PHẨM XUẤT KHÂU TRUNG SƠN.
Hình 4.3. Sơ đồ quy trình xử lý nước thải
Song chắn rác Bểthu gom Bể điều hòa Bể tuyển nổi Bể hiếu khí Bể lắng I
Môi trường tiếp nhận
Sân phơi bùn Polyme PAC Vận chuyển, xử lý Ghi chú Đường hóa chất Đường nước Đường bùn
SƠ ĐỒ MẶT BẰNG HTXLNT
Hình 4.4: Sơ đồ mặt bằng hệ thống xử lý nước thải của công ty
Ghi chú: Các công trình đơn vị đều được xây dựng bằng bê tông cốt thép, bể lọc áp lực được cấu tạo bằng thép, nhà điều hành được xây dựng bằng gạch.
Thuyết minh quy trình xử lý nước thải:
Song chắn rác:
Bảng 4.3: Các thông số thiết kế và kích thước song chắn rác
STT Thông số Đơn vị Giá trị
1 Chiều dài mương (L) m 1,73
2 Chiều sâu mương (H) m 1,02
3 Chiều rộng mương (B5) m 0,55
4 Chiều cao lớp nước trong mương m 0,4
5 Kích thước khe (b) mm 21
6 Số khe hở, n khe 19
7 Chiều dày thanh chắn (s) mm 8
Nguồn: Công ty CP thực phẩm – XK Trung Sơn Hưng Yên
Nước thải sản xuất sau khi được thu gom tập trung thông qua hệ thống ống nước sẽ được dẫn về hệ thống xử lý. Trước khi dẫn về bể thu gom, nước thải sẽ được tách rác (các tạp chất thô) thông qua các song chắn rác.
Bể thu gom:
Nước thải sau khi được tách rác sẽ tập trung về bể thu gom. Nước từ bể thu gom sẽ được bơm sang bể điều hòa nhờ hệ thống máy bơm.
Bể điều hòa:
Bể điều hòa được thiết kế để điều hòa lưu lượng nước, pH, hạn chế sự thay đổi đột ngột tính chất nước thải dẫn đến ảnh hưởng hoạt động của hệ vi sinh vật hiếu khí. Nước sau bể điều hòa được bơm sang bể tuyển nổi.
Bể tuyển nổi:
Bể tuyển nổi sử dụng hệ thống tạo bọt khí li ti và chất hóa học Polymer (Polyme Vichemfloc 85610). Polymer được châm vào bể keo tụ và được khuấy trộn bằng cơ khí (cánh khuấy) giúp hấp phụ các tạp chất, chất rắn lơ lửng lên bề mặt tạo thành các bông cặn và đẩy chúng lên trên. Từ đó, phân tách ra 2 thành phần là bùn thải ở phía trên và nước thải. Phần bùn thải sau một thời gian tích tụ và phơi khô sẽ được công ty xử lý chất thải nguy hại vận chuyển đi xử lý. (Công ty CP môi trường công nghiệp và đô thị 11 – URENCO 11)
Thời điểm cho hóa chất polymer vào bể: Tùy theo chất lượng nước đầu ra của bể thay đổi (màu sắc nước theo kinh nghiệm) thì ta cho polymer vào bể. Thông thường thì 2 giờ cho polymer 1 lần. Mỗi lần cho khoảng từ 0,3 – 0,5 kg.
Bể hiếu khí Aerotank:
Hệ thống gồm 03 bể hiếu khí Aerotank được thông đáy với nhau. Mỗi bể được bố trí 02 máy thổi khí. Nước thải trong bể Aerotank được xử lý bởi các vi sinh vật hiếu khí. Các chất rắn lơ lững là môi trường để vi sinh vật sống và phát triển thành sinh khối, còn gọi là bùn hoạt tính. Bể hiếu khí Aerotank được thiết kế hệ thống máy thổi khí từ dưới đáy bể, giúp khuấy trộn hóa chất trong dòng đều hơn, cung cấp oxy để tạo điều kiện tốt nhất cho các vi sinh vật hiếu khí hoạt động phân hủy các chất hữu cơ trong nước. Khí được cung cấp bởi hệ thống các máy thổi khí cung cấp qua các đường ống tới các đĩa tán khí, các đĩa tán khí sẽ phân bố lượng khí đồng đều khắp bể để tạo điều kiện tốt nhất cho VSV. Nồng độ DO tối ưu cho các VSV hiếu khí họat động từ 2 – 5ppm. Sau khi VSV sử dụng các chất hữu cơ có trong nước thải để sinh trưởng và phát triển khi đó các chất ô nhiễm ksẽ được tách ra khỏi nước làm giảm tối đa BOD, COD trong nước, sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O.
