Hiện trạng chất thải rắn

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ HIÊN VÂN, HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH (Trang 40 - 45)

b) Tổ chức thực hiện và sửa đổi, bổ sung hương ước:

3.1.4 Hiện trạng chất thải rắn

Nguồn phát sinh chất thải rắn

Kết quả điều tra thưc tế về nguồn phát sinh chất thải rắn tại xã Hiên Vân được thể hiện tại bảng 3.4 như sau:

Bảng 3.11: Nguồn gốc phát sinh CTR tại xã Hiên Vân Nguồn gốc phát sinh CTR Số phiếu Tỷ lệ (%)

Chất thải sinh hoạt 30 60%

Chất thải nông nghiệp 11 22%

Chất thải chăn nuôi 6 12%

Khác 3 6%

Tổng 50 100

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra

Nhận xét: Theo kết quả phiếu điều tra, nguồn phát sinh CTR tại xã Hiên Vân chủ yếu từ ba nguồn chính: Chất thải rắn sinh hoạt (30/50 phiếu), chất thải nông nghiệp (11/50 phiếu) và chất thải chăn nuôi (6/50 phiếu).

- Chất thải sinh hoạt: Là loại chất thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt của con người. Do nhu cầu ngày càng tăng cao, tỷ lệ gia tăng dân số nhanh nên khối lượng chất thải rắn sinh hoạt ngày một lớn. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt đa dạng bao gồm chất thải vô cơ (như giấy, vỏ đồ hộp, vỏ trai, vỏ ôc, túi nylon khó phân hủy…) và chất thải hữu cơ (như lá cây, thức ăn thừa,…), và chiếm tỷ lệ nhỏ là các loại pin, ắc quy, bình điện hỏng và các loại rác thải khác

Bảng 3.12: Thành phần rác thải sinh hoạt tại xã Hiên Vân

Thành phần Số phiếu Tỷ lệ %

Rác hữu cơ (Rau, củ, thức ăn

thừa,…) 37/50 73%

gạch,…)

Rác tái chế (Vỏ hộp, kim loại, …)

10/50 20%

Thành phần khác 7/50 12%

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra tại địa phương

Dựa vào kết quả điều tra bảng 3.12 về thành phần rác thải sinh hoạt ở xã Hiên Vân có thể nhận thấy thành phần rác thải của các hộ gia đinh khá đa dạng, một gia đình có thể thải ra nhiều loại rác thải khác nhau, chủ yếu vẫn là rác hữu cơ chiếm 73%, rác vô cơ chiếm 40%, rác tái chế chiếm 20%, thành phần khác chiếm 12%.

- Chất thải nông nghiệp: là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như: trồng trọt (thực vật chết, tỉa cành, làm cỏ…), thu hoạch nông sản (rơm, rạ, trấu, cám, lõi ngô, thân ngô,….), bao bì đựng phân bón, vỏ thuốc bảo vệ thực vật.

- Chất thải chăn nuôi: Chất thải rắn phát sinh trong quá trình chăn nuôi chủ yếu là phân của các loại gia súc, gia cầm. Nguồn chất thải này có thành phần các vi sinh vật cao, nếu không có biện pháp xử lý sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người và động vật. Mặc dù chăn nuôi phát triển, song phương thức chăn nuôi còn lạc hậu, quy mô nhỏ. Do đó, người dân chưa quan tâm đến xử lý chất thải đã làm cho môi trường bị ô nhiễm. Chất thải rắn chăn nuôi đang là một trong những nguồn thải lớn ở xã Hiên Vân, bao gồm phân và các chất độn chuồng, thức ăn thừa, xác gia súc, gia cầm chết, chất thải lò mổ...

Ước tính tải lượng phát sinh

Chất thải từ sinh hoạt của người dân: Cho đến thời điểm năm 2015, toàn xã có 7093 người dân [10], theo phương pháp ngoại suy theo đầu người [11], ước lượng mỗi người phát sinh trung bình hàng ngày khoảng 0,5kg/người/ngày [11]. Vậy lượng rác của toàn xã ước lượng là:

0,5kg/người/ngày × 7093 người = 3546.5kg/ngày

- Chất thải từ quá trình chăn nuôi: Theo tính toán dựa trên cơ sở khoa học sinh lý vật nuôi của giáo sư Đặng Kim Chi [8], ta có bảng dự toán phát sinh chất thải rắn trong ngành chăn nuôi tính năm 2015 như sau:

Bảng 3.13 - Bảng dự tính khối lượng chất thải rắn phát sinh trong chăn nuôi tại thị xã Hiên Vân

