1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đặc điểm địa chất và hệ thống dầu khí lô 01 02 bể Cửu Long

87 609 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 36,9 MB

Nội dung

Mục lục Chương 1 :khái quát đặc điểm tự nhiên và lịch sử tìm kiếm thăm dò – phát triển 1.1 Giới thiệu chung 1.1.1 Vị trí địa lý bể Cửu Long 1.1.2 Vị trí địa lý lô 01 02 bể Cửu Long 1.1.3 Đặc điểm địa hình địa mạo 1.1.4 Khí hậu 1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội , nhân văn 1.2.1 Giao thông vận tải 1.2.2 Kinh tế xã hội 1.2.3 Vị trí chiến lượn 1.2.4 Đặc điểm dân cư 1.2.5 Đời sống kinh tế 1.3 thuận lợi và khó khăn 1.4 Lịch sử tìm kiếm thăm dò Chương 2 : Đặc điểm địa chất và hệ thống dầu khí lô 01 02 bể Cửu Long 2.1 Đặc điểm địa chất bể Cửu Long 2.1.1 Thành tạo địa chất 2.1.1.1 trước kainozoi 2.1.1.2 thành tạo trầm tích 2.1.2 Kiến tạo 2.2 Đặc điểm địa chất hệ thống dầu khí lô 01 02 2.2.1 VỊ trí địa lý lô 01 02 2.2.2 Thành tạo địa chất 2.2.3 đặ điểm kiến trúc lô 01 02 2.2.3.1 hình thái kiến trúc lô 2.2.3.2 đặc điểm đứt gãy 2.2.3.4 lịch sử phát triển 2 .3 Hệ thống dầu khí Lô 01 02 2.3.1 Đá sinh 2.3.2 Đá chứa 2.3.3 Đá chắn 2.3.4 Bẫy 2.3.5 dịch chuyển Chương 3 :TRỮ LƯỢNG – TIỀM NĂNG DẦU KHÍ 3.1 đặc điểm cấu tạo H 3.2 Phát hiện dầu khí tại giếng khoan thăm dò X1, cấu tạo H 3.3 Trữ lượng và tiềm năng dầu khí cấu tạo H 3.3.1 Phương pháp tính trữ lượng 3.3.2 Thông số tính trữ lượng 3.4Biện luận phân cấp trữ lượng dầu khí 3.5 Trữ lượng dầu khí tại chỗ của cấu tạo 3.6 Trữ lượng dầu khí tiềm năng còn lại Chương 4 Đề xuất vị trí giếng khoan thẩm lượng trên cấu tạo H 4.1 Biện luận vị trí giếng khoan thẩm lượng đề xuất 4.2 Đánh giá hệ số thành công 4.3 Đề xuất giếng khoan dự kiến KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trang 1

Mục lục

Chương 1 :khái quát đặc điểm tự nhiên và lịch sử tìm kiếm thăm dò – phát triển 1.1 Giới thiệu chung

1.1.1 Vị trí địa lý bể Cửu Long

1.1.2 Vị trí địa lý lô 01 & 02 bể Cửu Long

1.1.3 Đặc điểm địa hình địa mạo

1.1.4 Khí hậu

1.2 Đặc điểm kinh tế -xã hội , nhân văn

1.2.1 Giao thông vận tải

2.2.3 đặ điểm kiến trúc lô 01 -02

2.2.3.1 hình thái kiến trúc lô

2.2.3.2 đặc điểm đứt gãy

2.2.3.4 lịch sử phát triển

2 3 Hệ thống dầu khí Lô 01 & 02

2.3.1 Đá sinh

Trang 2

2.3.2 Đá chứa

2.3.3 Đá chắn

2.3.4 Bẫy

2.3.5 dịch chuyển

Chương 3 :TRỮ LƯỢNG – TIỀM NĂNG DẦU KHÍ

3.1 đặc điểm cấu tạo H

3.2 Phát hiện dầu khí tại giếng khoan thăm dò X1, cấu tạo H

3.3 Trữ lượng và tiềm năng dầu khí cấu tạo H

3.3.1 Phương pháp tính trữ lượng

3.3.2 Thông số tính trữ lượng

3.4Biện luận phân cấp trữ lượng dầu khí

3.5 Trữ lượng dầu khí tại chỗ của cấu tạo

3.6 Trữ lượng dầu khí tiềm năng còn lại

Chương 4 Đề xuất vị trí giếng khoan thẩm lượng trên cấu tạo H

4.1 Biện luận vị trí giếng khoan thẩm lượng đề xuất

1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên

1.1.1 Vị trí địa lý Bể Cửu Long

Bể trầm tích Cửu Long là một bể trầm tích Kainozoi nằm ở phía Đông NamViệt Nam, trải dài từ vĩ độ 90 đến 110 Bắc với diện tích khoảng 150.000 km2 Bể nằmtrên thềm lục địa phía Nam Việt Nam và một phần đất liền thuộc khu vực cửa sôngCửu Long Bể có hình bầu dục vồng ra về phía biển và nằm dọc theo bờ biển VũngTàu – Bình Thuận Bể Cửu Long được xem là bể trầm tích khép kín điển hình của ViệtNam Tuy nhiên nếu tính theo đường đẳng dày trầm tích 1000m thì bể có xu hướng mở

về phía Đông Bắc, phía biển Đông hiện tại Bể Cửu Long tiếp giáp với đất liền về phía

Trang 3

Tây Bắc, ngăn cách với bể Nam Côn Sơn về phía Đông Nam bởi đới nâng Côn Sơn,phía Tây Nam là đới nâng Khorat - Natura và phía Đông Bắc là đới cắt trượt Tuy Hòangăn cách với bể Phú Khánh Bể bao gồm các lô 9, 15, 16, 17 và một phần các lô 1, 2,

25 và 31 Bể được bồi lấp chủ yếu bởi trầm tích lục nguyên Kainozoi, chiều dày lớnnhất của chúng tại trung tâm bể có thể đạt tới 7 – 8 km.( Hình 1.1 )

Hình 1.1.1 : Vị trí bể trầm tích Cửu Long

1.1.2 Vị trí địa lý lô 01 & 02 bể Cửu Long

Lô 01&02 nằm ở phía Đông bắc bồn trũng Cửu Long, cách thành phố Vũng Tàu khoảng 158km về phía Đông (hình 1.1.2) Lô 01&02 có diện tích khoảng hơn 1184

km2 với chiều sâu nước biển từ 50 đến 60m thuận tiện cho việc thi công tìm kiếm thăm

dò và khai thác dầu khí

Trang 4

Hình 1.1.2 Vị trí địa lý lô 01 & 02

1.1.3 Đặc điểm địa hình,địa mạo

Đồng bằng sông Cửu Long có bờ biển dài trên 700 km với diện tíchkhoảng360.000 km2 bao gồm phần đất liền nằm trong phạm vi tác động của các nhánhsong Cửu Long (thượng và hạ châu thổ) và phần đất nằm ngoài phạm vi tác động đó(đồng bằng phù sa ở rìa)

Phần thượng châu thổ là một khu vực tương đối cao (2–4 m so với mực nướcbiển), nhưng vẫn bị ngập nước vào mùa mưa Phần lớn bề mặt có nhiều vùngtrũng rộng lớn Vào mùa mưa, chúng chìm sâu dưới nước, còn vào mùa khô chỉ lànhững vũng nước tù đứt đoạn Đây là vùng đất rộng, dân cư còn thưa, chưa đượckhai thác nhiều

Phần hạ châu thổ thấp hơn, thường xuyên chịu tác động của thuỷ triều và songbiển Mực nước trong các cửa sông lên xuống rất nhanh Các đồng bằng phù sa ở rìatuy nằm ngoài phạm vi tác động trực tiếp của sông nhưng vẫn được cấu tạo bởi phù sasông (như đồng bằng sông Đồng Nai, đồng bằng Cà Mau)

Trang 5

1.1.4 Đặc điểm khí hậu

Vùng nghiên cứu nằm cách không xa so với tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có khí hậu nhiệt

đới ôn hoà do chịu ảnh hưởng của biển Hàng năm có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng

11 đến tháng 4 và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 Nhiệt độ trung bình từ 25 đến 27

độ C, ít gió bão lớn, lượng mưa trung bình 1300mm – 1750mm Độ ẩm bình quân cảnăm là 80% Ở đây, trên nền nhiệt đới ẩm, tính chất cận xích đạo của khí hậu thể hiệnhết sức rõ rệt Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất trong mùa khô kéo dài là sự xâm nhập sâuvào đất liền của nước mặn làm tăng độ chua và chua mặn trong đất cũng như những taibiến do thời tiết, khí hậu đôi khi có thể xảy ra

Trong khu vực có gió thổi mạnh với tốc độ khoảng 35km/giờ, vào tháng 4 và tháng

10 là những tháng chuyển mùa, gió thổi nhẹ, ngoài khơi sóng nhỏ Biển Vũng Tàu ítbão tố hoặc ảnh hưởng của bão không đáng kể vì thế trở thành nơi trú ngụ tốt chothuyền bè

Chế độ thuỷ triều thuộc loại bán nhật triều, mỗi ngày đều có hai lần thuỷ triều lênxuống, biên độ triều lớn nhất là 4 – 5 m Nhiệt độ nước biển ít thay đổi, quanhnămnhiệt độ mặt nước khoảng 24-29 độ C, nhiệt độ đáy biển khoảng 20,5– 220 độ C

