Công ty CP thực phẩm Trung Sơn – Hưng Yên được UBND tỉnh Hưng Yên ký quyết định cho thuê đất để thực hiện dự án năm từ 2002. Tháng 8/2008 dự án đã chính thức đi vào hoạt động với 2 phân xưởng chính trong đó ngành nghề chủ yếu là chế biến các mặt hàng thủy, hải sản xuất khẩu đi các thị trường Nhật Bản, EU.
Trụ sở hoạt động của công ty thuộc địa phận quản lý của Thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn lâm, tỉnh Hưng Yên. Thời gian thuê đất là 45 năm quốc lộ 5 đi Hà Nội – Hải Phòng 1,5 Km trên trục đường tỉnh Lộ 19.
Hình 4.1. Sơ đồ tổ chức công ty
Lãnh đạo: Cấp lãnh đạo tại công ty bao gồm: Chủ tịch hội đồng quản trị; Giám đốc công ty chịu trách nhiệm điều phối chính và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kinh doanh; các phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc về sản xuất kinh doanh, tài chính theo lĩnh vực phân công. Tại mỗi phòng có trưởng, phó phòng ban.
Lao động: Công ty sử dụng các lao động tại địa phương và các tỉnh lân cận đưa đi đào tạo trước khi tiến hành tham gia sản xuất. Hiện tại tổng số cán bộ công nhân viên làm việc tại công ty là 1.200 người. Trong đó bộ phận gián tiếp là
Số giờ làm việc trong ngày: 10 – 12 giờ/ngày
Quyền lợi của người lao động: Người lao động làm việc tại công ty được hưởng các quyền lợi theo nhà nước quy định. Thu nhập trung bình của công nhân: 4 triệu – 5,5 triệu đồng/tháng tùy theo theo sản phẩm; được đóng bảo hiểm theo quy định; Mỗi năm được công ty tổ chức tập huấn về an toàn lao động, khám sức khỏe định kỳ. Mỗi công nhân khi tham gia sản xuất được cấp phát bảo hộ lao động như quần áo, ủng, găng tay, khẩu trang, yếm …
Công ty đã thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn lao động theo quy định tại thông tư số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT của Bộ lao động Thương binh và Xã hội – Bộ Y Tế.
Với lợi thế về vị trí địa lý, chất lượng lao động trẻ hóa cao nên thị trường chế biến các sản phẩm thủy sản tại Việt Nam đang được các đối tác nước ngoài quan tâm. Nắm bắt được cơ hội đó, Công ty CP Thực phẩm Xuất khẩu Trung sơn đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu đầu tư, tập trung gia công, chế biến các mặt hàng thủy sản chất lượng cao từ cá Hồi đáp ứng thị trường trong nước và quốc tế. Trãi qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, các sản phẩm của công ty đã và đang được tiêu thụ trên nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó chủ yếu là Nhật Bản và EU.
- Khách hàng trong nước: là các siêu thị, cửa hàng thực phẩm ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vũng tàu, Nha trang, Hải Phòng, Cần thơ, Kiên giang, và một số cửa hàng thực phẩm ở cá tỉnh khác như Đà Lạt, Long An, Bình Dương…
- Khách hàng nước ngoài: Các sản phẩm của công ty sản xuất được tiêu thụ rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới đặc biệt : Nhật (85%), Mỹ, Các nước thành viên EU, CHLB Nga (15%)
- Doanh thu: Tổng doanh thu của công ty liên tục tăng trong những năm gần đây. Năm 2011 đạt 780 tỷ và dự kiến đạt trên 800 tỷ năm 2012.
4.1.2. Hiện trạng sản xuất của công ty a. Quy mô, công suất
Ngành nghề chính của công ty là chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản, chủ yếu là cá basa, cá hồi, cua, bào ngư với tổng sản lượng trung bình lên tới 200 tấn/tháng.
Tổng doanh thu của công ty liên tục tăng trong những năm gần đây. Năm 2011 đạt 780 tỷ VNĐ, năm 2012 đạt hơn 800 tỷ VNĐ. (Nguồn: Công ty CP Thực phẩm XK Trung Sơn, 2012).
b. Nhu cầu nguyên liệu
Nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất của cơ sở chủ yếu là được nhập ngoại, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đảm bảo các yêu cầu về chất lượng. Bảng 4.1 liệt kê nguồn nguyên liệu và thống kê lượng sử dụng trung bình trong một ngày của công ty.
Bảng 4.1. Số lượng các nhóm nguyên liệu và sản phẩm trong 1 ngày
Nguồn nguyên liệu Đơn vị tính (kg) Sản lượng kg/ngày Ghi chú
Cá Saba 4.000 3500 Nhập ngoại Cá hồi 7.000 6400 Cua 3.000 2650 Bào ngư 1.000 450 Tổng 15.000 13.000
Nguồn: Báo cáo sản xuất công ty, 2015
b. Nhu cầu về năng lượng
Năng lượng điện là nguồn năng lượng chủ yếu sử dụng để phục vụ sản xuất của nhà máy. Nguồn điện cung cấp được Nhà máy kí hợp đồng cung cấp điện với cơ quan quản lý điện huyện Văn Lâm. Điện được sử dụng cho chạy các thiết bị máy móc, băng chuyền, kho lạnh… và các hoạt động sản xuất khác. Trung bình mỗi tháng nhà máy sử dụng khoảng gần 500 000 số điện tương đương với chi phí khoảng 500 triệu tiền điện mỗi tháng. Ngoài ra thì nguồn điện còn được bổ sung bằng hệ thống máy phát để khắc phục các sự cố do mất điện, lượng dầu chạy mát phát điện tuỳ thuộc vào thời gian cũng như tần suất cắt điện của cơ quan quản lý điện.
Ngoài nguồn năng lượng điện, nước thì than đá cũng là nguồn năng lượng rất quan trọng cho hoạt động của nhà máy. Than sử dụng cho hoạt động của nồi hơi để cung cấp hơi cho hoạt động vệ sinh dung cụ, hấp, và các hoạt động sản xuất khác. Trung bình nguồn than sử dụng cho các hoạt động này khoảng 150 kg/ngày tức là khoảng 4,5 tấn than/tháng. Lượng than được sử dụng có chất lượng tốt để có hệ số đốt cháy tối đa. Tránh lãng phí và hạn chế sự
Ngoài các nguồn nguyên liệu trên thì nhà máy còn sử dụng các nguồn nguyên liệu khác như gas cho hoạt động chiên cá, nhà bếp. Lượng nhiên liệu này có số lượng ít và ổn định.
c. Nhu cầu về sử dụng nước của công ty
Nhà máy hiện sử dụng trung bình khoảng gần 800 công nhân, chủ yếu là phục vụ việc chế biến cá hồi và cá saba. Lượng nước khai thác để sử dụng cho hoạt động của nhà máy được khai thác từ nguồn nước ngầm đã được UBND Tỉnh Hưng Yên cấp phép. Nhu cầu sử dụng nước hiện nay trung bình khoảng gần 450 m3/ngày đêm trong đó lượng nước phục vụ cho sản xuất là 430 m3/ngày đêm.
Nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất bao gồm nước thải sản xuất của xưởng chế biến, nước thải sinh hoạt của công nhân, nhân viên.