MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Đặt vấn đề 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Nội dung nghiên cứu 2 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 1.1 Tổng quan các vấn đề về hương ước 3 1.1.1 Cơ sở pháp lý liên quan đến xây dựng hương ước bảo vệ môi trường 3 1.1.2 Khái niệm hương ước 6 1.1.3 Các đặc điểm của hương ước, quy ước 6 1.1.4 Vai trò của hương ước, quy ước trong đời sống và sinh hoạt của cộng đồng dân cư 7 1.2 Xây dựng và thực hiện hương ước 8 1.2.1 Xây dựng hương ước 8 1.2.2 Tổ chức thực hiện hương ước 11 1.3 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại xã Hiên Vân 13 1.3.1 Điều kiện tự nhiên 13 1.3.2 Điều kiện kinh tế xã hội 16 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP 18 NGHIÊN CỨU 18 2.1 Đối tượng, nghiên cứu 18 2.2 Phạm vi nghiên cứu 18 2.3 Phương pháp nghiên cứu 18 2.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu 18 2.3.2 Phương pháp điều tra xã hội học 18 2.3.3 Phương pháp DPSIR 19 2.3.4 Phương pháp tham vấn cộng đồng 19 2.3.5 Phương pháp xử lý số liệu 20 CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22 3.1 Hiện trạng môi trường xã Hiên Vân 22 3.1.1 Hiện trạng môi trường nước 22 3.1.2 Hiện trạng môi trường không khí 26 3.1.3 Hiện trạng môi trường đất 31 3.1.4 Hiện trạng chất thải rắn 33 3.2 Đánh giá thực trạng công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại xã Hiên Vân 40 3.2.1 Cơ sở pháp lý bảo vệ môi trường tại xã Hiên Vân 40 3.2.2. Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại xã Hiên Vân 41 3.3. Xây dựng bản hương ước, quy ước bảo vệ môi trường tại xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh 44 3.3.1 Quy trình xây dựng bản hương ước, quy ước BVMT tại xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh 44 3.3.2 Bản hương ước về bảo vệ môi trường tại xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh 46 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50 1. Kết luận 50 2. Kiến nghị 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 PHỤ LỤC
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
VŨ THỊ THẢO
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ HIÊN VÂN, HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH
HÀ NỘI, 2017
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
VŨ THỊ THẢO
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ HIÊN VÂN, HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH
Ngành : Quản lí Môi trường
Mã ngành : 52850101
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS LÊ VĂN HƯNG
HÀ NỘI, 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Phòng Đào tạo – Trường Đại học Tài nguyên và môi trường Hà
Nội
Khoa môi trường
Hội đồng chấm đồ án tốt nghiệp
Tên em là: Vũ Thị Thảo - Sinh viên nghành quản lý tài nguyên và môi
trường Trường Đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội
Em xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm đồ án một cách khoa học,chính xác và trung thực
Các kết quả, số liệu nêu trong luận văn đều có thật, thu được trong quá trình nghiên cứu và chưa từng được công bố trong bất kỳ một tài liệu khoa học nào
Bắc Ninh , ngày 15 tháng 05 năm 2017
Sinh viên
Vũ Thị Thảo
Trang 4Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đếnthầy PGS.TS Lê Văn Hưng người đã tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt quá trình viết
và hoàn thành đồ án tốt nghiệp
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cấp lãnh đạo tại Ủy ban nhân dân xãHiên Vân đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện đồ án tốtnghiệp
Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới bố mẹ, bạn bè đã ủng hộ, động viên vàquan tâm trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp
Mặc dù đã cố gắng nhiều để hoàn thành đồ án một cách hoàn chỉnh song domới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học cũng như hạn chế về kiến thức,thời gian, ít tiếp cận với thực tế và kinh nghiệm nên vẫn còn những thiếu sót mà bảnthân chưa thấy được Nên tôi rất mong được sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn
để đồ án được hoàn chỉnh hơn
Sau cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô trong Khoa Môi trường nói riêng vàtoàn thể các thầy cô giáo trong Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nộithật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình làtruyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Bắc Ninh, ngày 15 tháng 05 năm 2017
Sinh viên
Vũ Thị Thảo
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Nội dung nghiên cứu 2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Tổng quan các vấn đề về hương ước 3
1.1.1 Cơ sở pháp lý liên quan đến xây dựng hương ước bảo vệ môi trường 3
1.1.2 Khái niệm hương ước 6
1.1.3 Các đặc điểm của hương ước, quy ước 6
1.1.4 Vai trò của hương ước, quy ước trong đời sống và sinh hoạt của cộng đồng dân cư 7
1.2 Xây dựng và thực hiện hương ước 8
1.2.1 Xây dựng hương ước 8
1.2.2 Tổ chức thực hiện hương ước 11
1.3 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại xã Hiên Vân 13
1.3.1 Điều kiện tự nhiên 13
1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP 18
NGHIÊN CỨU 18
2.1 Đối tượng, nghiên cứu 18
2.2 Phạm vi nghiên cứu 18
Trang 62.3 Phương pháp nghiên cứu 18
2.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu 18
2.3.2 Phương pháp điều tra xã hội học 18
2.3.3 Phương pháp DPSIR 19
2.3.4 Phương pháp tham vấn cộng đồng 19
2.3.5 Phương pháp xử lý số liệu 20
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22
3.1 Hiện trạng môi trường xã Hiên Vân 22
3.1.1 Hiện trạng môi trường nước 22
3.1.2 Hiện trạng môi trường không khí 26
3.1.3 Hiện trạng môi trường đất 31
3.1.4 Hiện trạng chất thải rắn 33
3.2 Đánh giá thực trạng công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại xã Hiên Vân 40
3.2.1 Cơ sở pháp lý bảo vệ môi trường tại xã Hiên Vân 40
3.2.2 Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại xã Hiên Vân 41
3.3 Xây dựng bản hương ước, quy ước bảo vệ môi trường tại xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh 44
3.3.1 Quy trình xây dựng bản hương ước, quy ước BVMT tại xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh 44
3.3.2 Bản hương ước về bảo vệ môi trường tại xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh 46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50
1 Kết luận 50
Trang 72 Kiến nghị 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
TTLT Thông tư liên tịch
UBND Ủy ban nhân dân
BVTV Bảo vệ thực vật
BVMT Bảo vệ môi trường