1.2 Đặc điểm kinh tế nhân văn

1.2.1 Giao thông vận tải

Bà Rịa-Vũng Tàu nằm ở miền Đông Nam Bộ, tiếp giáp tỉnh Đồng Nai ở phíaBắc, với thành phố Hồ Chí Minh ở phía Tây, với tỉnh Bình Thuận ở phía Đông,còn phía Nam giáp Biển Đông Vị trí này rất đặc biệt, đây chính là cửa ngõ hướng

ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ Vị trí này cho phéptỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế biểnnhư: khai thác dầu khí trên biển, khai thác cảng biển và vận tải biển, khai thác vàchế biến hải sản, phát triển du lịch nghỉ dưỡng và tắm biển Ở vị trí này, Bà Rịa-Vũng Tàu có điều kiện phát triển tất cả các tuyến giao thông đường bộ, đườngkhông, đường thủy, đường sắt và là một địa điểm trung chuyển đi các nơi trongnước và thế giới

Đường bộ

Trang 6

Đóng vai trò đặc biệt trong nền kinh tế, hệ thống giao thông đường bộ trong

khu vực được chú trọng đặc biệt, Cụ thể, cuối năm 2006, dự án đầu tư mở rộng

và nângcấp quốc lộ 1A đoạn Cần Thơ – Hậu Giang – Sóc Trăng – Bạc Liêu –

Cà Mau có tổng chiều dài hơn 165 km đã hoàn thành trải thảm bê tông nhựa lớp

1, hiện nay đang tập trung thi công trải thảm nhựa lớp 2 các cầu, cống và các nút giao thông trên quốc lộ 1 đoạn Cần Thơ – Cà Mau Đặc biệt đường quốc lộ 51A nối TP HCM với Vũng Tàu đáp ứng được nhu cầu vận tải từ các khu vực

khác nhau

Giao thông đường thủy

Mạng lưới giao thông đường thủy nội địa vốn được hình thành từ các hệ thốngkênh, rạch tự nhiên, mở rộng, khơi sâu và đào thêm các kênh ngang nối liền cácdòng sông chính của hệ thống sông Đồng Nai, Cửu Long và các con sông ởbiển Đông, vừa nhằm mục đích phục vụ sản xuất nông nghiệp vừa là tuyến giaothông nối kết giữa các vùng

1.2.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội

1.2.2.1 Vị trí chiến lược

Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bà Rịa-Vũng Tàu đượcTrung ương xác định là cửa ngõ của vùng với nhiều tiềm năng phong phú Vị trí địa lýcộng với sự ưu đãi của thiên nhiên, nên vùng đã trở thành vùng kinh tế lớn của cảnước, hướng mạnh vào xuất khẩu và tiếp cận tham gia hội nhập quốc tế từ rất sớm,đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Chuyển dịch cơ cấu theo hướngcông nghiệp hóa – hiện đại hóa của cả vùng và toàn khu vục phía Nam

Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng công nghiệp – dịch vụ - nôngnghiệp Đây là cơ cấu kinh tế hợp lý được giữ vững trong suốt thời gian qua, riêngngành công nghiệp chiếm tỷ trọng 75%-80% trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh

1.2.2.2 Đặc điểm dân cư

Cùng với phát triển kinh tế, các vấn đề an sinh xã hội trong vùng cũng đạt đượcnhững bước tiến đáng kể Những thành phố trẻ nhanh chóng trở thành đầu mối pháttriển thương mại, dịch vụ, tài chính, xúc tiến đầu tư, khu công nghiệp và là một trongnhững trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục cho các tỉnh vùng đồng bằngsông Cửu Long Về công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực đã phát triển theo chiềuhướng ngày càng gia tăng, số lượng đào tạo thường năm sau cao hơn năm trước; loại

Trang 7

hình đào tạo cũng đa dạng, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư Số lượng trường đạihọc và cao đẳng trên địa bàn tăng nhanh theo đà phát triển kinh tế.

- Đời sống của nhân dân được nâng cao, ổn định sản xuất, đóng góp được nhiều chongân sách nhà nước Tổng vốn đầu tư trên địa bàn trong 10 năm lại đây là 31 nghìn tỷđồng Đặc biệt 2 năm 2001-2002 vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh huy động ở mức cao(năm 2001 trên khoãng 8000 tỷ đồng, năm 2002 trên 13 nghìn tỷ đồng)

- Hiện nay, Bà Rịa-Vũng Tàu đóng góp 30%-50% vào tổng ngân sách nhà nước,thunhập GDP bình quân đầu người đạt trên 3000USD/năm

 Có thể nói thành phố Vũng Tàu là hạt nhân trong vùng Kinh tế trọng điểmphía Nam và trung tâm đối với vùng Nam Bộ

1.3 Các yếu tố thuận lợi và khó khăn đối với công tác TKTD Dầu khí

1.3.1 Thuận lợi

- Do điều kiện tự nhiên và lịch sử, Vũng Tàu được xây dựng trên giao lộ nối liền

giữa miền Đông và miền Tây Nam Bộ cũng như nối liền giữa miền Bắc và miền Trungnên có một hệ thống giao thông ngày càng phát triển cả về đường bộ, đường sông,đường sắt cũng như đường hàng không, thuận lợi cho công tác tìm kiếm thăm dò Dầukhí

-Vũng Tàu nằm ở vị trí thuận lợi cho việc mở rộng xây dựng các cảng dịch vụ dầu khíphục vụ cho việc khai thác dầu ở thềm lục địa phía nam

-Là một thành phố trẻ, Vũng Tàu có nguồn cung cấp nhân lực dồi dào, được đào tạobài bản, giao thông vận tải đáp ứng nhu cầu di chuyển cũng như vận chuyển hàng hoá

Trang 8

Vị trí của thành phố thuận lợi cho việc giao lưu xuất khẩu dầu thô với các nước trongkhối Đông Nam Á cũng

-Hiện nay Vũng Tàu đã thu hút được rất nhiều công ty nước ngoài đầu tư thămdòkhai thác dầu khí

1.3.2 Khó khăn như quốc tế.

Bên cạnh những thuận lợi, thành phố Vũng Tàu còn gặp nhiều khó khăn như:

- Lực lượng lao động trẻ tuy đông nhưng trình độ kỹ thuật chưa đáp ứng được nhu cầuphát triển của ngành

- Vào mùa biển động (mùa gió chướng) các hoạt động trên biển bị ngừng trệ,gây khókhăn cho ngư dân cũng như hoạt động khai thác dầu khí

- Các mỏ dầu và khí nằm ở xa bờ, độ sâu nước biển tương đối lớn do đó chi phí chocông tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí tương đối cao

1.4 lịch sử tìm kiếm thăm dò lô 01 & 02 bể Cửu long

1.4.2 Lịch sử tìm kiếm thăm dò – phát triển

- Trước năm 1991 trên diện tích Lô 01&02 hầu như chưa có các hoạt động Tìm kiếm –Thăm dò dầu khí nào được thực hiện

- Năm 1991 hợp đồng PSC được ký vào ngày 9/9/1991 với tỷ phần góp vốn: PVEP 15% và PCVL 85% Các hoạt động được điều hảnh bởi công ty PCVL Tại thời điểm

ký kết Lô 01&02 có diện tích hơn 13101 km2 và được chia ra các giai đoạn tìm kiếm thăm dò như sau:

- Giai đoạn 1: từ tháng 9/1991 đến 9/1994

+ Trong giai đoạn này nhà thầu đã tiến hành thu nổ 12742 km tuyến địa chấn 2D và 264km2 địa chấn 3D

+ Đã khoan 10 giếng tìm kiếm thăm dò trên 6 cấu tạo tiềm năng từ năm 1992 đến năm

1995 trong đó 7 giếng đánh giá thành công hoặc có biểu hiện dầu khí

+ Giai đoạn 1 được gia hạn thêm 1 năm đến năm 1995 kết thúc giai đoạn này PCVL

đã làm thủ tục trả lại 50% diện tích lô và giữ lại 6550km2

Trang 9

+ Giai đoạn này công bố phát hiện thương mại mỏ Ruby (28/8/1995)

- Giai đoạn 3 : từ 1998 cho đến nay

+Đưa mỏ Ruby vào khai thác từ tháng 10/1998

+ Năm 2002 thu nổ mới 1894 km2 địa chấn 3D và được xử lý bởi PGS ,

+ Tiếp tục khoan 3 giếng thăm dò , 11 giếng thẩm lượng trong đó 11 giếng được đánh giá là thành công

+ Tính tới đến nay có 4 mỏ đang đưa vào khai thác và 2 phát hiện đang chờ phát triển

và đưa vào khai thác

Chương 2 : ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÀ HỆ THỐNG DẦU KHÍ LÔ 01&02 bể Cửu Long

2.1 Khái quát đặc điểm địa chất bồn trũng Cửu Long

2.1.1 Các thành tạo địa chất

Tham gia cấu trúc địa chất bồn trũng Cửu Long bao gồm các thành tạo địa chất Móng trước Kainozoi và lớp phủ trầm tích Kainozoi

Trang 10

Hình 2.1 Cột địa tầng tổng hợp bồn trũng Cửu Long.

