Hiện trạng môi trường nước

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ HIÊN VÂN, HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH (Trang 30 - 34)

b) Tổ chức thực hiện và sửa đổi, bổ sung hương ước:

3.1.1 Hiện trạng môi trường nước

Nước mặt

Nguồn nước mặt của xã Hiên Vân bao gồm hệ thống kênh mương nội đồng, hệ thống ao, hồ chứa nước phân bố rộng khắp trên địa bàn cung cấp và dự trữ nước để phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân. Nguồn nước mặt phụ thuộc vào nguồn nước mưa tự nhiên. Lượng nước mưa được tích trữ tại các ao, hồ trải khắp các thôn trong xã.

Nước mặt của xã Hiên Vân được sử dụng chủ yếu cho mục đích tưới tiêu và phát triển kinh tế (nuôi cá, vịt,…) không dùng cho mục đích sinh hoạt. Trong những năm gần đây, nguồn nước mặt tại xã đã có dấu hiệu suy giảm, phân ra làm các khu vực không tập trung, có nơi bị ô nhiễm, có nơi chưa bị ô nhiễm. Khảo sát về ý kiến của người dân về hiện trạng môi trường nước mặt tại xã hiên Vân được thể hiện tại bản sau:

Bảng 3.1 Ý kiến của người dân về ô nhiễm nước mặt tại xã Hiên Vân Thực trạng môi trường

nước mặt Số phiếu Tỷ lệ (%)

Ô nhiễm 27 54

Không ô nhiễm 23 46

Tổng 50 100

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra tại địa phương

Theo điều tra khảo sát thực tế từ phiếu điều tra dành cho người dân thì 54% số người được hỏi cho rằng nguồn nước mặt bị ô nhiễm, 46% số người được hỏi cho rằng không bị ô nhiễm.

Kết quả điều tra về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt tại xã Hiên Vân được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.2 Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt tại xã Hiên Vân

Nguyên nhân Số phiếu Tỷ lệ

Do rác thải 15 30%

Do nước thải 30 60%

Khác 5 10%

Tổng 50 100%

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra

Dựa vào kết quả phiếu điều tra nhận thấy, ô nhiễm môi trường nước ở xã Hiên Vân chủ yếu là do nước thải và rác thải của người dân sinh sống trên địa bàn xã.

Theo khảo sát thực địa, tại một số kênh, rạch ở thôn Ngang Nguyễn, Vân Khám nước có màu đen đục, sủi bọt bẩn, rác thải nổi lềnh bềnh. Các cống tiêu, cống thoát nước thường xuyên ùn ứ và có mùi hôi thối, nước tại ao hồ có màu đen, xanh thẫm và trên bề mặt có xuất hiện ruồi, bọ, các chất trôi nổi khác. Những thành phần hữu cơ bị phân hủy trong nguồn nước có tác hại đến các loài thủy sinh, cản trở quá trình quang hợp trong nước, cản trở quá trình tự làm sạch trong nước và làm giảm giá trị sử dụng của nước về măt y tế cũng như về mặt thẩm mỹ.

Nước ngầm

Xã Hiên Vân chưa có hệ thống xử lý nước sạch để cung cấp cho người dân. Hiện nay 100% người dân ở đây sử dụng nguồn nước ngầm là nguồn nước sinh hoạt chính, các hộ dân sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ giếng khoan. Đánh giá của người dân về chất lượng nước ngầm được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.3: Ý kiến của người dân về hiện trạng nước ngầm Ý kiến của người dân về

nguồn nước đang sử dụng Số hộ gia đình Tỷ lệ (%)

Dùng tốt cho ăn uống, sinh

hoạt 41 82%

Có dấu hiệu ô nhiễm 9 18%

Bị ô nhiễm, không thể sử dụng

được 0 0

Tổng 50 100%

Nguồn : Tổng hợp phiếu điều tra tại địa phương

Theo kết quả điều tra, nhìn chung phần lớn số người được hỏi (41/50 phiếu) đánh giá nguồn nước đang sử dụng ở đây vẫn dùng tốt được cho sinh hoạt, ăn uống, song một số ít (9/50 phiếu) cho rằng nguồn nước ở đây đã có dấu hiệu ô

nhiễm. Những người trả lời nước đã có dấu hiệu ô nhiễm đa phần là những hộ gia đình sống gần bãi rác.

Nước thải

Nguồn nước thải tại xã Hiên Vân chủ yếu là từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, của hộ gia đình và tổ chức sinh sống và hoạt động trên địa bàn.