Loại vật nuôi Số lượng (con) Chất thải rắn bình quân (kg/con/ngày) Chất thải rắn phát sinh (tấn) Lợn 2491 2 4,982 Trâu 9 15 0,135 Bò 98 10 0,980 Gia cầm 21600 0,2 4,32

Tổng lượng chất thải rắn phát thải/ngày (tấn/ngày) 10,417 Tổng lượng chất thải rắn phát sinh/năm (tấn/năm) 3802,2

Dựa vào bảng 3.9 có thể ước tính mỗi ngày vật nuôi thải ra khoảng 10,417 tấn phân, mỗi năm vật nuôi trên địa bàn xã sẽ phát thải ra 3802,2 tấn phân. Lượng phân này phân hủy tự nhiên nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm nặng nề đất, nước và không khí do phát thải nhiều khí độc như CO2 (gây hiệu ứng nhà kính), CH4, NH3 ... đặc biệt H2S có mùi trứng thối có thể gây choáng, nôn mửa cho người hít phải. Ngoài ra còn nhiều kim loại nặng, tồn dư hóa chất trong phân gây ô nhiễm đất và nước.

Hiện trạng chất thải rắn

Chất thải rắn tại xã Hiên Vân gồm nhiều thành phần chất thải khác nhau: Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn nông nghiệp, chăn nuôi và chất thải rắn xây dựng... Gắn liền với tốc độ phát triển công nghiệp hóa, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao, song song với quá trình đó là sự ra tăng lượng rác thải sinh hoạt. Vì vậy, loại chất thải này đang trở thành nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước mặt, đất, nước, không khí, cảnh quan làng xóm và tác động xấu tới sức khỏe cộng đồng.

Cùng với đó, ý thức phân loại rác tại nguồn của người dân còn chưa cao, theo điều tra, khảo sát thực tế, 100% số người được hỏi đều trả lời rằng họ không phân loại rác trước khi thải bỏ mặc dù họ cho rằng việc đó là cần thiết. Phần lớn chỉ giữ lại rác thải tái chế được như chai, lọ để bán còn thải bỏ tất cả mà không phân loại. Do hiểu biết và nhận thức của họ trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế và hầu như người dân chưa được tuyên truyền về tác dụng của việc phân loại rác trước khi thải ra môi trường.

Ông/bà có biết cách phân loại

rác tại nguồn hay không ? Số phiếu Tỷ lệ %

Có biết cách 13 25%

Muốn phân loại nhưng không

biết cách 15 30%

Không biết cách 7 15%

Không quan tâm 25 50%

Tổng 50 100%

Hình 3.4: Hiểu biết của người dân về phân loại rác tại nguồn

Nguồn : Tổng hợp phiếu điều tra

Nhận xét: Kết quả điều tra cho thấy nhận thức về phân loại rác của người dân chưa cao. Khi được phỏng vấn về cách phân loại rác thải tại nguồn, 50% số người được hỏi trả lời “ không quan tâm”, 25% số nguời được hỏi trả lời “có biết cách”, 15% số người được hỏi trả lời “muốn nhưng không biết phân loại”, còn lại 10% số người được hỏi trả lời “không biết cách”.

Trình độ hiểu biết của nguời dân còn thấp, không thấy rõ tác hại của việc vứt rác thải bừa bãi và tầm quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, không biết tận dụng phế phẩm thừa làm phân bón. Ý thức, trách nhiệm của người dân còn kém, kết quả điều tra về thói quen xử lý rác thải của người dân được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.15: Thói quen xử lý rác thải của người dân tại xã Hiên Vân Thói quen xử lý rác thải

sinh hoạt Số phiếu Tỷ lệ %

Đổ rác tại nơi tập kết 35 70%

Đốt toàn bộ 10 20%

Vứt tại bãi đất trống 3 7%

Chôn lấp 2 3%

Tổng 50 100%

Hình 3.5: Thói quen xử lý rác của người dân

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra tại địa phương

Quá trình điều tra thực tế về thói quen xử lý rác của người dân, 70% số người được hỏi trả lời rằng “Đổ rác tại nơi tập kết”, 20% số người được hỏi trả lời

rằng “Đốt toàn bộ”, 7% số người được hỏi trả lời “vứt tại bãi đất trống”, một số ít trả lời rằng “chôn lấp” nhưng là chỉ khi rác thải là động vât, gia cầm chết.

