Lý thuyết về kết hợp biện chứng các mặt đối lập Mâu thuẫn biện chứng được hình thành bởi các tác động qua lại lẫn nhau, xung đột lẫn nhau của các mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng.. T
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP-HCM
TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG LÝ THUYẾT KẾT HỢP BIỆN CHỨNG CÁC MẶT ĐỐI LẬP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT NHỮNG MÂU THUẨN NẢY SINH TRONG NGÀNH NGHỀ TƯ VẤN
Học viên thực hiện:
Nguyễn Đức Tài MSHV:7701260981A
Lê Minh Tân MSHV:7701260993A Dương Tấn Đạt MSHV:7701260496A Cao Nguyễn Quốc Nhã MSHV:7701261318B
Niên khóa 2016- 2018
Trang 2M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC
I Lý thuyết về kết hợp biện chứng các mặt đối lập 4
I.1 Mặt đối lập 4
I.2 Mâu thuẫn 4
I.3 Các mặt đối lập vừa mâu thuẫn vừa thống nhất với nhau 7
I.4 Sự đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập 8
I.5 Ý nghĩa phương pháp luận 9
II Vận dụng lý thuyết kết hợp biện chứng các mặt đối lập trong việc giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh trong ngành nghề tư vấn 10
II.1 Những mâu thuẫn nảy sinh trong hoạt động chuyên môn ngành nghề tư vấn 10
II.2 Vận dụng lý thuyết kết hợp biện chứng các mặt đối lập trong việc giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh trong ngành nghề tư vấn 12
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Mâu thuẫn là hiện tượng có trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy con người Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật xuất hiện đến khi sự vật kết thúc
Sự vật mâu thuẫn hình thành bởi nhiều nhiều mâu thuẫn bên trong và khi mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác bắt đầu hình thành
Trong cuộc sống của chúng ta được bao quanh bởi các sự vật, hiện tượng của tự nhiên; những sự vật, hiện tượng đó luôn tồn tại theo những chiều hướng khác nhau như đúng hoặc sai, hợp lý hay chưa hợp lý,… tùy thuộc vào cách nhìn nhận, nhận thức của chúng ta về mối quan hệ biện chứng tồn tại trong các
sự vật, hiện tượng để từ đó chúng ta tìm được hướng giải pháp tốt nhất trong từng trường hợp cụ thể
Tuy nhiên, để có thể hiểu, vận dụng tốt mối quan hệ biện chứng giữa các mặt đồi lập và vận dụng nó để giải quyết các mâu thuẫn trong công việc, trong cuộc sống đời thường của mỗi chúng ta không phải là điều dễ dàng Chính vì vậy, để có thề ứng xử tốt hơn với mọi người chung quanh, giải quyết những khó khăn trong công việc một cách tốt nhất, hiệu quả nhất em xin chọn đề tài “Lý thuyết kết hợp biện chứng các mặt đối lập và sự vận dụng lý thuyết này trong việc giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh trong công tác chuyên môn” để có thể làm rõ hơn, sâu hơn vấn đề này
Trang 4NỘI DUNG
I Lý thuyết về kết hợp biện chứng các mặt đối lập
Mâu thuẫn biện chứng được hình thành bởi các tác động qua lại lẫn nhau, xung đột lẫn nhau của các mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng Từ đó xuất hiện quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, đây là một trong những quy luật cơ bản nhất của phép biện chứng duy vật V.I.Lenin đã gọi quy luật này là hạt nhân của phép biện chứng vì nó đề cập đến vấn đề quan trọng nhất của phép biện chứng là nguồn gốc của sự phát triển Đồng thời nó còn là cơ sở để tìm hiểu các quy luật và phạm trù cơ bản khác của phép biện chứng
Quan điểm quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập bao gồm: mặt đối lập, mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa mâu thuẫn vừa thống nhất với nhau, sự đấu tranh chuyển hóa giữa các mặt đối lập
I.1 Mặt đối lập
Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy Sự tồn tại các mặt đối lập là khách quan và là phổ biến trong thế giới Theo triết học duy vật biện chứng của Engels thì tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau Ví dụ như trong nguyên tử hạt và phản hạt hay trong sinh vật thì có sự đồng hoá
và dị hoá, trong kinh tế thị trường có cung và cầu, hàng và tiền Những mặt trái ngược nhau đó trong phép biện chứng duy vật gọi là mặt đối lập
I.2 Mâu thuẫn