Trang 11

thạch kiến tạo đặc trưng cho 5 bối cảnh địa động lực khác nhau đã tồn tại ở vùngnghiên cứu.

Các đá phun trào xâm nhập cung magma rìa lục địa tích cực Đà Lạt tuổi Jura muộn – Creta sớm.

Các đá phun trào, xâm nhập cung magma rìa lục địa tích cực Đà Lạt tuổi Juramuộn – Creta sớm gồm các đá granit kiểu I (các phức hệ Định Quán, Đèo Cả) và các

đá phun trào kiềm vôi trung tính (hệ tầng Đèo Bảo Lộc, Nha Trang)

Các đá diorite, gabrodiorite, granodiorite của phức hệ Định Quán hoặc phức hệHòn Khoai chủ yếu phân bố ở khu vực Đông bắc mỏ Bạch Hổ, Bắc Rồng (lô 09-1),

ở các cấu Hà Mã Đen (lô 16-2) Các đá này bị nứt nẻ yếu, tiềm năng chứa kém.Các đá Granite biotite, Granite biotite hornblende của phức hệ Đèo Cả bị nứt

nẻ từ trung bình đến mạnh, có tiềm năng chứa cao Các đá này cấu tạo nên Móng ởcác mỏ Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Diamond, Rạng Đông, Hải Sư Đen, Thăng Long,

Móng đá phun trào bị nứt nẻ mạnh có khả năng chứa trung bình đến tốt phân

bố ở phần trên của mỏ Sư Tử Trắng

Móng là các đá trầm tích bị biến chất nhiệt bị nứt nẻ đã được phát hiện ở cấutạo Hổ Xám South

Các thành tạo trầm tích, xâm nhập và phun trào liên quan đến tách giãn tuổi Creta muộn

Các thành tạo trầm tích, xâm nhập và phun trào liên quan đến tách giãn tuổiCreta muộn gồm các đá xâm nhập granit kiểu A (granit sáng màu của phức hệAnkroet) và các đá phun trào felsic hệ tầng Đơn Dương Chúng phân bố rộng rãi ởđới Đà Lạt, và ở Móng tại trung tâm mỏ Bạch Hổ, Ruby, Cá Ngừ Vàng… Các đánày bị dập vỡ mạnh mẽ và có tiềm năng chứa cao Ở bồn trũng Cửu Long, những

mỏ có Móng là các đá granite sáng màu này thường cho dòng cao hơn

Các đá xâm nhập dạng dyke mạch tuổi Eocen – Miocene sớm

Bao gồm các dyke mạch mafic phức hệ Cù Mông và các đá dyke mạch felsicphức hệ Phan Rang Các đá này phân bố rất nhiều ở khu vực Phan Rang, PhanThiết… Nó cũng tham gia vào thành phần đá Móng ở bồn trũng Cửu Long và đãđược ghi nhận ở khu vực các mỏ Bạch Hổ, Rồng, Ruby, Hải Sư Đen, Đồi Mồi …

2.1.1.2 Các thành tạo trầm tích Kainozoi

Hệ tầng Cà Cối (E2 2 cc ?) tuổi Eocene muộn

Trang 12

Hệ tầng Cà Cối phân bố trong đáy các địa hào hẹp, trong phần sâu nhất của lát cắt trầm tích của bồn trũng Cửu Long và gặp trong giếng khoan CL-1X ở vùng Cà

Cối, Trà Vinh Hệ tầng Cà Cối tương ứng với tầng địa chấn F Ở khu vực lô 15-1/05 chúng được gọi là hệ tầng Lạc Đà Vàng (tầng G)

Cấu tạo nên hệ tầng gồm cuội kết, sỏi kết; cát kết hạt thô sáng màu, bột kết xen

kẽ các lớp sét kết dày Cuội có kích thước lớn, thành phần gồm granit, andezit,gabro Sét có màu đen, xanh nâu, đỏ thẫm Chúng đặc trưng cho trầm tích molasđược tích tụ trong điều kiện dòng chảy mạnh, đôi chỗ rất gần nguồn cung cấp vậtliệu Bề dày thay đổi từ 200m đến 800m Các thành tạo này phủ trực tiếp lên đáMóng trước Kainozoi bị bóc mòn mạnh mẽ

Các công ty dầu khí khác hoạt động ở bồn trũng Cửu Long mặc dù hiện xácđịnh sự có mặt của tầng địa chấn F/G phủ trực tiếp trên Móng và bên dưới tầng Esong việc xác định thành phần, tuổi và liên kết được hệ tầng còn khó xác định

Hệ tầng Trà Cú (E3 1tc), tuổi Oligocene sớm

Hệ tầng Trà Cú phân bố chủ yếu ở các địa hào ở phía Đông bắc và trung tâmbồn trũng, phía Đông mỏ Bạch Hổ và một số trũng nhỏ dọc các đứt gãy thuận lớn, ởgiếng khoan Trà Cú, ngoài ra còn gặp ở các giếng khoan nằm ven rìa bồn trũng như15A – 1X, Bà Đen, Tam Đảo Trên các mặt cắt địa chấn, hệ tầng này tương ứng vớitầng E có tướng địa chấn kiểu lộn xộn, không phân lớp

Thành phần thạch học từ dưới lên gồm các trầm tích vụn thô: cuội kết, sạn sỏikết, cát kết hạt lớn đến trung bình, xen lẫn các lớp bột kết, sét kết và các tập đá phuntrào Tại giếng khoan Trà Cú, mặt cắt đặc trưng gồm các tầng cuội sạn sỏi xen ít lớpcát hạt thô, bột và sét màu sắc sặc sỡ, có cấu tạo phân lớp dày, dạng khối thành phần

đa khoáng Cuội có thành phần đá phun trào andesit, được mài tròn tốt nhưng độchọn lọc kém Đặc biệt, ở giếng khoan Bà Đen, Rồng và một số giếng khoan khácgặp rất nhiều lớp đá phun trào bazan, và xâm nhập dạng nằm xen kẽ trong trầm tíchcủa hệ tầng này Cát kết có độ mài tròn kém, phần lớn các hạt màu tím, vật liệu xi-măng gắn kết là sét và canxit

Các hóa đá đặc trưng của hệ tầng này là các bào tử phấn hoa của thực vật sốngkhô cạn: Trudopoll, Ephedera, Plicapollis, Cycas, Ginggo Các tập sét dày xen kẽ,giàu vật chất hữu cơ vừa giữ vai trò tầng sinh vừa là tầng chắn

Các trầm tích của Hệ tầng Trà Cú phủ bất chỉnh hợp trên Móng trước Kainozoi

độ sâu từ 2.500-4.000 m Ranh giới trên bị phủ bất chỉnh hợp bởi Hệ tầng Trà Tân

Trang 13

độ sâu từ 2.000-4.000m Bề dày thay đổi từ 0m đến 2.000m (chủ yếu trong khoảng 200-1.000m)

Hệ tầng Trà Tân (E3 2tt) tuổi Oligocene muộn.

Các thành tạo trầm tích Hệ tầng Trà Tân phân bố khá rộng ở trũng Cửu Long

và được phát hiện ở các giếng khoan như BH4, BH5, BH9, BH10, Ba Vì, TĐ1, R2,R3, R4, 15A-1X, 15G-1X và ở các độ sâu từ 2800m đến 4000m Trên các mặt cắtđịa chấn hệ tầng này tương ứng với tầng C và D có biên độ sóng phản xạ cao, phânlớp song song liên tục Theo các tài liệu địa chấn thì nóc tầng C là một bất chỉnh hợpkhu vực

Thành phần thạch học của tầng D chủ yếu là các lớp sét đầm hồ màu xám đendày, giàu vật chất hữu cơ xen kẹp các thấu kính cát mỏng Chiều dày tầng D từ 0mđến hơn 1000m (chủ yếu trong khoảng 600-1000m)

Thành phần thạch học của tầng C gồm sét, bột kết xen kẹp với cát kết lắngđọng trong môi trường sông hồ, đầm lầy và biển nông Ngoài ra, còn gặp ít lớp cuộikết, sạn kết, sét vôi, những lớp đá vôi mỏng, đôi nơi có cả đá phun trào andesit xenlẫn (Ba Vì, Bà Đen), các thấu kính than mỏng và các mảnh than (BH15 và một vàigiếng khoan trên cấu tạo Bạch Hổ) Cát kết màu xám, xám tro hạt mịn tới hạt trung,đôi khi gặp hạt thô

Trầm tích thuộc Hệ tầng Trà Tân có độ chọn lọc và mài tròn từ xấu đến trungbình (Rồng, Tam Đảo, Bà Đen) Độ rỗng từ trung bình đến tốt Bột kết, sét kết củatrầm tích Hệ tầng Trà Tân có màu đen, màu xám tới xám sáng, phân lớp dày, dạngkhối Thành phần sét gồm hydromica, chlorit, một ít kaolinit Theo các nhà địa chấtdầu khí đá của hệ tầng đặc biệt là tầng D là tầng đá sinh dầu tuyệt vời, đồng thờicũng là tầng chắn địa phương khá tốt Phần trên của trầm tích Hệ tầng Trà Tân gặpcác thấu kính than, các mảnh than vụn, ngoài ra còn gặp pyrit, glauconit

Trong trầm tích của hệ tầng này tìm thấy nhiều hóa đá, bào tử phấn hoa:Rhizohone, Ffussiena, Florschuetzia Trillibata Đặc biệt trong các giếng khoan lô 15tìm thấy rất nhiều tảo Pediastrum nước ngọt đầm lầy Bề dày của hệ tầng thay đổitrong khoảng 1000 – 1200m Trầm tích của Hệ tầng Trà Tân được xác định có tuổiOligocene muộn

Hệ tầng Bạch Hổ (N1 1bh) tuổi Miocene sớm.

