1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát triển kỹ năng định hướng thời gian qua hoạt động hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ 4 5 tuổi tại trường mầm non II – TP huế

16 644 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 56,2 KB

Nội dung

Nó có vị trí quan trọng trong việc giúp trẻ định vị, định lượng thời gian diễn ra các sự kiện, hiện tượng diễn ra trong cuộc sống xung quanh trẻ, giúp trẻ dễ dàng thực hiện các hoạt động

Trang 1

1 Lý do chọn đề tài

Khả năng định hướng thời gian giúp con người định hướng và định vị được thời gian diễn ra các sự kiện và hiện tượng xung quanh mình, hơn nữa

nó còn giúp con người biết sử dụng thời gian một cách hợp lý và hiệu quả Sự định hướng thời gian còn là một trong những điều kiện hình thành nhân cách con người, nó có tác dụng giáo dục con người trở lên có tổ chức, gọn gàng, kỷ luật biết sử dụng thời gian hợp lý

Nó có vị trí quan trọng trong việc giúp trẻ định vị, định lượng thời gian diễn ra các sự kiện, hiện tượng diễn ra trong cuộc sống xung quanh trẻ, giúp trẻ dễ dàng thực hiện các hoạt động của mình cũng như điều chỉnh chúng theo thời gian Việc dạy trẻ định hướng thời gian còn là cơ sở hình thành nhân cách trẻ, hình thành ở trẻ những phẩm chất quý báu: tính tổ chức, tính chính xác, nhanh nhẹn, có định hướng Việc dạy trẻ định hướng thời gian góp phần chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào học ở phổ thông Sự định hướng không gian - thời gian là yếu tố điều khiển cuộc sống và hoạt động học tập của học sinh bắt đầu

từ lớp một, là điều kiện quan trọng để lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo và sự phát triển trí tuệ của trẻ trong bất kì dạng hoạt động nào diễn ra ở trường phổ thông Vì vậy khi ở trường mẫu giáo trẻ không chỉ được làm quen với thế giới xung quanh nó, mà còn biết định hướng vào không gian, thời gian Đó là những kiến thức, kĩ năng tối thiểu để chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi học tốt ở phổ thông Sự định hướng thời gian còn góp phần hình thành cho trẻ một phong cách sống phù hợp với sự phát triển xã hội

Trong thực tế cho thấy rằng, giáo dục mầm non chưa chú trọng dạy trẻ định hướng về thời gian, tuy là một nội dung nhỏ trong toán cho trẻ mầm non nhưng nó có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ Trong chương trình mới chú trọng dạy trẻ về số lượng, kích thước, hình dạng, không gian, còn về thời gian thì chưa được quan tâm đến, có nội dung dạy trẻ nhưng hình thức và phương pháp chưa được chú ý đến nhiều, chưa có nhiều hoạt động được đưa vào trong chương trình, các nội dung mới chỉ là chung chung Cho đến hiện nay, việc hình thành biểu tượng định hướng thời gian cho trẻ ở

Trang 2

các trường mầm non chưa được quan tâm đúng mức như là mong muốn trẻ

em trở thành những thiên tài hay có một trí tuệ tốt Thời lượng các tiết học làm quen với các biểu tượng ban đầu về toán mỗi tuần mới chỉ một tiết nhưng

cả năm học chỉ được có 33 đến 34 tuần, chưa kể có những tuần không dạy được vì thời tiết hay vì vướng mắc các hoạt động khác… Thời gian để các cô giáo mầm non thực hiện việc hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ là rất ít, chưa kể các tiết học thường chỉ lồng ghép các nội dung (gọi là phương pháp tích hợp) nên khoảng thời gian để cung cấp tri thức để hiểu biết về thời gian cho trẻ không được bao nhiêu

Nhận thức rõ được tình trạng đó tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu:

“Phát triển kỹ năng định hướng thời gian qua hoạt động hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ 4 - 5 tuổi tại trường mầm non II – TP Huế.”