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Ý kiến của người dân về ô nhiễm nước mặt tại xã Hiên Vân 22
Bảng 3.2 Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt tại xã Hiên Vân 23
Bảng 3.3: Ý kiến của người dân về hiện trạng nước ngầm 23
Bảng 3.4 Các nguồn nước thải trên địa bàn xã Hiên Vân 24
Bảng 3.5: Hình thức xử lý nước thải của người dân tại xã Hiên Vân 25
Bảng 3.6: Chất lượng môi trường không khí tại xã Hiên Vân 26
Bảng 3.7: Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí tại xã Hiên Vân 27
Bảng 3.8 Hiện trạng xử lý rơm rạ sau khi thu hoạch 29
Bảng 3.9: Hiện trạng chất lượng đất tại xã Hiên Vân 31
Bảng 3.10: Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất tại xã Hiên Vân 31
Bảng 3.11: Nguồn gốc phát sinh CTR tại xã Hiên Vân 33
Bảng 3.12: Thành phần rác thải sinh hoạt tại xã Hiên Vân 34
Bảng 3.13 - Bảng dự tính khối lượng chất thải rắn phát sinh trong chăn nuôi 35
tại thị xã Hiên Vân 35
Bảng 3.14: Hiểu biết về của người dân về phân loại rác tại nguồn 36
Bảng 3.15: Thói quen xử lý rác thải của người dân tại xã Hiên Vân 37
Bảng 3.16: Ý kiến của người dân về công tác thu gom rác thải sinh hoạt tại xã Hiên Vân 39
Bảng 3.17: Đánh giá về công tác thu gom rác thải tại địa phương 39 Bảng 3.18: Hình thức tiếp cận thông tin về môi trường của người dân tại xã Hiên Vân 41
Trang 11DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Các nguồn nước thải trên địa bãn xã Hiên Vân 24
Hình 3.2: Nguồn gây ra ô nhiễm không khí tại địa phương 27
Hình 3.3: Xử lý rơm rạ sau khi thu hoạch lúa 29
Hình 3.4: Hiểu biết của người dân về phân loại rác tại nguồn 37
Hình 3.5: Thói quen xử lý rác của người dân 38
Hình 3.6: Quy trình xây dựng hương ước tại Xã Hiên Vân 44
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước đang phát triển, với sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật
thì quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng được đẩy mạnh, đời sống conngười đã và đang được nâng cao Bên cạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
sự phát triển kinh tế xã hội, hiện tượng suy thoái môi trường ngày càng biểu hiện rõrệt Lượng rác thải ngày càng tăng, vấn đề quản lý rác thải đang là vẫn đề nhức nhốikhông chỉ ở thành thị mà còn ở nông thôn
Nông thôn Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi, kéo theo đó là sự phátsinh không ít vấn đề đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường Người dân nôngthôn vốn xưa nay còn phải quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống mưu sinh Khi đờisống chưa thực sự đảm bảo thì việc bảo vệ môi trường chỉ là thứ yếu Các nguồnthải chủ yếu gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường nông thôn điều đầu tiên phải kểđến là việc lạm dụng và sử dụng không hợp lý các loại hóa chất trong sản xuất nôngnghiệp, việc xử lý rác thải của các làng nghề thủ công, truyền thống chưa triệt để;nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường của người dân sinh sống ở nông thôn còn hạnchế Ô nhiễm môi trường đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, tác động xấu đến
hệ sinh thái nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sức khỏe của người dân
Vì vậy bảo vệ môi trường nông thôn đang là vấn đề cấp bách Để lôi cuốn mọingười cùng tham gia giải quyết những vấn đề chung của làng xã, việc gắn kết cộngđồng vào công tác bảo vệ môi trường là rất cần thiết Và hương ước về bảo vệ môitrường chính là một trong những phương tiện hữu ích để kết nối cộng đồng Hơn aihết, họ là người hiểu rõ vấn đề của chính quê hương mình, điều kiện xã hội cụ thểcủa làng xã cũng như khả năng thục hiện, một bản hương ước xây dựng nên có tínhhiện thực rất cao, rất sát với địa phương, phù hợp với các đặc thù về cơ sở vật chất,nếp sống văn hóa, phong tục tập quán của địa phương mình
Xã Hiên Vân là một xã thuần nông của huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, chủyếu sinh sống bằng nông nghiệp Trong những năm qua, cùng với sự phát triển
Trang 13kinh tế- xã hội, đời sống nhân dân trong xã dần dần khởi sắc Tuy nhiên cùng với đóvấn đề ô nhiễm môi trường phát sinh ngày càng phức tạp Tình trạng môi trườngphát sinh chủ yếu do các hoạt động nông nghiệp, và một lượng không nhỏ chất thảirắn sinh hoạt của người dân thải ra đã khiến cho môi trường sống tại xã Hiên Vânđang xuống cấp.
Vì vậy việc nghiên cứu và xây dựng hương ước về bảo vệ môi trường tại xãHiên Vân, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh là một vấn đề cấp bách và cần sự quantâm của các cấp chính quyền địa phương và cả cộng đồng dân cư trên địa bàn toàn
xã Hiên Vân Chính vì những lí do trên, vậy tôi xin chọn đề tài “Xây dựng hương ước bảo vệ môi trường có sự tham gia của cộng đồng tại xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng được bản hương ước bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộngđồng tại xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
3 Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng môi trường tại xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, tỉnh BắcNinh
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại xã Hiên Vân, huyệnTiên Du, tỉnh Bắc Ninh
- Xây dựng bản hương ước, về bảo về môi trường có sự tham gia của cộngđồng taị xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
Trang 14CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1Tổng quan các vấn đề về hương ước
1.1.1 Cơ sở pháp lý liên quan đến xây dựng hương ước bảo vệ môi trường
1 Luật bảo vệ môi trường 2014 số 55/2014
2 Nghị quyết của Bộ Chính Trị số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 về bảo vệmôi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:
- Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhiệm vụ Bảo vệmôi trường luôn được Đảng và Nhà Nước coi trọng, thực hiện luật BVMT, chỉ thị
số 36-CT/TW của Bộ Chính Trị (khóa VIII) về tăng cường công tác bảo vệ môitrường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công tác bảo vệ môitrường ở nước ta đã có những chuyển biến tích cực Hệ thống chính sách, thẻ chếtừng bước được hoàn thiện, phục vụ ngày càng có hiệu quả cho công tác bảo vệ môitrường Nhận thức về bảo vệ môi trường trong các cấp, các ngành và nhân dân đãđược nâng lên, mức độ gia tăng ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường từng bướcđược hạn chế, công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học đã đạt được
Trang 15những tiến bộ rõ rệt Những kết quả đó đã tạo tiền đề tốt cho công tác bảo vệ môitrường trong thời gian sắp tới.
