm thiểu bệnh tật,tăng sức lao động, và sản xuất cho con người

Nước sạch cũng được coi là nhân tố thiết yếu góp phần vào công cuộc xóađói, giảm nghèo, cải thiện điều kiện sống và mang lại một cuộc sống văn minh,tiến bộ cho con người

1.1.4 Ảnh hưởng của nước sạch đến sức khỏe của con người

Trong quá trình tiếp cận nguồn nước người dân thành thị sử dụng nướcsạch cao hơn dân nông thôn, do đó khả năng xảy ra bệnh liên quan tới nướcngười dân thành thị thấp hơn so với người dân nông thôn Ở nông thôn phần lớnngười dân sử dụng nước sông, việc xử lý nước thì đơn giản như lắng phèn, phơinắng không thể loại bỏ hết chất độc hại, khi đem sử dụng nguồn nước bị ônhiễm cho ăn uống dễ phát sinh, phát triển bệnh cho con người Bên cạnh đó,nước bị ô nhiễm còn gây ra bệnh ngoài da như đau mắt hột, phụ khoa, ghẻngứa…Nước vô trùng sẽ góp phần nâng cao sức khỏe, giảm thiểu bệnh tật, tăngsức lao động mang lại cho người dân một cuộc sống thoải mái, văn minh Các

Trang 14

bệnh liên quan tới nước thường do nước bị ô nhiễm có tác nhân gây bệnh từnguồn gốc con người và động vật Nước là một phương tiện lan truyền cácnguồn bệnh và trong thực tế các bệnh lây lan qua môi trường nước là nguyênnhân gây ra bệnh tật và tử vong, nhất là các nước đang phát triển thì bệnh tậtlàm tổn thất tới 35% tiềm năng sức lao động (Đoàn Bảo Châu, 2006).

1.2 Sự phân phối nước trong tự nhiên

Tổng sản lượng nước trên thế giới gồm: 97% nước biển (mặn) và chỉ 3%nước ngọt Trong 3% này chỉ có 0,9% nước mặt gồm sông ngòi, ao hồ và hơinước trong không khí; 30,1% nước ngầm, và phần còn lại là những tảng băngtrải rộng ở Bắc và Nam cực Và sau cùng trong 0,9% nước mặt đó, có 87% nước

ao hồ, 2% sông ngòi, phần còn lại là 11% gồm các vùng đất ngập nước (Gleick,P.H,1996)

Hình 1.2: Biểu đồ thể hiện nước trên trái đất

Trang 15

Đa số lượng nước là nước mặn không sử dụng cho sinh hoạt và sản xuấtnông nghiệp và công nghiệp được Nước mặn có thể gây ngộ độc muối cho cơthể sinh vật và gây ăn mòn các thiết bị kim loại trong công nghiệp.

Lượng nước ngọt ở trong lòng đất và băng hà ở 2 cực là lượng nước ngọtkhá tinh khiết, chiếm trên 1,6 % tổng lượng nước trên trái đất, tuy nhiên do xanơi ở của loài người, vị trí thiên nhiên khắc nghiệt nên chi phí khai thác rất lớn

Con người và các loài thực và động vật khác tập trung chủ yếu ở khu vựcsông ngòi nhưng lượng nước sông chỉ chiếm 0,0001 % tổng lượng nước, không

đủ cho cả nhân loại sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất công nông nghiệp Ônhiễm nguồn nước thường là ô nhiễm nước sông

Thêm nữa, sự gia tăng dân số kéo theo nhu cầu cần phải phát triển nôngnghiệp, do đó việc tận dụng nguồn nước, nhất là nước ngầm sẽ là một nguy cơlàm cạn kiệt nguồn nước trong tương lai Trước mắt, các quốc gia đang pháttriển phải trực diện với nạn gia tăng dân số vì không có khả năng ngăn chặn mứcsinh sản của người dân, các nước này sẽ là những nạn nhân đầu tiên của nạnkhan hiếm nguồn nước Để có khái niệm rõ thêm về vấn đề nước, thiết nghĩcũng cần nên biết về những yêu cầu đòi hỏi cho nước “sạch” và tiêu chuẩn cần

có để bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng

Bảng 1.1: Bên dưới giải thích một cách chi tiết nước trái đất có ở đâu

Bảng 1.1: Ước tính phân bố nước toàn cầu

Ứớc tính phân bố nước toàn cầu:

Nguồn nước

Thể tích nước tính bằng km 3

Thể tích nước tính bằng dặm khối

Phần trăm của nước ngọt

Phần trăm của tổng lượng nước

Đại dương, biển,

Đỉnh núi băng,

sông băng, và

Trang 16

1.3.1.1 Nhiệt độ của nước

Nguồn nhiệt chính làm cho nước trong các thủy vực ấm lên là do nănglượng mặt trời cung cấp Ngoài ra còn có thể do năng lượng sinh ra bởi các quátrình oxy hóa các hợp chất hữu cơ và vô cơ trong nước và nền đáy của thủy vực,nhưng năng lượng sinh ra bởi các quá trình oxy này không đáng kể so với nănglượng mặt trời cung cấp

Nhiệt độ ít được coi là thông số ô nhiễm môi trường tự nhiên, nhiệt độ củanước trong tự nhiên chỉ được quan tâm do nó ảnh hưởng đến các chất khí và một

số chất hóa học khác, nhiệt độ ảnh hưởng tới chất lượng nước và mức độ ônhiễm thông qua các quá trình sinh học Các sinh vật khác nhau có sự thích nghikhác nhau với nhiệt độ Thông thường nhiệt độ tối ưu cho các quá trình sinh học

Trang 17

là 20-250C Nhiệt độ của nước thải có thể cao hoặc thấp so với nhiệt độ nước tựnhiên (nước thải quá trình làm mát, xử lí khí thải, nước thải sau làm lạnh ).Thông thường, nhiệt độ nước thải được chấp nhận trong khoảng nhỏ hơn hoặcbằng 4oC.