Là hiện tượng khách quan và phổ biến Mâu thuẫn là mối liên hệ tác động qua lại giữa các mặt đối lập trong cùng một sự vật Mặt đối lập là những mặt, những thuộc tính có xu hứơng phát triển ngược chiều nhau, tồn tại trong cùng một sự vật hiện tượng tác động biện chứng với nhau làm cho sự vật phát triển Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến
Trang 5Mâu thuẫn là cái vốn có ở mọi sự vật hiện tượng, mâu thuẫn hình thành phát triển là do cấu trúc tự thân bên trong của sự vật quy định nó không phụ thuộc vào bất kỳ một lực lượng siêu tự nhiên nào và không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người
Mâu thuẫn là hiện tượng phổ biến có nghĩa là mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật xuất hiện cho đến khi kết thúc Mâu thuẫn tồn tại ở mọi không gian, thời gian, mọi giai đoạn phát triển Mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại hình thành
Trong mỗi sự vật không phải chỉ có một mâu thuẫn mà có thể có nhiều mâu thuẫn vì sự vật trong cùng một lúc có thể có nhiều mặt đối lập Trong những điều kiện cụ thể khác nhau, mâu thuẫn thể hiện ra dưới nhiều hình thức đa dạng
và phong phú khác nhau:
- Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.;
- Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản;
- Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu;
- Mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng
Việc phân chia mâu thuẫn thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài chỉ là sự tương đối, tuỳ theo phạm vi xem xét Cùng một mâu thuẫn nhưng xét trong mối quan hệ này là mâu thuẫn bên ngoài nhưng xét trong mối quan hệ khác lại là mâu thuẫn bên trong Để xác định một mâu thuẫn nào đó là mâu thuẫn bên trong hay mâu thuẫn bên ngoài trước hết phải xác định phạm vi sự vật được xem xét
Mâu thuẫn bên trong có vai trò quyết định trực tiếp đối với quá trình vận động
và phát triển của sự vật Còn mâu thuẫn bên ngoài có ảnh hưởng đến sự phát triển của sự vật Tuy nhiên mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài không ngừng có tác động qua lại lẫn nhau Việc giải quyết mâu thuẫn bên trong không thể tách rời việc giải quyết mâu thuẫn bên ngoài; việc giải quyết mâu thuẫn bên ngoài là điều kiện để giải quyết mâu thuẫn bên trong
Trang 6Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản
- Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật, nó tồn tại trong suốt quá trình tồn tại các sự vật Mâu thuẫn cơ bản được giải quyết thì sự vật sẽ thay đổi cơ bản
về chất;
- Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn chỉ đặc trưng cho một phương diện nào đó của sự vật, nó không quy định bản chất của sự vật Mâu thuẫn đó nảy sinh hay được giải quyết không làm cho sự vật thay đổi căn bản về chất Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật trong một giai đoạn nhất định, các mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu
- Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu của một giai đoạn phát triển nhất định của sự vật và chi phối các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó Giải quyết được mâu thuẫn chủ yếu trong từng giai đoạn là điều kiện cho sự vật chuyển sang giai đoạn phát triển mới.Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu có quan hệ chặt chẽ với nhau Mâu thuẫn chủ yếu có thể là một hình thức biển hiện nổi bật của mâu thuẫn cơ bản hay là kết quả vận động tổng hợp của các mâu thuẫn cơ bản ở một giai đoạn nhất định Việc giải quyết mâu thuẫn chủ yếu tạo điều kiện giải quyết từng bước mâu thuẫn cơ bản;
- Mâu thuẫn thứ yếu là những mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai đoạn phát triển nào đó của sự vật nhưng nó không đóng vai trò chi phối mà bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối Giải quyết mâu thuẫn thứ yếu là góp phần vào việc từng bước giải quyết mâu thuẫn chủ yếu
Căn cứ vào tính chất của các quan hệ lợi ích, có thể chia mâu thuẫn trong xã hội thành mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng
- Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp những tập đoàn người, có lợi ích cơ bản đối lập nhau Như là: Mâu thuẫn giữa nông dân với
