1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Những ảnh hưởng của lối sống thử đối với sinh viên trường đại học tây bắc

63 539 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA LỐI SỐNG THỬ ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC Nhóm ngành khoa học: Xã hội

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA LỐI SỐNG THỬ ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

Nhóm ngành khoa học: Xã hội

Sơn La, tháng 05 năm 2017

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA LỐI SỐNG THỬ

ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Loan Nam, Nữ: Nữ Dân tộc: Kinh

Phàng Thị Mái Nam, Nữ: Nữ Dân tộc: H’Mông

Hà Thị Tuấn Nam, Nữ: Nữ Dân tộc: Thái Quàng Văn Tích Nam, Nữ: Nam Dân tộc: Thái

Cà Văn Lanh Nam, Nữ: Nam Dân tộc: Thái

Lớp: K55 ĐHGD Chính trị A - Khoa: Lý luận Chính trị

Năm thứ: 3/Số năm đào tạo: 4

Ngành học: Giáo dục Chính trị

Sinh viên chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Loan

Người hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Hương

Sơn La, tháng 05 năm 2017

Trang 3

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

Khoa Lý luận Chính trị

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1 Thông tin chung

- Tên đề tài: Những ảnh hưởng của lối sống thử đối với sinh viênTrường Đại học Tây Bắc

- Sinh viên thực hiện:

- Lớp: K55 ĐH Giáo dục chính trị A, khoa Lý luận Chính trị

- Năm thứ: 3/Số năm đào tạo: 4

- Người hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Hương

2 Mục tiêu của đề tài

Nghiên cứu tổng quát những ảnh hưởng của lối sống thử đối với một bộ phận sinh viên trong trường Đại học Tây Bắc Tìm ra các nguyên nhân của vấn đề, thông qua đó đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm hạn chế những ảnh hưởng của lối sống thử đối với sinh viên Trường Đại học Tây Bắc

3 Tính mới và sáng tạo

Vấn đề sống thử trong giới trẻ hiện nay đã và đang trở thành vấn đề nóng ở nước

ta những năm gần đây Đối với phạm vi Trường Đại học Tây Bắc cho đến nay đã có một đề tài nghiên cứu về vấn đề này tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về những ảnh

hưởng của lối sống thử Vì vậy, đề tài “Những ảnh hưởng của lối sống thử đối với sinh viên

Trường Đại học Tây Bắc” sẽ là công trình nghiên cứu đầu tiên mô tả thực trạng, phân tích

những ảnh hưởng,tìm ra những nguyên nhân nhằm đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng của lối sống thử đối với sinh viênTrường Đại học Tây Bắc

4 Kết quả nghiên cứu

Mô tả được thực trạng sống thử trong sinh viên Trường Đại học Tây Bắc, đưa

ra các nguyên nhân và phân tích những ảng hưởng từ đó đưa ra một số giải pháp để hạn chế những ảnh hưởng của lối sống thử đối với sinh viên Trường Đại học Tây Bắc

Trang 5

5 Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài

Đề tài góp phần nâng cao hiệu quả trong việc hạn chế ảnh hưởng của lối sống thử đối với sinh viên Trường Đại học Tây Bắc nói riêng và các trường đại học, cao đẳng nói chung

6 Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp

chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có): đề tài chưa có công bố khoa học

Giảng viên hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ tên)

ThS Nguyễn Thị Hương

Trang 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

Khoa Lý Luận Chính Trị

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH

THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN

Họ và tên: Nguyễn Thị Loan

Sinh ngày: 11 tháng 9 năm 1995

Nơi sinh: Thanh An – Điện Biên – Lai Châu

Lớp: K55 ĐH Giáo dục chính trị A Khóa: K55

Khoa: Lý Luận Chính Trị

Địa chỉ liên hệ: Kí túc xá K7 - Trường Đại học Tây Bắc

Điện thoại: Email: Loannguyen55cta@gmail.com

II QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm 1 đến năm đang

thực hiện đề tài

(Ký, họ và tên)

Nguyễn Thị Loan

Trang 7

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu vấn đề 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Mục tiêu nghiên cứu 3

5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài 4

6 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

7 Giả thuyết khoa học 4

8 Phương pháp nghiên cứu 5

9 Đóng góp của đề tài 5

10 Kết cấu của đề tài 5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA LỐI SỐNG THỬ 6

1.1 Cơ sở lý luận của đề tài 6

1.1.1 Lý thuyết trao đổi và lựa chọn hợp lý 6

1.1.2 Lý thuyết kiểm soát xã hội 6

1.2 Một số khái niệm liên quan 8

1.2.1 Khái niệm sinh viên và một số nét tâm lý đặc trưng của sinh viên 8

1.2.2 Khái niệm sống thử 10

1.3 Quan niệm về sống chung trước hôn nhân 11

1.3.1 Hôn nhân của người Việt Nam trong xã hội truyền thống 11

1.3.2 Hôn nhân trong xã hội hiện đại 14

Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA LỐI SÔNG THỬ ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC 16

2.1 Một vài nét về Trường Đại học Tây Bắc và khách thể nghiên cứu 16

2.1.1.Vị trí địa lí của Trường Đại học Tây Bắc 16

2.1.2 Khái quát về sự phát triển của nhà trường 16

2.1.3 Đặc điểm khách thể nghiên cứu 17

2.2 Khái quát thực trạng sống thử trong giới trẻ Việt Nam và của sinh viên Trường Đại học Tây Bắc 18

Trang 8

2.2.2 Thực trạng sống thử của sinh viên Trường Đại học Tây Bắc 19

2.3 Nguyên nhân dẫn đến việc sống thử 25

2.3.1 Nguyên nhân từ phía cá nhân 26

2.3.2 Lý do từ phía gia đình 30

2.3.3 Lý do từ phía xã hội 32

2.4 Những ảnh hưởng của lối sống thử đối với sinh viên Trường Đại học Tây Bắc 34

2.4.1 Ảnh hưởng tích cực 35

2.4.2 Ảnh hưởng tiêu cực 37

2.5 Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của lối sống thử đối với sinh viên 42

2.7.1 Đối với cá nhân 43

2.7.2 Đối với gia đình 44

2.7.3 Đối với xã hội 45

2.7.4 Đối với nhà trường 45

PHẦN 3: KẾT LUẬN 47

1 Kết luận 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO 48 PHẦN PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

PVS Phỏng vấn sâu QHTD Quan hệ tình dục ĐHTB Đại học Tây Bắc

Trang 10

DANH MỤC BIỂU TRONG ĐỀ TÀI

Biểu đồ 1 Cơ cấu dân tộc 18 Biểu đồ 2 Mức độ biết về lối sống thử qua các kênh thông tin 20 Biểu đồ 3 Đánh giá của sinh viên về hiện tượng sống thử 21 Biểu đồ 4 Hình thức sống 23 Biểu đồ 5 Đánh giá nguyên nhân tham gia sống thử 25 Biểu đồ 6 Đánh giá lợi ích của lối sống thử 26 Biều đồ 7 Đánh giá những ảnh hưởng của lối sống thử 35

Trang 11

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nhân loại đang bước vào thế kỉ XXI, một kỉ nguyên đánh dấu bước ngoặt về kinh tế, khoa học và nhất là sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã làm cho cuộc sống con người ngày càng được nâng cao Trong quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế, Việt Nam đã có sự phát triển mạnh về kinh tế từ một nước kém phát triển trở thành một nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình Cùng với sự phát triển kinh tế, sự hiện đại trong phong cách sống và sự du nhập của lối sống phương Tây vào giới trẻ ngày càng mạnh mẽ hơn Giới trẻ Việt Nam hiện nay có cách nghĩ và lối sống hiện đại hơn, quan niệm về giới tính cũng thoáng hơn so với trước đây