1.3.1.2 Độ đục/ độ trong của nước

Độ đục là khả năng cản những tia nắng mặt trời và độ trong của nước làkhả năng ánh sáng mặt trời xuyên qua nước Hai tính chất này của nước tỷ lệnghịch với nhau và phụ thuộc vào lượng keo khoáng, vật chất hữu cơ lơ lửng, sựphát triển của các vi tảo, sóng gió thủy triều và lượng nước mưa đổ vào thủyvực Ở những thủy vực khác nhau nguyên nhân gây ra độ đục vẫn khác nhau.Đối với nước sông độ đục của nước là do sự có mặt của các chất không hòa tannhư phù sa (kích thước khoảng 2-50µm), các hạt keo (<2µm ) có nguồn gốc vô

cơ hoặc hữu cơ Do đó độ đục thay đổi theo mùa, độ đục cao thường xuất hiệnsau những trận mưa lớn

1.3.1.3 Độ màu của nước

Nước tự nhiên không có màu, lớp nước đủ dày sẽ có màu xanh lơ của datrời Hầu hết nước trong các thủy vực đều có màu do ảnh hưởng của các hợpchất hòa tan, không tan, sự phát triển của sinh vật, ảnh hưởng bởi nền đáy Màuthực của nước là màu do các hợp chất hòa tan trong nước gây ra, màu giả là màucủa các hợp chất không hòa tan (lơ lửng) gây ra

1.3.1.4 Độ mùi của nước

Nước tự nhiên trong các thủy vực thường có mùi do có sự hiện diện củacác vi khuẩn, các hợp chất vô cơ, hữu cơ hòa tan hay không hòa tan gây ra Cáchợp chất hữu cơ đang bị phân hủy sẽ hình thành các hợp chất có mùi rất khóchịu

- Mùi tanh và hôi: có vi khuẩn phát triển

- Mùi tanh: nước có nhiều sắt

Trang 18

- Mùi chlorine: do quá trình khử khuẩn.

- Mùi trứng thối: do có nhiều khí H2S

- Mùi bùn: do tảo lục phát triển mạnh

1.3.1.5 Vị của nước

Nước tự nhiên có vị là do sự có mặt một số muối hay các khí hòa tantrong nước gây ra Vị của nước phụ thuộc vào số lượng và thành phần hóa họccủa các chất chứa trong nước, nhiệt độ của nước, độ nhạy cảm của người thử

Có thể phân biệt 4 vị cơ bản của nước: mặn, ngọt, chua, đắng

- Vị chua do muối nhôm và sắt

- Vị đắng, chát: do nhiều Mg2+

- Vị mặn: do muối NaCl hòa tan >500mg/l

- Vị ngọt: do nhiều khí CO2

Trang 19

1.3.2 Các thông số hóa học

1.3.2.1 Thế pH

Giá trị pH của các nguồn nước thải có thể gây ra sự thay đổi pH của môitrường nước trong tự nhiên khi tiếp nhận các nguồn thải này Giá trị pH củanguồn thải bị thay đổi trực tiếp do việc sử dụng và sử dụng dư thừa các hợp chấtmang tính axit hoặc bazơ trong các quá trình sản xuất, sử dụng

1.3.2.2 Độ kiềm của nước

Độ kiềm trong nước tự nhiên thường gây nên bởi sự hiện diện của các ionsilicat, bonat, phosphat và một số axit hoặc bazơ hữu cơ trong nước, nhưnghàm lượng của những ion này thường rất ít so với các ion HCO3-, CO32-, OH- nênthường được bỏ qua

1.3.2.3 Độ cứng của nước

Độ cứng của nước gây nên bởi các ion đa hóa trị có mặt trong nước.Chúng phản ứng với một số anion tạo thành kết tủa Các ion hóa trị 1 không gâynên độ cứng của nước Trên thực tế vì các ion Ca2+ và Mg2+ chiếm hàm lượngchủ yếu trong các ion đa hóa trị nên độ cứng của nước được xem như là tổnghàm lượng của các ion Ca2+ và Mg2+ Các ion Ca2+ và Mg2+ có thể tạo kết tủa vớimột số chất khoáng trong nước, tạo lắng cặn trong nồi hơi, bình đun nước hoặc

hệ thống dẫn nước

1.3.2.4 Nhóm các chất khí trong nước

Có nhiều thành phần khí hòa tan trong môi trường nước, trong đó các chấtkhí quan trọng liên quan đến hoạt động sống trong môi trường nước là oxi vàcacbonic, các chất khí độc hại quan trọng là: amoniac, hydro sunphit và metan

Hầu hết các khí đều có thể hòa tan hoặc phản ứng với nước trừ khí metan(CH4) Các khí hòa tan trong nước có thể từ nhiều nguồn: sự hấp thụ của khôngkhí vào nước (O2 và CO2) hoặc do các quá trình sinh hóa của nước Sự hòa tancủa các chất khí vào nước chỉ đến một giới hạn nhất định, giới hạn này gọi là

Trang 20

độbão hòa Giá trị độ bão hòa trong một đối tượng nước nhất định sẽ quyết địnhkhoảng nồng độ của chất khí đó trong môi trường nước.