- Tuy nhiên, môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có nơi, cólúc đã giảm đến nức báo động: đất dai bị xói mòn, thoái hóa; chất lượng các nguồnnước suy giảm mạnh; không khí ở nhiều vùng khu đô thị, dân cư bị ô nhiễm nặng;khối lượng phát sinh và mức độ độc hại của chất thải ngày càng tăng; tài nguyênthiên nhiên trong nhiều trường hợp bị khai thác quá mức; không có quy hoach, đadạng sinh học bị đe dọa nghiêm trọng; điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nướcsạch ở nhiều nơi không đảm bảo Việc đẩy mạnh công nghiêp, dịch vụ quá trình đôthị hóa, sự gia tăng dân số trong khi mật độ dân số đã quá cao, tình trạng nghèo đóichưa được khắc phục tại một số vùng nông thôn, miền núi, các thảm họa do thiên tai
và những diễn biến xấu về khí hậu toàn cầu đang tăng, gây áp lực lên tài nguyên vàmôi trường, đặt công tác bảo vệ môi trường trước những thách thức gay gắt
Những yếu kém, khuyết điểm trong công tác bảo vệ môi trường do nhiềunguyên nhân khách quan và chủ quan nhưng chủ yếu chưa nhận thức đúng đắn vềcông tác bảo vệ môi trường, chưa biết nhận thức, trách nhiệm thành hành động cụthể của từng cấp, từng ngành, và từng người cho việc bảo vệ môi trường, nguồn lựcđầu tư cho bảo vệ môi trường của cả nước, của các doanh nghiệp và cộng đồng dân
cư rất hạn chế, công tác quản lý về môi trường còn nhiều yếu kém, phân công, phâncấp trách nhiệm chưa rõ ràng, việc thi hành pháp luật còn chưa nghiêm
3 Chỉ thị 29/CT-TW chỉ thị tiếp tục đẩy mạnh nghị quyết số 41/NQ-TW của
Bộ chính trị
- Tổ chức kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện nghị quyết 41- NQ-TW của bộChính Trị; xác định rõ những ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân, nhất là nguyênnhân chủ quan, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức; đề ra các biện pháp cụ thể thựchiện tốt nhiệm vụ Nghị quyết 41 và Chỉ thị này, đưa nội dung kiểm điểm công tácbảo vệ môi trường vào báo cáo tổng kết, đánh giá định kỳ của cơ quan, đơn vị
- Tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biếnmạnh mẽ về nhận thức và hành động trong các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận
Tổ quốc, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về trách nhiệm, ý thứcbảo vệ môi trường Phát huy vai trò của các cơ quan thông tin đại chúng trong tuyên
Trang 16truyền về bảo vệ môi trường; đa dạng hóa nội dung, hình thức tuyên truyền, làm chonhân dân hiểu rõ hậu quả trước mắt cũng như lâu dài của ô nhiễm môi trường vàbiến đổi khí hậu đối với sức khỏe con người, đời sống xã hội và sự phát triển bềnvững của đất nước; những bài học và kinh nghiệm về bảo vệ môi trường và ứng phóvới biến đổi khí hậu của các nước trong khu vực và trên thế giới; công bố công khainhững tổ chức, doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và hình thức xử
lý Đưa nội dung giáo dục môi trường vào chương trình, sách giáo khoa của hệthống giáo dục quốc dân Coi trọng việc phát động phong trào bảo vệ môi trườngtrong các tầng lớp nhân dân Xây dựng tiêu chí về môi trường vào đánh giá hoạtđộng của từng doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, gia đình, làng, bản, khu phố, tập thể,
cá nhân, đảng viên, đoàn viên, hội viên Phát hiện, nhân rộng và tuyên truyền các
mô hình, điển hành tiên tiến về bảo vệ môi trường Duy trì và phát triển giải thưởngmôi trường hàng năm
- Tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vựcbảo vệ môi trường Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luậtnhằm cụ thể hóa và hướng dẫn đầy đủ Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinhhọc; sửa đổi, bổ sung các quy định về tội phạm môi trường trong Bộ Luật Hình sự.Quy định các chế tài xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; xâydựng và ban hành quy định bồi thường thiệt hại về môi trường Kiện toàn hệ thốngquản lý nhà nước về môi trường từ Trung ương đến cơ sở; bảo đảm ở cấp huyện có
bộ phận quản lý môi trường, cấp xã có cán bộ phụ trách công tác bảo vệ môi trường.Làm rõ chức năng, nhiệm vụ, phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước vềbảo vệ môi trường giữa các cấp, các ngành Không phê duyệt chiến lược, quyhoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư tiềm ẩn nguy cơ cao đối với môitrường Không đưa vào vận hành, sử dụng các khu công nghiệp, khu công nghệ cao,khu đô thị, công trình, cơ sở y tế, cơ sở sản xuất mới không đáp ứng các yêu cầu vềbảo vệ môi trường Quản lý chặt chẽ chất thải, nhất là các chất thải nguy hại trongsản xuất công nghiệp, dịch vụ, y tế, nghiên cứu khoa học; chấm dứt nạn đổ phế liệu,
xã nước thải chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường vào các sông, kênh, rạch, hồ
ao Thu gom và xử lý toàn bộ rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp bằng cácbiện pháp thích hợp; ưu tiên việc tái chế, tái sử dụng, hạn chế tối đa việc chôn lấp
Trang 17Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng Giải quyết
cơ bản tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường ở các khu dân cư dochất thải của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các làng nghề, các khu vực bịnhiễm độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Kiên quyết đình chỉ hoạt độnghoặc buộc di dời những cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng trong khu dân cư nhưngkhông có biện pháp khắc phục có hiệu quả Thực hiện kế hoạch phục hồi và cảithiện môi trường tại các khu vực đã bị ô nhiễm, suy thoái nặng Thực hiện việc đánhgiá công nghệ sản xuất của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, bảo đảm khôngđưa vào nước ta công nghệ cũ, lạc hậu gây ô nhiễm môi trường Xử lý nghiêm cáctrường hợp lợi dụng nhập khẩu phế liệu, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để đưachất thải vào nước ta Kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, nhập khẩu và sử dụng hóachất, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất, bảo quản sản phẩm nông nghiệp, thức ăn
và thuốc phòng trừ dịch bệnh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản Tăng cườngcông tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm mọi sai phạm, nhất là những saiphạm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, có cơ chế, chính sáchkhuyến khích cá nhân, tổ chức, cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường Xây dựng
và phát triển lực lượng tình nguyện viên bảo vệ môi trường Tăng cường sự giámsát của cộng đồng, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng đối vớibảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân Phát triển các dịch vụthu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ khác bảo vệ môi trườngvới sự tham gia của mọi thành phần kinh tế Hình thành các loại hình tổ chức đánhgiá, tư vấn, giám định, chứng nhận về bảo vệ môi trường; thành lập doanh nghiệpdịch vụ môi trường đủ mạnh để giải quyết các vấn đề môi trường lớn, phức tạp củađất nước
4 Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVNngày 31/03/2000 của Bộ Tư Pháp, Bộ Văn Hóa thông tin và ban thường trực ỦyBan Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam phối hợp hướng dẫn việc xây dựng
và thực hiện hương ước, quy ước của làng, thôn bản, cụm dân cư
1.1.2 Khái niệm hương ước
Trang 18Khái niệm hương ước được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-BTP-BVHTT-BTTUBTUMTTQVN ngày 31 tháng 3 năm 2000 giữa Bộ Tưpháp, Bộ Văn hóa Thông tin và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổquốc Việt Nam (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT) như sau:
“Hương ước là văn bản quy phạm xã hội trong đó quy định các quy tắc xử
