1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải tại công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu trung sơn hưng yên

88 755 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 2,61 MB

Nội dung

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTBLĐTBXH : Bộ lao động thương binh xã hội BOD : Lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơBTNMT : Bộ tài nguyên môi trường BYT : Bộ y tế CHLB : Cộng hò

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Trang 2

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

Trang 3

H C VI N NÔNG NGHI P VI T NAM ỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Sái Thị Tam

ĐÁNH GIÁ HI U QU X LÝ N ỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI Ả XỬ LÝ NƯỚC THẢI Ử LÝ NƯỚC THẢI ƯỚC THẢI C TH I Ả XỬ LÝ NƯỚC THẢI

T I CÔNG TY C PH N TH C PH M XU T KH U ẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU Ổ PHẦN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU ẦN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU ỰC PHẨM XUẤT KHẨU ẨM XUẤT KHẨU ẤT KHẨU ẨM XUẤT KHẨU

TRUNG S N H NG YÊN ƠN HƯNG YÊN Ư

Chuyên ngành: Khoa h c môi tr ọc môi trường ường ng

Mã s : 60.44.03.01 ố: 60.44.03.01

Ng ường ướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thanh Lâm i h ng d n khoa h c: TS Nguy n Thanh Lâm ẫn khoa học: TS Nguyễn Thanh Lâm ọc môi trường ễn Thanh Lâm

HÀ NỘI - 2016

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi Số liệu

và kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được sử dụng trong bất

cứ luận văn, luận án nào.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đều đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi

rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 22 tháng 08 năm 2016

Học viên

Sái Thị Tam

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc Sĩ:

“Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải tại công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩuTrung Sơn Hưng Yên”, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của nhiềutập thể và cá nhân

Trước tiên, tôi xin trân trọng cám ơn tập thể các thầy cô giáo trong khoamôi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đã giúp đỡ tôi trong quá trình họctập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thanh Lâm Giảng viên hướng dẫn khoa học đã trực tiếp đóng góp những ý kiến quý báu vàgiúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này

-Xin chân thành cám ơn tập thể công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩuTrung Sơn Hưng Yên, Ban quản lý công ty đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, cungcấp số liệu, tư liệu khách quan giúp tôi hoàn thành luận văn

Gia đình và bạn bè giúp đỡ tôi về vật chất và tinh thần để tôi hoàn thànhhọc tập và hoàn thành luận văn thạc sĩ này

Hà nội, ngày 22 tháng 08 năm 2016

Học viên

Sái Thị Tam

Trang 6

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii Danh mục từ viết tắt v

Danh mục bảng vi

Danh mục hình vii

Trích yếu luận văn ix

Thesis abstract x

Phần 1 Mở đầu 1

1.1 đặt vấn đề 1

1.2 giả thuyết khoa học 2

1.3 mục tiêu của đề tài 2

1.4 những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3

Phần 2 Tổng quan tài liệu 4

2.1 Tổng quan về công nghệ chế biến thủy sản 4

2.1.1 Sơ lược về ngành chế biến thủy sản 4

2.1.2.Nguồn gốc phát sinh chất thải chế biến thủy sản 5

2.1.3 Thành phần tính chất của nước thải từ chế biến thủy sản 5

2.1.4 Tác động của nước thải chế biến thủy sản đến môi trường 7

2.2 Thực trạng công tác quản lý môi trường đối với các cơ sở chế biến thuỷ sản 8

2.2.1 Bộ máy quản lý 8

2.2.2 Văn bản pháp lý 9

2.3 Các phương pháp xử lý nước thải từ chế biến thủy sản 11

2.3.1 Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học 11

2.3.2 Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý 15

2.3.3 Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học 17

2.4 Một số công trình xử lý nước thải thủy sản được áp dụng hiện nay 28

Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 32

3.1 Địa điểm nghiên cứu 31

3.2 Thời gian nghiên cứu 31

Trang 7

3.3 Đối tượng nghiên cứu 31

3.4 Nội dung nghiên cứu 31

3.5 Phương pháp nghiên cứu 31

3.5.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp 31

3.5.2 Phương pháp khảo sát thực địa 32

3.5.3 Phương pháp lấy mẫu và phân tích 32

3.5.4 Phương pháp xử lý số liệu và đánh giá kết quả 34

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 36

4.1 Thực trạng hoạt động sản xuất công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Trung Sơn -Hưng Yên 36

4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 36

4.1.2 Hiện trạng sản xuất của công ty 37

4.2 Quy trình sản xuất và đặc trưng nguồn thải của công ty cp thực phẩm xuất khẩu Trung Sơn 39

4.2.1 Quy trình sản xuất của công ty 39

4.2.2 Đặc trưng nguồn thải của công ty 41

4.3 Đặc điểm hệ thống xử lý nước thải công ty cp thực phẩm xuất khâu Trung Sơn 45

4.4 Đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống 52

4.4.1 Hiệu quả về môi trường 52

4.4.2 Hiệu quả về kĩ thuật 55

4.4.3 Hiệu quả về kinh tế 67

4.5 Đề xuất biện pháp cảİ tạo hệ thống xử lý nước thảİ của công ty 68

4.5.1 Giải pháp chung 68

4.5.2 Giải pháp cụ thể 69

Phần 5 Kết luận và kiến nghị 72

5.1 Kết luận 72

5.2 Kiến nghị 73

Tài liệu tham khảo 74 Phụ lục 76

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLĐTBXH : Bộ lao động thương binh xã hội

BOD : Lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơBTNMT : Bộ tài nguyên môi trường

BYT : Bộ y tế

CHLB : Cộng hòa liên bang

COD : Lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong

nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ

CTR : Chất thải rắn

DO : Lượng oxy hòa tan trong nước

EU : Liên minh châu Âu

HĐL : Hàng đông lạnh

HTXLNT : Hệ thống xử lý nước thải

KCN : Khu công nghiệp

KVQC : Không vượt quy chuẩn

LVS : Lưu vực sông

NCKH : Nghiên cứu khoa học

PAC : Poly Aluminium Chloride

PE : Polyetylen

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

SL : Số lượng

TCCP : Tiêu chuẩn cho phép

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

TN : Tổng Nitơ

TP : Tổng Photpho

TSS : Chất rắn lơ lửng

UASB : Bể xử lý sinh học dòng chảy ngược qua tầng bùn kỵ khí

UBND : Ủy ban nhân dân

VND : Việt Nam đồng

VSV : Vi sinh vật

XK : Xuất khẩu

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Thành phần nước thải chế biến thủy sản 6

Bảng 2.2 Ưu nhược điểm của bể lọc sinh học 22

Bảng 4.1 Số lượng các nhóm nguyên liệu và sản phẩm trong 1 ngày 38

Bảng 4.2 Kết quả phân tích nước thải đầu vào hệ thống xử lý nước thải 43

Bảng 4.3: Các thông số thiết kế và kích thước song chắn rác 47

Bảng 4.4 Hóa chất tiêu thụ cho hệ thống xử lý nước thải của Công ty 49

Bảng 4.5 Tần suất bảo trì hệ thống xử lý nước thải của Công ty 50

Bảng 4.6 Bảng kết quả nước thải đầu ra hệ thống xử lý nước thải 54

Bảng 4.7 Kết quả phân tích nước thải sau từng bể của hệ thống xử lý nước thải 56

Bảng 4.8 Bảng kết quả nước thải đầu vào và đầu ra hệ thống xử lý nước thải 63

Bảng 4.9 Hiệu quả xử lý nước thải của từng bể trong hệ thống 64

Bảng 4.10 Chi phí xử lý 1m3 nước thải của hệ thống xử lý nước thải 68

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản áp dụng công nghệ sinh

học hiếu khí với bùn hoạt tính lơ lửng 28

Hình 2.2 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản áp dụng quá trình hoá lý kết hợp sinh học hiếu khí 29

Hình 2.3 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản áp dụng quá trình sinh học kỵ khí kết hợp hiếu khí 29

Hình 3.1 Sơ đồ vị trí lấy mẫu 33

Hình 4.1 Sơ đồ tổ chức công ty 36

Hình 4.2 Sơ đồ công nghệ chế biến thủy sản 40

Hình 4.3 Sơ đồ quy trình xử lý nước thải 45

Hình 4.4: Sơ đồ mặt bằng hệ thống xử lý nước thải của công ty 46

Hình 4.5 Kết quả phân tích BOD5 trong nước thải sau khi qua các bể 57

Hình 4.6 Kết quả phân tích COD trong nước thải sau khi qua các bể 57

Hình 4.7 Kết quả phân tích TSS trong nước thải sau khi qua các bể 58

Hình 4.8 Kết quả phân tích NH4+ sau khi qua các bể 59

Hình 4.9 Kết quả phân tích Tổng N sau khi qua các bể 60

Hình 4.10 Kết quả phân tích Dầu mỡ động thực vật sau khi qua các bể 61

Hình 4.11 Kết quả phân tích Coliforms sau khi qua các bể 62

Hình 4.12 Biều đồ hiệu quả loại bỏ dinh dưỡng bởi hệ thống xử lý nước thải 62

Hình 4.13 Hiệu quả xử lý nước thải theo từng công đoạn 65

Hình 4.14 Sơ đồ đề xuất hệ thống xử lý nước thải 71

Trang 11

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Sái Thị Tam.