Trang 3

A NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Hoạt động hình thành biểu tượng định hướng thời gian cho trẻ 4

- 5 tuổi ở trường mầm non

1.1.1 Đặc điểm phát triển đối với biểu tượng và định hướng thời gian của trẻ 4 - 5 tuổi

Sự hình thành biểu tượng thời gian ở trẻ nhỏ là một quá trình lâu dài và phức tạp Ban đầu những biểu tượng thời gian được hình thành trên cơ sở cảm nhận và nó gắn liền với tính chu kì của các quá trình sống diễn ra trong cơ thể con người với sự giúp đỡ của phức hợp các giác quan khác nhau: thị giác, thính giác, giác quan vận động… Sau đó những biểu tượng thời gian này dần dần được tái tạo lại và ngày càng mang tính khái quát cao, bởi trong thành phần của nó có thành phần logic – các kiến thức về các chuẩn đo thời gian Xuất phát từ tính luân chuyễn của thời gian - thời gian luôn gắn liền với

sự chuyễn động, nên sự tri giác nó trở nên khó khăn hơn nhiều Hơn nữa, do tính không đảo ngược của thời gian cũng như quá khứ, hiện tại, tương lai không thể đổi chỗ cho nhau và thời gian lại không có hình dạng cụ thể, nó không thể ngắm nhìn một cách trực quan, chính vì lẽ đó mà thời gian được trẻ tri giác một cách gián tiếp thông qua chuyễn động nào đó Vì vậy mà các biểu tượng thời gian phát triển ở trẻ tương đối muộn và rất khó khăn

Trẻ nhỏ thường rất khó khăn trong việc hiểu ý nghĩa của các từ diễn đạt thời gian và các mối quan hệ thời gian do tính tương đối của chúng Các từ ngữ: bây giờ, hôm nay, hôm qua, ngày mai luôn thay đổi phụ thuộc vào từng thời điểm cụ thể của thực tiễn, vì vậy trẻ rất khó khăn để nắm được ý nghĩa và

sự khác nhau của chúng

Trẻ nhỏ thường dựa vào các dấu hiệu cuộc sống của bản thân trẻ để định hướng thời gian, như: buổi sáng là lúc cháu ngủ dậy, đánh răng, rửa mặt, ăn sáng rồi đến trường, buổi chiều là lúc mẹ đón về nhà…

Trẻ càng lớn thì vốn từ chỉ thời gian của trẻ càng tăng nhanh Việc nắm các trạng từ thời gian đóng vai trò quan trọng trong việc nắm được trình tự thời gian

Trang 4

Trẻ càng lớn thì càng thể hiện hứng thú tìm hiểu thời gian, điều này thể hiện rất rõ qua lời nói và các câu hỏi của trẻ Ví dụ: trẻ rất có hứng thú tìm hiểu đồng hồ, trẻ thường hỏi: “Khi nào là ngày mai?”, “Kim ở số này thì bây giờ là mấy giờ?” hay trẻ thường xuyên sử dụng các từ như: Hôm nay, hôm qua, ngày mai…

Cùng với lứa tuổi những biểu tượng thời gian phát triển mạnh ở trẻ Những kết quả nghên cứu cho thấy trẻ từ 0 - 3 tuổi chưa nắm được thời gian quá khứ và tương lai, bắt đầu lên tuổi mẫu giáo (3 - 6 tuổi) trẻ mới phân biệt được quá khứ, hiện tại, tương lai và chúng gắn liền với các sự kiện cụ thể

Trẻ mẫu giáo rất có hứng thú với các mối quan hệ thời gian, trẻ xác định chúng dựa vào sự kiện gắn với những chỉ số thời gian nhất định, ví dụ: Sao không đi học? Hôm nay là chủ nhật à? Trẻ 5 tuổi đã thiết lập đúng các mối liên hệ giữa các sự kiện lặp đi lặp lại theo thời gian, như: “Buổi sáng – đó là trước bữa ăn”, “buổi chiều – đó là khi mẹ đi làm về” Trẻ thường xác định thời điểm diễn ra các sự kiện bằng những sự kiện cụ thể khác, ví dụ: “Khi nào chúng ta ngủ dậy mới được phát quà”

Trẻ mẫu giáo đều có biểu tượng về các chuẩn đo thời gian như: giờ, ngày, tuần lễ, tháng… bởi những biểu tượng về độ dài của chúng được hình thành dần trong quá trình các hoạt động khác nhau

