1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LÝ THUYẾT kết hợp BIỆN CHỨNG các mặt đối lập và sự vận DỤNG lý THUYẾT này TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT NHỮNG mâu THUẪN PHÁT SINH TRONG CÔNG tác CHUYÊN môn

23 4,2K 48

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 250,45 KB

Nội dung

Từ đó, phát huy sự ổn địnhgiữa tính thống nhất của các mặt đối lập và không ngừng phân tích, thúc đẩy sự đấu tranhcủa các mặt đối lập trong hoạt động kinh doanh để cải tiến chất lượng sả

Trang 1

THUYẾT NÀY TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT

NHỮNG MÂU THUẪN PHÁT SINH TRONG

CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN

Người hướng dẫn khoa học:

TS Trần Nguyên Ký

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài: 1

2 Phương pháp nghiên cứu: 2

3 Mục tiêu nghiên cứu: 2

PHẦN NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1: Lý thuyết kết hợp biện chứng giữa các mặt đối lập 3

1.1 Mặt đối lập là gì? 3

1.2 Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, chuyển hóa của các mặt đối lập 3 1.2.1 Sự thống nhất giữa các mặt đối lập: 4

1.2.2 Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập: 5

1.2.3 Chuyển hoá của các mặt đối lập 5

1.2.4 Mâu thuẫn biện chứng: 6

1.3 Ý nghĩa phương pháp luận của lý thuyết kết hợp biện chứng các mặt đối lập: 8

CHƯƠNG 2: Mối quan hệ biện chứng giữa chi phí, giá cả hàng hóa và chất lượng sản phẩm tại công ty Cổ phần May mặc Xuân Phương Nam 10

2.1 Tổng quan về công việc đang phụ trách: 10

2.2 Khái niệm về chi phí sản xuất, giá cả và chất lượng sản phẩm: 11

2.3 Tính thống nhất giữa chi phí sản xuất, giá cả sản phẩm và chất lượng sản phẩm: 13

2.4 Sự đấu tranh giữa chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và chất lượng sản phẩm 14 2.5 Giải pháp rút ra từ mối liên hệ biện chứng giữa chi phí, giá thành và chất lượng sản phẩm 16

PHẦN KẾT LUẬN 17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

Mâu thuẫn là hiện tượng có trong tất cả các lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy conngười Qua nghiên cứu lý luận về mâu thuẫn biện chứng trong triết học cho thấy: Muốnphát hiện bản chất của mọi sự vận động và phát triển thì cần phải phân tích được mâuthuẫn vốn có của sự vật tự đó, giải quyết mâu thuẫn chính là giải quyết vấn đề động lựccủa sự phát triển

Trong hoạt động kinh tế, để doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn, đạt được lợi ích cao thìcần nhận thức được các mặt đối lập trong quá trình hoạt động Từ đó, phát huy sự ổn địnhgiữa tính thống nhất của các mặt đối lập và không ngừng phân tích, thúc đẩy sự đấu tranhcủa các mặt đối lập trong hoạt động kinh doanh để cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ,

áp dụng kỹ thuật hiện đại, tiên tiến nhằm tăng sự cạnh tranh cho doanh nghiệp

Dựa trên triết học của phép biện chứng giữa các mặt đối lập bài luận này sẽ phân tích vấn

đề hiệu quả trong kinh doanh thông qua việc tìm hiểu mối quan hệ biện chứng giữa chiphí sản xuất, giá thành và chất lượng sản phẩm may mặc tại doanh nghiệp đang công tác

1 Lý do chọn đề tài:

Quy luật mâu thuẫn là quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật và là hạtnhân của phép biện chứng duy vật vì nó vạch ra nguồn gốc động lực của sự vận độngphát triển của thế giới khách quan và nó là chìa khóa là cơ sở giúp chúng ta nắm vữngthực chất của tất cả các quy luật và phạm trù của phép biện chứng duy vật