Tên Luận Văn: Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải tại công ty cổ phần thực

phẩm xuất khẩu Trung Sơn Hưng Yên

Tên cơ sở đào tạo: Học viện nông nghiệp Việt Nam.

Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu

quả xử lý nước thải tại công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Trung Sơn HưngYên và đề xuất phương án cải tạo hệ thống xử lý nước thải tại công ty

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bằng phương pháp thu thập tài

liệu thứ cấp, khảo sát thực địa, lấy mẫu, phân tích, xử lý số liệu và đánh giá kếtquả đạt được

Kết quả chính và kết luận: Kết quả cho thấy, nước thải sản xuất của công

ty có hàm lượng chất hữu cơ cao, lượng tạp chất lơ lửng lớn, hàm lượngcoliform lớn gấp nhiều lần quy chuẩn cho phép Sau khi đi qua hệ thống xử lýnước thải, hàm lượng thông số giảm đi đáng kể Tuy nhiên, chi phí xử lý cho1m3 nước thải là cao so với mức trung bình của các hệ thống xử lý nước thảikhác hiện nay Tác giả đã đề xuất một số giải pháp như cải tạo khu xử lý nướcthải, đầu tư bồi dưỡng nhân lực vận hành và giám sát hệ thống

Trang 12

THESIS ABSTRACT

Master student: Sai Thi Tam

Thesis’s title: Efficieney assessment of wastewater treatment system at the

seafood Trung Son joint stock company, Hung Yen province

Specialization: Environmental science Code: 60.44.03.01

Education institution: Vietnam national university of agriculture(Vnua) Objection: This research was undertaken to assess the current situation as

well as the effective of the wastewater treatment system operation

Research methods: Trung Son Joint stock company operation in the field

of seafood processing in 2008 with average production scale of 200 tons / month.After a period of operation, the company wastewater treatment system hasseriously degraded and water quality parametters were exceed the permittedstandards Research methods were used such as collecting secondary data, watersampling, sample analysis, data analysis

Results:

The results showed that the company's waste water has a high organicconcentration and total suspended solid, coliform content exceed standards manytimes After wastewater treatment, the content of parameters greatly reducedtreatment efficiency However, the operating cost of the system is too highcompared to the wastewater treatment system at present This thesis proposesseveral suitable measures such as improving wastewater treatment facilities,human capacity building on operation and monitoring system

Trang 13

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong vòng 20 năm qua ngành thủy sản luôn duy trì tốc độ tăng trưởng ấntượng từ 15-25% (INEST, 2015) Tuy nhiên, sự phát triển vượt bậc của ngànhThuỷ sản cũng đem lại nhiều hệ lụy tới môi trường, đặc biệt là môi trường nước

Ảnh hưởng của ngành chế biến thủy sản đến môi trường có sự khác nhauđáng kể, không chỉ phụ thuộc vào loại hình chế biến, mà còn phụ thuộc vàonhiều yếu tố khác như quy mô sản xuất, sản phẩm, nguyên liệu đầu vào, mùa vụ,trình độ công nghệ sản xuất, trình độ tổ chức quản lý sản xuất… Trong đó, yếu tố

kỹ thuật, công nghệ và tổ chức quản lý sản xuất có ảnh hưởng quyết định đến vấn

đề bảo vệ môi trường của từng doanh nghiệp Một số tác động đặc trưng củangành Chế biến Thuỷ sản gây ảnh hưởng đến môi trường có thể kể đến như sau:

Ô nhiễm không khí: mùi hôi phát sinh từ việc lưu trữ các phế thải trongquá trình sản xuất, khí thải từ các máy phát điện dự phòng Trong các nguồn ônhiễm không khí, mùi là vấn đề chính đối với các nhà máy chế biến thủy sản

Chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ quá trình chế biến bao gồm các loại đầu

vỏ tôm, vỏ nghêu, da/mai mực, nội tạng mực và cá, là một vấn đề đáng quantâm khi mà phần lớn các doanh nghiệp đều chưa có biện pháp xử lý triệt để Tácđộng đáng kể nhất tới môi trường là nước thải.Nước thải sản xuất trong chế biếnthủy sản chiếm 85-90% tổng lượng nước thải, chủ yếu từ các công đoạn: rửatrong xử lý nguyên liệu, chế biến, hoàn tất sản phẩm, vệ sinh nhà xưởng và dụng

cụ, thiết bị, và nước thải sinh hoạt Đây là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng nhấtđến môi trường bởi lượng phát sinh lớn và nồng độ ô nhiễm cao nếu không được

xử lý thích hợp (Tổng cục Môi trường, 2011).

Công ty CP thực phẩm – xuất khẩu Trung Sơn nằm trên địa phận thị trấnNhư Quỳnh – Văn Lâm – Hưng Yên, là công ty chuyên sản xuất và xuất khẩucác sản phẩm thủy – hải sản Mặt hàng chủ yếu bao gồm Cá hồi, Cua tuyết vàBào ngư được tiến hành bằng hình thức gia công Nguồn nguyên liệu nhập ngoại

từ Na Uy, Chi Lê Công ty được xây dựng từ năm 2002 và chính thức đi vào hoạtđộng năm 2008 với doanh thu năm 2012 đạt 800 tỷ VND Số lượng công nhânhiện nay là 1200 người Để phục vụ cho hoạt động sản xuất, đồng thời làm giảm

Trang 14

tác động tới môi trường, công ty đã xây dựng một hệ thống xử lý nước thải kháhiện đại Tuy nhiên, theo thời gian với sự thay đổi các điều kiện môi trường cũngnhư sản xuất và vận hành, cần phải đánh giá lại khả năng đáp ứng của hệ thống

xử lý nước thải với nhu cầu xử lý của nhà máy Từ đó, đưa ra những đánh giákhách quan về hiệu quả xử lý nước thải của hệ thống Trên cơ sở đó, tôi thực

hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải tại công ty cổ phần thực

phẩm xuất khẩu Trung Sơn Hưng Yên” nhằm xem xét hiện trạng hoạt động

của hệ thống xử lý nước thải cũng như đánh giá khả năng tuân thủ các yêu cầu vềbảo vệ môi trường của cơ sở Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của đề tài này cònhướng đến việc tạo ra một cơ sở khoa học thực nghiệm cho việc thiết kế, xâydựng và vận hành các hệ thống xử lý tương tự sau này, chỉ ra những ưu điểmcũng như những thiếu sót của hệ thống xử lý, qua đó cung cấp một nguồn tài liệuquan trọng cho việc nghiên cứu về công nghệ xử lý nước thải

1.2 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Hệ thống xử lý nước thải của công ty đã đi vào hoạt động từ năm 2008.Theo thời gian cũng như sự thay đổi về mặt môi trường, tình hình sản xuất thì rất

có khả năng hệ thống xử lý này sẽ bị xuống cấp và không đáp ứng được yêu cầu

xử lý tại Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Trung Sơn, Hưng Yên

1.3 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

- Đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống xử lý nước thải tại Công ty

cổ phần thực phẩm xuất khẩu Trung Sơn Hưng Yên

- Đề xuất giải pháp cải tạo và nâng cấp hệ thống xử lý nước thải củacông ty cổ phần xuất khẩu Trung Sơn Hưng Yên

1.4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

- Những đóng góp với khoa học: Tạo lập bộ cơ sở dữ liệu về hoạt độngcủa hệ thống xử lý nước thải ngành chế biến thuỷ sản nói riêng và chế biến thựcphẩm nói chung Đánh giá được hiệu quả làm việc của các hợp phần qua thờigian, làm cơ sở để tiến hành nghiên cứu phía sau về chi phí dòng thải và chấtlượng nước thải

- Những ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Đánh giá được hiệu quả làm việc của

hệ thống, từ đó làm cơ sở để doanh nghiêp xác định được vấn đề môi trường đểcân nhắc phương án bảo trì, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải của cơ sở

Trang 15

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỦY SẢN

2.1.1 Sơ lược về ngành chế biến thủy sản

Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam vàđóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho nhân loại Thực phẩmthuỷ sản có giá trị dinh dưỡng cao rất cần thiết cho sự phát triển của con người.Không những thế nó còn là một ngành kinh tế tạo công ăn việc làm cho nhiềucộng đồng dân cư đặc biệt ở những vùng nông thôn và ven biển

 Chế biến thủy sản phục vụ tiêu dùng nội địa

Người Việt Nam từ trước đến giờ chủ yếu sử dụng sản phẩm thủy sản tươisống trong các bữa ăn hàng ngày, nhưng trong những năm gần đây sản phẩmthủy sản qua chế biến tiêu thụ nội địa không ngừng tăng lên Hầu hết các doanhnghiệp CBTS xuất khẩu (XK) đều vừa tập trung chế biến XK vừa kết hợp dâychuyên sản xuất chế biến các mặt hàng tiêu thụ nội địa Cơ cấu sản phẩm chếbiến thay đổi mạnh