sự chung do cộng đồng dân cư cùng thoả thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của nhân dân nhằm giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp và truyền thống văn hoá trên địa bàn làng, bản, thôn, ấp, cụm dân
cư, góp phần hỗ trợ tích cực cho việc quản lý nhà nước bằng pháp luật” [4]
1.1.3 Các đặc điểm của hương ước, quy ước
Từ khái niệm có thể thấy hương ước, quy ước là một loại văn bản, với cácđặc điểm đặc trưng cụ thể như sau:
- Hương ước, quy ước là kết ước của người dân, được thể hiện bằng một loạivăn bản với nhiều tên gọi khác nhau như: hương ước làng, quy ước làng,… Trongdân gian cũng còn nhiều loại hình kết ước của người dân được thể hiện bằng cáccâu tục ngữ, lời nói có vần, phương ngôn, ngạn ngữ truyền miệng, không được thựchiện bằng văn bản thì không phải là hương ước
- Hương ước, quy ước do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận đặt ra trên cơ sở
sự nhất trí của tập thể cộng đồng dân cư Đây cũng là một trong những nguyên tắcxây dựng hương ước, quy ước, bất cứ một cá nhân hay một cơ quan, tổ chức nàoxây dựng văn bản và tự gọi đó là hương ước, quy ước đều là không đúng, khôngphù hợp với tính chất, đặc trưng và nguyên tắc xây dựng hương ước, quy ước
- Hương ước, quy ước cũng là một loại văn bản quy phạm, là các quy phạm
xã hội do cộng đồng dân cư thỏa thuận đặt ra và cùng nhau thực hiện Nghĩa là cộngđồng dân cư tự xây dựng các nguyên tắc ứng xử trên cơ sở pháp luật và truyềnthống, tập quán địa phương và tự nguyện thực hiện các nguyên tắc đó Đặc điểmnày của quy phạm trong hương ước, quy ước khác hẳn với các quy phạm pháp luậttrong các văn bản do Nhà nước ban hành
- Các quy định trong hương ước, quy ước không được trái với quy định củapháp luật, nếu trái thì phải loại bỏ những quy định đó
Trang 19- Trên thực tế, hương ước, quy ước được xây dựng chủ yếu để điều chỉnhcác quan hệ tự quản tại cộng đồng dân cư, là những quan hệ xã hội trong lĩnh vực
xã hội - dân sự mà pháp luật không điều chỉnh hoặc chỉ điều chỉnh ở mức độ quyđịnh các nguyên tắc chung như: việc tổ chức ma chay, cưới xin, bảo vệ trật tự trị an,phát triển sản xuất, khuyến khích học hành, giữ gìn và phát huy những giá trị đạođức truyền thống, giải quyết các tranh chấp hoặc những vi phạm nhỏ trong nhândân, các phương thức cụ thể tại địa phương để xoá đói, giảm nghèo,… [4]
1.1.4 Vai trò của hương ước, quy ước trong đời sống và sinh hoạt của cộng
xã hội Hương ước, quy ước góp phần hình thành trong người dân địa phương vàngười dân sinh sống tại địa phương truyền thông đoàn kết quý báo và nâng caonhân thức của mỗi cá nhân trong công việc chung của cộng đồng
Hương ước, quy ước là thành tố quan trọng trong hệ thống thể chế quản lý ởnông thôn, là một bộ phận hỗ trợ đắc lực pháp luật trong việc điều chỉnh các quan
hệ xã hội tại cộng đồng dân cư đối với những vấn đề, những nội dung mà pháp luậtkhông điều chỉnh, mặt khác, hương ước, quy ước còn thực hiện tối đa tinh thần mởrộng dân chủ ở cơ sở, giúp nhân dân trong tiến trình tham gia giám sát hoạt độngcủa cơ quan nhà nước
Trên thực tế, hương ước, quy ước được xây dựng chủ yếu để điều chỉnh cácquan hệ tự quản tại cộng đồng dân cư, là những quan hệ xã hội trong lĩnh vực xã hội– dân sự mà pháp luật không điều chỉnh hoặc chỉ điều chỉnh ở mức độ quy định cácnguyên tắc chung như: việc tổ chức ma chay, cưới xin, bảo vệ trật tự trị an, phát
Trang 20triển sản xuất, khuyến khích học hành, giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đứctruyền thống, giải quyết các tranh chấp hoặc những vi phạm nhỏ trong nhân dân,các phương thức cụ thể tại địa phương để xoá đói, giảm nghèo,… Các văn bản phápluật do nhà nước quy định khó có thể tiếp cận trực tiếp với người dân, đặc biệt làcộng đồng dân cư ở khu vực nông thôn Chính vì vậy, hương ước, quy ước của làng,
xã ra đời thể hiện các quy phạm xã hội, các quy phạm xã hội này do nhân dân xâydựng nên và nhân dân tự nguyện thực hiện Tuy nhiên, khi được xây dựng từ chínhcộng đồng dân cư thì hương ước, quy ước sẽ mang những nét đặc trưng của vùngmiền, không thể bỏ qua những hủ tục, nhữngquan điểm không tân tiến của địaphương đã tồn tại nhiều năm [4]
1.2 Xây dựng và thực hiện hương ước
1.2.1 Xây dựng hương ước
Đối tượng của việc xây dựng hương ước, quy ước chính là cộng đồng dân cưsinh sống tại địa bàn (làng, xã, thôn ấp, phường,…)
a) Xây dựng hương ước, quy ước
Nội dung của hương ước, quy ước
Hương ước là văn bản quy phạm xã hội trong đó quy định các quy tắc xử sựchung do cộng đồng dân cư cùng thoả thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hộimang tính tự quản của nhân dân nhằm giữ gìn và phát huy những phong tục, tậpquán tốt đẹp và truyền thống văn hoá trên địa bàn làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư,góp phần hỗ trợ tích cực cho việc quản lý nhà nước bằng pháp luật
Trên cơ sở các quy định của pháp luật, điều kiện kinh tế - xã hội, trình độdân trí, nhằm phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp, góp phần đưa pháp luậtvào cuộc sống của cộng đồng dân cư, Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT tập trungvào các nội dung cụ thể như sau:
- Đề ra các biện pháp, phương thức thích hợp giúp dân cư trên địa bàn thamgia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, bảo đảm và phát huy quyền tự do, dân chủ của
Trang 21nhân dân; động viên và tạo điều kiện để nhân dân thực hiện tốt các quyền và nghĩa
vụ của công dân;
- Các nội dung, biện pháp nhằm bảo đảm, giữ gìn và phát huy thuần phong,
mỹ tục, thực hiện nếp sống văn minh trong ứng xử, giao tiếp, ăn, ở, đi lại, phát triểncác hoạt động văn hóa lành mạnh, xây dựng và phát huy tình làng, nghĩa xóm, đoànkết, tương thân, tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư; thựchiện tốt các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước;
- Đề ra các biện pháp góp phần bảo vệ tài sản Nhà nước, tài sản công cộng vàtài sản của công dân, bảo vệ môi trường sống, bảo vệ rừng, biển, sông, hồ, danh lamthắng cảnh, đền chùa, miếu mạo, các nguồn nước, đê điều, đập nước, kênh mương,cầu cống, đường dây tải điện; xây dựng và phát triển đường làng, ngõ xóm, trồngcây xanh;
- Các nội dung góp phần xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, xâydựng làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư văn hóa, hình thành các quy tắc đạo đức mớitrong gia đình và cộng đồng; khuyến khích mọi người đùm bọc, giúp đỡ nhau khigặp khó khăn, hoạn nạn, ốm đau; vận động thực hiện các chính sách dân số - kếhoạch hóa gia đình, xây dựng các gia đình theo tiêu chuẩn gia đình văn hóa;
- Xây dựng tình đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng, vận độngcác thành viên trong gia đình, họ tộc, xóm làng đoàn kết nhau để xoá đói, giảmnghèo, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, khuyến học, khuyến nghề ở địaphương; vận động các thành viên trong cộng đồng tham gia tổ hợp tác, hợp tác xãnhằm phát triển sản xuất Khuyến khích phát triển các làng nghề, đóng góp xâydựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công: điện, đường, trường học, trạm
xá, nghĩa trang, các công trình văn hoá, thể thao trên địa bàn Lập, thu chi các loạiquỹ trong khuôn khổ pháp luật và phù hợp khả năng đóng góp của nhân dân;
Trang 22- Đề ra các biện pháp thưởng, phạt phù hợp để đảm bảo thực hiện hươngước, quy ước: Hương ước quy định các hình thức và biện pháp thưởng đối với cánhân, hộ gia đình có thành tích trong việc xây dựng và thực hiện hương ước như:lập sổ vàng truyền thống, nêu gương người tốt, việc tốt, ghi nhận công lao, thànhtích của tập thể, cá nhân; bình xét, công nhận gia đình văn hóa và các hình thứckhen thưởng khác do cộng đồng tự thỏa thuận hoặc đề nghị các cấp chính quyềnkhen thưởng theo quy định chung của Nhà nước.