1.1.2 Nội dung hoạt động hình thành định hướng thời gian cho trẻ 4

-5 tuổi trong chương trình giáo dục mầm non

Với trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi, giáo viên cần chính xác hoá những biểu tượng về buổi trong ngày cho trẻ (buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối và đêm), dạy trẻ thiết lập trình tự thời gian diễn ra các sự kiện cùng với việc sử dụng các từ chỉ trình tự thời gian diễn ra các sự kiện như: đã, đang, sẽ, bây giờ, muộn hơn, sau đó, sớm hơn, hôm nay, hôm qua, ngày mai Hơn nữa cần dạy trẻ mẫu giáo nhỡ nắm kiến thức và sử dụng đúng các từ diễn đạt thời lượng và tốc độ diễn ra các hành động theo thời gian như: lâu – không lâu, nhanh - chậm, dạy trẻ diễn đạt trình tự lôgic của các sự kiện, hành động trong những nội dung mà trẻ hiểu

Với trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi, giáo viên có thể sử dụng các kí hiệu tượng trưng và các mô hình để dạy trẻ, ví dụ: có thể sử dụng các kí hiệu là những

Trang 5

hình chữ nhật với các màu xanh, trắng, vàng, xám, đen để tượng trưng cho các buổi trong ngày\

Trên cơ sở biểu tượng về ngày, giáo viên tiến hành cho trẻ làm quen với

sự thay đổi của các ngày và qua đó trẻ hình thành biểu tượng về hôm qua, hôm nay và ngày mai Giáo viên giải thích kèm theo ví dụ cụ thể cho trẻ thấy rằng, ngày đang diễn ra là hôm nay, ngày vừa trôi qua là hôm qua và ngày sắp đến là ngày mai Để cũng cố những biểu tượng đó giáo viên cần tiến hành đàm thoại với trẻ như: “Hôm nay cháu đã làm gì? Hôm nay cháu sẽ làm gì? Ngày mai cháu sẽ làm gì?” Trên tiết học bằng trò chuyện giáo viên hình thành cho trẻ biểu tượng về hôm qua, hôm nay và ngày mai trên cơ sở trình tự diễn ra các hoạt động của trẻ gắn với thời điểm diễn ra nó, như: “Hôm nay chúng ta học toán, một ngày trôi qua từ sáng, trưa, chiều, tối, đêm rồi lại đến sáng, khi đó chúng ta sẽ nói là hôm qua chúng ta đã học toán, ngày mai chúng

ta sẽ học vẽ Khi đêm đến và trôi qua đến sáng, bắt đầu một ngày mới khi đó chúng ta sẽ nói rằng, hôm nay chúng ta sẽ học vẽ”

Trên cơ sở những biểu tượng thời gian được hình thành ở trẻ, giáo viên hình thành cho trẻ những biểu tượng đầu tiên về tốc độ và phản ánh tốc độ diễn ra các sự kiện, hiện tượng theo thời gian bằng các từ như: nhanh - chậm, nhanh hơn - chậm hơn Với mục đích đó có thể tổ chức cho trẻ quan sát tốc độ diễn ra các sự kiện, hành động, ví dụ: trẻ quan sát hai bạn cùng làm một việc

gì đó như: cùng chạy, cùng cất một số đồ chơi nhất định hay cho trẻ quan sát chuyển động của các loại phương tiện giao thông khác nhau Trên cơ sở so sánh tốc độ diễn ra các sự kiện, hành động ở trẻ sẽ hình thành biểu tượng về tốc độ nhanh, chậm

1.1.3 Phương pháp dạy trẻ định hướng thời gian cho mẫu giáo

Dựa vào những nguyên tắc xây dựng phương pháp dạy trẻ mẫu giáo định hướng thời gian, dựa vào cơ chế tâm sinh lí của sự hình thành và phát triển khả năng định hướng thời gian, vào đặc điểm và nội dung dạy trẻ mẫu giáo định hướng thời gian, cần sử dụng một số nhóm phương pháp dạy trẻ định hướng thời gian như sau:

Các phương pháp trực quan hoá thời gian

Các phương pháp dùng lời nhằm phát huy vốn kinh nghiệm của trẻ

Trang 6

Các phương pháp trải nghiệm và thực hành định hướng thời gian.