Những giá trị đạo đức đang bị xói mòn bởi chủ nghĩa thực dụng, kéo theo đó là

cả một hệ lụy Hơn nữa, giới trẻ hiện nay quá lạm dụng sự tự do để chạy theo lối sống hưởng thụ mà họ cho là hợp thời, sành điệu, họ bỏ qua những giá trị đạo đức là nền tảng cốt yếu của con người

Một vấn đề cấp thiết và nhức nhối trong xã hội Việt Nam hiện nay đó là tình trạng “sống thử” Sống thử (sống chung trước hôn nhân) – hay tình trạng nam, nữ thanh niên, chủ yếu là sinh viên sống xa gia đình tự đến sống với nhau như vợ chồng

mà không được sự đồng ý của cha mẹ đôi bên Điều này tạo ra cú sốc lớn không chỉ đối với bậc cha mẹ mà đối với cả dư luận xã hội, vì nó phá vỡ quy tắc, chuẩn mực liên quan đến hôn nhân truyền thống và hiện đại như: thiếu sự tham gia và chứng kiến của gia đình Đặc biệt là việc sống thử trước hôn nhân không được pháp luật Việt Nam thừa nhận Không ít thanh niên đã sống xa rời các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp vẫn luôn phù hợp với xã hội hiện đại ngày nay

Có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về việc sống thử (sống chung trước hôn nhân), có ý kiến thì đồng tình, ủng hộ, có ý kiến thì phê phán không chấp nhận nhưng cũng có những ý kiến mang tính trung lập không đồng tình cũng không phản đối Nhưng một thực tế không phủ nhận được là việc “sống thử” đã ảnh hưởng sâu sắc đến lối sống của sinh viên nói riêng và giới trẻ Việt Nam nói chung

Sống thử không còn là một hiện tượng diễn ra trong một bộ phận giới trẻ mà ngày càng trở nên phổ biến trong thanh niên, trong đó có khá nhiều sinh viên các trường đại học, cao đẳng bao gồm cả sinh viên trường Đại học Tây Bắc đang sống thử

Trang 12

Từ khi lối sống thử du nhập vào Việt Nam đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này để phân tích nguyên nhân, đánh giá thực trạng, hậu quả của lối sống thử Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu về những ảnh hưởng của lối sống thử đối với sinh viên trường Đại học Tây Bắc Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài

“Những ảnh hưởng của lối sống thử đối với sinh viên Trường Đại học Tây Bắc” để

nghiên cứu

2 Tình hình nghiên cứu vấn đề

Trong xã hội hiện đại ngày nay cùng với sự hội nhập và phát triển kinh tế, đời sống vật chất cũng từng bước được cải thiện và nâng cao hơn, qua đó đời sống tinh thần của con người cũng có nhiều thay đổi, sự chuyển biến về tư tưởng, cách nghĩ, cách làm của con người cũng trở nên thoáng hơn, có nhiều biến đổi hơn Trong đó sự biến đổi của gia đình có thể được xem là bức tranh phản ánh sâu sắc sự biến đổi của xã hội hiện nay, sự biến đổi này được biểu hiện ở các mặt như: quy mô, cơ cấu, vai trò, chức năng của gia đình Hiện nay, mô hình gia đình truyền thống vẫn tồn tại, song song với đó là sự phổ biến ngày càng nhiều của các kiểu gia đình mới như: gia đình đồng tính, gia đình đơn thân đặc biệt là việc sống chung trước hôn nhân của các cặp đôi nam nữ có thể được coi là một mô hình gia đình tiền hôn nhân

Tình trạng sống thử trong sinh viên nói riêng và trong giới trẻ Việt Nam hiện nay nói chung đã và đang trở thành vấn đề nóng ở nước ta trong những năm gần đây Đã

có một số công trình, đề tài nghiên cứu, một số bài báo nghiên cứu về vấn đề sống chung trước hôn nhân trong giới trẻ Việt Nam hiện nay, cụ thể là:

Năm 2011, Nguyễn Đức Chiện đã nghiên cứu luận án “Sống chung trước hôn

nhân của nam, nữ sinh viên hiện nay” (nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại học

Nông nghiệp Hà Nội) Tác giả đã làm rõ thực trạng, những nguyên nhân dẫn đến quyết định sống thử của SV và đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế việc tham gia sống thử của SV Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Năm 2013, Luận văn thạc sĩ xã hội học của An Thị Hồng Hoa tại Học viện khoa

học xã hội, Viện Hàn lâm khoa học Xã hội Việt Nam nghiên cứu về “Nhận thức của

sinh viên về sống thử” (nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại học Tây Bắc) Tác giả

đã đánh giá thực trạng của lối sống thử, đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức của SV từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức của SV

Trang 13

Năm 2008, trên tạp chí Hạnh phúc gia đình số 3, tác giả Trịnh Xuân Hòa có bài

viết “Sống thử bất hạnh thật” Đưa ra những hậu quả của lối sống thử đối với các cá

nhân tham gia, gia đình và xã hội

Các đề tài nghiên cứu trên hầu hết đã chỉ ra được việc sống thử (sống chung trước hôn nhân) bắt nguồn từ tác động của sự hội nhập, của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đề cao quyền tự do cá nhân Đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào lối sống này của các cá nhân, đánh giá khách quan những hậu quả của lối sống này Đó là những yếu tố quan trọng dẫn đến việc tự quyết định của mỗi cá nhân và họ coi sống thử, sống chung trước hôn nhân để trải nghiệm cuộc sống gia đình trước khi bắt đầu một cuộc sống gia đình thật sự

Trong đề tài này chúng tôi đã chọn Trường Đại học Tây Bắc - ngôi trường được đặt trên địa bàn tỉnh Sơn La là tỉnh miền núi còn gặp nhiều khó khăn - là địa bàn để nghiên cứu tìm hiểu về những ảnh hưởng của lối sống thử và những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc sống thử của sinh viên đồng thời đề xuất những kiến nghị nhằm hạn chế những ảnh hưởng của lối sống thử đối với sinh viên Trường Đại học Tây Bắc

3 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một bộ phận sinh viên

Trường Đại học Tây Bắc trong độ tuổi 18 đến 24 tuổi

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Những ảnh hưởng của lối sống thử đối với sinh viên Trường Đại học Tây Bắc

4 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng sống thử của sinh viên Trường Đại học Tây Bắc

Tìm hiểu, phân tích được các nguyên nhân dẫn đến tình trạng sống thử của sinh viên Trường Đại học Tây Bắc

Trang 14

Tìm hiểu, phân tích được những ảnh hưởng của lối sống thử đối với sinh viên Trường Đại học Tây Bắc

5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài

5.1 Phạm vi thời gian

Đề tài nghiên cứu bắt đầu từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017

5.2 Phạm vi đề tài nghiên cứu

Do giới hạn về thời gian và khả năng thực hiện nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trên phạm vi một số xóm trọ gần khu vực Trường Đại học Tây Bắc

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu có hiệu quả nhóm nghiên cứu cần thực hiện các nhiệm

vụ sau:

Thứ nhất: Tiếp cận địa bàn, thu thập, xử lí thông tin về đề tài nghiên cứu

Thứ hai: Sử dụng các lí thuyết và phương pháp nghiên cứu làm rõ thực trạng, nguyên nhân và những ảnh hưởng của lối sống thử đối với sinh viên Trường Đại học Tây Bắc

