Quy trình sản xuất của công ty

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải tại công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu trung sơn hưng yên (Trang 52 - 57)

Cơ sở đi vào hoạt động kể từ tháng 8 năm 2008 cho tới nay. Do đặc thù của điều kiện thời tiết, môi trường, nguồn nhân lực cũng như nguyên vật liệu mà dự án lựa chọn các loại hình sản xuất phù hợp. Cụ thể dự án đã lựa chọn phương án sản xuất là gia công các mặt hàng thực phẩm, thuỷ sản có nguồn nguyên liệu nhập ngoại. Chủ yếu là từ châu âu, các quốc gia như Nauy, Chi lê, Nga …

Quy mô và quy trình sản xuất được mô tả qua các bảng, sơ đồ sau: Sơ đồ công nghệ chế biến thủy sản:

Hình 4.2. Sơ đồ công nghệ chế biến thủy sản

Mô tả quy trình sản xuất

Nguyên liệu sau khi được chuyển về từ nước ngoài thông qua đường biển sẽ được kiểm tra nguồn gốc, chất lượng và nhập kho Nguyên liệu của công ty chờ

Nguyên liệu Sơ chế Chế biến

Đóng gói Kiểm tra

- Công đoạn sơ chế Bán thành phẩm(BTP):

Tuỳ theo loại nguyên liệu và công thức chế biến mà mỗi loại sẽ được sơ chế theo phương thức khác nhau: rã đông, cắt bỏ những phần thừa, lọc xương, làm sạch,….

- Công đoạn chế biến:

Bán thành phẩm được lấy từ công đoạn trước, sau khi rã đông được lạng bỏ phần thịt đen, chỉnh hình và đưa đi tẩm muối. Sử dụng muối tinh nhập từ Thái Lan và tẩm theo quy trình nhất định. Sau khi tẩm gia vị, BTP được rửa sạch bởi nước có chứa dung dịch clo để loại bỏ tất cả các vi sinh vật, chuyển sang mâm inox để cấp đông lại bằng băng chuyền IQF hoặc Tủ đông gió (Cấp đông 2). Sau khi cấp đông BTP được sử dụng thùng tạm để đóng gói và bảo quản chờ chuyển sang công đoạn cắt lát.

- Công đoạn đóng gói:

Công đoạn này được đánh giá rất quan trọng trong quy trình về mức độ an toàn của sản phẩm và đạt các tiêu chuẩn đưa ra của khách hàng. Tất cả dụng cụ, công nhân phải được vệ sinh định kỳ 30 phút/lần. Tất cả lô sản phẩm có nghi ngờ hoặc lấy mẫu kiểm tra vượt giá trị Coliform cho phép phải được tái chế và không được xuất cho khách hàng. Sản phẩm sau khi cắt lát sẽ được kiểm tra kim loại, tạp chất và đóng gói đưa đi bảo quản chờ xuất đi thị trường tiêu thụ.

Tất cả các công đoạn trong chế biến đều được tiến hành trong phòng sản xuất có nhiệt độ thường xuyên là 16 – 18oC.

Nguyên liệu ban đầu (cá, tôm, cua) chủ yếu được công ty nhập khẩu từ các thị trường Nga, Chi lê, … sẽ được kiểm tra chất lượng trước khi đi vào sản xuất. Nguyên liệu đầu vào sẽ được sơ chế. Tuỳ theo loại nguyên liệu và công thức chế biến mà mỗi loại sẽ được sơ chế theo phương thức khác nhau: rã đông, cắt bỏ những phần thừa, lọc xương, làm sạch,….

Sau khi được sơ chế, một số sản phẩm đi vào công đoạn tiếp theo là đông lạnh, kiểm tra sản phẩm và đóng gói thành sản phẩm xuất đi. Một số loại sản phẩm khác như nướng công ty tiến hành tẩm gia vị, xếp vỉ nướng, tiến hành nướng sản phẩm và kiểm tra đóng gói. Một số loại khác thì sau quá trình nướng sẽ đưa vào đông lạnh mới đưa đi đóng gói.

Năng lượng sử dụng trong dây truyền

Điện năng được sử dụng ở các hệ thống, thiết bị như: máy khuấy trộn gia vị, lò nướng và chủ yếu ở khu vực phụ trợ...

Hơi sử dụng trong nhà xưởng để sản xuất nước nóng rửa dụng cụ.

Các thiết bị trong dây truyền sản xuất được hoạt động liên tục đẩm bảo nhu cầu sản xuất. Trong thời gian hoạt động, các thiết bị đều được vận hành với tối đa công suất để tránh tình trạng chạy không tải.

Nước sử dụng trong dây chuyền

Nước được cung cấp vào dây chuyền trong các khâu rã đông, sát trùng, cấp nước, tẩm gia vị, mạ băng. Trung bình một ngày, lượng nước thải ra từ quá trình sản xuất là 430m3.

4.2.2. Đặc trưng nguồn thải của công ty

Nguồn gốc phát sinh, thành phần cũng như tác động của nước thải từ công ty đến môi trường.

Nước thải của công ty chủ yếu sinh ra từ quá trình sơ chế, hoàn tất sản phẩm, rửa thiết bị và vệ sinh nhà xưởng…, ngoài ra nước thải còn phát sinh trong quá trình vệ sinh chân tay của công nhân trong xưởng, nước thải sinh hoạt chung của công nhân.