Thuỷ sản là ngành xuất khẩu mạnh của Việt Nam Hoạt động xuất khẩu thuỷ sản hàng năm đã mang về cho ngân sách nhà nước một khoản ngoại tệ lớn, rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước

- Các nhà máy sáng tạo nhiều mặt hàng, sản phẩm mới hấp dẫn, có giá trị, đồng thời khai thác các đối tượng thủy sản mới để chế biến

- Một xu hướng mới là chế biến phụ phẩm đạt hiểu quả cao, mang lại lợi ích kinh tế lớn và giảm thiểu tác động đến môi trường: nhiều nhà máy nghiên cứunhập dây chuyền công nghệ đồng bộ chế biến phụ phẩm cá để sản xuất dầu cá và bột cá chất lượng cao

Chế biến thuỷ sản là khâu rất quan trọng trong quá trình sản xuất, kinhdoanh thuỷ sản bao gồm nuôi trồng – khai thác – chế biến và tiêu thụ Nhữnghoạt động chế biến đã góp phần tạo nên sự khởi sắc của ngành thuỷ sản Nguyênliệu thuỷ sản được cung cấp từ 2 nguồn chính là khai thác hải sản và nuôi trồngthuỷ sản Do tổng sản lượng thuỷ sản tăng mạnh và công nghệ chế biến, thói quentiêu dùng cũng có nhiều thay đổi nên lượng nguyên liệu được đưa vào chế biến ngàycàng nhiều, chỉ còn khoảng 35% nguyên liệu được dùng dưới dạng tươi sống

Trang 16

2.1.2.Nguồn gốc phát sinh chất thải chế biến thủy sản

Nước thải chủ yếu sinh ra trong quá trình rửa sạch và sơ chế nguyên liệu.Trong nước thải chứa chủ yếu các mảnh thịt vụn, ruột các loại thuỷ sản, ngoài ratrong nước thải còn chứa các loại vảy cá, mỡ cá … Nước thải sản xuất trong chếbiến thủy sản chiếm 85-90% tổng lượng nước thải, chủ yếu từ các công đoạn: rửatrong xử lý nguyên liệu, chế biến, hoàn tất sản phẩm, vệ sinh nhà xưởng và dụng

cụ, thiết bị, và nước thải sinh hoạt

Chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ quá trình chế biến bao gồm các loại đầu

vỏ tôm, vỏ nghêu, da , mai mực, nội tạng mực và cá…

Trong các nguồn phát sinh ô nhiễm, nước thải là nguồn gây ô nhiễmnghiêm trọng đến môi trường bởi phát sinh thể tích nước thải lớn với nồng độ ônhiễm cao nếu không được xử lý thích hợp

2.1.3 Thành phần tính chất của nước thải từ chế biến thủy sản

Nguồn phát sinh nước thải của ngành gồm nước thải sản xuất, nước thảisinh hoạt

- Nước thải sản xuất: sinh ra trong quá trình chế biến và nước vệ sinh nhàxưởng, máy móc, thiết bị,…Các khâu chế biến tạo ra nhiều nước thải là nhậpnguyên liệu, sơ chế nguyên liệu, khâu rửa và chế biến

Bảng 2.1 Thành phần nước thải chế biến thủy sản

Nguồn: Tổng cục môi trường, 2009

Thành phần nước thải có chứa các chất hữu cơ có nguồn gốc từ động vật

và có thành phần chủ yếu là protein và các chất béo, các chất rắn lơ lửng, các

Trang 17

chất cặn bã, vi sinh vật và dầu mỡ Dựa vào Bảng 2.1 có thể thấy thành phần

lửng, tổng nitơ và photpho cao Nước thải có khả năng phân thủy sinh học caothể hiện qua tỉ lệ BOD/COD, tỷ lệ này thường dao động từ 0,6 đến 0,9 Đặc biệtđối với nước thải phát sinh từ chế biến cá da trơn có nồng độ dầu và mỡ rất cao

từ 250 đến 830 mg/L Nồng độ photpho trong nước thải chế biến tôm rất cao cóthể lên đến trên 120 mg/L Lưu lượng và thành phần nước thải chế biến thủy sảnrất khác nhau giữa các nhà máy tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu sử dụng, vàthành phần các chất sử dụng trong chế biến (các chất tẩy rửa, phụ gia…)

- Nước thải sinh hoạt: Sinh ra tại các khu vực vệ sinh và nhà ăn Thànhphần nước thải có chứa các cặn bã, các chất rắn lơ lửng, dầu mỡ, các chất tẩy rửa,chất hoạt động bề mặt , các chất dinh dưỡng và vi sinh vật

Nước thải trong công ty máy chế biến đông lạnh phần lớn là nước thải trongquá trình sản xuất bao gồm nước rửa nguyên liệu, bán thành phẩm, nước sử dụngcho vệ sinh và nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ chế biến, nước vệ sinh cho công nhân

Lượng nước thải và nguồn gây ô nhiễm chính là do nước thải trong sản xuất

2.1.4 Tác động của nước thải chế biến thủy sản đến môi trường

Nước thải chế biến thủy sản có hàm lượng các chất ô nhiễm cao, nếu khôngđược xử lý sẽ gây ô nhiễm các nguồn nước mặt và nước ngầm trong khu vực

Đồi với nước ngầm tầng nông, nước thải chế biến thủy sản có thể thấmxuống đất và gây ô nhiễm nước ngầm Các nguồn nước ngầm nhiễm các chất hữu

cơ, dinh dưỡng và vi trùng rất khó xử lý thành nước sạch cung cấp cho sinh hoạt

Đối với các nguồn nước mặt, các chất ô nhiễm trong nước thải chế biếnthủy sản sẽ làm suy thoái chất lượng nước, tác động xấu đến môi trường và thủysinh vật, cụ thể như sau:

Các chất hữu cơ

Các chất hữu cơ chứa trong nước thải chế biến thủy sản chủ yếu là dễ bịphân hủy Trong nước thải chứa các chất như Cacbonhydrat, protein, chất béo…khi xả vào nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do visinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ Nồng độ oxy hòa tan

Trang 18

dưới 50% bão hòa có khả năng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm, cá Oxyhòa tan giảm khổng chỉ gây suy thoái tài nguyên thủy sản mà còn làm giảm khảnăng tự làm sạch của nguồn nước, dẫn đến giảm chất lượng nước cấp cho sinhhoạt và công nghiệp.

Chất rắn lơ lửng

Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu, nó hạn chế độ sâutầng nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợpcủa tảo, rong rêu… Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đếntài nguyên thủy sinh, đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan (tăng độ đục củanguồn nước) và gây bồi lắng dòng sông, cản trở sự lưu thông nước và tàu bè…

Chất dinh dưỡng (N,P)

Nồng độ các chất Nito, Photpho cao gây ra hiện tượng phát triển bùng nổcác loài tảo, đến mức độ giới hạn tảo sẽ bị chết, và phân hủy gây nên hiện tượngthiếu oxy Nếu nồng độ oxy giảm tới 0 gây ra hiện tượng thủy vực chết ảnhhưởng tới chất lượng nước của thủy vực Ngoài ra, các loài tảo nổi trên mặt nướctạo thành lớp màng khiến cho bên dưới không có ánh sáng Quá trình quang hợpcủa các thực vật tầng dưới bị ngưng trệ Tất cả hiện tượng trên gây nên tác độngxấu tới chất lượng nước, ảnh hưởng tới hệ thủy sinh, nghề nuôi trồng thủy sản,

du lịch và cấp nước

Vi sinh vật

Các vi sinh vật, đặt biệt là vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán trong nguồnnước là nguồn ô nhiễm đặc biệt Con người trực tiếp sử dụng nguồn nước nhiễm bẩnhay qua các nhân tố lây bệnh sẽ truyền dẫn các bệnh dịch cho người như bệnh lỵ,thương hàn, bại liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiêu chảy cấp tính

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ CHẾ BIẾN THUỶ SẢN

Trang 19

 Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ và cơ quan ngang

Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện phápluật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan đếnmôi trường trong lĩnh vực chế biến thủy sản theo quy định của pháp luật;

 Chủ trì thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các cơ sởchế biến thủy sản theo thẩm quyền;

cáo đánh giá hiện trạng môi trường trong lĩnh vực chế biến thủy sản

nhiệm thống nhất quản lý xuất, nhập khẩu các loại máy, thiết bị, vật tư, hàng hóaphục vụ cho lĩnh vực chế biến thủy sản, xử lý môi trường trong chế biến thủy sảntheo quy định của pháp luật

 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì phối hợpvới Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương:

pháp luật về bảo vệ môi trường trong chế biến thủy sản ở địa phương

sản tham gia việc thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ sởchế biến thủy sản thuộc thẩm quyền thẩm định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra về môi trường tại cơ sở chế biến thủy sảntheo quy định

ương chỉ đạo, tổ chức:

+ Thống kê, đánh giá mức độ ô nhiễm của các khu chế biến thủy sản tậptrung trên địa bàn và có biện pháp kịp thời giải quyết tình trạng ô nhiễm của khuchế biến thủy sản tập trung;

+ Quy hoạch các khu chế biến thủy sản tập trung để di dời cơ sở chế biếnthủy sản gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư;

Trang 20

+ Công bố các biện pháp áp dụng để bảo vệ môi trường trong vùng quyhoạch Tuyên truyền, phổ biến cho chủ cơ sở biết và áp dụng công nghệ chế biếnthủy sản ít gây ô nhiễm.