Đối với những người có hành vi vi phạm các quy định của hương ước, quyước chủ yếu áp dụng các hình thức giáo dục, phê bình của gia đình, tập thể cộngđồng, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng ở cơ sở Trường hợp viphạm nghiêm trọng các quy định của hương ước, quy ước thì trên cơ sở thảo luậnthống nhất trong tập thể cộng đồng, có thể thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm trongphạm vi cộng đồng hoặc áp dụng các biện pháp phạt nhưng không được đặt ra cácbiện pháp xử phạt nặng nề xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự, nhânphẩm, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân Trong hương ước, quyước không đặt ra các khoản phí, lệ phí Hương ước, quy ước có thể đề ra các biệnpháp nhằm góp phần giáo dục những người có hành vi vi phạm pháp luật bị áp dụngbiện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; giáo dục, cảm hóa, giúp đỡ người phạmtội sau khi ra tự trở thành những người lương thiện,có ích cho xã hội.[4]
Hình thức thể hiện hương ước, quy ước
Về tên gọi: có thể dùng tên gọi chung là hương ước hoặc quy ước làng, bản,thôn, ấp, cụm dân cư
Về cơ cấu và nội dung: hương ước có thể có lời nói đầu ghi nhận truyềnthống văn hoá của từng làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư và mục đích của việc xâydựng hương ước.Nội dung của hương ước được chia thành các chương, mục, điều,khoản, điểm Các quy định cụ thể của hương ước cần xác định rõ quyền và nghĩa vụcủa các thành viên trong cộng đồng Các biện pháp thưởng, phạt có thể quy địnhngay tại các điều, khoản cụ thể
Trang 23Các quy định của hương ước cần ngắn gọn, cụ thể, thiết thực, dễ hiểu, dễnhớ, dễ thực hiện.
Để thể hiện hương ước, các địa phương có thể và cần tham khảo các bảnhương ước, quy ước đã được ban hành trên địa bàn hoặc tại các địa phương lân cận.Khi tham khảo cần tránh sao chép máy móc nội dung của các bản hương ước, quyước đó Cách thức trình bày, kỹ thuật biên soạn các quy định của hương ước có thểtham khảo, nhưng nội dung thì phải lấy từ thực tiễn cuộc sống ngay tại làng, bản,thôn, ấp, cụm dân cư để đưa vào hương ước [4]
1.2.2 Tổ chức thực hiện hương ước
Quy trình các bước xây dựng một bản hương ước, quy ước
Hương ước phải được xây dựng một cách thực sự dân chủ, công khai, phùhợp với các quy định của pháp luật, được chia theo các bước cơ bản như sau:
Bước 1 Thành lập Nhóm soạn thảo và tổ chức soạn thảo hương ước:
Trưởng thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư (sau đây gọi chung là Trưởng thôn)chủ trì cùng Bí thư chi bộ, Trưởng Ban công tác Mặt trận thống nhất các nội dung
cơ bản cần soạn thảo, đồng thời chỉ định các thành viên Nhóm soạn thảo Thànhviên Nhóm soạn thảo là những người có uy tín và kinh nghiệm sống, có trình độ vănhoá, hiểu biết về pháp luật và phong tục, tập quán ở địa phương, có phẩm chất đạođức tốt Nhóm soạn thảo cần có sự tham gia của đại diện một số cơ quan, tổ chức vàđại diện của các thành phần trong cộng đồng dân cư như: cán bộ hưu trí, cựu chiếnbinh, các chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản, trưỏng tộc và những người khác
Trang 24Bước 2 Tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức và nhân dân vào Dự
thảo hương ước:
Dự thảo hương ước được gửi đến cơ quan chính quyền, cấp uỷ, lãnh đạo các
tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã; nếu điều kiện cho phép thì gửi đến từng hộ giađình để lấy ý kiến đóng góp
Việc thảo luận đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện dự thảo hương ước có thểđược tổ chức bằng các hình thức thích hợp như họp thảo luận ở tổ, đội sản xuất, tổdân phố, ngõ xóm, nhóm các hộ gia đình, họp thảo luận ở các tổ chức đoàn thể ởthôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư; niêm yết, phát trên đài truyền thanh, mở hộp thư đểthu thập ý kiến đóng góp
Dự thảo hương ước có thể được Hội đồng nhân dân hoặc UBND cấp xã thảoluận, tham gia ý kiến nhưng không thông qua như một nghị quyết của Hội đồnghoặc quyết định của UBND cấp xã
Bước 3 Thảo luận và thông qua hương ước:
Trên cơ sở những ý kiến đóng góp trên, Nhóm soạn thảo chỉnh lý, hoàn thiện
dự thảo và gửi tới các thành viên sẽ được dự kiến mời tham gia Hội nghị để thảoluận và thông qua hương ước
Dự thảo hương ước phải được thảo luận kỹ, thực sự dân chủ và thông qua tạiHội nghị cử tri hoặc Hội nghị đại biểu hộ gia đình ở làng, bản, thôn, ấp, cụm dân
cư Đại biểu hộ gia đình là chủ hộ hoặc người có năng lực hành vi dân sự được chủ
hộ uỷ quyền Hội nghị này chỉ tiến hành khi có ít nhất là hai phần ba tổng số thànhphần cử tri hoặc đại biểu hộ gia đình tham dự Hương ước được thông qua khi có ítnhất quá nửa sốngười dự họp tán thành: Trưởng thôn phối hợp với Ban công tácMặt trận chủ trì Hội nghị Hội nghị quyết định hình thức biểu quyết thông quahương ước bằng cách giơ tay biểu quyết trực tiếp hoặc bỏ phiếu
Bước 4 Phê duyệt hương ước:
Sau khi hương ước được thông qua, Chủ tịch UBND xã cùng Chủ tịch Uỷban Mặt trận Tổ quốc cấp xã xem xét nội dung của hương ước bảo đảm phù hợp vớipháp luật, thuần phong, mỹ tục và trao đổi thống nhất với Chủ tịch Hội đồng nhândân cấp xã về nội dung của hương ước trước khi trình Chủ tịch UBND cấp huyệnphê duyệt
Trang 25Hương ước chính thức trình phê duyệt cần có chữ ký của Trưởng thôn, Bíthư chi bộ, Trưởng ban công tác Mặt trận và già làng (nếu có) kèm theo Biên bảnthông qua tại Hội nghị Hương ước gửi lên UBND cấp huyện phê duyệt phải cóCông văn đề nghị của UBND cấp xã.
Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, phê duyệt hương ước trong thời hạn 30ngày, kể từ ngày nhận được bản hương ước và Công văn đề nghị phê duyệt Chủtịch UBND dân cấp huyện ra quyết định phê duyệt hương ước
Hương ước đã được phê duyệt phải có dấu giáp lai
Trong trường hợp hương ước không được phê duyệt thì Phòng Tư pháp chủtrì phối hợp với Phòng Văn hoá - Thông tin hướng dẫn để cơ sở chỉnh lý, hoàn thiệncác hương ước đó để trình lại.[3]
b) Tổ chức thực hiện và sửa đổi, bổ sung hương ước:
UBND cấp xã có trách nhiệm chuyển hương ước đã được phê duyệt đểTrưởng thôn, xóm niêm yết, tuyên truyền, phổ biến đến từng thành viên trong cộngđồng dân cư và tổ chức thực hiện hương ước
UBND cấp xã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xãhội, tổ chức xã hội ở cơ sở chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện nghiêm chỉnh các nộidung của hương ước; kiểm tra, phát hiện và kịp thời chấn chỉnh những sai trái, lệchlạc, tiêu cực trong việc thực hiện hương ước, định kỳ báo cáo UBND cấp trên vàHội đồng nhân dân cùng cấp việc thực hiện hương ước ở địa phương
Hàng năm, cần tổ chức kiểm điểm việc thực hiện hương ước Trong trườnghợp cần sửa đổi, bổ sung thì do Hội nghị cử tri hoặc Hội nghị đại biểu hộ gia đìnhthảo luận Việc sửa đổi, bổ sung hương ước cũng phải tuân theo trình tự, thủ tụcnhư khi soạn thảo hương ước mới Không được tuỳ tiện sửa đổi, bổ sung hương ướcsau khi đã được phê duyệt [4]
1.3 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại xã Hiên Vân
1.3.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Trang 26Xã Hiên Vân là một xã trong vùng đồng bằng châu thổ song Hồng, nằm ởtrung tâm của huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm huyện lỵ khoảng 4km.
Có địa giới hành chính:
- Phía Đông giáp với xã Lạc vệ, Hạp Lĩnh
- Phía Tây giáp với xã Việt Đoàn, Liên Bão
- Phía Bắc giáp với xã Liên Bão, Khắc Niệm
- Phía Nam giáp với xã Việt Đoàn
Về địa hình, địa mạo
Địa hình của xã Hiên Vân khá phức tạp, có xu hướng dốc về hai phái Nam, có nhiều đồi núi giữa các cánh đồng tạo nên các khu dân cư quanh núi
Bắc-Về khí hậu
Nằm trong địa bàn huyên Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh mang đầy đủ những đặcđiểm của kiểu khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng, là khí hậu nhiệt đới gió mùa, dovậy khí hậu được chia thành 2 mùa rõ rệt:
- Mùa khô lạnh : Bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 3 năm sau, vớilượng mưa/tháng biến động từ 2,5mm đến 32,9mm Nhiệt độ trung bình /tháng từ17- 240C
- Mùa mưa: Nắng nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 Nhiệt độ trung bình /tháng từ 26,20C đến 30,70C, lượng mưa /tháng từ 106mm (tháng 10) đến 614,4( tháng 6) Lượng mưa trong các tháng mùa mưa chiếm 93,18% lượng mưa cả năm
- Độ ẩm không khí trung bình trong năm là 78%, trong đó tháng 3 là có độ
ẩm không khí lớn nhất 86% , tháng 12 có độ ẩm không khí thấp nhất là 70%
- Về gió: Thay đổi theo mùa rõ rệt, hướng gió thịnh hành là gió mùa ĐôngNam vào mùa mưa, gió mùa Đông Bắc vào mùa khô Ngoài ra xã còn chịu ảnhhưởng của 2 loại gió mùa hại: gió bão cường độ mạnh kéo theo mưa lớn và gió TâyNam khô nóng [10]
Về thủy văn
Trang 27Hệ thống thủy văn của xã được quy hoạch khá hoàn chỉnh, bao gồm tuyếnkênh tưới tiêu hợp lý Đã cứng hóa 1950m kênh N6-3, góp phần đảm bảo nước tướiphục vụ sản xuất cho diện tích canh tác phía Nam của xã, từ năm 2000-2005 toàn xã
đã huy động đào đắp, nạo vét kênh mương nội đồng với khối lượng đạt hơn 40.000
m3 và trên 12.000m3 đất dải cấp phối phục vụ cho sản xuất, giao thông của nhândân Làm mới và tu sửa 40 cống tưới tiêu [10]
Tài nguyên
- Tài nguyên đất đai:
Đất đai xã Hiên Vân phù hợp cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu các loại đấtsau:
Đất vàng nhạt trên đá cát (Fp)
Đây là loại đất được hình thành tại chỗ trên những đồi núi độc lập giữ đồngbằng, đất thường có thành phần cơ giới nhẹ, tầng mỏng, lẫn nhiều đá, phản ứngchua Nên trồng rừng phủ xanh những nơi còn trống để cải thiện môi trường đất
Đất phù sa của hệ thống sông Hồng
Loại đất này chiếm diện tích lớn nhất huyện, phân bố hầu hết ở các xã tronghuyện, tập trung hành những cánh đồng lớn Đất được hình thành ở địa hình vàn,vàn thấp trog điều kiện ngập nước, gley yếu đến trung bình Đất có thành phần cơgiới từ trung bình đến thịt nặng, đất chua, hàm lượng mùn và đạm khá, lân dễ tiêunghèo Đây là loại đất đang tròng 2 vụ lúa có năng suất cao, ổn định, cần có biệnpháp cải tạo mở rộng diện tích cây tròng vụ đông [10]
- Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Hệ thống sông ngòi, kênh mương cùng với số lượng ao hồ
có tạo điều kiện thuận lợi cung cấp nước ngọt quanh năm cho sản xuât, sinh hoạtcũng như cải tạo đất
Trang 28Nguồn nước ngầm: Đã được người dân trong xã sử dụng tương đối tốt, chấtlượng hiện nay đảm bảo cho sinh hoạt.
Hệ thống thủy văn của xã có nguồn nước dồi dào, đảm bảo cung cấp nước đủcho sản xuất nông nghiệp và các hoạt động kinh tế, xã hội cũng như đời sống dânsinh
- Tài nguyên nhân văn
Là xã đồng bằng thuộc vùng Kinh Bắc ngàn năm văn hiến Cư dân tập trungsống ở đây từ lâu đời nên Hiên Vân có một nền văn hóa lâu đời với nhiều truyềnthống văn hóa, phong tục tập quán, các công trình kiến trúc vẫn giũ được bản sắcdân tộc và ngày càng được phát huy vào sự phát triển chung của xã hội
Thảm thực vật
Nằm trong vùng đồng bằng nên hệ thống thảm thực vật ở đay chủ yếu là lúa
và các loại hoa màu Ngoài ra trong các khu dân cư còn có các loại cây ăn quả.Mang tính chất là loại hình thực vật vùng đồng bằng sinh trưởng tốt , chiếm nhiềudiện tích tự nhiên và được phân bố ở tất cả các thôn [10]
1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Về dân số
Xã Hiên Vân có diện tích là 445,77ha, toàn xã Hiên Vân tính đến cuối năm
2015 có 7093 người, có mật độ dân số là 1592 người/km2 Tỷ lệ gia tăng dân số tựnhiên là 1,0%
Tổng số lao động làm việc trong cac ngành kinh tế là 4239 người
Đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp do quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa, xây dựng nông thôn mới, do vậy vấn đề giải quyết việc làm cho người dân laođộng ngày càng trở lên cấp bách Tình trạng thiếu việc làm nhất là đối với thanhniên, cũng như lực lượng nông nhàn là vấn đề cần quan tâm trong thời gian tới [10]