1.3.3 Thông số sinh học môi trường nước

Nước là phương tiện lan truyền các nguồn bệnh và trong thực tế các bệnhlây lan qua môi trường nước là nguyên nhân chính gây ra bệnh tật và tử vong,nhất là ở các nước đang phát triển Các tác nhân gây bệnh thường được bài tiếttrong phân của người bệnh, bao gồm các nhóm chính: các vi khuẩn, virus, độngvật đơn bào, giun kí sinh Ba bệnh do các vi khuẩn của nguồn nước thường gặpnhất là sốt thương hàn, bệnh tả Châu Á và lỵ khuẩn que Quá trình lan truyềnbệnh có thể trực tiếp từ người bệnh hay gián tiếp qua côn trùng không gian hoặcqua thực phẩm, qua sử dụng nước bị nhiễm bẩn Thành phần và mật độ các cơthể sống trong nguồn nước phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm, thành phần hóa họccủa nguồn nước, chế độ thủy văn và địa hình nơi cư trú Các loại sinh vật tồn tạitrong nguồn nước tự nhiên chủ yếu là vi khuẩn, nấm, siêu vi trùng, cây cỏ, độngvật nguyên sinh, động vật đa bào, các loài nhuyễn thể và các động vật có xươngsống Tuy nhiên, theo vị trí phân bố trong cột nước từ bề mặt đến đáy sông, hồ

có các loài sinh vật sau:

- Phiêu sinh trong đó có động vật phiêu sinh và thực vật phiêu sinh Nhiều loàisinh vật có giá trị làm nguồn thức ăn cho tôm, cá đồng thời một số loài có khảnăng chỉ thị ô nhiễm nước, chất lượng nước

- Sinh vật bám trong đó bao gồm cả động vật ví dụ các loài ốc thuộc nhóm chânbụng và thực vật, ví dụ tảo bám,sinh vật đáy Một số sinh vật đáy có giá trị kinh

tế đồng thời chỉ thị ô nhiễm và xử lí ô nhiễm

Sự xuất hiện các sinh vật gây bệnh trong nước mặt cần được lưu tâm đốivới những nơi nước mặt được sử dụng cho mục đích sinh hoạt Các vi sinh vật

có thể đi vào nước mặt qua các cống nước thải sinh hoạt hoặc nước thải từ cácbệnh viện, lò mổ tại nhiệt độ 37oC, nước cung cấp các điều kiện không thuậnlợi và cá sinh vật khó phát triển hơn Tuy nhiên, tính lây nhiễm có thể vẫn được duy

Trang 21

trì bởi các dạng còn sống sót Trong các nhà máy xử lí bùn thải sinh học thôngthường, các sinh vật gây bệnh có thể không bao giờ bị loại bỏ bởi vậy nước thảiluôn gây ra những ảnh hưởng bất lợi đối với nước mặt.

Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân, rác,nước thải sinh hoạt, bệnh viện, xác chết sinh vật chứa nhiều vi sinh vật gây bệnhnhất là bệnh đường ruột

1.4 Hiện trạng cấp nước sạch trên Thế Giới

Nhu cầu nước càng ngày càng tăng theo đà phát triển của nên côngnghiệp, nông nghiệp và sự nâng cao mức sống của con người Theo ước tính,bình quân trên toàn thế giới có khoảng 4% lượng nước cung cấp được sử dụngcho công nghiệp, 50% cho nông nghiệp và 46% lượng nước cung cấp được sửdụng cho sinh hoạt Tuy nhiên, nhu cầu nước sử dụng lại thay đổi tùy thuộc vào

sự phát triển của mỗi quốc gia Ví dụ: Ở Hoa Kỳ, khoảng 44% nước được sửdụng cho công nghiệp, 47% sử dụng cho nông nghiệp và 9% cho sinh hoạt vàgiải trí (chiras, 1991) Ở Trung Quốc thì 7% nước được dùng cho nông nghiệp,87% cho công nghiệp, 6% sử dụng cho sinh hoạt và giải trí (chiras, 1991) Ngàynay do sự phát triển của xã hội loài người ngày càng cao nên nhu cầu về nướcsinh hoạt và giải trí cũng ngày càng tăng theo, nhất là ở các thị trấn và các đô thịlớn, nước sinh hoạt tăng gấp hàng chục hàng trăm lần

Hiện nay trên thế giới lượng nước sạch không đủ cung cấp cho nhu cầucủa con người và các ảnh hưởng xấu của nó đến cuộc sống ngày càng trở nênđáng báo động Năm 2010, trên thế giới có gần 800 triệu người không có nướcsạch sinh hoạt để sử dụng và khoảng 2,5 tỷ người không được tiếp cận vớinhững điều kiện vệ sinh tối thiểu (Lê Hải Anh, 2013) Các mầm bệnh có liênquan đến nước phát sinh rất nhanh và mạnh, bất cứ lúc nào trên thế giới cũng cókhoảng 80% bệnh tật ở các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) đều cóliên quan đến vấn đề cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường Trên đây lànhững con số báo động được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong các báo cáo của tổ

Trang 22

chức Y tế Thế giới (WHO), Unicef và các cơ quan khác của Liên hiệp quốc công

bố Ngày 12/4/2015, tại Daegu (Hàn Quốc) khai mạc diễn đàn thế giới về nướclần thứ 7 nhằm thảo luận, trao đổi để tìm ra các giải pháp tốt nhất đảm bảo chotoàn nhân loại được tiếp cận sử dụng nước sạch và được sống trong các điềukiện vệ sinh tiêu chuẩn Trong khi, các nguồn nước trên thế giới đang có nguy

cơ suy giảm vì thay đổi khí hậu và ô nhiễm

Diễn đàn thế giới về nước mở ra lần đầu vào năm 1997, theo sáng kiếncủa Hội đồng thế giới về nước, một cơ quan hợp tác giữa tổ chức phi chính phủvới các chính phủ và tổ chức đa phương khác, với mục tiêu đánh giá hiện trạngtiếp cận nước sạch trên thế giới Từ đó đến nay cứ 3 năm diễn đàn lại tổ chứcmột lần Trong chương trình mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc từ năm