Thứ ba: Sử dụng các phương pháp thực tiễn để đạt được mục tiêu đề ra

7 Giả thuyết khoa học

Sinh viên (SV) Trường Đại học Tây Bắc quan niệm sống thử là hiện tượng tất yếu trong xã hội hiện đại Ngày nay, có xu hướng ngày càng nhiều người trong giới trẻ lựa chọn hình thức sống thử, giới trẻ mà tập trung chủ yếu là SV là nhóm người tiếp cận nhanh với cuộc sống hiện đại, thích thử nghiệm cuộc sống của mình Vì vậy, họ lựa chọn sống thử để trải nghiệm bản thân, để khẳng định mình và có kinh nghiệm hơn trong cuộc sống gia đình sau này

Sự lựa chọn sống thử của SV Trường Đại học Tây Bắc còn xuất phát từ bản thân nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý Ngoài ra sự tác động từ bên ngoài như do sống xa gia đình, do lối sống hiện đại đem lại quan niệm “yêu là phải dành trọn cho nhau”, do tác động môi trường sống, của các phương tiện thông tin truyền thông như Internet, phim ảnh, cũng là một trong những yếu tố tác động đến quyết định sống thử hay sống chung trước hôn nhân của nam nữ SV Tuy nhiên nhiều SV chỉ biết đến cái lợi trước mắt của lối sống thử mà lãng quên đi những ảnh hưởng, hệ lụy của lối sống này

Trang 15

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Phương pháp phân tích tài liệu

Tìm hiểu, nghiên cứu các chuyên khảo về hôn nhân gia đình, quan hệ tình dục trước hôn nhân, các bài báo có nội dung về sống thử, sức khoẻ sinh sản của thanh niên nói chung và của SV nói riêng, các đề tài, công trình nghiên cứu khoa học, các luận văn, luận án có nội dung nghiên cứu liên quan đến sống thử, sống chung trước hôn nhân và những thông tin thu thập qua khảo sát thực tế

8.2 Phương pháp điều tra xã hội học

Phát hiện thực trạng sống thử trong sinh viên Trường Đại học Tây Bắc

Tìm hiểu được nguyên nhân dẫn đến tình trạng sống thử trong sinh viên Trường Đại học Tây Bắc

Tìm hiểu được những ảnh hưởng của lối sống thử đối với sinh viên Trường Đại học Tây Bắc

10 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, các danh mục tham khảo, mục lục, phục lục Nội dung chính của đề tài gồm 2 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về lối sống thử

Chương 2: Thực trạng lối sống thử của sinh viên Trường Đại học Tây Bắc

Trang 16

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

CỦA LỐI SỐNG THỬ 1.1 Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.1 Lý thuyết trao đổi và lựa chọn hợp lý

Thuyết trao đổi xã hội và lựa chọn hợp lý bắt nguồn từ những tư duy kinh tế học Trong đó các nguồn lực và quyền lực đóng vai trò then chốt, là cơ sở cho sự trao đổi Đại diện tiêu biểu cho trường phái này là nhà xã hội học người Mỹ G.Homans, theo ông các cá nhân hành động tuân theo nguyên tắc trao đổi các giá trị vật chất và tinh thần như sự ủng hộ, tán thưởng hay danh dự

Luận điểm gốc của lý thuyết này cho rằng con người luôn hành động một cách duy lý với sự tính toán về mối quan hệ giữa cái lợi và cái mất (chi phí cá nhân bỏ ra và lợi ích mà họ nhận lại) Các chủ thể của hành động luôn hành động có chủ đích và đồng thời cân nhắc và tính toán làm sao chi phí bỏ ra thấp nhất nhưng lại nhận được phần thưởng hoặc lợi ích nhiều nhất

Các nhà nghiên cứu về gia đình nhận định thuyết này phát huy vai trò rất tốt khi được vận dụng để phê phán tính lựa chọn bạn đời và ly hôn Đối với vấn đề sống thử,

lý thuyết lựa chọn hợp lý giải thích khía cạnh về sự lựa chọn hay không lựa chọn hành

vi sống thử của sinh viên có mối quan hệ như thế nào đến những lợi ích và chi phí mà

họ phải bỏ ra và nhận lại nói về quan hệ trao đổi và lựa chọn hợp lý trong sống thử của

SV, nếu giả định rằng các cá nhân, SV tham gia vào sống thử đều cố gắng tối đa hoá cái “được” và giảm cái “mất” mà họ có thể có được trong mối quan hệ này Cái

“được” hay “lợi” của sống thử không chỉ hiểu ở góc độ kinh tế, mà nó có thể bao hàm các khía cạnh tình cảm, tâm sinh lý, chia sẻ, phục vụ và đảm bảo sự che chở lẫn nhau Cách tiếp cận theo thuyết trao đổi và lựa chọn hợp lý sẽ giải thích các cá nhân cân nhắc những điều “được” hay “lợi ích”, những điều “mất” hay “bất cập” khi lựa chọn hình thức sống thử nhằm có lợi nhất cho mình

1.1.2 Lý thuyết kiểm soát xã hội

Kiểm soát xã hội (social control) là thuật ngữ được sử dụng từ lâu trong các nghiên cứu xã hội học, nhất là các nghiên cứu về lệch chuẩn xã hội Kiểm soát xã hội được xem là sự bố trí của hệ thống chuẩn mực, hệ thống giá trị và đi kèm với đó là các chế tài Sự kiểm soát này sẽ làm cho hành vi của các cá nhân, các nhóm đi vào khuôn

Trang 17

mẫu đã được xã hội thừa nhận là đúng là hợp lý, cần phải làm theo Cũng cần hiểu rằng, đối với những hành vi lệch chuẩn hệ thống chế tài của kiểm soát xã hội sẽ định hướng vào khuôn phép hay một trật tự mà số đông cho là đúng

Theo quan điển của Bruce J.Cohen, Terri L Orbuch “kiểm soát xã hội nhằm đảm bảo các thành viên của một xã hội làm theo các chuẩn mực và quy tắc của xã hội hiện tồn Các chuẩn mực và quy tắc xã hội định rõ những hành vi nào của cá nhân được xã hội mong đợi”

Quá trình kiểm soát xã hội được thực hiện thông qua các cơ chế:

Thứ nhất, kiểm soát nội tâm nhằm mục tiêu là các hành vi phải tuân theo những khuôn mẫu xã hội chấp nhận Để thực hiện một cách trọn vẹn các mục đích đó, tất cả các thành viên của xã hội sẽ phải hành động trong một xã hội mà các hành động đó được chấp nhận Để được như vậy trước hết là các thành viên của xã hội cần biết rõ và phân biệt được cái đúng và cái sai, cái thích hợp và cái không thích hợp của hành vi

Thứ hai, kiểm soát xã hội từ bên ngoài, dùng để bảo vệ trật tự xã hội, khi mà quá trình xã hội hoá không thành công, cá nhân không thể hoặc không muốn nội tâm hoá các giá trị, chuẩn mực và quy tắc xã hội Kiểm soát bên ngoài thông qua các hình thức như chế diễu, tẩy chay, khinh bỉ, dè bỉu và trừng phạt Áp lực từ bên ngoài buộc

cá nhân phải sợ hãi sự trừng phạt hoặc tẩy chay của cộng đồng Kiểm soát xã hội bên ngoài có thể được thể hiện ra ở cơ chế chính thức và không chính thức

Kiểm soát xã hội không chính thức tồn tại trong các nhóm sơ cấp như trong gia đình, nhóm bạn bè, nhóm làm việc hoặc những nhóm xã hội nhỏ khác Kiểm soát xã hội không chính thức đối với cá nhân biểu hiện ở sự chế diễu, xa lánh, ly khai, khinh

bỉ, trừng phạt hoặc là cả sự đe doạ Việc các cá nhân sợ hãi sự tẩy chay của cộng đồng

mà mình đang sống trong đó đã thể hiện một cách có hiệu quả Bởi lẽ sự thừa nhận của nhóm là có tầm quan trọng đặc biệt