Bảng 3.4 Các nguồn nước thải trên địa bàn xã Hiên Vân

Nguồn gốc Số hộ gia đình Tỷ lệ (%)

Nước thải sinh hoạt 23 45%

Nước thải nông nghiệp 7 15%

Nước thải chăn nuôi 15 30%

Nước thải từ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ 5 10%

Tổng 50 100%

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra tại địa phương

Hình 3.1: Các nguồn nước thải trên địa bãn xã Hiên Vân

Theo kết quả điều tra thực tế về các nguồn nước thải trên địa bàn xã, nguồn nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt (chiếm 45%), và nước thải chăn nuôi (chiếm 30%), tiếp theo là nước thải nông nghiệp (chiếm 15%), cuối cùng là nước thải từ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ (chiếm 10%).

Nguồn nước thải tại xã chủ yếu là từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, thương mại dịch vụ của các cá nhân, hộ gia đình và tổ chức sinh sống và hoạt động trên địa bàn. Kết quả điều tra về hình thức xử lý nước thải của các hộ dân trên địa bàn được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.5: Hình thức xử lý nước thải của người dân tại xã Hiên Vân

Hình thức Số phiếu Tỷ lệ

Thải ra ao, hồ 9 18%

Thải ra ruộng, vườn 18 36%

Thải ra cống chung 20 40%

Khác 3 6%

Tổng 50 100%

Kết quả khảo sát cho thấy 18% các hộ gia đình được hỏi xả nước thải vào các ao hồ gần nhà, 36% các hộ gia đình được hỏi thải ra ruộng, vườn, 40% số người được hỏi xả thải vào cống chung của xã mà chưa qua xử lý. Hệ thống cống, rãnh của xã hiện không đáp ứng đủ nhu cầu xả thải, mỗi khi mưa thì gây ngập úng và gây mất mỹ quan trong khu vực. bên cạnh đó có 6% số người được phỏng vấn cho biết nguồn nước thải của gia đình họ được đỏ, thải vào các nguồn khác như hầm Biogas của gia đình.

Việc nguồn nước đang ngày càng ô nhiễm không chỉ ảnh hưởng tới việc

điều hòa khí hậu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và sức khỏe của người dân trong xã

Tác động của ô nhiễm môi trường nước

Tác động do ô nhiễm môi trường nước tới sức khỏe con người: Hiện nay xã Hiên Vân chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn nước sinh hoạt, nước thải ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nhưng nguồn nước sinh hoạt của người dân ở đây có nguy cơ nhiễm sắt, mangan không đảm bảo cho sức khỏe. Nguy cơ tiềm năng tích lũy kim loại trong cơ thể rất nguy hiểm tuy nhiên chưa có chương trình kiểm tra sức khỏe cho người dân. Người dân mắc những căn bệnh ngoài da, tiêu chảy tuy không thành dịch rộng nhưng cũng có nhiều gia đình có người mắc.

Tác động do ô nhiễm môi trường nước tới phát triển kinh tế: Ô nhiễm môi trường nước làm suy yếu sức khoẻ con người, từ đó dẫn đến làm giảm năng suất lao động, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Nước sạch cung cấp cho phát triển nông nghiệp ngày càng thiếu. Mặt khác chi phí dành cho y tế cũng như chi phí để khắc phục hậu quả của ô nhiễm môi trường nước không ngừng tăng lên

Môi trường nước bị ô nhiễm do vật chất san lấp, bồi lắng và thu hẹp dòng chảy, gây tắc nghẽn dòng chảy phía trong nội thị, suy giảm thành phần và số lượng các loài sinh vật thuỷ sinh.

Đồng thời, việc ô nhiễm và suy thoái cạn kiệt tài nguyên nước có sự tác động trở lại đối với các hoạt động kinh tế xã hội. Các hoạt động phát triển kinh tế luôn gắn liền với việc khai thác và sử dụng nguồn nước, vì thế trữ lượng và chất lượng tài nguyên nước bị ảnh hưởng rất lớn bởi các hoạt động kinh tế.

Tác động do ô nhiễm tới hệ sinh thái: Mất cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp là hiện tượng thấy rõ trên các diện tích ao, hồ, đầm nuôi cá, tích nước của người dân trong xã. Hiện tượng dịch bệnh của các hộ chăn nuôi cá, các ao, hồ hầu như đều nhiễm chất hữu cơ và vi sinh nhiều ao hồ xuất hiện hiện tượng phú dưỡng

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ HIÊN VÂN, HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w