2000 đến năm 2015, việc tiếp cận nguồn nước sạch cho người dân trên thế giới

đã có nhiều tiến bộ đáng kể Đến cuối năm 2010, 89% dân số thế giới tức làkhoảng 6,1 tỷ người đã được sử dụng các nguồn nước sạch Phấn đấu đến năm

2015, đưa tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh là 96%; 98%dân số thành thị được sử dụng nước sạch; 70% các khu công nghiệp, khu chếxuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường, như vậy đãvượt mục tiêu đề ra Tuy nhiên trên thế giới vẫn còn 2,5 tỷ người không có cácthiết bị vệ sinh tối thiểu WHO và Unicef cũng nhấn mạnh chất lượng nước trênquy mô toàn cầu vẫn chưa được cải thiện

Theo ông Gesrard Payen (cố vấn về vấn đề nước cho Tổng thư ký Liênhiệp quốc) thì hiện nay có tới một tỷ người không được sử dụng nguồn nướcsạch mỗi ngày, nguyên nhân một phần do thiếu nước thêm vào đó mạng lướiống dẫn cấp nước xuống cấp khiến cho nước bị ô nhiễm

Tính trên quy mô khu vực, sự bất bình đẳng thể hiện rõ nét tại vùng nam

sa mạc Sahara của châu Phi, khu vực các nước mới trỗi dậy ở Mỹ Latin và châu

Á thì 97% người dân nghèo nông thôn ở các vùng này vẫn không được sử dụngnước sạch Thậm chí có tới 14% dân số vẫn phải uống nước sông ngòi, ao hồ

Trang 23

Tài liệu của Liên hiệp quốc còn cho biết nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt

cá nhân sẽ tăng là tại các đô thị, khi mà từ nay đến năm 2050 dân số đô thị trênhành tinh này sẽ lên tới con số 6 tỷ người Hiện tại nhu cầu sử dụng nước trênphương diện vệ sinh của một bộ phận dân thành thị vẫn không được bảo đảm

Bên cạnh những quốc gia thiếu nguồn nước đáp ứng cho người dân vẫn

có nhiều quốc gia có nguồn nước dồi dào nhưng năng lực khai thác và sử dụnghợp lý nguồn nước còn chưa cao dẫn đến lãng phí nguồn nước, tiêu biểu nhưLào và Indonesia

 Lào là một quốc gia có nguồn nước phong phú bao gồm nước mặt (sôngMekong) và nguồn nước ngầm cộng với dân số ít chỉ khoảng 5,9 triệu người nên

dễ dàng thỏa mãn nhu cầu của người dân Hầu hết không có tình trạng thiếunước sinh hoạt xảy ra do đó không có sự cạnh tranh giữa những người sử dụng

Từ trước năm 1982 phương pháp truyền thống để khai thác nước ngầm làgiếng đào Nước mặt sử dụng với mức độ ít hơn và chủ yếu ở vùng núi có suối

Từ năm 1992 bơm tay được lắp đặt với giếng đào được che đậy, nhưng việc cảithiện chất lượng nước theo quan điểm của Chính phủ là ít thành công và nhiềunơi chất lượng nước không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh Từ năm 1985 đến năm

1995 Thủ tướng Chính phủ đã kí dự án cấp nước cho người dân vùng nông thônnhờ đó khoảng 15% số dân đã có nước sinh hoạt Từ năm 1994-1995 nhiều máykhoan công suất lớn đã được đưa vào để thực hiện nhưng không cung cấp đủthiết bị thay thế bảo dưỡng chúng Thiếu tài liệu địa chất thủy văn dẫn đến cácmáy khoan không được sử dụng ở các nơi thích hợp nên nhiều máy móc bịhỏng Do đó, kết quả của dự án không được như mong đợi

Indonesia: Ở nhiều vùng nông thôn nước ngầm là nguồn nước chủ yếu đểcung cấp nước sinh hoạt trừ những nơi nước ngầm quá nghèo không đủ về lưulượng hoặc không phù hợp về chất lượng do nước bị nhiễm mặn Trong tươnglai nước ngầm vẫn là nguồn nước chính cung cấp cho khoảng 70% dân số

Trang 24

Indonesia do kinh tế khó khăn và nguồn nước có sẵn nên chủ yếu sử dụng côngnghệ khai thác giếng nông để lấy nước.

Khoảng 50% dân số nông thôn và 20% dân số đô thị của Indonesia sửdụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh như nước mặt ko được xử lý, giếngkhông nắp đậy vì vậy thường xảy ra các dịch bệnh do nguồn nước gây nên Gần14% số hộ gia đình phải gánh nước xa khoảng 100m và 4% số hộ phải đi xa hơn500m để lấy nước (Nguyễn Quốc Quân, 2012)

Hiện nay chính phủ Indonesia đã lập kế hoạch phát triển cung cấp nướcbằng đường ống với mục tiêu 50% dân số sẽ được cấp nước bằng vòi nước côngcộng và phần còn lại là nối nước vào nhà Nối nước vào nhà có thể đáp ứng nhucầu về nước cho từng gia đình với mục tiêu: trung bình 5 người/nhà với lượngnước từ 90-210 l/người /ngày Phụ thuộc vào tiêu chuẩn quy mô của thị trấn,ngược lại mỗi vòi công cộng sẽ đáp ứng cho 100 người với tiêu chuẩn cấp nước

là 30 l/người/ngày hệ thống cấp nước bằng đường ống chủ yếu tập trung ở cácvùng đô thị và nông thôn (Nguyễn Quốc Quân, 2013)