Ở hệ thống hiếu khí này, ngoài chức năng xử lý hiếu khí thì khi lưu lượng xả thải thấp bể thứ 3 sẽ đóng vai trò như bể chứa nước. Khi lưu lượng xả thải lớn thì bể lại hoạt động bình thường là bể xử lý hiếu khí.
Các chủng VSV bao gồm: Bacillus, Pseudomonas, Proteus, Haemophilus,
và các VSV hiếu khí khác.
Nước thải sau bể Aerotank được chuyển sang bể lắng I.
Bể lắng I:
Bể lắng I gồm có 2 bể. Ở bể này, bùn sinh học được lắng và được bơm tuần hoàn về hệ thống bể Aerotank.
Để giúp quá trình lắng xảy ra nhanh chóng và đạt hiệu quả cao, công ty sử dụng chất trợ lắng PAC Hight Basic – Poly Aluminium Chloride Hight Basic. PAC được pha trong phòng hóa chất và được dẫn ra bể lắng theo đường ống nước có van khóa để điều chỉnh lượng PAC theo lưu lượng nước xả thải.
Nước sau khi qua bể lắng I được dẫn ra mương tiếp nhân bằng đường cống dẫn nước.
Vận hành và bảo trì
Lưu lượng thực tế: 1300 m3/ngày đêm – Lưu lượng thiết kế: 1200 m3/ngày đêm.
Lượng hóa chất sử dụng
Bảng 4.4. Hóa chất tiêu thụ cho hệ thống xử lý nước thải của Công ty
Hóa chất Liều lượng sử dụng (kg/ngày)
Liều lượng pha (kg/1000 lít nước)
Polymer cation 4 – 6 Dùng trực tiếp
(PAC) 50 – 75 5 – 10
Chất khử trùng Không sử dụng
Nguồn: Công ty CP thực phẩm – XK Trung Sơn Hưng Yên
Tấn suất bảo trì:
Bảng 4.5. Tần suất bảo trì hệ thống xử lý nước thải của Công ty
Hàng ngày
Kiểm tra cường độ và điện áp dòng cấp.
Kiểm tra hiện tượng chảy dầu nhớt của máy thổi khí, máy nén khí. Kiểm tra mức dầu bôi trơn của máy thổi khí, máy nén khí, các motor, xích của máy cào bùn, máy cào váng nổi.
Kiểm tra tiếng ồn khi chạy máy thổi khí và máy nén khí. Kiểm tra nhiệt độ của máy thổi khí.
Kiểm tra ống hút, ống đẩy của bơm định lượng. Kiểm tra hóa chất còn lại trong bồn chứa.
Hàng tháng
Kiểm tra độ siết chặt của bulon và miệng tra nhớt của máy thổi khí và máy nén khí.
Kiểm tra độ kín màng lọc của ống hút. Kiểm tra sức căng của dây coroa. Hàng năm
Kiểm tra tổng thể để bảo dưỡng bơm. Thay dây coroa.
Thay van 1 chiều cao su ở đầu đẩy.
Số lượng nhân công vận hành: 10 nhân viên trong đó có 01 chuyên viên môi trường, 03 nhân viên quản lý môi trường, 3 nhân viên các ngành cơ – điện, 03 công nhân dọn vệ sinh.
Giờ vận hành được chia thành 3 ca: Mỗi ca 8 tiếng và được 01 nhân viên quản lý, 01 nhân viên ngành cơ – điện, 01 công nhân dọn vệ sinh.
Đặc điểm hệ thống xử lý nước thải:
Hệ thống sử dụng năng lượng điện để vận hành hệ thống xử lí nước thải một cách tự động. Tuy nhiên, khi lượng nước thải ra qua nhiều hoặc quá ít sẽ có sự can thiệp của công nhân vận hành vào các thiết bị để điều hòa khả năng xử lý của hệ thống. Công suất của hệ thống xử lý nước thải theo lí thuyết: 900m3/ngày đêm; công suất thực tế: 1200m3/ngày đêm; lượng nước thải ra thực tế: 1300m3/ ngày đêm. Hệ thống các bể hoạt động liên tục 24h/ngày, riêng bể hiếu khí Aerotank được chia thành 3 ngăn ngoài chức năng xử lý sinh học hiếu khí thì ngăn thứ 3 của bể còn đóng vai trò như bể chứa khi lưu lượng xả thải thấp. Khi lưu lượng xả thải lớn thì bể tự động hoạt động xử lý hiếu khí.