1.2.1 Kỹ năng và phát triển kỹ năng định hướng thời gian

1.2.1.3 Kỹ năng định hướng thời gian.

Trong cấu trúc định hướng thời gian gồm : Sự định vị và định lượng thời gian diễn ra các sự kiện, hiện tượng Sự định vị thời gian là sự xác định các thời điểm quá khứ - hiện tại – tương lai diễn ra các sự kiện, hiện tượng Sự định lượng thời gian là sự xác định thời lượng, tốc độ diễn ra các sự kiện, hiện tượng

* Định hướng thời gian

Khái niệm định hướng thời gian cần được hiểu rõ dựa trên các khái niệm

có liên quan như sau:

- Định hướng: Có nhiều cách hiểu khác nhau, trong đó tác giả Hoàng Phê trong cuốn Từ điển Tiếng Việt cho rằng “Định hướng nghĩa là xác định phương hướng” [tr325] Sự định hướng được hiểu là sự xác định vị trí cá nhân, của sự vật cụ thể với các sự vật xung quanh và được biểu thị bằng lời các phạm trù cơ bản của vật thể theo sự tiếp diễn của thời gian

Định hướng thời gian là khả năng xác định thời gian diễn ra các sự kiện, hiện tượng, hoạt động, ý thức nào đó Tác giả Đỗ Thị Minh Liên cho rằng cấu trúc của sự ĐHTG gồm 2 tiểu cấu trúc: định vị và định lượng thời điểm diễn ra sự kiện và hiện tượng “Sự định vị TG là sự xác định thời điểm và trình tự quá khứ - hiện tại - tương lai diễn ra các sự kiện, hiện tượng Sự định lượng thời gian là sự xác định thời lượng, tốc độ diễn ra các sự kiện, hiện tượng theo thời gian” [tr31]

Như vậy, kỹ năng định hướng thời gian có nghĩa là khả năng xác định vị trí thời gian của cá nhân, của sự vật hiện tượng tại thời điểm cụ thể dựa trên nhữngbiểu tượng thời gian đã có và dựa trên sự tiếp diễn của thời gian.

1.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kỹ năng định hướng thời gian của trẻ 4 - 5 tuổi

 Các yếu tố khách quan

Môi trường hoạt động: Môi trường hoạt động có ảnh hưởng lớn đến sự

hình thành và phát triển kỹ năng định hướng thời gian của trẻ Trẻ tiếp thu tri thức và hình thành kỹ năng thông qua sự tác động của môi trường, môi trường

Trang 7

tạo điều kiện, động cơ, nhu cầu, phương tiện cho trẻ hoạt động, nếu môi trường không tạo được hứng thú cho trẻ hoạt động thì kỹ năng định hướng thời gian không được luyện tập, vì vậy kỹ năng sẽ không bền vững và ổn định Mặt khác môi trường tâm lý cũng ảnh hưởng không nhỏ đến qúa trình hoạt động của trẻ, nếu trẻ hoạt động trong môi trường tâm lý không thoải mái, không an toàn thì quá trình hoạt động của trẻ sẽ không có hiệu quả Do đó cần chuẩn bị tốt về môi trường tâm lý lẫn môi trường vật chất để trẻ hoạt động với đối tượng nhằm hình thành và phát triển kỹ năng định hướng thời gian cho trẻ

Tác động giáo dục: Nghệ thuật sư phạm của giáo viên có ảnh hưởng tới

việc hình thành và phát triển kỹ năng định hướng thời gian của trẻ mầm non Việc lựa chọn nội dung, biện pháp, hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với toán để hình thành và phát triển kỹ năng định hướng thời gian cho trẻ của giáo viên phù hợp với năng lực phát triển của trẻ sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng này một cách thuận lợi hơn Ngược lại, các nội dung, biện pháp giáo viên không lựa chọn phù hợp sẽ làm kìm hảm sự phát triển kỹ năng định hướng thời gian cho trẻ

 Các yếu tố chủ quan

Sự phát triển tâm sinh lý đảm bảo cho việc thực hiện kỹ năng định hướng thời gian

Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ cho nên sự hoàn thiện về mặt cấu trúc, chức năng của các cơ quan trong cơ thể cũng như các chức năng tâm

lý của trẻ đều trải qua các giai đoạn phát triển nhất định và hoàn thiện dần theo lứa tuổi Chính vì thế các yếu tố này ảnh hưởng đến phát triển kỹ năng định hướng thời gian cho trẻ Do đó, để hình thành và phát triển kỹ năng định hướng thời gian cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi một cách bền vững, ổn định cần dựa vào đặc điểm tâm sinh lí để đề ra các biện pháp giáo dục phù hợp

Tính tích cực hoạt động của cá nhân trẻ

Theo A.N Lêonchiev “Nhân cách hình thành trong hoạt động” do đó,

để trẻ có được kinh nghiệm bền vững cần có sự nổ lực, tích cực của bản thân trẻ Trẻ phải tự mình rèn luyện, tự mình hoat động khám phá, tìm tòi, giáo

Trang 8

viên chỉ là người hướng dẫn, giúp đỡ khi cần thiết thì kỹ năng mới thành thạo, thực hiện chính xác, ứng dụng tốt trong mọi trường hợp

Như vậy, khi đề ra các biện pháp để hình thành và phát triển kỹ năng định hướng thời gian cho trẻ trong hoạt động hình thành biểu tượng toán sơ đẳng chúng ta cần dực vào các quá trình hình thành kỹ năng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng ở trẻ

1.3.Vai trò của hoạt động HTBTTSĐ đối với sự phát triển kỹ năng định hướng thời gian của trẻ 4 - 5 tuổi

Khả năng định hướng thời gian giúp con người định vị và định lượng được thời gian diễn ra các sự kiện và hiện tượng xung quanh mình, hơn nữa nó còn giúp con người biết sử dụng thời gian một cách hợp lí và hiệu quả Thời gian không chỉ kích thích con người chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, mà tốc độ hoạt động của mỗi người đều phụ thuộc vào kế hoạch đã định

và thời gian có được

Sự định hướng thời gian còn là một trong những điều kiện để hình thành nhân cách con người, nó có tác dụng giáo con người trở nên có tổ chức, gọn gàng, kĩ luật, biết quý trọng và sử dụng thời gian hợp lí Trước hết nó giúp trẻ nhận biết được những giúp trẻ định hướng được các mối liên hệ và quan hệ không gian và thời gian có trong môi trường xung quanh trẻ, qua đó góp phần giáo dục cho trẻ có thói quen định hướng thế giới xung quanh một cách đầy đủ

và logic

Việc hành thành biểu tượng toán học cho trẻ mầm non còn có tác dụng hình thành ở trẻ những khả năng tìm tòi, quan sát thúc đẩy sự phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Quá trình hình thành biểu tượng toán học cho trẻ mầm non có tác dụng phát triển các quá trình nhận thức cảm tính cho trẻ, bởi nhận biết cảm tính là con đường chính để trẻ nhỏ nhận biết thế giới xung quanh

Những biểu tượng và kỹ năng toán học được hình thành ở trẻ mầm non

là cơ sở để trẻ nắm những kiến thức, kỹ năng toán học phức tạp hơn nữa và là nền tảng để giúp trẻ dễ dàng học toán ở trường tiểu học, như: sự hình thành biểu tượng về tập hợp, nắm kỹ năng so sánh độ lớn các tập hợp

Trang 9

Quá trình dạy học có mục đích trong trường mầm non góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhỏ thông qua việc giúp trẻ nắm được các thuật ngữ toán học như: Tên gọi các ngày trong tuần, trẻ nhận biết, phân biệt, nắm số lượng và trình tự diễn ra các buổi trong ngày

Các tiết học toán với trẻ còn có vai trò đặc biệt trong sự phát triển hứng thú và những kỹ năng nhận biết cho trẻ Hơn nữa, trên các tiết học toán việc giải quyết các nhiệm vụ dạy học luôn gắn bó chặt chẽ với việc giải quyết các nhiệm vụ giáo dục, như: dạy trẻ trở nên có tổ chức, có kỉ luật, biết chú ý lắng nghe và ghi nhớ, tích cực và độc lập giải quyết nhiệm vụ được giao đúng thời gian quy định, qua đó trẻ được giáo dục trở nên có định hướng, có tổ chức, có trách nhiệm hình thành ở trẻ tâm thế học toán và kỹ năng học tập Tất cả điều đó góp phần tích cực chuẩn bị cho trẻ vào học ở trường phổ thông