Hệ tầng Bạch Hổ tạo lớp phủ rộng ở bồn trũng Cửu Long, gặp hầu hết trongcác lỗ khoan ở độ sâu từ 1800- 2000m đến 2800-3000m Hệ tầng này tương ứng với

Trang 14

tầng địa chấn BI trên các mặt cắt địa chấn với biên độ phản xạ yếu, phân lớp kém Cấu tạo nên hệ tầng gồm 2 phần:

- Phần dưới là cát hạt nhỏ, mịn xen kẽ các lớp bột và sét màu lục được thànhtạo chủ yếu trong môi trường vũng vịnh, cửa sông, đồng bằng, tam giácchâu

- Phần trên là sét màu nâu, xám xanh giàu hóa thạch Rotalidea (các nhà dầukhí thường gọi là tầng sét rotalit) được thành tạo chủ yếu trong môi trườngbiển nông – đồng bằng ven bờ, bề dày của tầng sét rotalit khoảng 30m đếnhơn 300m, chủ yếu trong khoảng 50- 200m

Ngoài ra còn gặp lớp phun trào phân bố giữa tầng BI Tầng phun trào này cóthành phần chủ yếu là bazan và vụn núi lửa bị phong hóa nhẹ từng phần, chúng phân

bố chủ yếu ở khu vực Đông bắc bồn Cửu Long Bề dày của lớp đá núi lửa này thayđổi từ vài mét đến 250m (xác định tại giếng khoan) đến hơn 400m ở một số nơi (có

lẽ là trung tâm núi lửa; xác định theo tài liệu địa chấn) Lớp phun trào bazan này tạonên một tầng phản xạ địa chấn mạnh trong trầm tích tuổi Miocene dưới Theo các tàiliệu khoan ở khu vực mỏ Ruby thì dầu phân bố ở phần trên của tầng phun trào này,trong đới nứt nẻ do sự nguội lạnh của magma Pha núi lửa này được cho là có liênquan đến sự kết thúc tách dãn đáy biển ở bồn trũng Biển Đông (16 triệu năm trước).Các thành tạo hạt thô ở đây cũng khá phức tạp: ở cấu tạo Bạch Hổ chủ yếu làcát kết ackoz, cát kết grauvac với độ chọn lựa khá tốt, còn trên các cấu tạo Rồng, BàĐen, Tam Đảo thì gặp loại cát kết đơn khoáng

Các lớp bột kết, sét kết màu xám, xám đen, xám nâu với thành phần kaolinit,hydromica và một phần là montmorilonit (BH5, BH4, 15A-1X, 15C-1X), ở các cấutạo Rồng, Tam Đảo, Ba Vì, Bà Đen, có sự chuyển tướng xen kẽ các lớp bột kết vàcát kết hạt mịn Phần trên là tầng sét màu xanh, xanh xám, chứa nhiều glauconit vàrotalit là tầng chắn khu vực rất tốt của bồn trũng Cửu Long Các trầm tích tuổiMiocene sớm biến đổi ở giai đoạn Katagenez sớm với các đặc trưng của đá cát gắnkết yếu, các lớp sét không bị tan rữa khi ngấm nước

Bề dày chung của hệ tầng thay đổi từ 100m đến 1500m, chủ yếu trong khoảng400-600m Các hóa đá đặc trưng cho tầng này là sự có mặt của Rotalia, Ammonia,Orbuline Univerca Trong phần này gặp rất nhiều Rhizophora Animia, FlorsfhuetziaSemilobata Tuổi của Hệ tầng Bạch Hổ được xếp vào Miocene sớm

Tầng sét rotalia này đóng vai trò là tầng chắn khu vực Còn các tầng cát xen kẽ

có chất lượng thấm, độ rỗng và độ liên thông tốt nên được đánh giá là đối tượng tìmkiếm và khai thác dầu khí thứ 2 (sau tầng Móng)

Trang 15

Hệ tầng Côn Sơn (N1 2 cs) tuổi Miocene giữa.

Hệ tầng này phân bố rộng rãi trong trũng Cửu Long, tương ứng với tầng địa chấnBII Cấu tạo nên hệ tầng bao gồm chủ yếu các lớp cát ackoz – lithic dày xen các lớpbột và sét, sét vôi màu xanh thẫm, đôi chỗ gặp các lớp than và dolomite Chiều dàythay đổi trong khoảng 250-900m, chủ yếu dày 500-600m Hệtầng phong phú bào tửphấn thuộc phức hệ Florsfhuetzia, Levopoli, Acrostichum, Picaepollennitez,Rhizophora, Compositae, phong phú Foraminifera Các trầm tích này được thành tạotrong môi trường tướng châu thổ ở phía Tây, đầm lầy-đồng bằng ven bờ ở phíaĐông Tuổi của hệ tầng được xếp vào Miocene giữa

Độ rỗng của hệ tầng lớn, tầng chắn khu vực kém Tuy nhiên, phần dưới củatầng này được gọi là tầng BII.1 đã có phát hiện dầu khí thương mại như ở cấu tạoKình Ngư Vàng, Thăng Long, Đông Đô… Như vậy, đây là đối tượng cần được quantâm thăm dò trong thời gian tới

Hệ tầng Đồng Nai (N1 3đn) tuổi Miocene muộn.

Hệ tầng Đồng Nai phân bố rộng rãi ở bồn trũng Cửu Long, trên các mặt cắt địachấn hệ tầng tương ứng với tầng BIII

Tham gia vào hệ tầng gồm các lớp cát hạt thô đến hạt mịn xen kẹp lớp bột, sét

và than được thành tạo trong môi trường đầm lầy-đồng bằng châu thổ ở phần Tâybồn trũng đến rìa vịnh và biển nông ở phần Đông bồn trũng Hóa thạch đặc trưnggồm Florsfhuetzia Meridionalis, Picaepollenitez, Dacridium, Stenochlaena PalustrisCarya, Operculina Bề dày của hệ tầng thay đổi lớn từ 300m đến 1600m, chủ yếutrong khoảng 500-750m

Hệ tầng có độ rỗng lớn nhưng không có tầng chắn bao phủ nên không trở thànhtầng chứa được và không có tiềm năng dầu khí

Hệ tầng Biển Đông (N2 – Q bd) tuổi Plioxen – Hệ Đệ Tứ.

Hệ tầng Biển Đông phân bố rất rộng trên toàn bộ thềm lục địa Đông nam ViệtNam Trên mặt cắt địa chấn hệ tầng này ứng với tầng địa chấn A

Thành phần thạch học gồm các trầm tích vụn thô cát mịn màu xanh, trắng, có

độ mài tròn trung bình, độ lựa chọn kém, có nhiều glauconit xen kẽ lớp bột, sét.Trong cát có cuội Thạch anh hạt nhỏ Phần trên các hóa thạch giảm, cát trở nên thôhơn, trong cát có lẫn bột, cát có màu hồng chứa glauconit Trầm tích hệ tầng chứaphức hệ cổ sinh: Florsfhuetzia Meridionalis Stenochlaena Laurifolia, Pinus,Polocaropus Imbricatus, Pseudo-rotalia, Globorotalia, san hô và tảo

Môi trường thành tạo từ biển nông ở phần Tây bồn trũng chuyển sang biển

Trang 16

nông sâu hơn ở phần Đông bồn trũng Bề dày của hệ tầng khá ổn định biến đổi trongkhoảng hẹp 400 – 700m Trầm tích hệ tầng Biển Đông chỉnh hợp lên trầm tíchMiocene.

Tầng này được đánh giá là không có tiềm năng dầu khí

2.1.2 Đặc điểm kiến tạo

Trong bình đồ kiến tạo khu vực Đông Nam Á hiện nay, bồn trũng Cửu Longnằm ở phần ĐN của mảng thạch quyển Âu Á (Hình 2.1.1)

Vào Kainozoi sớm, bồn trũng Cửu Long là bồn kiểu rift phát triển trên Móng

là miền vỏ lục địa trước Kainozoi bị vát mỏng do ảnh hưởng của tách giãn tạo vỏ đạidương Biển Đông và sau đó chuyển sang chế độ thềm rìa lục địa thụ động sụt lún lấpđầy trầm tích biển

Trong suốt Meozoi muộn (J3-K), bồn trũng Cửu Long nằm ở phần trung tâmcủa cung magma kéo dài theo hướng ĐB-TN từ Đà Lạt qua đảo Hải Nam Móng củabồn trũng Cửu Long bao gồm các đá magma phun trào và xâm nhập của cungmagma này

Hình 2.1.2

Trang 17

2.2 Đặc điểm địa chất và hệ thống dầu khí Lô 01&02.