Trang 7địa chủ, giữa vô sản với tư sản,…
- Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng xã hội có lợi ích cơ bản thống nhất với nhau, chỉ đối lập về những lợi ích không cơ bản, cục bộ, tạm thời Việc phân biệt mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng có
ý nghĩa trong việc xác định đúng phương pháp giải quyết mâu thuẫn Giải quyết mâu thuẫn đối kháng phải bằng phương pháp đối kháng
Trong tư duy thông thường khi nói đến hai mặt đối lập là nói lên mâu thuẫn Còn trong tư duy biện chứng, không phải hai mặt đối lập nào cũng tạo nên mâu thuẫn mà chỉ những mặt đối lập tác động biện chứng với nhau tạo nên sự vật hiện tượng và tạo lên sự phát triển được gọi là mâu thuẫn biện chứng
Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau theo hướng trái ngược nhau, xung đột lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng Theo triết học duy vật biện chứng của Engels thì mâu thuẫn biện chứng tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy Mâu thuẫn biện chứng trong
tư duy là phản ánh mâu thuẫn trong hiện thực và là nguồn gốc phát triển của nhận thức Mâu thuẫn biện chứng không phải là ngẫu nhiên, chủ quan, cũng không phải là mâu thuẫn trong lôgic hình thức Mâu thuẫn trong lôgich hình thức là sai lầm trong tư duy
I.3 Các mặt đối lập vừa mâu thuẫn vừa thống nhất với nhau
Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa, ràng buộc quy định lẫn nhau làm tiền đề tồn tại cho nhau của các mặt đối lập Không có sự thống nhất của các mặt đối lập thì không tạo ra sự vật
Theo nghĩa hẹp sự thống nhất là sự đồng nhất, phù hợp ngang nhau của hai mặt đối lập đó là trạng thái cân bằng của mâu thuẫn Sự thống nhất của các mặt đối lập là tạm thời tương đối, nghĩa là nó chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định,
đó chính là trạng thái đứng im, ổn định tương đối của sự vật, tính tương đối của
sự thống nhất của các mặt đối lập làm cho thế giới vật chất phân hoá thành các
bộ phận các sự vật đa dạng phức tạp, gián đoạn
Trang 8Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự bài trừ gạt bỏ phủ định biện chứng lẫn nhau của các mặt đối lập (sự đấu tranh hiểu theo nghĩa tác động ảnh hưởng lẫn nhau của các mặt đối lập chứ không phải theo nghĩa đen)
Sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối vĩnh viễn Nó diễn ra liên tục trong suốt quá trình tồn tại của sự vật kể cả trong trạng thái sự vật ổn định cũng như khi chuyển hoá nhảy vọt về chất Sự đấu tranh của các mặt đối lập tạo lên tính chất tự thân, liên tục của sự vận động phát triển của sự vật Cũng vì vậy muốn thay đổi sự vật thì phải tăng cường sự đấu tranh
Sự đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình phức tạp diễn ra từ thấp đến cao, gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có những đặc điểm riêng
- Giai đoạn đầu: Mâu thuẫn biểu hiện ra ở sự khác nhau của hai mặt đối lập song không phải sự khác nhau nào cũng là mâu thuẫn mà chỉ hai mặt khác nhau nào liên hệ hữu cơ với nhau trong một chỉnh thể có khuynh hướng phát triển trái ngược nhau mới tạo thành giai đoạn đầu của mâu thuẫn, trong giai đoạn này sự đấu tranh chưa rõ và chưa gay gắt;
- Giai đoạn sau: Trong quá trình phát triển của mâu thuẫn, sự khác nhau biến thành đối lập, khi đó hai mặt đối lập càng rõ, càng sâu sắc thì sự đấu tranh giữa chúng ngày càng gay gắt và quyết liệt, nếu có điều kiện chín muồi thì hai mặt chuyển hoá lẫn nhau và mâu thuẫn đợc giải quyết
I.4 Sự đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập
Không phải bất kỳ sự đấu tranh nào của các mặt đối lập đều dẫn đến sự chuyển hoá giữa chúng Chỉ có sự đấu tranh của các mặt đối lập phát triển đến một trình
độ nhất định, hội đủ các điều kiện cần thiết mới dẫn đén chuyển hoá, bài trừ và phủ định nhau Trong giới tự nhiên, chuyển hoá của các mặt đối lập thường diễn
ra một cách tự phát, còn trong xã hội, chuyển hoá của các mặt đối lập nhất thiết phải diễn ra thông qua hoạt động có ý thức của con người
Đấu tranh của các mặt đối lập gây ra những biến đổi của các mặt đối lập khi cuộc đấu tranh của các mặt đối lập trở lên quyết liệt và có điều kiện chín muồi