Kiểm soát xã hội chính thức tồn tại trong một số thiết chế xã hội và một vài cơ quan trọng yếu Các tổ chức đó bao gồm cơ quan cảnh sát, nhà tù, toà án… Hệ thống chủ yếu của kiểm soát xã hội chính thức có một cơ chế điều luật kèm theo

Như vậy, kiểm soát xã hội là chỉ những quá trình xã hội quy định, điều chỉnh hành vi của các cá nhân hay nhóm Do mọi xã hội đều có những chuẩn mực và những quy tắc chi phối cách ứng xử, nên mọi xã hội đều có những cơ chế tương ứng để đảm bảo sự tuân thủ chuẩn mực và để đối phó với lệch chuẩn

Trang 18

Trong đề tài này việc vận dụng quan điểm của lý thuyết kiểm soát xã hội nhằm

bổ sung, giải thích các yếu tố chi phối hành vi tham gia sống chung trước hôn nhân của SV mà thuyết trao đổi và lựa chọn hợp lý không bao quát được Chuẩn mực xã hội hiện nay bao gồm các bước đi sau đây trong quá trình tiến tới hôn nhân: con cái tìm người yêu, xin ý kiến của bố mẹ, nếu bố mẹ đồng ý thì sẽ tiến tới đăng kí kết hôn sau

đó mới sống chung Sống thử hay sống chung trước hôn nhân là một hành vi lệch chuẩn xã hội vì nó phá vỡ trình tự các bước trên và hành vi này có liên quan đến thực trạng của cơ chế và biện pháp của các thiết chế xã hội Các thiết chế (gia đình, nhà trường, đoàn thể ) luôn có chức năng uốn nắn hướng cá nhân thực hiện hành vi yêu đương theo những chuẩn mực mà xã hội mong đợi

Tóm lại, việc vận dụng lý thuyết trao đổi và lựa chọn hợp lý và lý thuyết kiểm soát xã hội trong đề tài này nhằm giải thích cho hiện tượng sống thử của SV Tại sao nhóm SV này lựa chọn hình thức sống thử và nhóm SV khác lại không Cách tiếp cận các lý thuyết được nên trong đề tài sẽ bổ trợ cho nhau và giúp cho việc lý giải thấu đáo

lý do tham gia sống thử của nam nữ SV trường Đại học Tây Bắc hiện nay

1.2 Một số khái niệm liên quan

1.2.1 Khái niệm sinh viên và một số nét tâm lý đặc trưng của sinh viên

*Khái niệm sinh viên

Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia, sinh viên là những người đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng - nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu lao động của xã hội Thuật ngữ sinh viên có nguồn gốc từ tiếng latinh là

“student” có nghĩa là người học tập, nghiên cứu, người tìm kiếm khai thác tri thức

Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê, NXB Đà Nẵng năm 2005 thì sinh

viên là “người học ở bậc đại học”

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thì nhìn nhận: Đối với mỗi người Việt Nam chúng

ta, hai tiếng sinh viên luôn gợi lên một cái gì trong sáng, tốt đẹp Đó là thế hệ còn quá sớm để được coi là từng trải, dày dạn, nhưng cũng quá muộn để bị coi là non nớt, thơ

ấu Thế hệ sinh viên đứng giữa hai cái đó, họ nhìn đời một cách nghiêm trang mà không mất vẻ trẻ trung, hồn nhiên Họ là thế hệ của học hỏi, rèn luyện, ước mơ Họ là tuổi đẹp của một con người, thế hệ đẹp của một thời V.I.Lênin đã từng đánh giá: sinh viên là bộ phận nhạy cảm nhất của giới tri thức, là tầng lớp có trình độ tiên tiến nhất

Trang 19

trong hàng ngũ thanh niên Song bên cạnh đó sinh viên còn thiếu kinh nghiệm sống, cần được bổ sung bằng kinh nghiệm của lớp chiến sĩ già

SV cũng được hiểu là nhóm xã hội đang trong quá trình xã hội hoá nghề nghiệp SV là đối tượng thích nghi với cuộc sống hiện đại thích thử nghiệm với chính cuộc sống của mình Trong đề tài này chỉ đề cập đến SV đang theo học tại trường Đại học Tây Bắc – Thành phố Sơn La, độ tuổi từ 18 đến 25

* Một số nét tâm lý đặc trưng của sinh viên

Mỗi một lứa tuổi khác nhau đều có những đặc điểm tâm lý nổi bật, chịu sự chi phối của hoạt động chủ đạo Ở đây, chúng tôi quan tâm đến sinh viên, những người có hoạt động chủ đạo là học tập để tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp ở các trường cao đẳng, đại học Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng nhất ở lứa tuổi thanh niên - sinh viên là sự phát triển tự ý thức Nhờ có tự ý thức phát triển, sinh viên

có những hiểu biết, thái độ, có khả năng đánh giá bản thân để chủ động điều chỉnh sự phát triển bản thân theo hướng phù hợp với xu thế xã hội Chẳng hạn sinh viên đang học ở các trường cao đẳng, đại học sư phạm, họ nhận thức rõ ràng về những năng lực, phẩm chất của mình, mức độ phù hợp của những đặc điểm đó với yêu cầu của nghề nghiệp, qua đó họ sẽ xác định rõ ràng mục tiêu học tập, rèn luyện và thể hiện bằng hành động học tập hàng ngày trong giờ lên lớp, thực tập nghề hay nghiên cứu khoa học Nhờ khả năng tự đánh giá phát triển mà sinh viên có thể nhìn nhận, xem xét năng lực học tập của mình, kết quả học tập cao hay thấp phụ thuộc vào ý thức, thái độ, vào phương pháp học tập của họ

Ở SV đã bước đầu hình thành thế giới quan để nhìn nhận, đánh giá vấn đề cuộc sống, học tập, sinh hoạt hàng ngày Sinh viên là những trí thức tương lai, ở các em sớm nảy sinh nhu cầu, khát vọng thành đạt Học tập ở đại học là cơ hội tốt để SV được trải nghiệm bản thân, vì thế, sinh viên rất thích khám phá, tìm tòi cái mới, đồng thời,

họ thích bộc lộ những thế mạnh của bản thân, thích học hỏi, trau dồi, trang bị vốn sống, hiểu biết cho mình, dám đối mặt với thử thách để khẳng định mình

Một số đặc điểm tâm lý nổi bật của sinh viên là: có trình độ phát triển nhận thức cao, tư duy nhạy bén, linh hoạt với xu hướng thời đại, xu hướng nhân cách phát triển

rõ rệt biểu hiện trong học tập Tự đánh giá và ý thức ở sinh viên phát triển mạnh mẽ, nhờ đó giúp sinh viên tự giáo dục và tự hoàn thiện bản thân theo hướng tích cực của người trí thức tương lai, đó là cơ sở tạo nên lối sống cũng như chi phối đến định hướng

Trang 20

Sinh viên là lứa tuổi đạt đến độ phát triển sung mãn của đời người Họ là lớp người giàu nghị lực, giàu ước mơ và hoài bão Tuy nhiên, do quy luật phát triển không đồng đều về mặt tâm lý, do những điều kiện, hoàn cảnh sống và cách thức giáo dục khác nhau, không phải bất cứ sinh viên nào cũng được phát triển tối ưu, độ chín muồi trong suy nghĩ và hành động còn hạn chế Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tính tích cực hoạt động của bản thân mỗi sinh viên Bên cạnh đó, sự quan tâm đúng mực của gia đình, phương pháp giáo dục phù hợp từ nhà trường sẽ góp phần phát huy ưu điểm