2.2.1 Vị trí của Lô 01&02

Lô 01-02 khu vực nghiên cứu nằm ở phía Đông bắc, bồn trũng Cửu Long

2.2.2 Các thành tạo địa chất

Tham gia vào cấu trúc địa chất của lô 01& 02 nói riêng cũng như bồn trũng Cửu Long nói chung bao gồm các đá Móng granitoid tuổi trước Kainozoi (Mz2) và lớpphủ trầm tích, phun trào Kainozoi thuộc hai nhịp lớn: Eocen?-Oligocene-Miocene sớm

Trang 18

thuộc các cấu tạo Azurite, Topaz và Pearl không tồn tại các thành tạo trầm tích này, còn trong các mỏ Diamond, Ruby và Jade, bề dày trầm tích tầng E đạt tới vài trăm métNhìn chung bề dày các thành tạo trầm tích, phun trào thuộc nhịp Miocene giữa-

Đệ tứ thay đổi từ khoảng 1600m đến khoảng 1850m

Móng trước Kainozoi

Cấu tạo Móng trước Kainozoi trong lô 01 & 02 là các đá granitoid thuộc các phức hệ Định Quán, Đèo Cả và các đai mạch đá mafic và trung tính có thể hình thành trong các thời kỳ Mz2 hoặc Kz1

Các thành tạo Móng gặp ở 15 giếng khoan trong đó các cấu tạo Diamond (4 giếng khoan thăm dò), Azurite (3 giếng khoan thăm dò), Ruby (giếng khoan 1X, 3X, 4X) và Pearl (giếng khoan 1X) Trong lúc đó ở cấu tạo Topaz (giếng khoan TN-1X và 2X), Emerald (giếng khoan 1X) và Jade (giếng khoan 1X và 4X) Nhìn chung Móng được chia thành 2 phần: Móng phong hóa và chưa phong hóa với chiều dày phong hóa thay đổi từ vài mét tới vài chục mét

Theo phân tích mẫu sườn và mẫu mùn của Móng cho thấy các loại đá Móng thayđổi từ granite (Pearl, Diamond) đến granite biotite (Ruby, Topaz, Azurite) và

granodiorite tới gneiss (Emerald, Jade) Diện phân bố các khối Móng nhô thể hiện ở mục 2.2.3 cũng như đánh giá chi tiết tại Chương 3

Để đánh giá vai trò ảnh hưởng của tính chất cơ lý của đá lên đặc điểm biến dạng, theo tác giả cần có sự phân tích bổ sung và tổng hợp để phân chia các trường đá khác nhau, xác định tuổi tuyệt đối, đặc biệt là xác định quy luật phân bố các đai mạch, các đặc tính nứt nẻ trong Móng

Tầng trầm tích E

Cấu tạo nên tầng E là các thành tạo trầm tích có nguồn gốc đầm hồ phần bên trên

là chính và các tầng cát, cuội tảng môi trường sườn tích, bồi tích phủ trên các bán địa hào với cát kết độ hạt trung bình đến thô, xen kẹp với sét kết và bột kết ở phần E bên dưới Chúng gặp ở các giếng khoan thăm dò của Ruby, Emerald-1X, Emerald-2X, Emerald-3X, Pearl-1X, Jade-1X, Diamond-1X, Diamond-2X và các giếng khoan Topaz trừ giếng khoan TN-3X Ngoài ra các tầng phun trào gặp tại các giếng khoan ở Diamond, Jade và có gặp đá biến chất trong giếng khoan Diamond-3X Các vỉa chứa trong E được đặt tên từ OL-40.1 đến OL-180.1

Bề dày của các thành tạo trầm tích này thay đổi rất lớn trong phạm vi Lô 01 &

02 Theo các mặt đối sánh địa tầng giếng khoan cũng như mặt cắt địa chấn - địa chất khu vực (Hình chúng ta có thể thấy một số đặc điểm và phân bố tầng E như sau:

Trang 19

+ Phần lớn diện tích cấu tạo Azurite, Pearl và Topaz vắng mặt các thành tạo trầmtích tầng E Trong lúc đó ở các mỏ/cấu tạo Diamond, Olivin, Moonstone, Jade vàEmerald bề dày trầm tích tầng E khá lớn có thể đạt tới khoảng 500m Tuy nhiên bề dày

ở đây vẫn nhỏ hơn tại các vùng trũng Nhìn chung thế nằm các thành tạo trầm tích tầng

E có dạng kề áp lên bề mặt Móng ở cánh TB của cấu tạo nâng, còn ở cánh ĐN cấu tạonày thì kề áp lên bề mặt đứt gãy Chúng tôi ghi nhận 3 trũng kiểu bán địa hào:

- Bán địa hào Sư Tử Nâu phía TB với bề dày khoảng 2000m

- Bán địa hào ĐN Diamond với bề dày hơn 2000m

- Bán địa hào ĐN Emerald – Topaz với bề dày khoảng 2000m

+ Khôi phục bề dày ở các cấu tạo Azurite, Pearl và Topaz ta có thể thấy vào thời kỳlắng đọng các thành tạo trầm tích tầng E tại Ruby là một phần cánh TB của bán địa luỹRuby – Topaz Còn Azurite, Diamond cũng là một bán địa luỹ trong thời gian lắngđọng các thành tạo trầm tích tầng E Kết thúc sự lắng đọng các thành tạo trầm tích tầng

E cấu tạo Azurite nâng lên và bị bóc mòn mạnh mẽ hơn so với cấu tạo Diamond

Tầng trầm tích D

Cấu tạo nên tầng D là các thành tạo trầm tích có thành phần chủ yếu là sét giàu vật chất hữu cơ màu xám đen xen kẹp các lớp cát mỏng thành tạo trong môi trường đầm hồ tới ven hồ và đồng bằng châu thổ, gặp ở tất cả các giếng khoan trong lô (trừ giếng khoan Turquoise-1X chưa khoan đến tầng D) Ngoài ra, tầng D còn có các tập Volcanic gặp ở Diamond-1X, 3X, Emerald-1X, Jade -1X, Jade- 2X và trong các giếng khoan khai thác RBA-13PST2, RBA-12PST4, RBA-10PST1, RBB-3P, RBB-4P và RBB-5 Các vỉa chứa trong D được đặt tên từ OL-06 đến OL-35

Chiều dày tầng D chủ yếu trong khoảng 600 đến 1000m, ở trũng ĐN của

Emerald dày đến 1600m Theo các mặt đối sánh địa tầng giếng khoan cũng như mặt cắtđịa chấn - địa chất khu vực (chúng ta có thể thấy trong phạm vi lô 01 &02 có 3 đới cấutạo nâng:

- Diamond – Azurite – Sư Tử Nâu

- Topaz – Ruby – Pearl – Turquoise

- Jade – Thăng Long – Kình Ngư Vàng

- Xen giữa chúng là hai trũng có phương á Vĩ tuyến/ĐB-TN

Tầng trầm tích C

Cấu tạo nên tầng C là các thành tạo trầm tích có thành phần là cát kết môi trường sông ngòi ven bờ xen kẹp các tập sét có nguồn gốc đầm hồ gặp ở hầu hết các

Trang 20

giếng khoan thăm dò trong lô Ngoài ra, tầng C còn có các tập phun trào gặp ở 1X, 2X Các vỉa chứa trong C được đặt tên từ OL-04 đến OL-05.

Ruby-Chiều dày tầng C mỏng hơn so với tầng D và E Theo các mặt đối sánh địa tầng giếng khoancũng như mặt cắt địa chấn - địa chất khu vực có thể ghi nhận phân bố các thành tạo trầm tích tầng C và thấy các đới sau:

- Đới cấu tạo Diamond – Azurite – Sư Tử Nâu: đới cấu tạo có dạng vòm lồivới bề dày trầm tích khoảng từ 150 đến 210m

- Cấu tạo Ruby lúc này tách ra khỏi khối nâng Topaz có bề dày 30-150m

- Đới cấu tạo Jade–Thăng Long là phần rìa TB của khối nâng Côn Sơn chiềudày dưới 200m

- Xen giữa 3 cấu tạo trên là trũng kéo dài theo hướng ĐB-TN với bề dày trầmtích khoảng 300-400m

Tầng trầm tích BI

Cấu tạo nên tầng BI là các thành tạo trầm tích cát sét xen kẹp và phun trào bazan.Theo mặt cắt liên kết qua các cấu tạo và cột địa tầng giếng khoan chia thành 2 tầng nhỏ BI.1 và tầng BI.2:

Tầng BI.1: gặp ở tất cả các giếng khoan trong khu vực lô Thành phần chủ yếu là

các tập cát dày môi trường sông ngòi, kênh rạch xen kẹp các tập sét môi trường ven

hồ Ngoài ra, tầng BI.1 còn có các tập Volcanic gặp ở Ruby-3X, Topaz- 1X Các vỉa chứa trong BI.1 được đặt tên từ MI-68 đến MI-100

Theo các mặt đối sánh địa tầng giếng khoan cũng như mặt cắt địa chấn - địa chất khu vực cho thấy bề dày tầng BI.1 tương đối ổn định, thành các đới phân dị: trong khoảng 100-350m với các cấu tạo hình đẳng thước và 300-600m ở các trũng sâu á Kinh tuyến

Tầng BI.2: gặp ở tất cả các giếng khoan bề dày thay đổi từ 200m ở khu vực cấu

tạo Jade và 450m ở cấu tạo Turquoise Theo đơn vị địa tầng, BI.2 được chia làm 3 phần:

Phần dưới: là bazan phân bố rộng khắp đã gặp ở giếng khoan Diamond-3X, Ruby-2X,3X,4X, Turquoise-1X, Moonstone-1X, Emerald-1X, 2X, 3X, 4XX, Pearl-1X, và các giếng khoan Topaz-1X; Topaz north-1X,2X,3X

Phần giữa: các tập cát tướng sông xen kẹp sét ven hồ, đây là tầng chứa dầu chính của vỉa chứa Miocene được đặt tên từ MI-07 đến MI-66

Trang 21

Phần trên cùng: là tầng Bạch Hổ Shale (tầng sét Rotalia môi trường biển là tầng chắn khu vực trong lô cũng như trong bồn trũng Cửu Long).