Mâu thuẫn xảy ra ở mọi lĩnh vực đời sống con người, đặc biệt trong hoạt động kinh tế lĩnh vực đang được Đảng và Nhà nước thúc đẩy phát triển, đầu tư mạnh mẽ nhằm nângcao chất lượng cuộc sống, an sinh, xã hội… Chính vì thế, bài luận sẽ vận dụng quy luậtmâu thuẫn để giải quyết, phân tích hai mặt đối lập nhằm phân tích sự thống nhất và đấutranh để từ đó đẩy mạnh năng suất, hiệu quả công việc, đây cũng là lý do chọn đề tài:

-“Lý thuyết kết hợp biện chứng các mặt đối lập và sự vận dụng lý thuyết này trong việcgiải quyết những mâu thuẫn nảy sinh trong công tác chuyên môn”

Trang 6

2 Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu trên sách, báo, những sự kiện, tình huống đã xảy ra và tình hình thực tế tạicông ty

Phương pháp tiếp cận quan sát và thực hành thực tế, kết hợp với các phương pháp thống

kê, phân tích

3 Mục tiêu nghiên cứu:

Bài tiểu luận sẽ đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề chính sau:

- Thứ nhất, đưa ra cơ sở lý thuyết về lý thuyết kết hợp biện chứng các mặt đối lập

- Thứ hai, nêu thực trạng công việc cần được nghiên cứu

- Thứ ba, vận dụng lý thuyết kết hợp biện chứng giữa các mặt đối lập để phân tích biệnchứng giữa hai mặt chi phí, giá cả và chất lượng sản phẩm

- Thứ ba, phương pháp luận và giải pháp rút ra

Trang 7

1.2 Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, chuyển hóa của các mặt đối lập

Trong lịch sử triết học đã có nhiều nhà triết học đề cập tới mâu thuẫn của các sự vật, củathế giới như:

- Thuyết Âm dương - Ngũ hành của Trung Hoa đã đề cập tới các mâu thuẫn Âm Dương,mâu thuẫn giữa các yếu tố bản nguyên Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ

- Nhà triết học Hy Lạp cổ đại là Hêraclit cũng nhấn mạnh mâu thuẫn của các hiện tượng,quá trình khách quan

- Nhà triết học cổ điển Đức là Ikant cũng đề cập tới Antinômi (ông đã nêu ra 4 loạiAntinômi)

- Hêghen cũng đã đề cập tới mâu thuẫn của tư duy

Về cơ bản, các quan niệm trên đều đã mô tả mâu thuẫn khách quan nhưng chưa làm rõđược sự chuyển hóa biện chứng của các mặt đối lập, do vậy khái niệm mâu thuẫn cònnặng về hình thức mà chưa đi sâu vào nội dung biện chứng của các mặt đối lập Đến triếthọc Mác - Lênin quan niệm về mâu thuẫn mới thể hiện rõ nội dung biện chứng Quanniệm triết học Mác - Lênin về mâu thuẫn: Mâu thuẫn là sự thống nhất của các mặt đối

Trang 8

lập Trong đó cần lưu ý: Không phải mọi cái đối lập đều tạo nên mâu thuẫn mà chỉ cónhững xu hướng đối lập nào là tiền đề tồn tại của nhau mới tạo thành mâu thuẫn Nhưvậy có 2 điều kiện để xác định một mâu thuẫn biện chứng:

- Các xu hướng đối lập nhau

- Các xu hướng là điều kiện tồn tại và phát triển của nhau

ra sự phù hợp cân bằng như liên hệ phụ thuộc, quy định và ràng buộc lẫn nhau Mặt đốilập này lấy mặt đối lập kia làm tiền đề cho sự tồn tại của mình và ngược lại Nếu thiếumột trong hai mặt đối lập chính tạo thành sự vật thì nhất định không có sự tồn tại của sựvật Bởi vậy sự thống nhất của các mặt đối lập là điều kiện không thể thiếu được cho sựtồn tại của bất kỳ sự vật nào