Nước giờ đây đang là nguồn tài nguyên chung cho sự sống của cả hànhtinh Nó đòi hỏi phải được quản lý sử dụng một cách thích hợp Nước cũng làmột thách thức không nhỏ cho tương lai của nhân loại

1.5 Hiện trạng cấp nước sạch tại Việt Nam

1.5.1 Thực trạng về tình hình cấp nước tại các đô thị

Trong thời gian qua, hệ thống cấp nước tại đô thị Việt Nam đã được Đảng,Chính phủ quan tâm ưu tiên đầu tư cải tạo và xây dựng, nhờ vậy tình hình cấpnước đã được cải thiện một cách đáng kể Nhiều dự án với vốn đầu tư trongnước, vốn tài trợ của các Chính phủ, các tổ chức Quốc tế đã và đang được triểnkhai ở nhiều đô thị trên toàn quốc tình trạng thiếu nước sinh hoạt đã được giảmđáng kể

Hiện nay toàn bộ 64 thành phố, thị xã tỉnh lỵ trong cả nước đã có các dự áncấp nước ở các mức độ khác nhau Tổng công suất thiết kế đạt 3,42 triệu m3/ngđ(m3/ngày đêm) Nhiều nhà máy được xây dựng trong thời gian gần đây có dây

Trang 25

truyền công nghệ xử lý và thiết bị khá hiện đại có thể xử lí và cung cấp nước sinhhoạt với khối lượng lớn đáp ứng cho nhu cầu của người dân Trong 670 đô thị vừa

và nhỏ (loại IV và loại V) đã có khoảng 200 thị xã, thị tứ có hệ thống cấp nước tậptrung quy mô từ 500 đến 2000, 3000 m3/ngđ được xây dựng từ nhiều nguồn vốn và

do nhiều cơ quan, doanh nghiệp quản lý (Nguyễn Vũ Hoan và đồng nghiệp, 2005)

Tuy nhiên tình hình cấp nước đô thị còn nhiều bất cập:

• Tỷ lệ dân số được cấp nước còn rất thấp: trung bình đạt 45% tổng dân số đô thịđược cấp nước, trong đó đô thị loại I và loại II đạt tỷ lệ 67%, các đô thị loại IV

và loại V chỉ đạt 10-15% (Nguyễn Vũ Hoan và đồng nghiệp, 2005)

• Công suất thiết kế của một số nơi chưa phù hợp với thực tế: Nhiều nơi không đủnước để đáp ứng nhu cầu sử dụng, nhưng cũng có đô thị thừa nước, không khaithác hết công suất, cá biệt tại một số thị xã chỉ khai thác khoảng 15-20% côngsuất thiết kế

• Tỷ lệ thất thoát, thất thu nước còn cao: Các nhà quản lý cho biết tỷ lệ cấp nước ởcác đô thị mới đạt 80% trong khi tỷ lệ thất thoát, thất thu chiếm tới 26-27% SauHội nghị cấp nước toàn quốc lần thứ III, các công ty cấp nước địa phương đã cónhiều cố gắng giảm tỷ lệ thất thoát thất thu nước đã được Bộ Xây dựng đề ra cókhá nhiều đường ống cũ, chất lượng kém tại các đô thị như tại Thành phố HồChí Minh và Thành phố Hà Nội Do vậy, khi các nhà máy nước lớn mới như TânHiệp, sông Đà phát nước vào mạng lưới nước với biến động về áp lực dòng chảycao thì phần lớn các mối nối của tuyến ống cũ đều bị vỡ Từ khi hoàn thành và

đi vào hoạt động đến nay đường ống nước sông Đà đã vỡ 13 lần làm thất thoátmột lượng nước lớn và chất lượng nước không đảm bảo Tỷ lệ thất thu caokhông chỉ chứng tỏ sự yếu kém về mặt năng lực quản lý (cả tài chính và kỹthuật) mà nó còn thể hiện kết quả của quá trình đầu tư không đồng bộ giữa việctăng công suất với công tác phát triển mạng lưới đường ống Bộ Xây dựng đã đề

ra chỉ tiêu đến năm 2016: Đối với các đô thị tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạchgiảm xuống còn 24%

Trang 26

• Cơ chế chính sách ngành nước còn nhiều bất cập, đặc biệt là cơ chế tài chính(giá nước) Hiện nay giá nước sinh hoạt tại các địa phương còn nhiều bất cập,tạo ra sự thiếu hợp lý, không công bằng giữa người dân ở các đô thị lớn (HàNội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh) và người dân ở các đô thị nhỏ kinh tếkhó khăn nhưng lại thiếu nước trầm trọng Các Công ty cấp nước chưa thực sựchuyển đổi từ loại hình doanh nghiệp công ích sang hoạt động kinh doanh.