2.2.2 Văn bản pháp lý

 Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải:

nghiệp (thay thế TCVN 5945:2005)

nghiệp chế biến thuỷ sản

 QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt

mặt bảo vệ đời sống thủy sinh

dùng cho tưới tiêu

cho phép

vào lưu vực nước sông dùng cho cấp nước sinh hoạt

vào lưu vực nước hồ dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt

vào lưu vực nước sông dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước

vào lưu vực nước hồ dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước

vào vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước

Trang 21

 Nghị định chính phủ Số: 25/2013/NĐ-CP: Nghị định về phí bảo vệmôi trường đối với nước thải.

 Thông tư số 14/2009/TT-BNN: của Bộ Nông nghiệp và phát triểnnông thônhướng dẫn quản lý môi trường trong chế biến thủy sản

- Số 01/2007/QĐ-BTS: quyết định của bộ trưởng bộ thủy sản về việckiểm tra hàng thủy sản xuất khẩu vào Hoa Kỳ và Canađa

- Số 1052/QÐ-BTS: quyết định của bộ trưởng bộ thuỷ sản về việc tăngcường kiểm tra hàng thuỷ sản xuất khẩu vào Nhật Bản

- Số 02/2006/TT-BTS: thông tưhướng dẫn thực hiện Nghị định củaChính phủ số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản xuất,kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản

- Số07/2005/QĐ-BTS quyết định của bộ trưởng bộ thủy sản về việc banhành danh mục hóa chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinhdoanh thủy sản

2.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI TỪ CHẾ BIẾN THỦY SẢN

2.3.1 Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học

Thường được áp dụng ở giai đoạn đầu của quy trình xử lý, quá trình đượcxem như bước đệm để loại bỏ các tạp chất vô cơ và hữu cơ không tan hiện diệntrong nước nhằm đảm bảo tính an toàn cho các thiết bị và các quá trình xử lý tiếp

theo (Trịnh Xuân Lai, 2005)

Xử lý cơ học (hay còn gọi là xử lý sơ bộ) nhằm mục đích:

- Tách các chất không hòa tan, những vật chất có kích thước lớn nhưnhánh cây, gỗ, nhựa, lá cây, giẻ rách, dầu mỡ ra khỏi nước thải

- Loại bỏ cặn nặng như sỏi, thủy tinh, cát

- Điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả của các bước xử lý tiếp theo

Các công trình xử lý cơ học xử lý nước thải thông dụng:

Trang 22

Tùy vào kích thước, tính chất hóa lý, hàm lượng cặn lơ lửng, lưu lượngnước thải và mức độ làm sạch mà ta sử dụng một trong các quá trình sau: lọc quasong chắn rác hoặc lưới chắn rác, lắng dưới tác dụng của lực ly tâm, trọng

trường, lọc và tuyển nổi (Trịnh Xuân Lai, 2005)

a Song chắn rác

Song chắn rác gồm các thanh kim loại tiết diện chữ nhật hình tròn, hìnhchữ nhật hoặc hình bầu dục Song chắn có thể đặt cố định hoặc di động (thôngdụng là cố định), hoặc có thể kết hợp cùng với máy nghiền nhỏ Song chắn đượclàm bằng kim loại, có thiết diện tròn, vuông hoặc hỗn hợp, được đặt nghiêng mộtgóc 60 – 75o so với chiều của dòng chảy Song chắn rác nhằm chắn giữ các cặn

bẩn có kích thước lớn ở dạng sợi: giấy, rau cỏ, rác (Lương Đức Phẩm, 2009)

Do mục đích của song chắn rác thô là loại bỏ vật chất có kích thước lớnnhư: nhánh cây, gỗ, lá, giấy, nylon, vải vụn và các loại rác khác có thể gây hạihoặc tắc nghẽn cho các thiết bị phía sau nên trong hầu hết các trường hợp đềuđược đặt phía trước bể lắng cát Nếu bể lắng cát được đặt phía trước song chắnrác thì rác và các loại vật liệu dạng sợi có thể ảnh hưởng đến cơ cấu thu cặn của

bể lắng cát, bao bọc xung quanh ống thổi khí và lắng cùng cát và khi lượng cát

lắng được bơm đi thì ảnh hưởng đến hệ thống bơm và đường ống (Lương Đức

Phẩm, 2009)

Có 02 loại song chắn chính, là song chắn thô và song chắn mịn chủ yếuđược sử dụng trong xử lý nước thải Song chắn thô có khoảng mở giữa các thanhthay đổi từ 6 - 150mm còn song chắn mịn có khoảng cách giữa các thanh nhỏ hơn6mm Loại song chắn siêu nhỏ (có d khoảng 50µm) thường được sử dụng chủ yếu

để tách các chất rắn mịn trong dòng nước đã xử lý (Lương Đức Phẩm, 2009)

Để tạo ra diện tích thu hồi rác thích hợp cho song chắn (tạo phần diện tíchngập nước lớn hơn) thì vận tốc chảy trên kênh vào khoảng 0,45m/s tại giá trị lưulượng trung bình Để tránh lắng cặn, tốc độ của nước ở đoạn kênh mở rộng trướcsong chắn không được dưới 0,4 m/giây khi lưu lượng nhỏ nhất Việc kiểm soáttốc độ dòng chảy này được thực hiện bằng cách mở rộng diện tích tại khu vực đặtsong chắn rác Song chắn rác với cào rác thủ công chỉ dùng ở những trạm xử lý

nhỏ có lượng rác < 0,1m3/ng.đ (Lương Đức Phẩm, 2009)

Trang 23

b Lưới chắn rác

Để khử các chất lơ lửng có kích thước nhỏ hoặc các sản phẩm có giá trị,thường sử dụng lưới lọc có kích thước lỗ từ 0,5 – 1mm Khi tang trống quay,thường với vận tốc 0,1 đến 0,5 m/s, nước thải thường lọc qua bề mặt trong hayngoài, tùy thuộc vào sự bố trí đường ống dẫn nước vào Các vật thải được cào ra

khỏi mặt lưới bằng hệ thống cào (Lương Đức Phẩm, 2009)

c Bể điều hòa

Lưu lượng và chất lượng nước thải từ hệ thống thu gom chảy về nhà máy

xử lý thường xuyên dao động, do đó bể điều hòa có tác dụng ổn định lưu lượng

và chất lượng dòng khắc phục những vấn đề vận hành do sự dao động lưu lượngnước thải gây ra và nâng cao hiệu suất các quá trình xử lý phía sau Thôngthường nước thải công nghiệp có lưu lượng và thành phần rất đa dạng, phụ thuộcvào công nghệ sản xuất, không đều trong ngày đêm và các thời điểm trong năm

Sự dao động nồng độ và lưu lượng chất ô nhiễm trong nước thải ảnh hưởng đếnchế độ vận hành của hệ thống xử lý, tốn kém trong xây dựng và quản lý hệ thống.Các kỹ thuật điều hòa ứng dụng cho từng trường hợp phụ thuộc vào đặc tính của

hệ thống thu gom nước thải Phương án bố trí bể điều hòa có thể là trên dòng thải

hay ngoài dòng thải xử lý (Lương Đức Phẩm, 2009).

Bể điều hòa được phân loại như sau:

- Bể điều hòa lưu lượng

các thiếu bị tách dầu mỡ, đặt trước dây chuyền xử lý nước thải (Lương Đức

Phẩm, 2009)

Trang 24

e Bể lắng

Lắng là biện pháp đơn giản để tách chất bẩn ra khỏi nước thải, dùng đểtách các chất không tan ở dạng lơ lửng trong nước thải theo nguyên tắc trọng lực.Các bể lắng có thể bố trí nối tiếp nhau Quá trình lắng tốt có thể loại bỏ đến 90 ÷95% lượng cặn có trong nước thải Vì vậy đây là quá trình quan trọng trong xử lýnước thải, thường bố trí xử lý ban đầu hay sau xử lý sinh học Để có thể tăng

cường quá trình lắng ta có thể thêm vào chất đông tụ sinh học (Lương Đức

Phẩm, 2009)

Dựa vào chức năng có thể chia bể lắng làm 2 loại:

- Bể lắng đợt 1: Bể lắng được đặt trước các công trình xử lý sinh họcdùng để lắng cặn vi sinh, tách các chất rắn, chất bẩn không hòa tan

- Bể lắng đợt 2: Bể lắng được đặt sau các công trình xử lý sinh học dùng đểlắng cặn vi sinh, bùn trong nước trước khi thải ra nguồn tiếp nhận Bể lắng thườngđược bố trí theo dòng chảy, có kiểu hình nằm ngang hoặc hình thằng đứng