- Thứ nhất: Đó phải là một khái niệm chung nhất được khái quát từ các mặt phù hợp khácnhau phản ánh đựơc bản chất của sự phù hợp của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

- Thứ hai: Đó phải là một khái niệm "động" phản ánh được trạng thái biến đổi thườngxuyên của sự vận động, phát triển trong quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất

- Thứ ba: Đó phải là một khái niệm có ý nghĩa thực tiễn Ngoài ý nghĩa nhận thức, kháiniệm về sự phù hợp của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất được coi là thoả đángphải có tác dụng định hướng, chỉ dân cho việc xây dựng quan hệ sản xuất, sao cho nhữngquan hệ sản xuất có khả năng phù hợp cao nhất với lực lượng sản xuất

Trang 9

Tuy nhiên, khái niệm thống nhất này chỉ mang tính tương đối, bản thân nội dung kháiniệm cũng đã nói lên tính chất tương đối của nó; Thống nhất của cái đối lập, trong thốngnhất đã bao hàm và chứa đựng trong nó sự đối lập.

Sự thống nhất của các mặt đối lập trong cùng một sự vật không tách rời sự đấu tranhchuyển hóa giữa chúng Tính thống nhất của các mặt đối lập là các mặt đối lập khẳngđịnh nhau, nương tựa vào nhau, thâm nhập lẫn nhau, tồn tại không tách rời nhau ( mặt đốilập này lấy mặt đối lập kia làm điều kiện, tiền đề cho sự tồn tại của mình); là các mặt đốilập đồng nhất nhau, tức trong chúng chứa những yếu tố giống nhau cho phép chúng đồngtồn tại trong sự vật; là các mặt đối lập tác động nhang nhau, tức sự thay đổi trong mặt đốilập này tất yếu sẽ kéo theo sự thay đổi trong mặt đối lập kia và ngược lại

1.2.2 Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập:

Đấu tranh giữa các mặt đối lập dù tồn tại trong sự thống nhất, song các mặt đối lập luônđấu tranh với nhau, tức chúng luôn tác động qua lại theo xu hướng phủ định, bài trừ hayloại bỏ lẫn nhau Hình thức và mức độ đấu tranh của các mặt đối lập rất đa dạng trong đóthủ tiêu lẫn nhau là một hình thức đấu tranh đặc biệt của các mặt đối lập

1.2.3 Chuyển hoá của các mặt đối lập

Không phải bất kỳ sự đấu tranh nào của các mặt đối lập đều dẫn đến sự chuyển hoá giữachúng Chỉ có sự đấu tranh của các mặt đối lập phát triển đến một trình độ nhất định, hội

đủ các điều kiện cần thiết mới dẫn đến chuyển hoá, bài trừ và phủ định nhau Trong giới

tự nhiên, chuyển hoá của các mặt đối lập thường diễn ra một cách tự phát, còn trong xãhội, chuyển hoá của các mặt đối lập nhất thiết phải diễn ra thông qua hoạt động có ý thứccủa con người Do đó, không nên hiểu sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt đối lập chỉ là

sự hoán đổi vị trí một cách đơn giản, máy móc

Các mặt đối lập này lại đấu tranh chuyển hóa và phủ định lẫn nhau để tạo thành sự vậtmới hơn Cứ như vậy mà các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan thường xuyênphát triển và biến đổi không ngừng Vì vậy, mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của mọiquá trình phát triển Chuyển hóa của các mặt đối lập ( giải quyết mâu thuẫn biện chứng)