Theo các chuyên gia cấp nước, nếu mức bình quân của gia nước sinh hoạttrên toàn quốc hiện nay là 2.100 đồng/m3 thì chi phí này mới chiếm 1,4% thunhập thực tế của người dân, trong khi đó tại các nước ở khu vực phát triển tỷ lệnày là 3%

Chủ trương xã hội hóa dịch vụ cấp nước đã đặt ra từ nhiều năm nay,Chính phủ và các chính quyền địa phương đô thị đã ban hành nhiều chính sách

ưu đãi nhằm khuyến khích xã hội hóa nghành cấp nước như: tạo điều kiện vềmặt bằng, hỗ trợ về vốn đầu tư, áp dụng mức thuế nhẹ và hiện đã có nhiềudoanh nghiệp đầu tư xây dựng các nhà máy nước như: Công ty Phú Thọ Hòađầu tư xây dựng trạm cấp nước công suất 2883 m3/ngđ tại quận Tân Bình Thànhphố Hồ Chí Minh, công ty TNHH (trách nhiệm hữu hạn) Trung Sơn đầu tư xâydựng hệ thống khai thác, xử lí nước ngầm tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánhvới công suất khoảng 2000 m3/ngđ

Để đảm bảo mọi người dân đều có thể sử dụng nước sạch, trong nhữngnăm qua Nhà nước đã có chính sách quản lý chặt chẽ giá nước và hỗ trợ đáng kểcho các doanh nghiệp kinh doanh nước Vì vậy, mặc dù tỷ lệ lạm phát vài nămnay khá cao nhưng giá nước ít biến động Tùy mỗi địa phương, giá nước đượcquy định khác nhau, tại Hà Nội giá nước sinh hoạt giao động từ 3.600 đồng đến8.000 đồng/m3 nước tùy vào lưu lượng nước sử dụng

1.5.2 Thực trạng cấp nước ở nông thôn

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến hết năm

2015 đã nâng tỷ lệ dân số nông thôn được hưởng nước sạch lên 85% Các nhàmáy nước, trạm cấp nước tập trung có quy mô phù hợp với từng vùng như quy

Trang 27

mô thôn, xã, liên xã được tăng cường đầu tư xây dựng, đặc biệt đã xuất hiệnnhững nhà máy nước có quy mô lớn có công suất tới 3.600m3/ngđ Hiện nay,nhiều mô hình xử lý và cấp nước sạch đã và đang được triển khai và thực hiện ởnhiều địa bàn dân cư nông thôn, trong đó hầu hết các công trình đều có sự hỗ trợkinh phí xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước Do đó đã có tác dụng rất lớngóp phần cải thiện một phần nhu cầu của dân cư nông thôn.

Mặc dù tình hình cấp nước sạch đã có nhiều cải thiện so với trước đây songhiện nay hầu hết các vùng nông thôn người dân vẫn phải tự lo nguồn nước sinhhoạt cho mình, họ sử dụng đủ loại nguồn nước: Nước mưa, nước ngầm, nướclọc thô Trong khi không xác định và không biết được thực chất chất lượngnguồn nước mà bản thân mình đang sử dụng là như thế nào

Vào thời điểm năm 2000, ở Việt Nam có hơn 50% số hộ nông thôn dùnggiếng nước đào, 25% dùng nước sông suối, hồ, ao và hơn 10% dùng nước mưa,

bộ phận còn lại dùng nước giếng khoan và rất ít hộ được cấp nước bằng hệthống đường ống (Báo cáo tiền khả thi, 2013)

Đến năm 2006, theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới có 50% dân nôngthôn được tiếp cận với nước sạch Tuy nhiên theo điều tra, khảo sát tại nhiều địaphương trên cả nước do Hội cấp thoát nước Việt Nam tiến hành thì đây chỉ lànhững con số phản ánh không đúng thực tế Trên thực tế ở nông thôn 31% hộgia đình vẫn dùng nước giếng khoan; 32% dùng nước giếng đào; 1,8% dùngnước mưa; 11,7% dùng nước máy; 1,7% dùng nước ao hồ; 11,6% uống nước lã

tự nhiên (Trần Hiếu Nhuệ, 2005)

Hệ thống cấp nước ở khu vực nông thôn đa phần là các trạm có quy mônhỏ, nhiều công trình cấp nước sạch xây dựng song lại không được đưa vào sửdụng, các giếng khoan gia đình chất lượng nước không được kiểm tra thườngxuyên do kinh phí hạn hẹp và việc quản lí nguồn nước uống không đồng bộ.Theo kết quả theo dõi chất lượng nước của 56 mẫu nước ngầm và 26 mẫu nướctrạm cấp nước đã qua xử lí tại hai tỉnh là Hà Nam và Nam Định năm 2009 chothấy hàm lượng NH4 dao động trong khoảng 6,15-119,4mg/ lít, hàm lượng các

Trang 28

chất hữu cơ trong nước khoảng 2,56-88,8 mg/lít, trên 50% số mẫu nhiễm Asen

là chất rất độc hại

Năm 2010, tính chung trên toàn quốc, gần 30% lượng nước sạch bị thất thoáttrong quá trình cung cấp và ở một số địa phương thì tỷ lệ này lên tới 40%

Hình 1.3: Công nhân vận hành cấp nước tại nhà máy nước Nghĩa An,

huyện Nam Trực ( Nam Định)

Theo tài liệu chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môitrường nông thôn giai đoạn 3 (2011 – 2015), tính đến năm 2010, tổng số dânnông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh là 48.752.457 người, tăng 8.230.000người so với cuối năm 2005, tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinhtăng từ 62% lên 80%, thấp hơn kế hoạch 5%, trung bình tăng 3,6%/năm Trong đó,

tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt đạt QCVN 02/2009:BYT trởlên là 40%, thấp hơn kế hoạch 10% Thấp nhất là vùng Tây Nguyên 72% và BắcTrung Bộ 73%, thấp hơn trung bình 8% (theo Bộ Y tế 2011)

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tính đến hết năm 2011, tỷ lệ các xã

có công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên cả nước đều tăng Năm 2011,toàn quốc có tổng số 7091 xã, trong đó có 4216 xã có công trình cấp nước sinh