Chiều dày tầng BI.2 chủ yếu trong khoảng 200m khu vực cấu tạo đến 450m tại vùng trũng Theo các mặt đối sánh địa tầng giếng khoan cũng như mặt cắt địa chấn - địa chất khu vực

Cũng như thời kỳ C, thời kỳ BI bao gồm 3 cấu trúc :

- Diamond – Azurite – Sư tử Nâu

- Nâng Ruby - Topaz

- Nâng Jade - Thăng Long

- Xen giữa chúng là các trũng có phương á Kinh tuyến

Tầng trầm tích BII, BIII và A

Theo các mặt đối sánh địa tầng giếng khoan cũng như mặt cắt địa chấn - địa chất khu vực cấu tạo nên các tầng này là các thành tạo trầm tích cát dày xen kẹp các tầng sét, sét vôi môi trường đồng bằng ven biển đến biển nông của thềm lục địa thụ động, bề dày của chúng ổn định không thay đổi nhiều dao động trong khoảng (1600 – 1850m)

Tóm lại qua việc phân tích quy luật phân bố cũng như thành phần vật chất và nguồn gốc của các thành tạo Địa chất cấu tạo nên Lô 01&02 chúng ta có thể rút ra một số kết luận sau:

Cấu tạo nên Móng Lô 01 &02 là các đá Granitoit thành tạo vào thời gian Mz2, được hình thành trong giai đoạn rìa lục địa tích cực của Mz3

Lớp phủ kiểu rìa lục địa thụ động bao gồm các tầng BII, BIII và A có bề dày tương đối ổn định 1600-1850m

Phần nằm giữa tầng Móng và lớp phủ là các thành tạo trầm tích – phun trào được thành tạo do tách giãn với ba lần đổi trục tách giãn TB-ĐN, á Kinh tuyến, á Vĩ tuyến Di chỉ của chúng là các bán địa hào, bán địa luỹ kéo dài theo phương ĐB-TN (Oligocene sớm), á Vĩ tuyến (Oligocene giữa), ĐB-TN (Oligocene muộn – Miocene sớm) Ranh giới giữa các bán địa hào, bán địa luỹ là các đứt gãy F1, F6, F4, F11, F16, F17… phát triển theo kiểu listric

Các thành tạo phun trào/xâm nhập ghi nhận tại các tầng trong khu vực lô cho thấy các pha hoạt động núi lửa diễn ra trong suốt quá trình hoạt động kiến tạo tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây phá hủy hệ thống dầu khí Tuy nhiên vấn đề này cần được nghiên cứu chi tiết, xác định diện phân bố cũng như tuổi tuyệt đối mới đưa ra các nhậnđịnh xác đáng

Trang 22

Cột địa tầng tổng hợp Lô 01&02

2.2.3 Đặc điểm kiến trúc lô

2.2.3.1 hình thái cấu trúc

Tham gia vào cấu trúc địa chất của lô 01& 02 nói riêng cũng như bồn trũng Cửu Long nói chung bao gồm các đá Móng granitoid tuổi trước Kainozoi (Mz2) và lớp phủ trầm tích, phun trào Kainozoi thuộc hai nhịp lớn: Eocen?-Oligocene-Miocene sớm và Miocene giữa – Đệ tứ

Trang 23

Bề dày các thành tạo trầm tích – phun trào thuộc nhịp Eocen? Miocene sớm thay đổi lớn (từ khoảng 500m ở các khối Móng nhô đến khoảng 2000m

-Oligocene-ở các trũng sâu) Các thành tạo trầm tích - phun trào thuộc nhịp này được chia thànhcác tầng (E, D, C, BI) Bề dày các tầng trầm tích D, C and BI tương đối ổn định Trongkhi đó bề dày các thành tạo tầng E có sự thay đổi lớn, thậm trí có những diện tíchthuộc các cấu tạo Azurite, Topaz và Pearl không tồn tại các thành tạo trầm tích này,còn trong các mỏ Diamond, Ruby và Jade, bề dày trầm tích tầng E đạt tới vài trăm métNhìn chung bề dày các thành tạo trầm tích, phun trào thuộc nhịp Miocene giữa- Đệ tứthay đổi từ khoảng 1600m đến khoảng 1850m

Theo hình thái bề mặt các tầng cấu trúc chính gồm Móng, E, D, C và BI, trongphạm vi Lô 01&02/92 ghi nhận 11 cấu trúc lồi và 9 cấu trúc lõm Các cấu trúc lồi đượcđánh số thứ tự từ I, II,… đến XI theo chiều từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây.Các cấu trúc lõm cũng được đặt tên theo tuần tự như trên từ A, B, C, … tới J (hình

chính như:

- Đới cấu trúc lồi Diamond – Azurite (II-III) nằm ở phía Tây bắc của Lô

- Đới cấu trúc lồi Trung tâm Lô gồm: Emerald – Ruby (VII – V) và Pearl –Topaz (VI)

- Cấu trúc lồi Jade (IX) và dải nâng rìa Đông Nam của Lô

- Cấu trúc lõm Nam Diamond (B) và Đông Jade (F)

Chi tiết đặc điểm các cấu trúc chính như sau:

Đới cấu trúc lồi Diamond – Azurite (II-III)

Đới cấu trúc lồi Diamond – Azurite là một phần của đới nâng Sư Tử Đen –Azurite – Diamond, cấu trúc trải dài theo hướng ĐB-TN với đặc trưng như sau:

Tầng Móng: đới cấu trúc phát triển theo hướng ĐB-TN được tách làm hai phần:Phía ĐB là cấu trúc Diamond (II) dài khoảng 10km, rộng khoảng 7,3km Phầnphía Bắc giáp với cấu trúc lõm A, phía Tây bị khống chế bởi đứt gãy F5, phía Đông và

ĐN bị giới hạn bởi đứt gãy F6 Cấu trúc được khép kín bằng đường đồng mức 4150m

và bề mặt bị phân cắt bởi hệ đứt gãy phương á Vĩ tuyến (hình 2.2.3.1.1)

Phía TN là cấu trúc Azurite (III) có phương kéo dài khoảng 72o, cấu trúc này làphần đuôi phía ĐB của khối nhô Móng Sư Tử Đen (Lô 15.1), bị khống chế bởi hai đứtgãy F8 và F9 Cấu trúc được khép kín bởi đường đồng mức 3700m Chiều dài cấu trúcđạt khoảng 9km, rộng khoảng 2,8km (Hình 2.2.3.1.2)

Trang 24

Tầng E: bề mặt cấu trúc trầm tích E bị bào mòn, chia cắt bởi các đứt gãy nhỏphương á Vĩ tuyến và tạo thành các khép kín nhỏ kế thừa khối nhô Móng Phần TN,cấu trúc Azurite (III) gần như bị bào mòn hoàn toàn, cấu trúc chỉ còn một phần kề áplên Móng phía nam với diện tích khoảng 5km2 Phần ĐB, cấu trúc Dimond (II) tạothành 3 khép kín nhỏ với chiều sâu từ 2900 đến 3000m (hình 2.2.3.3)

Tầng D, C và BI.1: trên bản đồ cấu trúc các tầng D, C và BI.1 cấu trúc có dạngđơn nghiêng kéo dài theo phương ĐB-TN, thoải dần về phía Tây nam (trũng namDiamond) Có tồn tại một số khép kín nhỏ trong tầng D, C và BI.1 ( hình 2.2.3.4,

Tầng Móng:

Đới cấu trúc Emerald – Ruby – Moonstone: trên bản đồ tầng Móng cấu trúc códạng nằm trải dài theo hướng ĐB-TN với chiều dài khoảng 15-20 km và chiều rộngthay đổi trung bình từ 3- 7 km, bị khống chế bởi đứt gãy F23 ở phía TB và F16, F29 ởphía ĐN Cấu trúc phân dị thành các khối nhô Emerald ở phía TN với khép kín tạichiều sâu 3925m và khối nhô Ruby lớn nhất nằm ở ĐB với khép kín tại chiều sâu3725m Các khối nhô phân cách với nhau bởi lõm nhỏ có cấu trúc dạng yên ngựa (hình

Đới cấu trúc Pearl – Topaz: nằm gần như song song và cách đới cấu trúc Emerald– Ruby bởi trũng nhỏ trải dài theo hướng ĐB-TN, cấu trúc bị khống chế về phía TBbởi hệ thống đứt gãy F16, F17 và về phía ĐN, Nam bởi các đứt gãy F18, F19, F22.Đây là khối nhô lớn nhất của Lô 01&02/92 với chiều dài từ 25- 30 km và chiều rộngthay đổi từ 5-8 km Đỉnh cao nhất tại 2500 m và khép kín chung cho toàn cấu trúckhoảng 3400m (hình 2.2.3.1)