Khi lưu lượng xả thải của công ty lớn thì bộ phận xử lý sẽ bổ sung thêm máy bơm và gia tăng công suất xử lý nước thải của hệ thống.
Ưu điểm:
Công nghệ xử lý nước thải của Công ty Cổ phần Thực phẩm – Xuất khẩu Trung Sơn đã kết hợp các quá trình xử lý cơ học, hóa lý, sinh học là hoàn toàn hợp lý. Hệ thống xử lý nước thải có những ưu điểm sau:
Hệ thống xử lý có công nghệ tự động hóa cao, vận hành tốn ít công sức. Hệ thống xử lí nước thải qua nhiều năm hoạt động được kiểm tra định kì và đạt chuẩn A QCVN 11:2008 BTNMT năm 2011. Điều này cho thấy, chất lượng nước sau quá trình xử lí luôn có những yêu cầu nghiêm ngặt và hệ thống xử lí nước thải của Công ty Cổ phần thực phẩm- Xuất khẩu Trung Sơn luôn đảm bảo chất lượng nước đầu ra nhằm mục đích cấp nước sinh hoạt.
Công nghệ áp dụng quy trình xử lý tương đối hoàn chỉnh và phù hợp. Sử dụng hệ thống máy bơm công suất lớn và đường ống giúp tiết kiệm thời gian luân chuyển nước giữa các bể xử lí, đồng thời ứng dụng được nguyên tắc lắng, sự
trình xử lí nước thải nhằm tăng hiệu quả xử lí đồng thời dung môi và chất thải cùng tồn tại trong một hỗn hợp thải.
Công ty có kĩ sư chuyên trách về vấn đề xử lí nước thải được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp giúp cho vấn đề nước thải và hệ thống xử lí nước thải của công ty được xử lí triệt để, hiệu quả. Tránh được tình trạng bỏ phí công nghệ.
Do hệ thống được công ty tự hoàn thiện nên khép kín được quy trình sản xuất. Nước thải ra do chính cơ sở xử lí sẽ nắm bắt được đầy đủ đặc tính nguồn thải, từ đó có giải pháp gia tăng hiệu quả xử lí nước thải; đỡ tiêu tốn một khoản kinh phí lớn cho giai đoạn vận chuyển nước thải, phí xả thải và phí cho quá trình xử lí nước thải khi công ty không có hệ thống xử lí nước thải riêng.
Hiệu quả xử lí cao, nhanh, chất lượng nước sau xử lý đảm bảo do cả yếu tố cơ sở vật chất lẫn con người tác động. Xử lí được khối lượng lớn nước thải, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp của người dân quanh vùng.
Nhược điểm:
Quá trình xử lí nước thải của công ty vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định như: - Chưa có hệ thống thu bùn tự động. Bùn sinh ra trong khi tuyển nổi đều phải thu hút thủ công và để khô trên bề mặt bể tuyển nổi chờ xe của công ty CP môi trường đô thị và công nghiêp 11 (URENCO 11) đến vận chuyển xử lý.
- Chưa xử lí được hết lượng nước thải ra, công suất xử lí nhỏ hơn lượng thải ra. Theo tính toán,lượng nước xử lí được sau 1 ngày đêm tối đa khoảng 1200m3 chưa kể đến các trục trặc về kĩ thuật hay nhân công, trong khi lượng nước thải ra hàng ngày là 1300m3, nếu tăng ca sản xuất lượng nước thải có thể lớn hơn rất nhiều.
- Bể tuyển nổi xử lí không triệt để dầu mỡ, dầu mỡ dư vẫn tồn tại ở cả bể hiếu khí và một phần bể lắng làm cho hiệu suất xử lí của các bể giảm theo, lượng dầu mỡ dư phải thu gom thủ công để cho lại vào bể tuyển nổi.
- Hóa chất sử dụng không có sẵn mà phải qua quá trình pha chế thủ công. PAC được pha theo tỉ lệ tính toán trong kho hóa chất, sau đó mới dẫn ra bể lắng để trợ lắng. Điều này gây tốn thời gian và nhân lực cho quá trình xử lí nước thải.