Trang 29

hoạt tập trung, chiếm tỷ lệ 46,48%; tăng 10,02% so với năm 2006 Cụ thể tỷ lệcác xã có công trình cấp nước sinh hoạt tập trung ở các vùng thể hiện trongbảng1.2sau:

Bảng 1.2: Tỷ lệ các xã có công trình cấp nước sinh hoạt tập trung

cấp nước tập trung

giảm sovới năm2006(%)

1.6 Hiện trạng cấp nước sinh hoạt của tỉnh Nam Định

Nam Định là một trong bốn tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng được chọntriển khai thí điểm Dự án cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn từ giaiđoạn I Chương trình đã đạt được những hiệu quả đáng kể, góp phần nâng cao tỷ

lệ số dân được sử dụng nước sạch và nước sinh hoạt hợp vệ sinh trong toàn tỉnh

Dự án cấp nước sạch của tỉnh Nam Định được triển khai thực hiện từ tháng

7-2006 theo Hiệp định tín dụng được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Ngânhàng Thế giới Theo đó, tỉnh Nam Định triển khai Dự án nước sạch và vệ sinhmôi trường nông thôn (NS và VSMTNT) tại 29 xã thuộc 6 huyện

Theo thống kê, tính đến hết năm 2015, toàn tỉnh có 93,6% dân số được sửdụng nước hợp vệ sinh, tương đương 1.584.656 người, tỷ lệ dân số được dùngnước sạch theo quy chuẩn quốc gia là 63% tương đương 1.066.595 người Các

Trang 30

công trình phúc lợi có công trình cấp nước đều đạt tỷ lệ cao như trường học đạt94,4%; trụ sở UBND xã đạt 95%; trạm y tế đạt 97%

Toàn tỉnh hiện có 56 công trình cấp nước nông thôn quy mô vừa và nhỏ.Trong đó Công ty Cổ phần Nước sạch và vệ sinh Nông thôn tỉnh quản lý 9 nhàmáy nước đang vận hành cấp nước liên xã cho nhân dân thuộc các xã của 6huyện (Xuân Trường, Nam Trực, Nghĩa Hưng, Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc) Công

ty TNHH MTV cấp nước thành phố Nam Định quản lý 3 công trình Còn lại làcác công trình quy mô nhỏ thuộc quản lý của huyện, xã, thôn Hầu hết các côngtrình cấp nước tập trung nông thôn hiện nay đều sử dụng nguồn nước mặt từmạng lưới sông ngòi chính trong tỉnh

Các công trình được đầu tư công nghệ xử lý tiên tiến, lọc rửa tự độngkhông van, tiết kiệm năng lượng và hóa chất xử lý, dễ vận hành, đảm bảo chấtlượng nước cấp tới người sử dụng Bên cạnh đó, việc tận dụng được lợi thế xâydựng cạnh các con sông lớn, thuận tiện khai thác nguồn nước mặt cũng đem lạihiệu quả kinh tế cao do giảm các chi phí đầu tư xây dựng đường ống

1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nước

• Ô nhiễm do con người:

Do quá trình xả rác, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nôngnghiệp, giao thông vào môi trường nước Một số nguồn nước thải này biết đượctác nhân gây ô nhiễm (nước thải của nhà máy), người ta gọi là nguồn điểm

Hình 1.4: Ô nhiễm nước do hoạt động sinh hoạt

Trang 31

Để nâng cao sản lượng cây trồng, trong nông nghiệp đã dùng một sảnlượng lớn phân đạm, phân photphat, trong đó cây trồng hấp thụ chưa đến mộtnửa, phần còn lại lẫn vào trong nước chảy ra ao, hồ, sông,…

Trong nước thải chứa phần lớn nitơ, photpho, kali, các loài tảo sẽ sinh sôinảy nở mạnh Loài tảo phát triển tràn lan, nhưng chúng chết cũng rất nhiều, khitảo chết sẽ đòi hỏi tiêu hao một lượng lớn oxy trong nước để phân giải chúng

Như vậy, sẽ làm các loài động vật khác trong nước chết theo Oxy hòa tantrong nước giảm thấp dần, thậm chí cạn kiệt, vi khuẩn yếm khí sẽ thừa cơ pháttriển mạnh Chúng sẽ phân giải hầu hết các chất hữu cơ, giải phóng các chất khíđộc hại khiến cho nước trở nên bị ô nhiễm

• Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên:

Do mưa, do băng tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước cácchất bẩn khác nhau (chất thải, các vi sinh vật, xác chết động vật) nguồn gây ônhiễm này gọi là nguồn điểm, thường khó xác định tác nhân gây ô nhiễm

Hình 1.5: Ô nhiễm nước do băng tan

Các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học hoặc các chất tiêu thụ oxy,cacbonhydrat, protein, chất béo Đây là những chất gây ô nhiễm nặng nhất ở cáckhu dân cư, khu chế biến thực phẩm Tác hại cơ bản của các chất này là làm

Trang 32

giảm lượng oxy hòa tan trong nước, từ đó dẫn đến suy thoái tài nguyên thủy sản

và suy giảm chất lượng nước sinh hoạt

Chất hữu cơ khó phân hủy sinh học gồm: Thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất

dị vòng N và O… Là những chất hữu cơ có độc tính cao, một số có tác dụng tíchlũy và tồn tại lâu dài trong môi trường, trong cơ thể sinh vật Từ đó dẫn đến ônhiễm lâu dài đồng thời tác động đến hệ sinh thái nước