Trang 25

Tầng E: Hai đới cấu trúc Emerald – Ruby và Pearl – Topaz có dạng kế thừa cấutrúc tầng Móng và gần như có chung phần đuôi phía TN là khối nhô Emerald Cấu trúcPearl – Topaz, các trầm tích E bị vắng mặt tại hầu hết khu vực đỉnh cấu tạo và chỉ cònphần kề áp với tầng Móng ở sườn TB và ĐN với khép kín khoảng 2950m Cấu trúcEmerald – Ruby phát triển kế thừa khối nhô Móng có chiều dày phân bố mỏng tại khuvực đỉnh và dày hơn khi đi ra phần sườn, dày nhất tại trung tâm các trũng Đỉnh caonhất của cấu trúc tại 2600 m và khép kín cuối cùng trung bình khoảng 3250m (hình

Tầng C: trên bản đồ tầng C cho thấy chỉ còn tồn tài cấu trúc Emerald – Ruby vàmột phần cấu trúc Pearl – Topaz kế thừa cấu trúc các tầng bên dưới:

Cấu trúc Emerald – Ruby: có phương kéo dài theo hướng ĐB-TN Đường khépkín cuối cùng của cấu tạo là 2425m, đỉnh cao nhất khoảng 2225m Cấu trúc có chiềudài khoảng 12-15 km, chiều rộng khoảng 2-3km Bề mặt bị phân cắt mạnh bởi đứt gãyphương á Vĩ tuyến và phương á Kinh tuyến, tạo nên địa hình phân cắt Khu vựcEmerald trầm tích tầng C vắng mặt hoàn toàn trên phần đỉnh cấu tạo (hình 2.2.3.4 )Cấu trúc Pearl – Topaz có dạng đơn nghiêng vát mỏng dần và vắng mặt về phíaTây, Tây nam của Lô (hình 2.2.3.4) Tồn tại hai 2 nếp lồi nhỏ tại khu vực Pearl vàphần trung tâm của Topaz với biên độ nhỏ, đỉnh tại 2150m và khép kín trung bìnhkhoảng 2300m

Tầng BI: trên bản đồ nóc tầng BI.1 và BI.2 cấu trúc lồi Trung tâm Lô vẫn có xuhướng phát triển theo hướng ĐB-TN và được chia làm 2 phần chính trong đó:

Trang 26

Cấu trúc Ruby có diện tích lớn nhất, nằm trải dài theo hướng ĐB-TN, có chiềudài khoảng 11km, rộng khoảng 4km; khép kín tại độ sâu 2100m, bề mặt cấu trúc phânchia thành ba nếp lồi nhỏ với đỉnh cao nhất tại 1900m (hình 2.2.3.5 và 2.2.3.6).

Đới cấu trúc Emerald, Pearl và Topaz nằm trải dài theo hướng ĐB-TN với chiềudài khoảng 7-8 km và bị chia cắt với nhau bởi các lõm nhỏ có dạng yên ngựa (hình

khoảng 3-5 km2, khép kín lớn nhất tại cấu tạo Topaz với diện tích khoảng 7 km2 Biên

độ của các cấu tạo này nhỏ trung bình từ 30-80m

Cấu trúc lồi Jade (IX) và dải nâng rìa Đông Nam của Lô.

Cấu trúc lồi Jade nằm ở phía nam của Lô, cấu trúc có dạng kéo dài theo hướngBắc Đông bắc – Nam Tây nam và là một phần của đới nâng Phương Đông – Jade Cấutrúc được giới hạn về phía Bắc bởi các đứt gãy F31, F32 và F33; về phía ĐN bởi đứtgãy F36 và về phía TN là lõm nhỏ ngăn cách với khối nhô Phương Đông (hình

Cấu trúc lõm chính: Nam Diamond (B) và Đông Jade (F)

Đây là hai trũng lớn chi phối hình thái cấu trúc của Lô, đều phát triển theo hướngĐB-TN Trũng Nam Diamond nằm giữa đới nâng Diamond – Azurite và đới nângTrung tâm Lô, có chiều dài từ 25-30 km và chiều dày trầm tích lên đến hơn 6000m.Trũng Đông Jade có sự phát triển phức tạp hơn cả về diện phân bố và chiều dày trầmtích Nằm giữa khối nhô Trung tâm Lô, khối nhô Jade và dải nâng rìa Đông nam củaLô; cấu trúc bị phức tạp bởi khối nhô nhỏ giữa trũng là Olivin (VIII) Trũng có chiềudài trung bình từ 30-35km với chiều dày trầm tích lớn nhất đạt hơn 5000m (hình

Trang 27

Hình 2.2.3.1 Bản đồ cấu trúc nóc tầng Móng

Trang 28

Hình 2.2.3.2 Bản đồ cấu trúc nóc tầng E

Trang 29

Hình 2.2.3.3 Bản đồ cấu trúc nóc tầng D

Trang 30

Hình 2.2.3.4 Bản đồ cấu trúc nóc tầng C

Trang 31

Hình2.2.3.5Bản đồ cấu trúc nóc tầng BI.1

Trang 32

Hình 2.2.3.6 Bản đồ cấu trúc nóc tầng BI.2

2.2.3.2 Đặc điểm đứt gãy

Trong nghiên cứu này, tác giả đi sâu vào phân tích – đánh giá các hệ thống đứtgãy phát triển chủ yếu trong tầng Móng và Oligocene dưới hệ tầng Trà Cú và Trà Tân,hoạt động của các hệ thống đứt gãy trong móng và Oligocene dưới ảnh hưởng chủ yếuđến hình thái cấu trúc, đặc điểm cấu tạo cũng như khả năng nứt nẻ của đá chứa Trênbản đồ cấu trúc nóc Móng phạm vi Lô 01&02/92 đã xác định được 57 đứt gãy (hình

Trang 33

chính: hệ thống có phương ĐB-TN, hệ thống có phương Vĩ tuyến-á Vĩ tuyến, hệ thốngđứt gãy có phương Kinh tuyến – á Kinh tuyến.

7.1 7.2 7.3 7.4 8

11 12

13 14

15 17

16.1 23

24

25 23

26

39 40

21 22 27

28

29 30 31

43 44

32 33 34

35 36

37 38

46

47

48 49

1 2

Các đứt gãy F1, F2, F6, F9, F10 nằm tại khu vực phía TB của Lô hoạt động chủyếu trong tầng Móng, đồng trầm tích trong tầng Oligocene, một vài đứt gãy tái hoạtđộng trong Miocene sớm (hình 2.2.3.8 và 2.2.3.9) Các đứt gãy này có vai trò kiến tạo

Trang 34

hình thành lên đới cấu trúc dương Sư Tử Đen (Lô 15.1) – Azurite – Diamond và trũngnam Diamond.

Các hệ thống đứt gãy F16, F17, F18, F11, F12, F23, F25, F27, F28, F29, F39,F42 là các đứt gãy dạng listric chi phối toàn bộ hình thái và kiến tạo của phần trungtâm Lô 01&02/92 tạo nên các các địa lũy, bán địa lũy, địa hào – bán địa hào tại khuvực trung tâm của Lô gồm Topaz – Pearl, Ruby – Emerald, trũng nam Diamond, trũngđồng Jade Các hệ thống đứt gãy này hoạt động mạnh mẽ trong tầng Móng vàOligocene dưới và tái hoạt động trong Oliogcene trên, Miocene sớm (hình 2.2.3.8,

30 km với biên độ thay đổi từ 500 đến 1300m tạo ra khối nhô kéo dài theo hướng

ĐB-TN là Topaz-Topaz north – Pearl Các đứt gãy F23, F24, F25 kéo dài từ 10 đến 15 kmvới biên độ thay đổi từ 400 đến 900m có vai trò quan trọng hình thành nên cấu tạoRuby Ngoài ra các hệ thống đứt gãy F28, F29 phát triển với quy mô và biên độ nhỏhơn góp phần hình thành lên cấu tạo Emerald

Các hệ thống đứt gãy F30, F33 F36, F47, F48, F49 nằm phía Nam của Lô pháttriển với quy mô và biên độ nhỏ, chiều dài trên mặt móng thay đổi từ 5 đến 10 km,biên độ từ 200 đến 500m Các đứt gãy phát triển trong tầng móng và tái hoạt độngmạnh mẽ trong Oligocen sớm – tầng E và D (hình 2.2.3.12)

Hệ thống đứt gãy phương Vĩ tuyến, á Vĩ tuyến.