Trang 29Về kinh tế
Tình hình kinh tế của xã Hiên Vân trong những năm gần đây luôn giữ vững
sự phát triển ổn định
Năm 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã đạt khoảng 11,5%
Năng xuất bình quân của cây lúa đạt 56 tạ /ha
Giá trị thu nhập bình quân từ cây màu ước đạt 81 triệu đồng /ha
Tổng đàn lợn đạt 2491 con/ năm, đàn gia cầm đạt 21.600 con bò đạt 132 con,trâu đạt 9 con
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp,dịch vụ, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm
- Kinh tế nông nghiệp :
Trồng trọt: Đã chuyển dịch theo hướng sản xuất hang hóa, nâng cao chấtlượng sản phẩm, mặc dù hằng năm xã phải chuyển đổi một diện tích đất cho xâydựng cơ sở hạ tầng của huyện, của xã xong diện tích gieo trồng vẫn luôn được đảmbảo, đạt kế hoạch hằng năm đề ra
Những năm qua áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, thâm canh vàlàm tốt công tác bảo vệ thực vật nên năng suất cây trồng bình quân đạt 56 tạ/ha/vụ.Tổng sản lượng cả năm đạt 2737.2 tấn
- Chăn nuôi
Tuy có sự chỉ đạo, tăng cường công tác tuyên truyền hướng dẫn kỹ thuậtchăn nuôi, phòng chống dịch bệnh nhưng do diễn biến khó lường của dịch bệnh nêndịch tai xanh đã xảy ra trên địa bàn xã, làm ảnh hưởng tới công tác chăn nuôi của xã
Trang 30- Về chăn nuôi thủy sản:
Đã cải tạo chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang đào ao nuôi trồngthủy sản theo mô hình V.A.C Diện tích nuôi thường xuyên được quan tâm mở rộng
ở những xóm, hộ có điều kiện, tay nghề thâm canh phù hợp, tổng thu nhập từ nuôitrồng thủy sản ước đạt 3,5 tỷ đồng trong năm 2015
- Kinh tế tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ
Đảng ủy ,HĐND, UBND luôn chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi để HTX, cáccông ty, các hộ sản xuất kinh doah được cấp phép inh doanh, vay vốn mở rộng pháttriển các ngành nghề , bước đầu đi vào hoạt động kinh doanh hiệu quả, tạo việc làmcho khoảng 100 lao động Duy trì hoạt động hàng quán dịch vụ, tạo điều kiện thuậnlợi cho nhân dân trong giao thương [10]
Về văn hóa, xã hội
- Thưc hiện tốt công tác chính sách xã hội, lĩnh và cấp phát tiền cho đúng đốitượng không để sai sót Thực hiện phát tiền trợ cấp xã hội hang tháng, cấp phát thẻbảo hiểm y tế Triển khai tổ chức ngày kỷ niệm thuiwng binh liệt sĩ, tặng quà chocác gia đình thương binh liệt sĩ Triển khai kế hoạch tết trung thu cho các cháu thiếunhi
- Công tác giáo dục:
Trên địa bàn xã có: 1 trường Trung học cơ sở, 1 trường Tiểu học, 4 trườngMầm non đã được đầu tư mua sắm trang thiết bị và các điều kiện phục vụ cho việchọc tập cũng như phát triển giáo dục của xã Thường xuyên tổ chức các buổi họpphụ huynh đầu năm bàn các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và triển khai kếhoạch học tập năm học
- Công tác y tế - dân số kế hoạch gia đình:
Xã đã thực hiện tốt công tác sức khỏe cho nhân dân Thường xuyên tuyêntruyền, giám sát dịch bệnh chặt chẽ
Trang 31Tại xã có 1 trạm y tế thực hiện công tác khám chữa bệnh cho người dân.Thực hiện các chương trình mở rộng duy trì và đạt hiệu quả cao, các em nhỏ đượctiêm chủng đầy ủ, không có tai biến, các bệnh trong chương trình tiêm chủng đượcgiám sát chặt chẽ [10]
Trang 32CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, nghiên cứu
- Nhà quản lý môi trường tại xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
- Các hộ gia đình và người dân sinh sống xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, tỉnhBắc Ninh
2.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về thời gian: từ ngày 26/3 đến hết ngày 15/5/2017
- Phạm vi về không gian: Xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu
Tiến hành thu thập các thông tin, tài liệu phục vụ cho đề tài như sau:
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của xã Hiên Vân
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninhnăm 2016, phương hướng nghiệm vụ trọng tâm năm 2017 của UBND xã Hiên Vân
- Đề án xây dựng nông thôn mới xã Hiên Vân
- Quy hoạch sử dụng đất xã Hiên Vân
- Nghiên cứu tài liệu, sách báo, công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiêncứu
Từ các tài liệu trên, đã lựa chọn, tổng hợp được các thông tin cần thiết đểthực hiện đồ án
2.3.2 Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp nghiên cứu bằng các công cụ điều tra xã hội học nhất là bảngcâu hỏi là một công cụ đo lường mềm dẻo và đa dạng, có thể tiếp cận được nhữngvấn đề đa dạng và phức tạp Để đánh giá được hiện trạng môi trường và công tácquản lý môi trường tại địa phương cũng như mức độ quan tâm, hiểu biết của cộngđồng về vấn đề bảo vệ môi trường, tôi sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để
Trang 33thu thập được các thông tin, dữ liệu phục vụ cho quá trình thực hiện đề tài Cụ thể là
sử dụng các phiếu điều tra (bảng hỏi) và thực hiện phỏng vấn trực tiếp
- Xây dựng phiếu điều tra để điều tra đánh giá về hiện trạng môi trường và
công tác quản lý môi trường cho 2 đối tượng là: 1mẫu phiếu điều tra cộng đồng dân
cư và 1mẫu phiếu điều tra cho các cán bộ quản lý tại khu vực nghiên cứu
- Tiến hành điều tra: Số phiếu dự kiến là 70 phiếu với 2 mẫu phiếu điều tra
cho 2 nhóm đối tượng cụ thể là cộng đồng dân cư với số lượng là 50 phiếu và cán
bộ quản lý với số lượng là 20 phiếu
- Dựa trên hiệu quả điều tra đánh giá hiện trạng môi trường và hiện trạngcông tác quản lý môi trường trên địa bàn xã Hiên vân, huyện Tiên Du, tỉnh BắcNinh xây dựng bản dự thảo hương ước, quy ước bảo vệ môi trường với sự tham giacủa cộng đồng dân cư
2.3.3 Phương pháp DPSIR
Mô hình DPSIR để đánh gia về hiện trạng môi trường và các tác động từ cáchoạt động kinh tế, xã hội của người dân địa phương đến môi trường và mức độ ảnhhưởng của chúng, cũng như tới sức khỏe của người dân, từ đó đưa ra các giải phápgiải quyết và khắc phục hiệu quả
- D - Động lực: Phát triển kinh tế - xã hội, nguyên nhân sâu xa của các biến
đổi môi trường
- P - Áp lực: Xác định các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi
trường (rác thải, nước thải )
- S - Hiện trạng : Chất lượng môi trường tại xã.