Thành phần của nước thải chứa phần lớn các chất hữu cơ sinh ra trong quá trình chế biến các sản phẩm thủy sản, có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao là các hợp chất của nito và photpho gây ảnh hưởng tới chất lượng nước mặt khi thải ra ngoài môi trường, gây hiện tượng phú dưỡng và mùi hôi khó chịu. Nước thải của công ty có hàm lượng lớn các chất rắn lơ lửng chủ yếu là các cặn và xương của các loài động vật trong quá trình chế biến thủy sản.

Nước thải sinh hoạt: Sinh ra tại các khu ký túc xá của nhân viên, khu vực vệ sinh và nhà ăn. Thành phần nước thải có chứa các cặn bã, các chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh. Nước thải sinh hoạt không được đưa vào hệ thống xử lý nước thải sản xuất mà được xử lý bằng hệ thống bể tự hoạt 3 ngăn, nước thải đầu ra của bể tự hoạt đổ trực tiếp ra mương tiếp nhận.

Nước thải sản xuất: Sinh ra trong quá trình chế biến và nước vệ sinh nhà xưởng, máy móc, thiết bị,…Thành phần nước thải có chứa các chất hữu cơ, các

mỡ. Thành phần của nước thải chứa phần lớn các chất hữu cơ sinh ra trong quá trình chế biến các sản phẩm thủy sản, có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao là các hợp chất của nito và photpho gây ảnh hưởng tới chất lượng nước mặt khi thải ra ngoài môi trường, gây hiện tượng phú dưỡng và mùi hôi khó chịu. Nước thải của công ty có hàm lượng lớn các chất rắn lơ lửng chủ yếu là các cặn và xương của các loài động vật trong quá trình chế biến thủy sản.

 Theo số liệu của Báo cáo quan trắc giám sát Môi trường tại Công ty CP Thực phẩm – Xuất khẩu Trung Sơn Hưng Yên do Công ty CP Phát triển Công nghệ và Tư vấn Môi trường ENVITECH phối hợp với Viện Khoa học Và Công nghệ Quân sự - Viện Công nghệ Mới và trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường –sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Ninh thực hiện. Kết quả phân tích nước thải đầu vào của hệ thống được thể hiện ở Bảng 4.2

Bảng 4.2. Kết quả phân tích nước thải đầu vào hệ thống xử lý nước thải

Chỉ tiêu phân tích Đơn vị

Kết quả QCVN11:2008/ BTNMT (Cột A, C max) (Kq = 0,9; Kf = 1,1) T6/2016 T12/2015 T6/2015 1 pH - 9,8 9.6 9.7 5,5 – 9 2 BOD5 (200C) mg/l 634,5 648.5 590,8 29,7 3 COD mg/l 927,8 920 901,9 49,5 4 TSS mg/l 423,4 454.2 391,1 49,5 5 NH4+ (tính theo N) mg/l 38,5 40.5 35 9,9 6 Tổng N mg/l 114,6 105.6 119,1 29,7 7 Dầu mỡ động, thực vật mg/l 41,8 44.7 39,6 9,9 8 Clo dư mg/l 0,64 0.8 1,02 0,99 9 Tổng Coliforms MPN/100ml 9.600 9300 9800 3.000

Nguồn: T6/2016 Số liệu phân tích T6/2015 và T12/2015 Công ty CP thực phẩm – XK Trung Sơn Hưng Yên

Ghi chú:

- QCVN 11:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản. Cột A – Áp dụng nước thải công nghiệp chế biến thủy sản khi thải vào nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

- Giá trị Cmax: Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp chế biến thủy sản khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải theo QCVN 11:2008/BTNMT

Nhận xét:

Dựa vào Bảng 4.2 cho thấy :

1. Nước thải sản xuất của công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Trung Sơn có đặc tính khá ổn định, thể hiện qua giá trị phân tích nước thải định kỳ không có sự khác biệt nhiều trong một năm và sự khác biệt giữa các năm là không lớn. Do đó, có thể kết luận, nước thải đi vào hệ thống xử lý nước thải của công ty có đặc tính ổn định.

2. Các chỉ tiêu môi trường nước thải trước khi đưa vào vào hệ thống xử lý nước thải của Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Trung Sơn đều vượt tiêu chuẩn cho phép.

Với các đặc trưng cụ thể là hàm lượng hữu cơ cao: Nhu cầu oxy hóa sinh học vượt 21,26 lần, nhu cầu oxy hóa hóa học vượt 18,74 lần so với QCVN11:2008/BTNMT (Cột A); Hàm lượng chất rắn lơ lửng của nước thải cũng tương đối cao vượt 8,55 lần so với QCVN11:2008/BTNMT (Cột A). Bên cạnh đó, những thông số như NH4+; Tổng N; Dầu mỡ động thực vật, Tổng Coliformcũng vượt chuẩn nhiều lần cụ thể như sau:TSS vượt 8,55 lần; NH4+ vượt 3,89 lần; Tổng N vượt 3,86 lần; dầu mỡ động, thực vật vượt 4,2 lần; Tổng Coliforms vượt 3,2 lần so với QCVN11:2008/BTNMT (Cột A).

Riêng hàm lượng Clo dư ở mức thấp 0,64 mg/l đạt QCVN11:2008/BTNMT (Cột A).

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải tại công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu trung sơn hưng yên (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w