Thuộc nhóm này gồm các đứt gãy như F7.1, F7.2, F7.3, F7.4, F14, F15, F22, F22.1, F27, F31, F42 (hình 2.2.3.2, 2.2.3.3, 2.2.3.4, 2.2.3.5 và 2.2.3.7) Có phươngthay đổi trong khoảng 80-90o, 271-284o, với góc dốc thay đổi 38-55o Các hệ thống đứtgãy này phát triển chủ yếu trong giai đoạn cuối Oligocene sớm, Oligocene giữa và đầuMiocene sớm (các pha nén ép D3.2 và D3.4), chúng có vai trò đặc biệt tạo ra các nứt

nẻ, khe nứt trong móng và Oligocene sớm (E) cũng như tạo ra các cấu trúc khép kínvào đứt gãy trong Miocene sớm

Khu vực phía Bắc của Lô, tại các cấu tạo Diamond, Azurite các đứt gãy nhưF7.1, F7.2, F7.3, F7.4 và F8, F3, F4 hoạt động với biên độ nhỏ (50 – 200m), quy môphát triển trong Oligocene trung bình từ 2 đến 4 km Chúng có vai trò chia cắt các cấutạo thành các khối khác nhau và tạo ra các đới nứt nẻ, vi khe nứt trong tầng móng cũng

Trang 35

như tầng chứa trầm tích chặt sít E Tạo ra các khép kín 3 chiều vào đứt gãy trong tầngMiocene dưới của cấu tạo Diamond (hình 2.2.3.13)

Khu vực trung tâm tại các cấu trúc lớn như Ruby, Emerald và Topaz – Topaznorth tồn tại một loạt các hệ thống đứt gãy vĩ tuyến, á vĩ tuyến phát triển nhiều trongmóng và Oligocene sớm (hình 2.2.3.9 và 2.2.3.10) với quy mô và biên độ nhỏ Chúngphát triển riêng biệt hoặc là các hệ thống đứt gãy đi kèm với hệ thống đứt gãy chínhĐB-TN, hoạt động chủ yếu trong giai đoạn nén ép (D3.2) Đặc biệt tại khu vựcEmerald gắn với quá trình nghịch đảo kiến tạo trong thời kỳ Oligocene muộn các hệthống đứt gãy/ nứt nẻ này phát triển mạnh mẽ và là yếu tố chính tạo ra các nứt nẻ, khenứt trong tầng chứa Oligocene dưới (E)

Khu vực phía nam của Lô, các đứt gãy này tập trung chủ yếu trong khu vực cấutrúc Jade như F31, F34, F35, F38 hoạt động chủ yếu trong Oligocene và Móng Chúngchia cắt cấu tạo thành các khối riêng biệt phát triển theo hướng á vĩ tuyến Đây cũng là

hệ thống đứt gãy sinh ra nứt nẻ/ khe nứt chính cho tầng đá chứa móng và Oligocenedưới của cấu tạo Jade (hình 2.2.3.11 và 2.2.3.12)

Hệ thống đứt gãy phương Kinh tuyến, á Kinh tuyến.

Thuộc nhóm này gồm các đứt gãy F5, F24, F28, F33 (hình 2.2.3.2, 2.2.3.3,

góc dốc thay đổi 40-55o Các đứt gãy này tồn tại không nhiều trong Lô 01&02/92, pháttriển chủ yếu trong Móng và Oligocene sớm

Trang 36

7.4 8 11

13 15 18

10 17.1

19 16 16.1 23

25 26

39

21 27

28 30 22.1 41 42

43 32

35 38 46

BII, BIII, A

BI.2 BI.1 C D

E

E

Topaz TopazNorth

1 3 6 5 7.1 7.4 8

11 12 13 15 18

10 17.1 19 16 16.1 23 25 39 21 27 29 30 22.1 41 43 32 35 46 48

4

Bsmt

D C BI.1 BI.2

BII, BIII, A

E

Azurite

BI.2 BI.1 C D

E

Topaz TopazNorth

Hình 2.2.3.9 Mặt cắt qua các đứt gãy F5, F8, F9, F6, F23, F16, F17, F18, F19, F20,

F41

Trang 37

NW SE

9

45 50

1 3 6 5 7.1 7.4 8

11 12 13 15 18

10 17.1 19 16 16.1 23 25 39 21 27 29 30 22.1 41 43 32 35 46 47 48

E Ruby

Topaz TopazNorth

Hình 2.2.3.10 Mặt cắt qua các đứt gãy F10, F6, F23, F25, F16.1, F17, F21, F22, F41

9

45 50

1 3 6 5 7.1 7.4 8

11 12 13 15 18

10 17.1 19 16 16.1 23 25 39 21 27 29 30 22.1 41 42 43 32 35 36 38 46 47 48

BII, BIII, A BI.2

E

Hình 3.2.11 Mặt cắt qua các đứt gãy F26, F27, F28, F29, F31

Trang 38

45 50

1 3 6 5 7.1 7.4 8

11 12 13 15 18

10 17.1 19 16 16.1 23 25 39 21 27 29 30 22.1 41 43

32 33 34 37 46 47 48

E Emerald

7.4 8

11 12

13 14

15 17 16 18

10 17.1

19 20 16 16.1 23 24 25 23 26

39

21 27 28 29 30 22.1 41 42

43 44 32

35 36 37 38 46

47

48 49

BII, BIII, A BI.2

Azurite

E

D D

Dimond

Hình 2.2.3.13 Mặt cắt qua các đứt gãy F9, F8, F7.4, F7.3, F7.2, F7.1, F2

Trang 39

Các thành tạo địa chất chính trong Lô 01&02/92 đã bắt gặp có tuổi từ Mezozoimuộn đến nay Chúng được thành tạo trong 3 giai đoạn chính: rìa lục địa tích cực kiểuAndes tuổi Mezozoi muộn, rift Kainozoi sớm, rìa lục địa thụ động Kainozoi muộn.Giai đoạn rìa lục địa tích cực kiểu andes Mezozoi muộn: vào giai đoạn này vùngnghiên cứu là một phần của đai núi lửa pluton kéo dài theo hướng ĐB-TN di chỉ để lại

là các thành tạo xâm nhập, phun trào kiểu I (kiềm vôi) Kết quả khoan hiện có ở cáccấu tạo nâng là các đá Granitoid tuổi Jurasic muộn – Creta Sau giai đoạn này vùngnghiên cứu là một phần của khối nâng Indochinia rộng lớn – quá trình bóc mòn mạnh

mẽ và tạo bề mặt san bằng lớn, các đá Granitoid bị bóc lộ ra ngoài tạo nên Móng củabồn trầm tích Kainozoi sau này Quá trình này kéo dài suốt Paleocene – Eocene sớm.Giai đoạn Rift Kainozoi sớm (Eocene muộn – Oligocene – Miocene sớm): vàogiai đoạn này vùng nghiên cứu chịu lực tách giãn mạnh mẽ kiểu rift với ba lần đổi trụctách giãn di chỉ để lại là các tầng trầm tích – phun trào E, D, C, BI Quy luật phân bốcác tầng E, C, BI.1 cho thấy chúng lấp đầy các bán địa hào, địa luỹ được giới hạn bởicác đứt gãy listric F1, F6, F11, F16, F18 (hình 2.2.3.7, 2.2.3.8 và 2.2.3.9) kéo dài theophương ĐB-TN Giai đoạn này gắn với pha D3 gồm các pha tách giãn trong E+F(D3.1); pha nén ép cuối E, đầu D (D3.2); pha tách giãn – sụt lún nhiệt trong D (D3.3);pha nén ép đầu C (D3.4) và pha tách giãn – sụt lún nhiệt trong C và BI.1 (D3.5) (hình

Các thành tạo trầm tích tầng D lấp đầy các bán địa hào-địa luỹ kéo dài theophương á Vĩ tuyến Hoạt động của các đứt gãy đồng trầm tích trong thời kỳ thành tạocác tầng E, D, C, BI.1 đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành các bán địa hào, bán

Trang 40

địa luỹ Các đứt gãy hoạt động sau mỗi giai đoạn trầm tích đóng vai trò quan trọngtrong việc phá huỷ đá Móng, Oligocene dưới (F8, F14, F15, F17,… ) (hình 2.2.3.7).Kết thúc sự thành tạo các tầng E, D vùng được nâng lên mạnh mẽ và xảy ra bócmòn tạo nên các mặt bất chỉnh hợp lớn giữa E và D, D và C.

Giai đoạn thành tạo lắng đọng các thành tạo trầm tích của thềm lục địa thụ độngKainozoi muộn: vùng nghiên cứu có chế độ kiến tạo tương đối bình ổn tạo nên lớp phủtrầm tích – phun trào có bề dày ~1850m, bình ổn trong toàn vùng, lớp phủ gần nhưnằm ngang

Hình 2.2.3.14 Các pha biến dạng kiến tạo Lô 01&02/92 và bồn trũng Cửu Long (theo báo cáo nghiên cứu kiến tạo bồn trũng Cửu Long)

2.3 Hệ thống dầu khí của Lô 01&02.

2.3.1Đá sinh:

Dựa trên nghiên cứu địa chất khu vực và tài liệu địa hóa của các giếng khoan, cho thấy tầng sinh chính trong khu vực bồn trũng Cửu Long nói chung và trong khu vực lô 01 & 02 nói riêng là trầm tích sét môi trường đầm hồ tuổi Oligocene (gồm các tầng C, D và E) (Hình 2.2.29)

Kết quả phân tích từ các giếng khoan thuộc khu vực mỏ Diamond, Ruby, Jade, Emerald và các giếng khoan khác thuộc Lô 01&02 cho thấy tầng D có thành phần sét màu vàng đen, nâu đen, nâu xám với hàm lượng sét chiếm từ 80 đến 98%, rất giàu

Ngày đăng: 27/07/2017, 06:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w