* Các hoạt động cơ bản của sinh viên

Các hoạt động cơ bản của sinh viên: hoạt động học tập, hoạt động giao tiếp ứng

xử, hoạt động chính trị - xã hội

1.2.2 Khái niệm sống thử

Sống thử hay sống chung trước hôn nhân là một cụm từ thường được báo chí Việt Nam, đặc biệt là báo mạng, dùng để chỉ một hiện tượng xã hội, theo đó các cặp nam nữ về sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không tổ chức hôn lễ cũng không đăng ký kết hôn

Tiến sĩ triết học, chuyên gia nghiên cứu gia đình trẻ và trẻ em Nguyễn Linh Khiếu cho rằng không nên dùng từ sống thử, mà phải là "Chung sống phi hôn nhân" thì mới thật chính xác Các cặp đôi gặp, sống với nhau một thời gian rồi chia tay

và sống với người khác "Đấy không phải là sống thử mà là sống thật, sống hết sức nghiêm túc chứ không phải chuyện đùa Tất cả từ tình cảm, tình dục, chi tiêu là đều thật".[1] Có điều sự chung sống này thiên về thỏa mãn dục vọng, tình cảm tức

Trang 21

thời, "chán thì chia tay" chứ không đi liền với các nghĩa vụ và trách nhiệm So với những cặp vợ chồng thực thụ, Chung sống phi hôn nhân không được pháp luật cũng như xã hội thừa nhận, do đó các cặp đôi tham gia không chịu bất kỳ sự ràng buộc nào với nhau về nghĩa vụ gia đình cũng như trách nhiệm trước các quy định của luật Hôn nhân

Dưới góc độ nghiên cứu của đề tài này có thể hiểu sống thử là quá trình chung sống của nam nữ SV khi chưa đăng kí kết hôn và cũng chưa tổ chức đám cưới Trên phương diện pháp lý những cặp đôi này chưa được công nhận là vợ chồng nhưng trên thực tế họ ăn chung, ở chung, ngủ chung, sinh hoạt như một đôi vợ chồng thật Vậy có thể dùng các khái niệm tương đương như chung sống trước hôn nhân, gia đình tiền hôn nhân…

Trong nghiên cứu đề tài này, SV tham gia sống thử có nghĩa là chỉ những cặp một nam và một nữ SV đang theo học các khoá đào tạo chính thức của Đại học Tây Bắc đang tham gia sống chung với nhau, họ ăn, ở, ngủ cùng nhau trong một phòng trọ bên ngoài nhà trường Họ cùng nhau chia sẻ tài chính, việc nội trợ, học tập và quan

hệ tình dục… Hình thức sống chung của họ có thể chưa được gia đình biết, và pháp luật không thừa nhận

Trong nghiên cứu này nhóm nghiên cứu nhìn nhận sống thử như một hiện tượng

xã hội, nó chỉ hình thành và xuất hiện trong xã hội hiện đại Nhóm nghiên cứu xem xét hiện tượng này ở ba khía cạnh: thực trạng, nguyên nhân và những ảnh hưởng của lối sống thử đối với SV Trường Đại học Tây Bắc

1.3 Quan niệm về sống chung trước hôn nhân

1.3.1 Hôn nhân của người Việt Nam trong xã hội truyền thống

Sự phát triển của xã hội Việt Nam qua từng thời kì thì thiết chế hôn nhân cũng không ngừng vận động và biến đổi Sự biến đổi từ chuẩn mực hôn nhân truyền thống sang hiện đại là cả một quá trình thể hiện dấu ấn của bối cảnh kinh tế văn hóa xã hội của đất nước Mỗi chế độ xã hội khác nhau quyền con người về hôn nhân và gia đình được đề cập, tôn trọng và bảo vệ ở những cấp độ khác nhau có sự khác biệt thay đổi do tác động bởi điều kiện kinh tế ở mỗi giai đoạn phát triển và bởi yếu tố đặc thù về đạo đức, phong tục, tập quán truyền thống Theo Trần Ngọc Thêm “tiến trình văn hóa Việt Nam có thể chia thành ba lớp: lớp văn hóa bản địa, lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực, lớp văn hóa giao lưu với phương Tây” Trong suốt quá trình đó, gia

Trang 22

đình Việt Nam đã hình thành nên một hệ thống các giá trị chuẩn mực trong cách ứng

xử, trong nếp sống thể hiện quan niệm và cách lựa chọn riêng mang bản sắc của người

Việt và tạo nên những nét đặc thù riêng của văn hoá gia đình Việt Nam

Văn hóa hôn nhân trong lớp văn hóa bản địa luôn gắn liền với tính cộng đồng Mọi việc liên quan đến cá nhân cũng đồng thời liên quan đến cộng đồng, kể cả hôn nhân là lĩnh vực riêng tư nhất Hôn nhân của người Việt Nam truyền thống không phải là việc hai người lấy nhau mà là việc hai bên cha mẹ, hai họ dựng vợ gả chồng cho con cái Tục lệ này xuất phát từ quyền lợi của tập thể, trước hết là quyền lợi của gia tộc, việc hôn nhân tuy là hai người nhưng lại kéo theo việc xác lập quan hệ qua lại giữa hai gia tộc Hôn nhân luôn là vì lợi ích của tập thể, của cộng đồng từ những cuộc hôn nhân nổi danh như: công chúa Huyền Trân với Chàm Chế Mẫn, công chúa Ngọc Hân với Nguyễn Huệ, rồi vô số những cuộc hôn nhân của các con vua cháu chúa qua các triều đại được triều đình gả bán cho tù trưởng các miền biên ải nhằm củng cố đường biên giới quốc gia, cho đến tuyệt đại bộ phận các cuộc hôn nhân vô danh của thường dân tất cả đều làm theo ý nguyện của các tập thể cộng đồng lớn nhỏ Khi quyền lợi của tập thể cộng đồng đã được tính đến và đáp ứng cả rồi, lúc ấy người ta mới lo đến nhu cầu của riêng tư

Trong xã hội Việt Nam truyền thống, đặc điểm về hôn nhân trong lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa có sự khác biệt so với lớp văn hóa bản địa Khi đô hộ nước ta, các thế lực phong kiến phương Bắc áp dụng chính sách đồng hóa triệt để thông qua việc truyền bá, áp dụng đường lối của chủ nghĩa Khổng - Mạnh (Nho giáo) và pháp luật của các nhà nước phong kiến Trung Quốc Về mặt hôn nhân và gia đình, quan điểm Khổng - Mạnh đề ra những quy tắc hiếu lễ, lễ nghĩa, xây dựng đường lối sống mới bắt dân ta làm theo Bắt đầu từ thời Hán, truyền bá những quy tắc, điều lệ hôn nhân và gia đình của phong kiến phương Bắc như phép giá thú, việc dùng sính lễ nhằm tấn công phong tục thuần hậu, chất phác của nhân dân Việt Nam, mở đầu cho hôn nhân phong kiến phiền phức và tốn kém

Sau khi kết thúc thời kỳ hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra kỷ nguyên Đại Việt, nước ta có sự thay đổi về luật lệ, tuy nhiên ảnh hưởng của Nho giáo ngày càng mạnh

mẽ nên nhìn chung, pháp luật của nhà nước Việt Nam thời kỳ này chịu ảnh hưởng rất sâu sắc hệ thống pháp luật phong kiến Trung Quốc, về hình thức cũng như nội dung Tiêu biểu nhất cho chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến Việt Nam là hai bộ luật:

Trang 23

Quốc triều Hình luật ban hành dưới thời Lê (thế kỷ XV) và Hoàng Việt luật lệ ban hành dưới thời Nguyễn (1815) Quan hệ hôn nhân trong thời kỳ này được thực hiện theo nguyên tắc “không tự nguyện, một chồng nhiều vợ, vợ chồng không bình đẳng”

và việc kết hôn phải được sự cho phép của cha mẹ Các bộ Quốc triều Hình luật và Hoàng Việt luật lệ điều quy định việc kết hôn phải thực hiện dưới sự đứng đầu sắp đặt của cha mẹ hoặc người trưởng họ hoặc trưởng làng Trường hợp đôi nam nữ tự ý sống với nhau như vợ chồng mà không qua nghi lễ luật định, gọi là “cẩu hợp’’, thì bị phạt rất nặng nề người con trai phải nộp tiền tạ cho cha mẹ người con gái, đồng thời người con gái bị phạt 50 roi Sau đó giá thú mới được gọi là hợp pháp Còn trường hợp tiền dân hậu thú, trước thông dâm với nhau rồi sau mới cưới thì con trai bị đánh

80 trượng, con gái bị đánh 50 roi Như vậy, trong xã hội phong kiến Việt Nam cũng

có những quy định hết sức nghiêm ngặt về việc nam nữ sống chung như vợ chồng mà không theo nghi lễ

Khác với lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa, trong thời pháp thuộc chính quyền thực dân lần lượt cho ra đời nhiều luật lệ mới, từng bước thay đổi nếp sống cổ truyền của dân tộc Chế độ hôn nhân thay đổi, vừa thể hiện xu thế Âu hóa theo kiểu Pháp vừa duy trì tập tục lỗi thời của người Việt Sự xâm nhập của văn hóa, văn minh phương Tây đã làm xuất hiện quan điểm khác nhau về các chuẩn mực trong gia đình, chẳng hạn như quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, mâu thuẫn giữa các thế hệ, chế độ đa thê, chức năng giáo dục trong gia đình, vị trí, vai trò của người phụ nữ, vấn

đề hôn nhân tự do

Trên thực tế, sự tiếp xúc với văn hóa, văn minh phương Tây đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong toàn xã hội và để lại những dấu ấn không thể phai mờ trong mô hình và chuẩn mực của văn hóa gia đình Việt Nam hiện đại Văn hóa gia đình phương Tây chống lại những quan điểm cổ hủ của gia đình phong kiến và những tập tục khắt khe của Khổng giáo, mở đường cho một xu hướng phát triển mới của gia đình Tuy nhiên, mô hình văn hóa phương Tây, gắn liền với chính sách “khai hóa thuộc địa” của chủ nghĩa thực dân cũng tạo ra nhiều sai lệch trong các mối quan hệ gia đình và xã hội như sự khủng hoảng của gia đình, sự sai lệch trong định hướng giá trị về gia đình, những tệ nạn xã hội như mại dâm, cờ bạc,

Trong xã hội Việt Nam truyền thống, sự hình thành các lớp văn hóa đã có tác động không nhỏ tới văn hóa về hôn nhân như sự xuất hiện hiện tượng sống chung

Trang 24

trước hôn nhân, quan hệ tình dục trước hôn nhân mà trong xã hội truyền thống được

coi là điều cấm kỵ

1.3.2 Hôn nhân trong xã hội hiện đại

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã xóa bỏ chế độ thực dân – phong kiến, xây dựng Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, mở đầu một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, chấm dứt hơn tám mươi năm đô hộ của thực dân Pháp, Việt Nam bước vào công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và bắt đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam Bối cảnh xã hội

đó đã tạo điều kiện cho quan hệ tình yêu và hôn nhân của người Việt phát triển theo hướng mới

Nếu như trước đây người ta đồng tình với các quan niệm: trọng nam khinh nữ, hôn nhân sắp đặt, quyền uy tuyệt đối của người gia trưởng thì ngày nay đã có các phong trào phản đối các quan niệm đó Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được ban hành năm 1946 nhấn mạnh quyền bình đẳng nam nữ đã khuyến khích người phụ nữ tích cực tham gia các hoạt động như nam giới Tiếp đó, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1960 công nhận quyền tự do yêu đương và lựa chọn của con gái ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong sự biến đổi của quan hệ tình yêu và hôn nhân Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2012 quy định độ tuổi kết hôn: nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở Việc kết hôn do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của một trong hai bên kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn và ghi vào sổ theo nghi thức do Nhà nước quy định

Việc mở rộng và đa dạng hóa các thành phần kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa thúc đẩy sản xuất phát triển và đặt ra nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực lớn cho các khu công nghiệp tại các thành phố trung ương và địa phương phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam trong ba thập kỷ vừa qua đã tạo ra những thay đổi lớn trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội Những biến đổi văn hóa, xã hội là cơ hội để giới trẻ tiếp xúc với văn hóa phương Tây qua các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là internet Những quan niệm, tâm thế và lối sống mới đã được hình thành trong nhiều khía cạnh của cuộc sống Đáng chú ý nhất là những biến đổi trong quan hệ tình yêu của giới trẻ đang diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là đối tượng SV Cuộc sống tập thể, xa

Trang 25

gia đình là môi trường thuận lợi cho các quan hệ bạn bè và yêu đương của sinh viên phát triển và hình thành nên lối sống mới cùng với quan niệm mới về tình yêu, hôn nhân Chính thực tế này đã tạo điều kiện cho sinh viên thể hiện cuộc sống, các mối quan hệ bạn bè và tình yêu theo giá trị khác của các thế hệ trước

Tuy nhiên, một số biểu hiện đang tồn tại trong mối quan hệ tình yêu của thanh niên, sinh viên hiện nay như tình yêu chớp choáng, quan hệ tình dục trước hôn nhân và việc xuất hiện hình thức hôn nhân mới: Những đôi nam nữ sống với nhau như vợ chồng mà không có giấy đăng ký kết hôn đang có xu hướng lan rộng và gia tăng đến mức đáng báo động, hiện tượng xã hội này phá vỡ những chuẩn mực xã hội, trình tự chu trình sống và đang tác động đến nhiều khía cạnh của đời sống gia đình, xã hội Việt Nam hiện nay Trong những năm gần đây có thể thấy rằng quan niệm và tân thế của người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ đối với vấn đề tình yêu, tình dục và hôn nhân đã thay đổi nhiều

Nếu trong những năm 90 của thế kỷ trước dư luận xã hội sôi nổi đề cập đến vấn

đề sống chung trước hôn nhân như một biểu hiện của nền đạo đức đang bị xuống cấp thì ngày nay người ta chỉ xem đó như hiện tượng xã hội bình thường Bằng chứng về quan hệ tình yêu và tình dục trước hôn nhân là con số ngày càng tăng các ca nạo hút thai trước hôn nhân được công bố trên báo chí

Hiện tượng sống chung không chỉ có ở các khu đô thị lớn mà nó đã xuất hiện ở các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp trong cả nước Những khuôn mẫu văn hóa truyền thống không còn can thiệp và kiểm soát quá mạnh quan hệ tình yêu của thế hệ trẻ Việc mở rộng cơ hội học tập, làm việc ngoài gia đình đã giúp thế hệ trẻ trong đó có sinh viên tự chủ hơn trong cuộc sống, cha mẹ hạn chế dần quyền kiểm soát và cũng theo đó hình thành nên quan niệm và cách sống mới, đó là sống chung trước hôn nhân Trong đó một bộ phận sinh viên trường Đại học Tây Bắc cũng chịu sự tác động và chi phối của văn hóa phương Tây Chính vì vậy, hiện tượng sống thử cũng đã xuất hiện ở một bộ phận sinh viên trường Đại học Tây Bắc

Trang 26

Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NHỮNG ẢNH HƯỞNG

TIÊU CỰC CỦA LỐI SÔNG THỬ ĐỐI VỚI SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