Dựa vào cấu tạo bể lắng được chia làm 3 loại: (Lương Đức Phẩm, 2009)

- Bể lắng ngang

- Bể lắng đứng: mặt bằng hình tròn hoặc hình vuông Trong bể lắng hìnhtròn nước chuyển động theo phương bán kính (radian)

Bể lắng ly tâm: mặt bằng là hình tròn Nước thải được dẫn vào bể theo

chiều từ tâm ra thành bể rồi thu vào máng tập trung rồi dẫn ra ngoài (Lương Đức

Phẩm, 2009)

f Lọc

Lọc được ứng dụng để tách các tạp chất phân tán có kích thước nhỏ (chất

lơ lửng, chất keo hữu cơ và vô cơ) khỏi nước mà các bể lắng không thể loại đượcchúng Người ta tiến hành quá trình tách bằng vách ngăn xốp, cho phép chất lỏng

đi qua và giữ pha phân tán lại Quá trình lọc có thể xảy ra dưới tác dụng của ápsuất thuỷ tĩnh của cột chất lỏng hoặc áp suất cao trước vách ngăn hay áp suấtchân không sau vách ngăn Quá trình lọc còn được sử dụng để loại bỏ một phầnBOD trong dòng thải của quá trình xử lý sinh hoá để giảm lượng chất rắn lơ lửng

và quan trọng hơn, đây là một bước ổn định nhằm mục đích nâng cao hiệu quả

của quá trình khử trùng dòng nước sau xử lý (Lương Đức Phẩm, 2009)

Trang 25

Vật liệu lọc thường được sử dụng là thạch anh, than cốc, sỏi, than nâu,than bùn, than gỗ.

Việc lựa chọn vật liệu loc phụ thuộc vào loại nước thải, điều kiện địaphương Có nhiều thiết bị lọc được phân loại theo các cách khác nhau: Theo tốc độlọc có các loại lọc nhanh, lọc chậm, loc cao tốc; theo chế độ làm việc có các loại

bể lọc trọng lực, bể lọc áp lực; các máy vi lọc hiện đại (Lương Đức Phẩm, 2009)

2.3.2 Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý

a Đông tụ và keo tụ:

Quá trình lắng chỉ có thể tách được các hạt rắn huyền phù hợp nhưngkhông thể tác được các chất gây nhiễm bẩn ở dạng keo và hòa tan vì chúng lànhững hạt rắn ở dạng keo có kích thước quá nhỏ Các hạt keo trong nước thảithường có điện thế bề mặt âm Để lắng được các hạt này thì phải tăng kích thướccủa các hạt Như vậy, chúng ta phải trung hòa điện tích là quá trình đông tụ, quá

trình tạo thành các bông lớn từ các hạt nhỏ gọi là keo tụ (Trịnh Xuân Lai, 2005)

Trong xử lý nước thải sự đông tụ diễn ra dưới tác động của các chất đông

tụ Chất đông tụ trong nước tạo thành các bông hyđroxit kim loại, lắng nhanhtrong trường trong lực Các bông này có khả năng hút các hạt keo và hạt lơ lửngkết hợp chúng với nhau Các hạt keo có điện tích âm yếu còn các bông đông tụ

có điện tích dương yếu nên chúng hút nhau Chất đông tụ thường dùng là muối

nhôm, sắt hoặc hỗn hợp của chúng (Trịnh Xuân Lai, 2005)

b Tuyển nổi:

Tuyển nổi được ứng dụng để loại ra khỏi nước các tạp chất phân tánkhông tan và khó lắng Trong nhiều trường hợp tuyển nổi còn được sử dụng đểtách chất tan như chất hoạt động bể mặt Tuyển nổi ứng dụng để xử lý nước thảicủa nhiều ngành sản xuất như chế biến dầu mỏ, tơ sợi nhân tạo, giáy xenlulo, da,hóa chất, thực phẩm, chế tạo máy Nó còn được dùng để tách bùn hoạt tính saukhi xử lý hóa sinh Ưu điểm của phương pháp tuyển nổi là hoạt động liên tục,phạm vi ứng dụng rộng dãi, chi phí đầu tư và vận hành không lớn, vận hành đơngiản, vận tốc nổi lớn hơn vận tốc lắng, hiệu quả xử lý cặn và váng dầu cao (95 –98%), có thể thu hồi tạp chất Tuyển nổi kèm theo sự thông khí nước thải, gioảm

nồng độ chất hoạt động bề mặt và chất dễ bị oxi hóa (Lương Đức Phẩm, 2009)

Phương pháp tuyển nổi dựa trên nguyên tắc: Các phân tử phân tán trongnước có khả năng tự lắng kém nhưng có khả năng kết dính với các bọt khí nổi trên

bề mặt nước Sau đó người ta tách các bọt khí cùng các phân tử dính ra khỏi nước

Trang 26

Bể tuyển nổi được đặt ở giai đoạn xử lý sơ bộ, có thể thay thế cho bể lắnghoặc ở giai đoạn xử lý bổ sung, sau giai đoạn xử lý cơ bản.

c Hấp phụ

Phương pháp hấp phụ được dùng để loại bỏ các chất bẩn hòa tan vào nước

mà phương pháp xử lý sinh học cùng các phương pháp khác không loại bỏ đượcvới hàm lượng rất nhỏ Thông thường đây là các chất hòa tan có độc tính cao,hoặc các chất có màu và mùi khó chịu

Chất hấp phụ thường dùng là: Than hoạt tính, đất sét hoạt tính, silicagen,keo nhôm, một số chất tổng hợp hoặc chất thải trong sản xuất như xỉ tro, xit mạtsắt, Trong đó, than hoạt tính được sử dụng phổ biến nhất Phương pháp này cóthể hấp phụ hết 58 – 95% các chất hữu cơ và màu tuy nhiên nhược điểm của việcdùng than hoạt tính là giá thành cao và khó lắng nếu là than bột, vì vậy nên dùngkết hợp than với các chất tạo bông và keo tụ Có thể tái sinh để sử dụng lại than

hoạt tính bằng cách nung nóng trong điều kiện yếm khí (Lương Đức Phẩm, 2009).

d Phương pháp trao đổi ion

Phương pháp này được sử dụng để loại ra khỏi nước các ion kim loại như:Kẽm, Đồng, Crom, Niken, Chì, Thủy ngân, Cadimi, Mangan, cũng như các hợpchất chứa Asen, Photpho, Xianua và các chất phóng xạ Phương pháp này đượcứng dụng phổ biến để làm mềm nước, loại ion Ca2 và Mg2 ra khỏi nước cứng.Các chất trao đổi ion có thể là các chất vô cơ hoặc hứu cơ có nguồn gốc tự nhiênhoặc tổng hợp như: Zeolit, đất sét, chất chứa nhôm silicat, silicagen, permutit, axit

humic của đất, than đá, nhựa anionit, nhựa cationit (Lương Đức Phẩm, 2009)

e Trung hòa, điều chỉnh pH

Trung hòa các dòng nước thải có chứa axit hoặc kiềm Giá trị pH củanước thải ngành chế biến thủy sản dao động trong khoảng rộng, mặt khác các quátrình xử lý hóa lý và sinh học đều đòi hỏi một giá trị pH nhất định để đạt đượchiệu suất xử lý tối ưu Do đó trước khi đưa sang thiết bị xử lý, dòng thải cầnđược điều chỉnh pH tới giá trị thích hợp(6,5÷8,5) Trung hòa có thể thực hiệnbằng nhiều cách khác nhau:

- Trộn lẫn dòng thải có tính axit với dòng thải có tính kiềm

- Sử dụng các tác nhân hóa học như H2SO4, HCl, NaOH, CO2

Trang 27

- Lọc nước thải axit bằng cách lọc qua vật liệu có tác dụng trung hòa

- Trung hòa bằng các khí axit(Trịnh Xuân Lai, 2005)

→ Điều chỉnh pH thường kết hợp thực hiện ở bể điều hòa hay bể chứanước thải

f Khử khuẩn

Dùng các hóa chất có tính độc với tính độc với vi sinh vật, tảo, động vậtnguyên sinh, giun, sán, để làm sạch nước, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh để đổvào nguồn tiếp nhận hoặc tái sử dụng Khử khuẩn hay sát khuẩn có thể dùng hóachất hoặc các tác nhân vật lý như ozon, tia tử ngoại Trong quá trình xử lý nướcthải, công đoạn khử thường được đặt ở cuối quá trình, trước khi làm sạch nước

triệt để và đổ vào nguồn (Lương Đức Phẩm, 2009)

2.3.3 Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

Thực tế cho thấy thành phần nước thải từ chế biến thủy sản có chứa chủyếu là các hợp chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học, hợp chất N và P cao,

vì thế áp dụng phương pháp xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học có chiphí rẻ mà hiệu quả lại rất cao

Phương pháp xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học được ứng dụng để

xử lý các chất hữu cơ hoà tan có trong nước thải cũng như một số chất ô nhiễm

sinh vật để phân huỷ chất hữu cơ gây ô nhiễm Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ

và một số khoáng chất làm thức ăn để sinh trưởng và phát triển

Phương pháp sinh học có thể xử lý hoàn toàn các chất hữu cơ có khả năngphân hủy sinh học trong nước thải

Quá trình sinh học gồm các bước:

- Chuyển các hợp chất có nguồn gốc cacbon ở dạng keo và dạng hòa tan thành thể khí và các vỏ tế bào vi sinh.