Quá trình hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ nhỏ còn góp phần tích cực hình thành các mối quan hệ như: Mối quan hệ giữa giáo viên với nhóm trẻ, giữa giáo viên với cá nhân trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh Vì vậy, việc dạy học những kiến thức toán học sơ đẳng không chỉ góp phần phát triển các năng lực nhận biết, năng lực học tập cho trẻ,

mà còn góp phần giáo dục toàn diện nhân cách trẻ

Hình thành biểu tượng định hướng thời gian sẽ góp phần chuẩn bị cho trẻ

vào học ở trường phổ thông biết làm quen với các hoạt động mang tính kế hoạch như lịch học tập từng tuần, hàng tháng, học kỳ và năm học của nhà trường Việc hình thành biểu tượng định hướng cho trẻ mầm non phải được xem là một nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục mầm non nhằm giáo dục trẻ quan tâm đến việc hoàn thành những nhiệm vụ nhất định của trẻ trong thời

kỳ những năm đầu đời Làm tốt việc này chính là giúp trẻ hình thành bản chất, bản lĩnh của người lao động, hiểu biết và quý trọng lịch sử các vấn đề và lịch sử của mỗi con người; hình thành khả năng ghi nhớ và chú ý cho trẻ ngay

từ nhỏ – là thói quen rất cần được rèn luyện

Trang 10

CHƯƠNG 2: PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỊNH HƯỚNG THỜI GIAN QUA HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG TOÁN HỌC SƠ ĐẲNG CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON II – TP HUẾ7

2.1.2 Nội dung khảo sát

- Khảo sát nhận thức của giáo viên về phát triển kỹ năng định hướng thời gian qua hoạt động hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ 4 - 5 tuổi

- Khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động HTBTTHSĐ cho trẻ 4 - 5 tuổi

- Khảo sát trên trẻ

2.1.3 Phương pháp khảo sát thực trạng

- Phương pháp sử dụng phiếu điều tra.

- Phương pháp quan sát, dự giờ các hoat động tiết học

- Phương pháp tiếp xức, trò chuyện, chơi cùng trẻ để lấy thông tin

- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

2.1.4 Kết quả khảo sát

Nhìn vào bảng chúng chúng tôi nhận thấy, đa số các giáo viên hiểu rõ về khái niệm kỹ năng định hướng thời gian Tuy nhiên, bên cạnh đó có một số giáo viên còn mập mờ về khái niệm này, chưa hiểu rõ hết về khái niệm kỹ năng định hướng thời gian Họ chỉ hiểu một cách đơn giản về khái niệm này, qua trao đổi được biết số giáo viên này chủ yếu giáo viên mới vào nghề, chưa có nhiều kinh nghiệm

- Sau khi điều tra thì chúng tôi nhận thấy, tất cả các giáo viên của trường mầm non II đều nhận thức đúng về vai trò của kỹ năng định hướng thời gian đối với trẻ 4 - 5 tuổi Khi các cô đã hiểu được vai trò thì sẽ giúp cho các cô có phương pháp phù hợp để giúp cho trẻ phát triển kỹ năng định hướng thời gian Nhất là các kỹ năng sau đây:

- Qua bảng số liệu trên nhìn chung tất cả các kỹ năng về định hướng thời gian trẻ 4 - 5 tuổi đều phát triển, tuy nhiên kỹ năng ngôn ngữ diễn đạt và các buổi trong ngày chiếm tỉ lệ cao so với các kỹ năng còn lại Do nội dung về định hướng thời gian khá trừu tượng làm cho trẻ 4 - 5 tuổi khó tiếp nhận nội dung mà giáo viên truyền đạt Do điều kiện khách quan về thời tiết không ổn định làm cho trẻ gặp khó khăn trong việc phát triển kỹ năng các mùa trong

Ngày đăng: 31/07/2017, 12:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w