KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ HIÊN VÂN, HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH (Trang 57 - 59)

b) Tổ chức thực hiện và sửa đổi, bổ sung hương ước:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp “Xây dựng hương ước, quy ước bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng tại xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh” với việc tìm hiểu hiện trạng môi trường, công tác quản lý môi

trường và xây dựng bản hương ước, quy ước bảo vệ môi trường xã Hiên Vân tôi nhận thấy:

Về hiện trạng môi trường tại xã Hiên Vân: Chất lượng môi trường tại xã đang có dấu hiệu suy giảm do ba nguồn tác động chính đó là từ nước thải sinh hoạt, chăn nuôi, chất thải rắn và dư lượng thuốc BVTV. Môi trường không khí của địa phương đang bị ô nhiễm bởi hoạt động giao thông, các công trình xây dựng, từ hoạt động của bãi rác. Chất lượng nước mặt đã có dấu hiệu ô nhiễm song vẫn có thể sử dụng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, tưới tiêu. Tuy nhiên, lượng rác thải tồn đọng trên ao, hồ, suối, mương cần được xử lý triệt để, hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước mặt trên địa bàn. Vấn đề chất thải sinh hoạt là vấn đề cần nhận được nhiều quan tâm sự quan tâm của cộng đồng, chính quyền và đây là vấn đề cần được ưu tiên giải quyết.

Về công tác quản lý môi trường tại xã trong những năm gần đây đã được chính quyền quan tâm nhiều hơn và có những chuyển biến tích cực. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ môi trường được duy trì, đã góp phần giúp người dân nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường. Công tác thu gom, quản lý và xử lý rác thải còn nhiều hạn chế. Việc vận hành bãi chôn lấp chất thải chưa được phát huy hết hiệu quả, gây bức xúc với người dân khu vực gẫn bãi rác. Bên cạnh những thành tích đạt được, công tác quản lý môi trường của xã vẫn còn nhiều mặt hạn chế và yếu kém, cần được có những định hướng đề xuất phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong bảo vệ môi trường.

Việc xây dựng bản hương ước về bảo vệ môi trường tại xã Hiên Vân là một trong những giải pháp hiệu quả cho công tác quản lý bảo vệ môi trường gắn với cộng đồng. Trong quá trình điều tra khảo sát và sự tham gia góp ý của người dân đề tài đã đưa được bản Hương ước bảo vệ môi trường cho xã Hiên Vân. Sau khi họp cộng đồng và lấy ý kiến của UBND xã Hiên Vân cùng người dân địa phương, bản Hương ước đã được thông qua và phê duyệt. Bản hương ước bao gồm 10 điều với các nội dung phù hợp với thực tế hiện trạng môi trường tại xã Hiên Vân góp phần nâng cao ý thức và trách niệm của người dân về bảo vệ môi trường và hương ước bảo vệ môi trường đã được bàn giao cho UBND xã Hiên Vân.

Trước những tồn tại về vấn đề môi trường của địa phương, chính quyền và nhân dân cần có sự phối hợp chặt chẽ để cải thiện và duy trì môi trường một cách tốt nhất, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn thân thiện với môi trường – 1 trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Để cho môi trường của xã trong lành và giảm ô nhiễm môi trường thì cần tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường, những giải pháp và hành động tích cực nhằm giảm thiểu tối đa các các động xấu tới môi trường trên địa bàn huyện xã Hiên Vân. Để thực hiện được điều này cần có sự phối hợp giữa các ban ngành, các đơn vị trên địa bàn xã Hiên Vân nói riêng và trên toàn huyện Tiên Du, toàn tỉnh Bắc Ninh nói chung.

Vì vấn đề thời gian và điều kiện thực hiện đồ án còn nhiều hạn chế, bản hương ước về bảo vệ môi trường tại xã Hiên Vân đang ở giai đoạn ban đầu, được thống nhất ý kiến bởi người dân và phê duyệt của cấp chính quyền địa phương. Bản hương ước được bàn giao lại cho các nhà lãnh đạo, quản lý môi trường tại địa phương. Việc áp dụng bản hương ước cần được triển khai và tuyên truyền trong cộng đồng trong thời gian sớm nhất và có những đánh giá, báo cáo về kết quả thực hiện hương ước tại địa phương, để từ đó có thể chỉnh sửa, bổ sung phù hợp hơn nữa.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ HIÊN VÂN, HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH (Trang 57 - 59)