Trang 10

Sự thống nhất của các mặt đối lập mang tính chất tương đối gắn liền với sự ổn định của

sự vật Sự đấu tranh của các mặt đối lập mang tính tuyệt đối gắn liền với sự vận động,thay đổi của bản thân sự vật Mâu thuẫn biện chứng phát triển tương ứng với quá trìnhthống nhất các mặt đối lập chuyển từ mức độ trừu tượng sang cụ thể; còn sự đấu tranhcủa các mặt đối lập chuyển từ mức độ bình lặng sang quyết liệt Điều này làm xuất hiệncác khả năng chuyển hóa của các mặt đối lập Khi điều kiện khách quan hội đủ, một trongcác khả năng đó sẽ biến thành hiện thực, các mặt đối lập tự thực hiện quá trình chuyểnhóa Mâu thuẫn biện chứng được giải quyết khi các mặt đối lập tự phủ định chính mình

để biến thành cái khác Có hai phương thức chuyển hóa: một là mặt đối lập này chuyểnthành mặt đối lập kia ở một trình độ mới; hai là, cả hai mặt đối lập cùng chuyển hóathành cái thứ ba nào đó mà quy luật khách quan và điều kiện, tình hình cho phép

1.2.4 Mâu thuẫn biện chứng:

Mâu thuẫn biện chứng là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, tồn tại kháchquan, phổ biến và đa dạng Mỗi mâu thuẫn biện chứng đều trải qua giai đoạn sinh thành( sự xuất hiện của các mặt đối lập)- hiện hữu ( sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đốilập) – giải quyết ( sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập) Mâu thuẫn có các loại sau:

- Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài:

Mâu thuẫn bên trong là mâu thuẫn giữa các yếu tố cấu thành một sự vật nhất định Ví dụnhư: Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất (LLSX) và Quan hệ sản xuất (QHSX) trong mộtphương thức sản xuất nhất định

Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa mặt đối lập của sự vật này với mặt đối lập của sựvật khác Ví dụ như mâu thuẫn giữa lực lượng cách mạng của quốc gia này với bọn phảncách mạng trong một quốc gia khác

Mâu thuẫn bên trong có vai trò quyết định trực tiếp đối với quá trình vận động và pháttriển của sự vật Còn mâu thuẫn bên ngoài có vai trò hỗ trợ

- Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản

Trang 11

Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự phát triển ở tất

cả các giai đoạn của sự vật Nó tồn tại gắn liền với sự vật từ khi sự vật sinh ra cho đến khi

sự vật kết thúc

Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương diện nào đó của sự vật,

nó quy định sự vận động và phát triển của một mặt nào đó của sự vật Mâu thuẫn cơ bảnđóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự vật

Trong quá trình phát triển của mình, mâu thuẫn cơ bản là cơ sở hình thành và chi phốicác mâu thuẫn khác trong sự vật Khi mâu thuẫn cơ bản được giải quyết thì sự vật sẽ thayđổi về chất Còn mâu thuẫn không cơ bản thì tồn tại bao giờ cũng gắn liền với mâu thuẫn

cơ bản

- Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu:

Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở mỗi giai đoạn phát triển của mọi sựvật Nó tác dụng quyết định đến các mâu thuẫn khác tồn tại trong cùng sự vật ở giai đoạn

đó

Mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn không đóng vai trò quyết định đối với quá trình pháttriển của sự vật

- Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng

Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa các giai cấp, những tập đoàn người, những xuhướng xã hội có lợi ích cơ bản đối lập nhau

Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng, khuynh hướng xã hội

mà lợi ích về cơ bản là nhất trí với nhau Phân biệt mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫnkhông đối kháng có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định phương pháp giải quyết mâuthuẫn Mâu thuẫn đối kháng theo nguyên tắc chung chỉ được giải quyết thông qua cáccuộc cách mạng xã hội Còn mâu thuẫn không đối kháng, xu hướng phát triển đặc thù của

Trang 12

nó ngày càng dịu đi Mâu thuẫn này được giải quyết vẫn phải tuân thủ nguyên tắc làthông qua đấu tranh nhưng bằng phương pháp hòa bình

1.3 Ý nghĩa phương pháp luận của lý thuyết kết hợp biện chứng các mặt đối lập:

Có thể nhấn mạnh hai nguyên tắc phương pháp luận sau đây:

- Muốn phát hiện bản chất của mọi sự vận động và phát triển thì cần phải phân tích đượcmâu thuẫn vốn có của sự vật Muốn vậy, cần phải xác định được những xu hướng vậnđộng đối lập của mỗi sự vật mà ta phân tích, đồng thời phân tích xu hướng đối lập ấytrong tính thống nhất biện chứng của nó

- Giải quyết mâu thuẫn chính là giải quyết vấn đề động lực của sự phát triển Về nguyêntắc, chỉ có thể giải quyết mâu thuẫn thông qua sự đấu tranh của các mặt đối lập Tuynhiên, biện pháp giải quyết rất đa dạng điều đó phụ thuộc vào bản chất của sự vật và điềukiện để giải quyết mâu thuẫn Như vậy, nguyên tắc tổng quát là: Phát hiện và giải quyếtmâu thuẫn nhằm thúc đẩy sự vận động phát triển

Trong hoạt động nhận thức, để hiểu đúng sự vật phải thấy được nguồn gốc vận động,phát triển của nó

- Phân đôi sự vật thành các cặp mặt đối lập, khảo sát sự thống nhất và đấu tranh củacác mặt đối lập để phát hiện ra mâu thuẫn biện chứng đang chi phối sự vật đó

- Phân loại và xác định đúng vai trò, giai đoạn tồn tại của từng mâu thuẫn biệnchứng ( đặc biệt là mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu, mâu thuẫn bên trong…) đangchi phối sự vận động, phát triển của bản thân sự vât

- Phân tích kết cấu và điều kiện tồn tại của sự vật để xác định đúng quy mô vàphương thức giải quyết của từng mâu thuẫn biện chứng, dự đoán cái mới ra đời sẽ vậnđộng dưới sự tác động của những mâu thuẫn biện chứng nào

Trong thực tiễn, để đạt được hiệu quả phải:

Trang 13

- Hiễu rõ nguồn gốc, động lực thúc đẩy sự vận động, phát triển của bản thân sự vật

là những mâu thuẫn biện chứng; xác định đúng những mâu thuẫn biện chứng đang chiphối sự vật để từ đó xây dựng các đối sách thích hợp

- Tìm kiếm và sử dụng nhiều công cụ, phương tiện, biện pháp thích hợp ( mà trướchết là những công cụ, phương tiện, biện pháp vật chất) để can thiệp đúng lúc, đúng chỗ ,đúng mức độ vào tiến trình vận động, phát triển của bản thân sự vật để lèo lái nó theođúng quy luật và hợp lợi ích của chúng ta: (1) Muốn sự vật thay đổi nhanh phải đẩy mạnh

sự tác động ( đấu tranh) của các mặt đối lập và tạo điều kiện thuận lợi để chúng nhanhchóng chuyển hóa lẫn nhau, để mâu thuẫn biện chứng sớm được giải quyết ; ngược lạimuốn duy trì sự ổn định của sự vật phải dung hòa sự xung đột của các mặt đối lập trongphạm vi cho phép (2) Khi điều kiện đã hội tụ và mâu thuẫn biện chứng đã chin mùi phảikiên quyết giải quyết nó mà không nên chần chừ, do dự hay thỏa hiệp; tức phải giải quyếtmâu thuẫn đúng lúc, đúng chỗ và đúng mức độ…

Trang 14

CHƯƠNG 2: Mối quan hệ biện chứng giữa chi phí, giá cả hàng hóa và chất lượng sản phẩm tại công ty Cổ phần May mặc Xuân Phương Nam.

