Phương pháp lấy mẫu và phân tích

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải tại công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu trung sơn hưng yên (Trang 45 - 47)

a. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu

Phương pháp lấy mẫu: Lấy mẫu thẩm tra.

Số lượng mẫu lấy: 5 mẫu/1 lần vào ngày 10/06/2016

- Do Hoạt động sản xuất của nhà máy diễn ra khá đều đặn, chất lượng nước thải tại nhà máy chỉ phụ thuộc vào kế hoạch sản xuất và các thời điểm khác nhau trong ngày chứ không phụ thuộc vào mùa trong năm vì nhà máy có đường cống khép kín, thu gom và xử lý nước (nước mưa được tách riêng tại nhà máy nên nước thải không bị biến đổi theo mùa mưa hay mùa khô). Lấy mẫu tại các công đoạn khác nhau trong quy trình xử lý : trước xử lý, sau khi qua các bể xử lý, nước thải sau khi đi ra khỏi hệ thống đi vào môi trường…

- Để đánh giá hiệu quả chung của cả hệ thống tiến hành lấy mẫu ở vị trí trước khi vào hệ thống (M1 mẫu đầu vào) và sau khi ra khỏi hệ thống (M5 mẫu đầu ra)

- Để đánh giá hiệu quả hoạt động của từng Modun trong hệ thống tiến hành lấy mẫu ở vị trí đi ra của từng bể (M2, M3, M4, M5)

Vị trí lấy mẫu được thể hiện cụ thể trên sơ đồ Hình 3.1

M1 M2 M4 M3 Bể điều hòa Song chắn rác Bể thu gom

Bể tuyển nổi Sân phơi bùn

Bể hiếu khí

Bể lắng I

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu

Vị trí lấy mẫu: M1: Nước thải trước khi vào bể điều hòa. M2: Nước thải sau khi qua bể điều hòa. M3: Nước thải sau khi qua bể tuyển nổi.

M4: Nước thải sau khi qua bể hiếu khí aerotank. M5: Nước thải sau khi qua bể lắng.

- Mẫu được lấy bằng dụng cụ lấy mẫu chuyên dụng, sau đó được đưa vào các chai đựng mẫu PE.

- Các mẫu khi lấy về được phân tích và được bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ 4 đến 6 độ C.

• pH: Đo bằng máy đo theo TCVN 6492-1992 (ISO 10523-1994).

• COD: Phương pháp oxy hóa bằng K2Cr2O7 trong môi trường axit theo TCVN 6491-1999 ( ISO 6060-1989)

• BOD5: TCVN 6011- :2008 (ISO 5815-2 : 2003) Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxy sinh hóa sau n ngày (BODn)

• TSS: TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997) Chất lượng nước – xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thủy tinh

• Tổng Nitơ (TN): TCVN 6638 : 2000 (ISO 10048 : 1991) Chất lượng nước – Xác định Nitơ – Vô cơ hóa sau khi khử bằng hợp kim Devarda;

• NH4+: TCVN 6179 – 2 : 1996 (ISO 7150 – 2 : 1986) Chất lượng nước – Xác định amoni – Phần 2: Phương pháp trắc phổ tự động.

• Cl-: TCVN 6225-2:2012 (ISO 7393-2:1985) Chất lượng nước – xác định Clo tự do và tổng Clo

• Tổng dầu, mỡ động thực vật: US EPA Method 1664 Extraction and gravimetry (Oil and grease and total petroleum hydrocarbons).

• Tổng Coliforms: TCVN 6187–2 : 1996

Các mẫu sau khi lấy về được đưa đi phân tích các thông số trên sau đó được so sánh với các quy chuẩn hiện hành.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải tại công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu trung sơn hưng yên (Trang 45 - 47)

w