Các chất vô cơ gồm: Amoni, nitrat, phosphate, clorua Các chất này chủyếu có trong tự nhiên như là nước biển, trong nước thải công nghiệp các chất vô

cơ này thường có độc tính cao

Kim loại nặng: Theo quy ước khi nào thì trọng lượng riêng kim loại α> 5g/cm3 thì ta gọi nước đó bị nhiễm kim loại nặng Các kim loại nặng thường gặptrong nước: Chì, thủy ngân, thạch tín, cadimi

Các chất rắn: Các chất này trong nguồn nước tự nhiên được tạo nên doquá trình xói mòn, phân hóa địa chất, nước tràn từ đồng ruộng ở vùng cửa biểnthì các chất rắn hay bị vẩn đục Trong cuộc sống ta thường bắt gặp ở các bìnhthủy có chất lắng ở đáy đó là chất rắn kết tủa khi gặp nhiệt độ cao

Ô nhiễm nước bởi các tác nhân sinh học, phân thành bốn loại chính: Vikhuẩn gây bệnh, vi rút, kí sinh trùng, các loại sinh vật khác

Trang 33

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Nước cấp phục vụ sinh hoạt

2.3 Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên – kinh tế, xã hội của xã Nam Hồng – huyện Nam Trực– tỉnh Nam Định

- Hiện trạng nguồn nước sinh hoạt của xã Nam Hồng – huyện Nam Trực –tỉnh Nam Định

- Hiện trạng hoạt động của Trạm xử lý nước sinh hoạt xã Nam Hồng –huyện Nam Trực – tỉnh Nam Định

- Chất lượng nước sinh hoạt xã Nam Hồng – Nam Trực – Nam Định

- Đánh giá của người dân về nguồn nước sinh hoạt đang sử dụng

- Giá nước

- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả cấp nước cũng như sửdụng nước trong xã

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Phương pháp này giúp thu thập thông tin chung của hiện trạng cấp nướccủa xã Nam Hồng – huyện nam Trực – tỉnh Nam Định Do đó việc thu thập cáctài liệu liên quan là hết sức cần thiết:

- Tài liệu của các công ty cấp nước cho khu vực điều tra

- Hiện trang cấp nước tại khu vực điều tra

- Các tài liệu liên quan được sưu tầm từ sách báo, tạp chí,các tài liệu khoahọc, mạng internet…

Trang 34

2.4.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

2.4.2.1 Khảo sát thực địa

Phương pháp này có thể đánh giá hiện trạng cung cấp và chất lượng nướcsạch một cách rõ rệt.Căn cứ theo các thông tin, số liệu và bản đồ của huyệntrong tỉnh để xác định cụ thể vùng nghiên cứu

2.4.2.2 Xây dựng phiếu điều tra

Tiến hành điều tra: Việc điều tra được tiến hành phỏng vấn trực tiếp ngườidân theo các nội dung trong phiếu điều tra đã chuẩn bị trước

Một số nội dung trong phiếu điều tra như:

- Nguồn cấp nước sinh hoạt cho gia đình?

- Tìnhhìnhcấpnướccóđủdùng hay không?

2.4.3 Phương pháp lấy mẫu

Phương pháp lấy mẫu được chọn là lấy mẫu ngẫu nhiên:

Số lượng mẫu: 04 mẫu

Ngày đăng: 01/08/2017, 03:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Hải An, Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Báo doanh nghiệp, Số 23 (574)/2013, tr.14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
2. Hạ Thị Vân Anh (2012), Đánh giá quản lý thực hiện dự án: “Thoát nước và xử lý nước thải Thành phố Bắc Ninh” thuộc công ty TNHH một thành viên Bắc Ninh, Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá quản lý thực hiện dự án: “Thoát nướcvà xử lý nước thải Thành phố Bắc Ninh” thuộc công ty TNHH một thànhviên Bắc Ninh
Tác giả: Hạ Thị Vân Anh
Năm: 2012
3. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (2013), Công ty Cổ phần Xây dựng và Môi trường Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (2013)
Tác giả: Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
Năm: 2013
5. Phạm Ngọc Dũng , Nguyễn Đức Quý và Nguyễn Văn Dung (2005), Giáo trình quản lý nguồn nước, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáotrình quản lý nguồn nước
Tác giả: Phạm Ngọc Dũng , Nguyễn Đức Quý và Nguyễn Văn Dung
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 2005
7. “Earth's water distribution”. United States Geological Survey.http://water.usgs.gov/edu/earthwherewater.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Earth's water distribution
9. Lý Thị Thu Hà (2012), Giáo trình ô nhiễm môi trường, Bộ môn công nghệ môi trường, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình ô nhiễm môi trường
Tác giả: Lý Thị Thu Hà
Năm: 2012
4. Cổng thông tin điện tử huyện Nam Trực: Điều kiện tự nhiên – xã hội xã Nam Hồng.http://namtruc.namdinh.gov.vn/http://namtruc.namdinh.gov.vn/gioithieu_xa.aspx?phong=X%C3%A3%20Nam%20H%E1%BB%93nghttp://namtruc.namdinh.gov.vn/gioithieu_xa.aspx?idtabledata=82&amp;phong=X%C3%A3%20Nam%20H%E1%BB%93ng Link
6. Diễn đàn thế giới về nước lần thứ 7http://worldwaterforum7.org/news/media/view.asp?media_seq=24&amp;key=&amp;keyWord=&amp;page=1http://cewarec.org/Dien-dan-Nuoc-The-gioi-lan-thu-7-World-Water-Forum-7_5_33754.aspx Link
8. Gleick, P.H., 1996: Tài nguyên nước. Bách khoa từ điển về khí hậu và thời tiết. S.H Scheneide, Nhà xuất bản Đại học OXford, New york, quyển 2, trang 817 - 823 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w