Việc thải bỏ và xử lý rác không đúng cách, không hợp vệ sinh sẽ gây ô nhiễm môi trường và gây mất mỹ quan, Rác thải hữu cơ nếu không được thu gom thường xuyên sẽ gây mùi hôi thối khó chịu ảnh hưởng đến môi trường không khí. Rác thải nếu không được thu gom xử lý đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường rất lớn đặc biệt là môi trường đất do thời gian phân hủy của loại rác thải này trong đất rất chậm hoặc hầu như không phân hủy, điển hình là túi nilong. Hình ảnh túi nilon bay lung tung khắp nơi, mắc vào cây cối hay hàng rào gây mất mỹ quan và đáng buồn khi đây là thực tế ở khắp các đường làng, ngõ xóm. Mặt khác người dân thường đốt các loại túi nilong không sử dụng này đã gây nên một lượng khí độc thải ra gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người xung quanh.

 Hiện trạng thu gom chất thải rắn

Thực hiện tiêu chí 17 của Chương trình nông thôn mới, xã đã thành lập đơn vị thu gom rác thải tập trung. Việc thu gom, xử lý mới bước đầu áp dụng đối với rác thải sinh hoạt. Đối với các loại rác thải nguy hoại và khó phân hủy chủ yếu từ hoạt động nông nghiệp, việc thu gom còn rất hạn chế và gây ảnh hưởng đáng kể tới môi trường. Ý kiến về công tác thu gom rác thải của người dân được thể hiện ở bảng 3.11 dưới đây:

Bảng 3.16: Ý kiến của người dân về công tác thu gom rác thải sinh hoạt tại xã Hiên Vân

Ý Kiến Số phiếu Tỷ lệ

Đã đảm bảo 29 58%

Chưa đảm bảo 21 42%

Tổng 50 100%

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra

Kết quả điều tra ý kiến của người dân về công tác thu gom rác thái sinh hoạt , 58% số người được hỏi cho rằng công tác thu gom rác “đã đảm bảo”, 42% người được hỏi cho rằng công tác thu gom rác thải “chưa đảm bảo”.

Công tác thu gom rác được tiến hành theo rình tự như sau: Công nhân thu gom rác đến từng cụm xóm, trên các trục đường để thu gom rác thải. Sau đó, đưa

đến các địa điểm tập kết rác . Rác thải sẽ được tập kết tại địa điểm tập kết rác của từng thôn và được xử lý bằng phương pháp đốt và chôn lấp. Hiện nay có 5 điểm tập kết rác tại 5 thôn, để xử lý rác thải tại nơi tập kết. Mỗi thôn có 2 công nhân thu gom rác. Tần xuất thu gom rác là 1 lần/ 1 ngày, tuy nhiên việc thu gom rác còn rất thô sơ bằng xe cải tiến. Đánh giá về công tác thu gom rác thải sinh hoạt của người dân được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.17: Đánh giá về công tác thu gom rác thải tại địa phương

Đánh giá Số phiếu Tỷ lệ

Công tác được tổ chức thường xuyên và

giờ giấc hợp lý 30 60

Công tác thu gom được tổ chức thường xuyên nhưng còn hạn chế

15 30

Công tác thu gom không được tổ chức thường xuyên

0 0

Khác 5 10%

Tổng 50 100%

Nguồn : Tổng hợp phiếu điều tra tại địa phương

- Thu gom và xử lý chất thải rắn nông nghiệp

Việc thu gom chất thải rắn từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như bao bì, chai lọ, hóa chất bảo vệ thực vật… còn rất hạn chế. Đây là nguồn chất thải thuộc danh mục độc hại cần thu gom, xử lý đúng quy định nhưng thực tế, sau khi sử dụng người nông dân thường xả thải ngay tại bờ ruộng, góc vườn hoặc nguy hiểm hơn có trường hợp còn vứt xuống ao, hồ, kênh, mương.

Ngoài các chất thải trên, trong hoạt động nông nghiệp, chất thải là rơm rạ, thân các loài cây thực vật sau thu hoạch là khá lớn. Các loại chất này thường được người dân đốt ngay tại ruộng, đặc biệt là mùa thu hoạch, việc đốt một lượng lớn rơm rạ đã gấy ra hiện tượng khói mù, ô nhiễm môi trường không khí cho các vùng lân cận. Phần rơm rạ không bị đốt thường bị xả bừa bãi trên đường giao thông, đổ lấp xuống các kênh mương, ao hồ xung quanh gây mất mỹ quan đường làng ngõ xóm và gây ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ HIÊN VÂN, HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w