- Tạo ra các bông cặn sinh học gồm các tế bào vi sinh vật và các chất keo vô cơ trong nước thải.

- Loại các bông cặn sinh học ra khỏi nước thải bằng quá trình lắng trọng lực.

Người ta có thể phân loại các phương pháp sinh học dựa trên các cơ sởkhác nhau Song nhìn chung có thể chia chúng 2 loại chính sau:

Trang 28

a Phương pháp xử lý hiếu khí:

Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí có thể xảy ra ở điềukiện tự nhiên hoặc nhân tạo Trong điều kiện tự nhiên, quá trình diễn ra với hiệusuất thấp và chậm hơn so với quá trình xử lý trong điều kiện nhân tạo

Phương pháp này thường áp dụng với những loại chất thải có hàm lượngCOD = 500-2000 mg/l

Nguyên tắc xử lý: Phương pháp này lợi dụng khả năng phân hủy các hợpchất hữu cơ của vi sinh vật hiếu khí Do đó trong điều kiện xử lý nhân tạo, đểnâng cao hiệu suất xử lý người ta bổ sung liên tục oxi và duy trì nhiệt độ trongkhoảng 20-400C Có nhiều phương pháp xử lý hiếu khí như: bể aerotank, lọc sinhhọc, mương oxy hóa,…

- Ảnh hưởng của độ oxy hòa tan (DO)

Quá trình xử lý hiếu khí đòi hỏi phải cấp đủ lượng oxy cho quá trình oxy hóa của

vi sinh vật Lượng DO thích hợp 2-4 mg/l Nhu cầu oxy cũng phụ thuộc rất lớnvào bản chất của các chất ô nhiễm và được thể hiện qua hệ số oxy hóa (koxh) củamỗi đối tượng: kCOD = 0,68; kBOD = 1,45; kNhữucơ = 4,57

- Ảnh hưởng của nhiệt độ:

Mỗi vi sinh vật thích hợp với một dải nhiệt độ nhất định Nước thải cónhiệt độ T = 160 ÷ 370C là phù hợp cho quá trình xử lý hiếu khí Nhiệt độ tối ưu

là Topt = 200 ÷ 300C

- Ảnh hưởng của pH:

pH có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt lực của hệ enzim oxi hóa khử, và do đó ảnhhưởng rất lớn đến quá trình oxy hóa Nước thải đưa vào xử lý sinh học hiếu khí

có pH = 5 ÷ 9 là phù hợp, giá trị tối ưu là pHopt = 7÷ 8

- Ảnh hưởng của dinh dưỡng:

Vi sinh vật sử dụng các chất ô nhiễm trong nước thải như là chất dinhdưỡng cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho quá trình trao đổi chất Trong xử

lý hiếu khí tỷ lệ C : N : P = 100 : 5 : 1 là phù hợp Nếu C : N < 20 :1 là dư thừanitơ, vi sinh vật sẽ phát triển quá nhanh, làm bùn có màu trắng, còn nếu C : N >

20 : 1 nghĩa là thiếu nitơ, vi khuẩn sẽ bị chết, cản trở quá trình sinh hóa các chấtbẩn hữu cơ, tạo bùn hoạt tính khó lắng

Trang 29

tế bào vi sinh, gây rối loạn sự sinh trưởng của vi khuẩn Khi hàm lượng kim loạivượt quá mức cho phép thì chính bản thân các chất chuyển hóa trở thành chất ứcchế hoạt động vi sinh.

Xử lý bằng phương pháp hiếu khí trong điều kiện nhân tạo bao gồm: bểthông khí sinh học (Bể Aerotank), lọc sinh học hoặc đĩa sinh học

Xử lý trong các bể xử lý Aerotank:

Bể phản ứng sinh học hiếu khí Aerotank là công trình bê tông cốt théphình khối chữ nhật hoặc hình tròn, hình khối trụ Nước thải chảy qua suốt chiềudài của bể và được sục khí, khuấy đảo nhằm tăng cường lượng oxi hòa tan vàtăng cường quá trình oxi hóa chất bẩn hữu cơ có trong nước Bể Aerotank làcông trình xử lý sinh học sử dụng bùn hoạt tính Bùn hoạt tính là các bông cặn cómàu nâu sẫm chứa các chất hữu cơ hấp thụ từ nước thải và là nơi cư trú và pháttriển của các vi sinh vật hiếu khí

Quá trình oxi hóa các chất hữu cơ xảy ra trong bể Aerotank qua 3 giai đoạn:Giai đoạn 1: Tốc độ oxi hóa bằng tốc độ tiêu thụ oxi Giai đoạn này bùnhoạt tính được hình thành và phát triển Sau khi vi sinh vật thích nghi với môitrường, chúng phát triển rất mạnh theo cấp số nhân Vì vây, lượng oxi tiêu thụgiảm dần

Giai đoạn 2: Vi sinh vật phát triển ổn định và tôc độ tiêu thụ oxi cũng ởmức gần như ít thay đổi Giai đoạn này các chất hữu cơ được phân giải mạnhnhất Hoạt lực enzim cảu bùn hoạt tính trong giai đoạn này cũng đạt mức cực đại

và kéo dài trong một khoảng thời gian tiếp theo

Giai đoạn 3: Sau một khoảng thời gian khá dài tốc độ oxi hóa chuyển sangmức cầm chừng và có chiều hướng giảm Giai đoạn này xảy ra quá trình nitrat

Trang 30

hóa các muối amon Kết thúc quá trình oxi hóa thì oxi hóa được khoảng 80 –90% BOD trong nước thải Nếu khuấy đảo hoặc sục khi thì bùn hoạt tính sẽ lắng

xuống đáy (Hoàng Văn Huệ, 2005)

Bể Aerotank có nhiều loại: Hệ thống bể Aerotank truyền thống, bểAerotank có hệ thống cấp khí theo chiều dòng chảy, cấp khí theo tầng và hệthống bể Aerotank có thể tái sinh bùn

Các yếu tố ảnh hường đến khả năng làm sạch của bể Aerotank:

- Nồng độ oxi hòa tan (DO): Trong quá trình xử lý luôn phải giữ nồng

độ DO trong nước thải lớn hơn 1 mg/l và khoản giá trị mong đợi là 1 – 3 mg/l.Hàm lượng DO thấp vào khoảng 0,5 mg/l hoặc thấp hơn, vi sinh vật sữ không đủkhả năng hô hấp, làm cho bùn hoạt tính trở nên có mùi khó chịu Khi nồng độ oxihòa tan cao, bùn sinh học phân tán ra, dẫn kết quả bùn khó lắng trong bể và theonước ra ngoài, dẫn đến hiệu quả xử lý giảm

- Thành phần dinh dưỡng đối với vi sinh vật: Phải cân đối các nguồndinh dưỡng cho vi sinh vật, quan tâm đến nguồn dinh dưỡng N và P, chấtkhoáng, Magie, Kali, Canxi, Mangan, Fe,

- Nồng độ cho phép của các chất bẩn hữu cơ trong nước thải để đảm bảo

khoảng 500 mg/l Nếu trong khoảng 500 – 1000 mg/l thì phải sử dụng bểAerotank khuấy trộn hoàn chỉnh Nếu BOD5 lớn hơn 1000 mg/l thì cần phải xử lýyếm khí trước khi xử lý hiếu khí

- Các chất có độc tính ở trong nước thải ức chế đến đời sống của vi sinh vật

- pH ảnh hưởng đến quá trình sinh hóa của vi sinh vât: Quá trình tạo bùn

và lắng, pH thích hợp la 6,5 – 8,5

- Nhiệt độ: Các vi sinh vật trong nước thải là các vi sinh vật ưa ẩm, nhiệt

độ để vi sinh vật tồn tại, phát triển tối đa là 400C, tối thiểu là 50C Nhiệt độ xử lýnước thải tối ưu là từ 15 – 350C

Nồng độ các chất lơ lửng (SS) ở dạng huyền phù: SS nhỏ hon 150 mg/l xử

lý bằng bể Aerotank mang lại hiệu quả phân hủy các chất hữu cơ nhiễm bẩn là

cao nhất (Lương Đức Phẩm, 2009)

Trang 31

Ưu điểm:

- Hiệu quả xử lý cao và triệt để

- Tiết kiệm diện tích

- Chi phí xây dựng và chi phí vận hành lớn

- Không có khả năng thu hồi năng lượng

- Không chịu được những thay đổi đột ngột về tải trọng hữu cơ

- Tạo lượng bùn dư lớn

Màng sinh học chứa 3,75% chất khô có độ dày 50-700µ (độ dày tối ưu150µ), lớp màng chia làm 2 vùng:

Vùng yếm khí càng nhỏ thì hiệu quả oxy hóa càng cao, thời gian lưu củamàng thường 10÷ 14 ngày Khi các tế bào vùng yếm khí chết đi, màng sẽ táchkhỏi vật liệu lọc và cuốn theo nước

Vật liệu lọc sử dụng trong các bể lọc sinh học yêu cầu phải có diện tích bềmặt/Đơn vị diện tích lớn như: Đá cục, than đá cục, cuội sỏi lớn, đá ong (kíchthước 60 - 100mm) hoặc sử dụng vật liệu lọc bằng nhựa PVC đúc sẵn

Trang 32

Bảng 2.2 Ưu nhược điểm của bể lọc sinh học

- Tiết kiệm chi phí nhân công (giảm

việc trông coi)

- Tiết kiệm năng lượng (Có thể sử dụng

cách thông gió tự nhiên)

- Dễ dàng trong vận hành, có khả năng

tự động hóa

Nhược điểm:

- Hiệu suất làm sạch nhỏ hơn bể lọc có

lớp vật liệu lọc ngập trong nước với cùng

một tải lượng khối

- Dễ bị tắc nghẽn

- Rất nhạy cảm với nhiệt độ (ảnh hưởng

trực tiếp tới quá trình sinh trưởng và phát

triển của hệ vi sinh vật trong bể)

- Không khống chế được quá trình

thông khí, dễ sinh mùi

Hiệu suất làm sạch nước thải trong các bể lọc sinh học phụ thuộc vào cácchỉ tiêu sinh hoá, trao đổi khối, chế độ thủy lực và kết cấu thiết bị trong đó cầnchú ý: BOD của nước cần làm sạch, bản chất các hợp chất hữu cơ, chiều dàymàng sinh học, độ thấm ướt của màng, cường độ sục khí, tính chất của nước thải,mức độ phân bố đều nước thải theo diện tích tiết diện

Mương oxy hóa là dạng cải tiến của bể aerotank khuấy trộn hoàn chỉnh, làmviệc trong chế độ làm thoáng kéo dài với dung dịch bùn hoạt tính lơ lửng trong

Trang 33

nước thải chuyển động tuần hoàn liên tục trong mương Hàm lượng bùn trongmương oxy hóa tuần hoàn duy trì từ 4000-6000 mg/l Hàm lượng oxy hòa tanđược cung cấp bởi thiết bị cấp khí bề mặt Hàm lượng DO trong vùng hiếu khítrên 2,2 mg/l diễn ra quá trình oxy hóa các chất hữu cơ và nitrat hóa Trong vùngthiếu khí hàm lượng DO thấp hơn từ 0,5-0,8 mg/l diễn ra quá trình khử nitrat.

Hỗn hợp bùn và nước thải khi đã trải qua thời gian xử lý trong mương oxyhóa được dẫn qua bể lắng nhằm tiến hành tách bùn ra khỏi nước thải bằngphương pháp lắng trọng lực.Bùn được tuần hoàn lại mương oxy hóa nhằm duy trìnồng độ bùn nhất đinh trong bể

- Xử lý hiệu quả BOD, nito và photpho

- Quản lý đơn giản

- Ít bị ảnh hưởng bởi sự dao động lớn về chất lượng và lưu lượng củanước thải

Đối với hồ hiếu khí nhân tạo (cung cấp oxy cưỡng bức) thì chiều sâu hồ

có thể 2-4,5m; tải lượng 400 kgBOD/ha.ngày; thời gian lưu nước 1-3 ngày

b Phương pháp kị khí:

Phương pháp kị khí được dùng để xử lý nước thải ô nhiễm chất hữu cơ caocũng như lên men bùn cặn sinh ra trong quá trình xử lý bằng phương pháp sinhhọc Đây là phương pháp cổ điển nhất dùng để ổn định cặn trong đó các vi khuẩnyếm khí phân hủy các chất hữu cơ

Trang 34

Quá trình xử lý yếm khí là quá trình phân giái yếm khí các hợp chất hữu

co, vô cơ có thế chuyển hóa nhờ vi sinh vật hô hấp yếm khí và hô hấp tùy tiện.phương pháp này chỉ áp dụng cho nước thải có hàm lượng BOD và cặn lơ lửngcao (BOB >1800 mg/l; SS nằm trong khoảng 300÷400mg/l) Sản phẩm phân giảihoàn toàn các hợp chất hữu cơ của quá trình này là khí sinh học(Biogas), chủ yếu

là CH4 và CO2

Mô tả quá trình chuyển hóa yếm khí.

Quá trình chuyển hóa chất hữu cơ trong nước thải bằng vi sinh vật yếm khí xảy

ra theo 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Thủy phân.

- Các hợp chất hữu cơ phức tạp: protein, gluxit, lipit… được vi sinh vậtthủy phân tạo thành các hợp chất hữu cơ đơn giản: các axit a.min, đường đơn giản,

- Tác nhân sinh học của quá trình thủy phân: Bacillus, proteus,pseudomonas, microcoscus

Giai đoạn 2: lên men các axit hữu cơ.

Các sản phẩm thủy phân sẽ được vi sinh vật hấp thụ và chuyển hóa Trong điềukiện yếm khí, sản phẩm phân giải là các axit hữu cơ phân tử lượng nhỏ: axitpropionic, axit butyric, axit lactic, các chất trung gian như rượu, andehit, axeton

- Tác nhân sinh học: Clotridium, bacteriodes, bacillus

Giai đoạn 3: giai đoạn lên men tạo axit axetic.

Các sản phẩm lên men phân tử lượng lớn: axit béo, axit lactic, sẽ đượcchuyển hóa thành axit axetic

Axit lactic axit propionic + axit axetic

Giai đoạn 4: Giai đoạn metan hóa.

Nhóm vi khuẩn tạo khí metan chuyển hóa hydro và axit axetic thành khímetan và khí cacbonic

CH3COOH CH4 + CO2( tạo 70% CH4 );

4H2 + CO2CH4 + H2O.( tạo 30% CH4 )

Tác nhân sinh học: Lên men trong nhiệt độ ấm từ 25-35oC

(Methanocoscus, methanosarcina, methanobacteridium) Lên men trong nhiệt độ

nóng từ 37-55oC ( Methanobacilus, methanospirillum, methanothix).

Trang 35

Ảnh hưởng của nhiệt độ:

Nếu nhiệt độ lớn quá vi sinh vật sẽ bị tiêu diệt Nếu nhiệt độ quá nhỏ sẽ ảnhhưởng đến quá trình trao đổi chất của vi sinh vật, vi sinh vật kết bào tử và khôngtham gia chuyển hóa Nhiệt độ <100C vi khuẩn metan hầu như không hoạt động

Ảnh hưởng của pH:

Mỗi một giai đoạn khác nhau thích hợp với một khoảng pH khác nhau,cần phải cân đối sao cho trong khoảng thích hợp của vi sinh vật trong qúa trìnhchuyển hóa

- Vi sinh vật thủy phân thích hợp với pH trong khoảng 4-7 ( tối ưu từ 5-7)

- Vi khuẩn metan thích hợp với pH trong khoảng 6,8-7,5.Nếu pH giảm thìngưng nạp nguyên liệu, vì nếu tiếp tục nạp nguyên liệu thì hàm lượng axit tănglên dẫn đến làm chết các vi khuẩn tạo khí metan.Nếu pH < 4,2 gây chết vi khuẩnmetan pH trong khoảng 4,2-6,4 sẽ gây ức chế quá trình chuyển hóa metan

Thời gian lưu của bùn:

Thường từ 10 đến 15 ngày Nếu thời gian nhỏ hơn 10 ngày vi sinh vậtmetan sẽ bị cạn kiệt, lúc này vi sinh vật bị loại bỏ lớn hơn vi sinh vật sinh ra

Thời gian lưu của nước:

Phụ thuộc nhiều vào chất lượng nước đầu vào Nếu thời gian lưu quá nhỏ,nước thải chưa được tiếp xúc với vi sinh vật để tham gia chuyển hóa dẫn đếnhiệu quả thấp Nếu thời gian lưu quá lớn, nước thải đạt yêu cầu nhưng chi phí lớn

do phải xây dựng bể lớn

Ảnh hưởng của các chất dinh dưỡng:

Hàm lượng C/N = 30/1 Nếu N quá lớn trong quá trình khử amin sẽ tạo

NH4 là chất gây ức chế vi khuẩn metan Với nồng độ NH4 >0.15mg/l vi khuẩnmetan ngừng hoạt động.Nếu lương N nhỏ sẽ không thực hiện được quá trình tổnghợp sinh khối

Hàm lượng N/P là 7/1

Ảnh hưởng của các chất độc:

Chì, cacdimi, kim loại nặng, dung môi hữu cơ làm thay đổi áp suất thẩmthấu của tế bào, gây rối loạn sự sinh trưởng của vi khuẩn