2.1 Tổng quan về công việc đang phụ trách:

Hiện tại, em đang công tác tại Phòng Kế hoạch- Chất lượng thuộc công ty Cổ phần Maymặc Xuân Phương Nam Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác quản lý chi phí,giá cả và chất lượng sản phẩm là hai phạm trù cơ bản cần được quan tâm đặc biệt đểmang đến hiệu quả cho doanh nghiệp, dựa vào những kiến thức Triết học được tiếp thu từgiảng viên, đề tài sẽ trình bày về mối quan hệ biện chứng giữa chi phí, giá cả và chấtlượng sản phẩm hàng may mặc Việc phân tích kết hợp biện chứng giữa hai mặt đối lập:chi phí sản xuất, giá cả và chất lượng sản phẩm sẽ giúp tìm ra các giải pháp nâng cao chấtlượng sản phẩm, hạ chi phí sản xuất và giá cả

Trong điều kiện nền kinh tế nước ta mở cửa hội nhập với thế giới, các doanh nghiệp được

tự do cạnh tranh trong và ngoài nước Hàng nhập ngoại có mẫu mã rất phong phú, đadạng và rất tiện lợi cho người sử dụng Các doanh nghiệp Việt Nam muốn cạnh tranhđược với các doanh nghiệp nước ngoài cần phải biết vận dụng chiến lược cơ bản trướcmắt và lâu dài chính là nâng cao chất lượng sản phẩm Chỉ có sản phẩm, hàng hoá có chấtlượng cao doanh nghiệp mới mở rộng được thị trường mà cụ thể ở đây là mở rộng khảnăng xuất khẩu Đây chính là tiền đề để hoà nhập vào thị trường khu vực, thị trường thếgiới, tạo điều kiện phát triển kinh tế nước nhà

Tuy nhiên, nếu chỉ chú trọng đến nâng cao chất lượng sản phẩm mà không quan tâm đếnchi phí dẫn đến giá thành quá cao không được thị trường chấp nhận lại là một sai lầm Vìvậy, khi các doanh nghiệp đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm cũng cầnchú ý đến chi phí tạo ra sản phẩm đó, điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, thu nhậptrung bình của người tiêu dùng và thị hiếu của họ để sản xuất ra sản phẩm phù hợp

“ Chất lượng cao, giá cao vốn là chuyện bình thường Chất lượng cao, giá thấp là chuyện…viễn tưởng.Chất lượng cao, giá hợp lý là mong muốn của mọi người tiêu dùng trong thời điểm điệp khúc xăng tăng, giá tăng hiện nay Bấm bụng xây nhà trong thời

Ngày đăng: 18/01/2018, 20:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Nguyên Ký (2008), Sự kết hợp các mặt đối lập trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam hiện nay, NXB Kinh Tế TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự kết hợp các mặt đối lập trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: Trần Nguyên Ký
Nhà XB: NXB Kinh Tế TP.HCM
Năm: 2008
2. Bùi Văn Mưa và các cộng sự (2014), Triết học, tr.121-124 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học
Tác giả: Bùi Văn Mưa và các cộng sự
Năm: 2014
3. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2008), Giáo trình Triết học, NXB Chính Trị Hành Chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Triết học
Tác giả: Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
Nhà XB: NXB Chính Trị Hành Chính
Năm: 2008
4. Nguyễn Hữu An (2012), Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và vận dụng quy luật đó vào trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Luận Văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và vận dụng quy luật đó vào trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Hữu An
Năm: 2012
5. Nguyễn Trọng Nhân (2014), Giảm chi phí không chất lượng, Trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng Quatest 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giảm chi phí không chất lượng
Tác giả: Nguyễn Trọng Nhân
Năm: 2014
6. Trần Gia Huy (2013), Biện pháp nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, Báo Tuổi Trẻ số 257 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm
Tác giả: Trần Gia Huy
Năm: 2013
7. Huỳnh Quốc Diệu (2008), Một số giải pháp quản trị chất lượng và giảm chi phí cho sản phẩm may mặc xuất khẩu, NXB Kinh tế TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp quản trị chất lượng và giảm chi phí cho sản phẩm may mặc xuất khẩu
Tác giả: Huỳnh Quốc Diệu
Nhà XB: NXB Kinh tế TP.HCM
Năm: 2008

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w