Trang 9thì sự thống nhất bị phá huỷ, các mặt đối lập chuyển hoá lẫn nhau Sự chuyển hoá của các mặt đối lập chính là lúc mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ bị mất
đi, sự vật mới xuất hiện Các mặt đối lập có thể chuyển hoá lẫn nhau với ba hình thức
Các mặt đối lập chuyển hoá lẫn nhau mặt đối lập này thành mặt đối lập kia và ngược lại nhưng ở trình độ cao hơn về phương diện vật chất của sự vật Ví dụ: Mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản biểu hiện thành cuộc cách mạng vô sản lật độ giai cấp tư sản
Cả hai mặt đối lập đều mất đi và chuyển hoá thành mặt đối lập mới Ví dụ: Giải quyết mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ (chế độ phong kiến) xã hội lại xuất hiện mâu thuẫn mới là mâu thuẫn giữa t sản và vô sản (Chế độ TBCN)
Các mặt đối lập thâm nhập vào nhau, cải biến lẫn nhau Trong sự vật mới lại có mâu thuẫn mới, các mặt đối lập trong mâu thuẫn mới lại đấu tranh với nhau, làm cho sự vật ấy lại chuyển hoá thành sự vật khác tiến bộ hơn, cứ như vậy mà các
sự vật hiện tượng thường xuyên biến đổi và phát triển không ngừng, vì vậy, mâu thuẫn là nguồn gốc động lực của mọi quá trình vận động phát triển của sự vật hiện tượng
I.5 Ý nghĩa phương pháp luận
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, để hiểu đúng được được nguồn gốc vận động, phát triển cũng như để giải quyết hiệu quả mâu thuẫn cần phải:
- Phân đôi, phân loại và xác định các mặt đối lập, các giai đoạn tồn tại đang chi phối sự vật, hiện tượng;
- Phân tích kết cấu và điều kiện tồn tại của các sự vật, hiện tượng và phương thức giải quyết mâu thuẫn;
- Hiểu rõ nguồn gốc của sự vận động phát triển và xác định đúng những mâu thuẫn biện chứng để từ đó tìm kiếm các công cụ, biện pháp thích hợp để can thiệp vào tiến trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng;
- Khi điều kiện đã hội tụ đủ và mâu thuẫn biện chứng đã chín mùi phải cương
Trang 10quyết giải quyết nó, mà không nên chần chừ, do dự hay thỏa hiệp; tức phải giải quyết mâu thuẫn đúng lúc, đúng chỗ và đúng mức độ
II Vận dụng lý thuyết kết hợp biện chứng các mặt đối lập trong việc giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh trong ngành nghề tư vấn
II.1 Những mâu thuẫn nảy sinh trong hoạt động chuyên môn ngành nghề
tư vấn
Trong hoạt động tư vấn các dự án, chiến lược phát triển xảy ra rất nhiều mâu thuẫn và tồn tại với các mặt đối lập khác nhau Chúng luôn tồn tại trong các dự
án, chiến lược nếu các mặt đối lập không được giải quyết ổn thỏa sẽ dẫn đến sự phát triển của công ty bị trì trệ cũng như các dự án bị thẩm định sai sự thật làm ảnh hưởng lợi ích của chủ đầu tư và xã hội
Hoạt động tư vấn là hoạt động khoa học rất đặc thù và cũng tương tự như các ngành khoa học khác đều có đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và quá trình phát triển của riêng nó Chức năng của hoạt động tư vấn là nhằm đưa
ra những kết quả thẩm định dự án, chiến lược phát triển kinh doanh cho các công ty khách hàng có nhu cầu tư vấn Từ đó đưa ra các kết luận, kiến nghị có
độ tin cậy cao nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
Trong hoạt động tư vấn thẩm định dự án là mâu thuẫn xảy ra giữa lợi ích của chủ đầu tư và lợi ích chung của toàn xã hội Khi chủ đầu tư nhận thấy một cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực, chủ đầu tư sẽ lên ý tưởng và thẩm định ý tưởng kinh doanh đó thông qua các chỉ tiêu về hiện giá thuần (NPV), tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR), thời gian thu hồi vốn,… Tuy nhiên đó chỉ là những con số để thể hiện một dự án là có hiệu quả hay không về mặt kinh tế mà chưa xét đến đầy đủ
về mặt xã hội của một quốc gia Đặc biệt trong các dự án công có tổng mức đầu
tư lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển của một quốc gia, dân tộc thì vấn đề này trên một lần nữa cần hết sức quan tâm Các dự án cần có được sự thẩm định một cách đầy đủ, chính xác nhất để đảm bảo nguồn vốn được đầu tư hợp lý vì nước
ta là một nước đang phát triển, mọi nguồn vốn đầu tư công đều có sự viện trợ và vay nợ từ nước ngoài, do đó số tiền bỏ ra đầu tư một dự án công cần phải thực