Lượng muối quá lớn ảnh hưởng tới áp suất thẩm thấu của tế bào

+ Nếu muối ≤ 600 mg/l : vi sinh vật phát triển bình thường

Trang 36

+ Nếu muối ≥ 1000 mg/l : vi sinh vật chết

+ Trong khoảng 600-1000 mg/l : vi sinh vật phát triển trì trệ

Quá trình khuấy trộn:

Phải đảm bảo để nước thải được tiếp xúc với vi sinh vật nhiều nhất

Dựa trên nguyên tắc phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí, người

ta đã xây dựng một số hệ thống xử lý nước thải sau đây:

Hồ yếm khí

Hệ thống đệm bùn kị khí dòng lên (UASB)

Hệ thống UASB cải tiến

Trong hệ thống UASB, nước thải sau khi được điều chỉnh pH sẽ được bơm

từ dưới lên qua lớp đệm bùn (tạo ra từ các bông hoặc các hạt sinh khối hoạt động)bằng bơm định lượng Hỗn hợp bùn yếm khí trong hệ thống sẽ hấp thu các chấthuwuc cơ hòa tan trong nước thải, phân hủy và chuyển hóa chúng Khí sinh ra đủ

để các hạt bùn chuyển động liên tục và các lớp bùn được trộn đều Một số hạt bịrơi ra khỏi lớp bùn nhưng bị mất “bẫy khí” chúng lắng xuống trở lại lớp bùn

Bùn hoạt tính là sinh khối đóng vai trò quyết định đối với việc phân hủy vàchuyển hóa chất hữu cơ Trong mô hình này bùn được hình thành hai vùng rõ rệt:

ở 1/4 bể tính từ đáy lên, lớp bùn được hình thành do các hạt cặn keo tụ nồng độ

từ 5-7% , phía trên lớp này là lớp bùn lơ lửng nồng độ từ 1000-3000mg/lít gồmcác bông cặn chuyển động giữa các bùn đáy và bùn hoạt tính từ ngăn đáy rơixuống Trên bề mặt tiếp giáp với pha kí, nồng độ bùn trong nước là bé nhất.Nồng độ bùn hoạt tính cao cho phép hệ thống làm việc với tải trọng chất hữu cơcao Nghiên cứu sự phân bố bùn và vi sinh vật theo tầng của mô hình UASB thựcnghiệm cũng cho bức tranh tương tự Ở phần phản ứng của UASB với chiều cao

là một mét và chia làm bốn phần (từ dưới lên) thì ở tầng 1 hàm lượng bùn là25,79- 27,38 g/l trong đó ở tầng 2,3 và 4 các số liệu tương ứng là 21,98 -23,54g/l; 5,09-5,28 g/l; 0,12-1,13g/l

So với xử lý hiếu khí, xử lý nước thải ô nhiễm chất hữu cơ bằng phươngpháp phân giải kị khí có những ưu việt hơn thể hiện ở những đặc điểm sau:

- Không cần oxy như trong xử lý hiếu khí nên chi phí năng lượng thấp

- Chỉ sinh ra một lượng nhỏ bùn dư thừa

- Thu hồi được lượng khí metan có giá trị sử dụng (70-80% tổnglượng khí)

Trang 37

- Khả năng khử COD cao.

Trên thế giới, hệ thống UASB được sử dụng để xử lý nước thải vài thập kỉnay và đã có hàng trăm cơ sở sử dụng phương pháp này để xử lý các loại nướcthải khác nhau

Ở Việt Nam đã có nhiều cơ sở sử dụng mô hình này kết hợp với phươngpháp xử lý hiếu khí : nhà máy bia Việt Nam, nhà máy bia Cần Thơ, nhà máyVedan (Đồng Nai), Công ty cao su Long Thành (Đồng Nai), song tất cả hệ thốngnày còn nhiều vấn đề cần giải quyết

c Xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên

Sử dụng ao hồ sinh học xử lý là phương pháp đơn giản nhất được áp dụng

từ thời xa xưa Phương pháp không yêu cầu kỹ thuật cao, chi phí đầu tư ít, chi phíhoạt động rẻ tiền, hoạt động đơn giản mà hiệu quả cũng khá cao

Cơ sở khoa học của phuong pháp là dựa vào khả năng tự làm sạch củanước, chủ yếu là vi sinh vật và các sinh vật thủy sinh khác Các chất nhiễm bẩn

bị phân hủy thành nước và chất khí Quá trình làm sạch không chỉ đơn thuần làquá trình yếm khí mà còn cả quá trình tùy tiện và yếm khí

Dựa vào khả năng giữ các cặn nước ở trên mặt đất, nước thấm qua như điqua lọc, nhờ có oxi trong các lỗ hổng và mao quản của lớp đất mặt, các vi sinhvật hiếu hiếu khí hoạt động phân hủy các chất hữu cơ nhiễm bẩn Càng sâuxuống, lượng oxi càng ít, và quá trình oxi hóa các chất hữu cơ giảm dần và đạtđến độ sâu mà ở đó chỉ diễn ra quá trình khử nitrat Nước thải công nghiệp đặcbiệt là nước thải công nghiệp thực phẩm, nếu trong nước thải không có chất độchoặc các chất có tác dụng ức chế sinh trưởng của thực vật, thì cũng có thể sửdụng để tưới cho các loại cây trồng

2.4 MỘT SỐ CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN ĐƯỢC ÁP DỤNG HIỆN NAY

Ở nước ta hiện nay, công nghệ xử lý nước thải đang được áp dụng đối vớingành chế biến thủy sản bao gồm công nghệ lọc yếm khí kết hợp hồ sinh học,công nghệ sinh học hiếu khí bùn hoạt tính lơ lửng hay kết hợp kỵ khí và hiếu khí;hay quá trình hóa lý (keo tụ/tạo bông hay tuyển nổi kết hợp keo tụ) kết hợp với

Trang 38

quá trình sinh học hiếu khí Đối với các nhà máy chế biến cá da trơn, nước thảithường có hàm lượng mỡ cao vì thế trong quy trình công nghệ thường có thêmbước tiền xử lý nhằm mục đích loại bỏ mỡ và ván mỡ trong nước thải trước khi

đi vào công trình xử lý sinh học Hiện nay, hầu hết các nhà chế biến thủy sản ápdụng chủ yếu là công nghệ sinh học hiếu khí bùn hoạt tính lơ lửng Một số sơ đồdây chuyên công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản được trình bày trong

Hình 2.1, 2.2 và 2.3

Hình 2.1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản áp dụng công

nghệ sinh học hiếu khí với bùn hoạt tính lơ lửng

Nước thải Song chắn rác Ngăn thu gom Bể điều hòa

Bể bùn hoạt tính hiếu khí

Bể lắng

Bể khử trùng

Rà kim loại Nguồn tiếp nhận

Tuần hoàn bùn

Bùn thải

Trang 39

Hình 2.2 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản áp dụng quá

trình hoá lý kết hợp sinh học hiếu khí

Hình 2.3 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản áp dụng quá

Mương tách dầu mỡ

Bể tiếp nhậnMáy tách rác

Trang 40

2.5 KẾT LUẬN

Hiện nay, ngành chế biến thủy sản ngày càng phát triển, kéo theo rấtnhiều vấn đề về môi trường, đặc biệt là vấn đề về nước thải Cần quan tâm sâusắc tới các biện pháp xử lý nước thải nói chung và nước thải từ chế biến thủysản nói riêng Nghiên cứu để đưa những hệ thống xử lý nước thải tối ưu nhấtvào ứng dụng

Ngày đăng: 29/07/2017, 10:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Báo cáo quan trắc môi trường 6 tháng đầu năm 2015, Công ty CP thực phẩm – xuất khẩu Trung Sơn, Hưng Yên Khác
5. Báo cáo quan trắc môi trường 6 tháng cuối năm 2015, Công ty CP thực phẩm – xuất khẩu Trung Sơn, Hưng Yên Khác
6. Báo cáo quan trắc môi trường 6 tháng đầu năm 2016, Công ty CP thực phẩm – xuất khẩu Trung Sơn, Hưng Yên Khác
7. Báo cáo quan trắc môi trường 6 tháng đầu năm 2014, Công ty TNHH thực phẩm QVD Đồng Tháp Khác
8. Báo cáo quan trắc môi trường 6 tháng đầu năm 2015, Công ty CP chế biết thủy sản Út Xi (Sóc Trăng) Khác
9. Báo cáo tổng kết năm 2015 ngành thủy sản, Tổng cục Thủy sản, 2015 Khác
10. Báo cáo sản xuất Công ty Cổ phần Thực phẩm – xuất khẩu Trung Sơn – Hưng Yên Khác
11. Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn , Vị trí của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân, 2012 Khác
12. Đề án bảo vệ môi trường chi tiết, Công ty CP thực phẩm – xuất khẩu Trung Sơn, Hưng Yên. (Năm) Khác
13. Đề án bảo vệ môi trường chi tiết, Công ty CP chế biến thủy sản Út Xi (Sóc Trăng) (Năm) Khác
14. Đề án bảo vệ môi trường chi tiết, Công ty TNHH thực phẩm QVD Đồng Tháp(Năm) Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w