- I - Tác động: Tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe cộng đồng,
hoạt đông phát triển kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái
- R – Đáp ứng: Các giải pháp bảo vệ môi trường
Với khuôn khổ đồ án chỉ áp dụng phương pháp này để thống kê nguồn gây ô
nhiễm (P) và tác động nguồn gây ô nhiễm (I) làm cơ sở đánh giá hiện trạng và đề
xuất dự thảo hương ước
2.3.4 Phương pháp tham vấn cộng đồng
Trang 34Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở có sự tham gia của cộng đồngdân cư và các nhà quản lý tại xã Hiên Vân.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đánh giá môi trường sự tham gia củacộng đồng dân cư là một yêu cầu cơ bản và quan trọng để đảm bảo sự chấp thuậncủa cộng đồng dân cư đối với dự án, phát huy các mặt tích cực và hạn chế các tácđộng xấu tới môi trường Để thể hiện được sự tham vấn cộng đồng, tôi đã lập phiếuđiều tra phỏng vấn người dân và các nhà quản lý trên địa bàn xã Hiên Vân về hiệntrạng môi trường, việc thực hiện công tác quản lý và bảo vệ môi trường hiện nay.Đông thời thăm dò được mức độ quan tâm của người dân đối với công tác bảo vệmôi trường tại đây Cùng với các tài liệu đã thu thập được và chọn lọc để tư đó đánhgiá được về hiện trạng môi trường và công tác quản lý, bảo vệ môi trường của xãHiên Vân
Bản dự thảo Hương ước về Bảo vệ môi trường được lập ra dựa trên cơ sở saukhi đã tổng hợp được các thông tin từ phiếu điều tra, phân tích hiện trạng môitrường địa phương, nhu cầu cần thiết trong vấn đề bảo vệ môi trường và bàn bạc,trao đổi ý kiến với các cán bộ môi trường xã Hiên Vân
Trên cơ sở điều tra khảo sát về hiện trang môi trường và hiện trạng công tácquản lý, bảo vệ môi trường tại xã Hiên Vân Tôi đã tiến hành tổ chức cuộc họp vàđưa ra bản hương ước dự thảo lấy ý kiến cộng đồng về bảo vệ môi trường tại địaphương Tại cuộc họp gồm có:
- Thành phần tham dự : Đ/c Nguyễn Hữu Trách – Phó Chủ tịch UBND xã
Hiên Vân, Đ/c Nguyễn Công Chi – Văn phòng UBND xã Hiên Vân, các khách mời,các vị đại biểu và người dân đại diện cho các hộ gia đình, xóm, đội
- Địa điểm tổ chức cuộc họp: Hội trường UBND xã Hiên Vân
- Thời gian tố chức cuộc họp: từ 8h30 đến 11h30 ngày 27/4/2017
- Nội dung cuộc họp:
• Thảo luận, hỏi đáp các vấn đề chính của cuộc họp, đề xuất bản dự thảohương ước, quy ước tới các nhà quản lý và người dân tham gia cuộc họp
• Lấy ý kiến đóng góp về các điều đưa ra trong bản dự thảo hương ước, quyước
Trang 35Kết thúc cuộc họp, tổng kết lại các ý kiến đóng góp và thông nhất cho bảnHương ước về bảo vệ môi trường Sau đó sẽ bổ sung, hoàn thiện cho bản Hươngước cho phù hợp
Trang 36CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Hiện trạng môi trường xã Hiên Vân
3.1.1 Hiện trạng môi trường nước
Nước mặt
Nguồn nước mặt của xã Hiên Vân bao gồm hệ thống kênh mương nộiđồng, hệ thống ao, hồ chứa nước phân bố rộng khắp trên địa bàn cung cấp và dự trữnước để phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân Nguồn nướcmặt phụ thuộc vào nguồn nước mưa tự nhiên Lượng nước mưa được tích trữ tại các
ao, hồ trải khắp các thôn trong xã
Nước mặt của xã Hiên Vân được sử dụng chủ yếu cho mục đích tưới tiêu
và phát triển kinh tế (nuôi cá, vịt,…) không dùng cho mục đích sinh hoạt Trongnhững năm gần đây, nguồn nước mặt tại xã đã có dấu hiệu suy giảm, phân ra làmcác khu vực không tập trung, có nơi bị ô nhiễm, có nơi chưa bị ô nhiễm Khảo sát
về ý kiến của người dân về hiện trạng môi trường nước mặt tại xã hiên Vân đượcthể hiện tại bản sau:
Bảng 3.1 Ý kiến của người dân về ô nhiễm nước mặt tại xã Hiên Vân
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra tại địa phương
Theo điều tra khảo sát thực tế từ phiếu điều tra dành cho người dân thì 54%
số người được hỏi cho rằng nguồn nước mặt bị ô nhiễm, 46% số người được hỏi cho rằng không bị ô nhiễm
Trang 37Kết quả điều tra về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt tại xãHiên Vân được thể hiện ở bảng sau:
Trang 38Bảng 3.2 Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt tại xã Hiên Vân
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra
Dựa vào kết quả phiếu điều tra nhận thấy, ô nhiễm môi trường nước ở xãHiên Vân chủ yếu là do nước thải và rác thải của người dân sinh sống trên địa bànxã
Theo khảo sát thực địa, tại một số kênh, rạch ở thôn Ngang Nguyễn, VânKhám nước có màu đen đục, sủi bọt bẩn, rác thải nổi lềnh bềnh Các cống tiêu, cốngthoát nước thường xuyên ùn ứ và có mùi hôi thối, nước tại ao hồ có màu đen, xanhthẫm và trên bề mặt có xuất hiện ruồi, bọ, các chất trôi nổi khác Những thành phầnhữu cơ bị phân hủy trong nguồn nước có tác hại đến các loài thủy sinh, cản trở quátrình quang hợp trong nước, cản trở quá trình tự làm sạch trong nước và làm giảmgiá trị sử dụng của nước về măt y tế cũng như về mặt thẩm mỹ
Nước ngầm
Xã Hiên Vân chưa có hệ thống xử lý nước sạch để cung cấp cho ngườidân Hiện nay 100% người dân ở đây sử dụng nguồn nước ngầm là nguồn nước sinhhoạt chính, các hộ dân sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ giếng khoan Đánh giá củangười dân về chất lượng nước ngầm được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.3: Ý kiến của người dân về hiện trạng nước ngầm
Ý kiến của người dân về
nguồn nước đang sử dụng Số hộ gia đình Tỷ lệ (%)
Dùng tốt cho ăn uống, sinh
Bị ô nhiễm, không thể sử dụng
Trang 39Tổng 50 100%
Nguồn : Tổng hợp phiếu điều tra tại địa phương
Theo kết quả điều tra, nhìn chung phần lớn số người được hỏi (41/50phiếu) đánh giá nguồn nước đang sử dụng ở đây vẫn dùng tốt được cho sinh hoạt,
ăn uống, song một số ít (9/50 phiếu) cho rằng nguồn nước ở đây đã có dấu hiệu ônhiễm Những người trả lời nước đã có dấu hiệu ô nhiễm đa phần là những hộ giađình sống gần bãi rác
Nước thải
Nguồn nước thải tại xã Hiên Vân chủ yếu là từ hoạt động sinh hoạt, sảnxuất nông nghiệp, chăn nuôi, của hộ gia đình và tổ chức sinh sống và hoạt động trênđịa bàn
Bảng 3.4 Các nguồn nước thải trên địa bàn xã Hiên Vân
Nước thải từ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ 5 10%
Trang 40Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra tại địa phương
Hình 3.1: Các nguồn nước thải trên địa bãn xã Hiên Vân
Theo kết quả điều tra thực tế về các nguồn nước thải trên địa bàn xã, nguồnnước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt (chiếm 45%), và nước thải chăn nuôi(chiếm 30%), tiếp theo là nước thải nông nghiệp (chiếm 15%), cuối cùng là nướcthải từ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ (chiếm 10%)
Nguồn nước thải tại xã chủ yếu là từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất nôngnghiệp, chăn nuôi, thương mại dịch vụ của các cá nhân, hộ gia đình và tổ chức sinhsống và hoạt động trên địa bàn Kết quả điều tra về hình thức xử lý nước thải củacác hộ dân trên địa bàn được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.5: Hình thức xử lý nước thải của người dân tại xã Hiên Vân