2.1 Một vài nét về Trường Đại học Tây Bắc và khách thể nghiên cứu

2.1.1 Vị trí địa lí của Trường Đại học Tây Bắc

Trường Đại học Tây Bắc nằm trên địa bàn tổ 2 phường Quyết Tâm thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La thuộc phía Tây Bắc của Tổ quốc

Tây Bắc là cách gọi theo phương vị, chỉ vùng đất nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, lấy thủ đô Hà Nội làm chuẩn

Tây Bắc bao gồm các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và một phần của tỉnh Hòa Bình với diện tích 46.000 km2, có 23 dân tộc sinh sống: Thái, H’Mông, Lự, Hoa, Kinh, Mường, Tày, Nùng, Khơ Mú, Dao, Lào, La Ha, Xinh Mun, Kháng, Máng, La Hủ, Hà Nhì

Phía Tây Bắc tiếp giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) có đường biên giới dài

513 km, phía Tây giáp với 2 tỉnh Hủa Phăn và Phong Xa Lì của nước Lào với đường biên giới dài 552 km, phía Đông và phía Đông Nam giáp với tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, phía Nam giáp với Thanh Hóa

2.1.2 Khái quát về sự phát triển của nhà trường

Để đáp ứng yêu cầu đào tạo đội ngũ giáo viên tại chỗ, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội ở Tây Bắc trong thời kì mới Ngày 30/6/1960 bộ trưởng Bộ giáo dục nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Nguyễn Văn Huyên đã kí quyết định số 267/QĐ

về việc thành lập Trường sư phạm cấp II đặt tại khu tự trị Thái – Mèo, ngày 10/3/1976 theo quyết định số 836/QĐ của Bộ Giáo Dục (nay là Bộ giáo dục và đào tạo) đã thu nhận Trường Sư Phạm cấp II Tây Bắc Năm 1981 Hội Đồng Chính Phủ đã ra quyết định số 146/QĐ – CP, Ngày 6/4/1981 nâng cấp Trường Sư Phạm cấp II Tây Bắc thành Trường Cao Đẳng Sư Phạm Tây Bắc với nhiệm vụ đào tạo giáo viên tiểu học và trung học cơ sở có trình độ cao đẳng sư phạm

Bước vào thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bên cạnh những khó khăn về kinh tế, an ninh, chính trị, cơ sở hạ tầng một khó khăn rất lớn mà hầu hết các tỉnh khu Tây Bắc phải đối mặt đó là thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ cao, kĩ năng nghề nghiệp vững vàng để phục vụ quá trình xây dựng phát triển kinh tế - xã hội vùng

Trang 27

Tây Bắc, chính vì những lí do đó ngày 23/3/2001Thủ tướng Chính phủ ra quyết định

số 39/2001/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Tây Bắc trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Tây Bắc, trường có nhiệm vụ “Đào tạo nhân lực có trình độ đại học và cao đẳng, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ công chức, nghiên cứu khoa học chuyển giao công nghệ, triển khai các dịch vụ kĩ thuật phục vụ và phát triển kinh tế - xã hội của vùng Tây Bắc” ( trích quyết định số 39/2001/QĐ-TTg ngày 23/3/2001 của Thủ Tướng chính phủ về việc thành lập Trường Đại học Tây Bắc) So với các trường đại học khác trên cả nước thì Trường Đại học Tây Bắc được thành lập chưa lâu nhưng trường đã tạo ra một số lượng lớn cử nhân có chất lượng đáp ứng được nhu cầu về nguồn lực cho các tỉnh Tây Bắc

Hiện nay, tổng số cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng tính đến thời điểm 31/5/2016 là 544 người, cán bộ không tham gia giảng dạy là 386 người Tổng số sinh viên tính đến thời điểm 31/5/2016 là 5.952 sinh viên, trong đó 4.790 sinh viên là dân tộc thiểu số, có 348 lưu học sinh nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Hiện tại, nhà trường có 10 khoa, gồm 8 khoa sư phạm và 2 khoa ngoài sư phạm, nhà trường đã thành lập 4 trung tâm: trung tâm thông tin – thư viện, trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Nông – Lâm nghiệp, trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, trung tâm giáo dục quốc phòng an ninh - sinh viên Tây Bắc Nhà trường đã liên kết với các tổ chức quốc tế và một số trường đại học trong nước để đẩy mạnh công tác đào tạo và nâng cao chất lượng giảng dạy và hiệu quả học tập của SV Trường ngày càng hoàn thiện cơ sở vật chất đảm bảo công tác giảng dạy

2.1 3 Đặc điểm khách thể nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, với tổng số mẫu là 100

SV, thuộc khối Sư phạm (65%) và ngoài Sư phạm (35%) Trong đó, tỷ lệ SV nữ chiếm 56,0% và nam chiếm 44,0% Nhìn chung, cơ cấu giới tính trong mẫu điều tra là khá tương đồng

Tỷ lệ SV theo năm học: 20% năm thứ nhất, 25% năm thứ hai, 30% năm thứ ba

và 25% năm thứ tư

Về cơ cấu dân tộc: 36,0% dân tộc Kinh, 32,0% dân tộc Thái, 9,0% dân tộc H’Mông, 11,0% dân tộc Mường và 12,0% các dân tộc khác Tỷ lệ này cũng phù hợp với thực tế vì trường Đại học Tây Bắc là trường đại học đa ngành, là trung tâm đào tạo

Trang 28

càng nhiều con em các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc đến học tập tại trường Do đó ta thấy sự phân bố về cơ cấu dân tộc trong số liệu cũng phù hợp với điều kiện thực tế của vùng Tây Bắc

Biểu đồ 1 Cơ cấu dân tộc của khách thể nghiên cứu

2.2 Khái quát thực trạng sống thử trong giới trẻ Việt Nam và của sinh viên Trường Đại học Tây Bắc

2.2.1 Khái quát thực trạng sống thử trong giới trẻ Việt Nam

Sống thử đang trở thành một xu hướng của một bộ phận giới trẻ Việt Nam trong những năm gần đây Sống thử diễn ra ở tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước, đặc biệt là các bạn SV sống xa gia đình Hiện nay tại các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp trên cả nước diễn ra phổ biến hiện tượng sống thử, đây không còn là hiện tượng mới lạ đối với các bạn trẻ nữa mà đang dần trở thành lối sống của

họ khi sống xa gia đình

Tình yêu trong giới trẻ ngày nay bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố, càng trở nên phức tạp, nhiều màu sắc và được lan truyền rộng trên cả nước Chính vì thế nó tác động sâu sắc đến cách nghĩ, cách nhìn nhận vấn đề của nhiều bạn trẻ, trong đó có rất nhiều SV ủng hộ sống thử và đưa ra những lí do như là: sống thử để biểu hiện tình yêu, nó mang lại lợi ích cả về mặt sinh lý và tình cảm, sự chia sẻ vật chất và khó khăn giữa hai bên, sống thử không bị ràng buộc về mặt pháp lý, không bị nặng về lương tâm

Trang 29

cũng như hôn nhân Một số khác cho rằng sống thử là một dạng quan hệ cộng hưởng theo kiểu đôi bên cùng có lợi

Theo khảo sát của Bộ Y Tế Việt Nam ngày 27 tháng 03 năm 2013 khoảng 44% thanh niên, vị thành niên ở Việt Nam chấp nhận sống thử và quan hệ tình dục trước hôn nhân, nhiều bạn trẻ cho rằng đó là chuyện bình thường trong xã hội hiện đại Có thể thấy rằng quan niệm và lối sống của SV hiện nay đã thay đổi nhiều so với trước đây (Theo báo mới số ra 25/6/2014)

Những bạn đang tham gia sống thử sau một thời gian nếu thấy phù hợp thì họ tiến tới hôn nhân chính thức, sẽ đăng ký kết hôn theo pháp luật Nếu thấy không phù hợp,

họ sẽ chia tay nhau Sống thử chủ yếu là do lợi ích cá nhân, a dua theo bạn bè chứ chưa có định hướng tương lai Hầu như trong suy nghĩ của các bạn là sống thử để trải nghiệm cuộc sống, nếu hợp nhau thì cưới còn không hợp thì chia tay, về thực tế gọi là sống thử nhưng mà hoàn toàn là sống thật, sống hết sức nghiêm túc tất cả từ tình cảm, tình dục, chi tiêu, ăn uống đều là thật

Trong các SV từng sống thử chỉ có 10-15% đi đến hôn nhân là số liệu của Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Ánh Sáng (theo báo pháp luật ngày 21 tháng 07 năm 2010) SV tham gia sống thử ít có trách nhiệm với nhau, thường là một cuộc sống không lâu bền sau một thời gian chung sống tạm bợ những va chạm trong cuộc sống hàng ngày dễ làm họ chán nhau, do vậy mà nhiều cặp đôi sẵn sàng đường ai người nấy

đi khi gặp khó khăn

Sống thử gây ra những ảnh hưởng nhất định về cả sức khỏe và tinh thần cho cả nam và nữ Bác sĩ Nguyễn Thu Giang – Phó giám đốc trung tâm chăm sóc sức khỏe

sinh sản Ánh Sáng (207 Thụy khuê, Tây Hồ, Hà Nội) “70% khách hàng đến trung

tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản chủ yếu là đối tượng SV đa phần trong số đó là các bạn nữ đến nạo hút thai” Đó chỉ là 1 trong số vô vàn những ảnh hưởng của lối sống

thử mang lại và gây ra những hậu quả không chỉ về sức khỏe, tinh thần mà còn ảnh hưởng đến tương lai sau này của các cá nhân tham gia

Xét theo truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam thì sống thử là lối sống không phù hợp, nó có tác động xấu đến đời sống và mang lại nhiều hậu quả đáng tiếc cho bản thân, gia đình và xã hội Đồng thời khó được xã hội chấp nhận, đó là biểu hiện sự xuống cấp đạo đức trong lối sống thực dụng hiện nay

Trang 30

Ngày nay hiện tượng sống thử trong giới trẻ nói chung và trong giới SV nói riêng không còn là vấn đề mới mẻ nữa, hiện tượng này xảy ra ở hầu hết các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên cả nước, hiện tượng này cũng đang diễn

ra tại các khu nhà trọ của SV các trường đóng trên địa bàn thành phố Sơn La nói xung quanh Trường Đại học Tây Bắc nói riêng

Khi được hỏi “Theo bạn Trường Đại học Tây Bắc có hiện tượng sống thử không?” thì điều đáng ngạc nhiên là 100% số SV được hỏi đều biết hiện tượng đó, và khi hỏi “Bạn biết sống thử qua đâu” có 72% cho biết qua quan sát cuộc sống xung quanh, 44% qua bạn bè và 21% qua các kênh thông tin truyền thông đại chúng Có thể thấy lối sống thử trong SV Trường Đại học Tây Bắc diễn ra phổ biến chỉ bằng quan sát xung quanh cuộc sống hằng ngày chúng ta cũng nhận ra điều này

Biều đồ 2: Mức độ biết về lối sống thử của sinh viên qua các kênh thông tin

Khi hỏi suy nghĩ của bạn về hiện tượng sống thử của SV, có 18% SV cho rằng sống thử là tốt, 47% là bình thường và 35% là không tốt Trong số 18% SV cho rằng sống thử là tốt thì đa số là các bạn đã từng hoặc đang tham gia sống thử, một số ít các bạn chưa từng tham gia sống thử thì cho rằng sống thử là không tốt

Qua bạn bè Qua thông tin đại chúng

Trang 31

Biểu đồ 3: Đánh giá của sinh viên về hiện tƣợng sống thử

Từ kết quả trên ta thấy rằng, SV trường ĐHTB hiện nay đã có cái nhìn thoáng hơn trong việc đánh giá về sống thử Với số SV cho rằng sống thử là tốt chiếm tỉ lệ không nhiều (18%), nhưng ta cũng thấy có một vấn đề cần chú ý ở đây đó là cách nhìn nhận, đánh giá về lối sống của họ Ở đây cũng cần đánh giá theo hai chiều hướng tích cực và tiêu cực Nếu các bạn cho rằng sống thử là do các bạn tò mò, muốn thử để biết, hoặc thả mình theo kiểu sống “Tây hóa”… thì đó là cách nhìn nhận, cách sống theo chiều hướng tiêu cực Nhưng nếu xuất phát từ sự nhận thức

khá chín chắn, như một số SV cho rằng “Sống thử là giúp mình và người ấy hoà

nhập trong các công việc như chi tiêu, đồng thời xem có thể chấp nhận được cách sống cách đối nhân xử thế của nhau hay không và điều quan trọng là có thời gian chia sẻ tình cảm, tâm tư, chăm sóc nhau khi xa gia đình”(Nam, dân tộc Kinh, học

năm thứ 3), nếu hiểu theo chiều hướng này thì sống thử không phải là vấn đề đáng chê trách mà còn có các khía cạnh tốt và tình dục ở đây chỉ là một phần nhỏ trong đời sống tâm lý, tình cảm dù là rất quan trọng nhưng không phải là tất cả trong sự lựa chọn cách sống thử, điều này càng có ý nghĩa hơn khi ta nhìn nhận được rằng

đó là một hành động có ý thức, bao hàm cả việc giữ gìn cái vô giá của tình yêu - sự

hi sinh và sự tự chủ của bản thân chứ không chứ không phải là một sự thỏa mãn lợi dụng nhau trong quá trình sống thử

18%

47%

Bình thường Không tốt

Ngày đăng: 26/07/2017, 23:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. An Thị Hồng Hoa (2013), Nhận thức của sinh viên về sống thử, Luận văn thạc sĩ xã hội học, Học viện khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận thức của sinh viên về sống thử
Tác giả: An Thị Hồng Hoa
Năm: 2013
4. Mai Thị Kim Thanh (2012), Giáo trình Nhập môn công tác xã hội, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Nhập môn công tác xã hội
Tác giả: Mai Thị Kim Thanh
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2012
5. Nguyễn Đức Chiện (2011), Sống chung trước hôn nhân của nam nữ SV hiện nay (nghiên cứu trường hợp trường đại học Nông nghiệp Hà Nội), Luận án tiến sĩ xã hội học, Thư viện Xã hội học Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Sống chung trước hôn nhân của nam nữ SV hiện nay
Tác giả: Nguyễn Đức Chiện
Năm: 2011
6. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2007), Xu hướng sống thử của thanh niên Việt Nam hiện nay, Tạp chí Giới và gia đình số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xu hướng sống thử của thanh niên Việt Nam hiện nay
Tác giả: Nguyễn Thị Quỳnh Hoa
Năm: 2007
7. Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng,Xã hội học, NXB Thế giới 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học
Nhà XB: NXB Thế giới 2008
8. Trịnh Trung Hòa (2008), Sống thử bất hạnh thật, Tạp chí Hạnh phúc gia đình, số 3. Một số Website truy cập www.google.com.vn www.wikipedia.com.vn www.baomoi.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Sống thử bất hạnh thật
Tác giả: Trịnh Trung Hòa
Năm: 2008
2. Báo cáo Tổng kết năm học 2014 – 2015 của Trường Đại học Tây Bắc 3. Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam 1960, NXB Phụ nữ 1970 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w